Côn Luân

Chương 66 - Bĩ Cực Thái Lai

trước
tiếp

Số là mấy hôm nay Vân Thù khổ sở vắt óc tính kế trung hưng đất nước, dần dà cay đắng thừa nhận Nguyên triều quá đỗi hùng mạnh, còn thân mình lưu lạc trên biển cùng vị tiểu Hoàng đế chỉ biết dằn dỗi khóc lóc, xem chừng không đủ cơ sở nuôi chút hi vọng phục quốc nào. Gã ôn một lượt khắp Tam phần Ngủ điển Bát sách Cửu khâu, bế tắc vẫn hoàn bế tắc, cứ thế nghiền ngẫm ngày đêm đến rạc cả người. “Vân Thù vốn thông minh, nhưng do thường xuyên tự giày vò bản thân, càng loay hoay suy tính càng không tìm ra lối thoát nên đầu óc mụ mẫm mãi đi. Hôm ấy, trong một lúc suy nghĩ mông lung như thường lệ, chợt thấy sấm rền gió lốc, con thuyền chao đảo lắc lư giữa sóng biển cuộn trào, gã lần thẩn tự hỏi: “Trời muốn Đại Tống phải diệt vong ư?”. Tự dưng bao nhiêu oán hận dồn nén trong lòng bị đầy dồn lên óc, gã rơi vào trạng thái cuồng loạn, liền bế Triệu Bính nhảy ra ngoài khoang, gào trời kêu đất như điên như dại.

Cũng may “Vân Thù vốn là cao thủ, tuy quẫn trí nhưng vẫn còn nguyên vẹn công phu. Ngay khi quyền phong của Cáp Lý Tư vừa chạm da, gã liền nghiêng người theo bản năng, di chuyển điểm yếu hại trên lưng ra khỏi tầm tấn công, để Cáp Lý Tư thoi đúng vào bả vai mình. Cơn đau từ cú đấm dội lên buốt nhói như lưỡi gươm nhọn xuyên xoẹt qua đầu, gã nhổ ra một búng máu rồi phóng đơn chưởng phản kích kẻ địch, Song Cáp Lý Tư cực kỳ cơ cảnh, vừa nện trúng đối thủ là lập tức nhảy tót ra xa, đánh dứ một chiêu rồi lui liền hai bước, vừa đánh vừa chạy, dẫn dụ Vân Thù vận sức để nội thương mau phát tác.

Trong khi đó A Than bắt được Triệu Bính hí hửng vì đã đạt được mục đích chuyến đi, hắn ngửa mặt cười khoái trá. Triệu Bính vừa sợ vừa ghét, thừa lúc hắn phân tâm liền ngoác miệng ngoạm một miếng vào cánh tay hắn, ngờ đâu hàm răng thốn lên đau điếng như cạp phải đá, nước mắt ứa ra. A Than hầm hè định nện cho nó một trận nên thân thì bỗng nghe sau lưng có tiếng không khí chuyển động, bèn quay phắt lại nhìn. Hiểu Sương đang sẻ sẹ lần tới, A Than chẳng coi cô ra gì, bèn giơ Triệu Bính lên trước ngực:

– Muốn giành nó phải không? Ta cho ngươô luôn.

Hắn duỗi tay đưa thẳng thằng bé ra, Hiểu Sương không mảy may nghi ngờ, vui mừng cảm tạ:

– Đại sư thật là người tốt.

Cô toan đón lấy, nào ngờ tay phải A Than lắc lắc Triệu Bính để thu hút sự chú ý, còn tay trái nhanh như chớp móc một phát trúng mạch môn ở tay phải cô. Hắn cười hềnh hệch:

– Tưởng cá dài, ta nổi sợi dây dài…

Hắn chưa sõi tiếng Hắn nhưng lại thích nói kiểu văn vẻ. Hiểu Sương trúng bẫy, bán thân tê dại mất hết sức lực, nhưng nghe tối nói ngô nghê quá đâm bứt rứt, bèn đính chính:

– Tưởng cá to, ta nổi sợi dây dài…

A Than trợn mắt, vận kình xuống chưởng, mắng:

– Bậy! Ta nói đúng mà. Ngươi là một con cá bé xíu ngắn ngủn, không phải cá dài, cũng chẳng phải cá to…

Hiểu Sương bị hắn bấm mạch môn mạnh quá, cổ tay đau điếng như muốn gãy, không chịu nổi bèn vận công chống cự. A Than đang cười vang đắc ý, chợt cảm thấy một sợi khí buôn buốt luồn thẳng vào huyệt Lao cung, bàn tay tự dưng tê dại hẳn đi. Hắn thầm kinh ngạc, định vận kình vặn tay Hiểu Sương, nào ngờ sợi khí đột ngột phình to, liu ríu đầy thốc lên cổ tay hắn, A Than kinh sợ thốt:

– Ồ, quái lạ!

Hắn vận kình vào chưởng, định bóp chặt tay Hiểu Sương hơn, ai dè sợi khí đặc quánh, theo kinh mạch hắn lừ lừ luồn cao dần dọc cánh tay mà không gì cản trở nổi. A Than hoảng hồn, vội vàng thu kình về chống cự. Hiểu Sương mừng rỡ nhận ra gọng kìm đối phương đã buông lòng, bèn vùng tay ra định thoát. A Than không để cô được như ý, lập tức gồng sức nắm lại, chỉ khác là kình lực không mạnh như ban đầu. Hiểu Sương nhủ thầm: “Thích giữ thì ta cho giữ, sợ đến lúc ngươi muốn buông cũng không kịp nữa đâu”. Nghĩ là làm, cô bèn ngửa các ngón ra nắm ngược lại cổ tay A Than sao cho huyệt Lao cưng của mình kể sát huyệt Nội quan của địch thủ. Nội quan là yếu huyệt thuộc Thủ quyết âm tâm bao kinh, Hiểu Sương đầy nội kình đến đâu, sợi khí ban đầu phòng ra đến đấy, chui qua huyệt Nội quan rồi luồn theo Thủ quyết âm tâm bao kinh chạy thấu suốt cánh tay A Than. Nếu hắn tình táo một chút, vận kình hất ngay Hiểu Sương ra thì đã xong, khổ nỗi tự phụ rằng mình đường đường là cao thủ Mặt tông, đời nào đầu hàng trước nội lực của một đứa con gái yếu ớt, hắn bèn nín thở, cương quyết không buông tay, mặt khác gắng sức vận công chống cự. Nhưng sợi khí, mà lúc này đã phình to thành dòng khí, khác hẳn nội kình bình thường, nó lạnh rờn rợn lại nặng lạ lùng, hữu hình nhưng vô chất, không hóa giải nổi cũng không chống đỡ nổi. Chỉ trong khoảnh khắc, cả cánh tay hắn đã mềm oặt ẹo, nhưng dòng khí vẫn dày nặng mãi lên, ùn ùn đổ sang.

A Than khiếp đảm nghiến răng kèn kẹt: “Tiểu nhân tiện… “, rồi quẳng Triệu Bính xuống, quất chưởng tấn công Hiểu Sương. Phần lớn nội lực của hắn đã dùng để cản chống dòng khí lạnh quái dị nọ nên phát chưởng đi rất chậm. Hiểu Sương hoảng hốt giơ tay trái đón, chưởng hai người đập bốp vào nhau. Hiểu Sương yếu sức nên bị đầy giật lùi. Vừa mới đứng vững thì nội kình từ hữu chưởng của A Than đã tràn sang, chẳng còn cách nào khác, cô đành vận công chống cự. A Than đang mừng rỡ vi chiếm được thượng phong, chợt cảm thấy lòng bàn tay lạnh toát, dòng hàn khí thứ hai chảy vào gây tê điếng toàn bộ kinh Tam tiêu, hắn vội thu kình về chống cự. Hiểu Sương thấy cơ mặt hắn rúm ró, mắt sáng quắc dữ tợn, hơi thở phì phò thì sợ hãì vô cùng, không dám nhìn thẳng hắn nữa, bèn nhắm mắt lo vận công giao đấu. Cô càng vận công ráo riết, dòng hàn khí càng dày nặng và mạnh mẽ. Chỉ chốc lát, tên lạt ma hung tợn đã tái xám cả người, mồ hôi rõ lộp độp, đôi chân đảo lật bật như sàng gạo, mồm thì rú lèn từng hồi:

– Tiểu nhân tiện, tiểu nhân tiện…

Hiểu Sương dần dần chế ngự được đối phương, sau cùng cảm thấy nội kình của hắn chỉ còn loe ngoe như giun kim thì hết sức kinh ngạc, bụng bảo dạ: “Hắn cũng không khòe mấy nhỉ!”. Lúc này mới nhận ra tời chửi mắng lạ tai, cô ngạc nhiên hỏi:

– Đại sư nói gì vậy?

A Than rủn gối ngã khuỵu xuống đất, bộ răng bàn cuốc đánh cồm cộp, nhưng vẫn gắng rống lên:

– Tiểu nhân tiện… tiểu nhân tiện… ái ôi…

Hắn vốn định mắng Hiểu Sương là “tiểu tiện nhân”, nhưng lúc bật ra lời không hiểu thế nào lại gọi sai. Hiểu Sương kinh ngạc nghĩ: “Vị đại sư này thật kỳ quái, quỳ xuống đã đủ tổn thọ ta rồi, lại còn tự trách mình là tiểu nhân… “. Cô cau mày trầm ngâm chốc lát thì vỡ lẽ, bèn bùi ngùi nói:

– Ngươi muốn bỏ ác theo thiện phải không? Biết hối hận là hay lắm, nhưng nên quỳ lạy Phật tổ chứ không phải quỳ lạy ta, càng đừng nên xỉ vả bản thân. Tuy ngươi không phải người tốt, nhưng Phật tổ rất nhân từ độ lượng, chỉ cần ngươi thành tâm sửa đổi bản thân, nhất định Phật tổ sẽ khoan thứ cho ngươi…

Hiểu Sương một lòng chân tình khuyên giải, song A Than lại tưởng cô đã nắm chắc phần thắng nên cố ý cười cợt bại tướng, hắn càng thêm tức giận, hú hét liên hồi:

– Chó chết ái ôi, tiểu nhân tiện… ái ôi, ngươi hạ độc ám toán bản Phật gia, đâu có phải là trang hảo hán…

Hiểu Sương phản đối ngay:

– Liễu thư thư bảo bọn ta là nữ nhân, không phải hảo hán.,, Nhưng ta hạ độc bao giờ?

Cô vốn nhút nhát, e ngại bản lĩnh cao cường của đối thủ nên luôn để dạ đề phòng, vừa đối đáp vừa vận công không ngơi tay. Thình lình A Than trợn trắng hai mắt, hự lên một tiếng rồi rã rời đổ vật xuống.

Lúc này sóng gió dần yên, bình minh đỏ thắm đang kéo rạng chân trời. Hiểu Sương cúi xuống nhìn kỹ. Tên lạt ma thở không ra hơi, mặt xám như tro tàn, thân hình to lớn nằm cuộn một đống, biểu hiện trúng độc rõ ràng. Hiểu Sương kinh hãi lần tay bắt mạch thì bàng hoàng nhận ra là Cửu âm độc. Cô buông A Than rồi thảng thốt giật lui, vô thức ngửa tay soi lên ánh sáng. Đốm tròn tím đen giữa lòng bàn tay đã ngả sang màu hồng nhạt. Chắc hẳn lúc giao đấu cô ngẫu nhiên thi triển thuật hoán chuyển âm dương khiến Cửu âm độc bị đầy ra huyệt Lao cung. Hiểu Sương luyện tập chưa lâu, công lực còn non, mới đủ sức dồn Cửu âm độc vào một chỗ chứ chưa thể đầy bật nó ra khỏi cơ thể, chỉ có cách dùng sinh vật sống làm trung gian, chuyển âm độc sang để triệt tiêu dần, nhưng sinh vật trung gian đó cũng sẽ mất mạng hoặc bị thương. A Than chưa đủ tu vi đề kháng Cửu âm độc mà dám kình đấu nội lực với Hiểu Sương thì khác nào thiêu thân lao vào ngọn lửa.

Hiểu Sương tinh thông y thuật nên suy ] ưận ra ngay: thể chất mình bẩm sinh khác người, luyện công phu chữa bệnh lại đưa đến kết quả trái khoáy, vô tình biến đôi tay thành độc chưởng khốc hại. Cô thẩn thờ nhìn đốm hồng hồng, muốn khóc mà không ra nước mắt. Triệu Bính hớn hở vì chiến thắng của cô, chạy ào tới gọi:

– A di!

Hiểu Sương rùng mình giật lui, Triệu Bính mất đã ngã chúi đầu xuống, khóc òa lên. Hiểu Sương ăn năn ngập lòng, dốc lấy một viên Kim phong ngọc lộ hoàn cho A Than uống rồi ngồi thụp xuống dỗ Triệu Bính:

– Nín đi con, giờ ôm cổ ta, ta bế con tên!

Cô rụt tay vào trong ống tay áo, vươn cổ ra chờ thằng bé. Triệu Bính rất thắc mắc vi cử chỉ lạ lùng ấy nhưng cũng không gạn hỏi, nó gạt nước mắt quàng tay quanh cổ cô gái. Hiểu Sương đứng thẳng lên, vẫn buông thõng hai tay để ngăn chúng tiếp xúc với thân thể thằng bé, thẩn thờ nghĩ bụng: “Sư phụ thường dặn: không được phép dùng độc hại người, đâu ngờ có ngày ta luyện ra độc chưởng. Một y sinh mang đôi bàn tay tử thần thì còn sống làm gì nữa..

Hướng theo ánh mắt Hiểu Sương, Triệu Bính nhìn xuống A Than, khâm phục thủ thì:

– A di lợi hại nhỉ!

Hiểu Sương nhăn mặt, lắc đầu ngó quanh. Gần đấy, Vân Thù nằm lăn lóc, ngực áo đẫm máu, hẳn rằng bị thương khá nặng. Ở đằng kia, Hoa Sinh đang dồn bước tấn công Hạ Đà La, trong khi tên này lật đật lùi hoài, Liễu Oanh Oanh triển khai lối đánh tỉa, chạy lòng vòng xung quanh, tìm thời cơ đả thương địch thủ, Hiểu Sương thấy hai người đã chiếm thế thượng phong thì rất mừng.

Đấu hơn một trăm chiêu, lành tực của Hạ Đà La sa sút dần, Hoa Sinh đối phó trơn tru hơn hẳn, không đến nỗi chật vật như lúc đầu nữa. Liễu Oanh Oanh náo nức tự nhủ: “Chắc tại lão ta đã lớn tuổi nên không đủ sức giao đấu với tiểu hòa thượng ư ẻ khỏe nữa”. Hạ Đà La liên tục lùi ra đuôi thuyền, Hoa Sinh hăm hở khoa chân bước dồn truy đuổi đối thủ. Khi Hạ Đà La áp sát mạn thuyền, Hoa Sinh đã tích đủ thế tấn công, chú hơi co mình, song quyền vẫn giấu trong tay áo lúc này mới bung ra theo chiêu thức Nhất hợp tướng thuộc Tam thập nhị pháp tướng. Nhất hợp tướng ] à khái niệm bắt nguồn từ kinh Phật, chỉ sự hợp nhất của vạn vật trên đời, trước khi thi triển phải dồn tự toàn bộ sức mạnh vốn có, tạo nên uy lực oai hùng không gì lay chuyển nổi, nhưng cũng vì uy lực quá lớn nên dễ phát mà khó thu, nếu không đủ khả năng đả thương địch nhân trong vòng một chiêu thì sẽ tạo sơ hở rất lớn để kẻ thù phản kích. Tuy vậy nhìn khắp thiên hạ, hiện tại rất ít cao thủ đỡ nổi chiêu này, do đó tính riêng về mặt sức mạnh thì có thể nói Nhất hợp tướng là chiêu thức vô địch.

Thi triển xong Nhất hợp tướng, Hoa Sinh hết sức bối rối, không ngờ nổi mình xuất thủ dễ dàng đến vậy, tưởng chừng không phải định ý mà do hoàn cảnh thúc đầy, bị Hạ Đà La dẫn dụ nên vận dụng mà thôi. Kình khí của chú ta vừa tràn tới, Hạ Đà La đột ngột uốn éo thân hình để tránh đòn, đoạn đặt hữu thủ lên cánh tay Hoa Sinh, đánh hông lấy đã xoay tít người, chiêu thức vừa nhanh vừa dẻo, đột nhiên hắn thét:

– Xuống!

Hoa Sinh lập tức bị giật cao lên khỏi sàn thuyền, hẫng chân, lộn đầu qua lan can rơi tòm xuống biển.

Hạ Đà La ra chiêu trúng đích, liền cười phá lên. số là hắn đã tinh ý nhận ra chú tiểu thu phát kình lực vẫn chưa hoàn toàn thành thục nên cố ý để lộ sơ hở, dẫn dụ Hoa Sinh sử chiêu Nhắt hợp tướng, sau đó tá lực đả lực hất chú ta xuống biển. Biến cố diễn ra quá bất ngờ, Liễu Oanh Oanh cứ ngớ ra mà nhìn. Hạ Đà La cười dứt liền nhảy ngay tới, chưa đầy ba chiêu đã điểm ngã nàng. Liễu Oanh Oanh vốn hao mòn suy kiệt vì bao căng thẳng suốt những ngày qua, nay rơi vào tay Hạ Đà La, chỉ sợ sẽ bị hắn giày vò làm nhục, nàng sợ hãi và tuyệt vọng đến độ suýt ngất lịm đi.

Hạ Đà La điểm ngã Liễu Oanh Oanh xong, ngó sang nơi Cáp Lý Tư và Vân Thù đang giao đấu kịch liệt, chống tay vào nạnh gọi:

– Con ta ơi, ra chăm sóc ả này để sái gia thù tiếp Van tướng quân cho.

Hắn sải chân chạy tới đứng thay vào vi trí của Cáp Lý Tư. Vân Thù vốn thua sút Hạ Đà La, lại thêm đang bị nội thương, không đủ sức giữ thế cân bằng với hắn. Hạ Đà La mới thi triển dăm ba miếng quyền cước là đã khiến gã luống cuống chân tay, giật lui liên tục.

Cáp Lý Tư rời trận tiến về chỗ Liễu Oanh Oanh đang nằm bất động. Thần sắc nàng xanh xao ủ dột nhưng vẻ thanh tú không hề giảm sút, thân hình óng ả mềm mại trông càng thêm đáng yêu. Cáp Lý Tư ngắm một hồi, mồm miệng bỗng khô rang, hắn liếm liếm mép, cười gần sán tới gần. Hoàng hôn trước ánh mắt chòng chọc của hắn, Liễu Oanh Oanh toan cắn lưỡi tự tận, nhưng huyệt đạo đã bị khống chế, không sao điều động nổi kình lực nữa. Cảm giác khốn quẫn xâm chiếm tâm tư, huyết khí xộc lên não khiến nàng suýt ngất xỉu. Đúng lúc đó, chợt nghe tiếng gọi: “Thư thư…” Liễu Oanh Oanh giật mình liếc mắt trông. Hiểu Sương với vẻ mặt hãi hùng đang ôm Triệu Bính chạy thục mạng tới. Cáp Lý Tư không thấy A Than đâu, chột dạ nghĩ: “Chẳng lẽ tôn giả vô dụng đến nỗi bị tiểu cô nương này đánh ngã? Võ công tôn giả cũng ngang ngửa với ta kia mà…” . Ngập ngừng một hồi, hắn suy đoán: “Chắc tiểu cô nương có phép thuật kỳ lạ nào đây. Tôn sư dạy rất đúng: thắng cả trăm lần không đáng kể, thất bại một phen cũng quá nhiều. Ta phải cẩn thận mới được” , Hàn Lập tức túm tóc Oanh Oanh, cất giọng đe dọa:

– Ngươi mà dám lại gần thì gia gia sẽ đập cho ả một chưởng chết tươi.

Hiểu Sương nhìn hết Cáp Lý Tư đến Liễu Oanh Oanh, sau cùng ôn tồn bảo:

– Chúng ta trao đổi vậy. Ngươi thả Liễu thư thư, ta đứng yên cho ngươi bắt.

Liễu Oanh Oanh chua xót ứa lệ: “Ngốc ơi là ngốc, chỉ giỏi nói năng nhăng cuội thôi, đối với chác cái gì? Sớm biết thế này, ta chẳng rỗi hơi lo lắng cho ngươi, cứ gieo mình xuống biển là yên chuyện… “.

Cáp Lý Tư đảo mắt vẻ suy tính, rồi bằng lòng:

– Cũng được, ngươi đưa tay đây.

Hiểu Sương thả Triệu Bính xuống, liếc nhanh Liễu Oanh Oanh rồi duỗi tay ra. Cáp Lý Tư ngó cánh tay khẳng khiu, tặc lưỡi: “Mặt mũi cũng xinh xẻo mà người ngợm gãy gò quá… Chà, bắt một hay hai đứa đều mang tiếng là bắt, thôi thì thu nhận cả, miễn là gái đẹp, ta chẳng bao giờ chê nhiều”. Hắn cũng vươn tay ra, cười đều giả.

Hiểu Sương dẫu hơi ngây ngô thật thà song không phải dạng tối dạ, mấy hôm nay thường xuyên va chạm với kẻ xấu, tai nghe mắt thấy nhiều cảnh tàn nhẫn lừa lọc, ít nhiều nhận thức được rằng trên đời này còn tồn tại vô khối kẻ trái ngược với mình. Lúc này cô hạ quyết tâm cứu Liễu Oanh Oanh nên âm thầm vận thuật hoán chuyển âm dương, miễn cưỡng tự bảo chữa: Ta đánh độc hạ ngươi xong rồi sẽ chữa trị cho ngươi mà”. Tuy vậy bản tính lương thiện cố hữu vẫn không kham nổi hành động này khi cô chìa tay ra, mặt đã đầm đìa nước mắt. Triệu Bính đứng bên, lo lắng nhắc:

– A di đừng tin tời ké xấu, hắn muốn hại a di đó!

Cáp Lý Tư cười khẩy, định phóng tay ra chộp, chợt nghe thấy tiếng “phập” kỳ lạ vẳng tới, hắn vội rụt tay về, mặt đầy vẻ hốt hoảng. Một tiếng “phập” tương tự lại vang lên. Cáp Lý Tư bỏ mặc Hiểu Sương, túm tóc Oanh Oanh lôi vẻo đến bên mạn thuyền, ngó xuống dưới rồi cười ha hả:

– Con lừa trọc! Ngươi giỏi đấy!

Liễu Oanh Oanh rướn đầu ra khỏi mạn thuyền, bỗng mừng phát khóc. Hoa Sinh đang đu người lùng lẳng giữa lưng chừng không, quần áo ướt như chuột lột, mười ngón tay chọc sâu vào vách thuyền, tay này vừa bấu vững, chú liền đu mình lên hai thước, lại đến lượt năm ngón tay bên kia cắm vào vách thuyền.

Số là khi rơi xuống nước, Hoa Sinh sợ bị chìm nên hoảng hốt khoa chân múa tay loạn xạ, đột nhiên chạm phải đáy thuyền, chú bèn đầy kình chạy suốt các đầu ngón tay khiến chúng cứng chắc không kém gì các mũi dùi thép rồi bấu chặt vào mé ngoài thuyền, nín thở bò dần từ đáy thuyền lên. Cáp Lý Tư ỷ mình có ưu thế vì ở chỗ cao hơn, nên tuy ngạc nhiên nhưng cũng không sợ hãi gì, bắt đầu nghĩ cách đối phó. Đúng lúc ấy dưới làn nước loáng hiện bóng mấy con cá với những tấm lưng xám nhẵn. Thình tình một con trong bọn nhô đầu khỏi mặt nước, phô ra cặp mắt dài và bộ răng nhọn hoắt, bất đồ nó quăng mình nhảy tót lên, há mõm táp chú tiểu. Hoa Sinh vội co cao chân. Con cá chỉ kịp đớp một chiếc giày rách rồi rơi trở xuống biển, nhưng cũng đã khiến gót chân Hoa Sinh trợt da chảy máu, chú tiểu kinh hoàng đến nỗi tứ chi bủn rủn, tốc độ trèo chậm hẳn lại.

Nhận ra đó là cá mập, Cáp Lý Tư vui sướng điên cuồng, bỗng linh tính có sự khác thường sau lưng, hắn bèn ngoái đầu thét:

– Con ranh con, cút mau!

Hiểu Sương đang định giải cứu Liễu Oanh Oanh, nghe vậy đành dừng bước, thầm giận mình chân tay vụng về. Cáp Lý Tư đưa mắt ngó quanh, nhận ra cạnh đó có một chiếc mỏ neo nặng gần trăm cân cùng một sợi xích sắt to tướng, hắn với lấy, liếc Oanh Oanh cười hiểm độc:

– Mỹ nhân ơi, xem ta quật con thạch sùng trọc lóc này xuống cho cá ăn nhé…

Hắn đầy Liễu Oanh Oanh nằm quay ra bên mạn thuyền, đoạn nắm cả hai tay vào sợi xích sắt, gồng sức lăng cái mỏ neo vài vòng rồi quét vù xuống Hoa Sinh. Liễu Oanh Oanh không nỡ chứng kiến tình cảnh thảm thiết của Hoa Sinh nên nhắm nghiền mắt. Nhưng thay vì tiếng gào xé ruột của chú tiểu, nàng lại nghe thấy Cáp Lý Tư thét lên khủng khiếp, đồng thời một luồng gió hất ngược qua trán nàng rát buốt, và cuối cùng là một tiếng “ùm” tựa hồ có vật gì nặng trịch rơi xuống nước.

Liễu Oanh Oanh rất lấy làm lạ, len lén mở mắt nhìn, tự nhiên vui mừng đến không dám tin là sự thật. Hoa Sinh đang dán sát mình vào vách ngoài con thuyền, còn Cáp Lý Tư thì đang bì bõm dưới nước, mồm nhoe nhoét máu. Chẳng là khi Cáp Lý Tư quất mỏ neo xuống, chú tiểu ước chừng không thể tránh nổi, bèn liều lĩnh buông bớt một tay để ứng phó. Khi chiếc mỏ neo lao tới đúng tầm, chú bèn vo tay đấm mạnh một phát. Mỏ neo đang trên đã phóng cực mạnh, nhưng mạnh đến đâu cũng không thể đương cự nổi Đại Kim cương thần lực, tức thì đổi hướng, bay chếch lên cao, xa khỏi lưng chú tiểu, văng ngược lên trên mạn thuyền, Cáp Lý Tư không kịp phán đoán tình hình nên bị quật trúng.

Ở đằng kia, Hạ Đà La đã chiếm hoàn toàn thượng phong, bấy giờ vỗ ba chưởng liên hoàn đánh gục Vân Thù, gã trẻ tuổi ộc máu, yếu ớt khuỵu xuống. Hạ Đà La đánh bại liền tù tì ba cao thủ, đang dương dương tự đắc thì nghe thấy tiếng con trai gào lạc cả giọng. Hắn thót tim, ngoái trông đúng lúc Cáp Lý Tư trúng mỏ neo lộn nhào xuống biển, hắn liền bỏ Vân Thù đấy, chạy ào ra lan can nhưng đã muộn, bèn vội vàng thò đầu nhìn theo. Cảnh tượng bên dưới rùng rợn khôn tả.

Mấy con cá mập đang ráo riết bơi xoáy vòng như nan hoa xe quanh Cáp Lý Tư, còn tên này bị nội thương rất nặng, gắng gượng xuất quyền đấm dạt một con cá mập, con cá lùi ra đôi chút rồi lại phăm phăm lao vào. Cá mập là chúa tể đại dương, thiên tính tàn bạo lạ thường, không bắt được con môi thì không bao giờ chịu bỏ cuộc. Trong đàn cá có một con lợi dụng lúc lộn xộn lặn sâu xuống nước, Cáp Lý Tu chỉ chăm chãm đối phó bên trên, không thể bao quát cả bên dưới, chợt cảm giác đau nhói từ chân phải dội lên buốt óc, hắn rống vang, suýt nữa ngất lịm đi.

Hạ Đà La thấy máu loang đỏ một khoảng biển thì kinh hãi khôn tả, bèn bẻ luôn một đoạn ván tát nhằm ném con cá mập vừa tấn công Cáp Lý Tư. Mẩu gỗ chứa đựng nội công tuyệt đỉnh nên uy lực mạnh mẽ không kém gì chỉ thổi bay đá tảng, nó lao thẳng vào lòng nước, đánh bửa đầu con cá mập nọ, con cá chìm ngay xuống đáy biển. Hạ Đà La thử nghiệm thành công liền xult thủ nhanh hơn, hai tay liên tục đưa lên hạ xuống bẻ ván lát ngắm ném lần lượt từng con cá dữ. Ngặt nỗi biển đâu thiếu cá, một: bầy cá mập đang sục môi ở vùng nước gần đó, ngửi thấy mùi máu tanh liền ùn ùn kéo đến, con thì xé xác đồng loại, con thì lao thẳng vào Cáp Lý Tư. Chỉ trong khoảnh khắc, dưới thuyền đã quần tụ đến hơn hai mươi con cá mập. Hạ Đà La gầm rú hung tợn, hai mắt vằn máu, bẻ ván lát thuyền ném luôn tay, khổ nỗi đàn cá càng lúc càng đông, Cáp Lý Tư dở sống dở chết chìm dần xuống biền. Hạ Đà La sốt ruột sốt gan, tay thì ném cá, mồm thì quát mắng con bằng tiếng Đại Tần, bảo hắn phải gắng chịu đựng.

Hoa Sinh nhân cơ hội ấy dùng cả tay lẫn chân thoăn thoắt trèo lên boong thuyền. Hạ Đà La lo cứu con trai, chẳng lòng dạ nào để ý đến nữa. Hiểu Sương nâng Liễu Oanh Oanh dậy, định giải huyệt cho nàng, nhưng thủ pháp điểm huyệt của Hạ Đà La quá cao cường, cô thử liền mấy lần đều công cốc, đành thõng tay chịu thua. Ngó bộ dạng cuống quýt lo lắng của Hạ Đà La, cô bỗng động lòng trắc ẩn, bèn gợi ý:

– Sao tiền bối không thả mỏ neo xuống kéo lệnh lang lên?

Liễu Oanh Oanh đang hí hửng vì cảnh ngộ khốn đốn của cha con Hạ Đà La, chợt nghe Hiểu Sương mách nước cho kẻ thù thì phát tức đến ngứa ngáy khắp người, suýt nữa đả thông được cả huyệt đạo.

Hạ Đà La sực tình ngộ: “Sái gia lầm cầm thế không biết!”. Hẳn liền vớ mỏ neo quăng thật mạnh xuống nước, gọi to:

– Tóm lấy!

Cáp Lý Tư vẫn chưa ngất hẳn, liền vươn tay ghì chặt mỏ neo, Hạ Đà La đề khí giật con trai lên thì thấy chân phải của hắn đã cụt sát đến bẹn, vết thương nham nhở đỏ lòm, máu nhểu ra nhoe nhoét. Cáp Lý Tư thoát cơn hung hiểm, không cần gồng mình chống đỡ nữa, tinh thần được thả lỏng, lập tức cơn đau thể xác bao trùm trí óc, hắn hự khẽ một tiếng, chìm vào hôn mê.

Hạ Đà La cau mày, đặt Cáp Lý Tư nằm ngay ngắn rồi xé áo băng bó. Hiểu Sương theo dõi một lát rồi bảo:

– Làm như vậy quả có cầm máu được tạm thời, song về lâu về dài, thân dưới sẽ mưng mủ và hoại tử, huống hồ lệnh lang đang bị nội thương, cấp cứu sai cách là mất mạng đấy.

Hạ Đà La sẵn cơn buồn khổ, nghe vậy liền ném dải vải đi, đanh mặt đứng thẳng dậy, quét mắt một lượt khắp bốn người, hằn học hỏi:

– Đứa nào đầy nó xuống nước?

Hoa Sinh sởn gai ốc, bất giác rụt cổ, Hạ Đà La gần giọng:

– Ngươi phải không, tiểu hòa thượng?

Hoa Sinh không biết dối trá, đành cứ tình thực phân trần:

– Tại hắn quăng mỏ neo đánh mỗ trước…

Liễu Oanh Oanh không nói được, thấy chú tiểu thật thà như đếm thì lo lắng vô cùng. Hạ Đà La nhìn Hoa Sinh hồi lâu, chợt ngửa mặt lên trời cười há há, rồi cũng đột ngột như khi cất lên, tiếng cười tắt ngấm:

– Hay lắm, ngươi đã dám làm dám chịu như vậy thì sái gia cũng chẳng hẹp hỏi gì mà không cho ngươi một cơ hội. – Hắn rút Bát Nhã phong xuống. – Ngươi mà đở được mười chiêu, sái gia sẽ tha mạng cho.

Sát khí âm ám trong mắt hắn khiến Liễu Oanh Oanh ớn lạnh, ruột gan rối như tơ vò. Nàng biết, mười chiêu này chắc chắn là các sát chiêu đoạt mệnh, nhưng lúc này lực lượng bên nàng hoàn toàn kém sút so với Hạ Đà La, dẫu có trăm ngàn phương án giao tranh cũng không đủ lực thi hành. Hoa Sinh máy môi ngập ngừng, Hiểu Sương chợt xen vào:

– Dẫu có giết sạch chúng tôi, tiền bối cũng không cứu được lệnh lang.

Hạ Đà La hừ mũi:

– Nó chẳng còn ra hồn người nữa, sống hay chết có gì khác nhau đâu?

Hiểu Sương lắc đầu:

– Tính mệnh là đáng quý – Ngừng một lát, cô lúng búng. – Nhưng nếu ông còn giết hại ai, tôi thà chết chứ không cứu hắn.

Dù tự nhủ bất đắc dĩ lắm mới phải lợi dụng yếu điểm của đối phương, Hiểu Sương vẫn nghe miệng đắng nghét khi đặt điều kiện với Hạ Đà La. Cáp Lý Tư lơ mơ câu được câu chăng, vội thu hết hơi tàn rên rỉ:

– Tôn sư ơi… con không muốn chét…

Hạ Đà La định bụng giết sạch bọn Vân Thù, Liễu Oanh Oanh để báo thù cho Cáp Lý Tư rồi sẽ quật một chưởng chấm dứt kiếp sống tàn cho đứa con trai, nhưng nghe hắn tuyệt vọng van vỉ cũng nhói lòng thương xót, liền hắng giọng:

– Ngươi là đại phu, sái gia chỉ hỏi ngươi một câu: nó bị thương đến mức này, còn cách nào cứu chữa được không? – Hắn nhìn chằm chằm vào mặt Hiểu Sương, chỉ đợi cô thốt ra một tiếng “không” là sẽ thẳng tay tàn sát cả bọn.

Hiểu Sương lộ vẻ trầm ngâm:

– Chân thì không thể chữa lành được nữa, nhưng tôi sẽ gắng hết sức cứu vãn tính mạng cho lệnh lang…

Hạ Đà La vụt nắm nghiến cổ tay cô. Hiểu Sương kinh hoàng, vô thức thi triển thuật hoán chuyển âm dương. Hạ Đà La giật thót, vội vận kình áp đảo dòng hàn khí rờn rợn đang nhăm nhe chui vào lòng bàn tay mình. Nội lực hắn quả nhiên cực cao, chi một thoáng sau, Cửu âm độc đã chìm lỉm như đá lăn xuống nước, hắn cười nhạt:

– Cũng được, nếu ngươi cứu sống Cáp Lý Tư, sái gia hoan hỉ sẽ tha mạng cho mấy đứa các ngươi. Còn chẳng may nó có mệnh hệ gì… – Hắn quắc mắt, chĩa cái nhìn đe dọa vào khắp mặt mọi người, chậm rãi nói. – Sái gia khắc có cách khiến các ngươi muốn sống không được muốn chết chẳng xong.

Dứt lời, hắn ẵm con trai lên và túm gáy Hiểu Sương lôi xềnh xệch vào khoang. A Than sợ ở lại thân cô thế cô sẽ bị ức hiếp, vừa may đã trục bớt được hàn độc trong mình, hắn cũng đủ sức theo Hạ Đà La chệnh choạng đi vào.

Hoa Sinh không mảy may nhúc nhích, chỉ giương cặp mắt đờ dẫn trông theo bốn người. Bấy giờ huyệt đạo của Liễu Oanh Oanh cũng dần thông suốt, nàng bật nói được:

– Hoa Sinh, ngươi bế Bính nhi và dìu ta đến gần khoang.

Hồn vía Hoa Sinh đang để đâu đâu, nghe vậy cũng không hỏi hắn một câu, máy móc đưa hai người đến sát vách khoang rồi thẫn thờ ngó xuống sàn thuyền. Đại địch đang ở ngay trước mắt, tranh thủ thời gian là điều tối quan trọng, thừa lúc Hạ Đà La chưa đổi ý, Liễu Oanh Oanh ngưng thần vận công giải khai huyệt đạo. Triệu Bính vừa mệt vừa sợ, ngồi thuỗn ra chốc lát thì lơ mơ thiếp ngủ. ĩsữ Sau khi khám kỹ tình trạng của Cáp Lý Tư, Hiểu Sương đun nước thật sôi rửa sạch vết thương, lại lục hành lý lấy thuốc cầm máu rịt cho hắn. Chỗ chân cụt vừa bớt đau thì đến lượt nội thương phát tác, Cáp Lý Tư liên tục ho ra máu. Hiểu Sương băn khoăn:

– Nội tạng lệnh lang bị hư tổn quá độ, chữa cũng không khó, nhưng thiếu mất mấy vị thuốc.

Hạ Đà La lạnh lùng cắt ngang:

– Muốn làm thế nào thì làm, chỉ biết hễ ngươi không chữa được, sái gia sẽ cho ngươi nếm mùi khốn khổ.

Nói đoạn, hắn gỡ Bát Nhã phong trên lưng xuống. Hiểu Sương phát hoảng, tưởng hắn sắp hành hạ mình, nhưng Hạ Đà La chi dùng sống dao sáng loáng liếc quanh đầu để chải mái tóc rối bù cho mượt, bộ dạng chăm chút y hệt một thiếu nữ trong cảnh trưởng rủ màn che. Xong xuôi, hắn hé miệng cười hỏi Hiểu Sương:

– Nha đầu, ngươi trông ta trẻ hơn khi nãy không?

Hiểu Sương ngơ ngác, chưa kịp đáp lời thì A Than đã xun xoe xen vào:

– Chí ít cũng phải trẻ ra đến hơn mười tuổi ấy.

Hạ Đà La liếc xéo hắn, mắt có sắc giận. A Than giật thót, vội lấp liếm:

– À không, nếu nhìn kỹ… phải trẻ lại hẳn ba mươi tuổi chứ chẳng ít Bây giờ Hạ Đà La mới tỏ vẻ mãn nguyện:

– Không dám, trẻ được chừng hai mươi tuổi là tốt lắm rồi.

A Than ngoài miệng xuýt xoa, nhưng trong lòng chửi rủa tơi tả: “Đồ khọm già la sát, vừa nhăn nheo vừa xấu xí mà còn ra vẻ anh tuấn non tơ”.

Hiểu Sương qua cơn sợ hãi, cúi xưống Cáp Lý Tư:

– Thiếu vị thuốc thích hợp, đành phải tìm một thứ khác để thay thế tạm thời.

– Thứ gì? – Hạ Đà La hỏi.

– Nước giải của Bính nhi.

Hạ Đà La nhảy nhổm ngay dậy, tức giận quát:

– Ngươi bắt con ta uống nước đái à? Lếu láo ở đâu…

Hiểu Sương thở dài:

– Tiên sinh đừng nóng, bây giờ thuyền ta lênh đênh trên biển, thuốc thang thiếu thốn, bất đắc dĩ phải dùng thứ khác thay thế thôi. Nước giải của trẻ con được dân gian gọi là Luân hồi tửu hoặc Hoàn nguyên thang, chuyên trị thổ huyết, ho ra máu và cả vấp ngã bị thương đấy!

Hạ Đà La bán tín bán nghi, soi mới nhìn Hiểu Sương từ đầu xuống chân tuồng như muốn tìm xem có nét nào là bỡn cợt hay sỉ nhục mình không. Cuối cùng bị thuyết phục bởi vẻ mặt bình thản ưng dung của cô gái, hắn hừ mũi bước ra ngoài khoang, túm lấy Triệu Bính. Hoa Sinh giơ tay cản:

– Lão già, ngươi làm gì vậy?

Hạ Đà La bình sinh chúa ghét kẻ khác dùng từ “già” với mình. Nay thấy Hoa Sinh chẳng kiềng nể gì, công nhiên gọi hắn là “lão già” trước mặt bao nhiêu người, Hạ Đà La sầm mặt, co tay trái về để đánh lạc hướng Hoa Sinh rồi vụt vung tay phải táng bốp vào mặt chú ta. Hoa Sinh dầu có thần lực hộ thân nhưng không tránh khỏi cảm giác choáng váng, mở mắt chỉ thấy hoa cả hoa cải, máu lờ lợ ộc ra đầy miệng.

Hạ Đà La xách Triệu Bính quay vào khoang, nhặt một cái bát sứ thét:

– Đái vào đây!

Triệu Bính đang lơ mơ ngủ, thấy động thì dụi mắt ngơ ngác. Hạ Đà La sốt ruột gắt:

– Nghe rõ chưa?

Triệu Bính nhệch miệng định khóc, liền ăn ngay một cái bạt tai, Hạ Đà La giữ chặt nó, xé toạc quần rồi đầy nội lực vào lưng, buộc nó phải tiểu tiện. Khốn thay Triệu Bính kinh hoàng quá độ, nội lực chưa chạm thân mà phân và nước giải đã chảy tồ tồ ra bát. Hạ Đà La vội mắng:

– Khoan, khoan, ta bảo mày đái chứ có bảo mày la chảy đâu!

Hắn cuống quýt lấy tay bưng miệng bát, nhưng không che kín được lại còn dính một tay đầy phân thối hoắc. A Than ngồi bên, chứng kiến cảnh tượng hoạt kê ấy, không nhịn được bèn cười lăn cười lộn, Hạ Đầ La tức giận trừng mắt, A Than hoảng hồn im thít, cúi gằm đầu xuống. Hạ Đà La đem bát cứt đái đổ hết ra biển rồi quay vào cáu kỉnh bảo:

– Lại lần nữa!

Hắn túm Triệu Bính, định ép mấy giọt nước tiểu chảy ra, nhưng bây giờ Triệu Bính hãi quá lại không đái được. Hạ Đà La thấy nước mắt nó chảy như suối mà nước tiểu thì tắc ti, mới biết xi tè trẻ con là việc không nôn nóng được. Hắn vừa tức tối vừa buồn phiền, mắng chửi om sòm đến mỏi mồm rồi đi lấy lương khô nước ngọt dỗ Triệu Bính ăn uống cho no, sau cùng nhẹ nhàng vỗ về để lừa lấy một bát nước giải của nó. Hiểu Sương điều chế thuốc xong, đem cho Cáp Lý Tư uống, nửa canh giờ trôi qua, quả nhiên hắn khòng ho ra máu nữa.

Hạ Đà La thầm tán thường: “Y thuật Trung Thổ cao thâm thật đấy, nước đái người mà cũng dùng làm thuốc được, ư, muốn trẻ mãi không già chắc phải thỉnh giáo con bé thôi”. Ý đã quyết, hắn đổi ngay sang vẻ mặt hiền từ.

Hiểu Sương vốn rộng rãi độ lượng, không bao giờ để lòng vướng bận chuyện ân oán, thấy Cáp Lý Tư quằn quại vật VẼ, cô liền dốc sức chăm sóc chữa trị, chỉ mong giảm bớt đau đớn cho hắn. Dần dần, mặt Cáp Lý Tư phục hồi được huyết sắc, mạch tượng cũng ổn định hơn. Hạ Đà La tự nhiên buột miệng:

– Thật may mà có đại phu!

A Than đang nhấp nhổm bên cạnh, liền chộp ngay lấy câu ấy, cực lực tán dương:

– Đại phu đại nhân đại lượng, xin hãy trị độc chơ ta.

Hiểu Sương vẫn áy náy vì vụ hạ độc A Than, nghe nhắc bèn nói:

– Ngươi chìa tay ra đây!

A Than do dự một thoáng rồi vươn cổ tay sang. Hiểu Sương im lặng bắt mạch, cảm thấy Cửu âm độc chập chờn rất lạ, không đóng cặn bám chặt như trong người mình. Ngẫm nghĩ chốc lát, cô bảo:

– Ngươi nghe ta đọc khẩu quyết, kiên trì luyện theo là sẽ hóa giải được độc chất.

Đoạn trích một phần trong tâm pháp hoán chuyển âm dương giảng cho A Than nghe. Tầm pháp này hòa hợp đến tận chân tơ kẽ tóc với y thuật và Đạo gia trung nguyên, A Than xuất thân tăng lữ Thổ Phồn, làm sao nắm bắt được lớp ý nghĩa sâu xa bên dưới, dỏng tai nghe hồi lâu mà vẫn mù mờ như củ.

Hạ Đà La là cao thủ võ học đương thế, đồng thời thỏng hiểu Hắn văn, nghe qua là hiểu ngay, bèn xen vào:

– Đoạn tâm pháp ấy dường như ẩn chứa một loại nội công rất cao thâm.

Hiểu Sương gật đầu:

– Đúng vậy, đây là bí quyét tu tiên của Đạo gia kết hợp với thuật dưỡng sinh của y gia.

Hạ Đà La sáng mắt, vỗ tay cười:

– Sái gia ngưỡng mộ phép tu tiên của Đạo gia lắm, liệu đại phu có thể chỉ giáo chút ít chăng?

Hiểu Sương nghĩ cũng chẳng có gì đáng giấu giếm, bèn đáp ngay:

– Được chứ, nhưng tôi phải giải độc cho đại sư đây trước.

Hạ Đà La nhíu mày:

– Môn nội công mà hắn tu tập là Mặt tông Thổ Phồn, cũng như Du già xứ Thiên Trúc của sái gia, đường hướng khác hẳn nội công trung thổ, ngươi có trình bày thế nào hắn cũng không hiểu đâu. Hay là để sái gia giải thích sơ qua khái niệm, ngươi nghiền ngẫm đối chiếu xem sao.

Hắn bèn ngồi ngay ngắn lại, giới thiệu về hệ thống kinh lạc Thiên Trúc cho Hiểu Sương nghe.

Lỹ thuyết kinh mạch Thiên Trúc được đạo Bà La Môn xây dựng, hầu như không có gì tương đồng với mạch lý trung thổ. Mạch lý trung thổ gắn liền với mười bốn kinh mạch và kỳ kinh bát mạch, còn mạch lý Thiên Trúc có ba khí mạch và bảy luân xa. Ba khí mạch gồm Trung mạch, Tà mạch và Hữu mạch, bảy luân xa gồm luân xa đỉnh sọ, luân xa trán, luân xa họng, luân xa tim, luân xa đốt sống cùng và luân xa xương cụt, tạo thành một hệ thống khái niệm riêng biệt và kỳ diệu khác. Hiểu Sương vốn tinh thông y đạo, vừa nghe Hạ Đà La giảng vừa đối chiếu với mạch lý trung thổ, chỗ nào không hiểu thì hỏi cặn kẽ thêm. Hạ Đà La muốn lấy lòng Hiểu Sương để học phép trường sinh của Đạo gia nên cố ý tỏ ra chân thành, không giấu giếm gì hết, biết bao nhiêu nói bấy nhiêu. Hạ Đà La vừa nuôi tham vọng trở thành cao thủ vô địch thiên hạ, vừa khao khát tìm ra phép tu luyện trường sinh nên đã dày công tinh nghiên y học Thiên Trúc, thành thử nhìn khắp thiên hạ bấy giờ chẳng còn ai tinh thông nội công Thiên Trúc hơn hắn. Hiểu Sương nghe hắn giảng, lĩnh hội được rất nhiều kiến thức, thầm cảm than rằng không ngờ ngoài trung thổ còn có một hệ thống y thuật khác tinh thâm đến vậy.

Liễu Oanh Oanh vận công hồi lâu mới đả thông hết huyệt đạo. Khi mở mắt, bắt gặp chú tiểu đang ngồi chôm hỗm gần đấy, nàng bèn gọi:

– Hoa Sinh…

Hoa Sinh ngoái lại, mắt long lanh lệ. Liỗu Oanh Oanh ngẩn người, chưa kịp hỏi hắn thêm thì chú tiểu bỗng hành động rất kỳ lạ. Chú chống hai tay xuống sàn, dộng mạnh cái đầu trọc xuống làm ván thuyền thủng luôn một lỗ, xong xuôi nhảy sang trái, lại dộng đầu xuống, một lỗ nữa xuất hiện. Cứ nhát một nhát một như thế, sau mấy tiếng khô khốc đều đặn, trên sàn thuyền đã xuất hiện đến năm sáu lỗ hổng. Hoa Sinh vừa giã đầu vừa rồi nước mắt Liễu Oanh Oanh rất ngạc nhiên, vội hỏi:

– Ngươi làm gì thế? Đập nát thuyền là mọi người đều làm môi cho cá mập đấy.

Hoa Sinh tỉnh ngộ, liền dừng đập đầu, sụt sùi nói:

– Không cứu nổi Hiểu Sương, mỗ thực vô dụng…

Liễu Oanh Oanh nhảy dựng lên, quất phớt tay qua cái đầu trọc của chú ta, mắng:

– Ngươi chưa hành động, vì sao đã biết là không cứu nổi?

Hoa Sinh sụt sịt:

– Mỗ đánh không lại lão già kia.

Liễu Oanh Oanh buồn hẳn đi: “ừ, lão tóc bạc quả thực khó đối phó”. Không nghĩ ngay được cách gì, nàng vơ vẫn nhìn quanh quất, ánh mắt dừng lại chỗ Vân Thù. Gã đang ngồi tựa vào vách khoang gần đó, mặt vàng như nghệ.

Bộ dạng thiểu não của gã khiến Liễu Oanh Oanh mủi lòng, nàng bước tới gần, nghẹn ngào nói:

– Khi ám toán Lương Tiêu, ngươi có hình dung được cảnh ngộ hiện nay không? Ngươi từng cứu giúp ta, nhưng… ngươi giết Lương Tiêu, mối thù này ta nhất định phải báo…

Lời vừa dứt, đơn chưởng của nàng cũng phóng ra, mặt Vân Thù bỗng méo mó đi trong một điệu cười thể lương:

– Nước mất nhà tan, còn trơ trọi mỗi thân này thôi, sống chẳng niềm vui, chết không đáng sợ,..

Bộ dạng thất thần của gã khiến Liễu Oanh Oanh thương xót, nàng đành hạ tay xuống ngậm ngùi:

– Lênh đênh giữa biển mênh mang, ta không giết thì rồi ông trời cũng diệt ngươi thôi. – ‘Nàng quay về chỗ Hoa Sinh. – Ngươi sợ chết không?

– Sợ chứ! – Hoa Sinh đáp.

Liễu Oanh Oanh cau mày:

– Ngươi có muốn cứu Hiểu Sương không?

– Muốn chứ.

Liễu Oanh Oanh phát bẳn:

– Đã muốn cứu người ta lại còn sợ chết, có nhẽ đâu thế? Việc đâ tới nước này, chỉ còn đường liều một trận sống mái với lão tóc bạc đó thôi. Nếu ngươi sợ thì khỏi cần đi với ta.

Nàng xoay gót bước về phía cửa khoang. Vân Thù chợt mở bừng mắt:

– Liễu cô nương đợi ta khỏi mấy vết thương, có thể ta sẽ giúp cô một tay.

Liễu Oanh Oanh chun mũi khinh ghét:

– Ta thà chết còn hơn nhận sự trợ giúp của ngươi.

Vân Thù nhìn bóng nàng ngoặt vào phía cửa khoang lòng đau khổ muôn trùng, gắng nhúc nhắc chân tay nhưng không gượng dậy nổi, đành khép mi mắt, hai hàng lộ lăn dài.

Liễu Oanh Oanh bước tới cửa khoang, tim đập thình thịch: “Tiểu hòa thượng là đồ nhát chết, giờ chỉ còn trông cậy vào một mình ta thôi”. Bấy giờ Hạ Đà La đang giải thích cho Hiểu Sương về luân xa họng:

– Luân xa họng có mười sáu cánh, nếu không sạch sẽ thì lòng bất an, dẫn đến tâm trạng phiền não và the chất ốm o bệnh tật, vì vậy khi luyện Du già thuật người ta phải dùng vải trắng thông sạch thực quän.

Hiểu Sương nhíu mày:

– Cách này thô bạo quá, ai mà chịu nổi. Trong trường hợp tương tự, trung thổ có hướng điều trị khác. Lấy rễ sắn tươi lột sạch vỏ, luồn nó qua vòm họng vào thực qưản là rửa thông. Hai phương pháp có xuất xứ riêng rẽ nhưng nguyên tắc tương tự…

Hạ Đà La chợt nhướng mày, đưa mắt về phía cửa:

– Ngươi vào đây làm gì?

Hiểu Sương ngoảnh nhìn theo. Liễu Oanh Oanh đang nghiễn l ăng nghiến lợi đứng ở lối vào, mặt lạnh như băng:

– Hỏi vớ vẫn, cố nhiên là ta vào đòi Hiểu Sương.

Hạ Đà La uể oải đứng dậy, đôi mắt dâm tà sục sạo khắp người jjCJ Oanh Oanh:

– Ngươi liệu được mấy nả sức mà dám đến chọc giận sái gia? Nếu không niệm tình ngươi nõn nà mơn mởn thì sái gia đã đập chết ngươi tef* từ lâu rồi.

Hiểu Sương lo sợ nài nỉ:

– Muội ổn mà, tỷ ra ngoài mau đi, tỷ đấu không lại ông ta đâu.

Liễu Oanh Oanh trừng mắt:

– Ngươi dám đem tính mạng ra đánh đổi để cứu ta, chẳng lẽ ta cư xử bất nghĩa được ư?

Hiểu Sương cảm động quá, nước mắt tuôn rơi. Liễu Oanh Oanh quở:

– Đừng thút thít kẻo kẻ thù nó cười cho!

Hạ Đà La cười nhạt:

– Cũng được, ngươi đã vào rồi thì ở lại hầu hạ cho sái gia tiêu sầu.

Giọng điệu khả ố của hắn khiến Liễu Oanh Oanh rợn người. Hạ Đà La đắc ý nhận ra, liền tung quyền tấn công. Liễu Oanh Oanh giơ chưởng đón. Hạ Đà La chủ đích bắt sống nên không muốn làm nàng bị thương, đưa quyền đi nửa chừng là khum tay chúc xuống móc vào mạch môn nàng. Liễu Oanh Oanh hụp mình luồn sang bên phải, khép chưởng chém ngược lên cánh tay hắn. Hạ Đà La rùn vai trái, đầy bắp tay trườn đi uốn éo như con rắn, vươn bàn tay lẻn cánh tay Liễu Oanh Oanh. Thiếu nữ không rụt tay về kip, nội kình của Hạ Đà La như độc xà, lập tức luồn sâu vào cơ thể nàng.

Hiểu Sương lao bổ tới cứu. Hạ Đà La đầy kình ra tả chưởng khống chế Liễu Oanh Oanh, đoạn khẽ vặn nghiêng hông, thò hữu thủ tóm gọn song chưởng của Hiểu Sương, xà kình theo đó lan sang, Hiểu Sương nhột nhạt khắp người, tưởng chừng mấy chục con rắn nhỏ theo lòng bàn tay trườn vào người mình. Hạ Đà La cười khùng khục:

– Đại phu à, đây là nội công Quân đồ ụ của Thiên Trúc ta, ngươi thấy mùi vị thế nào?

Đương khi tự đắc, chợt cảm thấy một luồng hàn khí chập chờn len qua chân khí của mình để chạy ngược lên người, Hạ Đà La hãi hùng nghĩ: “Võ công gì thế này?”, rồi gầm lên, vội dồn nội lực ào ạt để đầy bật Hiểu Sương đi.

Liễu Oanh Oanh bị xà kình của Hạ Đà La xưng phá tấn công khắp các kinh mạch, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, đúng lúc nàng sắp quỵ ngã đến nơi thì có ai đó đấm khẽ vào vai nàng. Chính bản thân nàng không phát hiện điều gì khác lạ, nhưng Hạ Đà La nhận ra rõ rệt một dòng lực mạnh mẽ theo cánh tay mình chạy xộc lên thân thể, bất giác chấn động cả người. Người vừa xuất hiện đấm tiếp cú thứ hai rồi cú thứ ba, Hạ Đà La đau đớn muốn toác hổ khẩu, không chịu đựng nổi nữa, liền buông tay thét vang:

– Đồ trọc con, ngươi đến đúng lúc lắm!

Liễu Oanh Oanh ngoái đầu nhìn. Hoa Sinh đang quay quay cái mỏ neo trong tay khiến nó va vào dây xích kêu lanh canh, hai mắt tròn xoe, chú trỏ tay vào mặt Hạ Đà La:

– Ngươi… bắt nạt Hiểu Sương, lại bắt nạt cả Liễu cô nương, thật là một kẻ xấu xa man rợ, mỗ… mỗ phải liều một trận sống mái với ngươi.

Lời lẽ hào sàng nhưng tuôn ra bằng một giọng rụt rè lắp bắp nên chằng toát lên chút khí thế nào, Liễu Oanh Oanh vừa tức vừa buồn cười: “Cừ lắm, nhưng mồm mép vụng về quá”. Nàng bảo:

– Hoa Sinh, lại đứng cạnh ta đây!

Hoa Sinh gật đầu, vụt vung tay phải lăng cái mỏ neo lên phía trước, ba lưỡi móc sắt kéo theo kình phong hất thẳng đến mặt Hạ Đà La. Thế tấn cống hết sức hung hiểm, Hạ Đà La không dám đón đỡ trực diện, bèn tung mình nhảy ra sau. Hoa Sinh giật tay trái, theo sau mỏ neo tà sợi xích sắt dài hơn một trượng to bằng bắp tay người phóng thẳng đến Hạ Đà La như mãng xà xuất động. Cứ thế, chiếc mỏ neo trở thành một món binh khí lậ hại vô song trên tay chú tiểu, mỏ quặp để móc, xích sắt để quật, lúc cương lúc nhu, quay vù vù đến nỗi cả khoang ào ào những gió, Liễu Oanh Oanh vui mừng hỏi:

– Sao ngươi nghĩ ra cách hay vậy?

– Không phải mỗ nghĩ ra đâu, cái nhà ông tướng ngoài cửa kia gợi ý đấy.

Thì ra là Vân Thù. Liễu Oanh Oanh bỗng thở dài.

Hoa Sinh mang trong mình Đại Kim cương thần lực nên binh khí càng nặng thì càng có khả năng tạo ra uy lực lớn hơn. Hạ Đà La giật lui trước những đợt tấn công liên tiếp, không khỏi ngán ngại, bèn rút Bát Nhã phong xuống, những lưỡi dao sắc lạnh sáng loáng trong tay hắn, hàn quang tràn ngập không gian. Hai bên cùng xuất thủ cực nhanh, không thể nhận ra binh khí của họ có hình thù gì nữa, chiếc mỏ neo nặng nề đen bóng, Bát Nhã phong nhanh nhẹ sáng bóng, từ ngoài nhìn vào trông giống một đám mây đen xoáy vun vút quanh một vầng trăng bạc, cuồn cuộn đùn dày che phủ không ngừng. Tuy nhiên mây đen dù dày nặng đến đâu cũng có khi không bưng kín nổi vầng trăng. Trận đấu càng lúc càng căng thẳng, Liễu Oanh Oanh không kiếm ra kẽ hở nào để tham chiến, bèn cúi thấp mình luồn ra khỏi vòng đấu, đến dìu Hiểu Sương dậy. A Than hoảng vía túm ngay Triệu Bính, đọa dẫm:

– Ngươi mà dám tới gần, ta sẽ vặn cổ nó.

Liễu Oanh Oanh ném chuột sợ vỡ đồ, thành ra hai bên cứ dền dứ lừa miếng hồi lâu. Thình lình có tiếng răng rắc, Hoa Sinh vừa lăng hụt mục tiêu, táng luôn cái mỏ neo vào vách khoang làm bung hết cả ván, vừa đấu vừa dần dà cùng Hạ Đà La di chuyển về phía mũi thuyền. Liễu Oanh Oanh không biết thắng bại ra sao, tạm thời bỏ mặc Triệu Bính, đỡ Hiểu Sương chạy theo xem.

Nhờ món binh khí lạ lùng, thoạt tiên Hoa Sinh chiếm thế thượng phong, nhưng khi Hạ Đà La trấn tĩnh lại thì chính hắn bắt đầu làm chủ tình thế, thi triển hết khả năng, không chỉ dùng hai tay mà còn tận dụng cả những mấu thịt nhỏ nhất ở đầu, cố ýà ngực để điều khiển Bát Nhã phong khién nó bay nhanh đến nỗi đan thành những vòng ngân quang dày đặc quanh minh. Đó chính là chỗ diệu kỳ của Đề Bà chi vũ Hạ Đà La đã luyện Du già thuật iởi mức xuất thần nhập hóa, gân cốt cơ bắp toàn thân nhô ra thụt vào tùy ý, hễ được tâm tường dẫn hướng thì cũng cử động linh hoạt chẳng kém gì hai tay. Người thường sử dụng binh khí bằng tay, còn Hạ Đà La thì có thể dùng tất cả các bộ phận cơ thể như bàn chân, đầu, nách, mạng mỡ, ngực để điều khiển Bát Nhã phong, đối thủ không thể nào lường được.

Trận giao tranh đang đến hồi gay cấn, Hạ Đà La chợt thét vang:

– Trúng!

Chân Hoa Sinh lập tức trúng chiêu, tướp cả máu.

Liễu Oanh Oanh thấy Hoa Sinh yếu thế, lo lắng nhào tới, Hạ Đà La bèn giật ngược cánh tay, Bát Nhã phong liền bay vòng về vai hắn. Liễu Oanh Oanh chỉ kịp thấy ánh bạc loang loáng trước mắt, rồi đỉnh đầu lạnh tê, một búp tóc lả tả rụng xuống, nàng kinh hoàng đến toát mồ hôi. Hạ Đà La cười:

– Lần này chỉ là tóc, lần sau sẽ là da mặt, thử tưởng tượng xem, nếu sái gia vạch chữ thập lên má ngươi ắt hẳn cảnh tượng sẽ đẹp mắt lắm đó.

Trong lúc cợt ghẹo Liễu Oanh Oanh, Hạ Đà La vẫn không ngừng điều khiển Bát Nhã phong, món binh khí bay vun vút, thoáng một cái, Hoa Sinh lại trúng ba chiêu nữa, máu tươi hất tung tóe rồi chảy ròng ròng trên cơ thể chú ta, rớt xuống thành những đốm tròn trên sàn thuyền. Hoa Sinh mở to mắt, nghiến răng gồng sức giao tranh, chân tay mỗi lúc một nặng nề trì trệ, đường bay của mỏ neo bắt đầu loạn xạ. Liễu Oanh Oanh tự trách: “Tiểu hòa thượng không sợ chết, ta há sợ sao?”, rồi định lao bổ vào vòng đấu, chợt một tiếng hú dài ở đâu vọng tới tai nàng, nghe như tiếng vượn hót nơi núi vắng, lại như tiếng rồng gầm lông lộng bầu trời, xộc thẳng lên chân mây, chấn vỡ cả đá vàng. Liễu Oanh Oanh hệt như bị ai đấm một phát vào giữa ngực, đầu óc choáng váng, nàng ngẩn ngơ đứng sững ra, cùng lúc Hiểu Sương thảng thốt kêu lên:

– Ối!

Liễu Oanh vội hỏi:

– Ngươi… cũng nghe thấy phải không?

Hiểu Sương run cầm cập, lắp bắp đáp:

– Huynh… ấy đấy, chính là huynh ấy…

Liễu Oanh Oanh lúc này mới dám tin hẳn, liền nhìn theo hướng tiếng hú. Đằng ấy, trên biển xa, một hòn đào nhỏ nổi lên, càng nhô cao càng phình to, dần đần hiện rõ hình dáng một con cá voi khổng lồ đang rẽ nước vùn vụt lao tới. Trên lưng con cá voi lờ mờ một bóng người với mái tóc dài bay lộng theo gió. Người ấy đang đứng thẳng, vụt chống tay vào hông, ưởn ngực ngửa mặt hú lên lần nữa, tiếng hú trầm hùng như gió lộng trên biển, vang vọng mãi không thôi.

Liễu Oanh Oanh mờ hết cả mắt, chẳng vì một nguyên nhân gì mà chân tay bỗng bủn rủn, yếu ớt quỵ gối xuống đất. Hiểu Sương cuống quýt đỡ nàng dậy:

– Thư thư sao vậy?

Liễu Oanh Oanh cũng không hiểu nổi cảm giác của mình, chẳng rõ vui hay buồn, mừng hay tủi, chỉ biết trái tim trống rỗng, không còn cả sức mà trả lời:

– Ngươi nhìn kỹ hộ ta, có phải là… hắn không?

Giọng nàng run run, hầu như không thành tiếng. Hiểu Sương cũng mừng đến rữi lệ, nước mắt chảy ròng ròng xuống má, gật đầu thật mạnh:

– Huynh ấy đấy!

Liễu Oanh Oanh thổn thức:

– Không phải mơ chứ?

Hiểu Sương lắc đầu, cười qua hàng lệ:

– Không phải mơ đâu. – Cô cấu cổ tay trắng ngần như ngọc của Liễu Oanh Oanh. – Đau không nào?

Liễu Oanh Oanh ngẩn người, chợt ôm chặt Hiểu Sương cười khanh khách:

– Ta biết mà, tên háo sắc đó chẳng dễ chết thế đâu…

Sực nhớ lại bao nhiêu tủi cực suốt mấy hôm nay, họng nàng bỗng nghẹn lại, nước mắt như chuỗi hạt châu rõ tong tong xuống cổ Hiểu Sương. Cô gái ôm nàng vào lòng, khuôn mặt ngẩn ngơ.

Lại nói chuyện hôm nào, Lương Tiêu bị thương rơi xuống biển liền ngất đi ngay, không biết bao lâu mới lơ mơ tỉnh dậy. Khi gã mở mắt ra thì vầng thái dương đã lún xuống phía tây, ráng tà rải thắm trời biển.

Lương Tiêu giãy giụa muốn nhôm dậy, nhưng gần cốt rã rời, thử đề khí mà Đan điền rỗng không, đành nhắm mắt tập trung tinh thần, kiên nhẫn tích tự lại chân lực. Ước chừng thời gian tàn ba cây nhang, một dòng khí lạnh từ huyệt Cưu vĩ dần dà nhen lên, một quầng khí nóng chậm chạp đùn đầy trong huyệt Thần khuyết, hai luồng chân khí yếu ớt di chuyển theo kinh mạch, vỗ nhẹ vào các vết thương mỗi khi chúng chảy qua.

Vật vã mấy canh giờ, Lương Tiêu mới tập hợp lại được chân khí, đưa nó dạo hết một vòng quanh thân thể, khi tinh lực hơi hơi hồi phục, gã mở mắt ra. Lúc ấy ánh sáng ban ngày đã tắt, trời chiều nhuộm màu u ám, đằng đông chơm chớm mấy đốm sao giá lạnh. Lương Tiêu gắng ngồi dậy, khạc ra hai bứng máu, cơn ho động đến vết thương làm gã đau tái cả người, bèn lần tay kiểm tra thì phát hiện gãy mất hai giẻ sườn. Lương Tiêu mày mò nổi xương, thắc mắc tự hỏi: “Ta rơi xuống biển cơ mà. Đây là đâu nhỉ?”. Gã nghi hoặc sờ soạng xung quanh. Chỗ này trơn láng mịn màng, còn lún xuống theo các đầu ngón tay ấn. Gã đang kinh ngạc, chợt nghe “phiu” một tiếng, khoảnh đất chìm xuống, Lương Tiêu chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao thì đã ngập mình trong nước, nước biển mặn òng ọc tràn vào tai mắt mũi mồm gã, một tia sáng xẹt qua óc, gã sực hiểu: “ủa, ta rơi lên lưng con cá voi!”. Gã khiếp vía bấu chặt lấy sống lưng con cá, không dám nhúc nhích nữa.

Con cá voi mau chóng chìm xuống thật sâu, khuấy động một luồng nước ngầm mạnh dữ dội khiến Lương Tiêu lảo đảo, phải gắng bấu hết mười đầu ngón tay vào lưng nó, không dám buông ra. Thời ở Hoa Sơn, gã đã luyện được thuật Quỵ tức nên cũng có thể nhịn thở dưới nước một khoảng thời gian. Con cá voi bị gã đeo bám nhằng nhẵng trên lưng, cảm thấy vướng bận vô cùng nôn cố ỷ đằm mình xuống thật sâu, thậm chí còn vòng vẻo quay lượn dưới lòng nước. Lương Tiêu biết rằng biển rộng vô bờ, con cá này chỉ là một lá thuyền nhỏ giữa đại dương, nếu bị nó vứt bò thì mình tất chết. Gã vừa vận thuật Quỵ tức vừa gắng trụ vững trước những luồng nước ngầm xoáy xuýt. Nhứng luồng nước ấy quả thực hung dữ, cứ cuồn cuộn xô đầy khiến gã suỷt tuột tay mấy lần. Thường khi nguy cấp con người có thể phát huy những khả năng tiềm ẩn mà ngày thường không khai thác tới. Lương Tiêu cũng vậy, chẳng hiểu lầy đâu ra sức lực mà mỗi lần tuột tay gã lại gồng mình bơi đuổi theo và trèo được về lưng con cá.

Lên lên xuống xuống liên hồi, cá và người khắc xuất khắc nhập mấy hiệp liền, Lương Tiêu đang bị thương nặng, dần dần không gượng nổi nữa, tai nghe thấy cả tiếng tim đập, kinh mạch trương căng tới mức gần như nứt vỡ, trong đầu chỉ còn mỗi một ý nghĩ rời rạc: “Ta không… thể chết… Oanh Oanh… Hiểu Sương… đang gặp nguy hiểm. Ta không thể… chết”. Nhớ rằng hai cô gái đang lâm cảnh nguy nan, ý thức cầu sinh bỗng trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng Lương Tiêu, hai tay gã vươn ngay ra như móc sắt, bấu chặt vào lưng con cá voi. Nhưng sức người hữu hạn, dẫu có ý chí mạnh mẽ, Lương Tiêu cũng khó lòng đương cự với một sinh vật khổng lồ như vậy, chỉ lát sau người gã đã nhẹ hẫng, tuột khỏi lưng cá, tn giác dần dần từ bỏ thân thể, nước biển ào ào tràn vào mồm vào mũi gã. Đúng lúc Lương Tiêu sắp thò một chân vào cõi chết thì con cá voi rít vang. Cảm giác về không khí và trọng lượng trở lại với Lương Tiêu, thân hình gã theo con cá voi nổi lên mặt biển.

Lương Tiêu may mắn thoát hiểm nhưng thần trí nửa tỉnh nửa mê, hai tay từ từ buông lỏng, thân mình trống rỗng như một cái vỏ, tưởng chừng chẳng còn chút máu thịt nào, lâu lắm gã mới khạc ra một ổ nước biển, mơ màng trông thấy hình bóng một cô gái nhỏ bé yếu điệu mà mong manh như khói sương, giông giống Hiểu Sương, giông giống Oanh Oanh, lại giỏng giống A Tuyết, gã vươn tay ra sờ thì cái bóng băng đi xa tít. Mê man không biết bao lâu, sực cảm thấy mặt rát bỏng, Lương Tiêu rùng mình bừng tinh, nhận ra một dòng nước ấm áp đổ xối xả trên đầu trên cổ, gã gắng hé mắt nhìn, dòng nước bắt nguồn từ một vòi phun trên lưng con cá voi, tán xạ lung linh dưới ánh sáng tự nhiên, nước phụt rất cao và rất lâu, mãi mới thấp ngọn xuống rồi tắt lịm.

Lương Tiêu nhận ra mặt mình vừa rát vừa tê, biết là trong vòi nước chứa độc chất, gã vội vàng lúc lắc đầu cho văng hết đi rồi vớt nước rửa. Hồi tưởng cơn ảo giác, nhớ ra hai cô gái đang đối mặt với nguy hiểm còn mình thì sa lầy ở đây, gâ lo lắng khôn cùng. Dõi mắt ra xa, biển rộng xanh thẫm trồi sụt nhấp nhô, trời nước bao la, chỉ có tiếng khua vây chút chít của con cá là vang vọng, dội từng hồi như thúc giục vào tim gâ. Lương Tiêu thuỗn mặt ngồi nhìn trời sao biển nước, đến một lúc nhận ra mắt đã ướt nhoèn, gã hạ quyết tâm: “Dẫu chỉ còn một tia hi vọng, ta cũng quyết bám víu lấy mà phấn đấu, nhất định phải gặp lại Oanh Oanh và Hiểu Sương..

Lần này con cá voi nổi khá lâu, ngay cả khi phương đông hừng lên ánh sáng ngày mới, nó vẫn chưa lặn xuống. Lương Tiêu vận công suốt một đêm, đã ngưng tụ được đỏi chút chân khí, bèn vặn mình đứng dậy, lúc này mới cảm thấy đói ngấu, cổ họng khát khô. Gã nhấp nhổm ngó quanh, chợt phát hiện phía trước có một vật nằm lù lù, định thần nhìn kỹ thì nhận ra một con bạch tuộc to cỡ đầu người đậu im lìm như chết, tám cái tua nhũn nhẽo của nó bám dính vào lưng con cá voi. Lương Tiêu nghĩ: “Lại thêm một kẻ quá giang”, rồi bò lên, vươn tay rứt nó nhưng vô ích, loay hoay một lúc mới gỡ được con bạch tuộc, xé một nửa, ăn luôn cả chất thịt lẫn nước dịch trong bụng nó, tới khi cảm giác dói khát đã vợi bớt mới rảnh óc băn khoăn: “Con vật này thân mềm, không có vuốt có nanh, làm sao mà bám chặt thế nhỉ? M. Gã quan sát kỹ các đế xúc tu, nhận thấy bề mặt chúng giăng đầy những chiếc giác hút nhỏ xíu, bất giác nghĩ ra: “Ở phải rồi, lưng cá voi nhẵn bóng, nếu dồn nội kình tạo lực hút thì có thể tiết kiệm sức lực”. Nghĩ đoạn, gã cởi áo bọc nửa con bạch tuộc khoác lên vai, sau đó nằm sấp xuống lưng cá voi, đầy kinh ra lòng bàn tay và bụng dưới, tạo nên ba giác hút, một to hai nhỏ, hít sát mình vào lưng con cá. Chỉ lát sau, cá voi lại rít lên một tràng rồi lặn xuống biển sâu.

Do đã chuẩn bị tâm lý, lần này Lương Tiêu không hoảng loạn, lập tức vận Quy tức thuật thả mình theo chuyển động của con cá voi. Mãi hai canh giờ sau, cá voi mớỉ nổi lại, Lương Tiêu bải hoải cả người, chỉ muốn lăn quay ra ngủ, nhưng không biết khi nào cá voi sẽ lặn xuống tiếp, đành gắng gượng giữ vững tỉnh táo, ăn nốt nửa con bạch tuộc còn thừa rồi nhắm mắt vận công.

Cứ nổi lên chìm xuống như thế nhiều lần, thêm một ngày nữa trôi qua. Lương Tiêu bắt đầu hiểu ra con cá lặn xuống nước để tìm thức ăn. Chẳng biết nó đã sống mấy trăm mấy ngàn năm mà to lừng lững như quả núi, mỗi lần sục môi là ráo riết truy đuổi hàng đàn cá đông lúc nhúc, khi tới gần, nó chỉ cần lắc lư râu mép là lùa được vô số cá mú cùng nước biển vào mồm, nuốt ực một cái hết cả đàn rồi phun nước biến ra. Lương Tiêu nằm chìm dưới nước, tuy không mở nổi mắt nhưng tn giác rất tinh nhạy, hễ gặp cá đàn bơi qua bên mình thì thò tay chộp bừa, ngày đầu bắt được bốn con cá to, bụng con nào cũng có trừng đen, tươi rói lạ thường, Lương Tiêu ăn đẫy bụng, toàn thân trở nên ấm áp, sức lực tăng lên rất nhiều.

Lại hai ngày nữa trôi qua, Lương Tiêu quen dần với cuộc sống trên lưng cá voi, khi nổi thì hít thở bình thường, khi chìm thì vận dụng thuật Quy tức. Dẩu vậy vẫn có khá nhiều rủi ro, chẳng hạn hễ nổi hứng là con cá voi thường lặn rất sâu, mà càng xuống sâu áp lực nước càng lớn, nén chặt người Lương Tiêu đến nỗi khí huyết trong cơ thể gã nhộn nhạo hết cả, chịu đựng được có chăng hoàn toàn nhờ vào ý chí cầu sinh mãnh liệt. Nhưng sau mỗi lần như thế, khi trở lên mặt biển gã lại tiều tụy như vừa ốm dậy.

Nói kể cũng lạ, đêm ngày thức chong chong, chỉ biết vận công cho qua thì giờ mà chân khí Lương Tiêu không hề yếu đi, thậm chí còn thâm hậu thêm lên. Chưa đầy ba ngày, hai vết thương do chưởng lực đã lành lặn, khí mạch lưu thông hơn hẳn xưa kia. Sáu ngày trôi qua, chân khí trong cơ thể Lương Tiêu mỗi tích mỗi dày, gần như hữu chất hữu hình, tưởng chừng chạm tay vào được. Gã chưa gặp tình huống thế này bao giờ, suy nghĩ mãi cũng không thông, chỉ biết lắc đầu ngạc nhiên mà thôi.

Hôm ấy, con cá voi lặn sâu xuống. Lương Tiêu nằm úp sát trẽn lưng nó như thường lệ, đồng thời vận công để chống lại dòng hải lưu ngầm, thình lình gã nghe có tiếng động lạ lùng âm âm vọng tới qua làn nước, giai điệu trầm bổng như bản nhạc, lúc hào hùng vút cao, lúc uyển chuyển luyến thấp, khi dữ dội dồn dập, khi êm ả lững lờ. Tiết tấu biến hóa hết sức phong phú, khác hẳn tiếng nhạc của loài người, có nhiều quãng âm Lương Tiêu chưa từng nghe bao giờ. Gã kinh ngạc hết chỗ nói, gắng nghiêng tai chắt lọc, cuối cùng phát giác âm thanh đó bắt nguồn từ con cá voi. Bài ca lạ lùng dần dần bốc cao, phô diễn niềm vui sướng khoan khoái khó tả. Lương Tiêu chìm trong không gian âm thanh ấy, khí huyết tự động vận hành theo giai điệu của nó, lúc sôi sục nóng nảy, lúc lại khoan thai ôn hòa. Hễ khí cơ rối loạn là thuật Quy tức cũng bị gây nhiễu, Lương Tiêu sặc liền mấy ngụm nước mới sực tỉnh, vội vàng trấn tĩnh để khép mình về trạng thái nín thở lúc trước.

Con cá voi ngân nga hát mãi, ngay cả khi nổi lên mặt nước nó vẫn hào hứng hát không ngừng. Lương Tiêu ngồi khoanh chân điều tức, nhưng mấy lần bị giai điệu khuấy đục chân khí, đành phải tạm ngừng để lắng nghe. Trong một lần như thế, gã hồi hộp nhớ lại hồi ở ngoại thành Lâm An, gã đã từng bị rối loạn hô hấp vì tiếng thở của Thích Thiên Phong, đến nỗi phải guồng chân chạy thục mạng: “Mỗi nhịp thở ra hít vào của Thích đảo chủ đều làm chấn động hồn phách người ta, đó là do nội công của ông quá cao cường, không có gì là lạ, nhưng vì sao bài ca của con cá voi cũng có uy lực ghê gớm như thế?”. Gã chợt nảy ra một ý tưởng mới mẻ: “Nhịp hô hấp của Thích đảo chủ đã khơi nguồn cho tâm pháp nội công Thừa phong đạo hải, hay ta thử xem nhịp thở của con cá voi này sẽ khơi nguồn cho cái gì?”. Tính hiếu kỳ trỗi dậy, gã quên bẵng hoàn cảnh gian nan của mình, lập tức thả lỏng hoàn toàn chân khí, mặc nó chảy theo giai điệu bài ca của con cá voi. Chỉ thoáng chốc, quả nhiên chân khí bị tiếng ca lèo lái, trở nên linh hoạt như có sức sống riêng, lúc luồn lên chỗ này, lúc rúc xuống chỗ nọ theo cung bậc tương ứng. Và thật đáng ngạc nhiên, kết quả là nội tạng, gân cốt, rồi da dẻ và chân lông Lương Tiêu đều được bơm đầy chân khí.

Lương Tiêu luyện chừng bốn canh giờ thì con cá voi lặn xuống. Gã tĩnh tâm cảm nhận biến đổi trong cơ thể, cảm thấy chân khí ăm ắp khắp mọi chỗ, tưởng chừng không bao giờ dùng hết, gã hân hoan vô kể. Sau hai canh giờ chìm lỉm trong nước, gã nổi lên lại trong trạng thái hoàn toàn khỏe khoắn, không cảm thấy một chút nhọc mệt nào như trước kia.

Biểu hiện của con cá voi thật khác thường. Bất kể trồi hay lặn, nó đều hát không ngơi nghỉ. Hễ được nổi lên mặt nước là Lương Tiêu lại nhắm mắt luyện công theo tiết điệu bài ca, dần dần, gã phát hiện ra con cá voi không hát nguyên một bài trường ca, mà hát mười ba đoạn nhạc riêng biệt, cứ ngân nga hết một lượt là nó quay lại từ đầu, nhịp nhàng đều đặn. Chân khí của gã vẫn chuyển theo vòng tuần hoàn của mười ba đoạn đó, vô hình trung sản sinh ra mười ba biến hóa khác nhau. Thoạt tiên, Lương Tiêu chỉ tu luyện nội công khi nổi lỄn mặt biển, nhưng về sau, ngay cả trong môi trường nước gã vẫn tập luyện trơn tru như thường.

Luyện tập suốt ba ngày ba đêm, đến đêm thứ tư, Lương Tiêu cảm thấy chân khí trong cơ thể ùn ùn như đại dương dào dạt đòi thoát ra, gã không nhịn được bèn xuất chưởng đánh xuống nước. Bình thường gã chỉ đánh trúng con cá nào cách mình trong khoảng một thước đổ lại, nhưng lần này, gã chỉ mới khoắng đơn chưởng mà một luồng nước xoáy đã xuất hiện, đánh ngất xỉu một con cá to từ khoảng cách bảy thước. Lương Tiêu thuận tay đầy một hơi sáu chưởng, làm tê liệt liền sáu con cá, con xa nhất đã đến hơn một trượng. Đúng lúc này, cá voi bỗng ngừng hát, im lìm trồi lên mặt biển, Lương Tiêu ngồi dậy, cảm thấy chân khí trong người hỗn độn, không phân rạch ròi âm dương, chỉ khi chú ý điều động thì âm dương mới tách ra mình bạch. Gã gần như không dám tin, bất thần nhảy cẫng lân, ngửa mặt cười lớn. Thì ra, được bài ca của cá voi dẫn hướng, mấy ngày qua vẫn chuyển càn khôn, đêm ngày khổ luyện, cuối cùng gã đã khai phá được cách thức mới để luyện thành một môn nội công tuyệt thế chưa từng xuất hiện trên đời.

Lương Tiêu mê man sung sướng một lúc, rồi phân tích: “Ta cứ nổi lên lặn xuống theo con cá voi, liên tục nhịn thở để ýật lộn níu giữ sự sống, vì vậy thuật Quy tức không ngừng tấn tới, cho tới khi được tiếng hát cá voi dẫn hướng thì coi như tựu thành. Môn nội công này phát nguyên từ Tử phủ nguyên tông, viên mãn nhờ cá voi, giai điệu bài hát hòa hợp với nhịp hô hấp của nó, tốt nhất nên đặt tên là Kình tức công”. Nghĩ đến đây, gã vươn vai đứng dậy, dỗi mắt trông khắp biển rộng, niềm vui mới nhen nhóm chưa bao lâu bỗng lại xẹp xuống như bong bóng xì hơi, nỗi buồn củ kéo về: “Ta trơ trọi giữa biển mênh mang, dẫu luyện thành cao thủ vô địch thiền hạ thì cũng có tác dụng gì đâu?”. Ngậm ngùi chán, gã cám cảnh ngồi xuống.

Buồn thương thở vắn than dài hồi lâu, gã chợt nghe thấy tiếng éc éc tương tự tiếng cá voi chỉ khác là nhỏ và yếu hơn nhiều. Lương Tiêu rất lấy làm lạ, nền đưa mắt tìm thì thấy bên cạnh con cá voi mình đang cưỡi nổi lên hai con cá voi nhỏ hơn, đầu tròn, dụi vào mình con cá voi to ra chiều âu yếm. Một tia sáng xẹt qua óc, Lương Tiêu sực hiểu: “Đây là con cá voi cái, nó hát hò vì sắp sinh em bé. Hèn gì tiếng ca của nó dạt dào sinh khí”. Nhìn hai con cá voi nhỏ, Lương Tiêu nổi tính trẻ con, cúi xuống vuốt ve lưng chúng, hai con cá voi nô giỡn lượn vòng quanh như múa nghịch với gã.

Hai canh giờ trôi qua, cá voi mẹ lặn xuống. Lương Tiêu đã luyện thành Kình tức công, hô hấp tương tự như cá voi nên cứ thả lòng nhịp thử theo nó, không phải gắng sức mệt mỏi gì cả. Được một lát, gã nhận ra dòng nước chảy qua bên mình thoắt nóng thoắt lạnh, nhiệt độ thay đổi rất kỳ lạ. Trước đây gã trầy trật bám víu để sống sót, đã bao giờ thảnh thơi mà để ý đến điều gì khác, bây giờ nội công tăng tiến mới phát giác ra. Nỗi kinh ngạc qua đi, gã lắng thần cảm nhận sự biến đổi về nhiệt độ của dòng hải lưu, bất giác liên tưởng: “Đại dương, thoáng trông thì tưởng chừng thuần nhất, thực ra cũng chia âm dương như cơ thể người, vì vậy mới tồn tại hai luồng ám lưu lạnh nóng khác nhau. Tủ phủ nguyên tông viết rằng: “Thuở mới hình thành, vũ trụ vốn không có trời đất, mãi về sau từ cái không ấy mới xuất hiện cái có. Cái có thoạt tiên hỗn độn, hỗn độn tách riêng thì tạo âm dương”. Xem ra, bất kể trời đất, con người hay biển khơi đều không tách rời được lẽ âm dương”. Trong lúc tư tưởng Lương Tiêu hoạt động dữ dội thì những luồng hải lựu ấm lạnh vẫn cuồn cuộn chảy qua bên mình gã, xô đầy va chạm rồi thay nhau biến đổi. Chỉ tích tắc, một ý nghĩ mơ hồ vụt nảy ra trong Ưí gã. ‘

Lương Tiêu chưa kịp bóc tách ý nghĩ mới mẻ đó thì con cá voi đã trồi lên mặt nước, lắc đầu quẫy đuôi bơi đi. Thình lình, đôi cá voi con kêu éc éc, giọng lo sợ rõ rệt. Rất nhanh chóng, nguyên nhân của thái độ bất an ấy hiện hình trước mắt Lương Tiêu. Từ đằng xa, một con cá mập xám thon dài bơi lại. Đôi cá con cuống cuồng lượn quanh con cá voi lớn, kêu rối rít. Mẹ chúng cũng khụt khịt gầm gừ tựa như muốn uy hiếp địch nhân. Nhưng con cá mập xám không buồn để ỷ, nó lao đến cực nhanh, há hoác cái mõm lởm chởm những răng định táp cá voi con. Lương Tiêu vội vỗ ra một chưởng, chưởng phong bật tới, đầy con cá mập văng tuốt lên khỏi mặt nước, oằn èo trượt véo đi xa đến mấy trượng mới rớt trở xuống, nó lúc lắc đuôi lấy thăng bằng, lại từ dưới biển nhảy bổ lên.

Với tấm thân quá khổ, cá voi mẹ xoay trở rất chậm chạp, trong khi đó con cá mập linh hoạt hơn nhiều, tuy không làm gì được con cá voi mẹ, nhưng nó thừa sức xé xác hai con cá sơ sinh. Lương Tiêu không kịp cân nhắc nhiều, liền tung mình lặn sâu xuống nước, nghe tiếng nước vỗ để định vị, đoạn phóng trảo mổ lên bụng con cá mập. Sau khi luyện thành Kình tức công, bàn tay gã đã trở nên cứng rắn lạ thường, đầu ngón tay sắc nhọn không kém gì lưỡi câu. Chỉ một cú móc và một động tác giật, cái bụng trắng ởn của con cá mập vỡ bung, ruột gan phòi hết ra ngoài. Con cá mập vốn tham ăn, nhất thời còn chưa biết đến đau đớn. Đánh hơi được mùi máu tanh, nó chẳng buồn phân biệt địch ta bèn ngoảnh đầu lại xơi hết cả bộ lòng ruột. Lương Tiêu từng nghe kể có một viên tướng dám ăn con mắt của chính mình, nhưng chưa bao giờ chứng kiến con cá quái gở nào tự tàn sát bản thân như vậy. Kinh ngạc chưa nguôi, chợt nghe nước đằng mé phải vỗ oàm oạp, gã nheo mắt nhìn thì thấy một con cá mập cực to đang phóng vẻo vẻo lại. Lương Tiêu chuẩn bị xuất chưởng, nhưng con cá không thèm để ý tới gã mà hầm hầm lao thẳng vào con cá mập đến trước, hăm hở ngốn ngấu nội tạng của nó. Nhanh như vết dầu loang, mười mấy con cá mập từ bốn phương tám hướng ầm ầm đổ về, cùng ngấu nghiến cắn xé con cá mập đầu tiên cuối cùng nó chết, da thịt bung lở mỗi nơi một miếng.

Lương Tiêu khiếp đảm vô cùng, chẳng hiểu cá mập ở đâu ra mà lắm thế, chỉ biết hễ chúng làm thịt xong đồng loại thì nhất định sẽ bươi xé bọn cá voi con. Cái khó ló cái khôn, gã vụt bơi lại gần, khép khít các ngón tay thành đao, tiếp tục rạch bụng một con cá mập, hai con cá mập khác lập tức xồ đến. Lương Tiêu phóng chưởng đầy lui rồi co mình về dưới bụng con cá voi mẹ. Quả đúng như gã dự đoán, con cá mập vừa phơi nội tạng, bầy đàn nó lại ùa vào nhai giằng gau gáu. Lương Tiêu thừa cơ xuất thủ, lần lượt móc bụng từng con cá một. Mặt biển ngầu bọt đỏ, đàn cá thi nhau cắn xé đồng loại và chén thịt chính mình trong thảm cảnh tương tàn. Lương Tiêu núp dưới bụng cá voi mẹ bảo vệ đàn con, hỗ thấy có cá mập mới đến lại lao ra móc bụng nó. Mấy chục con cá hung hăn hỗn chiến vớì nhau, không hơi đâu bận tâm đến việc ăn nuốt bọn cá voi con nữa. Nửa canh giờ trôi qua, tất cả đám cá mập ấy đã nổi tanh banh trên mặt biển, không sót một mạng nào.

Đợi một lúc, không thấy cá mập đến nữa, Lương Tiêu mới yên tâm trồi lên, hai con cá con quấn quýt dụi đầư vào người gã. Lương Tiêu trèo lên lưng cá voi mẹ, ngó những mảnh xác và vây tan tành, tim vẫn đập thình thịch: “Bọn quái ngư này tàn bạo quá! Đúng là thiên hạ rộng lớn, chẳng thiếu sự lạ!”. Sực liên tưởng đến việc đời, gã lại ngậm ngùi: “Người với người chẳng thế hay sao, đồng loại tương tàn, chinh chiến không thôi”. Nhớ tới thảm cảnh chiến tranh, gã nặng nề thở dài.

Mẹ con cá voi chợt cất tiếng kêu xen kẽ tựa hồ đang hỏi hắn nhau. Lát sau, cá voi mẹ lặn xuống nước, nó di chuyển ngầm gần hai canh giờ mới trồi lên mặt biển, rồi ba mẹ con đồng thanh cất tiếng kêu. Lương Tiêu ngơ ngác nhìn quanh, chợt phát hiện xa xa lờ mờ có bóng thuyền, đến khi nhìn rõ, gã suýt phát khóc vì mừng, chỉ biết nhảy cẫng lên để diễn tả tâm trạng. Con cá chở gã rít một tràng dài, lúc lắc đuôi tiến tới. Khoảng cách rút ngắn, chiếc thuyền kềnh càng thêm sắc nét. Lương Tiêu mừng rỡ gào:

– Cá voi đại thẩm muốn đưa ta về thuyền phải không?

Sực phì cười vì lời nói hoang đường của mình, Lương Tiêu tự giễu: “Cá voi là sinh vật vô tri, đời nào biết báo ơn, chắc là trùng hợp đầy thôi”. Cuối cùng vì vui mừng quá, gã không bận tâm thắc mắc nữa, cứ nhún chân lộn nhào mấy vòng trên lưng cá voi. Để thoát thân, Lương Tiêu đã tính đường chuẩn bị từ trước, mỗi lần ăn hết cá to gã đều giữ bong bóng lại, xì hết hơi cất vào trong người, nửa tháng qua cũng để dành được mấy chục cái, mục đích là tích lũy đủ vài trăm, đợi khi nào trông thấy đất liền, gã sẽ thôi căng chúng lên, kết thành một chiếc bè nhỏ mà vượt vào bờ. Bây giờ không cần phải chờ đợỉ nữa, gã bèn lấy ra thôi từng cái một rồi giắt vào hông.

Nhờ một may mắn tình cờ là con cá voi rong ruổi săn đàn cá nên vẫn di chuyển loanh quanh trong luồng hải lưu lạnh, không rời xa chiếc thuyền là bao. Lương Tiêu mới thôi được mười mấy trái bóng thì cá voi đã rút ngắn khoảng cách về phía chiếc thuyền, đủ để gã trông thấy đằng mui có mấy người đang đấu đá kịch liệt. Hoa Sinh đã rơi vào thế hạ phong, tình thế có vẻ nguy hiểm. Lương Tiêu lo cuống, tự dưng đề khí hú dài.

Hạ Đà La nghe tiếng, hiếng mắt nhìn ra, tim giật thột: “Ban ngày ban mặt mà ma quỷ mọc đâu ra thế kia?”. Hắn hơi hoang mang khiến chiêu thức của Bát Nhã phong có phần rối loạn. Hoa Sinh lên tinh thần, múa mỏ neo với một sức lực mới, buộc đối thủ phải giật lui mấy bước liền. Hạ Đà La nghiến răng tức giận: “Nhất định không để hai tên này liên thủ với nhau, trước tiên hạ gục hòa thượng, sau đó giết chết Lương Tiêu”. Tính toán xong đâu đấy, hắn gầm lẻn thị uy, tung ra đòn sát thủ. Hoa Sinh không kip né tránh, cánh tay phải trúng chiêu trợt cả lần xương trắng ởn. Chú đau đớn rú lên, mỏ neo tuột tay rơi đánh cộc xuống sàn thuyền. Hai cô gái cùng thét vang kinh hãi.

Ở đằng xa chứng kiến tất cả, Lương Tiêu sốt ruột đến nỗi không đợi con cá chở lại gần đã lăng tay ra. Một cái bong bóng thụ lực bay vù ÉỚÌ trước, Lương Tiêu tung mình đạp lên nó, lướt véo đi trên mặt biển, bàn chân sục nước trượt băng băng được chừng một trượng, khi gần hết đã, gã bèn quăng tiếp một cái bóng cá, tung mình đạp lên, lặp đi lặp lại ba lần như thế là đã vượt đi xa hơn hai mươi trượng. Lộ công phu này chính là Thừa phong đạo hải, trước đây Lương Tiêu vẫn hơi gặp trục trặc khi vận dụng, nhưng nay công phu tấn tới nên thi triển nhuần nhuyễn, động tác nhẹ nhàng như hải âu đùa sóng, chẳng mất sức chút nào. Gã đạp sóng lướt đi, mái tóc dài xõa tung trong gió, cốt cách hệt như một vị tiên xứ Bông lai vượt biển xanh. Chỉ tích tắc đã tới gần thuyền, Lương Tiêu lắc mình một cái, trước khi mọi người kịp nhìn rõ, gã đã nhảy tót đến trước mặt Hoa Sinh, phất tả chưởng đầy chệch Bát Nhã phong đi đến cả thước, hạ hữu chưởng đập bốp vào ngực Hạ Đà La.

Chuyến này gã thoát hiểm, lại còn cưỡi cá voi vượt biển trượt sóng mà về, thực là thần kỳ, vừa tái xuất hiện là khí thế đã hoàn toàn áp đảo đối phương. Hạ Đà La đang khiếp đảm vì bộ dạng uy nghi của Lương Tiêu, nay thấy gã tung chưởng tới thì càng không dám sơ suất, liền xuống tấn vận đơn chưởng, dốc toàn lực đón đỡ. Song chưởng chạm nhau, hai người cùng lắc lư, Hạ Đà La nhảy vút ra đến cả trượng, cười khả khả:

– Bình chương tinh tiến thần tốc, thật đáng chúc mừng!

Nhìn bề ngoài, có vẻ như Lương Tiêu ngang tài ngang sức với Hạ Đà La, thực chất phần lớn là nhờ sự tham chiến đột ngột và tấn công bất ngờ, chứ xét tương quan nội lực thì gã còn thua sút Hạ Đà La về mặt tinh thuần dày dặn. Đối phương nói dứt, gã cũng cười ha hả tiếp lời:

– Đa tạ các hạ đã nương tay! Nếu các hạ không ghét bỏ, kẻ bất tài này xin lãnh giáo vài chiêu nữa.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.