Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 14 - Cái Trống Lớn

trước
tiếp

Quang Ngọc quay ra nhìn rồi vui cười nói:

– Trời ơi, xuýt nữa tôi quên bẵng thân vương.

Ngưòi vừa bắt bẻ Phạm Thái là Trịnh Đán con thứ Trịnh Bồng. Sau khi Trịnh

Bồng rời bỏ chùa Long Tiên núi Chúc Sơn để về tranh nhau ngôi chúa với Trịnh

Lệ, giết các chi nhánh họ Trịnh trốn tránh trong hạt Chương Đức, đán mới qua

sông Nhị Hà lánh sang trấn Kinh Bắc đến tu Ở một ngôi chùa nhỏ tại làng Phú

Cẩm. Sau nhờ có Phạm Thái giới thiệu. Trịnh đán xin nhập đảng Tiêu Sơn.

– Xin thân vương cho biết tôn ý.

Trịnh Đán hắng dặn hai ba lần rồi nói:

– Nay không còn phải lúc bàn về lịch sử, việc gì đã qua là đã qua, mà việc gì…

Lê Báo vốn không ưa họ Trịnh, riễu cợt nói tiếp:

– Mà việc gì chưa đến là chưa đến.

Quang Ngọc quắc mắt, mắng:

– Lê hiền đệ coi thường lệnh của ta thực. Đây không phải là nơi để cho ai nói

đùa hết.

Rồi ý chừng muốn tránh sự phá ngang của Lê Báo, Quang Ngọc bắt chàng ra

ngay sân chùa để ăn năn tột lỗi… Nhìn thanh bảo kiếm rung rung Ở tay ông đảng

trưởng oai nghiêm, Lê Báo không dám trái lệnh, cúi đầu, thong thả đứng dậy đi ra.

– Xin thân vương tha thứ cho cái tính lỗ mãng của xá đệ.

Trịnh Đán mỉm cười:

– Những bực anh hùng ái quốc thường có tính nóng nẩy như vậy. CÓ hề gì điều

ấy, quí hồ ai ai cũng một lòng yêu nước là được rồi. Tôi nói thế là vì tôi nhớ tới

những trang lịch sử của ta: Không có lòng yêu nước thương dân mà chỉ nghĩ đến

quyền lợi của một mình mình, của một đảng mình, thời dẫu có lên làm vua chúa

nữa cũng chẳng ra gì, huống chi nhiều khi còn phạm thêm cái tội rước voi về giầy

mo…

Ngừng một lát đưa mắt nhìn hai hàng tráng sĩ Trịnh Đán nói tiếp:

– Đấyu anh em ngẫm mà xem. HỌ HỒ thấy nhà Trần hèn yếu liền cướp ngôi.

Nếu nhà Trần biết mình không đủ sức trị dân nữa mà chịu đi, thì có xong không.

Lại không thế. Lại đi rước quân Minh về. Khốn nạn? Chỉ trông cậy vào người, để

chiếm đoạt giang san chẳng coi dân nước ra gì, để đến nỗi trong mười năm, trăm

họ bị giầy xéo. Khác giống thì ai người ta thương hại mình kia chứ?

“Gần đây, vì việc lập chúa, quận Huy bị giết. Giá vua chúa cùng quần thần biết

tìm mưu kế mà trừ bọn kiêu binh quá hống hách kia đi, thì rồi cũng êm. Khốn nỗi

họ lại chia ra đảng phái, họ chỉ nghĩ đến thù riêng của họ. Rồi tên Chỉnh nham

hiểm, phản nghịch kia vào Nam rước ngay được anh em Tây Sơn ra để định trả thù

cho thầy mình là quận Huy. HỌ trả thù họ đấy? HỌ chặt đầu mình, rõ đáng kiếp, họ

cướp lấy nước mình, đuổi vua chúa mình đi.

Đán hắng dặng rồi lại nói:

– Vậy anh em ta trông đó làm gương, chỉ nên tin Ở sức mình là hơn. Nếu mình

chưa đủ sức thì hãy đợi. Mà liệu không bao giờ đủ sức thì thôi đi đừng kháng cứ

người ta nữa.

“Chứ đi rước kẻ thù nọ về đánh kẻ thù kia thì kẻ nào mạnh hơn nó chiếm lấy

nước, mà vua chúa mình vẫn hoàn không có chỗ nương thân.

“Không những thế, dân gian lại còn bị lầm than nữa là khác. Tôi nói tóm: Ta

chỉ nên trông cậy vào sức ta, chứ đừng tưởng mong nhờ ai hết. Tôi đã nói mấy lời

thô thiển, xin minh chủ cùng anh em lượng xét”.

Phạm Thái đứng dậy quay về phía Quang Ngọc:

– Xin đảng trưởng cho phép ngu đệ đáp thân vương một câu: Thưa vương, lời

bàn của thân vương rất đích đáng. Nhưng ta có mong nhờ hẳn vào ai đâu. Ta chỉ

lợi dụng sự cạnh tranh của hai bên mà thôi.

Sau khi đã bàn bạc cùng nhau đủ các lẽ, sau khi anh em đã xin đảng trưởng

cho phép Lê Báo lại vào dự nghị, thì kế hoạch của đảng Tiêu Sơn định đoạt như

thế này:

Một là cử những nhà sư có tài biện luận giả danh đi khuyên giáo khắp các trấn

để truyền bá chủ nghĩa phò Lê và quyên tiền, rủ người vào đảng.

Hai là chọn một thuyết khách cho vào Gia Đinh hội nghị với Nguyễn Vương,

hứa sẽ chờ dịp tốt tiếp ứng khởi binh để cùng phá Tây Sơn mà tôn phò nhà Lê.

Ba là hơp nhất với đảng “Lê thần nghĩa dũng”, đảng trưởng đảng ấy hình như

Đào Phùng hiện đương trốn tránh và bị tróc nã.

Quang Ngọc vừa bàn được ba điều, bỗng ngừng bặt, ngoài sân chùa có tiếng

ngựa hí và tiếng người ồn ào :

– Biến rồi?

Lê Báo rút kiếm đứng dậy:

– Để tôi ra xem…

Phạm Thái cũng lạnh lùng đứng dậy đi theo rồi ghé mắt nhòm qua khe cửa.

Bỗng chàng phì cười:

– Tưởng gì, chứ một anh ky binh vào kia thì để một mình tôi ra cũng đủ rồi.

– Nhưng cứ nên phòng bị cẩn thận thì hơn, biết đâu nó không có phục binh.

Giữa lúc ấy, người khách lạ đi lại gần yên lặng dụi tắt bó đuốc cầm Ở tay, (vì

trời tối đã lâu) rồi gọi cửa:

– A di đà phật? Ngu muội đến dự lễ.

Phạm Thái vui mừng mở mạnh cánh cửa ra nói:

– Trời ơi? Hiền tỉ đến trễ quá?

– Nhị Nương xin chịu tội. Nhưng có việc khẩn bách, nguy kịch lắm.

Mọi người đều nhớn nhác hỏi:

– Việc gì thế? Việc gì mà dữ dội thế?

– Hoàng Phi.

– Trời ơi? Sao? Lê hoàng phi sao?

– Bị bắt?

– Bị giết?

– Bây giờ đâu?

Nhị Nương để cho ai nấy hỏi xong, rồi thong thả nói:

– Cũng chưa rõ rồi ra sao. Chỉ biết trong lúc bí, ngu muội dấu hoàng phi vào…

Nhị Nương đưa mắt nhìn mọi người, như sợ trong đám có lẫn một vài thám tử

của bên địch. Quang Ngọc vội đỡ lời:

– Hiền muội cứ nói, không lo ngại. Anh em trong đảng Tiêu Sơn chúng ta toàn

là bậc anh hùng hảo hán cả.

– Vậy ngu muội giấu hoàng phi Ở trong đền Phú Mẫn.

– Đền thờ ông Nghè phải không?

– Vâng.

Phạm Thái bỗng phá lên nói:

– Khá đấy? Tôi biết hiền tỉ giấu hoàng phi Ở đâu rồi.

Ai nấy đua nhau hỏi:

– Ở đâu? – Ở đâu?

Nhị Nương cũng hỏi:

– Vâng, Ở đâu?

Phạm Thái vẫn cười:

– Trời ơi? Chị tôi giỏi quá… Ở trong cái trống chứ gì?

Tuy vậy vẫn chưa ai hiểu. Quang Ngọc liền bảo Nhị Nương thuật lại đầu đuôi,

thì câu chuyện như thế này:

Mấy hôm trước có một người thiếu nữ Ở phố Từ Sơn đến chùa Ngô Xá xin làm

tiểu Người ấy trông vẻ mặt sáng sủa nhanh nhẹn và ăn nói lại dịu dàng, nên sư

trưởng yêu mến ngay. Hỏi sao đi tu, thì người ấy nói giận nhà, ép gả vào nơi

không xứng đáng, nên đành đến ăn mày cửa phật để quên hết nỗi trần duyên.

Sư trưởng thương tình cho Ở chùa, nhưng chưa nhận cho quy y. Vả theo nhà

chùa thì có khi sau mấy tháng, người xin tu hành mới được dự lễ thế phát. Sư

trưởng còn xem tính nết tín nữ có thực thành tâm mộ đạo và có chịu nổi những sự

khổ hạnh không đã.

Theo lệ thường, cách dăm hôm Nhị Nương lại quẩy gánh nồi đất xuống chủa

Ngô Xá thăm hoàng phi mà sư trưởng đặt cho cái đạo hiệu là Phổ Bác thiền ni.

Vừa đến sân nhà chùa, nàng đã để ý ngay đến người thiếu nữ. Sống cái đời giang

hồ kiếm hiệp, lúc nào cũng như bị vây bọc Ở giữa đám gian nguy, lừa dối, Nhị

Nương không thể không ngờ vực cử chỉ nhu mì và ngôn ngữ đo đắn của người

mới đến xin tu.

Nàng liền tìm cách làm quen với thiếu nữ, hỏi dò liên miên chuyện nhà cửa,

rồi mời mua cho vài cái nồi. Đoạn nàng gánh hàng ra ngay không vào thăm hoàng

phi nữa, vì như có tâm linh báo trước cho nàng biết sắp xảy ra chuyện chẳng lành.

Nàng còn lang thang Ở bờ ruộng thì đã thấy thiếu nữ Ở chùa ra đi. Đến gần,

nàng vui cười chào hỏi:

– Sao cô lại về?

Người kia ấp úng đáp:

– Tôi xin phép sư trưởng về qua nhà… có tý việc cần…

Nhị Nương càng ngờ:

– CÔ Ở tận đâu?

– Tôi Ở đàng kia.

Thiếu nữ vơ vẩn trỏ tay về phía trước mặt rồi hỏi:

– Còn cô, cô đi đâu?

– ấy, tôi cũng đi lang thang, bán rong… Thế mà lắm hôm may mắn gặp khách

mua đông đáo để. Với lại tôi muốn cùng đi với cô cho vui.

Đến Từ Sơn, hai người chia tay nhau, Nhị Nương chỉ kịp vội vàng quăng gánh

nồi đất vào hàng Ngỗng, rồi lại chạy đi theo dò người thiếu nữ bí mật kia ngay…

Thì thấy người ấy đi ngay vào phủ.

Thế là không do dự nữa, Nhị Nương quay về hàng Ngỗng cải nam trang, nhảy

phắt lên mình ngựa – con ngựa của một công tử thường Ở trọ trong hàng, mà công

tử ấy cố nhiên là Nhị Nương.

Phóng nước đại một mạch về tới chùa Linh Quang làng Ngô Xá, Nhị Nương

quấn quýt hỏi:

– Hoàng phi đâu? Hoàng phi đâu?

Sư trưởng hỏi lại:

– Phổ Bác thiền ni ấy ư?

– Chứ còn ai nữa? Mau mau, nguy đến nơi rồi?

Vừa nói, nàng vừa chạy thẳng vào buồng hoàng phi xốc bà đặt lên mình ngựa

ra roi. Đến chợ Phú mẫn quay đầu trông lại thì Ở gần lối rẽ vào làng Ngô Xá, cát

bụi bay mù mịt. Nàng lền xuống ngựa dẫn hoàng phi vào ẩn trong đền ông Nghè

bên cạnh chợ.

Phạm Thái nghe Nhị Nương thuật đến đấy, ngắt lời:

– Vậy hiền tỉ giấu hoàng phi vào trong lòng trống rồi chứ?

– Vâng, tôi chợt nhớ một lần trước mặt tôi, hiền đệ đã mở cái cửa nách Ở tang

trống để chui vào trong giấu những giây má quan trọng.

Song Văn kinh ngạc hỏi:

– Giấu được người vào trong lòng trống, thì hẳn cái trống ấy to lắm.

Quang Ngọc đáp:

– Phải, to lắm. Hoàng quân không nghe nói đến cái trống thờ ông Nghè bao

giờ?

– Thưa không.

– Cái trống ấy, trực kính bề mặt đo được đến hơn ba thước mà bề cao đến một

ngũ rười, nguyên là của hoàng đé ban thờ ông Nghè không biết từ đời nào, vì chữ

khắc Ở tang lâu năm đã mòn, nhẵn thín, mà người làng Phú Mẫn Sơn lại có tới

bốn, năm lần rồi.. Nhưng hãy nói đến việc cứu bà hoàng phi đã. Phạm Thái?

– Dạ.

– Việc này phải hiền đệ đi mới xong.

Lê Báo đứng lên nói:

– Thưa đảng trưởng, ngu đệ xin đi cho, cứ để Phạm đại huynh Ở lại mà bàn

việc lớn

Quang Ngọc biết tính Lê Báo hay nóng nẩy liền phỉnh một câu:

– Kể Lê hiền đệ hay Phạm hiền đệ đi thì cũng thế thôi. Nhưng Phỗ Chiêu đã

thông thuộc miền ấy thì vẫn hơn. Vậy anh em hãy nghe: Chúng ta nên thêm điều

này vào ba điều ban nãy.

Nhị Nương hỏi:

– Ba điều gì thế?

– Hiền muội đến trễ nên không biết. Nhưng không sao. Hãy bàn đến việc cần

kíp hơn đã. Ba điều trên kia rồi sau thuật cho Nhị Nương nghe. Bây giờ Nhị

Nương cùng Phạm Thái hãy đến ngay Phú Mẫn cứu Lê hoàng phi. Còn điều thứ tu

ta nói đó là: Cứu được hoàng phi thoát nán, Phạm Thái phải đưa ngay ngài lên

Lạng Sơn. Ở đó bọn trung thần nhà Lê rất đông, mà biên giới, có sao trốn sang

Tầu cũng dễ. Chứ Ở vùng này, họ nhẵn mặt ngài rồi, thực khó lòng mà trốn tránh,

ẩn núp được lâu, thế nào cũng đến bị bắt mất thôi.

Phạm Thái cúi đầu lĩnh mệnh rồi yên lặng cùng Nhị Nương ra đi. Chư tăng

cũng giải tán, ai về chùa nấy, để sắp sửa theo đuổi công việc truyền bá chủ nghĩa

phò Lê.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.