Xong việc tang ma của bạn đồng chí, Phạm Thái đã toan xin phép Kiến Xuyên
hầu để trở lại nhà, vì chàng đương sốt ruột về công việc đảng Tiêu Sơn, mà bấy
lâu chàng không nhận được tin tức.
Bỗng xảy ra một việc đau lòng.
Sáng sớm hôm ấy chàng ra viếng mộ bạn một lần cuối cùng.
Xa xa chàng đã trông thấy từ mồ bốc lên một làn khói biếc lẫn trong sương
buổi sáng thu. Chàng nghĩ thầm: ‘Mình tưởng vào giờ này thì chưa ai ra viếng mộ,
thế mà trước mình đã có người đến rồi”.
Chàng định quay về, nhưng đăm đăm nhìn quanh mồ, chàng vẫn không thấy
bóng một ai: “Có lẽ ngưòi đến viếng đã đi rồi? Nhưng người ấy là ai? Chẳng lẽ
Long CƠ lại ra sớm thế?”
Phạm Thái liền tiến đến gần. Chàng thoáng nghe tiếng rên khừ khừ se sẽ.
Bỗng chàng giật mình. Cách mộ độ hai ngũ, dưới một cành dương liễu, chàng thấy
treo lủng lẳng, lắc lư cái xác một người đàn bà vận tang phục. Dưới chân một
đống gạch đổ ngổn ngang. Chàng hiểu ngay là người kia vừa tự ải.
Vội vàng chàng trèo thẳng lên cây cởi cái giây lưng người kia cùng để thắt cổ.
Thân người đàn bà rơi phịch xuống đất. Phạm Thái nhìn lại thì là Long Cơ. Chàng
liền hô hoán gọi những người qua đường, và nhờ một người về bẩm với Kiến
Xuyên hầu cùng phu nhân.
Ai nấy đang xúm nhau lại gọi hồn Long CƠ lai tỉnh, thì gia quyến Kiến Xuyên
hầu vừa đến. Trương phu nhân khóc oà:
– Trời ơi? Mất con, lại mất luôn cả dâu. Gặp tình cảnh này thì già sống sao
được, trời hỡi trời?
Quỳnh Như đặt tay lên Long CƠ bảo mẹ:
– Bẩm mẫu thân, chưa thất vọng đâu, còn thoi thóp, mà chân tay chưa lạnh.
Ngàng liền vừa lay mạnh vừa gọi. Quả một lát sau, Long CƠ thở ra một hơi
thật dài, rồi duỗi thẳng chân tay, một lúc nữa, cặp mắt nàng đã động đậy, lim dim.
Kiến Xuyên hầu sung sướng bảo Phạm Thái:
– Sư ông đã đưa giúp linh cữu con lão từ Lạng Sơn về đây, nay sư ông lại cứu
sống được con dâu lão, ơn ấy không bao giờ lão quên.
Quỳnh Như đưa mắt nhìn Phạm Thái thấy chàng có vẽ lẫm liệt oai phong của
một bậc hiệp sĩ. Nàng tự nhủ thầm: “Ta quyết người này không phải là sư?”
Phạm Thái cũng liếc trộm Quỳnh Như, ngẫm nghĩ “Sao một tuyệt thế giai
nhân như kia lại không Ở trong đảng Tiêu Sơn?”
Giữa lúc ấy Long CƠ mắt trân trân nhìn thẳng, ngơ ngác không biết mình
dương Ở cõi dương hay cõi âm. Rồi nàng lại nhắm nghiền mắt lại, miệng ú Ớ nói
mê, tâm thần thiêm thiếp.
Trương phu nhân hỏi thầm Phổ Chiêu:
– Bạch sư ông, liệu có việc gì không?
– Dám bẩm phu nhân, bần tăng chắc rằng không hề gì?
Sư ông xin phu nhân truyền bọn thị tỳ đem võng đưa Long CƠ về nhà.
Hôm sau Long CƠ tỉnh hẳn, rồi nhờ về thuốc thang chữa chạy tẩm bổ nên chỉ
trong vòng ba bốn buổi lại lành mạnh như thường.
Nhưng suốt ngày ấy sang ngày khác nàng chỉ khóc không chịu ăn thứ gì,
khăng khăng đòi tuẫn tiết theo chồng. Kiến Xuyên hầu phải giảng giải mãi nàng
mới vâng lời, tạm nguôi phiền muộn và bỏ hẳn được cái chí quyên sinh.
Từ đó bất kỳ mưa nắng, ngày ngày nàng ra mộ chồng nằm phủ phục kể lể tình
xưa. Kiến Xuyên thấy vậy đem lòng thương xót và chuẩn lời nàng xin, truyền gọi
thợ đến làm ngay một ngôi nghĩa lư bên mả, để nàng một mình ra đó thủ tiết cùng
chồng.
Cách ít lâu, Quỳnh Như đến thăm chị dâu thấy trên vách trắng có đề hai bài
thơ, nét chữ tươi như hoa đào, già giặn như cành mai cỗi. Nàng đứng đọc nhẩm:
Cuồn cuộn xe mây hp duổi dong,
Dễmà theo hỏi chốn hành tông,
Khêu sầu chín khúc chùng giây sắt,
Diễn thảm năm canh quạnh giọt đồng,
Niên đảo mơ màng hồi thú cổ
Sinh tiêu nghe lắng tiếng thiền chung,
Huyền thương ví chẳng thù hồng phấn,
Chi hếp trần hoàn trả chưa xong!
Gió thu hiu hắt, khóm phương tùng,
Thổi rụng hàng châu ngoẹn mà hồng,
CỎ biếc chẳng treo hiền SỞ trướng,
Trúc vàng thù điểom giọt Ngu cung,
Họa kề cổ trủng đeo tình nặng,
Trăng rạng cô lư sáng tiết trong.
Dệt gấm Thanh nê, câu nhất tiếu,
Thêu nền Thúy ái chữa tam tòng.
Đọc xong, Quỳnh Như nhìn giòng chữ lạc khoản hỏi:
– Này chị, Phổ Chiêu thiền sư là ai vậy?
Long CƠ đáp:
– Là nhà sư trẻ tuổi tiễn tống linh cữu tôn huynh về đây bữa nọ.
Quỳnh Như mủm mỉm cười:
– Chị xin thơ người ta đấy à?
Long CƠ lo lắng nhìn em chồng:
– Không, thưa cô, hôm qua Phổ Chiêu đến quỳ bên mộ khấn khứa. Thấy tôi ra,
nhà sư đứng dậy nói lại từ biệt linh hồn bạn một lần cuối cùng để mai đi Kinh Bắc.
Rồi Phổ Chiêu xin đề tặng một bài thơ kỷ niệm. Tôi bảo người nhà lấy giấy bút,
nhưng nhà sư không viết vào giấy, mà lại viết ngay bên vách luôn một lúc hai bài
thơ nôm ấy.
Quỳnh Như vẫn mủm mỉm cười đọc đi đọc lại mãi hai bài thơ. Nàng lẩm bẩm
nói một mình:
– Đã biết mà, có sai đâu. Người này không phải là sư.
Long CƠ kinh ngạc:
– Clô bảo gì?
– Tôi bảo Phổ Chiêu không phải là sư, hay ít ra cũng không phải là một nhà
chân tu. Là một nhà thi sĩ thì còn có lý.
Long CƠ chau mày ngẫm nghĩ
– Sao cô ngờ vực oan cho kẻ tu hành như thế? Trong đám thiền tăng cũng có
người giỏi văn thi chứ.
Quỳnh Như cười:
– Giỏi văn thi đến đâu đi nữa, một nhà sư chân tu cũng không có những lời
tình tứ như hai câu: “Gió thu hiu hắt khóm phương tùng, thổi rụng hàng châu
ngoẹn má hồng”. Sao mà chữ “ngoẹn” nó lẳng lơ thế, chị có thấy không? Nhưng
hay chữ thì hay thật ?
Quỳnh Như vốn là con nuông của Kiến Xuyên hầu. H^u thương yêu nàng hơn
cả con trai và cho nàng còn thông minh hơn anh nàng nhiều, tuy anh nàng đã đậu
tới tiến sĩ. Hôm ấy nàng đem câu truyện bí mật thuật với cha: nào khi gặp lần thứ
nhất Ở trên thuyền, nhà sư dùng cách bút đàmbảo cho nàng hay rằng Thanh Xuyên
bị kẻ thù đầu độc, nào cử chỉ ngôn ngữ của một nhà sư giống cử chỉ, ngôn ngữ
một võ sĩ. Nàng nói tiếp:
– Nhất là lúc nãy con ra nghĩa lư thăm chị trấn thủ con, được đọc hai bài thơ
của sư ông đề trên vách thì con không còn ngờ vực gì nữa. Chắc chắn là nhà sư kia
là một tay quốc sự phạm ẩn thân trong bộ áo cà sa.
Rồi nàng đọc lại hai bài thơ cho cha nghe. Kiến Xuyến hầu ngẫm nghĩ nói:
– Ư, hay chữ? Nhưng có điều gì tỏ ra rằng hai bài thơ kia của một quốc sự
phạm đâu?
Bỗng Hầu mỉm cười nhìn con gái yêu. Hầu vẫn khen thầm nhà sư có vẻ mặt
tuấn tú của bậc văn nhân và tấm thân tráng kiện của hàng dõng tướng. Nay nghe
lời, hầu lại biết nhà sư có tài ngâm vịnh siêu thế nữa. Tự nhiên hầu lại nghĩ đến
việc nhân duyên của con gái, nếu quả thật kẻ có văn tài kia chỉ đội lốt nhà sư để
lánh nạn.
Thấy cha nhìn mình một cách tò mò, Quỳnh Như đỏ bừng mặt khép nép thưa:
– Dám bẩm phụ thân, con trình phụ thân điều ấy chỉ vì con sợ rằng nếu không
đề phòng trước, biết đâu người kia lại không gieo họa cho nhà ta. Vâng, biết đâu
người ta không có chân trong một đảng phản nghịch nào đó.
Con nghe phụ thân nói Ở hạt Kinh Bắc có nhiều đảng Lê thần đương ngấm
ngầm phản đối triều đình. Thế mà nhà sư lại là người hạt Kinh Bắc, nên con e ngại
lắm.
Kiến Xuyên hầu gật gù suy nghĩ
– Được, để cha xem.