Phạm Thái đang ngồi mở quyển Hán để ra câu đối cho học trò nhỏ thì Kiến
Xuyên hầu bước tới ôn tồn hỏi:
– Hôm qua công tử uống rượn say thế mà hôm nay cũng dạy sớm được?
Phạm Thái vội vàng đứng lên chắp tay vái dài:
– Bẩm tướng công, hôm qua vãn sinh quá chén, có lầm lỡ điều gì, xin tướng
công tha tội cho.
Kiến Xuyên hầu vuốt râu cười ha hả:
– Đã uống thì phải say, say thì phải bỏ sự giữ lễ đi, như thế mới thú chứ.
Hầu lại cười rồi đột ngột hỏi:
– Công tử đã đọc thơ Mộc Lan chưa, nhỉ?
Phạm Thái hơi chột dạ, đứng ngẫm nghĩ tìm hiểu. Thì Kiến Xuyên hầu đã nói
tiếp:
– Giá thời nay, người mình cũng viết theo đẻ ấy thì tất đã đổi lại. Chẳng hạn
nói nàng Mộc Lan cải nam trang đi đánh giặc. Khi thắng trận về triều, gặp một
ông trạng nguyên trẻ tuổi, liền phải lòng, rồi bỏ cả chiến bào mà mặc áo xiêm, rồi
cùng trạng nguyên kết hôn. Viết như thế mới có hậu, phải không công tử?
– Dạ.
Phạm Thái sợ mướt mồ hôi, chân tay run lặp cập, chàng nghĩ thầm: “Thôi,
chắc Trương công đọc qua truyện “Sơ kính tân trang” của ta rồi. Ta đã dặn Quỳnh
Như giữ kín không cho ai xem qua, sao nàng vô ý đến thế để Trương công vớ
được Thế này thì còn gì là thể diện, còn gì là danh dự ta nữa?”
Nhưng chàng cũng đánh bạo đáp lại:
– Dám bẩm tướng công, tướng công dạy thế, thực là chu đáo. Nhưng kể bài
thơ cổ cũng có nhiều câu khảng khái.
– Thì vẫn khảng khái, hùng dũng. Nhưng thời nay làm gì có hạng người khảng
khái, hùng dũng, phải không, công tử? Một bài thơ đầy ý tưởng uỷ mị mới tả được
những tâm tình uỷ mị.
Rồi hầu cao giọng ngâm:
Vua ban vàng bạc Mộc Lan từ,
Liền cấtLan lên chức thượng thơ,
Nhưng Lan chẳng th ích làm quan thượng. . .
Thấy Kiến Xuyên hầu ngừng lại, Phạm Thái liền bạo dạn hỏi:
– Dám bẩm tướng công, tướng công dịch?
– Phải, lão gia cũng vừa ngẫu nhiên nghĩ mà dịch liều một đoạn ra quốc âm,
nhưng được có ba câu đã thấy cạn giòng… Kể nhà vua cũng nông nổi quá. Mới
đem vàng, bạc, cùng chức thượng thư ra thử bụng tráng sĩ thì đã biết đâu rằng
tráng sĩ chỉ thích được một con lạc đà để phi về quê thăm nhà? Sao không đem
một công chứa diểm lệ ra, xem tráng sĩ có coi công chúa quý hơn con lạc đà
không.
Phạm Thái cố lấy giọng tự nhiên đáp lại:
– Bẩm tướng công, thử như thế cũng vô hiệu, vì tráng sĩ chỉ là một thiếu nữ cải
nam trang.
– Đành thế, nhưng nhà vua vẫn tưởng Mộc Lan là một nam nhi có dũng cảm.
Đến đây, Kiến Xuyên hầu phá lên cười, nói tiếp:
– Kể ra thời nay bọn nam nhi còn thua Mộc Lan nhiều?
Hầu vờ lỡ lời xin lỗi, rồi lại nói:
– Lão già naỳ rõ lẩm cẩm quá. Đương câu truyện van chương lại nói liên miên
đến việc thì thế… À lâu nay công tử có làm được bài thơ nào hay đọc cho lão gia
nghe với.
Phạm Thái chưa kịp trả lời, hầu đã khéo nói lảng, hình như cốt để chàng quên
câu truyện Mộc Lan đi:
– Hay đại khái như bài thơ của Trịnh công tử hôm qua.
Cả hai cùng cười, Phạm Thái tưởng Kiến Xuyên hầu lên nhà trên đã mừng.
Nhưng hầu chỉ ra đứng Ở hiên một lát, rồi lại quay vào hỏi Phạm Thái:
– Công tữ hẳn đã đọc truyện Thôi Oanh Oanh?
– Bẩm tướng công, vãn sinh mới được đọc bộ Tây Sương ký.
– Cũng được ? Tuồng Tây Sương ký còn có phần đặc sắc hơn tiểu thuyết Thôi
Oanh Oanh. Vậy công tử cho biết ý kiến về áng văn ấy.
Lần thứ hai Phạm Thái kinh hãi, nhưng cố giữ nét mặt thản nhiên:
– Bẩm, văn chương rất hay.
Tướng công như không nghe rõ câu khên ngợi của Phạm Thái nói luôn:
– Bao giờ cũng vậy, loạn thường từ trong nhà loạn ra. Trương quân Thụy
không phải là Thôi phu nhân thì gặp sao được Thôi Oanh Oanh. Đã không gặp mặt
Thôi Oanh Oanh thi thơ từ xướng họa với nhau sao được? Giá Trương quân Thụy
biết tự trọng mà lẳng lặng bỏ ra đi, thì đâu đến nỗi xuác phạm tới danh tự nhà họ
Thôi.
Thấy bọn trò nhỏ đã tề tựu lên học, Trương công mỉm cười gật chào Phạm
Thái, rồi thong thả bước xuống thềm nói tiếp:
– bỏ ra đi, rồi tùy ý, muốn đi hẳn không quay về nữa cũng được, hay muốn
nhờ mối lái hỏi Thôi Oanh Oanh làm vợ cũng được.
Sáng sớm hôm sau, Phạm Thái cáo biết Kiến Xuyên hầu, xin phép về quê
thăm nhà. Hầu đã thừa biết chàng chẳng còn họ hàng thân thích nào nữa. Song hầu
không đả động gì đến điều ấy, cốt để chàng đi ngay.
Hầu vẫn yêu mến chàng và bằng lòng gả Quỳnh Như cho chàng, nhưng hầu
muống tránh hẳn sự hiềm nghi.
Chàng vừa đi được một lát thì mụ mối nhà họ Trịnh đã sang nói chuyện về
việc hôn nhân của Trịnh Nhị.
Trương công và Trương phu nhân hỏi ý kiến nhau. Nghe chồng ngỏ lời muốn
gả Quỳnh Như cho Phạm Văn Lý. Trương phu nhân dẫy nẫy, nhất định không
bằng lòng nhận một anh sư phá giới làm rẻ.
Kiến Xuyên hầu biết Phạm Thái là con Trạch Trung hầu, nhưng không muống
tiết lộ tung tích của chàng ra với một ai, vì hầu đã rõ chàng đương bị triều định
truy nã. Hầu chỉ mỉm cười bảo phu nhân:
– Bà không ưng Phạm Văn Lý làm rể thì thôi. Nhưng tôi xin bà đừng vội hấp
tấp gả hoài gả hủy cho một gã vô học.
Về các việc, mà nhất là việc hôn nhân trong một gia đình, bao giờ ý muốn của
bà cũng lấn át ý muốn của ông. Dẫu ngày xưa hay ngày nay cũng thế thôi.