Giặc Bắc

Chương 40 - Đằng Châu Tiến Binh

trước
tiếp

Đang dùng cơm tối Phạm Cự Lượng được quân hầu báo có Hữu Danh Vô Thực đang chờ hội kiến. Biết có chuyện khẩn cấp Phạm Cự Lượng vội buông đủa bước ra trung dinh. Vị đại tướng họ Phạm thấy hai nhân viên đầu não của đoàn do thám Hoa Lư là Hữu Danh Vô Thực và Bách Diện Thư Sinh đang đứng chờ. – Xin lỗi đã quấy rầy tướng quân trong lúc đang dùng cơm tối.Tuy nhiên lão phu vừa được nhân viên do thám báo tin cực kỳ khẩn cấp và quan trọng…Ngừng lại giây lát xong vị thủ lĩnh đoàn do thám trầm giọng xuống thật thấp như sợ có người khác nghe: – Nhân viên do thám thuộc ban tin tức báo cáo hôm qua hai đạo quân viễn chinh của Tống triều dưới quyền chỉ huy của tướng Hầu Nhân Bảo đã vượt qua biên giới…Thái độ của vị đại tướng nổi tiếng của Đinh triều không tỏ ra vẻ gì khác lạ ngoại trừ nụ cười gằn nở trên môi. Dường như Phạm Cự Lượng đã tiên liệu việc quân Tống sẽ xâm lăng Đại Việt có điều sớm hay muộn mà thôi. – Quân do thám còn cho biết đạo quân dưới quyền chỉ huy của tướng Tôn Toàn Hưng đã đánh chiếm ải Pha Lũy. Ngoài ra Lưu Trừng cũng chỉ huy thủy quân theo sông Bạch Đằng để tiến vào trong địa phận nước ta còn Trần Khâm Tố chỉ huy đạo thủy quân thứ nhì theo cửa Bà Lạt tiến vào nhằm mục đích uy hiếp Hoa Lư…Mĩm cười Phạm Cự Lượng gật gù lên tiếng: – Nếu bản chức đoán không lầm đạo quân của Tôn Toàn Hưng sau khi lấy Pha Lũy sẽ men theo ngã Lộc Châu tiến xuống vùng Bắc Giang còn đạo binh của Hầu Nhân Bảo sẽ uy hiếp Lạng Sơn rồi vượt qua Chi Lăng để làm thành thế gọng kềm uy hiếp Đại La…Vuốt râu cười nhẹ Hữu Danh Vô Thực nói nhanh: – Tuy không thông thạo việc binh thư đồ trận nhưng tôi nghĩ đạo quân tiền phong của Tôn Toàn Hưng sẽ tràn xuống vùng Ngân Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh sau đó uy hiếp thành Đại La…Phạm Cự Lượng cười ha hả nói lớn: – Hữu thủ lĩnh nói đúng ý ta lắm. Thành Lạng Sơn chỉ là một vị trí tạm thời ngăn chận địch cũng như đánh tập hậu mà thôi. Tống triều biết rằng đánh nhau ở vùng đồng bằng dễ dàng và tiện lợi hơn vì hai lý do quan trọng là quân lương dễ vận chuyển và địa thế không hiểm trở như ở vùng trung châu. Do đó theo ý của bản chức quân Tống không muốn hao phí binh lực để chiếm Lạng Sơn…Bách Diện Thư Sinh chợt lên tiếng: – Tôi không hiểu Phạm tướng quân muốn ám chỉ điều gì khi nói quân Tống sẽ không hao phí binh lực để chiếm Lang Sơn?Nhìn vị phó thủ lĩnh đoàn do thám Hoa Lư Phạm Cự Lượng ôn tồn giãi thích: – Bản chức xin nói rõ để cho Bách phó thủ lĩnh hiểu là nếu ta giữ thời địch không đánh còn nếu ta bỏ họ sẽ nhân đó mà chiếm Lạng Sơn… – Theo ý tướng quân ta nên giữ hay bỏ Lạng Sơn?Trầm ngâm giây lát Phạm Cự Lượng trả lời: – Theo ý của bản chức ta nên giữ Lạng Sơn nhưng không cần phải huy động một lực lượng lớn lao. Chỉ cần hai ngàn quân là ta có thể giữ được Lạng Sơn rồi. Nhị vị chắc đã thông báo tin này tới quan Thập Đạo?Khẽ gật đầu Hữu Danh Vô Thực đáp liền không do dự: – Lão phu đã đích thân báo cáo tin này lên quan Thập Đạo sáng hôm kia. Người truyền lệnh cho lão phu đem tin này nói cho Phạm tướng quân biết đồng thời ra lệnh triệu hồi tướng quân về Hoa Lư để hội họp về việc quân Tống xâm lăng nước ta và nhất là bàn chuyện riêng….Phạm Cự Lượng gật gù mĩm. Y chưa kịp nói Hữu Danh Vô Thực tiếp nhanh:: – Nguồn tin thứ hai là quân Đằng Châu đã bí mật di chuyển không để lại dấu vết. Quân do thám của lão phu cố gắng tìm kiếm mà chưa khám phá ra được chúng đi đâu và làm gì…Phạm Cự Lượng lẩm bẩm: – Lạ kìa… Phạm Phòng Át định giở trò gì đây…Nhìn hai nhân viên đầu não của đoàn do thám họ Phạm trầm giọng: – Phạm Bách Hổ là tay mưu mẹo và quyền biến.Hắn đột nhiên mất tích tất phải có lý do…Y vừa nói tới đó chợt ngưng lại khi nghe có tiếng xôn xao rồi một viên tướng hối hả bước vào: – Trình tướng quân… Quân Đằng Châu đang ùn ùn tiến tới chỉ cách ta không đầy dặm đường…Phạm Cự Lượng hơi đổi sắc khi nghe tin trên. Y ngước nhìn viên thuộc tướng như chờ nghe tiếp: – Quân ta còn báo cáo rằng đạo trung quân độ ba ngàn dưới quyền chỉ huy của Phạm Bách Hổ hạ trại cách chỗ ta đóng quân non dặm đường, còn đạo tả dực có quân số non hai ngàn sẽ tiến tới Minh Nghĩa, trong lúc đạo hữu quân sửa soạn tấn công vào đạo binh thiết kỵ của ta. Xin tướng quân liệu định…Phạm Cự Lượng nhìn Hữu Danh Vô Thực và Bách Diện Thư Sinh. Tuy y không nói lời nào song hai nhân viên đầu não của đoàn do thám hiểu. Phạm Bách Hổ đã dùng chước mưu qua mặt được đoàn do thám Hoa Lư. Không biết địch đi đâu và làm gì, quân Hoa Lư không thể nào nắm thế chủ động được. – Mời nhị vị theo bản chức quan sát địch tình…Dưới sự yểm trợ của quân hộ tống Phạm Cự Lượng cùng với Hữu Danh Vô Thực,Bách Diện Thư Sinh và viên thuộc tướng cỡi ngựa tới gần chỗ Phạm Bách Hổ đóng quân. Đứng trên đỉnh đồi thấp họ im lặng quan sát. Trại binh yên lặng như tờ. Người đi lại cũng không thấy. – Tiên đế thường nói không những giỏi võ Phạm Bách Hổ còn có tài điều binh khiển tướng do đó quân Đằng Châu quả là tinh binh không kém chi quân Hoa Lư…Tiếng đại pháo nổ đùng cực lớn ngắt ngang lời nói của Phạm Cự Lượng. Tiếng trống trận nổi rền trời đất. Đạo quân kỵ tinh kỳ phất phới đột nhiên xuất hiện rồi nhắm chỗ họ đứng chạy tới như bay. Phạm Cự Lượng nói nhanh: -Ta nên rút lui vì họ đã khám phá ra tông tích của ta…Hữu Danh Vô Thực cười gượng lên tiếng: – Chậm mất… Họ đã chận hậu ta rồi…Nhìn theo tay chỉ của vị thủ lĩnh đoàn do thám Phạm Cự Lượng thấy một đạo quân bộ từ trong rừng cây hiện ra chận đường rút lui. Họ Phạm lặng thinh không nói tuy trong lòng rất lo âu. Theo hộ tống y chỉ có mười người, tuy họ là dõng tướng nhưng làm sao cự lại một ngàn tinh binh Đằng Châu.Đạo kỵ binh dừng lại xa xa. Một vị đại tướng uy nghi, tay cầm trường thương cỡi ngựa bạch dẫn đầu đoàn quân. Phạm Cự Lượng nói nhỏ: – Y là Phạm Bách Chước, trưởng nam của Phạm Bách Hổ, chỉ huy trung quân. Người ta đồn y tài kiêm văn võ, trí mưu đều có đủ cho nên mới gọi là Bách Chước. Sau này y sẽ là nhân vật cầm đầu quân Đằng Châu đấy… – Phạm tướng quân… Đã lâu không gặp Bách Chước tôi hân hạnh được tái kiến…Nghe giọng nói hùng tráng của Phạm Bách Chước Phạm Cự Lượng bật cười ha hả nói lớn: – Mười năm không thấy mặt Cự Lượng tôi nào ngờ Phạm thế huynh trưởng thành nhanh quá…Phạm Cự Lượng thúc ngựa tới cách Phạm Bách Chước chừng trăm bước. Ngồi trên ngựa y hơi nghiêng mình tỏ ý thi lễ xong cười tiếp: – Dám hỏi quan Thân Vệ vẫn được khang an…?Vòng tay thi lễ Phạm Bách Chước đáp: – Đa tạ… Tuy tuổi hạc đã cao song gia phụ nhờ trời vẫn được khang an…- Lượng tôi tới Đằng Châu đã lâu nhưng vì việc quân bề bộn thành ra chưa có dịp tới vấn an quan Thân Vệ…Phạm Bách Chước cười ha hả: – Phạm tướng quân… Dù sao quân Hoa Lư và Đằng Châu cũng là anh em một nhà cho nên Phạm tôi có lời nói trước. Nếu tướng quân không khứng rút binh thời hai bên sẽ phải có can qua. Lúc đó quân Hoa Lư tứ diện thụ địch thời sớm muộn gì cũng phải tan rã thôi…- Tứ diện thụ địch… ha… ha… ha… Quân Đằng Châu như cá nằm trên thớt Lượng tôi muốn bắt lúc nào cũng được… Một vạn quân Đằng Châu tôi chỉ phất tay là xong…Cười gằn Phạm Bách Chước cao giọng: – Vạn quân Đằng Châu có thể không làm cho tướng quân phải lo lắng nhưng còn mười vạn quân của Hầu Nhân Bảo thời Phạm tướng quân phải đối phó ra sao. Nếu tôi không lầm thời đạo binh của Tôn Toàn Hưng đã có mặt ở vùng Ngân Sơn rồi…Phạm Cự Lượng làm thinh trước lời vặn hỏi của đối thủ. Giọng nói của Phạm Bách Chước vang vang trong gió khiến cho ai ai cũng đều nghe: – Tôi biết một vạn quân Đằng Châu không đủ sức làm khó dễ tướng quân tuy nhiên thế liên minh giữa Đằng Châu và giới giang hồ Đại Việt chắc phải làm tướng quân lo nghĩ trong lúc dầu sôi lửa bỏng này…Phạm Cự Lương hơi thoáng giật mình khi nghe câu nói của Phạm Bách Chước. Lê Hoàn ra lịnh cho y chỉ huy hai đạo quân kỵ và bộ tới đây không ngoài mục đích tàn sát giới giang hồ Đại Việt đang hội họp trên Tản Viên Sơn. Theo ý kiến của Lê Hoàn thời giới giang hồ Đại Việt là một lực lượng chống đối mạnh mẻ nhất. Ngày nào họ còn chống đối ngày đó Lê Hoàn không thể ăn ngon ngủ yên nhất là ngồi lên chiếc ngai vàng Đại Việt. Nếu liên minh cùng giới giang hồ Đại Việt, Phạm Bách Hổ sẽ có trong tay ba bốn vạn người. Bình thường mấy vạn người này không thể nào đối địch lại bảy tám vạn quân Hoa Lư nhưng bây giờ tình hình đã đổi khác. Quân Hoa Lư sẽ phải huy động toàn thể binh đội lên án ngữ mặt bắc để chống ngoại xâm do đó không còn đủ binh lực để kình chống lại thế liên minh của Phạm Bách Hổ và giới giang hồ Đại Việt. – Phạm tướng quân… Nể tình xưa nghĩa cũ tôi nhượng cho tướng quân một sinh lộ là mau rút binh về Hoa Lư để lo chống lại quân binh của Tống triều. Nhược bằng tướng quân không nghĩ điều hay, không phân lẽ thiệt hơn thời nay mai đây quân Hoa Lư và quân Đằng Châu sẽ phải gà nhà bôi mặt đá nhau….Dứt câu nói trên Phạm Bách Chước phất tay làm lịnh. Tiếng trống thúc quân nổi rền. Hàng chục tiếng địa lôi nổ rung chuyển đất trời. Từ trong rừng cây bên tả một đạo quân bộ ùn ùn kéo ra. Quân tuy ít song khí thế tựa hùm thiêng hổ dữ. Cùng lúc đó một đạo quân bộ từ bên hữu trẩy đi tợ gió cuốn. Thoáng chốc hai đạo quân gặp nhau xong biến thành trận thế bủa vây Phạm Cự Lượng. Ngồi im trên mình ngựa nhìn quân Đằng Châu thao diễn trận thế Phạm Cự Lượng nhẹ lắc đầu thở dài nói: – So với Hoa Lư quân Đằng Châu không kém chút nào lại còn có nhiều tướng tài. Quan Thập Đạo luận đúng lắm khi nói rằng thế liên minh giữa Đằng Châu và giới giang hồ Đại Việt là mối nguy hiểm hàng đầu của Hoa Lư… – Tướng quân định liệu thế nào?Quày ngựa rút lui Phạm Cự Lượng cười thong thả nói: – Về trung dinh xong bản chức sẽ trình bày cùng nhị vị và các thuộc tướng về kế sách đối phó với quân Đằng Châu và giới giang hồ Đại Việt…Trời tối ngửa bàn tay không thấy. Gió thổi vù vù lạnh buốt xương. Năm trăm quân trang bị toàn vũ khí nhẹ và ngắn đứng im trong bóng tối sẵn sàng hành động. Hồ phu nhân và kẻ cầm sổ giang hồ đứng cạnh nhau. -Tôn ông nên thận trọng…Hồ phu nhân thì thầm đoạn nắm lấy bàn tay của kẻ cầm sổ giang hồ. Thông cảm nỗi lo âu của người bạn đồng hành y cười nói nhỏ: – Phu nhân an tâm…Hồ phu nhân gật đầu quay sang nói với Hồ Vũ Hoa: -Thưa cha… Cha hãy bảo trọng…Phạm Bách Chước lên tiếng: – Thưa Hồ bá phụ đúng canh ba rồi…Hồ Vũ Hoa gật đầu vẩy tay ra lịnh. Toán quân im lặng biến mình vào bóng tối. Gần canh tư quân Đằng Châu còn cách trại quân Hoa Lư mấy trăm bước. Hồ Vũ Hoa thì thầm với kẻ cầm sổ giang hồ và Phạm Bách Chước: – Ta nhắc lại cho Phạm hiền điệt và túc hạ biết là phải hành động thật nhanh xong rút lui thật nhanh. Mục đích đột kích vào trại của quân Hoa Lư nhằm đốt phá lương thực mà thôi. Do đó ta không cần phải giao tranh hoặc hạ sát địch quân…Phạm Bách Chước lãnh lệnh điều động quân sĩ dưới quyền nương theo bóng đêm tới sát trại quân Hoa Lư. Nhìn theo bóng quân mất dạng Hồ Vũ Hoa nói nhỏ với kẻ cầm sổ giang hồ:-Túc hạ cẩn thận… Ta sẽ gặp nhau dưới chân núi Tản…Gật đầu kẻ cầm sổ giang hồ băng mình chạy trước. Hồ Vũ Hoa cười nhẹ bám theo bén gót. Vì trời tối thêm mưa gió lạnh lẻo khiến cho sự canh gác của quân Hoa Lư lơi lỏng nhờ đó kẻ cầm sổ giang hồ lọt vào vòng dinh trại không mấy trở ngại. Nép mình vào góc tối y đứng im suy tính tìm cách lọt vào trung dinh của Phạm Cự Lượng. Thâm tâm của y là nếu không bắt sống được thời ít ra cũng đánh trọng thương để làm cho Phạm Cự Lượng phải bỏ ý định tấn công vào giới giang hồ Đại Việt đang hội họp nơi núi Tản Viên. Đang miên man suy nghĩ y chợt nghe âm thanh khẽ vang lên ở sau lưng của mình. Với thính lực tinh tường và kinh nghiệm giang hồ y biết âm thanh đó chính là bước chân của kẻ dạ hành. Tuy không biết đích xác kẻ lạ là ai nhưng y phỏng chừng thứ nhất kẻ lạ có thể là một vũ sĩ giang hồ lén lút xâm nhập vào dinh trại của quân Hoa Lư để dò la tin tức. Thứ nhì kẻ lạ có thể là nhân viên thuộc ban bảo hoàng của đoàn do thám Hoa Lư đang có phận sự canh gác. Sau khi thành lập xong đoàn do thám Hoa Lư các vũ sĩ giang hồ đưa ra một ý kiến vô cùng mới lạ song cực kỳ hữu hiệu. Ý kiến đó là xử dụng các nhân viên do thám vào việc canh phòng doanh trại. Gồm toàn các vũ sĩ giang hồ với bản lĩnh cao siêu họ thừa khả năng đối phó hoặc khám phá ra tông tích của gian phi. Ngồi im trong bóng tối an thần định khí hay triển công phu trầm tịnh và xuyên qua thính lực tinh tường họ có thể nghe được tiếng bước chân của kẻ dạ hành cách xa trăm bước do đó họ dễ dàng khám phá ra tông tích của gian phi. Sau khi xử dụng nhân viên do thám vào việc canh phòng thời dinh trại của quân Hoa Lư trở thành nơi chốn khó khăn cho gian phi lén lút xâm nhập.Kẻ cầm sổ giang hồ vẫn im lìm dù tiếng bước chân càng lúc càng tới sát đồng lúc với quyền phong lốc gió âm u ập vào hậu tâm. Nụ cười nở trên môi của tay kiếm giết người khi biết kẻ lạ chính là nhân viên của đoàn do thám Hoa Lư. Đợi cho quyền phong lấn tới thật gần y chợt xoay phắt người lại đối diện với kẻ địch cùng lúc hai cánh tay bung ra. Bàn tay mặt khép lại thẳng băng trong thế triệt thủ chém vút vào cổ họng còn bàn tay tả mở khoằm khoằm móc vào cổ tay của đối phương. Chiêu thức đi được nửa đường y chợt biến trảo thành chưởng vổ hờ vào đan điền còn triệt thủ biến ra trảo công bấu vào cổ. Cố tình không để cho địch thủ có thời giờ hóa giải chiêu thức hoặc lên tiếng báo động nên kẻ cầm sổ giang hồ ra chiêu thần tốc, kỳ ảo và độc hại dị thường. Tuy nhiên đối thủ của y quả nhiên có bản lĩnh cao thâm. Dù bị tấn công ráo riết hắn vẫn bình tĩnh giải chiêu một cách hữu hiệu và chính xác cho nên nhất thời kẻ cầm sổ giang hồ không thể nào đánh bại hắn được. – Cháy… cháy… – Kho lương cháy… Kho lương cháy anh em ơi…Nghe tiếng quân canh báo động gã nhân viên do thám giật mình hơi lơi tay một chút. Đối với một cao thủ thượng đẳng giang hồ giây phút ngắn ngủi này quí hơn vàng. Không chậm trễ kẻ cầm sổ giang hồ xô người nhập nội. Chân hữu đạp một bước thật dài vào sát đối phương, lưng hơi khòm xuống một chút, cánh tay mặt gấp lại với khuỷu tay nhọn hoắt thúc vào đan điền đoạn bàn tay dựng thẳng lên hất vào càm xong mở ra bấu vào yết hầu. Ngón đòn vô vật lừng danh và tối độc của Lý Ông Trọng xảy ra nhanh hơn chớp mắt. Gã nhân viên do thám nấc tiếng nhỏ gục xuống. Chụp lấy xác chết y hoán đổi y phục xong ung dung bước đi. – Cháy… – Cháy…Miệng la lớn báo động kẻ cầm sổ giang hồ bước nhanh về phía chỗ có ánh đèn sang sáng. Thọc tay vào túi áo của gã nhân viên do thám chạm phải vật gì lành lạnh y mĩm cười thích thú. Không cần nhìn y cũng biết đó chính là tấm thẻ bài hay là tín vật của nhân viên do thám. Đoàn do thám Hoa Lư nhân số đông đảo mà mỗi ban có nhân viên mấy trăm người cho nên họ không thể nào nhận diện hoặc biết mặt hết đồng bọn của mình. Do đó mỗi nhân viên đều có một tấm thẻ bài bằng kim khí khắc hình một con ó chân bấu lấy hai thanh kiếm gác chéo nhau. Đó là vật bất ly thân đồng thời để chứng tỏ họ là nhân viên do thám. Nếu làm chủ tín vật này y có thể ra vào dinh trại của quân Hoa Lư an toàn và không bị nghi ngờ..Đang ngủ say chợt nghe tiếng la thất thanh quân Hoa Lư giật mình. Lửa bốc sáng lòa. Kho lương cháy hừng hực. Tàu ngựa chứa đầy cỏ khô theo gió mạnh lan thật nhanh. – Thích khách… thích khách… – Gian phi…Quân Hoa Lư lớp lo chửa lửa, lớp lo tìm kiếm gian phi khiến cho trại quân náo loạn. Nghe tin báo có lửa cháy Phạm Cự Lượng tức tốc điều động quân sỉ dập tắt lửa và tìm kiếm gian phi. Tuy nhiên địch quân đã tẩu tán không để lại dấu vết. Trại quân từ từ lấy lại trật tự và yên tịnh. Binh sĩ ai về chỗ nấy. Một người vận sắc phục nhân viên của đoàn do thám lặng lẽ bước về phía trung dinh của Phạm Cự Lượng. Còn cách mươi bước nhìn dáo dác không thấy ai y lẩn nhanh vào bóng tối. Chốc sau lại thấy y hiện ra rồi bước đến gần chỗ tên quân canh đứng nơi cổng. Dừng trước mặt tên lính canh y cười nói: – Trời mưa lạnh quá… Nhìn thấy người lạ vận sắc phục của nhân viên do thám tên lính canh không hỏi lời nào. Chép miệng thở dài hắn nói nhỏ: – Trời mùa đông gió bấc đã lạnh lại còn thêm mưa phùn nữa. Lạnh chết đi thôi…Gã nhân viên do thám cười cười: – Tôi cũng vậy… Đang ngủ ngon mà bị dựng dậy vì mấy tên quân Đằng Châu phá rối…Liếc tên lính canh y cười nói: – Tôi được lệnh cấp trên bảo phải tới đây canh giữ trung dinh để đề phòng giặc trở lại…Nghe nói tên lính canh mừng rỡ. Được thêm người canh gác hắn càng thêm vững dạ và có người chuyện trò cho qua thời giờ.Liếc vào trong thấy đèn sang sáng gã nhân viên do thám hỏi: – Chắc Phạm tướng quân còn thức?Tên lính canh gật đầu: – Ổng thức khuya lắm… Nhiều đêm tôi thấy tới cuối canh ba mới tắt đèn đi ngủ…Dứt lời tên lính canh cười cười tiếp:- Anh làm ơn canh hộ tôi giây lát để tôi vào trong kia kiếm ly nước chè uống cho ấm bụng xong trở ra liền…Gã nhân viên do thám gật đầu cười nói: – Anh cứ đi rồi lúc nào trở lại cũng được…Gã nhân viên do thám đứng nhìn theo bóng tên lính canh mất dạng mới từ từ rời chỗ đứng tới gần cửa trung dinh. Ngưng thần lắng tai y nghe tiếng người nói chuyện rì rầm. Chừng tàn nén nhang tên lính canh trở lại. Gã nhân viên do thám cười nói: – Anh đứng canh để tôi đi rảo một vòng xem có gian phi lẻn vào không…Dứt lời y đi vòng bên hông rồi biến mất vào bóng đêm mịt mùng.Nhìn bốn viên thuộc tướng trung thành đứng trước mặt Phạm Cự Lượng nghiêm giọng nói: – Đầu canh năm chúng ta sẽ động binh. Lê tướng quân hãy chỉ huy đạo binh tiền phong tới hạ trại cách Tản Viên sơn chừng mươi dặm; phần Nguyễn tướng quân và Trần tướng quân điều khiển đạo tả dực và hữu dực tới hạ trại cách Minh Nghĩa chừng năm dặm về hướng đông bắc. Bản chức cũng đã truyền lệnh cho Hồ tướng quân rút đạo binh thiết kỵ về Hoa Lư trước. Phần bản chức sẽ di chuyển khỏi Quốc Oai tới đóng tại Thạch Thất. Bản chức nói như vậy song chư vị tự quyền bày binh bố trận tuỳ theo tình hình và địa thế…Lê Ánh, vị tướng chỉ huy đạo tiền quân ngập ngừng giây lát mới hắng giọng: – Trình tướng quân… Nếu mạt tướng không lầm thời ta nhận được lệnh của quan Thập Đạo là phải rút quân về Hoa Lư; tuy nhiên theo cách bày binh như vầy tướng quân dường như có ý định tấn công vào Tản Viên…Phạm Cự Lượng cười nhẹ lắc đầu thong thả thốt: – Nhận được lệnh triệt binh về Hoa Lư để chuẩn bị đánh nhau với quân Tống, dĩ nhiên bản chức không thể trái lệnh của quan Thập Đạo. Sở dĩ bản chức bố trận như vầy chỉ là kế nghi binh trước khi rút lui, bởi vì triệt binh mà không sữa soạn trước là thất sách…Ngừng lại thong thả nhấp ngụm trà thấm giọng vị tướng họ Phạm từ từ tiếp: – Biết ta rút lui quân Đằng Châu có thể nương theo mà đuổi theo do đó ta phải dùng kế nghi binh khiến địch không biết ta làm gì, tấn công vào Tản Viên hay rút lui về Hoa Lư. Chư tướng cũng biết là tướng chỉ huy ngoài biên cương đôi khi phải trái lệnh miễn làm sao thành công thôi. Bằng cách bày binh bố trận như thế này ta có nhiều điểm lợi. Thứ nhất ta ngăn ngừa không cho quân Đằng Châu kéo tới Tản Viên để hội họp cùng giới giang hồ Đại Việt. Thứ nhì ta muốn tấn công Tản Viên cũng được mà rút lui cũng được. Địch không biết ta sẽ làm gì khi bày binh bốn hướng… – Tướng quân định tấn công Tản Viên Sơn?Nguyễn Thiều, tướng chỉ huy đạo tả quân lên tiếng hỏi: – Có thể có mà có thể không… Tùy theo tình hình bản chức sẽ quyết định một cuộc tấn công bất thình lình vào Tản Viên Sơn hay âm thầm rút lui về Hoa Lư… – Thưa Phạm tướng quân… Mạt tướng thắc mắc không hiểu vì lý do gì mà quan Thập Đạo lại ra lịnh cho tướng quân phải rút về Hoa Lư. Nếu định đánh nhau với quân Tống thời chúng ta đâu cần phải rút về Hoa Lư …Phạm Cự Lượng mĩm cười thấp giọng dường như sợ có người khác nghe được: – Bốn vị là kẻ tin cẩn của ta cho nên ta không muốn dấu giếm làm gì. Nếu chuyện riêng giữa ta và quan Thập Đạo được trôi chảy thời tất cả chúng ta đều được hiển vinh suốt đời…Ngừng lại nhìn bốn viên thuộc tướng dưới quyền giây lát xong Phạm Cự Lượng từ từ tiếp: – Cái chết của tiên đế đẩy nước ta vào một tình thế rối ren nếu không muốn nói là nguy ngập. Giặc Tống đã tràn qua biên giới để bắt đầu cho cuộc xâm lăng mà trong khi tự quân còn nhỏ dại không biết chỉ huy, không thông việc thưởng phạt cho sĩ tốt. Bởi vậy với sự chuẩn chi của thái hậu, ta và các văn thần võ tướng tại triều ca đồng ý suy tôn quan Thập Đạo lên ngôi vua để chỉ huy binh sĩ chống lại giặc xâm lăng. Đó là lý do tại sao quan Thập Đạo lại triệu hồi ta về Hoa Lư. Người cần sự hiện diện của ta và toàn quân Hoa Lư trong việc phong vương…Ngừng lại giây lát Phạm Cự Lương nghiêm giọng: – Việc này còn trong vòng bí mật cho nên chư vị nghe rồi bỏ qua đừng tiết lộ với bất cứ ai vì việc lộ ra không những ta sẽ bị rắc rối mà sinh mạng của chư vị cũng khó bảo toàn. Thôi chư vị hãy về chuẩn bị…Hiểu ý chủ tướng bốn người từ từ rút lui. Hai tay chấp sau lưng, Phạm Cự Lượng chầm chậm dạo từng bước trong trung dinh. Bạch lạp cháy leo lét. Tiếng gà eo óc gáy.Bước vào phòng lúc Phạm Bách Hổ đang ngồi trò chuyện với Hồ Vũ Hoa và Hồ phu nhân, Phạm Bách Chước nói nhanh:- Trình phụ thân… Quân do thám của ta báo cáo Phạm Cự Lượng đã chuyển quân hồi sáng sớm. Đạo tiền quân của y kéo tới hạ trại cách Tản Viên mười dặm trong lúc tả quân và hữu quân hạ trại cách Minh Nghĩa mươi dặm về hướng đông bắc. Phần Phạm Cự Lượng chỉ huy trung quân và hậu tập tới đóng tại huyện Thạch Thất… Chỉ riêng có đạo quân kỵ độ ba ngàn đã rút về Hoa Lư…Vầng trán rộng của vị đại tướng già nua từng trải thân trăm trận cau lại. Thật lâu ông ta mới nhìn người trưởng nam rồi từ từ hỏi: – Con nghĩ thế nào về cách bày binh của Phạm Cự Lượng?Phạm Bách Chước trả lời không do dự: – Thưa phụ thân… Phạm Cự Lương không hổ danh viên đại tướng nhiều mưu mô của quân Hoa Lư. Với lối bố trận như vậy y làm cho ta khó đoán được y triệt binh hay tấn công Tản Viên Sơn…Hồ phu nhân chợt cất giọng thánh thót:-Phạm đại huynh luận đúng. Theo thiển ý của tôi thời Phạm Cự Lượng sẽ rút quân… – Rút quân?Phạm Bách Chước hỏi bằng hai chữ ngắn gọn. Hướng về Phạm Bạch Hổ Hồ phu nhân cười đáp nhanh: – Thưa bá phụ… Có thể nhận được lệnh rút lui từ Lê Hoàn hoặc không muốn hao tổn lực lượng vì phải đánh nhau với quân Đằng Châu và giới giang hồ Đại Việt cho nên Phạm Cự Lượng không còn chọn lựa nào hay hơn là triệt binh về Hoa Lư. Tuy nhiên với cái nhìn sâu sắc của một viên đại tướng giàu mưu lược Phạm Cự Lượng đã nhận ra sự lợi hại trong thế liên kết giữa Đằng Châu và giới giang hồ Đại Việt. Do đó trước khi rút lui y muốn bẻ gãy thế liên minh này. Đóng quân như vậy y nhằm vào hai mục đích chính là ngăn không cho quân Đằng Châu hợp cùng giới giang hồ đồng thời cũng làm cho ta nghĩ rằng y sẽ tấn công Tản Viên mà không nghĩ tới chuyện y sẽ rút binh…Phạm Bách Chước cười ha hả hỏi: – Hiền muội chắc phải đọc qua binh thư?Hồ phu nhân cười thánh thót: – Tiểu muội thích đọc sách mà Hồ gia trang lại có rất nhiều sách vở của người xưa…Chỉ vào tấm bản đồ trên mặt bàn Hồ phu nhân cười tiếp: – Đem hai đạo tả quân và hữu quân tới đóng trại nơi hướng đông bắc của Minh Nghĩa, Phạm Cự Lượng buộc ta phải đi một vòng thật xa mới tới Tản Viên. Di chuyển một đạo binh mười ngàn người với vũ khí và lương thực trên đoạn đường trăm dặm ta phải mất thời gian ít nhất năm ba ngày. Lúc đó có lẽ đại hội giang hồ ở Tản Viên đã bế mạc rồi…Phạm Bách Chước gật gù: – Ta hiểu ý hiền muội. Chỉ bằng cách bố trận như vầy Phạm Cự Lượng không tốn một mũi tên cũng phá vỡ cái thế liên kết của Đằng Châu và giới giang hồ Đại Việt .Đây là thế bất chiến tự nhiên thành. Nếu ta không đi vòng…Phạm Bách Chước lẩm bẩm. Vành môi thắm nở thành nụ cười tưới tắn Hồ phu nhân đỡ lời:- Nếu dẫn quân đi xuyên qua ta sẽ bị Phạm Cự Lượng đánh thọc vào cạnh sườn hoặc đánh tập hậu. Phạm đại huynh cũng biết trong binh thư tối kỵ nhất hai điều này… – Ta nghĩ đây là kế nghi binh của Phạm Cự Lượng…Phạm Bách Hổ lên tiếng. Ông ta bỏ dở dang câu nói. Hồ phu nhân nói trong tiếng cười trong trẻo: – Bá phụ đã thấy rõ tâm ý của Phạm Cự Lượng. Nghi binh là ẩn ý của họ Phạm. Lấy thực làm hư, đổi hư làm thực. Nếu ta đoán Phạm Cự Lượng lui binh rồi ung dung đem quân tới Tản Viên thời lúc đó y sẽ tấn công ta. Nếu đoán hắn đánh Tản Viên ta phải đem quân cứu viện thời y sẽ tấn công vào sau lưng xong rút lui một cách an toàn. Nghi binh thật là kế nhất cử lưỡng tiện…Phạm Bách Chước chợt lên tiếng: – Nếu Phạm Cự Lượng đã dùng nghi binh thời tại sao ta không tương kế tựu kế. Ta cũng dùng nghi binh như y vậy…Hồ phu nhân cười cười: – Mời Phạm đại huynh cho nghe… – Ngày mai ta kéo quân tới hạ trại cách Thạch Thất chừng ba dặm…Bỏ dở câu nói Phạm Bách Chước nhìn Hồ phu nhân như chờ nghe ý kiến. Không nghe vị phu nhân họ Hồ lên tiếng y cười tiếp:- Sau đó ta chuyển hai đạo tiền phong và hữu quân vượt qua khỏi chỗ đóng quân của Phạm Cự Lương tới hạ trại ở Minh Nghĩa đoạn cho tả quân và trung quân vượt qua Thạch Thất tới đóng trại gần hai đạo tiền phong và hữu quân…Phạm Bách Hổ mĩm cười gật gù khi nghe người con cả trình bày cách di quân. Hồ phu nhân cất giọng thánh thót:- Đại huynh quả nhiên không hổ danh Bách Chước. Bằng cách di quân như vậy huynh khiến cho Phạm Cự Lượng không biết huynh có ý định gì…Cười ha hả Phạm Bách Chước chưa kịp nói Hồ phu nhân hỏi nhanh:- Đại huynh không sợ bị Phạm Cự Lượng đánh tập hậu hoặc đánh vào cạnh sườn? Phạm Bách Chước lắc đầu nói bằng giọng quả quyết: – Đây là cách di quân mà người ta gọi là bước chân chim. Nếu bị địch tấn công ta có thể biến hậu tập thành tiền phong, đổi tả quân thành hữu quân và làm cho trung quân có thể là lực lượng dự phòng hay che chở cho bốn đạo binh kia. Ngoài ra trong lúc tiến binh ta sẽ dàn quân mai phục để đề phòng bị đánh tập hậu hay đánh vào hai bên sườn. Vùng Thạch Thất, Minh Nghĩa và Tản Viên có địa thế hiểm trở rất tiện lợi cho việc phục binh. Ta cũng có thể cho tiền quân đánh vào lưng quân tiền phong của địch. Cạnh sườn có tiền quân che chở còn sau lưng lại được hậu quân mai phục, do đó ta không ngại bị quân Hoa Lư tấn công. Vả lại ta nghĩ Phạm Cự Lượng chắc không muốn hao tốn binh đội để tấn công ta. Mục đích của y là phá vỡ hoặc đình hoản sự gặp gỡ của quân Đằng Châu và giới giang hồ Đại Việt tại Tản Viên Sơn mà thôi…Gật đầu Hồ phu nhân cười nói đùa: – Hành binh như thế Phạm đại huynh mưu lược đâu thua gì Phạm Cự Lượng…Phạm Bách Chước nói trong tiếng cười sang sãng: – Cám ơn lời khen của hiền muội tuy nhiên Phạm Cự Lượng nổi tiếng cơ mưu ta không thể nào bì kịp. Đó chẳng qua là hắn thực tâm không muốn đánh nhau với ta mà thôi…


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.