Màn đêm đã phú xuống dòng sông Tây Giang ở biên giới Việt Nam – Trung Quốc lộ rõ vầng trăng sáng vằng vặc vừa ló ra khỏi một đám mầy soi tỏ cả một vùng mênh mông, dòng sông dưới ánh trăng như được dát bằng một lớp bạc lóng lánh, xa xa có bóng một con thuyền nhỏ lững lờ trôi theo giòng nước.
Con thuyền như vô tình với cảnh đẹp của thiên nhiên, lặng lẽ tạt vào một bên bờ và trong khoang bỗng cất tiếng sáo véo von càng làm cho cảnh vật thêm vẻ cô liêu lãng mạn.
Cảnh đẹp yên tĩnh ấy bị phá vỡ đột ngột bởi tiếng vó ngựa dồn dập từ xa đưa lại. Ba người xuất hiện cùng lúc vây chặt lấy một thiếu nữ áo xanh nhạt. Kiếm khí từ tay ba đại hán vây bủa lấy cô gái nhưng cô ta có vẻ như không để ý tới, cứ bình tĩnh nhẹ nhàng đở và cờn cười lớn:
– Lũ họ Trịnh chúng bay có hay hớm gì mà cứ theo quấn chân cô nương.
Một tên có vẻ nóng nảy quét xuống một đường gươm ra lạnh người rỗi hét lớn:
– Con tiện tỳ Tây Sơn láo lếu này đáng bị quăng xuống sông làm mồi cho cá lắm. Anh em hãy xuất tuyệt kỷ “Trịnh gia bí phổ” cho nó một bài hợc nhớ đời.
Cả ba dạt ra rỗi bỗng xếp thành hàng ngang cùng thi triển môn kiếm học nổi tiếng là ác độc của dòng họ Trịnh. Kiếm pháp của họ thay đổi đột ngột tữ những đường kiếm mau lẹ chuyển thành chậm chạp như uể oải nhưng mỗi thế kiếm đưa ra đều vô cùng hiểm ác, thiếu nữ mới nếm đường kiếm thứ ba đã tỏ ra lúng tứng không còn bình tĩnh được như trước tiếng “soạt” vang lên sau một đường kiếm tữ dưới vẹt lên, cô gái la lớn lảo đảo qụy hắn xuống, vạt áo trước của nàng đã bị lưỡi kiếm sắc phạt rời khỏi thân áo đang lả tả rơi xuống đất. Nhanh như chớp cả ba mũi nhọn đều chĩa thẳng vào nàng hạ xuống. Hình như tiếng rú của nàng làm chao động con thuyền tưởng như vẫn vô tình đậu ven sông. Tiếng sáo đã ngưng hẳn và ngay sau đó là ba tiếng “véo” “véo” “véo” xé gió bay tới. Ba tên võ sĩ họ Trịnh cùng rú lên một lúc ôm mặt đẫm máu buông gươm ra. Một tên kêu lên:
– Chúng ta trúng ám khí mù mất một mắt rồi. Thằng nào hèn nhát núp ở đâu không dám chường mặt ra?
Chiếc thuyền chao đứng, một thanh mên mặc áo dài trắng toát tữ khoang thuyền vọt ra nhẹ như chiếc 1á rơi đứng bình thản trên bờ.
– Quý vị có cần dạy bảo gì thêm.
Đại hán họ Trịnh vuốt dòng máu trên mắt vừa nhăn nhó vì đau:
– Đồ chó má, khai tên đi rồi chịu chết.
Người thanh niên vẫn tươi cười:
– Nguyễn Đại Thạch dòng dõi chúa Nguyễn Phương Nam …
Rổi quay sang thiếu nữ áo xanh nói nhỏ:
– Cô nương hãy chịu khó tạm xuống thuyền của ta nghỉ ngơi để ta … chịu chết một tí đã!
Ba tên họ Trịnh đã đứng vào hàng ngang chuẩn bị triển khai “Trịnh gia bí phổ” rồi cùng quát lên:
– Con bé kia làm gì được đi, chúng ta sẽ cho cả hai chúng mày cùng về bên kia thế giới một lúc cho có bạn!
Nguyễn Đại Thạch cười, đáp trả:
– Nhưng bên kia thế giới đã sắp có cả ba ông rồi là đủ vui vẻ cần gì phải rủ thêm cô bé này đây?
Tên võ sĩ nóng nảy nhất trong bọn là Trịnh Bản Phong thét lớn lao tới phóng luôn kiếm ra. Mũi kiếm vừa bay ra thì tên Trịnh Bản Phong đã bị một luồng sáng xanh chiếu thắng vào mắt.
– Á! Ta bị chọc mù luôn rồi các tiểu đệ ơi!
Một con mắt còn lại của Trịnh Bản Phong đẫm máu và lần này thì đúng là trước hắn cả bóng đen dày đặc. Lúc này Nguyễn Đại Thạch mới từ tổn nói:
– Rất ân hận phải hạ độc thủ vì thú thật ta còn trẻ quá chưa muốn rời cái bến Tây Giang này, nhất là vừa được gặp cô nương đây. Nhưng xin thú thật nếu các vị không chịu rời khỏi lãnh địa của ta thì buộc lòng cả ba vị đều phải trở về mà không còn mắt để nhìn đời nữa!
Thấy sư huynh đã mù mắt, hai tên còn lại có vẻ núng thế, một tên nói:
– Đại ca gặp hung nạn! Thế Trịnh gia” của ta đã có chỗ hở … thôi lần này tạm tha cho bọn chó này, sẽ trả nợ sau.
Hai tên tiu nghỉu ôm người sư huynh vừa mù của mình dìu đi về phía rừng xa. Nguyễn Đại Thạch quay về người bạn gái mới quen:
– Tiểu thư xin vui lòng cho biết quý danh đế tiện xưng hô!
Thiếu nữ có vẻ e thẹn hơi cúi đầu đáp nhỏ:
– Thanh Nhạn xin cảm tạ ơn cứu tử của đại ca! Mong có dịp được đền đáp.
Thanh niên cười xòa:
– Ôi! Con nhạn xanh, có nghĩa gì chuyện vặt ấy, tiện đây xin mời tiểu thư xuống thuyền, tại hạ có đủ kim chỉ để tiểu thư may tạm cái vạt áo lở bị rách kia!
Vừa nói chàng vừa cúi xuống nhặt mảnh áo đã bị chém đứt vẫn còn nằm trên mặt đất, vừa dẫn Thanh Nhạn xuống thuyền vừa phủi mảnh vải lấm bụi đỏ bên sông. Thanh Nhạn cố từn một câu nói trêu đế khỏa lấp cảnh im lặng dưới khoang thuyền chĩ có hai người:
– Chao ơi! Nam nhân mà cũng biết nghề kim chỉ nữa ư?
Nguyễn vẫn tụ nhiên:
– Tiểu thư nghĩ coi! Suốt đời đơn độc một mình trên sông nước, không học lấy đự phòng những việc mọn này có lúc không có mảnh vải che thân đó!
Nói xong chàng cười ha hả khiến Thanh Nhạn thẹn thùng đỏ bừng cả mặt.
Sợ nàng giận đỗi e thẹn. Nguyễn giả lả:
– Bây giờ tiểu thư tự vá áo hay để tại hạ vá giùm cho nàng, nghề này tại hạ cũng khéo tay như nghề phững ám khí vậy!
Thanh Nhạn vội hỏi để khỏi ngượng:
– Lúc nãy sao đại ca lại cứu tôi?
– A! Không phải chỉ cứu riêng tiểu thư đâu mà bất cứ thấy ai bị hà hiếp, tôi đều cứu cả, chỉ may mắn là hôm nay kẻ bị hà hiếp lại xinh đẹp như tiên nữ giáng trần vậy! Tiện đây nếu không có gì bất lợi xin cho hỏi:
Tiểu thư đi đâu tới miền biên viên này?
Thanh Nhạn vui vẻ:
– Chẳng có gì đáng giấu cải tôi là người đo Tây Sơn sai đi thám thính tình hình bọn Tàu đang định động binh qua xâm lấn nước ta!
– Tây Sơn à? Bọn giặc cướp, ngôi nhà Lê tữ đất mọi Bình Định kéo ra xâm phạm đế đô chứ gì?
Thanh Nhạn xịu mặt:
– Hình như đại ca không có cảm tình với Long nhương tướng quân Nguyễn Huệ?
Nguyễn Đại Thạch gật đầu ngay:
– Chẳng những không cảm tình mà tôi còn muốn xé xác bọn chúng vì chúng đã đạp đổ triều Lê, tiêu diệt họ Trịnh và luôn cả họ Nguyễn của tôi nữa! Tôi là dòng máu xa đời của chúa Nguyễn Hoàng.
Thanh Nhạn buồn bã; – Thế thì đại ca cứu tôi làm gì vì tôi là người của Tây Sơn và cũng xin nói thẳng với đại ca, tôi rất ngưỡng mộ đức tài của Nguyễn Huệ và đã tự hứa sẽ trung thành với đại nghiệp của người …
Nguyễn Đại Thạch cười to:
– Tôi cứu tiểu thư với tư cách là cứu người gặp nạn, còn ý nguyện của tiểu thư tôi vẫn tôn trọng.. có hề gì tiểu thư là người của ai? Ngay bây giờ đã biết tiểu thư là người của Tây Sơn rồi nhưng nếu tiểu thư bị ai hà hiếp tôi cũng vẫn cứu như thường …
Chàng hạ thấp giọng:
– Có lẽ lại thấy cần phải cứu nhiều hơn nữa … vì đâu có ai sắt đá nỡ để bông hoa đẹp bị dập vùi?
Thanh Nhạn nghiêm hẳn sắc mặt vùng vằng trao kim chỉ lại cho Nguyễn:
– Tôi gặp hoạn nạn nhưng vẫn là con nhà gia giáo. Tôi tạ ơn đại ca và nguyện sẽ báo đáp, nhưng bây giờ đã đến lúc lên đường.
Nguyễn Đại Thạch nói:
– Xin tiểu thư đừng chấp câu nói đùa của tôi, dĩ nhiên tiểu thư gia phong đáng trọng, nhưng tiểu thư định đi đâu?
– Hiện nay đất nước đang lâm nguy vì bọn Bắc triều, nhiệm vụ tất cả toàn dân là phải góp sức cùng Nguyễn Huệ ra tay cứu nước!
– Hà! Không lẽ chỉ có Nguyễn Huệ là được … độc quyền cứu nước sao?
– Nhưng đại ca nghĩ xem, trong tình thế rối bời hiện nay ai là kẻ đủ đức tài cứu giúp non sông? Lê Chiêu Thống thì nhất định không phải rồi, con bọn họ Trịnh chăng? Hay bọn chúa Nguyễn phương Nam? Hoặc họ Mạc ở Cao Bằng?
Tất cả những tên mà tiểu thư vừa kể đều là bọn ăn hại thoái nát, đục nước béo cò chỉ lo tranh giành chút lợi quyền riêng, nhưng Nguyễn Đại Thạch này bình sinh chưa cúi đầu khuất lụy ai, vã lại biết ai là dân chúa?
Hai người đang cùng nhau chuyện vãn, bỗng nhiên thuyền bị lắc mạnh rồi lật úp giữa dòng sông. Nhanh hơn chớp Nguyễn Đại Thạch đã chộp lấy lưng của Thanh Nhạn cất mình vọt lên bờ. Đặt chân xuống đất và chờ cho thiếu nữ đứng vững chàng mới khoanh tay lặng lẽ nhìn con thuyền của mình bị lật úp bập bềnh trôi theo thủy triều đang rút vội Thanh Nhạn lúc ấy mặt trắng bệch vì hốt hoảng nàng hỏi giọng còn hụt cẫ hơi vì chưa lấy lại bình tĩnh:
– Thuyền trôi mất rồi …
Đại Thạch mặt không đổi sắc:
– Đơn giản thôi thì ta lại đi … cướp cái khác vậy chứ biết sao?
Thanh Nhạn càng hết hoảng:
– Đại ca … chuyên làm thế sao?
Nguyễn hơi nhếch mép:
– Tiểu thư nghĩ coi, ta có muốn thế đâu, nhưng bọn nào đã lén lút lật úp mất thuyền ta rỗi, ngoài cách ấy biết sao được!
– Nhưng đại ca phải biết kẻ nào đã lật thuyền chứ ?
– Để xem bọn nào lén lặn dưới lòng sông đây.
Vừa dứt lời Nguyễn búng liền ám khí xuống lòng sông. Tiếng nước bị chọc thủng nghe “phụt” một tiếng thì một bóng người từ lòng nước bắn vụt phóng lên bờ.
Đó lã một gã hộ pháp vạm vỡ tóc thắt bím chứng tỏ là người Mãn Thanh.
Tên này quát ngay:
– Tẩu cẩu hỗn láo thật! Trả lại ngươi thứ “càn khôn đạn” đây!
Hắn bắn ám khí ra nhưng Nguyễn đã ung dung đưa tay áo rộng ra đón lấy, miệng đáp:
– Cảm tạ, cảm tạ! Nhưng còn chiếc thuyền nếu không trả lại cho ta thì khó mà đi khỏi đây đó!
Nguyễn xoè rạng bàn tay, năm ngón như năm vuốt sắc của loài hổ chộp ngay xuống huyệt bách hội của đối phương. Tên Mãn Thanh rống lên một tiếng hất mạnh đuôi sam tới làm vũ khí định trói chặt lấy tay Nguyễn nhưng chàng đã thay đổi hướng đi của bàn tay, năm ngón tự nhiên như mọc cánh quật ngang vào thái dương đối thủ Tên Mãn lảo đảo té dập xuống ngay cạnh bờ nước.
Nguyễn Đại Thạch dừng lại hỏi:
– Tên Tàu ô! Ngươi định làm gì ta?
Tên Mãn Thanh cười ha hã:
– Làm gì à! Ta sắp cho ngươi về chầu tiên tổ đây! Khắp vùng này đã bị đại quân Tôn Sĩ Nghị của ta bao vây rồi. Mau trói mình tự đến cửa viên chịu tội đi thôi!
– Hà! Vây hết vùng này rồi? Vậy trước tiên ta tạm lấy thủ cấp của ngươi để dâng Tòa tổng đốc làm lễ ra mắt được chứ?
Tên Mãn Thanh la lên:
– Đừng đừng! Ta là vệ sĩ Phùng Lãng thân tín đệ nhất của tổng đốc đây, lấy đầu ta chắc ngươi cũng mất luôn đầu với ngài đó!
Nguyễn Đại Thạch càng đùa dai hơn, nói với Thanh Nhạn:
– Cô nương thấy không, tôi đã có quá nhiều kẻ thù, nay lại thêm bọn Mãn này thì quá lắm, vậy phiền cô nương lấy gươm cho hắn một nhát ân huệ vậy!
Đúng lúc Nguyễn Đại Thạch vừa quay nhìn Thanh Nhạn thì Phùng Lãng đã nhanh như sóc đứng bật dậy móc trong người ra cây cốn đen bóng như một con rắn, nhanh tay hắn giáng côn xuống đầu Nguyễn Đại Thạch.
Như có mắt sau lưng, Nguyễn Đại Thạch đã lạng người qua bên và tung ngược một cước cũng nhanh như điện xẹt. Tên Mãn chỉ kịp la lên một tiếng “ối”.
buông rơi côn xuống đất nằm luôn tại chỗ. Thanh Nhạn choáng người la lên:
– Đại ca! Có lẽ chúng ta nên rơi khỏi nơi hiểm độc này đi thôi vì bọn Tàu đã vây chặt rồi!
Mặt Nguyễn Đại Thạch vẫn tỉnh như không?
– Ôi! Nếu cô nương cần, cô nương cứ việc đi còn ta, có lẽ suốt đời ta gắn bó với dòng Tây Giang này và nếu có chết, ta xin tự nguyện chết ở giữa dông Tây Giang …
Thanh Nhạn gắt lên:
– Thôi đại ca đừng nói đùa nữa. Tình thế cấp bách lắm rồi, đại ca tính sao?
– Thì tôi đã khuyên tiểu thư nên tránh khỏi đây mau, còn tôi, tôi xin ở lại để đối đầu với quân cướp nước này …
Thanh Nhạn vùng vằng giẫm chân:
– Không! Nếu đại ca không đi tôi cũng không đi đâu hết! Đại ca … có biết rằng tôi không muốn đại ca bị nguy vì bọn Tàu không?
– Hà! Tiểu thư khiến tôi xúc động quá! Nhưng tiểu thư cứ yên tâm, có lẽ bọn Tàu bị nguy vì tôi thì đúng hơn …
Lúc ấy tên Phùng Lãng đã rút trong người ra một ống trúc dài, hắn đưa lên miệng rúc lên một hồi rên rĩ … Tiếng trúc vừa dứt thì từ bốn phía rừng lố nhố xuất hiện nhiều bóng người đều mặc áo chẽn đen có vẽ là võ sĩ của Mãn Thanh.
Lúc này Phùng Lãng nét mặt tươi rói, hắn lên tiếng quát:
– Tên Nam man! Hãy khôn hồn chịu chết trước vệ sĩ đại Thanh!
Nguyễn Đại Thạch dửng dưng quan sát chung quanh rồi đến gần Thanh Nhạn nói nhỏ:
– Bọn chúng khá đông đó, tiểu thư cứ bình tĩnh đứng yên dưới gốc sim già này để mặc ta đối phó …
Thanh Nhạn không biết xử trí ra sao đành lặng lẽ trao cho chàng thanh báu kiếm của mình và ân cần dặn dò:
– Đại ca hãy bảo trọng lấy thân … có bề gì tiện thiếp sẽ ân hận … suốt đờị. – Hà! Tiểu thư xinh đẹp! Kẻ hèn này sẽ cố gắng không để việc ấy xảy ra.
Còn kiếm báu thì ta có biết dùng làm gì dâu, tiểu thư hãy cứ giữ lấy phòng thân …
Nguyễn Đại Thạch bước tới hai bước:
– Bọn cướp nước! Có giỏi cứ xông cả vào đây để xem võ học nước Nam lợi hại thế nào!
Nói xong chàng ngồi xuống đất hai chân khoanh lại theo thế Kiết già, tay phải bấm huyệt trước ngực, mắt lim dim như ngủ …
Phùng Lãng kêu lên:
– Tiểu thư thi triển “hỗn nguyên đả chưởng pháp” các huynh đệ hãy tấn công mau đi.
Cả bọn độ bảy tám tên đã áp sát Đại Thạch cùng đưa kiếm ra. Kiếm khí cả bọn rít lên những tiếng ghê rợn như xé nát bầu không khí đầy hơi nước bên bến Tây Giang.
Lúc này quần áo của Đại Thạch bỗng phồng lên như quả bóng được bơm cứng hơi, đao kiếm chém vào chỉ nghe những tiếng “phực” “phực” rồi lại dội trở ra mà không hề xâm phạm được người chàng.
Đột nhiên Đại Thạch quát lên:
– Đã biết được “hỗn nguyên đả chưởng” … thì hãy cút đi!
Dứt tiếng quát Đại Thạch đang ngồi kiết già bỗng bay vút lên cao như pháo thăng thiên. Từ trên cao chỉ thấy tay áo trắng rộng của chàng rung động những viên bi bé xíu bắn ra hên tiếp. Cả bọn Mãn Thanh đều trúng thương. Trong lúc Đại Thạch đang bận giao đấu thì Phùng Ung đã lẻn ra sau lưng Thanh Nhạn dùng một thế “song long hấp nguyệt” kẹp chặt lấy cô nàng sau đó hắn nhanh nhẹn chụp vào đầu nàng một bao vải đen kịt, hắn rít qua kẽ răng:
– Hãy ngoan ngoãn theo ta nếu không muốn rơi đầu …Đừng la lên vô ích vì lưởi gươm đang kề cạnh cổ cô nương đây.
Thanh Nhạn đang mãi theo dõi Đại Thạch nên không kịp phản ứng đành chịu sự khống chế của đối phương. Phùng Lãng nghe đồng bọn kêu rên liền la to:
– Các huynh đệ rứt đi thôi! Hôm nay ta bắt được con tiện tì này là đủ rồi!
Đại Thạch đáp xuống đất thấy Thanh Nhạn đã bị bắt liền nhẩm đỉnh đầu Phùng Lãng bắn theo một viên ám khí chỉ nghe “keng” một tiếng Phùng Lãng đã dùng chuôi kiếm gạt ám khí ra ngoài đồng thời vẫn giữ chặt Thanh Nhạn cùng bọn Mãn Thanh đẩy nàng lên ngựa đã chuẩn bị sẵn từ lúc nào …
Đại Thạch đành bó tay nhìn bọn chúng ra roi, chàng quay nhin dòng nước vẫn lặng lẽ trôi như không hề biết việc gì:
– Thật đáng thương cho người đẹp! Không biết rồi nàng sẽ ra sao trong tay bọn cướp nước này …
Đại Thạch ngẫm nghi một lúc và nhớ lại vẻ kiều my của Thanh Nhạn, chàng thấy mình cũng có trách nhiệm phần nào trong việc này, tự nhiên lòng Đại Thạch xao động nhẹ, chàng lẩm bẩm:
– Thuyền đã trôi mất rỗi, ta thì bơ vơ không chỗ dung thân! Cô bạn mới thì bị bắt cóc! ôi! Hoặc là ta đành theo đến bọn Tốn Sĩ Nghị một chuyến xem sao …
Cúi xuống gốc sim già nơi lúc nãy Thanh Nhạn đứng, Đại Thạch nhìn thấy thanh kiếm của nàng làm rơi vẫn nằm lấp lánh ở đấy. Đại Thạch nhặt lên trầm ngâm nhìn cái chuôi chạm đầu con chim nhạn rất sẩc sảo như chim thật đang xòe cánh cất mình lên, ở ngay đỉnh đầu nhạn có khắc chìm một chữ “Lê” theo thế chữ triện, đẹp một cách cổ kính. Lưới thép lạnh tanh và mỏng manh như một lá lúa, Đại Thạch đút gươm vào dầy lưng nghĩ thầm:
“Ta phải tìm trả kiếm lại nàng. Hỡi ơi! Vừa tình cờ quen mỹ nhân, vừa được kiếm báu thế này, chắc cũng là điểm không may cho ta đây. Kiếm nhạn hay người nhạn gì cũng khiến sông nước Tây Giang nổi sóng rồi …”.