Đoạt Hồn Chung

Chương 15 - Theo Từng Vết Máu

trước
tiếp

Tống Nguyên muốn tìm lại Lạc Hồn Tiên Tửu. Người tuy mới kết giao mà đã thương yêu chàng chân thành, dám đem mạng sống cùng chàng đối đầu với những kẻ hung dữ võ công ghê gớm. Người đã truyền cho chàng bộ pháp “Túy Tửu Tiên” công dụng phi thường

Trong lúc nguy cấp, Tống Nguyên còn thấy Lạc Hồn Tiên Tửu Hồ Quang chạy về phía nam khu rừng với than hình đẫm máu. Thế mà giờ đây chàng đã vào sâu trong hướng nam kêu rát cổ vẫn không nghe một lời đáp lại.

Chàng thầm nghĩ : “Không chừng Hồ lão ca bị thương quá nặng nên không thể đáp lại tiếng kêu của ta”

Thế là Tống Nguyên lại dò dẫm săm soi từng gốc cây, bờ cỏ,xem có thể tìm ra Lạc Hồn Tiên Tửu nằm đâu đó.

Lát sau, chàng thấy được một bãi máu trên nền cỏ và dấu chân người. Bãi máu đã thâm bầm,khô lại, dấu chân hằn trên mặt cỏ úa vàng.

Nhưng người đâu ?

Lòng nóng như lửa đốt, Tống Nguyên lần tới nữa, và thấy những vệt máu kéo dài tới một vạt cỏ khác thì không còn nữa. Vạt cỏ này có những dấu hằn như có người ngã nhoài lên đó.

Vừa cúi nhìn, vừa bần thần suy nghĩ, Tống Nguyên nói nhỏ một mình : “Đúng rồi, Hồ lão ca bị trọng thương, ngã nhoài lên cỏ…Nhưng lão ca đâu rồi ?

Chàng nhìn quanh, không thấy một người nào, không một than thể nào trong từng khóm cây bụi cỏ.

Lạc Hồn Tiên Tửu đã mất tích…

Mất tích một cách phi lý…nếu không là…

Rùng mình một cái, Tống Nguyên không dám suy diễn nữa, suy diễn như vậy thì đau đớn quá. Bởi chàng vừa thoáng nghĩ… người bạn già than yêu của chàng đã bị thủ tiêu mất xác.

Đau đớn và phẫn nộ, Tống Nguyên gào lên :

– Hồ lão ca… tiểu đệ sẽ báo thù cho lão ca.

Song chưởng giương lên, huyết quang đỏ rực… Từng luồng kình khí cuồn cuộn tới đâu đấy cành bay, sườn đá sạt lở, những tiếng nổ đinh tai nhức óc, cát đá bay rào rào.

Nhìn những hang cây gãy ngang tuôn nhựa như bao thây người đẫm máu, Tống Nguyên lại rít lên :

– Hồ lão ca, từng tên vây đánh an hem chúng ta, ở nơi này sẽ phải chịu phơi thây như đóng cây gãy gục đống đá tơi bời kia.

Chàng phóng mình bay trở lại bãi chiến trường trước miếu Sơn Thần.

Những xác chết vẫn nằm đó, phơi than dưới nắng, im lìm lạnh lẽo.

Tống Nguyên nhếch mép :

– Hừm, các người bây giờ cũng như những than cây.

Chàng rút kiếm chặt phăng phăng, những thây người tan nát, trong đó có cả những kẻ đã hại Hồ lão ca.

Chàng đếm được mười một xác chết.

Trong số mười một thây người ấy, Tống Nguyên nhận ra Sa Mạc Chí Tôn và Lục Ma Vương là bảy, còn bốn kẻ kia chàng không biết tên, chúng đều là cao thủ Côn Lôn, Thanh Thành, Võ Đang.

Tống Nguyên lẩm bẩm :

– Cả bọn đêm qua hai mươi tên, kẻ cả Vũ Trụ Ma Quần, Ôn Thần, Ôn Hồn… đã có mười một kẻ nằm lại đây. Như thế là có đứng chín tên còn sống. Ta phải … tính sổ với chúng nó.

Nhìn những than xác bị mình băm nát, Tống Nguyên cảm thấy không đang tâm. Song cứ nghĩ tới đêm hôm qua, chúng đã vây đánh Hồ lão ca, thì chút ân hận cũng tan biến.

Chàng lặng lẽ bỏ đi.

Nhưng một chuỗi cười lạnh lảnh khiến Tống Nguyên dừng bước. Từ trong đám cây có một lão đạo nhân lướt nhẹ tới. Lão liếc mắt qua những xác chết nát bét, và trầm giọng hỏi :

– Tiểu tử, tất cả những cái này là do ngươi ?

Tống Nguyên gật đầu :

– Phải, rồi sao ?

Đạo nhân nghiêm giọng :

– Tiểu thí chủ là người nối dõi của Hồng Hoang Huyết Ma ?

Vẫn điềm nhiên, Tống Nguyên hỏi lại :

– Phải thì sao, không phải thì sao ?

Lão lạnh lùng đáp :

– Dù phải hay không, kể từ hôm nay tiểu thí chủ phải rút khỏi giang hồ nếu không muốn bị bần đạo hút hết máu.

Tống Nguyên vẫn chưa kịp nói gì thì lão đạo nhân lại nhìn kỹ vào một thây người già nằm trên cỏ.

Lão ngước lên ngó Tống Nguyên với ánh mắt khác lạ, và gằn giọng :

– Có đúng người này cũng do ngươi giết ?

Tính kiêu ngạo nổi lên, Tống Nguyên gật đầu:

– Đúng đấy, lão muốn gì ?

Phẩy ống tay một cái, trong tay lão đã có một cây phất trần màu đen, và lão quát :

– Ta là Nhất Huyền Tử. Hôm nay ta buộc ngươi trả món nợ sinh mệnh cho đò đệ ta.

Dứt lời, cây phất trần đã phẩy lên, cán thẳng tắp, chọc vào mặt Tống Nguyên với kình lực kinh hồn.

Tống Nguyên sử dụng bộ pháp “Túy Tiên Tửu” lách tránh ngay được ngọn kình khí ấy dễ dàng.

Chàng lạnh lùng hỏi :

– Nhất Huyền Tử, ngươi thuộc môn phái nào ?

Vì mới xuất đạo giang hồ nên Tống Nguyên không biết, Nhất Huyền Tử chính là Lão Tam trong Côn Lôn Tam Lão, nổi tiếng võ lâm. Có thể nói võ công của lão ngang ngửa với Sa Mạc Chí Tôn – Ái Thiên Trường.

Thế mà một thiếu niên mặt cấu ra sữa hỏi lão thuộc môn phái nào.

Nhất Huyền Tử phẫn nộ gầm lên :

– Ta là phái Côn Lôn đây, tiểu tử mau nộp mạng.

Vừa dứt lời đã xuất chiêu nhanh như chớp, tấn công mãnh liệt bằng hai thức. Cán phất trần điểm vào các huyệt lớn của Tống Nguyên.

Chỉ hơi nghiêng mình đi, Tống Nguyên cười lạt :

– Lão già Côn Lôn kia, thiếu gia này sẽ đánh cho ngươi hộc máu mồm, nếu không thì chẳng phải dòng họ Đỗ.

Chàng lại gằn giọng :

– Nhất Huyền Tử, giờ tận số của ngươi đến rồi.

Một tiếng thét xé toạt không gian. Tống Nguyên vung cao tả chưởng xuất chiêu “Mai Tuyết Tranh Xuân” từ “Tàn Băng Tiêu” tuôn ra. Từng đợt bong đen chập chờn lấp loáng như phủ khắp bầu trời ập vào Nhất Huyền Tử, khí thế vô cùng khủng khiếp.

Biết tay thiếu niên không vừa. Nhất Huyền tử ra sức thi triển phất trần. Lão sử dụng chiêu “Tiên Phong Trần” đầy uy lực của Côn Lôn Tam tử.

Phất trần lúc tan, lúc hợp. Trong chiêu có thức, trong thức có chiêu. Thân hình như bay lượn, chưởng xuất như núi ngăn, trong chớp mắt đẩy văng bong Tiêu đen của chàng trai trẻ ra xa.

Tống Nguyên nhếch mép khen :

– “Phất Trần Bay”, công phu khá đấy.

Nói xong đã vung “Đan Phong Trích Vân Thập Nhị Tiêu” đánh tới. Tiếng rít của tiêu kêu vù vù, tiêu ảnh kín trời, bong đen tỏa tứ phía vấy khốn lão Nhất Huyền tử.

Thấp thoáng hơn trăm chiêu đã qua, thân thể Nhất Huyền Tử muốn rã rời.

“Cảng” một tiếng, Tàn Băng tiêu đập phất trần trong tay NHất Huyền Tử văng đi xa lắc.

“Bình” mũi tiêu hất tung cả thân hình lão đạo.

Một tiếng rú thảm thương, Nhất Huyền Tử xanh mặt, thân thể co quắp ngã lăn ra đất…

Tống Nguyên cười lạt, giắt “Tàn Băng tiêu” vào lưng, lạnh lùng nhìn kẻ địch và mỉm cười :

– Hừm nhớ nhé, ngươi tuy già khú đế nhưng võ công chỉ mới bắt đầu.

Chàng để mặc Nhất Huyền Tử nằm đó ung dung đi vào rừng.

Bóng Tống Nguyên vừa khuất thì nơi bãi chiến lại có một lão già tóc bạc xuất hiện.

Lão này cũng mặc áo đạo sĩ, búi tóc dựng ngược đỉnh đầu. Nháy mũi mấy cái, lão bước nhanh lại gần Nhất Huyền Tử.

Kêu lên khe khẽ, Nhất Huyền Tử nở nụ cười đau đớn, khiến lão đạo mới đến đã xúc động đến đã xúc động đến rơi nước mắt.

Lão hỏi nhanh :

– Ôi sư đệ sao thế ? Kẻ nào hại sư đệ ?

Nhất Huyền Tử cố gắng thều thào :

– Đỗ… Đỗ… Huyết

Lão chỉ ngắc ngứ được mấy tiếng, mắt nhắm lại, tắt thở.

Người mới đến là Nhất Trần Tử, sư huynh của Nhất Huyền Tử, lúc ấy rất đau lòng, ứa hai hàng lệ.

Miệng lão lắp bắp :

– Sư đệ hãy yên nghỉ. Sư ca thề sẽ báo thù cho sư đệ.

Dứt lời lão cúi nhặt cây phất trần thép của Nhất Huyền Tử và bay vút ra khỏi rừng.

Lúc đó Tống Nguyên đã qua bên kia cánh rừng. Chàng thấy trước mặt mở ra cảnh núi non hung vĩ thật ngoạn mục.

Chàng băng mình thẳng tới.

Lúc đầu Tống Nguyên định đến dãy núi Hiệp Sơn ở tỉnh Vãn để cứu công chúa Ái Mã thoát tay Ba Vương Tử. Không ngờ giữa đường gặp nhiều chuyện rắc tối như vậy.

Nhưng trong mấy ngày qua chàng đã gặp được kỳ duyên, và mấy cuộc giao đấu giúup chàng thêm kinh nghiệm giang hồ.

Chàng còn nghe được nguồn tin về cha mình: “Thanh Sơn Bạch Đà Đỗ Nhất Phương”… Hy vọng rằng từ tin tức này chàng sẽ tìm ra cha mẹ mất tích.

Đồng thời, nếu đúng như lời Trần đại hiệpk Bạch Sa Kim Lệnh nói ra. Nhưng chàng chẳng mong điều này. Vì nếu đó là sự thật thì phụ thân chàng là người bạc tình bỉ ổi sao ? Chàng tin rằng cha chàng không phải là người như thế. Trong trí nhớ của Tống Nguyên thì phụ thân là người hiền từ, tài giỏi được mọi người tôn kính.

Chàng ứa lệ, nghiến răng nói một mình :

– Không, phụ thân ra không phải thế, chúng nó vu khống, đổ tội cho phụ thân.

Chàng quá phẫn nộ, chỉ muốn tìm ngay Trần đại hiệp của phái Côn Lôn để hỏi cho ra lẽ.

Nhưng trước mắt thì việc cứu công chúa Ái Mã thoát khỏi tay Ba Vương Tử cũng là chuyện rất cần.

Thế là Tống Nguyên cắn răng phóng vèo vèo về phia trước.

Dãy Thiên Sơn hùng vĩ, thế núi chập chùng, Tống Nguyên cố vượt nhanh về Trung Nguyên cứu công chúa Ái Mã. Chàng không cần nhớ đến bọn Thiên Ma độc bang đông như lá cây trong rừng, chẵng dễ gì để chàng làm xong việc. Trong ý chàng còn muốn tìm ra con gái bà Bạch Sa Kim Lệnh để tìm hiểu sự thật và tin tức về cha chàng.

Nóng lòng cứu công chúa Ái Mã, Tống Nguyên cũng không quên nhớ tới sự kiện cha của nàng là Sa Mạc Chí Tôn – Ái Thiên Trường và Lục Ma Vương chết trong trận bao vây chàng vừa qua. Dù ai đã giết Sa Mạc Chí Tôn thì chàng là vai chính trong sự kiện đêm ấy cũng không tránh khỏi mang tai mắc tiếng.

Ba ngày sau, Tống Nguyên nhìn thấy trước mặt một ngọn núi phủ đầy tuyết trắng, chàng phi hành như bay đến chân núi tuyết, rồi dừng lại hít thở không khí trong lành.

Bỗng Tống Nguyên trố mắt nhìn…

Trên mặt đất đầy Tuyết trắng, bông tuyết mịn màng, nhưng lại nổi rõ một vũng máu đỏ sẫm, đông đặc vì lạnh.

Trên ngọn núi tuyết kì vĩ này không hề có một bong người.

Sao lại có vũng máu ?

Vũng máu tuy sẫm, nhưng còn tươi, chứng tỏ máu chảy ra đó chưa lâu. Trên nền tuyết ở đó lõm xuống như có thân người bị thương nằm đấy.

Tống Nguyên trầm tư giây lát, rồi bắt đầu theo dõi, từ vũng máu lại có những giọt máu rải rác kéo dài hướng lên đỉnh núi. Chàng lập tức thi triển khinh công lần theo vết máu. Cứ quyết tâm không rời, lát sau Tống Nguyên đã đến chỗ chấm dứt những giọt máu, và ở đây cũng có những vũng máu còn tươi.

Chàng quay lại nhìn, không hề có dấu vết một cuộc giao tranh, hay dấu chân người, tại sao có kẻ bị thương chảy máu ?

Vọt lên khoi vũng máu chừng một trượng, Tống Nguyên lại thấy những giọt máu tiếp tục rải đều theo dốc núi lên đỉnh. Thế núi thật gay go hiểm trở, tua tủa những đá tai mèo nhọn, chỉ có loài sơn dương mới có chỗ len được bước chân.

Muốn khinh thân theo dõi, Tống Nguyên phải nâng chân khí phi hành, vừa chú ý quan sát vết máu chàng vừa suy nghĩ : “Người đã bị thương nặng, máu ra nhiều thế này, mà leo núi không để lại dấu chân trên tuyết chứng tỏ võ công thâm hậu, khinh công tuyệt vời, hơn mình xa.

Vết máu thưa dần, khoảng trăm trượng mới có một vũng, trong khi thế núi leo ngày một khó khăn hơn, buộc Tống Nguyên thầm nghĩ tiếp trong đầu : “Người này chắc đã bị thương ở nơi khác đến đây, nhưng tại sao không xuống núi mà tiếp tục leo nên cho mệt ?

Vách núi thẳng đứng, tuyết phủ như gương không có chỗ đặt chân, phía dưới là vực sâu thăm thẳm, rơi xuống sao tránh khỏi tan xác.

Tới đây lại chấm dứt vết máu.

Nhưng leo nữa thì Tống Nguyên lưỡng lự, chàng nhìn xuống vực mà tự hỏi một mình “Ôi không lẽ người ấy đã bị lăn xuống vực ?”

Chàng bay mình lên con đường quá nhỏ nơi rộng nhất chỉ chừng nửa trượng, chỗ hẹp nhất là chừng hai tấc.

Thật là nguy hiểm vô cùng.

Tống Nguyên đã định bỏ cuộc nhưng lúc phóng mình lên được tảng đá, chàng lại thấy có vết máu, bèn quyết tâm đi tới nữa. Chàng vốn là kẻ bất hạnh nên rất thong cảm với người bất hạnh, muốn được giúp đỡ nạn nhân phần nào, có lẽ chỉ mấy bước nữa là chàng tìm ra kẻ bị thương.

Lòng hào hiệp, tính kiêu ngạo và cả hiếu kì trộn lẫn, khiến Tống Nguyên bám theo vách đá nhích từng bước, chứ ở đây không thể làm gì hơn.

Gió lạnh như cắt ruột, nhưng Tống Nguyên nhờ uống đuợc máu “Chương Giâo Thập Lục Tinh Mục” nên mắt chàng sang như sao, thân thể chống được cái lạnh bên ngoài.

Bỗng Tống Nguyên nghe được một tiếng rên ảo não từ trong vách tuyết. Rõ ràng có vết nứt như một kẽ nhỏ đủ chứa thân người trong hốc huyết. Nơi khó đứng vùng này, nếu có kẻ xuất chiêu nhẹ nhàng cũng có thể hất Tống Nguyên rơi xuống vực.

Chàng vẫn không ngán ngại…


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.