Khách giang hồ vẫn thường lui tới các thị trấn, chẳng những để lấy tin tức cần
thiết mà còn mua sắm các thực phẩm cho những ngày hành trình qua những vùng
hiểm trở hoang vắng.
Trầm Kha và Bá Đồng Nhi cũng lẫn vào trong đám đông người để hoàn thành
mục đích của họ khi đặt chân đến thị trấn này.
Chàng Lãng Tử Trầm Kha vẫn với dáng nét trầm lặng từ lúc nào đến giờ. Vẫn
thích trang phục màu xám và vẫn chiếc nón rộng vành che nắng che mưa.
Mới thoáng nhìn qua không ai nhìn rõ mặt chàng, sắc diện đẹp xấu thế nào.
Nhưng giang hồ tứ chiến, còn trăm nghìn cái lạ cái đẹp, cái kỳ quặc khác đã khiến
cặp mắt người thị trấn vốn đã quen nhìn với những nhân vật giang hồ ấy rồi. Họ
không còn ngạc nhiên nữa.
Hơn nữa trong những bang hội cũng như các môn phái đều muốn sắc phục
riêng biệt cho họ nên còn nhiều cái khó nhìn, hay ưa nhìn, xảy ra hằng ngày đối với
người dân thị trấn. Thành ra họ không thấy những hành vi này là lạ lùng, kỳ quái
nữa.
Ông lão Bá Đồng Nhi với danh trấn giang hồ bằng bốn chữ Cuồng Phong
Nghịch Cước vẫn bản tính mê đùa nghịch như những đứa trẻ say mê trong trò chơi
của chúng.
Người qua kẻ lại, tấp nập dập dìu. Cho bỏ những lúc xông pha nguy hiểm
trong sào huyệt địch, nên lão lấy làm vui vẻ cười đùa luôn miệng.
Trầm Kha liền quay sang nói với lão:
– Chúng ta làm sao mua kiệu đây?
Bá Đồng Nhi cười hì hì:
– Dễ mà! Đi theo thúc thúc là có ngay.
Vừa nói Bá Đồng Nhi vừa bước vào một đại tửu lầu sang trọng.
Thấy vậy Trầm Kha liền hỏi:
– Ủa! Vào nơi này làm gì có kiệu mà mua?
– Có chứ!
Trầm Kha liền dừng lại thì Bá Đồng Nhi nắm tay chàng vừa lôi đi vừa nói:
– Chúng ta vào đây kêu ít món nhắm rượu rồi bảo bọn tiểu bảo đi tìm mua cho
chúng ta một chiếc kiệu là có ngay, chứ chúng ta cứ đi vòng vòng mãi chỉ mất thì
giờ.
Trầm Kha nhận thấy phải nên cười nói:
– Thúc thúc hành động như vậy là thượng sách, luôn tiện chúng ta mua một ít
lương khô chuẩn bị cho cuộc hành trình qua Hắc Thủy Đàm. Và lát nữa bảo chủ
quán làm một ít món ăn ngon mang về cho lão tiền bối Mã Tú Loan và Lữ Mộ
Dung cô nương.
Bá Đồng Nhi gật gù:
– Phải lắm! Phải lắm!
Hai người liền đi luôn lên lầu và tìm một chiếc bàn cạnh cửa sổ để ngồi nhắm
rượu cùng ngắm phong cảnh quanh vùng.
Sau khi gọi thức ăn, mỹ tửu, Bá Đồng Nhi cũng dặn dò tên tiểu bảo mua giúp
cho lão một chiếc kiệu thật tốt. Tên tiểu bảo vâng dạ thi hành ngay.
Tên tiểu bảo liền thưa:
– Thưa gia gia, kiệu ở thị trấn chỉ có một tiệm làm tốt và mua ngay được nhưng
hơi xa. Hơn nữa phải chờ họ chọn ngựa, mắc giàng… nên nhỡ có trễ đôi chút xin
gia gia vui lòng chờ.
Bá Đồng Nhi liền lấy một thỏi bạc chìa ra nói:
– Chỗ nào xấu và chậm chạp, ngươi cứ cho thỏi bạc ròng này là tốt và mau
chóng ngay.
Tên tiểu bảo cười xòa híp mắt:
– Gia gia rộng rãi quá.
Hắn vừa nói vừa cầm nén bạc cho vào túi và rối rít cúi chào chạy đi ngay.
Bá Đồng Nhi quay qua Trầm Kha:
– Có tiền là xong tất cả. Bây giờ chúng ta cứ ăn uống để chờ đợi.
Đây là một đại tửu lầu và thực khách thật đông đảo. Nhưng tầng lầu có phần ít
người hơn vì giá đắt hơn nên chỉ kẻ có tiền và khách giang hồ thích rộng rãi yên
lặng mới lên tầng lầu này.
Hai người đang ăn uống một cách ngon lành thì từ phía dưới lầu một toán độ
bảy tám người đi lên.
Dẫn đầu là một lão đạo sĩ cầm chiếc phất trần, rồi theo sau là một trung niên
nho sinh cùng với sáu lão già mặt lạnh như tiền ung dung đi theo. Toán tám người
này cũng chọn một chiếc bàn tròn thật lớn ở một góc phòng để ăn uống.
Trầm Kha và Bá Đồng Nhi vừa ăn vừa chuyện trò để chờ tên tiểu bảo đem
kiệu về, nhưng bữa ăn đã xong mà vẫn chưa thấy hắn về nên Trầm Kha liền gọi tên
quản lý lên hỏi:
– Tên tiểu bảo đi lâu rồi sao chưa thấy trở lại?
Tên quản lý ấp úng nói:
– Tôi không hiểu tại sao. Hay là…
– Hay là thế nào?
– Để tôi cho người đi hỏi xem sao…
Vừa lúc đó có một giọng nói làm mọi người phải chú ý:
– Không cần phải đi, hắn đã chết rồi…
Câu nói như tiếng tử thần vừa dứt, họ đã thấy dưới lầu và từ nơi những cửa s ổ
một số người bịt mặt phi thân vào.
Tên quản lý mặt tái mét giọng run run:
– Các người là ai? Tại sao lại giết tên tiểu bảo?
Một lão già râu đỏ hoe cười sặc sụa quát:
– Muốn giết hay không là quyền của ta, ngươi không được quyền hỏi!
Rồi lão già này nhìn trừng trừng vào Trầm Kha hỏi lớn:
– Các hạ là Lãng Tử Trầm Kha phải không?
– Vâng! Tại hạ là Lãng Tử Trầm Kha! Không biết qúy đại danh của tiền bối
là gì?
– Hứ đừng giả vờ điềm đạm, qủy kiếm của ngươi đã gây khủng khiếp giang hồ
nên ta là Câu Hồn Qủy Điền Khung và mấy bạn hữu muốn lãnh hội kiếm pháp của
ngươi.
– à! Thì ra là vậy! Chính vì lý do này mà các ngươi giết tên tiểu bảo để thị uy
với ta chăng?
Lão qủy này cười sặc sụa rồi đáp:
– Phải! Phải! Ngươi nói thông lý lắm! Nhưng hãy xem ngọn thương của ta
đây.
Trầm Kha thật không ngờ lão qủy này quá nóng nảy động thủ như vậy nên
chàng bực mình nhíu đôi mày kiếm, tràn người vùng tránh né ngọn thương của đối
phương.
Thực khách đã lẩn tránh từ lúc có lời qua tiếng lại. Nơi gian lầu này giờ đây
chỉ còn có bọn tám người ngồi bàn tròn là còn ngồi im lặng theo dõi diễn biến.
Nhưng hình như lão đạo sĩ có phần nóng nẩy song chàng trung niên thư sinh
nói nhỏ điều gì đó nên tất cả lại im lặng, nhưng ánh mắt của lão đạo s ĩ vẫn hậm
hực như ức lòng điều gì.
Bá Đồng Nhi vẫn ngồi trong chiếc ghế vỗ tay cười la:
– Tuyệt! Tuyệt lắm! Cứ đánh nhau cho đổ bể hết bàn ghế chén bát của Nghi
Lâm tửu lầu này đi.
Lão vừa nói tới đó bỗng một tiếng quát lớn:
– Lão già này muốn chết!
Tức thì một ngọn trường côn của một tên bịt mặt đứng cạnh quất xuống một
cách nhanh chóng và bất ngờ.
Bá Đồng Nhi miệng hô:
– Ớ! Cái tên cướp cạn ban ngày…
Lão vừa hô thì tay lão chụp luôn chiếc đĩa bàn lớn, dùng nội lực lia chiếc đĩa
này vào giữa bụng tên bịt mặt.
– Phụp!
Tên này là lên một tiếng á! liền buông ngọn trường côn, ôm lấy bụng thụt lùi,
máu me lênh láng rồi bỗng ngã nhào trên mặt sàn giẫy lên mấy cái chết luôn.
Những tên bịt mặt khác thấy vậy liền ập vào vây Bá Đồng Nhi vào giữa và
trận hổn chiến xảy ra.
Về phía lão Câu Hồn Qủy Điền Khung, sau một thế tấn công bất ngờ đầu tiên
bị hụt, nên lão liền xử dụng liên hoàn thương pháp, tới tấp đâm chém sả vào Trầm
Kha gây ra thành từng đợt gió cuốn.
Trầm Kha quá tức giận, phần nóng nẩy là vì chưa mua đư ợc kiệu xe để đem đi
nên sát khí dồn dập, chàng không nói thêm một lời nào và cũng không còn né tránh
ngọn thương của đối phương nữa. Trầm Kha liền rút thanh trường kiếm ra hét to:
– Tự nhiên ngươi muốn chết! Đừng trách ta hồ đồ!
Ngọn trường kiếm của Trầm Kha như ánh chớp lóe lên chém vào giữa ngọn
trường thương của Điền Khung.
– Chát!
Cả hai dội lại, nhưng trong ánh chớp này Trầm Kha hét lên:
– Hãy đỡ!
Lão qủy câu hồn Điền Khung còn đang bỡ ngỡ thì đã thấy trước mặt rồi đâu
cũng thấy bóng kiếm chập chùng như bức tường, màn lưới sắp trùm lấy lão.
Lão kinh hoàng tung thương ra đỡ nhưng lúc này lão không còn biết kiếm nào
là hư kiếm, kiếm nào là thực nên khi ngọn thương lão được tung ra cũng là lúc lão
hét lên kinh hoàng:
– Á!… Qủy… kiếm!
Ngọn thương lão không còn nắm chặt được nữa nên đành buông rơi, một vòi
máu từ lồng ngực lão vọt ra có vòi. Lão lảo đảo rồi ngã nhào vào vũng máu chết
lịm.
Chưa hết giận, Trầm Kha nhìn qua thấy bọn bịt mặt đang còn một số vây công
Bá Đồng Nhi nên chàng hét lên một tiếng, ngọn qủy kiếm tung tuyệt chiêu giao
chiến vào đám người bịt mặt…
Nhiều tiếng la kinh hoàng, máu đổ, bàn ngã, chén bát vỡ gây nên một âm
thanh hỗn độn vô cùng.
Từng thây người bịt mặt ngã gục trong chớp nhoáng. Trong gian thực sảnh lúc
này chỉ còn lại chàng Lãng Tử Trầm Kha, Bá Đồng Nhi và toán tám người ngồi ở
góc phòng.
Lão quản lý từ nãy đến giờ vẫn chui tuốt dưới mấy chiếc bàn đổ bây giờ mới
lấm lét chui ra thì bỗng một tiếng quát vang lên:
– Qủy kiếm… hành động của ngươi thật đầy thủ đoạn.
Lão quản lý lại càng khiếp đảm hơn nên lại chui tọt vào gầm bàn nằm co quắp
im lặng.
Nơi thực sảnh, sau giọng nói đầy đe dọa, lão đạo sĩ cầm ngọn phất trần từ bàn
phía góc tường cùng bảy người kia từ từ bước ra.
Lão đạo sĩ hằn học tiếp:
– Gặp ngươi tại đây, ngươi đừng hòng chạy thoát. Nợ máu thì phải trả bằng
máu.
Không đợi Trầm Kha nói một lời nào, lão đạo sĩ liền quất chiếc phất trần tới
tấp ra chiêu sát thủ.
Trầm Kha buộc lòng phải ứng phó. Chàng thầm nghĩ:
– Bọn đạo sĩ này thuộc phe phái nào mà hàm hồ quá sức! Chưa nói đầu đuôi
mà đã ra tay sát thủ. Vậy là họ cũng chẳng tốt lành gì.
Nghĩ như thế nên chàng nhếch mép quát:
– Cho bọn ngươi biết thế nào là lợi hại.
Dứt tiếng quát, Trầm Kha liền tung ra một tuyệt chiêu, lưỡi kiếm như cánh
quạt se kết thành một màn bạc.
– Phựt! Phựt!…
Hai tiếng vang lên khô khan. Trầm Kha và lão đạo sĩ đều bước lui ra sau.
Trầm Kha mỉm cười gằn giọng:
– Lão đạo sĩ! Ta với ngươi có thù oán gì đâu mà ngươi hồ đồ đến thế?
Trong khi chàng bình thản hỏi lão thì lão đạo sĩ giận xanh mặt vì chiếc phất
trần của lão đã bị kiếm của chàng chém đứt, bay lả tả rơi khắp mặt sàn nhà.
Gã nho sinh trung niên liền bước đến nói:
– Các hạ kiếm pháp tuyệt luân! Ta xin lãnh hội!
Gã nho sinh chỉ nói đến thế, liền tức thì xòe chiếc quạt trên tay tung ra hai thế
xé gió tấn công vào giữa mặt Trầm Kha.
Chàng nhủ thầm:
– Tại sao những người này lại hằn học với ta như thế? Chắc hẳn bên trong có
nguyên do gì đó.
Nghĩ như vậy nên chàng do dự rồi quát:
– Các hạ hãy dừng tay!
Gã nho sinh âm trầm gằn từng tiếng:
– Khỏi phải nói nhiều! Hãy đỡ!
Liền với tiếng nói là chiếc quạt của gã nho sinh như ánh chớp bạc chập chờn
chiêu thức khủng khiếp.
Trầm Kha không muốn cuộc chiến kéo dài mất thời giờ nên chàng quyết dùng
qủy kiếm đàn áp đối phương.
– Soạt! Soạt!…
Chiếc quạt của gã nho sinh trung niên cũng lại bị ngọn kiếm của Trầm Kha
chém rách rơi từng phiến như cánh lá lìa cành.
Trước kiếm pháp tuyệt luân của Trầm Kha, chẳng những không làm cho đối
phương nao núng mà chỉ tăng thêm vẻ căm hờn của họ hiện lên trong ánh mắt.
Trầm Kha chưa kịp nói một lời nào thì sáu lão già liền đứng thành hàng ngang
tiến lên.
Trầm Kha sợ chiến đấu nơi lầu khách điếm này làm hư hại thêm đồ đạc của
chủ nhân. Hơn nữa gian phòng này không được rộng rãi cho cuộc đấu với đông
người. Vì thế chàng liền bảo:
– Muốn đánh nhau hãy rời đại tửu lầu này ra nơi mé rừng phía nam.
Nhưng một trong sáu lão già hằn học:
– Đừng, đừng! Đừng đa đoan rồi trốn chạy, hãy trả mạng đây!
Nói dứt lời lão này phất tay, tức thì sáu lão già liền rút mỗi người một ngọn
thương đứng vây Trầm Kha vào giữa.
Bá Đồng Nhi cùng lão đạo sĩ và chàng nho sinh trung niên đang chú tâm theo
dõi cuộc đấu và phái bên kia sáu lão già liền nhích bộ.
Trầm Kha thầm nghĩ:
– Lại một thương trận của bọn chúng rồi!
Chàng vừa nghĩ đến đó thì từ mé trái, một ngọn thương đâm xéo qua. Chàng
chưa kịp phản ứng gì thì từ ba mặt còn lại đều có ánh thương lấp lánh chém sả vào.
Trầm kha hét lên:
– Hảo thương pháp!
Vừa quát chàng vừa lách người trong từng ánh thương để tránh né rồi ngọn
trường kiếm cũng lóe lên như chớp giăng.
– Rắc! Rắc!
Hai tiếng kêu vang lên, hai ngọn thương đã gãy một khúc. Tuy nhiên trận đấu
vẫn tiếp diễn.
Bá Đồng Nhi đến lúc này giận quá quát ầm lên:
– Lũ khốn nạn! Muốn chết ta cho chết luôn!
Cùng với tiếng quát, lão liền đánh một chưởng về lão đạo s ĩ và một chưởng về
phía gã trung niên nho sinh.
Hai người này cũng không chậm trễ, liền đẩy chưởng về phía Bá Đồng Nhi
phản kích.
– Bùng! Bùng!…
Cả ba người đều dội lại sát với vách tường.
Một đại tửu lầu, chỉ trong phút chốc biến thành võ đường. Bàn ghế, chén bát
văng đổ tứ tung. Mỗi lần chưởng phong của đôi bên tung ra là mỗi lần gây thêm
thiệt hại cho chủ quán. Thật là một cuộc chiến bất ngờ và khủng khiếp.
Một cảnh huyên náo của Nghi Lâm đại tửu lầu từ trước đến nay chưa từng có.
Đôi bên đang say sưa cùng nhau quyết đấu bỗng nhiều tiếng la đau đớn vang
lên rồi tiếp theo là tiếng thây người ngã trên mặt sàn. Nhìn lại trong trận chiến đã
thấy sáu lão già, lão đạo sĩ và gã nho sinh đều nằm chết trên mặt sàn.
Trong khi đó Trầm Kha đang ngơ ngác hỏi Bá Đồng Nhi:
– Tại sao lại thế này?
Bá Đồng Nhi cũng hỏi lại:
– Tại sao thế này?
Hai người cùng hỏi một câu mà chưa ai trả lời cho ai được.
Trầm Kha nói tiếp:
– Đang giao chiến cùng tiểu điệt bỗng sáu lão già này ngã nhào chết liền. Thật
là kỳ quặc.
Bá Đồng Nhi cũng nói:
– Trường hợp của thúc thúc cũng vậy…
Lão vội ngừng bặt rồi chạy đến xem xét từng người xong nói với Trầm Kha:
– Họ bị trúng độc!
– Trúng độc?
– Đúng vậy!
Trầm Kha thoáng giây suy nghĩ rồi chạy đến bàn ăn của họ quan sát rồi gật gù:
– Độc dược được trộn vào thức ăn và đồ uống.
– Bọn chủ quán này có âm mưu gì đây chăng?
Vừa lúc đó tên quản lý sợ sệt chui ra khỏi gầm bàn thì Trầm Kha đã chộp lấy
tay lão quát:
– Phải ngươi đầu độc không?
Tên quản lý kêu á lên một tiếng thất thanh vì sợ hãi rồi run giọng nói:
– Tôi… tôi có làm gì đâu!
– Ai bỏ độc dược vào thức ăn của những người này?
Tên quản lý ngạc nhiên:
– Độc dược gì?
– Chất độc đã ngấm vào cơ thể của họ để rồi họ ngã nhào chết tất cả kìa.
– Điều này tôi… tôi không hề biết được. Chỉ có tên đầu bếp biết mà thôi…
Vừa lúc đó từ dưới lầu một số người chạy lên nói:
– Lão đầu bếp đã bị ai đánh chết bỏ vào lu gạo.
Trầm Kha nghe qua liền buông lão quản lý rồi quay sang Bá Đồng Nhi nói;
– Chuyện này còn nhiều rắc rối lắm!
Rồi chàng chỉ bọn lão đạo sĩ nằm chết hỏi Bá Đồng Nhi:
– Thúc thúc có biết họ là ai chăng?
Bá Đồng Nhi gật đầu:
– Phái Điểm Thương.
– Phái Điểm Thương?
– Đúng vậy!
– Nhưng họ với tiểu điệt nào có gì oán thù tại sao lại có việc thế này.
– Chắc có uẩn khúc gì mà chúng ta chưa tìm ra.
– Vậy bây giờ tính sao đây?
– Còn tính gì nữa! Hãy đưa tiền cho chủ quán để bồi thường, nhờ họ lo cho
mấy xác chết này và chúng ta phải rời nơi này.
– Không mua kiệu à?
Lúc đó tiếng người ồn ào nhao nhao lên.
Bá Đồng Nhi liền nói với Trầm Kha:
– Chúng ta hãy đi nhanh chứ để đám người kia lên thì phiền phức lắm!
Trầm Kha chưa kịp đáp lời thì Bá Đồng Nhi đưa mấy nén bạc cho tên quản l ý
bảo:
– Hãy lo cho tất cả nhé!
Tên quản lý gật đầu vâng dạ lia lịa thì Bá Đồng Nhi và Trầm Kha băng mình
qua cửa sổ phi thân qua dãy nhà kế cận chạy lẩn vào cuối đường mất dạng.
Chạy một đoạn khá xa, Bá Đồng Nhi liền chỉ về phía đường cắt ngang nói:
– Chúng ta đến đàng kia để mua một chiếc kiệu.
Vừa lúc đó, có một cỗ xe đi qua. Bá Đồng Nhi liền láy mắt cho Trầm Kha rồi
nhảy vọt ra chận cỗ xe lại.
Gã phu xe liền gò cương ngựa lại hỏi:
– Có việc gì vậy?
– Cỗ xe này các hạ bán cho chúng tôi được không?
Gã phu xe bực tức:
– Xe làm ăn mà các người đòi mua, lão này quái dị thật.
Trầm Kha quan sát thấy chiếc xe ngựa có thùng sau dùng để chở người đư ợc
đóng kín. Xe có mấy cửa sổ nho nhỏ để khách ngồi bên trong có thể nhìn ra ngoài
được. Chiếc xe này do hai con ngựa kéo. Chàng nghĩ thầm:
– Xe này thật tiện lợi cho việc đưa Dung muội đi.
Nghĩ như thế nên chàng nói với Bá Đồng Nhi:
– Cỗ xe này tốt lắm thúc thúc à!
Bá Đồng Nhi hiểu ý nên nhanh như cắt, lão nhún người bay lên chỗ gã phu xe
ngồi và đồng thời vung tay điểm vào mấy huyệt đạo làm gã phu xe không tài nào
tránh đỡ được.
Bá Đồng Nhi liền thẩy gã phu xe cho Trầm Kha:
– Chụp này!
Vừa nói lão tung gã phu xe cho Trầm Kha đang đứng ở mé lộ. Chàng liền nhẹ
nhàng chụp lấy gã phu xe đặt vào trong một bụi rậm bảo:
– Ngươi cứ nằm nghỉ một lúc là tỉnh được và đây là tiền để đền cho ngươi.
Trầm Kha lấy bạc bỏ vào túi gã phu xe rồi đưa tay giải khai huyệt đạo cho gã,
nhưng liền đó lại điểm vào mê huyệt làm gã phu xe này rũ xuống ngủ mê man.
Hành động trong chớp nhoáng, Trầm Kha tung người lên xe ngồi cạnh Bá
Đồng Nhi, tức thì lão liền cho ngựa quay đầu nhắm hướng Mã Tú Loan và Lữ Mộ
Dung đang chờ ngóng mà ra roi.
Hai con ngựa tốt sải vó chạy nhanh.
Trầm Kha hỏi:
– Thúc thúc, như vậy là chúng ta đã không mua lương khô và đồ ăn cho họ rồi?
Bá Đồng Nhi cười khì khì:
– Có đây! Tiểu điệt đừng có lo.
Vừa nói lão vừa trao giây cương cho chàng và lấy một cái bị trong chứa thực
phẩm lương khô. Lão vừa cười vừa nói:
– Có lão là không sợ đói mà!
Trầm Kha thúc cương làm hai con ngựa sải vó phóng gió lao đi thật nhanh.
Bá Đồng Nhi thấy vậy đùa:
– Nhớ con bé rồi sao nôn nóng vậy?
Trầm Kha mỉm cười đáp:
– Tiểu điệt sợ chúng ta đã mất quá nhiều thì giờ sợ lão tiền bối Mã Tú Loan
trông lo.
– Chứ không phải sợ con bé lo à?
Cả hai cùng cất tiếng cười hồn nhiên.
Con đường càng lúc càng hiểm trở, khó khăn nên dầu cố gắng hai con ngựa
cũng không đi nhanh hơn được.
Cho đến trưa, lúc mặt trời lên tới đỉnh đầu thì hai người mới đến chân mé núi
mà Mã Tú Loan đang chờ đợi.
Đến một đoạn nữa thì xe ngựa không thể đi được, Trầm Kha liền gò cương
nhảy xuống, miệng nói:
– Để xe nơi này, chúng ta lên trên đó vậy.
Hai người liền băng mình về nơi hang đá mà Mã Tú Loan cùng Lữ Mộ Dung
đang trông đợi.
Chỉ thoáng chốc là cả hai đã đến cửa hang.
Trầm Kha vừa bước vào vừa gọi:
– Lão tiền bối! Lão tiền bối!
Chàng ta gọi mấy tiếng song vẫn không thấy ai đáp lời. Chàng hốt hoảng
dừng lại thì Bá Đồng Nhi cũng đã đứng bên cạnh. Trầm Kha quay sang hỏi:
– Sao lại thế này thúc thúc?
Bá Đồng Nhi liền bảo:
– Hãy quan sát trong hang xem sao?
Thế là hai người liền lục soát khắp hang. Họ tìm từng ngách đá nhưng vẫn
không thấy một vết tích gì.
Trầm Kha và Bá Đồng Nhi lại quay qua phía ngoài tìm kiếm. Khắp một vùng
quanh đó đều được hai người tìm thật kỹ lưỡng song cả hai đều thất vọng.
Mặt trời đã ngã sang chênh chếch, một màn bí mật bao trùm. Bao nhiêu vấn
đề thắc mắc trong đầu óc hai người.
Trầm Kha hỏi Bá Đồng Nhi:
– Thúc thúc có ý kiến gì không?
Bá Đồng Nhi thật sự lo lắng:
– Việc này thật là kỳ quái!
Rồi giọng lão ta đều đều phân tích:
– Lữ Mộ Dung cô nương đang nhiễm độc thì có thể nói là bị địch nhân hãm hại
dễ dàng, song lại có cả lão bà Nguyệt Nga Mã Tú Loan canh giữ l ẽ nào lại sơ suất.
Hơn nữa kẻ nào áp chế bà ta ta đâu phải dễ dàng, mà cả vùng này cũng như trong
hang đá này đều không thấy một sự chiến đấu hay dấu tích gì cả.
Lão lại lẩm bẩm:
– Thật là kỳ quái! Thật là kỳ quái!
Trầm Kha cũng bàn thêm:
– Việc này e rằng có sự sắp đặt chăng?
– Tiểu điệt nói ra xem.
– Chúng ta đến Nghi Lâm đại tửu lầu thì lại gặp rắc rối. Một bọn là Câu Hồn
Qủy Điền Khung, rồi tiếp theo là bọn Điểm Thương.
Ngừng một chốc chàng lại tiếp:
– Đối với bọn Điền Khung, chúng ta có thể bảo chúng là lực lượng của đối
phương, cốt ý làm chậm trễ nghĩa là cầm chân chúng ta để bọn khác hành động tại
nơi này, mặc dù chúng ta chưa có thể biết được đối phương là ai. Nhưng còn bọn
Điểm Thương thì thế nào? Chẳng lẽ bọn này cũng đối nghịch, cũng là thuộc phe
Hắc đạo ư? Điểm Thương dầu sao cũng là một danh phái lừng danh trong võ lâm,
thuộc bạch đạo chính phái. Vì vậy, hai sự kiện này làm cho chúng ta phân vân, và
khó nghĩ vô cùng…
Bá Đồng Nhi có vẻ đắn đo thì Trầm Kha lại tiếp:
– Hơn nữa, nơi đây không có một dấu vết nào khả dĩ bảo rằng lão tiền bối
Nguyệt Nga Mã Tú Loan chiến đấu với địch nhân, song chẳng l ẽ bà ta lại đột ngột
ra đi khi bà ta có hẹn chờ chúng ta cùng đi với nhau mà.
Bá Đồng Nhi cũng tán đồng:
– Bà Nguyệt Nga Mã Tú Loan không thể hành động như vậy đâu. Theo ý thúc
thúc thì nhất định phải có một sự bí mật nào đây mà chúng ta chưa tìm ra được.
Trầm Kha suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Tiểu điệt có ý kiến này!
Bá Đồng Nhi liền hỏi:
– Ý kiến gì tiểu điệt cứ nói ra may sao có thể tìm được tí ánh sáng nào trong
việc này chăng!
Trầm Kha đưa mắt nhìn chung quanh một lần rồi đăm đăm nhìn vào cái hang
tối đen nói:
– Chúng ta phải quan sát thật kỹ trong cái hang đá này thì mới quyết định
được.
Cả hai lại bước vào, đưa mắt nhìn chung quanh quan sát, nhưng cái hang vẫn
tối đen, tuy không sâu lắm song có hai khúc quanh nên ánh sáng không lọt vào
được.
Trầm Kha liền đề nghị:
– Chúng ta phải thắp đuốc lên mới tìm được dấu vết nơi này, vì hai bên bờ
hang đá gồ ghề lồi lõm nên khó phân biệt được những dấu vết bên trong.
Bá Đồng Nhi cũng đồng ý điểm này nên gật đầu.
Thế rồi cả hai người cùng quay ra, tìm cây khô làm đuốc đốt rồi mới đi vào…