Phùng Thúy Lam chợt tỉnh ngộ hỏi :
– Bữa trước ngươi có nói muốn bái một người võ công so với Kỳ Kinh còn cao thâm hơn làm sư phụ học nghề phải chăng là để trả thù hắn?
A Liệt đáp :
– Hắn khinh khi tại hạ hay đánh đập, tại hạ còn chịu được, nhưng mối thù sát hại mẫu thân thì nhất định phải trả, vì thế mà cần võ công cao hơn bọn hắn mới được.
Giọng nói của chàng đầy vẽ cừu hận, quyết không phải là lời gian trá.
Phùng Thúy Lam mười phần đã tin đến tám, nàng liền hỏi :
– Ngươi nói “bọn hắn”, vậy ngoài Kỳ Kinh còn ai nữa?
A Liệt đáp :
– Bọn người bảy môn phái lớn đều có dự phần.
Rồi chàng kể luôn tên họ những tay cao thủ trong bảy phái lớn ra cho Phùng Thúy Lam nghe. Sau chàng nói tiếp :
– Hiện giờ tại hạ chưa biết rõ hung thủ là ai. Hoặc giả không phải bọn này mà là người khác cũng chưa biết chừng.
Phùng Thúy Lam nghe những tên chàng kể rồi lắc đầu nói :
– Đã đành mối thù giết hại song thân là mối thù chẳng đội trời chung, nhưng những người đó đều là nhân vật tuyệt đỉnh võ lâm hiện naỵ Ta nhận thấy trong thiên hạ chưa một ai dám nói là thắng nổi bọn họ, vì thế ta khuyên ngươi nên dẹp bỏ ý định đó đi.
A Liệt nghiến răng nói :
– Không được! Tại hạ dù chỉ còn một hơi thở cũng quyết không thay đổi chí nguyện báo thù.
Phùng Thúy Lam thu đao trủy thủ về nói :
– Dù ngươi có luyện được võ công đến trình độ tối cao thì ít ra là phải vài ba chục năm nữa. Khi ấy những người kia dù chưa chết thì họ cũng biến thành những đại trưởng lão các phái. Nếu ngươi kiếm họ trả thù tức là gây chiến với cả môn phái họ, nên ta dám nói là người chẳng có chút hy vọng gì thành công được.
A Liệt ngắt lời :
– Có công mài sắt có ngày nên kim. Tại hạ mà võ công thâm hậu thì trừ phi bọn họ giết chết ngay tại hạ, bằng không tại hạ tin rằng có chí thì nên.
Phùng Thúy Lam lại hỏi :
– Ngươi đã đọc sách chưa?
A Liệt đáp :
– Tại hạ nhờ Vương lão phu tử ngày ngày giảng giải nên có biết được đôi chút ít.
Phùng Thúy Lam hỏi :
– Bọn người bảy môn phái lớn tìm đến nhà ngươi làm chi?
A Liệt đáp :
– Đây thật là cơn tai bay vạ gió.
Rồi chàng lược thuật chuyện Huyết Vũ thư cho Phùng Thúy Lam nghe. Song cái chết của mẫu thân chàng tại sao lại có liên quan đến những người đó thì nàng không hiểu rõ.
Nhung nàng có biết một việc liền hỏi A Liệt :
– Hiện giờ ngươi ở vào tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Kỳ Kinh bề ngoài ra mặt bảo vệ ngươi, đồng thời lại còn những tay cao thủ khác phái khác ám trợ tựa hồ không sơ hở chút nào, mà thật ra bọn họ dùng ngươi làm cái mồi câu để rình xem ai hạ thủ ngươi đó. Ngươi có hiểu không?
A Liệt trầm ngâm một lúc rồi đáp :
– Giả tỷ hung thủ là một người trong những phái này thì tất nhiên họ chẳng dám ra tay gia hại tại hạ.
Phùng Thúy Lam nói :
– Ngươi nghĩ thế thì lầm lắm! Bọn họ muốn ám sát ngươi thật dễ như trở bàn tay mà họ vẫn bố trí như người ngoài hạ thủ. Ngươi có chết cũng chỉ toi mạng mà thôi.
A Liệt thấy Phùng Thúy Lam nói có lý liền hỏi :
– Vậy thì tại hạ nên làm thế nào cho được?
Phùng Thúy Lam trầm ngâm một chút rồi đáp :
– Trước nay ngươi chưa từng lộ ý muốn thì chắc là họ không ngờ và đồng thời việc đề phòng cũng sơ hở. Vì lẽ đó ngươi có thể tìm cơ hội tẩu thoát.
Nàng thấy A Liệt ra chiều khó nghĩ liền nói tiếp :
– Ngươi đừng lo! Ở Tây An Phủ đây, gia phụ có một căn phòng dùng làm nơi bí mật, lại có mấy tên tỳ bộc có thể tin cậy được. Nếu ngươi muốn tới đó ẩn lánh trong vòng bảy, tám tháng hay một vài năm cho vụ này lắng xuống rồi hãy tìm thầy học nghề thì ta quyết bảo đảm bảy môn phái lớn không tìm đến ngươi được.
A Liệt nghe Phùng Thúy Lam bầy kế cho mình thì trong lòng rất cảm kích nhưng chàng chưa hết dạ hoài nghi, tự hỏi :
– Tại sao y lại tử tế với ta như thế này?
Nên biết chàng từ thửa nhỏ ở vào cảnh nghèo nàn, hiểu rõ đời sống rất khó khăn và đã bị người ta đả kích khinh bỉ nhiều rồi. Vì thế nên so với những đứa nhỏ cùng tuổi là con nhà no ấm thì chàng hiểu việc hơn nhiều. Huống chi những chuyện xảy ra gần đây khiến chàng có ấn tượng xấu xa đối với người đời.
Do đó chàng nghĩ tới mình đã không có chỗ nào để người lợi dụng thì sao Phùng Thúy Lam đối với mình lại tử tế đến thế? Chẳng lẽ những hành vi của nàng đều có dạ đồng tình với chàng? Dù sao chàng cũng cảm thấy cần ra thoát khỏi bàn tay Kỳ Kinh là hay hơn hết. Còn kết quả sau này bất luận đi tới đâu chàng cũng vui lòng mạo hiểm.
Chàng trầm ngâm một chút rồi hỏi :
– Nếu tại hạ quả có nơi ẩn mình thuận lợi thì nhất định cả bảy phái lớn phải cuống cuồng. Nhất là Kỳ Kinh sẽ tức đến chết người vì mất mặt. Có đúng thế không?
Phùng Thúy Lam đáp :
– Cái đó lẹ là còn phải nói? Có điều vụ này không phải chuyện chơi. Ngươi ẩn lánh nên cẩn thận lắm mới được, nếu không có ngày kia bị chúng bắt về, thì nhất định ngươi phải chết.
A Liệt nghĩ thầm :
– Nếu thế này thì mình hoàn toàn bị cô này nắm giữ không phản kháng chút nào.
Nhưng sau khi cảnh giác chàng vẫn nguyện ý thà chịu nằm trong tay Phùng Thúy Lam còn hơn là ở với Xích Luyện Xà Kỳ Kinh. Vì thế chàng cả quyết chịu lời trốn đi.
Phùng Thúy Lam bèn nghĩ cách giúp chàng đào tẩu. Còn A Liệt đầu óc vẫn hoang mang, chàng lo vật báu phủ Lang Nha sẽ ra sao?
Phùng Thúy Lam nghĩ ra được biện pháp rồi nói :
– Ngươi hãy chú ý nghe ta nói. Tối nay lúc các ngươi ăn cơm xong mà vẫn còn ở khách sạn này thì ta ra cửa sau chờ đợi. Ngươi giả vờ đau bụng tìm ra cầu tiêu để trốn chạy. Nếu Kỳ Kinh chú ý đến ngươi thì ngươi chớ có vọng động. Phải chờ lúc về quán trọ rồi đang đi đường phố lớn ở mé Nam hay mé Tây, nhân lúc đông người ngưoi chay thẳng ra mé Tây. Ta sẽ ngấm ngầm theo dõi. Trường hợp mà không có người chú ý đến ngươi thì ta kêu ngươi ngay về đia phương đó. Nếu tình thế không thuận tiện thì ta không ra nữa và ngươi giả vờ mãi xem phong cảnh náo nhiệt rồi đi lầm đường.
A Liệt gật đầu lia lịa đáp :
– Tại hạ nhớ rồi.
Phùng Thúy Lam có vẻ bất mãn nói :
– Vụ này là một chuyện tầy đình có liên quan đến sự sinh tử của ngươi. Nếu ngươi nhớ trật một điểm thì hậu quả khó mà lường được chứ chẳng phải chuyện chơi mà nhận bừa được?
A Liệt đáp :
– Tại hạ nhớ kỹ thật rồi. Cô nương chưa biết tại hạ từ thửa nhỏ đã có trí nhớ dai đặc biệt. Bất luân ai nói câu chuyện gì, tại hạ chỉ nghe qua rồi sau bao lâu vẫn. kể lại được không sai một chữ. Hai ba năm trước tức là lúc còn nhỏ hơn ngày nay, nhiều câu chuyện tại hạ không hiểu nhưng cũng kể lại được.
Phùng Thúy Lam nửa tin nửa ngờ nguýt chàng nói :
– Lần này ta hy vọng ngươi còn giữ bản lĩnh đó thì hay lắm!
A Liệt nói :
– Cô nương cứ yên lòng. Nhưng tại hạ trốn rồi còn cái rương của tại hạ thì sao?
Phùng Thúy Lam có vẻ không bằng lòng hỏi lại :
– Cái rương của ngươi giá đáng bao nhiêu? Sau này sẽ mua không được hay sao?
A Liệt không nói đến chuyện bí mật về “Lang Nha phủ Đan kinh” chàng còn đợi xem hễ Phùng Thúy Lam thật dạ không có chỗ dụng tâm nào khác sẽ đem vật kia trả lại cho nàng.
Chàng liềm hăm hở đáp :
– Cái rương thì vật thử có là mấy? Nhưng quần áo trong rương đều do chính tay tiên mẫu may cho, tại hạ không nỡ dời bỏ.
A Liệt nhắc tới mẫu thân lại động lòng trẻ thơ, đột nhiên hai hàng nước mắt trào ra.
Phùng Thúy Lam thấy thế không khỏi ngẩn người rồi nàng rất cảm động, đua tay ra vỗ vai chàng dịu dàng nói :
– Thôi được! Bây giờ không phải là lúc để cho ngươi phiền lòng. Ta sẽ tính lại coi.
Nàng ngẫm nghĩ rồi nói :
– Thôi đành thế này vậy. Ta dùng nhiều tiền để đút lót cho tên trà phòng, bảo gã chờ lúc ngươi ra khỏi phòng sẽ ăn cắp cái rương đó và ta sẽ phái người khác mang rương đi cho.
A Liệt lau nước mắt hỏi :
– Cách đó liệu làm được không?
Phùng Thúy Lam cười đáp :
– Chính kẻ coi đồ ăn cắp thì ai mà đề phòng cho được?
A Liệt hỏi :
– Nếu bọn họ có chút mối nghi ngờ lên đầu tên trà phòng và đánh đập tra tấn bắt gã khai ra hết thì làm sao?
Phùng Thúy Lam đáp :
– Người ta ai mà dại thế? Chẳng lẽ gã không biết xin phép mấy giờ để lánh đi một nơi, chờ đến đêm tối sẽ quay về điếm hạ thủ thì còn ai nghĩ gã nữa?
A Liệt gật đầu lia lịa đáp :
– Trường hợp này tất bọn Kỳ Kinh sẽ đoán ra có người ngoài giúp cho tại hạ trốn chạy.
Phùng Thúy Lam cười đáp :
– Ta e rằng họ không nghĩ vậy mà thôi. Bọn họ rất đông người bàn đi tán lại thì càng có lợi cho chúng ta.
Nàng ngừng lại một chút rồi tiếp :
– Khi đã đem rương quần áo đi rồi thì ngươi phải trốn ra ngay đêm mới được. Bằng không sẽ bị lộ tẩy và tính mạng ngươi cũng khó lòng an toàn được.
Dứt lời nàng giục A Liệt trở về phòng.
A Liệt từ giã còn hỏi phòng nàng ở đâu rồi mới lật đật trở về phòng mình.
Lúc này Kỳ Kinh đã ngủ một giấc rồi. A Liệt cố ý nhìn hắn hỏi :
– Kỳ đại thúc. Đại thúc không cho tiểu điệt ra ngoài thành coi những nơi danh thắng. Trong thành này cũng có nhiều cổ tích. Đại thúc có cho đi coi không?
Kỳ Kinh đáp :
– Chờ hai bữa nữa sẽ tính.
Hắn nghĩ thầm trong bụng :
– Thằng lỏi này chắc là nghe tên trà phòng nói huênh hoang khiến gã động lòng.
Giữa hai người chả có chuyện gì mà nói nữa. Kỳ Kinh toan ngồi luyện công thì đột nhiên một tên trà phòng gõ cửa vào đưa cho hắn một tấm danh thiếp.
A Liệt đảo mắt nhìn thấy trên tâm thiếp đề tên “Luyện sĩ Trình Huyền Đạo ở phái Võ Đương”
Lòng chàng khấp khởi mừng thầm vì chàng đã nghe nói Thiên Phong kiếm hiệp Trình Huyền Đạo là một trong Phong Hỏa Song Kiếm ở phái Võ Đương và là một trong những người có thể thắng được Bắc Mang Tam Xà.
Chàng đã có ý bái Trình Huyền Đạo làm sư phụ thì đây là cơ hội để chàng được gặp lão, trách nào chàng chẳng vui mừng.
Kỳ Kinh lớn tiếng nói :
– Đại giá Trình chân nhân đã tớí! Tiểu nhị đâu? Mau mau dẫn ta nghinh tiếp.
Bỗng ngoài phòng có tiếng lão già quắc thước cất lên :
– Kỳ huynh dậy quá lời! Bần đạo được ra mắt Kỳ huynh đã lấy làm vinh hạnh lắm rồi.
Thanh âm vừa dứt, một người quyền môn vũ sĩ đã đứng ở trước cửa. Lão vào khoảng năm sáu chục tuổi, mặt mũi tuấn tú khí vũ hiên ngang mà lại có vẻ phong lưu tiêu sái. Tay lão cầm một cây thất trần chuỗi bằng bạch ngọc. Lão không đeo kiếm bên mình.
A Liệt vừa ngó thấy đã đem lòng sùng kính.
Kỳ Kinh tiến lại thi lễ. Hai người hàn huyên mấy câu rồi ngồi xuống.
Thiên Phong kiếm khách Trình Huyền Đạo đảo mắt nhìn A Liệt hỏi :
– Thằng nhỏ này phải chăng là một tên có liên quan với Huyết Vũ thư?
Kỳ Kinh đáp :
– Chính là gã. A Liệt! Vị này là đại kiếm khách Trình chân nhân ở trong võ lâm hiện naỵ Ngươi lại mà thi lễ đi!
A Liệt lẳng lặng tiến ra thi lễ rồi lùi lại ngaỵ Cử động này của chàng là dụng tâm để Trình Huyền Đạo chú ý đến mình.
Nguyên chàng nghe Vương lão phu tử kể cho nghe thiên cố sự về một người văn sĩ biết hành động khiến người chú ý rồi được nổi danh. Vì thế mà chàng không nói một câu gì khiến Trình Huyền Đạo động tính hiếu kỳ và có ấn tượng sâu xa về con người chàng đê sau này có gặp mặt sẽ dễ bề nói chuyện.
Trình Huyền Đạo quả nhiên nhìn kỹ chàng một lúc rồi nói :
– Thằng nhỏ này tuy tướng mạo không xinh đẹp, thân thể lại bạc nhược, nhưng bàn về căn cốt luyện võ trời phú cho thì trên đời cũng không được mấy người như gã.
Kỳ Kinh cười lạt. Nhưng lòng hắn cũng có ý muốn thu chàng làm độ đệ.
Hắn liền hỏi sang chuyện khác :
– Trình chân nhân đột nhiên qua đâ có điều chi dạy bảo?
Trình Huyền Đạo thủng thẳng đáp :
– Bần đạo là kẻ xuất gia, không tiện nói quanh cọ Bần đạo đến đây là vì vụ Đan kinh của phủ Lang Nhạ Chắc Kỳ huynh cũng hiểu ý tứ của bần đạo.
Kỳ Kinh làm bộ ngạc nhiên hỏi :
– Trình chân nhân được tin tức về vụ này ra sao?
Trình Huyền Đạo đáp :
– Chúng ta nên bớt những lời lẽ khách sáo vô vị. Bí bảo này đã lọt vào tay quý phái. Bần đạo nhân không kiếm thấy Đồ Đại Kính huynh, nên tìm tới Kỳ huynh để nói chuyện.
Kỳ Kinh nói :
– Nghe giọng chân nhân thì dường như Phùng Thông đã mất bảo vật đó mà chân nhân tưởng người tệ phái lấy được. Nhưng tiểu đệ chưa được tin gì hết, nên thực tình không biết gì về vụ này.
Hắn ngừng lại một chút rồi tiếp :
– Vụ này tệ đồng môn đã biết rõ thì đúng là sự thực, chẳng giấu diếm chân nhân làm chi nữa. Nhưng không hiểu tại sao chân nhân lại nghi ngờ cho tệ phái? Cứ địa vị và danh vọng của chân nhân thì dĩ nhiên chân nhân đã nắm được bằng chứng mới tới hỏi tiểu đệ. Vậy tiểu đệ muốn hỏi cho biết rõ.
Hắn không thừa nhận mà cũng không phủ nhận. Thậm chí hắn nói :
– Vụ này đã bí mật cáo tri cho đồng môn. Vì thế mà Trình Huyền Đạo càng sinh có lòng hoài nghị Nhưng nếu Trình Huyền Đạo mà không đưa được chứng cớ ra thì hắn có thể chê cười lão được. Thủ đoạn xảo nguyệt man trá của hắn thật là cao minh ít người bì kịp.
Trình Huyền Đạo chẳng lộ vẻ gì băn khoăn. Lão thủng thẳng đáp :
– Hoặc giả Kỳ huynh có điều chưa rõ. Trong những bậc tiên tổ ở phủ Lang Nha có một vị rất nổi danh về môn học tiên đạo. Bản Đan kinh này là một bí lục để luyện đan, tu đạo. Người ngoài bắt được thì hoàn toàn vô dụng. Nhưng người trong Huyền môn mà được pho kinh này lại rất có ích lợi.
Kỳ Kinh gật đầu nói :
– Tiểu đệ cũng tin như vậy. Vì thế mà hôm đó không có ý dòm dỏ. Dù trong bản Đan kinh này chép cả những bí thuật về võ học thượng thặng của phủ Lang Nha thì tiểu đệ có lấy được cũng bằng vô dụng. Chẳng lẽ tiểu đệ đã từng này tuổi đầu còn phế bỏ cơ sở trước kia để học lấy cái mới? Chân nhân nghĩ xem có đúng thế không?
Hắn nói câu này không có chỗ nào sơ hở để đối phương đánh vào được.
Trình Huyền Đạo gật đầu lia lịa đáp :
– Bần đạo cũng nghĩ thế. Có điều bữa trước giữa lúc Phùng Thông bị cướp, bần đạo củng đi qua đó. Thấy hai bên đang liều mạng chiến đấu, bần đạo có ra tay điều giải. Sau nghe từ miệng Phùng Thông nói ra cho biết rõ đầu đuôi. Đồng thời bần đạo lại quan sát theo thủ pháp võ công thì hiểu ngay đối phương là các vị đồng môn với Kỳ huynh. Kỳ huynh đã không biết rõ nội vụ. Vậy bần đạo không dám làm phiền.
Lão nói mấy câu rất khiêm cung lịch sự. Kỳ Kinh dĩ nhiên rất đỗi ngạc nhiên, mà A Liệt cũng lấy làm thất vọng, bụng bảo dạ.
– Lão Thiên Phong kiếm khách này đối với người cũng thế, không muốn đắc tội cùng phái Bắc Mang, chứ chẳng phải là một tay hiệp khách chủ trương chính nghĩa.
Thiếu chút nữa chàng lộ vẻ buồn rầu, tức bực. Còn Kỳ Kinh lại mừng rỡ nói :
– Chân nhận dạy quá lời! Tiểu đệ mà nhận được thông báo tất xin trình bày hết gốc ngọn để đáp lại mối thịnh tình của chân nhân đối với tiểu đệ.
Trình Huyền Đạo cũng ngỏ lời cảm ơn, thái độ vẫn thản nhiên, lão ngồi nói chuyện với Kỳ Kinh một lúc về việc khác. Khi đề cập tới chuyện võ công, lão làm như sực nhớ ra điều gì liền nói :
– Qúy phái dùng đao pháp độc bộ theo hình con rắn để hơn thiên hạ. Bần đạo tuy có lòng hâm mộ từ lâu, nhưng trước nay chưa có cơ hội chiêm ngưỡng món tuyệt nghệ này. Nếu Kỳ huynh tha cho tội đường đột thì bần đạo rất mong được thỉnh giáo mấy chiêu để làm kỷ niệm cho cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay và để chứng minh xem nhận xét của bần đạo có lầm lẫn không.
Kỳ Kinh vui vẻ chịu lời. Hắn nghĩ bụng :
– Đồ lão đại đã nói hôm ấy có đấu với lão mấy chiêu thì trước tình thế lúc ấy tất bọn họ hết sức dấu diếm võ công bản môn. Lần này lão đối chiêu để kiểm lại thì có lợi cho mình chứ không có hại. Nếu lão chứng nghiệm. không phải người bản môn tranh đoạt báu vật với Phùng Thông thì vụ công án này không đổ lên đầu bản phái nữa.
Hắn liền với lấy thanh đao treo trên vách và rút ra khỏi vỏ đánh soạt một tiếng.
Thanh kiếm phóng ra khí lạnh ghê người.
Trình Huyền Đạo không đeo kiếm. Lão khoa cây phất trần lên để tỏ ra dùng cái đó làm binh khí.
Hai người lại nói mấy câu khách sáo. Bỗng Trình Huyền Đạo hô lên :
– Bần đạo đành đắc tội!
Chân bước theo đường cửu cung, lão tiến về phía Kỳ Kinh. Tay cầm cây phất trần đâm thẳng tới trước mặt đối phương.
Cây phất trần này biến thành cứng như thanh kiếm rít lên veo véo, đủ tỏ công lực của Trình Huyền Đạo cực kỳ thâm hậu. Nhất là về kiếm thuật lão càng cao thâm khôn lường. Vì thế lão dùng vật khác thay kiếm cũng có uy lực như cầm kiếm thật sự.
Thanh trường đao của Kỳ Kinh vòng vèo phóng ra. Chiêu thức cũng bất kỳ ảo ác độc. Nội lực vận đủ mười thành vào thanh đao, quả nhiên hắn có phong độ một danh giạ.
Chiêu này hai bên thử công lực của nhau rồi lập tức biến đổi cấp bách.
Bỗng thấy hai người ở trong phạm vi 7, 8 thước vuông qua lại thấy thoáng. Thân pháp đều mau lẹ khiến người coi trong hoa cả mắt.
Cả hai bên cùng thi triển mấy chiêu thủ pháp đánh xáp lá cà, vừa hung hiểm vừa ngoạn mục.
Trình Huyền Đạo tưởng chừng muốn hạ sát đối phương ngaỵ Cây phất trần của lão không rời những yếu huyệt của Kỳ Kinh.
Mới qua lại hơn chục chiêu, Kỳ Kinh rất đỗi hoang mang vì biết là đối phương chẳng tử tế gì. Nếu mình lỡ tay một chút là mất mạng ngay đường trường.
Hắn vừa kinh hãi vừa tức giận. Thanh trường đao cầm trong tay vũng vận dụng toàn lực để thi triển đao pháp bí truyền cực kỳ hiểm độc liều mạng phản kích.
Hắn đã định bụng dù bữa nay hắn không địch nỗi mà phải chết cũng phải để chút kỷ niệm gì cho đối phương.
Con người khi chủ ý đánh liều mạng thì kiêu dũng phi thường. Cuộc chiến đấu vô cùng nguy hiểm. Nhưng một là Trình Huyền Đạo tấn công trước đã chiếm được tiên cợ Hai là công lực lão còn thâm hậu hơn Kỳ Kinh, vì thế mà Kỳ Kinh lâm vào tình trạng dữ nhiều lành ít. Còn Trình Huyền Đạo thì hiển nhiên có vẻ ung dung hơn.
Sau khi chiếu đấu hồi lâu và đã qua lại ngoài trăm chiêu. Trình Huyền Đạo vẫn dai sức. Nội lực mỗi lúc một mạnh thêm chứ không giảm sút.
Kỳ Kinh càng đánh lâu càng giảm chí phấn đấu. Trừ khi hắn thi triển những chiêu liều mạng đưa đến thế hai bên cùng chết thì mới có hy vọng đả thương được đối phương. Nhưng đến bây giờ thì e rằng đã chậm mất rồi.
Nên biết tuy Kỳ Kinh đã có ý liều mạng. Nhưng “liều mạng” với “hai bên cùng chết” còn cách nhau một khoảng xạ Hai bên cùng chết tức là không kể gì đến chiêu thức của đối phương, cứ vung đao phản kích. Phép đánh này trừ khi đối phương võ công cao hơn rất nhiều, còn bằng suýt soát nhau thì chỉ trong vòng năm ba chiêu là đi đến kết quả.
A Liệt coi hai bên chiến đấu hoa cả mắt, nhưng chàng cũng nhìn ra là Trình Huyền Đạo rất thắng thế thì trong lòng khoan khoái không bút nào tả xiết. Chàng phải cố nín nhịn không thì đã bật lên tiếng reo hò.
Khắp gian phòng, chỗ nào cũng có những luồng kình phong quét tới. A Liệt bị luồng đại lực xô đẩy cứ phải lùi dần. Lúc này chàng co vào góc nhà. Thỉnh thoảng chàng cảm thấy như bị nghẹt thở.
Hai người đang kịch đấu đột nhiên lùi ra.
A Liệt không bị những luồng kình lực vô hình xô đẩy nữa. Nhưng lòng chàng lại nổi lên bao niềm thất vọng vì thấy Thiên Phong kiếm khách nhảy ra ngoài vòng chiến rồi không động thủ nữa, mà Kỳ Kinh vẫn đứng trơ đó, trong người hắn chẳng bị thương tích chi hết.
Trình Huyền Đạo cúi đầu nói :
– Đao pháp của Kỳ huynh thực là tuyệt thiên hạ. Càng đánh càng mạnh. Bần đạo rất lấy làm bội phục. Nếu có chỗ nào đắc tội, xin Kỳ huynh lượng thứ.
Kỳ Kinh lửa giận bốc lên ầm ầm, hận mình không thể một đao chém chết tươi lão đạo này, vì hắn tự biết mình không địch nổi lão.
Hắn cố ý làm bộ ung dung chắp tay nói :
– Chân nhân quá khen rồi! Học nghệ của tiểu đệ chưa được tinh thâm, tự lấy làm xấu hổ không thể tới chỗ tâm pháp của sư môn. Xin chân nhân phê bình chỉ giáo. Giả tỷ gặp sư huynh đệ Ở đây thì may ra chân nhân mới được vừa ý.
Hắn biết rõ đối phương có ý muốn giết mình, nhất là môn nội gia kiếm pháp của lão mà xử tới chỗ tinh vì thì địch thủ khó mà chuyển bước.
Cuộc chiến đấu diễn ra trong căn nhà nhỏ bé. Trình Huyền Đạo đã chiếm được nhiều tiện nghị Giả tỷ lão có ý giết người thì chỉ đấu thêm trăm chiêu nữa là được như ý. Nhưng lão lại đình thủ bãi chiến. Đó là một điểm đáng ngờ, lại khiến cho Kỳ Kinh cảm thấy một điều rất may mắn cho mình. Dĩ nhiên hắn không dám đắc tội với đối phương. Hơn nữa trong lòng hắn vẫn ghi nhớ lời cảnh giới của Thập Bộ Đoạn Trường Đồ Đại Kinh là không được vọng động.
Trình Huyền Đạo cười khà khà nóia :
– Bần đạo đã làm mất nhiều thì giờ của Kỳ huynh vậy xin cáo biệt.
Tay đại kiếm khách phái Võ Đương đi khỏi rồi, Kỳ Kinh chìm đắm vào trong mối trầm tư mặc tưởng.