Thì ra người phi tới đỡ thế kiếm của Ðinh Mẫn Quân cho Bành hòa thượng là Bạch Quy Thọ, đàn chủ Huyền võ công của Bạch Mi Giáo.
Sau khi bị thương nặng, y được Bành hòa thượng che chở cho mới thoát được mấy cao thủ của các môn phái theo đuổi. Sau y thấy Bành hòa thượng bị bốn môn phái vây đánh nên mới theo dõi tới đây, vừa gặp lúc Bành hòa thượng lâm nguy nên y mới xông ra can thiệp.
Ðinh Mẫn Quân bị một chưởng chí mạng, gãy mấy xương sườn.
Hiểu Phù vừa hoảng hơn vội xé mấy vạt áo buộc vết thương trên cánh tay và vai rồi giơ tay cắt dây trói cho Bành hòa thượng rồi lẳng lặng bỏ đi.
Bành hòa thượng vội lớn tiếng gọi:
– Hãy khoan, Kỷ cô nương! Hãy để cho Bành hòa thượng có một lạy cám ơn đã nào!
Nói xong, y liền quỳ xuống lạy.
Hiểu Phù nhẹ nhàng tránh sang bên.
Bành hòa thượng lượm trường kiếm của Tây Linh Tử ở dưới đất và nói tiếp:
– Ðinh Mẫn Quân đã làm nhục cô nương, còn để cho ả sống làm gì?
Nói xong, y liền nhắm yết hầu của Ðinh Mẫn Quân múa kiếm đâm tới.
Hiểu Phù vội vã giơ kiếm gạt ra và nói:
– Nàng là sư tỷ của tôi, tuy vô tình với tôi thật nhưng tôi thì không thể vô nghĩa với nàng.
Bành hòa thượng lại nói:
– Chuyện đã xảy ra như vậy , nếu cô nương không giết ả, thì sau này ả sẽ làm hại cô nương, cô nương sẽ không trở tay kịp.
Hiểu Phù ứa nước mắt đáp:
– Tôi là một thiếu nữ bất hạnh nhất trần gian nhưng tất cả những gì xảy ra đều do số mệnh, xin Bành hòa thượng tha chết cho sư tỷ tôi.
– Kỷ nữ hiệp đã dậy, Bành mỗ đâu dám không tuân theo.
Hiểu Phù cúi đầu khẽ nói với Ðinh Mẫn Quân:
– Sư tỷ, mong sư tỷ bảo trông lấy thân!
Nói xong, nàng cắm kiếm vào bao, quay mình đi luôn.
Bành hòa thượng liền nói với bọn Tây Linh Tử:
– Bành mỗ với các ngươi không có thâm thù đại oán gì cả. Còn thiếu nữ họ Ðinh này vô cớ nói nhục Kỷ nữ hiệp, điều đó quí vị đã nghe rõ ràng. Sau này những lời nói đó quí vị sẽ truyền đến tai mọi người trên giang hồ thì Kỷ nữ hiệp còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này nữa. Vì vậy mỗ mới phải hạ độc thủ, giết quí vị bởi hoàn cảnh bắt buộc mà thôi. Mong quí vị xuống suối vàng cũng đừng trách mỗ!
Nói xong, y liền múa kiếm giết một lượt Tây Linh Tử, Tây Tiệp Tử, một tên tăng nhân của phái Thiếu Lâm và hai hảo thủ của phái Hải Sa.
Còn Ðinh Mẫn Quân thì y chỉ rạch một đường kiếm trên má vì y phải nghe theo lời của Hiểu Phù.
Ðinh Mẫn Quân thấy Bành hòa thượng cầm kiếm xông tới trước mặt, tưởng mình cũng sẽ bị giết nốt, sợ hãi đến mất hơn vía, nhưng nàng bị thương nặng quá, không sao kháng cự lại được đành phải nằm yên lớn tiếng chửi:
– Tên giặc sói đầu, mi đừng hành hạ ta làm chi, có giỏi thì giết ta ngay đi!
Bành hòa thượng vừa cười vừa đáp:
– Người xấu xí như ngươi, ta không dám ra tay giết đâu. Chỉ sợ mi xuống âm phủ làm cho muôn vàn ác qụ hoảng sợ mà chạy lên trên này thì nhân gian khốn khổ. Và ta còn sợ mi làm cho Diêm Vương cùng các phán quan nôn mửa nữa.
Nói xong, Bành hòa thượng cười ba tiếng lớn rồi vứt kiếm xuống đất, ôm xác Bạch Quy Thọ lên, khóc ba tiếng đoạn mới quay mình bỏ đi thẳng.
Lát sau, Ðinh Mẫn Quân hồi sức lại, lóp ngóp bò dậy, cầm kiếm chống xuống đất, loạng choạng bước ra khỏi rừng.
Trận dạ chiến kinh hơn động phách trong rừng đã kết thúc, Ngộ Xuân cùng Vô Kỵ đều thấy rõ.
Chờ Ðinh Mẫn Quân đi khỏi, hai người mới thở hắt ra một cái.
Vô Kỵ nói:
– Thường đại ca, Kỷ cô nương là vợ chưa cưới của Hân lục thúc tôi. Nhưng vừa rồi tại sao ả họ Ðinh lại nói là …Kỷ cô nương đã ngủ với người khác, đẻ được một đứa con, chẳng hay chuyện đấy có thật không?
Ngộ Xuân đáp:
– Thiếu nữ họ Ðinh nói bậy, chú đừng để ý tới làm chi?
– Ðại ca nói rất phải, nếu tôi gặp Hân lục thúc, thế nào cũng bảo chú ấy đánh cho Ðinh Mẫn Quân một trận để trả thù cho Kỷ cô nương.
– Ðừng! Ðừng! Chú em đừng có bao giờ cho Hân lục thúc hay chuyện này nghe không?
– Tại sao vậy?
– Câu chuyện đó không hay ho gì đâu, bất cứ gặp ai chú cũng không nên nhắc lại nhé!
– Vâng…Mà có phải đại ca sợ chuyện đó là thật không?
– Ðiều này tôi cũng không được rõ.
Tới ngày hôm sau Ngộ Xuân mới thấy các huyệt đạo được giải khai, chân tay không bị tê liệt như trước nữa.
Chàng bèn cõng Vô Kỵ lên, đi tới chổ sáu cái xác đang nằm ngổn ngang, ngắm nhìn một hồi mà thở dài nói:
– Tạ Tốn đã mất tích ở giang hồ đã hơn mười năm rồi mà người trong võ lâm vẫn vì y mà toi mạng rất nhiều. Không hiểu mối họa này tới ngày nào mới dứt được?
Sau đó chàng cùng Vô Kỵ ở lại trong rừng nghố đến nửa đêm, chờ sức khỏe khôi phục lại mới tiếp tục lên đường.
Ði được vài dặm tới đường cái quan, chàng liền nghĩ thầm:
– Hồ sư bá ẩn cư trong Hồ Ðiệp Cốc, chổ ở của ông ta tất phải là nơi khuất nẻo. Nay ta đi tới đường cái quan này, hay là ta đã đi lầm đường chăng?
Chàng đang định tìm kiếm một người thôn quê để dò hỏi, bỗng nghe có tiếng vó ngựa rồi có bốn tên lính Mông Cổ cầm trường kiếm phi ngựa tới mồm quát lớn:
– Cút mau , cút mau!
Chúng vừa phi ngựa đến phía sau Ngộ Xuân vội giơ kiếm lên chém vờ xuống xua đuổi chàng chạy về phía trước.
Ngộ Xuân vừa chạy vừa kêu khổ nghĩ thầm:
– Không ngờ hôm nay ta lại sa vào miệng hùm làm chú em họ Trương bị vạ lây nữa!
Lúc này võ công của chàng đã tiêu mất hết., dù có đấu với một tên lính Nguyên tầm thường cũng không địch nổi, đành phải lên bước một mà chạy về phía trước.
Chàng thấy trên đường cái có rất nhiều dân đang bị quân Nguyên xua đuổi tựa như đuổi một đàn cừu.
Chàng lại nghĩ tiếp:
– Như vậy quân Thát Ðát này chỉ hành hạ dân chúng thôi chứ không có dụng tâm bắt ta đâu.
Nghĩ đoạn, chàng liền theo đám đông dân chúng chạy. Tới ngã ba đường, chàng lại thấy một tên quan Mông Cổ cởi ngựa, dẫn theo sáu, bảy mươi tên quân, tên nào cũng cầm đại đao. Ai đi tới trước mặt tên quan đó cũng phải quỳ xuống vái lạy. Một người Hán làm thông ngôn đứng cạnh quát hỏi:
– Họ gì?
Khi một người dân trả lời xong thì tên lính Nguyên đứng cạnh bèn đá đít một cái hay tát tai rồi cho đi.
Sau rốt có người trả lời họ Trương liền bị tên lính bắt lại, đứng sang một bên. Sau đó một người thường dân, tay cầm một cái bị có một con dao làm rẫy mới mua cũng bị tên lính Nguyên bắt đứng sang bên.
Vô Kỵ thấy tình thế nghiêm trông liền kề tai Ngộ Xuân nói nhỏ:
– Thường đại ca hãy giả bộ té ngã, lăn vào trong bụi cỏ, mở ngay bao vứt con đao đi!
Ngộ Xuân liền quỳ xuống, lăn luôn vào trong bụi cỏ lau, tay cởi con đao đcó trên lưng ra giấu rồi giả bộ lóp ngóp bò dậy, mồm suýt xoa kêu đau đi khập khiễng tới trước mặt tên quan Mông Cổ.
Tên người Hán thông ngôn thấy vậy liền lên tiếng mắng chửi:
– Tên khốn nạn này không biết lễ phép gì cả! Ðến trước mặt đại nhân mà không cúi lạy vái chào!
Ngộ Xuân nghĩ đến chúa cũ của mình là Chu Tý Vương, cả nhà đều bị quân Mông Cổ giết sạch, thảm khốc vô cùng nên thà bị chúng giết chết chứ không chịu cúi đầu vái lạy tên quan Mông Cổ đó.
Một tên lính Nguyên thấy chàng bướng bỉnh liền giơ chân đá gạt chân chàng một cái. Ngộ Xuân quỵ ngay và quỳ xuống tức thì.
Người Hán thông ngôn lại quát hỏi:
– Ngươi họ gì?
Ngộ Xuân chưa kịp trả lời thì Vô Kỵ đã lên tiếng đỡ lời:
– Anh ấy là đại ca của tôi, họ Tạ.
Tên lính Nguyên đá vào mông Ngộ Xuân một cái quát lớn:
– Bước đi!
Ngộ Xuân tức giận vô cùng lóp ngóp bò dậy, trong lòng thề thầm:
– Trong đời ta, nếu không xua đuổi được quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi ta thề không làm người!
Rồi chàng cõng Vô Kỵ rảo chân tiến về phía Bắc.
Vừa đi được vài chục bước thì nghe phía sau có tiếng kêu khóc rất thê thảm, cả hai bèn quay lại thì thấy mấy người dân thường hồi nãy bị bọn lính Nguyên bắt đứng sang bên đều bị chặt đầu, xác ngã ngổn ngang.
Thì ra chính sách của nhà Nguyên lúc ấy rất tàn bạo, định tâm giết sạch người Hán nhưng không sao giết hết được nên tên Thái Sư Ba Diên liền hạ mật chỉ lệnh cho phép quan binh người Mông hễ thấy người Hán nào mang họ Trương, Vương, Lưu, Lý, Triệu là giết hết không ghê tay vì y nhân thấy người Hán chỉ có mấy họ đó là đông nhất, còn họ Triệu là họ của vua Tống Triều.
Ba Diên tính giết sạch người của những họ đó thì nguyên khí của Hán tộc bị tổn thương rất nặng.
Sau này vua Nguyên hay tin liền hạ chiếu chỉ thủ tiêu lệnh giết người bừa bãi của Ba Diên, nhưng số người thuộc năm họ nói trên đã bị chém giết rất nhiều rồi.
Lúc ấy chính sách cai trở của nhà Nguyên tàn bạo không kể siết, dân chúng người Hán chịu khổ sở vô cùng.
Ngộ Xuân không dám ngừng bước, vội rẽ ngang đi thẳng vào rừng. Ði được mấy dặm, chàng gặp một người tiều phu, liền hỏi thăm đường tới Hồ Ðiệp Cốc nhưng bác tiều phu đó lắc đầu.
Ngộ Xuân biết chổ ẩn cư của Hồ Thanh Ngưu thế nào cũng gần đây, chàng đành phải kiên tâm đi từ từ tìm kiếm.
Càng đi càng thấy cảnh đẹp vô cùng nhưng hai người nghĩ tới thảm trạng vừa rồi nên không còn tâm trí nào mà thưởng thức.
Không bao lâu, đi tới trước một vách núi, Ngộ Xuân thấy không còn có đường đi nữa, đang phân vân bỗng có mấy con bướm bay lượn.
Vô Kỵ liền lên tiếng nói:
– Chổ ở của Y tiên là Hồ Ðiệp Cốc, vậy chúng ta cứ theo đàn bướm này mà đi, xem có thể tới được không?
Ngộ Xuân nghe Vô Kỵ nói rất phải liền đi xuyên qua bụi hoa quả nhiên thấy có một con đường núi nhỏ tiếp liền theo con đường cũ.
Hai người càng đi càng thấy rất nhiều bướm, dồng thời hương thơm của hoa xông lên ngào ngạt.
Có một điều rất lạ khiến cả hai cùng ngạc nhiên vô cùng là những con bướm ở đây không sợ người chút nào, lúc bay tới đậu trên đầu, lúc lại đậu trên vai, vài con lại bay lượn quanh hai người hoài.
Hai người biết đã vào tới Hồ Ðiệp Cốc nên trong lòng phấn chấn vô cùng.
Ði đến quá ngọ hai người đã thấy bảy tám căn nhà lá cất bên cạnh một con suối trong veo.
Quanh những căn nhà đó có trồng rất nhiều hoa thơm cỏ lạ.
Ði tới trước căn nhà chính giữa Ngộ Xuân cung kính vái chào và nói:
– Ðệ tử là Ngộ Xuân xin bái kiến Hồ sư bá!
Lát sau trong nhà có một thằng bé chạy ra nói:
– Mời sư huynh vào!
Ngộ Xuân liền cõng Vô Kỵ lên đi thẳng vào trong căn nhà lá ấy, hai người thấy một người tuổi trạc trung niên, mặt mũi thanh tú, đang đứng xem một tên tiểu đồng sắc thuốc.
Trong nhà sặc mùi thuốc khó ngửi vô cùng.
Ngộ Xuân đặt Vô Kỵ ngồi xuống chiếc ghế cạnh đó rồi chàng quỳ lạy người trung niên kia và nói:
– Hồ sư bá vẫn được mạnh giỏi!
Vô Kỵ liền nghĩ thầm:
– Người này chắc là thần y, tiếng tăm lừng lẫy thiên hạ, mà người ta vẫn thường gọi là Ðiệp Cốc Y Tiên Hồ Thanh Ngưu đây.
Vô Kỵ vừa nghĩ tới đó người kia đã gật đầu trả lễ Ngộ Xuân và lên tiếng nói:
– Việc của Chu Tý Vương ta cũng đã biết rõ. Âu cũng tại số trời. Quân Mông Cổ chưa tới hồi tuyệt tận và bổn giáo chưa gặp lúc vinh quang.
Y vừa nói vừa chìa tay nắm lấy cổ tay Ngộ Xuân để thăm mạch, còn tay kia thì cởi áo chàng để xem vết thương rồi nói:
– Cháu bị Phiên tăng dùng Triệt Tâm chưởng đánh phải. Ðáng lẽ vết thương rất nhẹ nhưng vì sau khi bị thương cháu còn dùng sức quá nhiều để cho hơi lạnh công tâm nên lúc này có chữa cũng phải tốn nhiều thì giờ.
Ðoạn y lại khám tất cả các huyệt đạo trên người Ngộ Xuân một lượt.
Lát sau Hồ Thanh Ngưu bỗng hỏi:
– Tối hôm qua, cháu đã ra tay đấu với ai? Có phải người của phái Võ Ðang không?
Ngộ Xuân đáp:
– Thưa sư bá, không ạ!
Hồ Thanh Ngưu lại rờ tay vào hai bên dùi của Ngộ Xuân chàng khám một hồi , kế gầm nét mặt lại nói tiếp:
– Ngộ Xuân! Ta đã không gặp cháu bảy, tám năm rồi, không ngờ cháu lại biết nói dối như vậy. Vết thương của cháu sư bá chữa không nổi. Mời cháu ra khỏi nhà ngay!
Ngộ Xuân kinh hãi vô cùng vội đáp:
– Thưa sư bá, cháu đâu dám nói dối sư bá. Quả thật đêm hôm qua cháu chưa hề đánh nhau với ai, cháu đã mệt nhọc như vậy thì còn hơi sức đâu mà đánh với người nữa.
Hồ Thanh Ngưu lại nói tiếp:
– Hai yếu huyệt ở hai bên dùi cháu rõ ràng đêm hôm qua bị người ta điểm trúng và kẻ địch của cháu đã xử dụng thủ pháp điểm huyệt của phái Võ Ðang. Lúc y điểm huyệt cháu vào lúc giữa giờ tý và sửu phải không?
Nghe Hồ Thanh Ngưu nói như vậy, Ngộ Xuân thất thanh cả cười và đáp:
– Ðó là tự cháu điểm huyệt cháu đấy!
Nói xong, chàng bèn kể chuyện đã xảy ra đêm hôm trước.
Hồ Thanh Ngưu nghe Ngộ Xuân nói Vô Kỵ bảo chàng cách điểm mấy yếu huyệt đó liền đưa mắt nhìn Vô Kỵ đôi ba lần.
Sau y lại nghe Ngộ Xuân kể tới chuyện Bành hòa thượng bị Ðinh Mẫn Quân đâm mù mắt phải liền thở dài nói:
– Bành hòa thượng là một tay hảo thủ kiệt xuất của bổn giáo, với chúng ta tuy không phải đồng tôn, nhưng cũng là đồng giáo, nếu lúc bấy giờ Bành hòa thượng được ta chữa ngay cho thì mắt của y có thể lành được. Bây giờ đã qua mấy tiếng đồng dù y có tới đây cầu chữa ta cũng không sao chữa khỏi được.
Nói tới đó y bèn quay lại hỏi Vô Kỵ:
– Ai dậy cậu bé thủ pháp điểm huyệt của phái Võ Ðang thế?
Ngộ Xuân đỡ lời đáp:
– Thưa sư bá, chú Vô Kỵ đây nguyên là con của Trương ngũ hiệp phái Võ Ðang.
Hồ Thanh Ngưu ngẩn người, mặt lộ vẻ tức giận hỏi tiếp:
– Y là người của phái Võ Ðang thực à? Sao cháu đem y tới đây làm chi?
Ngộ Xuân liền kể lại chuyện mình bảo vệ hai con của Chu Tý Vương đào tẩu, bị quân chặn bắt, may nhờ có Trương Tam Phong cứu. Sau cùng chàng nói tiếp:
– Ðệ tử chịu ơn của Thái sư phụ của chú ấy nên mới đem chú ấy tới đây để nhờ sư bá phá lóỷ cứu chữa chú ấy một phen.
Hồ Thanh Ngưu lạnh lùng đáp:
– Cháu khảng khái thật. Nhưng Trương Tam Phong cứu cháu thoát chết chứ có cứu ta đâu. Cháu thấy sư bá có bao giờ phá lệ mà cứu chữa cho người ngoài nào không?
Ngộ Xuân vội quỳ xuống, lạy lia lịa van lơn:
– Thưa sư bá, cha của chú bé này không chịu xuất mại bạn hữu mà vui lòng tự tử, quả thật là một trang hảo hán hiếm có. Chính chú bé đây, tuy tuổi còn nhỏ như vậy nhưng cũng hào khí hơn người nên cháu mới dám đưa chú ấy đến đây nhờ sư bá cứu chữa.
Hồ Thanh Ngưu cười nhạt đáp:
– Thiên hạ có biết bao anh hùng hảo hán, ta thì giờ đâu đi chữa cho nhiều người? Nếu y không phải là người của phái Võ Ðang thì không sao. Y đã là nhân vật của “danh môn chính phái” thì sao còn tới đây cầu những người “tà ma ngoại đạo” như ta cứu chữa làm chi?
Ngộ Xuân lại nói:
– Mẫu thân của chú em họ Trương là con gái của Hân Giáo Chủ Bạch Mi Giáo. Như vậy chú ấy một nửa là người của bổn giáo chứ có phải là người hoàn toàn xa lạ đâu.
Nghe Ngộ Xuân nói như vậy, Hồ Thanh Ngưu đã bớt giận liền đáp:
– Cháu hãy đứng dậy, nếu y là con của Hân Tố Tố của Bạch Mi Giáo tất nhiên là ta lại đối xử một cách khác.
Ðoạn y đi tới trước mặt Vô Kỵ dịu giọng nói tiếp:
– Này cậu bé, xưa nay mổ vẫn có cái lệ này là nhất định không chữa cho người ngoài, tự nhận là hiệp nghĩa, danh môn chính phái. Mẹ của cậu là người trong bổn giáo, tất nhiên mỗ coi cậu cũng như người của bổn giáo vậy. Nhưng cậu phải nhận một điều này, khi nào mỗ chữa cho cậu khỏi bệnh thì cậu phải tới ở với ông ngoại của cậu là Hân Giáo Chủ của Bạch Mi Giáo. Cậu phải vào Bạch Mi Giáo chứ không được làm đệ tử của phái Võ Ðang nữa nghe không!
Vô Kỵ chưa kịp trả lời Ngộ Xuân đã đỡ lời nói:
– Thưa sư bá, sư bá ra điều kiện như vậy không được đâu, vỗ cháu đã nói trước với Trương Chân Nhân rồi nên Trương Chân Nhân cũng đã dặn trước là Hồ sư bá không được bắt Vô Kỵ nhập giáo và nếu Hồ sư bá chữa khỏi cho Vô Kỵ thì phái Võ Ðang cũng không mang ồn bổn giáo đâu.
Hồ Thanh Ngưu tức giận vô cùng, trợn ngược mắt la lớn:
– Hừ! Trương Tam Phong là cái thớ gì mà khinh thường chúng ta như thế? Việc gì ta phải chữa bệnh cho mọn hạ của y? Cậu bé, cậu nghĩ xem ta nói có đúng không?
Vô Kỵ biết hàn độc đã xâm nhập vào ngũ tạng lục phủ của mình rồi, đến Thái sư phụ là người võ công phi phàm mà cũng thúc thủ. Bây giờ mình có sống được hay không là nhờ ở vị y tiên này. Nhưng lúc lên đường, Thái sư phụ đã dặn ta luôn luôn đừng có gia nhập Ma Giáo mà bị trầm luân đời đời kiếp kiếp. Không hiểu sao Ma Giáo tồi bại ra sao mà Thái sư phụ với các vị sư bá, sư thúc lại ghét thậm tệ đến vậy. Nhưng Vô Kỵ đối với Thái sư phụ lại rất thành kính, y tin chắc vào lời nói của Chân Nhân nên y lại nghĩ thầm:
– Ðành để cho hàn độc trong người ta lan ra mà chết, chứ ta không thể nào trái lời dậy bảo của Thái sư phụ được!
Ðoạn y lớn tiếng đáp:
– Thưa Hồ tiên sinh, mẹ cháu là Hương chủ của Bạch Mi Giáo, cháu chắc Bạch Mi Giáo cũng là một giáo phái rất tốt. Nhưng Thái sư phụ cháu đã dặn bảo cháu không được gia nhập Ma Giáo, và trước khi đi, cháu đã nhận lời của Thái sư phụ rồi. Ðại trượng phu ở đời cần phải trọng chữ tín, nếu Hồ tiên sinh không chịu chữa cho cháu thì đành vậy. Nếu cháu là kẻ tham sống sợ chết, miễn cưỡng tuân theo lời của tiên sinh. Tiên sinh có chữa khỏi cho cháu đi nữa thì trên thế gian này cũng chỉ có thêm một kẻ bất tín bất nghĩa thôi, chứ không ích lợi gì cho ai!
Hồ Thanh Ngưu nghe Vô Kỵ trả lời như vậy cười nhạt nghĩ thầm:
– Thằng nhỏ này làm bộ làm tịch, ăn nói như một đấng anh hùng hảo hán. Ta cứ không chữa cho mi, thử xem mi có quỳ xuống đất mà van lơn không?
Ðoạn y liền nói với Ngộ Xuân:
– Cậu bé này đã quyết định như vậy, không gia nhập bổn giáo vậy cháu hãy cõng cậu ấy ra ngoài kia. Nhà ta không để cho người chết vì bệnh tật đâu!
Ngộ Xuân biết tính nết của sư bá mình rất ương ngạnh, y đã không chịu nhận lời chữa thì dù có cầu khẩn mãi cũng uổng công mà thôi.
Chàng liền quay sang Vô Kỵ nói:
– Này chú em, những nhân vật trong Ma Giáo tuy hành đạo khác mọi người nghĩa hiệp trong các danh môn chính phái, nhưng từ đời nhà Ðường đến giờ, đời nào trong Ma Giáo cũng có các nhân sĩ hùng kiệt, huống hồ ông ngoại của chú lại là Giáo Chủ của Bạch Mi Giáo, mẹ chú là Hương chủ của giáo phái ấy thì chú nhận lời Hồ sư bá của mỗ đi. Sau này Trương Chân Nhân có khiển trách mỗ xin chịu hết.
Vô Kỵ đáp:
– Vâng, Thường đại ca làm ơn dùng ngón tay gõ vào đốt xương sống thứ tám và thứ mười ba của tiểu đệ vài cái đi!
Ngộ Xuân cả mừng, theo lời Vô Kỵ, gõ luôn vào xương sống y vài ba cái.
Chàng bỗng thấy hai chân của Vô Kỵ cử động được và y đứng ngay dậy nói:
– Thường đại ca đã tận tâm như vậy. Thái sư phụ của tiểu đệ cũng không trách đại ca đâu!
Nói xong, y liền ngang nhiên đi ra.
Ngộ Xuân giật mình kinh hãi vội hỏi:
– Chú đi đâu thế?
Vô Kỵ đáp:
– Nếu tôi chết ở trong Hồ Ðiệp Cốc này sẽ làm mất danh tiếng của Ðiệp Cốc y tiên.
Nói tới đó Vô Kỵ liền giở khinh công cắm đầu chạy thẳng, Hồ Thanh Ngưu thấy vậy cười nhạt và nói:
– Hồ Thanh Ngưu này đã lừng danh giang hồ là kẻ thấy chết không cứu rồi! Những người chết ở trong căn nhà nhỏ này có riêng gì một thằng nhỏ này đâu?
Ngộ Xuân không để ý tới lời nói của y tiên vội cắm đầu đuổi theo Vô Kỵ.
Hai người tuy đều bị thương , nhưng vết thương của Ngộ Xuân nhẹ hơn, và bước đi lớn hơn nên chàng chỉ đuổi theo vài bước là đã đuổi kịp Vô Kỵ.
Chàng liền ẵm Vô Kỵ quay trở lại.
Vỗ hai tay không cử động được, Vô Kỵ không làm sao kháng cự lại được.
Ngộ Xuân thở hồng hộc, ẵm Vô Kỵ trở lại nói với Hồ Thanh Ngưu:
– Hồ sư bá nhất định không cứu chữa cho y phải không?
Hồ Thanh Ngưu vừa cười vừa đáp:
– Ta thành danh là thấy chết không cứu, chẳng lẽ cháu quên rồi sao?
Ngộ Xuân lại hỏi:
– Còn vết thương của cháu thì sư bá bằng lòng cứu chữa phải không?
– Phải!
– Ðệ tử đã nhận lời với Trương Chân Nhân là thế nào cũng giúp chú bé này. Ðệ tử không muốn người của danh môn chính phái bảo đệ tử của Ma Giáo là những kẻ vô tín vô nghĩa. Vậy bây giờ đệ tử không cần chữa nữa, chỉ xin sư bá cứu chữa cho chú em này, coi như đã chữa cho đệ tử vậy
– Cháu bị kẻ thù dùng Triệt Tâm chưởng đánh trọng thương, trong bẩy ngày tới nếu có lương y hạng nhất chữa cho thì sẽ khỏi. Nhưng quá bẩy ngày nữa mới cứu chữa thì dù vết thương có lành, võ công của cháu cũng bị phế hết. Qua mười bốn ngày không có thầy lang mát tay chữa cho, vết thương sẽ làm cháu toi mạng.
– Ðó là công quả của sư bá không cứu. Nhưng đệ tử có chết cũng không oán hận chút nào!
Vô Kỵ nghe hai người nói liền xen vào nói:
– Tôi không cần ông chữa cho, không cần ông chữa!
Nói xong, y lại quay đầu nói với Ngộ Xuân:
– Thường đại ca tưởng Vô Kỵ này là một tiểu nhân vô loài hay sao? Ðại ca đem tính mạng của mình ra đổi lấy tính mạng của đệ, thì dù đệ có còn sống cũng vô vị mà! Sự trao đổi đó thật vô nghĩa, vô lý hết sức!
Ngộ Xuân là một người rất có hào khờ, không thèm cãi với Vô Kỵ, vội cởi thắt lưng của mình ra, trói ngay Vô Kỵ vào ghế.
Vô Kỵ nói:
– Nếu đại ca không cởi trói cho tiểu đệ, đệ sẽ chửi ngay cho đấy!
Ngộ Xuân không thèm trả lời, Vô Kỵ liền lớn tiếng chửi bới:
– Hồ Thanh Ngưu thấy chết không cứu, thật ra không phải là người, không bằng súc sinh. Trong Ma Giáo có những người như thế, muốn tiểu gia nhập giáo thì khi nào tiểu gia chịu. Có ngờ đâu con người lại khốn nạn đến thế. Mười tám đời ông tổ nhà mi không biết lầm lỡ điều gì mới sinh ra mi, như chó như lợn vậy …
Y càng chửi càng lắm điều, chửi đến cả Hồ Thanh Ngưu lẫn Ngộ Xuân tức giận quá đỗi mà hóa ra phì cười.
Trói xong Vô Kỵ, Ngộ Xuân liền nói:
– Xin chào Hồ sư bá, xin cáo biệt chú em họ Trương, bây giờ tôi đi kiếm thầy lang để chữa đây.
Hồ Thanh Ngưu lạnh lùng nói:
– Trong tỉnh An Huy này không có một thầy lang nào mát tay cả. Nhưng cháu đi liền bẩy ngày chưa chắc đã ra khỏi tỉnh An Huy này.
Ngộ Xuân ha hả cười nói tiếp:
– Có một sư bá thấy chết không cứu, tất phải có một sư điệt đáng chết mà không chết.
Nói xong, chàng lớn bước đi ngay.
Vô Kỵ thấy vậy la lớn:
– Hồ Thanh Ngưu nếu ngươi không chịu chữa cho Thường đại ca sẽ có ngày ngươi bị ta giết …Ta … ta ….
Vì quá lo lắng cho Ngộ Xuân, Vô Kỵ chỉ hét được mấy tiếng đã chết ngất.
Hồ Thanh Ngưu thấy vậy “hừ” một tiếng rồi lẩm bẩm nói:
– Trong Hồ Ðiệp Cốc này đã có nhiều kẻ chết rồi, nay thêm một người chết cũng không sao.
Ðoạn y thuận tay cầm nửa đoạn nhung hươu lớn, nhắm yếu huyệt ở sau chân Ngộ Xuân ném tới.
Ngộ Xuân bị ném trúng yếu huyệt, ngã quị xuống đất, không sao bò dậy được.
Tính nết của Hồ Thanh Ngưu rất lạ, nếu y đã không định cứu chữa thì dù bệnh nhân có van lơn, hay uy hiếp thế nào cũng mặc cho người đó chết, còn y đã có ý định cứu thì dù bệnh nhân có thất lễ hay đánh đập y, y cũng cứu chữa cho khỏi mới nghe.
Lời nói sau cùng của Vô Kỵ đã in sâu vào lòng y.
Y lại thấy Vô Kỵ tuy còn nhỏ tuổi, nhưng rất anh hùng, huống hồ Vô Kỵ lại là con của đồ đệ cưng của Trương Tam Phong, tất sau này Vô Kỵ đủ tư cách để gây họa cho y.
Y là một người đa mưu túc kế, suy tính một hồi lâu mới quyết định:
– Cả hai ta cùng không chữa cho. Trong Hồ Ðiệp Cốc này sẽ có thêm hai oan hồn nữa cũng chẳng hề chi.
Y bèn cởi trói cho Vô Kỵ rồi nắm lấy hai tay và hai chân thằng nhỏ, định vứt nó ra ngoài, để mặc sống chết. Nhưng y cảm thấy mạch cổ tay Vô Kỵ đập rất lạ nên vô cùng kinh ngạc liền đặt nó xuống đất, thăm mạch thử.
Y thấy mạch của Vô Kỵ khác hẳn mọi người, ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm:
– Chẳng lẽ y nhỏ tuổi thế này mà đã đả thông hết cả kinh kỳ bát mạch? Ta khổ tu chục năm nay mà vẫn chưa đả thông được kinh kỳ bát mạch, vậy mà thằng bé mới hơn mười tuổi đã đả thông được ư? Ừ phải, có lẽ lão Trương Tam Phong cưng thằng nhỏ này quá, nên không tiếc tiêu hao công lực mà đả thông cho nó cũng nên.
Y liền khám lại các huyết mạch của Vô Kỵ một hồi, thấy kinh kỳ bát mạch quả thật thông thương, không hề bị cản trở chút nào.
Y lại cởi hết áo quần của Vô Kỵ khám kỹ lưỡng một lần nữa rồi cười nhạt lẩm bẩm nói
– Trương Tam Phong ngu thật! Thương thằng nhỏ quá mà lại hóa ra làm hại nó. Nếu kinh kỳ bát mạch của thằng nhỏ chưa đả thông thì còn hy vọng cứu chữa được, bây giờ âm độc đã chạy vào ngũ tạng, lục phủ rồi thì chỉ có thần thánh hạ trần mới cứu nổi thằng nhỏ này thoát chết được. Ha, ha! Trương Tam Phong của phái Võ Ðang võ công thần thông cái thế như thế nào chứ theo sự nhận xét của ta thì y quả thật ngu xuẩn vô cùng.
Một lát sau, Vô Kỵ từ từ thức tỉnh, thấy Hồ Thanh Ngưu đang ngồi trên ghế nhìn thẳng vào lò thuốc trước mặt, ngẩn người ra nghĩ ngợi.
Ngộ Xuân thì đang nằm ở ngoài bãi cỏ.
Cả ba đều có ý nghĩ khác nhau, không ai nói chuyện với ai cả.
Thì ra Hồ Thanh Ngưu là một thầy lang rất giỏi, bất cứ bệnh gì, nghi nan. quái đản y cũng đều chữa khỏi nên y mới được người ta ban cho biệt hiệu là Y Tiên.
Nhưng chất hàn độc của Huyền Minh Thần Chưởng hiếm có trên thế gian này.
Người bị đánh trúng mà kinh kỳ bát mạch lại được đả thông như Vô Kỵ, mười năm có một.
Phàm là người giỏi về cờ, gặp thế khó thì dù quên ăn, quên ngủ cũng cố tìm ra cách phá. Hồ Thanh Ngưu là người rất giỏi về y lý, tâm lý cũng như vậy.
Y thấy Vô Kỵ mắc một bệnh lạ lùng nên y không muốn đuổi Vô Kỵ đi liền nghĩ thầm:
– Trước hết ta hãy chữa cho y khỏi đã, rồi sẽ nghĩ cách giết y sau!
Nhưng muốn xua đuổi những hồi hàn độc trong lục phủ ngũ tạng của Vô Kỵ ra có phải là chuyện dễ đâu.
Hồ Thanh Ngưu suy nghĩ hơn tiếng đồng hồ, lấy mười hai miếng đồng nhỏ ra, vận nội lực vào ấn vào mười hai thường mạch với bát mạch, không cho thông thương với nhau. Cái gì là mười hai thường mạch? Ðó là tim, phế, tỳ , can, thận (ngũ tạng) với tâm bao là sáu bộ phận thuộc âm.
Còn đại trường, tiểu trường, đởm, bàng quang, tam tiêu là thuộc dương duy âm kiểu, dương kiểu là bát mạch.
Bát mạch này không thuộc hệ chính kinh âm dương, không phân biệt biểu lý phối hợp hay đạo kỳ hành nên mới gọi là kinh kỳ bát mạch.
Sau khi thường mạch với kinh kỳ bát mạch bị ngăn cách, những âm độc nằm trong ngũ tạng, lục phủ không thể liên lạc với nhau mà làm nguy đến tính mạng Vô Kỵ nữa, Hồ Thanh Ngưu giải hết huyệt đạo bị bế tắc ở chân tay rồi đốt ngải cứu chích vào hai yếu huyệt Vân Môn, Trung Phủ và các huyệt nhỏ ở hai cánh tay và các ngón tay của Vô Kỵ.
Y chích như vậy có thể làm giảm bớt âm độc trong lục phủ ngũ tạng Vô Kỵ nhưng vì thế mà Vô Kỵ cảm thấy đau đớn hơn cả những lần trước rất nhiều.
Nhưng Hồ Thanh Ngưu để mặc Vô Kỵ chịu đau, vẫn cứ dùng ngải chích khắp người Vô Kỵ như trước, chích đến nỗi người thằng nhỏ xám đen.
Vô Kỵ không chịu tỏ ra hèn nhát, nên nghĩ thầm:
– Ngươi chích ta như vậy để cho ta kêu đau, rên rỉ chứ gì? Nhưng ta cứ không rên và kêu la, coi ngươi còn giở trò gì nữa?
Vô Kỵ vẫn tươi cười chuyện trò, luận bàn về các huyệt đạo và kinh mạch với Hồ Thanh Ngưu.
Tuy y không biết tí gì về y lý nhưng y đã theo Tạ Tốn học qua thuật điểm huyệt nên cũng biết rõ hết vị trí các huyệt đạo.
So với vị thần y này, nhận xét của Vô Kỵ tuy vẫn còn non kém, nhưng Hồ Thanh Ngưu thấy Vô Kỵ bàn luận rất hợp với y mình nên cũng lấy làm thích.
Vừa chích ngải cho Vô Kỵ vừa nói thao thao bất tuyệt.
Vô Kỵ nghe, thỉnh thoảng biện luận vài câu, ra điều ta đây vốn là môn đồ phái Võ Ðang nên việc gì cũng hiểu thấu.
Hồ Thanh Ngưu lại phải giảng giải tường tận từng ly từng tý cho Vô Kỵ rõ.
Tới khi y biết là Vô Kỵ không hiểu tý gì về y lý cả, chỉ cãi bướng thôi thì y đã tốn không biết bao hơi sức.
Nhưng ở chốn thâm sơn cùng cốc, ngoài một tên tiểu đồng sắc thuốc ra Hồ Thanh Ngưu không có một người bạn nào để trò chuyện, hôm nay được nghe Vô Kỵ nói bậy nói bạ, nên y cũng cảm thấy bớt cô độc và khoan khoái vô cùng.
Hồ Thanh Ngưu chích xong mấy trăm huyệt đạo của Vô Kỵ thì trời đã sẩm tối.
Tiểu đồng đã dọn cơm ra mời hai người và đem ra một mâm cơm rau dưa ra ngoài cửa, để trên bãi cỏ cho Ngộ Xuân vẫn đang ở ngoài trời.
Lúc bấy giờ chân tay Vô Kỵ đã cử động được như thường, y liền xin phép Hồ Thanh Ngưu ra ngủ cạnh Ngộ Xuân.
Hồ Thanh Ngưu bằng lòng ngay, thế là Vô Kỵ ra ngoài bãi cỏ ngủ với Ngộ Xuân để tỏ vẻ có phúc cùng hưởng, có nạn cùng gánh với chàng.
Hồ Thanh Ngưu giả bộ không thấy nhưng trong lòng cũng nghĩ thầm:
– Thằng nhỏ này quả thật khác thường!
Sáng sớm hôm sau, Hồ Thanh Ngưu lại tốn nửa ngày trời để chích nốt các yếu huyệt ở kinh kỳ bát mạch cho Vô Kỵ.
Sau đó y lại cố công nghĩ ra một toa thuốc, liền sai tiểu đồng hốt thuốc và sắc cho Vô Kỵ uống.
Nhờ vậy Vô Kỵ thấy khỏe hơn trước nhiều.
Chiều hôm đó Hồ Thanh Ngưu lại châm cứu cho Vô Kỵ nữa.
Vô Kỵ nhân lúc ấy dùng lời lẽ khích bác để Hồ Thanh Ngưu cứu chữa cho Ngộ Xuân, nhưng Hồ Thanh Ngưu vẫn giữ vẻ mặt lầm lì, không hề tỏ vẻ bị kích động chút nào, hì hì cười và nói:
– Người ta ban cho ta cái ngoại hiệu là Ðiệp Cốc y tiên, không đúng chút nào. Trái lại ai bảo ta là kẻ thấy chết không cứu ta thích chí vô cùng.
Lúc ấy đang chích tới yếu huyệt nơi hội hợp thiếu dương với đới mạch của Vô Kỵ, Vô Kỵ lớn tiếng hỏi:
– Nơi đới mạch này thật kỳ dị. Hồ tiên sinh có biết người nào không có đới mạch này không?
Hồ Thanh Ngưu ngạc nhiên đáp:
– Nói bậy nào! Ai lại không có đới mạch.
Vô Kỵ liền bịa đặt:
– Thiên hạ bao la, chuyện kỳ lạ gì cũng có, huống hồ đới mạch này, với cháu thấy nó không có ích lợi gi cả.
– Sao cậu lại bảo đó là mạch vô dụng? Ta đã chước tác được một cuốn đới mạch luận, cậu đọc qua sẽ hiểu ngay.
Nói xong, y đi vào trong buồng lấy ra một cuốn bản thảo mỏng, đưa cho Vô Kỵ xem. Vô Kỵ giở trang thứ nhất thấy có viết: “Thập nhị kinh với kỳ kinh thất mạch đều thượng hạ cân lưu, duy có đới mạch là khởi ở bốn cạch bụng nhỏ, đi vòng quanh hông một vòng, tựa như một cái thắt lổng vậy …”
Tiếp theo đó Hồ Thanh Ngưu vạch rõ những chổ sai lầm của các y lý từ cổ đến giờ.
Vô Kỵ vừa ghi nhớ cặn kẻ.
Xem xong một lữt y liền trao trả cho Hồ Thanh Ngưu và lắc đầu nói:
– Cuốn sách này cháu đã đọc rồi. Thái sư phụ cháu, năm ba mươi tuổi có chước tác một cuốn sồ học đới mạch nhập môn thiển thuyết, cũng y như cuốn này của tiên sinh vậy. Không biết , có phải tiên sinh chép của Thái sư phụ cháu hay Thái sư phụ cháu chép của tiên sinh?
Hồ Thanh Ngưu ngẩn người giây lát trổi tức giận nghĩ thầm:
– Năm nay ta mới năm mươi tuổi, mà ngươi bảo Trương Tam Phong năm ba mươi đã chước tác sách này rồi. Năm nay Trương Tam Phong đã ngoài trăm tuổi, như vậy cuốn sách đó y đã chước tác hơn bảy mươi năm về trước? Có khác nào ngươi bảo ta chép trộm của Trương Tam Phong không? Ðới mạch luận này của ta soạn rất công phu, câu chữ nào trong đó cũng đều do ta cố nghĩ ra, mà tiền nhân chưa hề nói tới bao giờ. Ngươi bảo cuốn sồ học đới mạch nhập môn thiển thuyết của Trương Tam Phong cũng y như cuốn đới mạch của ta vậy. Cuốn sách của y đã là sồ học mà còn là nhập môn thiển thuyết thì đủ thấy thằng nhỏ này ăn nói bậy bạ quá chừng!
Y tức giận vô cùng, cố ý châm mạnh mũi kim vào bốn cạnh huyệt đạo của Vô Kỵ để cho máu tươi rỉ ra.
Vô Kỵ đau quá, suýt kêu thét nhưng y phải cố nhởn và mỉm cười nói:
– Nếu tiên sinh cho cháu nói bậy và không tin thì cháu xin đọc lại cuốn sồ học đới mạch nhập môn của Thái sư phụ cho tiên sinh nghe.
– Ðược, nếu cậu đọc sai một chữ hoặc sót nửa câu thì ta giết cậu ngay!
Thì ra, vừa rồi lúc Vô Kỵ cầm cuốn sách đới mạch luận lên coi, y sực nhớ tới Trần Hữu Lững, đệ tử của phái Thiếu Lâm đối phó với Thái sư phụ của y trên núi Tung Sơn như thế nào, y liền quyết định bắt chước Hữu Lượng để chọc tức Hồ Thanh Ngưu chơi. Vì vậy y mới cố đọc kỹ từng chữ một, đọc tới đâu nhớ tới đó.
Cho nên Hồ Thanh Ngưu vừa nói xong y liền ung dung lớn tiếng đọc hết cuốn đới mạch luận, không sai một chữ, không sót một câu.
Hồ Thanh Ngưu ngẩn người ra một hồi nghĩ thầm:
– Thằng nhỏ này chỉ đọc có một lần mà đã nhớ hết cuốn sách đó, quả là một kỳ tài vô song!
Nhưng Hồ Thanh Ngưu có biết đâu, ở Thiếu Lâm Tự còn có Trần Hữu Lượng tài ba không hề kém Vô Kỵ.
Nghĩ đoạn, Hồ Thanh Ngưu luôn miệng khen ngợi:
– Thông minh thật! Thông minh thật!
Nghĩ ngợi giây lát Hồ Thanh Ngưu muốn thử tài Vô Kỵ một lần nữa liền nói:
– Ta còn có một cuốn Tý Ngọ Châm Cứu kinh không biết Trương Tam Phong có chép miệng được của ta không?
Nói xong, y vào trong buồng lấy ra một bộ sách, mười hai cuốn đưa cho Vô Kỵ xem. Vô Kỵ thấy chữ viết chằng chịt, các bộ vị huyệt đạo, các phân lượng của các vị thuốc, giờ giấc nên châm cứu đều rất khó nhớ, nhưng y sực nghĩ: “Mười hai cuốn kinh này, đọc từ đầu chí cuối phải tốn ba bốn ngày trời, làm sao mà nhớ hết được? Ta hãy xem coi trong này có cách gì để chữa cho Thường đại ca không?
Nghĩ đoạn, y giở hết các cuốn, tới cuốn thứ chín thấy có nói về cách chữa chưởng thương. Quả nhiên trong đó có bài nói về cách chữa vết thương do Triệt Tâm chưởng, liền cả mừng, liền đọc đi đọc lại hai ba lượt để nhớ kỹ rồi y lại nghĩ tiếp:
– Bây giờ ta phải nghĩ cách chữa cho Thường đại ca chứ không nên dùng lời lẽ chọc tức vị y tiên này làm gì?
Y đọc đến trang cuối cùng thấy có viết về Huyền Minh Thần Chưởng. Dưới tả rõ vết thương như thế nào, triệu chứng như thế nào nhưng đến cách chữa thì thấy đề chữ “không”.”Vô Kỵ gấp cuốn sách lại, để bộ kinh y đó lên bàn và nói:
– Võ công của Hồ tiên sinh không bằng Thái sư phụ cháu, nhưng y học của Thái sư phụ cháu thì không bằng tiên sinh. Bộ kinh Tý Ngọ Châm Cứu này rất đại tinh thâm, quả thật Thái sư phụ cháu không thể chước tác nổi. Nhưng nói tới môn chữa các chưởng thương thì những tài học của tiên sinh cũng không hơn được Thái sư phụ cháu đâu.
Y bèn đọc hết hơn trăm thứ chưởng thương cho Hồ Thanh Ngưu nghe rồi nói tiếp:
– Về môn Huyền Minh Thần Chưởng mà cháu bị người ta đả thương, Thái sư phụ cháu không có cách gì chữa khỏi, không ngờ ngay cả Hồ tiên sinh cũng phải thúc thủ!
Hồ Thanh Ngưu cười nhạt đáp:
– Cậu khỏi cần nói khích ta làm gì? Rồi cậu sẽ thấy ta có thúc thủ và có chữa khỏi được cho cậu hay không? Nhưng ta chỉ sợ ta chữa khỏi được độc chưởng cho cậu mà tính mạng của cậu cũng không còn được bao lâu mà thôi!
Tuy thông minh nhưng Vô Kỵ cũng không sao hiểu thấu được ý nghĩa lời nói của Hồ Thanh Ngưu.
Vì Hồ Thanh Ngưu định chữa bệnh cho Vô Kỵ để thỏa mãn ý thích riêng, nhưng sau đó, để theo đúng luật lệ của mình không chữa cho người ngoài giáo, sẽ giết chết thằng nhỏ ngay.
Lúc ấy Vô Kỵ nhất tâm nhất chí, chỉ mong sao chữa khỏi bệnh cho Thường Ngộ Xuân nên y liền đáp:
– Nếu tiên sinh bảo là tính mạng của tôi không được bao lâu, thì dù tôi có đọc bộ Tý Ngọ Châm Cứu vô tiền khoáng hậu này chắc cũng không hại gì cho tiên sinh phải không?
Hồ Thanh Ngưu nghĩ thầm:
– Dù sao mi cũng không sống mà ra khỏi Hồ Ðiệp Cốc của ta thì dù mi có nhớ hết những y thuật của ta cũng chỉ có thể đem xuống âm ty mà chữa bệnh cho Diêm Vương hay Phán Quan thôi!
Ðoạn y gật đầu:
– Tất cả những y thư của ta để ở trong thư phòng, cậu muốn xem quyển nào cứ việc tự tiện lấy mà xem.
Hồ Thanh Ngưu tính nết rất cổ quái nhưng học thuật uyên bác, kiến thức cao siêu, quả thật là một kỳ tài trong thiên hạ.
Nhưng y gia nhập Minh Giáo nên rất ghét quan lại, phú thương và các đại phu.
Các cao thủ võ lâm của các danh môn chính phái cũng bị ghét thậm tệ.
Tính nết của y càng ngày càng quái dị.
Y là người có tuyệt học như vậy nhưng không ai nghiên cứu cùng với y, và y cũng không có một môn đồ nào cả.
Do đó y thường cảm thấy lẻ loi và buồn bã.
Nay y bỗng dưng có Vô Kỵ ở bên, tuy là một đứa bé, không biết tờ gì về y lý nhưng Vô Kỵ thông minh hơn người, lại tỏ ra khâm phục tài học của y nên y cũng lấy làm vui mừng thầm.
Ðược Hồ Thanh Ngưu cho phép đọc những sách thuốc ở trong thư phòng, Vô Kỵ ngày đóm chăm chú nghiền ngẫm đống sách quí báu đó, nhiều khi quên cả ăn lẫn ngủ, mỏi mệt vô cùng.
Y quyết tâm tìm cho ra phương pháp chữa khỏi vết thương cho Ngộ Xuân.
Còn Hồ Thanh Ngưu tưởng lầm là Vô Kỵ xem không hiểu sách thuốc của mình mà cứ giả bộ ngày đêm chăm chú học hỏi và làm như đã hiểu hết những điểm khó khăn bón trong, không thèm hỏi han gì đến mình cả nên y cũng để mặc cho Vô Kỵ đọc xuông, đọc hão.
Vả lại y thấy Vô Kỵ ham mê đọc những chước tác của y như vậy cũng lấy làm khoái chí lắm, nên y mới để yên cho Vô Kỵ tự do.
Mấy ngày hôm sau Vô Kỵ đếm đốt ngón tay thì thấy mình đến Hồ Ðiệp Cốc được sáu ngày rồi, y chợt nhớ lại lời nói của Hồ Thanh Ngưu khi y vừa mới tới: “quá bẩy ngày nữa mới cứu chữa thì dù vết thương có lành, võ công của cháu cũng bị phế hết. Qua mười bốn ngày không có thầy lang mát tay chữa cho, vết thương sẽ làm cháu toi mạng.”
Mấy ngày qua tuy Vô Kỵ đã kiếm ra đơn thuốc để chữa cho Ngộ Xuân nhưng y vẫn chưa dám ra tay, vỗ sợ nhỡ chữa lầm thì nguy hại cho Ngộ Xuân suốt đời.
Ðêm hôm đó, trời mưa rất lớn, Hồ Thanh Ngưu vẫn làm thinh không để cho Ngộ Xuân vào trong nhà ngủ nhờ.
Vô Kỵ liền nghĩ thầm:
– Bây giờ ta đành phải đánh liều chữa cho Thường đại ca vậy!
Thế rồi y lén mởi tủ thuốc của Hồ Thanh Ngưu lấy tám mũi kim châm cứu đi tới cạnh Ngộ Xuân nói:
– Thường đại ca, mấy ngày nay tiểu đệ đã kiệt tâm, tận lực nghiền ngẫm những y thư của Hồ tiên sinh. Tuy tiểu đệ không thông hiểu cho lắm nhưng ngày giờ cấp bách, không thể nào trì hoãn được nữa, bây giờ tiểu đệ đành phải mạo hiểm châm cứu cho đại ca. Nếu không may đại ca có mệnh hệ nào thì tiểu đệ cũng xin chết theo.
Ngộ Xuân ha hả cười đáp:
– Sao chú em lại nói vậy!? Chú cứ việc chữa cho ngu huynh này đi. May trời run rủi, chú chữa khỏi được cho ngu huynh thì ngu huynh sẽ bêu xấu Hồ sư bá một phen cho mà coi! Bằng không may chú có châm nhầm huyệt đạo, ngu huynh có chết cũng cảm thấy sung sửng hơn là nằm ở ngoài trời, trên đất bùn lầy lội như thế này.
Vô Kỵ hai tay run lẩy bẩy, cầm kim nhắm huyệt đạo của Ngộ Xuân từ từ đỏm xuống. Người ta châm cứu thì không có máu rỉ ra, nhưng Vô Kỵ vỗ chưa quen nên có một vài chổ y châm trữt ra ngoài một chút vỗ thế có máu rỉ. Nhất là khi châm yếu huyệt dưới bụng, là nơi hiểm yếu của thân người, Vô Kỵ thấy máu rỉ nhiều quá, sợ hãi vô cùng, cuống cả chân tay. Bỗng nghe phía sau có tiếng người cười rất lớn, vội quay đầu lại nhỗn y mới hay đó là Hồ Thanh Ngưu.
Vô Kỵ thấy Hồ Thanh Ngưu ra vẻ tự đắc nên xấu hổ vô cùng, nhưng cũng đánh liều hỏi:
– Thưa tiên sinh, nơi Quan Nguyên huyệt này của Thường đại ca sao cứ rỉ máu ra như vậy? Có cách gì cứu chữa không?
Hồ Thanh Ngưu đáp:
– Tất nhiên phải có cách, nhưng việc gì ta phải nói cho cậu biết?
Vô Kỵ nghe Hồ Thanh Ngưu nói như vậy liền hiên ngang nó:
– Bây giờ xin một mạng đổi lấy một mạng. Tiên sinh làm ơn cứu mạng Thường đại ca hộ, cháu xin chịu chết ngay tức thì, như vậy tiên sinh có bằng lòng không?
Hồ Thanh Ngưu lạnh lùng nói:
– Ta đã nói không chữa là không chữa, cậu có chết cũng không ích lợi gì cho ta cả. Dù mười Vô Kỵ chết ngay tại đây ta cũng không chữa cho Ngộ Xuân đâu!
Vô Kỵ biết nói nhiều cũng vô ích liền nghĩ thầm:
– Chắc vì kim mềm quá nên ta mới châm trật như vậy, bây giờ biết đi đâu mà tìm kiếm kim khác?
Ðoạn y bèn bẻ ngay một cành trúc, lấy dao vót mấy cái châm thật nhọn. Nhờ có những châm trúc vừa cứng vừa dai nên Vô Kỵ châm luôn bốn yếu huyệt mà không trượt cái nào, cũng không thấy máu rỉ ra.
Một lát sau, Ngộ Xuân nôn ra mấy đống máu đen.
Vô Kỵ không biết mình châm như vậy có chữa khỏi được vết thương của Ngộ Xuân hay lại làm cho Ngộ Xuân bị nặng thêm vội quay lại nhỗn Thanh Ngưu.
Thấy mặt y tiên có vẻ chế nhạo nhưng hai mắt đã hiện ra đôi chút khen ngợi, Vô Kỵ mới yên tâm phần nào.
Y liền chạy vào trong nhà, giở những sách thuốc của Hồ Thanh Ngưu ra xem một hồi, rồi thảo một đồn thuốc, đưa cho tên tiểu đồng, nhờ gã theo đó mà sắc hộ.
Ðạo đồng đó cầm toa thuốc đưa cho Hồ Thanh Ngưu xem và hỏi có nên bốc và sắc không.
Hồ Thanh Ngưu chỉ “hừ” một tiếng và đáp:
– Buồn cười thật! Thôi được mi cứ bốc và sắc cho y.
Nhưng Ngộ Xuân uống xong thang thuốc này mà không chết thì số của y lớn thật!
Vô Kỵ nghe Hồ Thanh Ngưu nói vội giằng lấy toa thuốc, hấp tấp giảm bớt cân lượng mỗi vị rồi giao lại cho tiểu đồng đi sắc.
Chờ thuốc sắc xong, y liền mang tới trước mặt Ngộ Xuân nghẹn ngào nói:
– Thường đại ca hãy uống thuốc đi! Có khỏi hay không, đệ không dám cam đoan trước …
Ngộ Xuân vừa cười vừa nói đáp:
– Hay lắm! Hay lắm! Chú cứ yên trí đi, dù có là lang mù chữa cho ngựa chột cũng không sao mà!
Nói xong, chàng ta nhắm mắt bưng bát thuốc lón uống cạn.
Ðêm hôm đó, Ngộ Xuân bị đau bụng như có dao cắt và mửa ra máu liên tục.
Trời mưa tầm tã, sấm sét liên hồi, nhưng Vô Kỵ vẫn ở bên cạnh chàng hầu hạ, phục dịch cho tới sáng hôm sau.
Ngộ Xuân đã bớt đau bụng và khi mửa ra máu cũng không đau đớn như trước nữa và đã thấy nôn ra máu đỏ tươi rồi.
Ngộ Xuân cả mừng nói:
– Chú em! Thuốc của chú không giết ngu huynh mà bây giờ ngu huynh cảm thấy vết thương bớt đau hơn trước nhiều.
Vô Kỵ cả mừng vội hỏi:
– Ðại ca thấy tiểu đệ là thầy lang được đấy chứ?
Ngộ Xuân lại nói tiếp:
– Cha của ngu huynh đã đoán trước là ngu huynh thế nào cũng hay gặp tai nạn nhưng luôn gặp may mà được cứu thoát nên mới đặt tên cho ngu huynh là Ngộ Xuân , theo sự giải thích của cha ngu huynh thì ngu huynh luôn được những lang y mát tay cứu chữa khỏi chết và được hồi xuỏn. Hình như thang thuốc của chú em cân lượng hơi nặng một chút thì phải. Vì khi uống vào, bụng ngu huynh cảm thấy như có mấy chục con dao đâm chém loạn xạ ở trong dạ dầy.
Vô Kỵ lại hỏi:
– Tiểu đệ giảm bớt cân lượng mà đại ca còn bảo là quá nặng ư?
Sự thật, cân lượng toa thuốc của Vô Kỵ không những nặng gấp bội mà y lại không biết thêm những vị khác để diều hòa làm thuốc dẫn.
Nếu Thường Ngộ Xuân không khỏe mạnh hơn người thường, có lẽ uống xong thang thuốc đó chàng đã ra ma rồi.
Hồ Thanh Ngưu rửa mặt xong từ từ bước ra thấy sắc mặt của Ngộ Xuân hồng hào nên kinh ngạc vô cùng nghĩ thầm:
– Một tên thông minh táo gan, một tên khỏe mạnh như trâu nên vết thương Triệt Tâm chưởng mới chữa khỏi được!
Ngày hôm đó, Vô Kỵ lại viết một toa thuốc cho Ngộ Xuân uống.
Uống luôn sáu bẩy ngày Ngộ Xuân đã lành mạnh như thường, chàng bèn nói với Vô Kỵ:
– Này chú em, vết thương trên người ngu huynh đã lành hẳn rồi, từ nay trở đi chú khỏi phải ra ngoài này ngủ đất với ngu huynh nữa.
Chúng ta chia tay nhau từ đây.
Trong hơn một tháng trời, Vô Kỵ và Ngộ Xuân đã cùng chung hoạn nạn với nhau, kết thành bạn tâm giao, nay chia tay, cả hai cùng quyến luyến không nỡ rời nhau.
Sau cùng Ngộ Xuân đành gạt lệ nói:
– Chú em đừng đau lòng, ba tháng sau ngu huynh sẽ tới đây gặp mặt chú. Nếu lúc ấy hơi hàn độc trong người của chú đã tan hết thì ngu huynh sẽ đưa chú trở về núi Võ Ðang để gặp Thái sư phụ liền.
Nói xong, chàng vào trong nhà bái biệt Hồ Thanh Ngưu và nói:
– Vết thương của đệ tử được lành mạnh là do chú em họ Trương ra tay chữa, nhưng cũng phải nhờ sách thuốc của sư bá!
Hồ Thanh Ngưu gật đầu đáp:
– Vết thương của cháu quả thật đã lành mạnh rồi, nhưng chỉ phải cái là cháu sẽ tổn thọ ba mươi năm.
Ngộ Xuân không hiểu vội hỏi:
– Sư bá nói thế là nghĩa làm sao?
Hồ Thanh Ngưu đáp:
– Theo sức khỏe của cháu mà nói thì cháu có thể sống được đến năm tám mươi tuổi. Nhưng vì thằng nhỏ dùng thuốc sai lầm, châm cứu sai chổ, từ nay trở đi, hễ những ngày mưa bão là cháu sẽ thấy mình mẩy đau đớn khôn tả. Do đó cháu chỉ sống được đến năm mươi tuổi là cùng.
Ngộ Xuân lớn tiếng cả cười một hồi rồi khảng khái nói:
– Ðại trượng phu sống ở đời, mục đích là giúp người và đền ơn nước, nếu có thể kiến công lập nghiệp thì sống đến bốn mươi tuổi cũng là đủ lắm rồi, hà tất phải sống tới năm mươi, tám mươi làm gì? Nếu sống một cuộc đời tầm thường thì dù sống lâu trăm tuổi cũng chỉ ăn hại cơm gạo của thiên hạ mà thôi.
Hồ Thanh Ngưu nghe nói gật đầu, cho là Ngộ Xuân có lý nhưng y không nói thêm lời nào nữa.
Vô Kỵ tiễn Ngộ Xuân ra tới đầu đường vào Hồ Ðiệp Cốc rồi gạt lệ chia tay.
Ngộ Xuân đi rồi, Vô Kỵ đứng yên lặng một hồi nghĩ thầm:
– Ta chữa bậy, chữa bạ, làm lụy đến Thường đại ca mất tới ba mươi năm thọ. Vậy ta phải cố hết sức học cho thành nghề y để sau này chữa lại cho Thường đại ca được như bình thường.
Từ đó trở đi, hàng ngày Hồ Thanh Ngưu châm cứu, bốc thuốc cho Vô Kỵ để tiêu hết âm độc trong người thằng bé, còn Vô Kỵ thì suốt ngày chỉ đọc hết các sách thuốc, nhớ hết các vị thuốc, gặp vấn đề nào khó, không hiểu thì hỏi Hồ Thanh Ngưu ngay.
Hồ Thanh Ngưu cũng vui lòng cho Vô Kỵ biết.
Thoạt tiên Hồ Thanh Ngưu định chữa khỏi bệnh cho Vô Kỵ xong là hạ độc thủ giết hại thằng nhỏ liền, nhưng lúc này y cảm thấy nếu Vô Kỵ chết đi thì Hồ Ðiệp Cốc sẽ thiếu một người bạn tốt để chuyện trò với mình.
Vì vậy y không muốn Vô Kỵ chóng lành mà chỉ từ từ chữa cho thằng nhỏ thôi.
Mấy tháng sau, một hôm bỗng Hồ Thanh Ngưu phát giác, Quan Xung huyệt ở cạnh ngón vô danh, Thanh Lãnh Uyên ở khụu tay là Ly trúc ở đằng sau lông mày Vô Kỵ lúc châm cứu không thấy có phản ứng gì cả.
Y nghĩ mãi mà không tìm được cách gì để dồn những âm độc ở mấy yếu huyệt đó ra khỏi người Vô Kỵ nữa.
Sau đó luôn mười ngày, trên đầu đã xuất hiện thêm cả mấy trăm sợi tóc bạc mà y vẫn chưa nghĩ ra cách gì, nên y thở dài nói với Vô Kỵ:
– Thái sư phụ của cậu tuy có võ công cao, nhưng không biết tý gì về y lý cả. Ông ta cưng cậu quá mà hóa ra hại cậu. Sau khi cậu bị thương, ông ta lại giúp cậu đả thông kinh kỳ bát mạch, thật là ông ta đưa cậu tới chổ chết rồi!
Vô Kỵ lắc đầu đáp:
– Không phải Thái sư phụ cháu đả thông kinh kỳ bát mạch cho cháu đâu!
Vô Kỵ ăn ở với Hồ Thanh Ngưu vài tháng, thấy tính nết của vị y tiên đó rất quái dị, nhưng y không phải là kẻ tiểu nhân, gian hiểm độc ác nên Vô Kỵ tin cậy mới đem thân thế của mình và vụ lên chùa Thiếu Lâm học Cửu Dương Thần Công như thế nào kể hết lại cho Hồ Thanh Ngưu nghe.
Hồ Thanh Ngưu ngẫm nghĩ giây lát rồi đột nhiên vỗ vào đùi đánh “đét” một cái rồi nói:
– Như vậy, chính lão tăng của phái Thiếu Lâm cố ý hại cậu đấy!
Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội hỏi:
– Xưa nay cháu có quen biết đại sư ấy đâu? Tại sao đại sư ấy vô cớ lại hại cháu?
Hồ Thanh Ngưu đáp:
– Việc này thì lạ thực. Cậu kể lại đầu đuôi câu chuyện ra sao một lần nữa cho tôi nghe xem!
Vô Kỵ nghĩ ngợi giây lát, rồi kể rất cặn kẽ câu chuyện cho Hồ Thanh Ngưu nghe, ngay cả những lời nói của mấy lão hòa thượng y cũng không bỏ sót.
Hồ Thanh Ngưu khoanh tay về phía sau, đi đi lại lại trong phòng mấy vòng, đột nhiên lớn tiếng nói:
– Nhất định là lão hòa thượng của phái Thiếu Lâm cố tình hãm hại cậu rồi. Thái sư phụ cậu là người không hiểu y lý và lại là người rất thành thật nên mới không nghĩ tới điều đó. Thiếu Lâm tăng Viên Chân là người rất giỏi về Cửu Dương Thần Công lại giúp cậu đả thông kinh kỳ bát mạch , tất nhiên nội công của y rất cao thâm, thì trong khi nắm tay cậu, tất nhiên y phải biết trong người cậu đang có chất âm độc làm lâm nguy. Vậy mà y vẫn đả thông kinh kỳ bát mạch cho cậu, như vậy y chẳng chủ tâm định hãm hại cậu là gì?
Vô Kỵ lại nói:
– Nhưng lúc y thọc tay qua vách tường, y đã có y định giúp cháu đả thông kinh kỳ bát mạch rồi. Lúc ấy y chưa nắm tay cháu thì làm sao biết cháu bị Huyền Minh Thần Chưởng đánh trúng?
Hồ Thanh Ngưu lắc đầu đáp:
– Tại sao Viên Chân định tâm hại cậu? Cậu bảo cậu với y không quen biết nhau bao giờ thì không lý gì định tâm hại câu ư? Nhưng cậu đã học được Cửu Dương Thần Công của phái Thiếu Lâm mà y không muốn cho môn thần công đó được truyền ra ngoài nên y mới có dã tâm ám hại cậu như thế.
– Theo ý cháu, phái Thiếu Lâm thế nào cũng có vài người hẹp lượng và độc ác, nhưng không khi nào họ lại hành sự đê hèn như thế. Dù sao Thiếu Lâm cũng là một danh môn chính phái.
– Danh môn chính phái thì sao? Cha mẹ cháu chẳng bị những người danh môn chính phái bức tử là gì? Họ tưởng họ là danh môn chính phái thì đối phó với những người mà họ coi là tà mà ngoại đạo, thì họ tha hồ hạ độc thủ, không nể nang chút nào được sao? Nhưng sự thật, người của chính phái chưa chắc hoàn toàn tốt, và người của Ma Giáo chưa chắc xấu hoàn toàn!
Mấy lời nói của Hồ Thanh Ngưu làm xúc động Vô Kỵ.
Nó nghĩ đến cha mẹ nó tự sát trên núi Võ Ðang mà những người có mặt đều thuộc danh môn chính phái cả, nhưng thấy cha mẹ nó tự tử lại không thèm ra tay ngăn cản. Ngay cả các sư bá, sư thúc của nó cũng chỉ đứng trơ mắt ra nhìn. Tuy người nào người nấy cũng tỏ vẻ rầu rĩ, nhưng trong lòng họ thế nào cũng cho rằng cái chết của hai vợ chồng Trương Thúy Sơn là xứng đáng lắm.
Lúc ấy Vô Kỵ đã có những tình cảm bất mãn, nhưng y không dám lộ ra cho Thái sư phụ và các sư bá, sư thúc rõ.
Lúc này Hồ Thanh Ngưu bỗng nhiên nhắc lại tâm sự Vô Kỵ ấp ủ bấy lâu nên y xúc động lớn tiếng khóc òa lên.
Hồ Thanh Ngưu đứng cạnh lạnh lùng nói:
– Thế sự là như thế đấy! Cậu gặp một việc đã lên tiếng khóc rồi, nếu cậu không chết thì sau này tha hồ mà khóc!
Vô Kỵ liền nờn thinh, vội lấy tay áo lau nước mắt cho thật khô.
Hồ Thanh Ngưu lại nói tiếp:
– Từ đầu chờ cuối, cậu có được thấy mặt của Viên Chân không, mà cậu quyết đoán y là một người không xấu? Y không chịu để cho cậu thấy mặt, tất nhiên bên trong là có sự ám muội. Cậu bảo vô duyên vô cớ không khi nào y hạ độc thủ hại cậu. Ngay như tôi đây, cậu có biết tôi định giết cậu không hả? Vì bệnh của cậu quá kỳ lạ nên tôi mới chịu tận tâm chữa cho cậu, nhưng mà tôi cũng đã quyết định hễ chữa khỏi cho cậu là tôi sẽ giết cậu ngay.
Vô Kỵ nghe nói rùng mình kinh hãi, y cũng biết Hồ Thanh Ngưu là người như thế nào rồi, đã nói ra là phải làm cho bằng được nên y thở dài một tiếng và nói:
– Theo sự nhận xét của cháu thì chất âm độc trong người cháu không có cách gì xua đuổi hết được đâu, vậy tiên sinh không ra tay giết, cháu cũng sẽ chết, hình như người đời chỉ mong người khác chết mới sung sướng. Chúng tôi học võ luyện công há chẳng phải vì muốn giết người hay sao?