Hồ Thanh Ngưu đưa mắt nhìn lên trời, nghĩ ngợi giây lát rồi u oán nói:
– Hồi thiếu thời mỗ định tâm học y lý là để cứu nhân độ thế, nhưng mỗ cảm thấy càng cứu người bao nhiêu càng thấy trái với ý thiện của mình bấy nhiêu. Những người mà mộ cứu sống khi lành mạnh, lại quay trở về định giết hại mỗ. Có một thanh niên bị chém mười bẩy nhát đao, vết thương trầm trông sắp chết đến nơi, mỗ đã ba ngày ba đêm không ngủ, hao tổn biết bao tâm huyết cứu chữa cho y thoát chết. Sau đó mỗ lại kết nghĩa kim bằng với y, đối đãi thương mến nhau như hai anh em ruột. Ngờ đâu y lại ra tay giết hại em gái mỗ! Cậu có biết người đó là ai không? Người đó là một nhân vật thủ lĩnh của một danh môn chính phái đấy, và cũng là một anh hùng tiếng tăm lừng lẫy ngày nay.
Vô Kỵ thấy những thớ thịt trên mặt của Hồ Thanh Ngưu rung động luôn, thần sắc của y rất đau khổ, liền tỏ vẻ thương xót và nghĩ thầm:
– Không ngờ đời y lại trải qua những thảm cảnh như thế nên y mới khư khư ý định thấy chết không cứu!
Ðoạn Vô Kỵ liền hỏi:
– Tên vong ân bội nghĩa , lòng lang dạ sói ấy là ai? Sao tiên sinh không đi kiếm y mà trả thù?
Hồ Thanh Ngưu đáp:
– Khi em gái tôi hấp hối, nó đã bắt tôi thề nặng là không được đi kiếm tên đó để trả thù, nếu tên đó gặp phải nguy hiểm tôi còn phải kiệt lực giúp y nữa. Ðáng lẽ tôi không nhận lời thề như thế nhưng em tôi thấy tôi làm thinh, cứ mở mắt trân tráo. Tôi thương em gái tôi, nó …nó … tốt bụng quá! Anh em chúng tôi mồ côi cha mẹ từ hồi còn nhỏ, khi nó sắp chết, chỉ yêu cầu tôi như vậy, tôi không nhận lời sao đành.
Y nói tới đó, nước mắt nhỏ ròng xuống hai má, Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:
– Sự thật, Hồ tiên sinh không phải là người vô tình đâu! Chắc kẻ bất nghĩa kia là chồng hay người yêu của em gái y.
Hồ Thanh Ngưu đột nhiên quát lớn:
– Câu chuyện ngày hôm nay mà tôi thuật cho cậu nghe, từ giờ trở đi cấm cậu nhắc đến. Nếu cậu tiết lộ cho ai biết thì tôi sẽ có cách khiến cậu sống dở, chết dở.
Vô Kỵ định cãi lại vài câu, nhưng thấy Hồ Thanh Ngưu xúc động tột độ liền lặng thinh một hồi rồi dịu giọng nói:
– Vâng, cháu sẽ giữ gìn, không nói cho ai biết cả.
Hồ Thanh Ngưu xoa đầu Vô Kỵ một hồi, thở dài một tiếng rồi nói:
– Tội nghiệp! Tội nghiệp!
Ðoạn y liền quay mình vào trong.
Sau một ngày chuyện trò, tâm sự với Vô Kỵ, Hồ Thanh Ngưu nhận thấy âm độc trong người thằng nhỏ đã tản mác vào tam chiêu rồi, khó bề xua đuổi hết được, dù lão có giở hết tài ba y thuật ra cũng vô hiệu, nhiều lắm là giúp được thằng nhỏ sống thêm vài năm nữa thôi. Ðồng thời lão cũng thấy Vô Kỵ thông minh và khôn ngoan vô cùng biết chiều theo ý lão nên thái độ của lão đối xử với Vô Kỵ đã bắt đầu thay đổi.
Từ hôm đó trở đi, hễ nhàn rỗi đôi chút là Hồ Thanh Ngưu đem hết tài nghệ y lý và châm cứu ra chỉ dậy Vô Kỵ.
Vô Kỵ cũng chịu khó học tập nên lĩnh hội nhanh chóng hơn người.
Hồ Thanh Ngưu rất vui, không hề giấu giếm chút gì.
Khi thấy Vô Kỵ tiến bộ rất nhanh, Hồ Thanh Ngưu thở dài nói:
– Với tài trí thông minh của cậu, lại được gặp một danh sư thật lòng dậy bảo, chưa đến năm hai mươi tuổi cậu đã trở nên một danh y tài ba không kém gì Hoa Ðà và Biển Thước. Nhưng …hà, hà! Ðáng tiếc thật!
Thâm ý của Hồ Thanh Ngưu là bảo Vô Kỵ dù có học giỏi y thuật đến đâu mà số mệnh ngắn ngủi như vậy, thì sự khổ học ấy cũng vô dụng thôi.
Còn Vô Kỵ sở dộ chịu khó học y lý là mong sau này sẽ chữa cho Ngộ Xuân được trở lại như thường.
Ngày giờ thấm thoắt thoi đưa, thoáng cái đã được hai năm.
Vô Kỵ thêm hai tuổi, vừa tròn mười bốn tuổi.
Trong hai năm đó Ngộ Xuân có tới thăm y hai lần, có cho Vô Kỵ hay là Trương Tam Phong đã biết bệnh của Vô Kỵ chưa khỏi hẳn nên bảo Vô Kỵ cứ yên tâm ở lại Hồ Ðiệp Cốc để cho Hồ tiên sinh chữa cho. Bao giờ lành mạnh hẳn hãy trở về núi Võ Ðang.
Vô Kỵ lại hỏi về tin tức ở bên ngoài, Ngộ Xuân liền nói:
– Hai năm gần đây, người Mông áp bức người Hán ngày càng tàn bạo hơn trước. Ðời sống của dân chúng rất là cơ cực nên đâu đâu cũng có giặc giã nổi lên. Có lẽ thiên hạ sắp đại loạn đến nơi. Ðồng thời, các danh môn chính phái trên giang hồ đấu tranh với các tà giáo ngày một quyết liệt hơn trước, hai bên đều có rất nhiều người chết. Mối oán thù ngày càng kết, càng khó gỡ.
Mỗi lần Ngộ Xuân tới Hồ Ðiệp Cốc đều ở lại mấy ngày chơi với Vô Kỵ.
Lần cuối cùng chàng tới thì thấy y thuật của Vô Kỵ đã tiến bộ rất nhiều.
Vô Kỵ cẩn thận chuẩn mạch cho chàng rồi viết một toa thuốc, bảo chàng cứ theo đó mà uống thì thế nào cũng được tráng kiện như xưa.
Ngộ Xuân vừa cám ơn vừa bỏ toa thuốc vào trong túi.
Lần này Ngộ Xuân vào gặp Hồ Thanh Ngưu, hai người ở trong nội thất, đóng cửa lại chuyện trò thật lâu, mãi tới khuya mà vẫn chưa chịu tắt đèn đi ngủ.
Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm:
– Xưa nay Thường đại ca bất hòa với Hồ sư bá, tại sao lần này hai người lại nói chuyện với nhau lâu như thế? Có lẽ trong Ma Giáo đã xảy ra chuyện gì rất quan trông chăng? Ta không phải là người trong Ma Giáo nên không tiện hỏi lại Thường đại ca …
Sáng hôm sau, Ngộ Xuân từ biệt ra đi ngay.
Vô Kỵ tiễn chàng tới cửa Hồ Ðiệp Cốc. Trước khi chia tay, Ngộ Xuân nói:
– Chú em, mấy ngày nữa sẽ có một kẻ thù rất lợi hại, tới đây tìm Hồ sư bá. Ðáng lẽ ngu huynh đem chú ra bên ngoài tạm tránh vài ngày, nhưng Hồ sư bá có nói:
– Tuy kẻ thù lợi hại nhưng không làm gì nổi ta đâu, không việc gì phải sợ .
Tuy vậy, chú cũng nên cẩn thận tốt hơn!
Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, Vô Kỵ bèn hỏi lại:
– Kẻ thù của Hồ sư bá là hạng người thế nào?
– Ngu huynh cũng không rõ. Khi ngu huynh tới đây, dọc đường được hay tin đó vội đến đây báo cho sư bá rõ. Hồ sư bá là một người đao mưu túc trờ, ông ta bảo không hề gì thì việc này cũng không ngại lắm đâu. Tuy vậy huynh vẫn không yên tâm.
Vô Kỵ thấy Ngộ Xuân lo lắng cho mình như vậy, trong lòng cảm động vô cùng, Hai người trò chuyện một hồi lâu nữa rồi mới chịu chia tay.
Vô Kỵ trở về, thấy Thanh Ngưu vẫn bình tĩnh như thường, hình như Hồ y tiên không chuẩn bị chút nào để đối phó với kẻ địch cả.
Vô Kỵ không sao bình tĩnh được, mấy lần định hỏi nhưng y vừa lên tiếng là Thanh Ngưu ngăn cản ngay.
Y biết Thanh Ngưu không muốn y nhắc nhở đến chuyện ấy, nên cũng không dám hỏi tới nữa.
Sáu bẩy ngày sau, không những không có kẻ địch tìm đến Hồ Ðiệp Cốc gây sự mà cả những người thôn quê ở gần đấy cũng không ai đến nhờ Hồ Thanh Ngưu chữa bệnh cả. Ðêm hôm ấy, Vô Kỵ đang đọc một cuốn y thư, bỗng cảm thấy nặng đầu, chân tay mỏi mệt, liền lên giường nằm ngủ.
Sáng hôm sau, y thức dậy thấy nhức đầu vô cùng, đang định tìm kiếm thuốc giải cảm để uống nhưng ra đến ngoài khách sảnh thì thấy mặt trời đã xế bóng về phía tây, mới hay đã xế chiều.
Y kinh ngạc vô cùng nghĩ thầm:
– Sao giấc ngủ của ta lại dài thế? Chẳng lẽ ta bị bệnh chăng?
Ðoạn y bèn tự xem mạch, thấy vẫn khỏe mạnh như thường nên càng kinh hãi nghĩ tiếp:
– Hay là âm độc trong thân thể ta lại tái phát trở lại và ta đã tới ngày sắp chết chăng? Nghĩ tới đó, Vô Kỵ định đi tìm kiếm Hồ Thanh Ngưu để hỏi lại, nhưng tìm mãi vẫn không thấy lão đâu cả.
Mấy ngày gần đây, Vô Kỵ chỉ lo ngay ngáy suốt ngày, bây giờ bỗng không thấy hình bóng Hồ Thanh Ngưu đâu cả nên càng lo sợ.
Y đi ra ngoài vườn hoa, thấy một tên tiểu đồng đang khom lưng nhỏ cỏ, liền lên tiếng hỏi:
– Tiên sinh đâu?
Tiểu đồng đáp:
– Hồ tiên sinh không có ở trong phòng sao? Vừa rồi cháu đem nước vào cho tiên sinh, tiên sinh còn dậy cháu đừng có vào quấy nhiễu tiên sinh nữa.
Vô Kỵ ngẩn người giây lát rồi phì cười lẩm bẩm nói :
– Ta thật ngu quá! Sao lại không vào trong tìm kiếm ông ta mà lại đi khắp nơi làm gì?
Vô Kỵ đi tới trước cửa phòng của Hồ Thanh Ngưu, thấy hai cánh cửa đóng kín, liền nghĩ tới lời nói của tên tiểu đồng vừa rồi.
Y không dám lên tiếng gọi mà chỉ khẽ dặng hắng một tiếng.
Y liền nghe Hồ Thanh Ngưu ở trong phòng lên tiếng nói:
– Vô Kỵ, hôm nay tôi thấy khó chịu, cổ họng thấy đau. Cậu cứ việc một mình đọc sách như thường đi!
Vô Kỵ vâng lời ngay, nhưng y sợ bệnh của Hồ Thanh Ngưu có gì nặng chăng nên lại hỏi:
– Tiên sinh để cháu khám cổ họng xem nhé!
Hồ Thanh Ngưu trầm giọng nói:
– Khỏi cần! Tôi đã soi gương rồi và thấy không sao cả. Tôi cũng đã uống một liều Ngưu Hoàn Tây Giác Tán rồi.
Tối hôm đó, tiểu đồng mang cơm vào cho Hồ Thanh Ngưu.
Vô Kỵ cũng theo vào thì thấy sắc mặt của Hồ Thanh Ngưu rất tiều tụy.
Thấy lão đang nằm trên giường Vô Kỵ nghĩ thầm:
– Chẳng lẽ đêm hôm qua, lúc ta ngủ say, kẻ địch đã tới quấy nhiễu chăng? Hồ tiên sinh đã đuổi được kẻ địch nhưng ông ta cũng bị thương chăng?
Vô Kỵ chưa kịp hỏi thăm thì Hồ Thanh Ngưu đã xua tay và nói:
– Cậu đi ra ngoài ngay! Cậu có biết tôi bị bệnh gì không? Bệnh đậu mùa đấy!
Vô Kỵ thấy tay và mặt của Hồ Thanh Ngưu quả có đầy những chấm đỏ.
Y nghĩ thầm:
– Bệnh đậu mùa này nguy hiểm lắm, nếu chữa không khéo thì rất dễ bị toi mạng, bằng không cũng bị rỗ mặt .
Vô Kỵ thấy Hồ Thanh Ngưu bị bệnh thật chứ không phải bị kẻ địch đả thương mới yên dạ.
Hồ Thanh Ngưu lại nói tiếp:
– Từ nay trở đi, cậu với tiểu đồng đừng vào phòng tôi nữa. Những bát đĩa, chén tách mà tôi dùng, đều phải rửa bằng nước sôi, mà các người cũng đừng dùng chung những thứ đó …Cậu Vô Kỵ, chi bằng cậu ra khỏi Hồ Ðiệp Cốc tới ở nhờ nhà người ta độ nửa tháng, đề phòng sự truyền nhiễm.
Vô Kỵ vội đáp:
– Khỏi cần! Tiên sinh bị bệnh mà cháu lại lánh mặt thì lấy ai hầu hạ tiên sinh? Dù sao cháu cũng hiểu rõ y lý hơn hai tiểu đồng kia.
Hồ Thanh Ngưu lại nói:
– Tốt hơn hết cậu hãy nghe lời tôi mà tránh khỏi chổ này thì hơn!
Dù Hồ Thanh Ngưu nói thế nào, Vô Kỵ cũng không chịu nghe.
Thanh Ngưu lại nói tiếp:
– Thôi được, nhưng cậu không được bước chân vào phòng ta đấy!
Từ ngày hôm đó, ba ngày liền, sáng nào Vô Kỵ cũng đứng ngoài phòng hỏi thăm. Y nghe giọng nói của Thanh Ngưu tuy hơi khàn, nhưng tinh thần vẫn sảng khoái. Lúc ăn còn ăn nhiều hơn ngày thường nên y đoán bệnh của Thanh Ngưu chắc cũng không nguy hiểm lắm.
Ngày nào Hồ Thanh Ngưu cũng ở trong phòng đọc những vị thuốc cho tiểu đồng bốc, sắc đưa vào trong phòng cho lão uống.
Ðến chiều ngày thứ tư, Vô Kỵ đang đọc cuốn Hoàng Ðế Nội Kinh, bỗng nghe có tiếng ngựa từ phía xa vông tới.
Y vội thu xếp sách lại nghĩ thầm:
– Hồ Ðiệp Cốc này là một nơi rất kờn đáo, trong hai năm nay, ngoài Thường đại ca ra, không một người lạ mặt nào tới đây thì những người đang đi tới có lẽ là những kẻ thù của Hồ tiên sinh cũng nên! Hiện giờ Hồ tiên sinh đang lâm bệnh nằm trong phòng, biết làm sao đây?
Ðoạn y liền chạy tới cửa phòng Hồ Thanh Ngưu lớn tiếng nói:
– Thưa tiên sinh, có mấy người cừi ngựa đang vào trong Hồ Ðiệp Cốc này, tiên sinh dậy nên đối phó ra sao?
Hồ Thanh Ngưu chưa kịp trả lời thì mấy người cừi ngựa đã tới trước cửa lều tranh.
Vô Kỵ nghe một người lớn tiếng nói:
– Anh em võ lâm đồng đạo chúng tôi tới đây cầu kiến Y Tiên, yêu cầu Hồ tiên sinh mở lòng từ bi chữa bệnh cho chúng tôi.
Lúc này Vô Kỵ mới an tâm, vội đi ra ngoài thi thấy một chàng mặt đen, tay dắt ba con ngựa, trên yên không có người, còn hai con nữa đều có người nằm phục, quần áo dính đầy máu. Hiển nhiên là hai người đó đã bị thương rất nặng.
Vô Kỵ liền tiến lên trả lời:
– Thật không may cho quí vở, các vị tới vừa lúc Hồ tiên sinh đang ốm nặng, nằm trong phòng, không sao chữa trở được cho các vở. Mong quí vị hãy đi kiếm danh y khác thì hơn.
Người nọ lại nói:
– Chúng tôi đi mấy trăm dặm đường mới tới được chốn này, hai người bạn tôi đang bị thương nặng, sắp chết tới nơi, mong cậu vào nói giúp với y tiên, hãy cứu chữa cho chúng tôi.
Vô Kỵ đáp:
– Hồ tiên sinh, đang mắc bệnh đậu mùa mấy ngày nay. Bênh của ông ta trầm trông lắm. Ðó là sự thật, chứ tôi không có ý nói dối với ông đâu!
Chàng nọ trù trừ giây lát, thở dài một tiếng rồi lại nói:
– Ba anh em chúng tôi đây là đồng môn. Sư huynh đệ chúng tôi lần này bị thương nặng, nếu không được y tiên cứu chữa cho thì thế nào chúng tôi cũng phải chết. Mong chú em hãy vào nói giúp một lời xem Hồ tiên sinh dậy ra sao?
Vô Kỵ lại hỏi:
– Vậy chẳng hay quí tính đại danh của ngài là gì?
Chàng nọ liền trả lời:
-Tên họ của chúng tôi không đáng nói ra, xin chú em cứ thưa cùng tiên sinh rằng chúng tôi là đệ tử của Tiên Vu trưởng môn của phái Hoa Sơn.
Nói tới đó, chàng ấy lảo đảo như sắp ngã, hình như y không sao chịu đựng được nữa. Bỗng y há mồm, hộc ra một đống máu tươi.
Vô Kỵ tiến lên một bước, giơ tay ra điểm một lúc sau yếu huyệt ở trước và sau lưng người đó. Chàng nọ liền cảm thấy khoan khoái dễ chịu ngay.
Y thấy Vô Kỵ còn nhỏ mà đã có tài như thế kinh ngạc vô cùng.
Vô Kỵ đi đến trước cửa phòng lên tiếng hỏi:
– Thưa tiên sinh, ngoài cửa có ba người bị thương rất nặng, tới đây định nhờ tiên sinh chữa cho, họ bảo họ là đệ tử của tên Tiên Vu trưởng môn phái Hoa Sơn.
Hồ Thanh Ngưu liền nổi giận đáp:
– Không chữa! Không chữa! Bảo họ đi ngay!
Vô Kỵ vâng lời, quay ra cửa trả lời với người nọ:
– Hồ tiên sinh chúng tôi đang đau nặng, không thể nào tiếp khách được, mong quí vị lượng thứ cho!
Chàng nọ cau mày, đang định tiếp tục cầu khẩn, nhưng người bé nhỏ nằm phục trên lưng ngựa, bỗng ngẩng đầu lên, giơ tay búng một cái.
Vô Kỵ thấy trước mặt có kim quang thấp thoáng và nghe “bộp” một tiếng.
Một mũi ám khí nho nhỏ rơi ngay giữa mặt bàn nơi phòng khách.
Người gầy gò ném ám khí đó liền nói:
– Cậu cầm bông kim hoa này vào cho anh chàng “thấy chết không cứu” và bảo cho y biết là chúng tôi đã bị chủ nhân của bông kim hoa này đả thương đấy! Và vị chủ nhân của ám khí này cũng sắp đến đây kiếm y đấy! Nếu y chịu chữa cho anh em chúng tôi thì anh em chúng tôi sẽ ở lại đây giúp chống lại kẻ địch. Tuy võ công của anh em chúng tôi không ra gì nhưng thêm ba người giúp sức, cũng đỡ lo phần nào.
Vô Kỵ thấy người ấy ăn nói ra vẻ tự đắc, trong lòng không thích chút nào. Nhưng y cũng đi đến cạnh bàn như ám khí lên. Bông kim hoa bằng vàng diệp, nhỏ như bông mai thật, rất tinh xảo và đẹp vô cùng. Ðoạn y đi tới trước phòng Hồ Thanh Ngưu cho lão hay. Hồ Thanh Ngưu liền nói:
– Cậu đem vào cho tôi xem!
Vô Kỵ khẽ đẩy cửa phòng, vén màn cửa lên, thấy trong phòng tối đen như mực, Hồ Thanh Ngưu mặt buộc một tấm vải xanh, chỉ để ló đôi mắt thôi.
Y kinh hãi nghĩ thầm:
– Không biết mặt của Hồ tiên sinh có những nốt đậu ra sao? Sau khi khỏi bệnh chẳng biết mặt Hồ tiên sinh có bị rỗ không?
Hồ Thanh Ngưu lại nói:
– Cậu hãy để bông hoa vàng ấy xuống bàn và mau lùi ra khỏi phòng.
Vô Kỵ vâng lời, trở ra và kéo khép cửa lại.
Hồ Thanh Ngưu gọi theo:
– Ba người đó dù sống hay chết có liên quan gì đến họ Hồ này đâu! Mà họ Hồ này sống hay chết cũng không cần ba vị đó quan tâm tới!
Hồ Thanh Ngưu vừa nói dứt, Vô Kỵ đã nghe “bộp” một tiếng, bông mai hoa vàng đã xuyên qua cửa, bay ra ngoài rơi xuống đất. Vô Kỵ ở với Hồ Thanh Ngưu hơn hai năm nhưng chưa hề thấy y tiên trổ tài võ nghệ bao giờ.
Y không ngờ, người trông văn nhã, yếu ớt như Hồ Thanh Ngưu mà lại có võ công cao siêu như thế. Nay Hồ Thanh Ngưu đang bị bệnh mà võ công không kém chút nào.
Vô Kỵ vội nhặt bông hoa mai vàng lên, đem trả lại người gầy gò.
Y vừa lắc đầu vừa nói:
– Quả thật y tiên chúng tôi bệnh rất nặng…
Y đang nói bỗng nghe có tiếng vó ngựa nhộn nhịp, tiếng bánh xe “lốc cốc” ở đằng xa vông tới, liền bước ra ngoài nhìn xem thì thấy một chiếc xe ngựa đã tới trước cửa, ngừng lại.
Một chàng thanh niên mặt vàng khè, ẵm một ông già đầu hói từ từ bước xuống xe lên tiếng hỏi:
– Chẳng hay Ðiệp Cốc Y Tiên Hồ tiên sinh có nhà không? Chúng tôi là Thánh Thủ Giả Lam Giản Tiệp của phái Không Ðộng tới nhờ Hồ tiên sinh cứu chữa cho …
Chàng đó chưa nói dứt lời đã ngã lăn ra đất, ông già đầu hói nằm trong tay y cũng bị ngã té nhào theo.
Cả hai con ngựa kéo chiếc xe đo cũng mỏi mệt đến sùi cả bọt mép, quở cả bốn chân xuống.
Vô Kỵ nghe ba chữ phái Không Ðộng liền nghĩ đến những người đã lên núi Võ Ðang bức tử cha mẹ mình trong đó có cả vị trưởng môn của phái ấy.
Ông già đầu sói đây, tuy hôm đó không có mặt trên núi Võ Ðang nhưng y đoan chắc ông ta cũng không phải là người tử tế gì.
Y định cự tuyệt thì bỗng thấy trên đường núi có bốn năm người khập khiễng đi tới. Trong đám đó có người phải đỡ nhau mới bước đi được. Nhưng người nào người nấy đều bị thương.
Vô Kỵ cau mày không đợi những người đó tới gần, đã lớn tiếng nói:
– Hồ tiên sinh đang mắc bệnh đậu mùa, chưa biết sống chết ra sao thì làm sao mà cứu chữa cho các vị được, mong quí vị mau đi tìm danh y khác!
Lúc ấy mọi người đã tới gần, Vô Kỵ thấy tất cả có năm người, người nào người nấy mặt cũng nhợt nhạt như không có máu.
Tuy trên người không có thương tích gì và cũng không có vết máu như vậy đủ thấy họ bị nội thương rất kỳ dị.
Người đi đầu vừa cao vừa béo, thấy Thánh Thủ Giả Lam Giản Tiệp và người gầy gò vừa ném ám khí kim hoa liền gật đầu chào.
Ba người nhìn nhau gượng cười.
Thì ra bọn người này đều quen biết nhau.
Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng vội hỏi:
– Quí vị đều bị chủ nhân của kim hoa đả thương phải không?
Người to béo đáp:
– Phải!
Người đó quay đầu lại hỏi Giản Tiệp rằng:
– Giản huynh đã được gặp Hồ tiên sinh chưa?
Giản Tiệp lắc đầu nói:
– Ông chủ họ Lương vào thì may ra Hồ tiên sinh nể mặt mới chịu tiếp, chứ chúng tôi thì bao giờ ông ấy thèm chữa cho.
Vô Kỵ liền xen lời nói:
– Chủ nhân của kim hoa nọ là ai thế? Tại sao người đó lại hoành hành như vậy?
Người to béo nói:
– Chú em làm ơn vào bẩm với Hồ tiên sinh một tiếng là chủ tiệm vàng: “Nguyên Thịnh” ở Vu Hồ, tới cầu Hồ tiên sinh chữa bệnh cho.
Người vừa bị hộc máu biết Vô Kỵ không phải là một thiếu niên tầm thường liền đỡ lời ngay:
– Chú em quí tính đại danh là gì và có liên quan gì đến Hồ tiên sinh thế?
Vô Kỵ đáp:
– Tôi cũng là bệnh nhân của Hồ tiên sinh. Ông ấy chữa tôi đã hơn hai năm mà bệnh vẫn chưa khỏi. Mà một khi Hồ tiên sinh sinh đã nói là không chữa thì không bao giờ ra tay chữa đâu, vậy quí vị còn ở đây làm gì nữa?
Trong khi Vô Kỵ đang nói, trước sau lại có bốn người nữa đi tới, có người cừi ngựa có người đi xe.
Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm:
– Hồ Ðiệp Cốc ở nơi hẻo lánh như vậy, ngoài những người trong Ma Giáo ra, người trên giang hồ ít ai biết. Những người này thuộc phái Không Ðộng và phái Hoa Sơn chứ không phải là người Ma Giáo, nhưng không hiểu tại sao họ đều bị thương và cùng tới đây một lúc cầu Hồ Thanh Ngưu chữa cho?
Trong lúc đêm khuya, trong căn nhà tranh chỉ nghe tiếng mở sách thuốc của Vô Kỵ và những tiếng rên rỉ của mấy người bị thương.
Ðột nhiên bên ngoài bỗng có tiếng chân hai người đi rất nhẹ tới, Vô Kỵ vội ngẩng đầu lên nhìn thì thấy một con nhỏ, với giọng thánh thót lên tiếng nói:
– Mẹ ơi, trong nhà này có đèn, có lẽ đã tới nơi rồi?
Tiếp theo một giọng thiếu phụ hỏi:
– Con có mệt không?
Tiếng con nhỏ đáp:
– Con không mệt. Thày lang chữa bệnh cho mẹ xong, mẹ sẽ khỏi đau ngay!
Thiếu phụ kia lại lên tiếng nói:
– Mẹ đỡ đau nhiều rồi …Thật tội nghiệp cho con tôi quá!
Vô Kỵ nghe nói tới đó, không còn hồ nghi gì nữa liền chạy vội ra ngoài cửa lớn tiếng gọi:
– Kỷ cô nương! Có phải Kỷ cô nương đó không? Cô nương cũng bị thương sao?
Dưới ánh sáng xanh mờ, Vô Kỵ thấy một thiếu phụ mặc áo xanh, tay dắt một đứa bé gái.
Thiếu phụ đó chính là Nga Mi nữ hiệp Kỷ Hiểu Phù. Khi lên núi Võ Ðang, Kỷ cô nương có gặp Vô Kỵ, lúc ấy mới có mười tuổi.
Từ đó đến nay đã bốn năm rồi, Vô Kỵ đã trở thành một thiếu niên.
Hai người gặp nhau trong đêm tối, đều ngạc nhiên vô cùng.
Giây lát sau, Vô Kỵ mới lên tiếng hỏi:
– Kỷ cô nương không nhận được cháu sao? Cháu là Trương Vô Kỵ đây. Hôm ở trên núi Võ Ðang, cha mẹ cháu tự tử, cháu đã gặp cô một lần.
Hiểu Phù nghe Vô Kỵ tự giới thiệu kinh ngạc vì không ngờ gặp lại Vô Kỵ nơi đây. Nàng là gái chưa chồng, mà tay lại dắt theo một đứa con.
Vô Kỵ thì lại là sư điệt của Hân Lợi Hanh, hôn phu của nàng. Tuy y vẫn chưa hiểu sự đời nhưng dù sao sau này cũng khó mà giải thích nổi, nên nàng vừa xấu hổ vừa ngượng, mặt đỏ bừng.
Nàng bị thương nặng, đột nhiên kinh hãi, không sao gượng nổi nên lảo đảo như sắp ngã. Con gái của nàng mới lên sáu, bẩy tuổi vội nắm lấy tay nàng. Nhưng nó nhỏ người sức yếu nên đỡ không nổi.
Vô Kỵ liền giơ tay ra đỡ lấy vai nàng và nói:
– Mời Kỷ cô nương vào trong nhà nghố một lát.
Dưới ánh sáng đèn, y thấy vai và cánh tay trái của nàng bị thương nặng, máu tươi rỉ ra thấm cả vải băng, ướt đẫm một khoảng vai. Nàng ho luôn.
Lúc này, y thuật của Vô Kỵ đã tiến nhiều, y nghe tiếng ho của Hiểu Phù là biết ngay là phổi bên trái của nàng cũng bị thương liền nói:
– Kỷ cô nương đã đối chưởng với kẻ địch bằng tay phải mà sức của đối phương quá mạnh nên cô nương đã bị thương ở thái âm, phế mạch!
Ðoạn y đi lấy bẩy mũi kim vàng, cách áo châm luôn vào bẩy yếu huyệt của Hiểu Phù. Nàng liền cảm thấy dễ chịu và đỡ đau đớn ngay. Nàng vừa mừng rỡ vừa phục thầm và nói:
– Thật không ngờ tôi lại được gặp cậu ở đây, mà ngày nay bản lĩnh y thuật của cậu lại cao siêu như thế!
Ðột nhiên con nhỏ khẽ rỉ tai Hiểu Phù hỏi:
– Mẹ, anh kia cũng làm được thầy lang hả mẹ? Mẹ đã bớt đau chưa?
Hiểu Phù nghe con gọi mẹ, mặt càng đỏ nhưng nàng biết giờ phút này không thể nào giấu Vô Kỵ được nữa nên nàng giới thiệu:
– Anh này tên là Vô Kỵ, cha anh ấy là bạn thân của mẹ đấy.
Rồi nàng quay lại nói với Vô Kỵ:
– Cháu …cháu nó tên là Bất Hối …
Nghĩ ngợi giây lát, nàng lại nói tiếp:
– Cháu nó họ Dương.
Vô Kỵ vừa cười vừa nói:
– Tên của cô em với tên của cháu thật là xứng đôi, cháu là Trương Vô Kỵ còn cô em là Dương Bất Hối.
Hiểu Phù thấy thần sắc của Vô Kỵ như thường, không có vẻ gì là trách móc mình nên mới yên tâm chút đỉnh.
Nàng lại nói với con gái:
– Anh Vô Kỵ tài ba lắm, mẹ đã khỏi đau rồi!
Dương Bất Hối tròn xoe đôi mắt to, long lanh nhìn Vô Kỵ một hồi.
Vô Kỵ thấy Bất Hối thơ ngây và lanh lợi cũng lấy làm thích, vì từ thủa bé đến giờ y không hề có một người bạn nhỏ nào cả. Chỉ có hôm ở trên đò được làm quen với Chu Chỉ Nhược nhưng hai người gặp gỡ nhau có một ngày rồi lại chia tay luôn.
Y vừa khoái chờ vừa nghĩ thầm:
– Nếu ta có một người em gái như thế này ta sẽ dắt nó đi chơi luôn.
Hiểu Phù thấy bọn Thánh Thủ Giả Lam Giản Tiệp bị thương nằm ngổn ngang trên mặt đất, chắc họ chưa được y tiên chữa cho nên nàng cũng không muốn được ưu đãi hơn, liền nói với Vô Kỵ:
– Mấy vị này đến trước tôi, sao cậu không chữa cho họ, bây giờ tôi đã đỡ nhiều rồi. Cậu chữa cho họ xong rồi hãy chữa cho tôi cũng không muộn.
Vô Kỵ đáp:
– Họ đến đây cầu Hồ tiên sinh chữa cho, nay Hồ tiên sinh đang lâm bệnh nặng thì làm sao chữa cho họ được? Nhưng mấy vị ấy nhất định không chịu đi, cháu đành phải để cho họ ở lại đây. Còn Kỷ cô nương tới đây không phải là cầu Hồ tiên sinh chữa cho nên cháu mới dám giúp cô nương như vậy. Có điều là cháu chỉ biết chút ít y lý thôi, nếu cô nương tin ở cháu thì cháu mới dám chữa.
Tiếp theo đó y viết một toa thuốc, bảo tiểu đồng đi bốc và sắc cho nàng uống.
Lần đầu tiên chữa thương, nối xương cho người Vô Kỵ không thể nào tránh khỏi sự bỡ ngỡ chậm chạp nên y phải tốn hơn hai tiếng đồng hồ mới chữa xong cho Hiểu Phù.