Lưu truyền trong dân gian, Tuyên phi Đặng Thị Huệ – ái phi của chúa Thịnh Vương Trịnh Sâm (1737-1782) – là Bà Chúa Chè. Tên gọi của bà gắn với thú uống trà của người Việt. Vì sao có tên gọi này, đến nay vẫn chưa có dẫn chứng xác thực.
Bà Chúa Chè – Tuyên phi Đặng Thị Huệ, một nhân vật lịch sử, một bậc kỳ nữ đáng để hậu thế ghi nhớ, luận bình.
Mở rộng hiểu biết xung quanh nhân vật lịch sử này, một sự tôn vinh, sau khi bà qua đời, ngay trong thời đại của Bà. Ấy là câu chuyện được các tác giả Ngô gia văn phái dựng lại trong tiểu thuyết chương hồi. Hoàng Lê nhất thống chí có chép việc Nguyễn Hữu Chỉnh khi chạy vào với Nguyễn Nhạc, con rể của Chỉnh làm thuyết khách cho Triều đình Lê – Trịnh, khi gặp nhau, trong cuộc hỏi đáp, người con rể Chỉnh kể chuyện Đặng Tuyên phi bị Thái phi hành tội. Có phải các tác giả mượn lời của nhân vật này để “chiêu tuyết” cho Đặng Tuyên phi! Qua lời người kể bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi: dù bị hai thị nữ túm tóc rập đầu xuống đất, không chịu lạy cũng không nói nửa nhời; rồi còn bị Thái phi nhổ vào đầu, mặt; đem giam vào nhà Hộ lăng. Khi đó xảy ra hiện tượng biến dị: những “đồ thờ bằng gỗ, bằng vàng, hễ động tay vào là nát mủn như bùn”. Thái phi nghe việc biến, cho đòi cô đồng vào hỏi; đồng phán: “Chúa thượng làm trái ý Tiên vương: tội bất hiếu có hai điều: Chúa vừa lên ngôi, đã ngờ Đặng thị làm bùa yểm trong tử cung, rồi tự ý mở tử cung, thay đổi quần áo khâm liệm, khiến xương ngọc không yên. Đó là một! Đặng thị là người mà Tiên vương yêu dấu, bây giờ bị chúa làm cho tủi nhục đủ đường, khiến vong linh tiên vương phải áy náy. Đó là hai! Nếu không mau hối lỗi tạ tội, tai biến sẽ còn nhiều nữa”. Tuyên phi được trở lại hầu hạ lăng tẩm, nhưng đêm ngày chỉ gào khóc xin chết theo tiên vương. (Hoàng Lê nhất thống chí, tập I, NXB Văn học năm 1987, trang 95 - 96).
A motivational and inspiring guide to wholehearted living, rather than just the average self-help book, bolsters the self-esteem and personal Read more