Dự Nhượng - “nuốt than, báo thù cho chủ”

Tác giả: Sưu Tầm Ngày: 23/02/2022 Chuyên đề: Quan Trường
Dự Nhượng - “nuốt than, báo thù cho chủ”

Dự Nhượng là một thích khách rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Trong “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng có nói đến ông: “Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ…”. Dự Nhượng từng nói một câu như thế này, có thể một số người đã biết: “Kẻ sĩ vì người tri kỷ mà chết, phụ nữ vì người yêu mình mà trang điểm”.



Để thích sát Triệu Tương Tử, Dự Nhượng giả trang thành người trang hoàng, sửa sang nhà cửa. Triệu Tương Tử sau khi giết được Trí Bá Dao, muốn sửa lại nhà vệ sinh. Dự Nhượng đóng giả làm người dọn nhà vệ sinh, ông “giấu kín dao sắc”, trên thân người mang theo một cây chủy thủ (dao găm, đoản kiếm). Khi Triệu Tương Tử đến nhà vệ sinh đột nhiên cảm thấy điềm báo không lành, bèn sai thuộc hạ lục soát. Kết quả tra ra Dự Nhượng mang theo chủy thủ.



Lúc này Triệu Tương Tử hỏi Dự Nhượng là ai, ông đáp: “Tôi là thuộc hạ trong nhà Trí Bá Dao tên Dự Nhượng, tôi muốn giết ông”. Triệu Tương Tử nói: “Trí Bá Dao đã chết rồi, ngươi hà tất phải cố chấp thay ông ta báo thù? Nếu ta thả ngươi, ngươi có bỏ ý định giết ta không?”. Dự Nhượng nói: “Ông thả tôi, đó là ân tình cá nhân (tư ân) của ông với tôi, gọi là “tư ân của người chủ đối với tôi tớ”. Tôi giết ông là vì báo thù cho chủ nhân, đây là “đại nghĩa của bề tôi”. Tôi sao lại vì ân tình cá nhân mà từ bỏ đại nghĩa”.



Khi đó thuộc hạ của Triệu Tương Tử đều muốn giết Dự Nhượng, nhưng sắc mặt của ông rất bình thản, từ tốn, khảng khái. Điều này làm Triệu Tương Tử rất cảm động nên muốn phóng thích anh ta. Nhưng tả hữu nói: “Người này nhất định phải giết, vì như anh ta đã nói, tương lai anh ta quay lại nghĩ kế giết ngài”. Triệu Tương Tử đáp: “Bỏ qua chuyện này đi. Ta thả cậu ta rồi, sau này ta cẩn thận hơn một chút, tránh mặt cậu ấy là được”. Thế là Triệu Tương Tử hạ lệnh thả Dự Nhượng.



Dự Nhượng cảm thấy không thể lại tiếp cận Triệu Tương Tử, vì Đại phu họ Triệu đã biết hình dáng của Dự Nhượng rồi. Làm thế nào để tiếp cận Triệu Tương Tử? Dự Nhượng đã làm một việc thật khó tin.



Ông bèn dùng sơn nóng quét lên thân người và khuôn mặt. Thời xưa, trong sơn đều có độc, sau khi quét sơn lên người, da trên cơ thể ông biến đổi như người có bệnh. Đây gọi là “quét sơn lên để như người bị hủi”. Lúc này hình dáng ông đã biến đổi. Dự Nhượng lại nhổ hết tóc, râu, lông mày, sau đó giả trang thành người ăn xin trên phố. Vợ của anh ta đến gần, nghe thấy tiếng của người hành khất này bèn chạy lại trước mặt nói: “Tiếng của người ăn xin này sao mà giống chồng của tôi, nhưng hình dáng lại không giống”. Thế là cô quay người bỏ đi.



Dự Nhượng thấy giọng của mình vẫn còn chưa đổi, bèn nuốt than nóng làm bỏng thanh quản. Đây gọi là “quét sơn lên để như người hủi, nuốt than hồng để biến đổi âm (giọng)”. Vì để báo thù, Dự Nhượng đã chịu nỗi khổ lớn như vậy. Hiện giờ hình dáng thay đổi, giọng nói cũng biến đổi, như thế hầu như không ai có thể nhận ra ông được nữa.



Nhưng Dự Nhượng lại có một người bạn biết điều này. Người bạn mời Dự Nhượng đến nhà uống rượu. Ông hỏi Dự Nhượng: “Với tài năng lớn như thế của cậu, hễ đến Triệu gia làm quan, làm bề tôi của họ, cậu sẽ rất nhanh chóng tiếp cận được Triệu Tương Tử, khi đó thích sát ông ta chẳng phải sẽ rất dễ dàng sao? Cớ chi lại dùng biện pháp thống khổ như thế này để đày đọa bản thân?”.



Trong “Sử ký – Thích khách liệt truyện”, có ghi lại câu nói của Dự Nhượng: “Nếu tôi làm bề tôi của họ mà lại giết họ, đây là kẻ mang hai lòng mà thờ chủ; mà việc tôi muốn làm lại cực kỳ khó khăn, sở dĩ tôi làm việc này là để những người mang hai lòng trong thiên hạ mà thờ chủ, sẽ thấy hổ thẹn khi nghe câu chuyện này”.



Sau đó Dự Nhượng nói thêm với người bằng hữu: “Từ giờ trở đi chúng ta từ biệt tại đây, cậu không cần tìm tôi nữa”.



Sau khi Dự Nhượng “quét sơn lên để như người hủi, nuốt than hồng để biến đổi giọng”, ông đã thay hình đổi dạng, trở thành một kẻ ăn mày. Thời điểm đó Triệu Tương Tử muốn xây một cây cầu để tiện đường đi lại, Dự Nhượng đã đóng giả thành người chết nằm ở dưới cầu. Khi khánh thành, Triệu Tương Tử đi thị sát, ông đến bên cầu thì đột nhiên con ngựa dừng lại, có làm thế nào cũng không đi nữa. Triệu Tương Tử nói: “Ngựa tốt không hại chủ”, nghĩa là ngựa tốt sẽ không để chủ nhân rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm, gần đó nhất định có nguy hiểm. Triệu Tương Tử bèn sai binh sĩ lục soát.



Binh sĩ nói: “Có một người chết dưới cầu”. Triệu Tương Tử hỏi: “Cây cầu mới xây như thế này lẽ nào có người vô ý mà chết? Nhất định là Dự Nhượng, hãy bắt hắn lại đây”. Thế là binh sĩ bắt Dự Nhượng giải lên. Khi đó Dự Nhượng ngửa mặt lên trời thở dài, bời vì anh ta không còn cơ hội nào nữa, không hoàn thành nhiệm vụ thích sát Triệu Tương Tử, tương lai không biết phải làm sao, cho nên mới ngửa mặt thở dài như vậy.



Triệu Tương Tử cảm thấy rất kỳ lạ: “Ta hỏi ngươi điều này: Lúc đầu ngươi làm thuộc hạ ở nhà họ Trí, cũng từng theo nhà họ Phạm, nhà họ Trung Hành. Khi nhà họ Phạm và Trung Hành bị diệt, ngươi chưa từng nghĩ đến báo thù. Tại sao khi nhà họ Trí bị diệt, ngươi lại có cái tâm báo thù cấp bách như thế?”. Dự Nhượng khi đó đã nói một câu, lời đó sau này trong “Tam quốc diễn nghĩa” hồi thứ 25 đã trích dẫn ra, chính là “bàn luận về cách đối xử là quốc sĩ, hay đối xử như đám thường dân”.



Dự Nhượng nói: “Khi tôi làm việc ở nhà họ Phạm hay nhà họ Trung Hành, họ ‘lấy nghi thức đối xử với đám người bình thường mà đối đãi tôi’, chính là họ coi tôi như người phổ thông bình thường, cho nên tôi lấy tâm thái của người bình thường mà đối đãi lại họ. Nhưng khi tôi làm việc ở nhà họ Trí, Trí Bá Dao ‘lấy nghi thức dành cho bậc quốc sĩ đối đãi tôi’, ông ấy cho rằng tôi là nhân tài ưu tú nhất trong nước, đối xử với tôi vô cùng tốt. Ông ấy đã lấy nghi thức quốc sĩ đối đãi với tôi, tôi cũng phải lấy khuôn mẫu của bậc quốc sĩ để báo đáp, cho nên tôi nhất định báo thù cho ông ấy”. Đây chính là “bàn luận về cách đối xử là quốc sĩ, hay đối xử như đám thường dân”.



Triệu Tương Tử nói: “Lần trước khi thả ngươi, ta đã không theo luật mà miễn xá, lần này lại bắt được ngươi, ta không thể thả ngươi như trước. Ta hỏi, ngươi có nguyện vọng gì không? Ta có thể giúp ngươi thực hiện nó”. Dự Nhượng nói: “Ông nói như vậy đã là ân huệ quá mức rồi. Tôi có một thỉnh cầu. Tôi biết không thể giết được ông, vậy ông có thể cởi y phục ông đang mặc để tôi đâm vào đó ba nhát kiếm không? Vậy coi như tôi đã báo thù cho chủ”.



Triệu Tương Tử giữ lời hứa, cởi y phục xuống để tùy tùng đưa cho Dự Nhượng. Dự Nhượng nhìn thấy y phục, nghiến răng nguyền rủa, sau đó nhảy lên rồi đâm một nhát kiếm, lại nguyền rủa lại nhảy lên lại đâm xuống. Ông làm ba lần như thế. Mỗi lần Dự Nhượng đâm kiếm vào y phục, Triệu Tương Tử đều thấy… rùng mình. Sau đó Triệu Tương Tử cho người giết Dự Nhượng. Sau khi giết Dự Nhượng, Triệu Tương Tử cầm y phục bị đâm rách lên xem, thấy mỗi lỗ đều có vết máu. Sự việc này trong “Đông Chu liệt quốc chí” và “Chiến quốc sách” đều có ghi lại.



Lượt xem: 139
"Nam nữ thụ thụ bất thân"

(Tạm dịch: Đàn ông và phụ nữ không nên trực tiếp đụng chạm thân thể) là câu ngạn ngữ vô Read more

Đường Lang Bổ Thiền (Bọ ngựa bắt ve sầu)

Thời Xuân Thu, vua Ngô chuẩn bị đánh nước Sở, văn võ đại thần cho rằng tình thế bây giờ Read more

Hướng dẫn nấu ăn 200 món truyền thống

Bạn đang trăn trở làm sao để nấu được những món ăn ngon, hợp khẩu vị cho các thành viên Read more

Hàn Phi Tử

Tiểu sử của ông đã được Tư Mã Thiên kể lại chính xác trong bộ Sử Ký. Phi là một Read more

Thủy Hử Truyện

Thủy Hử hay Thủy Hử truyện, nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn Read more

Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại

Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhà quân sự lỗi lạc và có ảnh hưởng nhất lịch sử Read more

Đông Chu Liệt Quốc

Đông Chu liệt quốc chí (chữ Hán: 東周列國志) là tiểu thuyết lịch sử gồm 108 hồi được Sái Nguyên Phóng Read more

Tể Tướng Lưu Gù

Lưu Dung (1719 - 1805), tự là Sùng Như (崇如), hiệu là Thạch Am (石庵), là một vị quan đại Read more

Sự Tích Ông Trạng Quỳnh

Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh (1677-1748), người làng Bột Thượng, Thanh Hóa. Ông là một danh sĩ thời Read more

101 Truyện Phá Án Kinh Điển

Người làm cha mẹ nào cũng mong muốn con mình thông minh, dũng cảm. Nhưng không phải ai sinh ra Read more