Tác giả: Tầm NguyênNgày: 03/09/2021 Chuyên đề: Khoa học
Rất nhiều người nghiên cứu sự hình thành và nguyên nhân của vết bớt nhưng không có kết quả. Kỳ thật, cái gọi là vết bớt chính là ký hiệu của kiếp trước mà mục đích hình thành của nó rất đa dạng, không chỉ có một nguyên nhân. 1. Con trai của Trương Khắc Cần chết trẻ và mang theo dấu ấn khi chuyển sinh
Theo “Thái Bình Quảng Ký” ghi chép: Trương Khắc Cần sau khi thi đỗ Minh Kinh thì lấy một người thiếp, ông rất yêu thương người thiếp này nhưng họ lại không có con. Gia đình họ mấy đời tín phụng thần Hoa Nhạc, mỗi lần họ cầu khấn đều vô cùng linh nghiệm. Mẹ của Trương Khắc Cần liền cầu nguyện để thần linh ban cho con cái. Quả nhiên người thiếp này sinh được một cậu con trai, đặt tên là Tối Lân, cậu bé rất thông minh.
5 năm sau, Trương Khắc Cần thi đỗ tiến sỹ, ông cưới vợ cả (thê) nhiều năm cũng không có có con. Mẹ của Trương Khắc Cần lại đi cầu thần linh xin con, quả nhiên con dâu sinh được một con trai. Nhưng từ đó về sau, Tối Lân ngày càng yếu đi, đành phải cầu trời phù hộ. Đêm đó, mẹ của Trương Khắc Cần gặp một người đeo Kim Ấn nói với bà: “Mệnh con trai của ngươi hiếm có con, đứa con đầu là ta đưa đến.
Bây giờ lại sinh đứa thứ hai, vậy thì đứa đầu nhất định sẽ không được bảo toàn, đây không phải là việc mà năng lực của ta có thể cứu được.” Nói xong ông cảm ơn đồ cúng của họ, sau đó rời đi. Sau đó, quả nhiên Tối Lân chết non. Trước khi chôn cất, người nhà bôi chu sa (son đỏ) trên cánh tay phải và bôi màu đen trên lông mày.
Về sau Trương Khắc Cần được giữ chức huyện lệnh ở Lợi Châu, sau khi mãn nhiệm ông vẫn ở lại Lợi Châu. Có một ngày, ông đến nhà của phó huyện họ Vi để ghi chép lại việc nhập ngũ thì có một cô bé đến chào ông. Trương Khắc Cần nhìn cô bé rất giống với Tối Lân, sau khi về nhà liền đem chuyện này nói với mẫu thân. Mẫu thân ông sai người đưa cô bé đến để gặp một chút, cô bé cũng vui vẻ đồng ý đến gặp, và còn nói với người làm trong nhà: “Nơi đó cũng là nhà của tôi”. Đến khi cô bé đến, bà quan sát cánh tay và chân mày của cô bé thì thấy dấu tích vẫn còn, sau đó phái người đưa cô bé về nhưng cô lưu luyến không muốn rời đi.
2. Vết chàm chính là ấn ký của kiếp trước
Sau khi con trai của Trương Khắc Cần mất, người nhà lưu luyến khôn nguôi nên làm ấn ký, quả đúng là sau khi chết rồi chuyển sinh thật sự có mang theo ấn ký. Có rất nhiều ví dụ khác về luân hồi chuyển thế có quan hệ đến vết bớt và kiếp trước. Ấn ký còn có mục đích khác, chẳng hạn như có một số người tu luyện một đời không tu thành, đến kiếp sau tiếp tục tu. Sư phụ của người đó (có khi là bản thân người đó) sẽ cấp cho một ấn ký, đến kiếp sau Sư phụ của anh ta sẽ thông qua những ấn ký này mà tìm đến anh ta.
Vết bớt kỳ thực là một ký hiệu để kiếp sau một số người thuận tiện tìm đến người này. Nó được sử dụng nhiều hơn trong giới tu luyện, một số người bình thường cũng có thể làm được việc này. Khi chúng ta nhìn vào vết bớt của mình thì có thể liên tưởng đến những thứ của kiếp trước.