Trà Kinh

Tác giả: Vũ Thế Ngọc Ngày: 26/02/2022 Chuyên đề: Ẩm thực, Chọn lọc, Giải trí, Huyền Huyễn, Lịch sử, Phương Đông, Sống đẹp, Thơ ca
Trà Kinh
Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và cho đến chết vẫn còn được tẩm liệm với trà (chưa kể “được” con cháu pha trà cúng trong các dịp Tết, giỗ). Thế nhưng viết về trà thì gần như chưa có ai viết cả. Tìm tài liệu trong sách xưa, tôi tìm từ các trứ tác của nhà học giả lỗi lạc Lê Quí Đôn (người đã từng ghi chú kĩ lưỡng hàng trăm loại lúa gạo trồng ở Việt Nam trong bộ “Bách Khoa” Vân Đài Loại Ngữ) cho đến toàn bộ trứ tác của gia đình danh sĩ họ Ngô (Ngô gia văn phái) trở lên các tác giả thời kỳ Lý Trần… cũng chỉ thấy ghi vô cùng sơ lược. Cho đến các tác giả cận đại, khi mà trà đã phổ biến và nổi tiếng khắp thế giới với nhiều bộ sách lớn và quan trọng viết về trà, thì tình cảnh cũng không khác. Trong thi văn thì trái lại, trà luôn được nhắc nhở. Tuy nhiên phần lớn vì nhiều tài liệu và giàu óc tưởng tượng, nhiều thần thoại tưởng tượng đã nhiều khi được biến thành giai thoại. Có lẽ độc giả hơn một lần, đâu đó, được đọc về các chuyện “Trà Tiên”, “Trảm Mã Trà”, “Hầu Trà”… có nhà văn còn cam đoan rằng đã từng được một bạn Tàu nào đó cho uống một thứ trà: “Chỉ cần một chén nhỏ thôi là thức ăn đầy bụng sau một đại tiệc bỗng tiêu tan cả, bụng lại thấy trồn và dường như sẵn sàng ăn hết cả một con heo quay…”. Hoặc “gắp một miếng thịt bỏ vào chén trà, một phút sau thịt tan rã cả ra”…

Ngay cả các vị đã từng đọc nổi Trà Kinh của Lục Vũ cũng nhiều khi không thấy được cái giới hạn của cuốn “thánh kinh” này trong không gian và thời gian của nó (thế kỷ thứ 8). Chính tôi đã được hầu trà cho các vị thúc bá trong gia đình. Được nghe các lão Nho bàn về trà Long Tĩnh, Vũ Di… (các thánh địa của trà), có cụ đã gửi hàng lạng vàng cho các thương khách Tàu, và chờ đợi hàng nhiều tháng để đổi cho được vài lạng trà thượng hảo hạng. Nghệ thuật thưởng thức trà của các cụ, quả thật là cao cường mà hạng tiểu tử như tôi mới là thứ nòng nọc vừa đứt đuôi trong giếng hẹp. Thế nhưng thấy các cụ vẫn quá tôn kính với những đại danh Vũ Di Sơn, Mộng Đình Sơn, Long Tĩnh… mà không nhất quán với các danh từ riêng về trà như “Tiền Minh, Hậu Minh, Tiền Vũ, Hậu Vũ…”. Một lần đánh bạo bàn góp, rằng thưa tỷ như trà Vũ Di có mấy chục loại, nào là Thiết La Hán, Phật Thủ, Thủy Tiên (tên trà chứ không phải trà Hoa Thủy Tiên), Thanh Hương, Đại Bạch, Đại Hồng Bào, Công Phu… Mỗi loại lại có năm bảy hạng. Vậy đúng hơn cần phải nói như thế nào? Suối Hổ Sơn có hai dòng, chảy dài mấy cây số, vậy phải chọn địa điểm nào để múc nước?

Sach-tra-kinh-thuvienPDF.com_
Lượt xem: 138
Con đường tơ lụa và lịch sử thế giới

"Một cuộc phi nước đại về lịch sử với những cuộc sang trang không ngừng, đi qua khoảng 2.500 năm Read more

Tứ Thư Lãnh Đạo - Thuật Quản Trị

Từ ngàn xưa, người phương Đông luôn quan niệm rằng: Người lãnh đạo nhất thiết phải hội tụ “thuật lãnh Read more

Kinh Dịch Ứng Dụng Trong Kinh Doanh

Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Read more

Kỹ Năng Buông Bỏ

Mục lục cuốn sách Kỹ Năng Buông Bỏ: Chương 1: Vì Sao Nên Buông Bỏ? Chương 2: Đối Mặt Với Read more

Nghệ Thuật Đàm Phán

"Tác phẩm Nghệ thuật đàm phán (The art of the deal) xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ năm Read more

R for Data Science: Import, Tidy, Transform, Visualize, and Model Data

Learn how to use R to turn raw data into insight, knowledge, and understanding. This book introduces you to R, Read more

Mạnh Hơn Cả Lời Nói

Nếu chúng ta vẫn thường cho rằng các bà mẹ là những người quá nghiêm khắc và khắt khe thì Read more

Hiệu Năng - Châm Ngôn Của Nhà Doanh Nghiệp

"Hiệu năng - châm ngôn của nhà doanh nghiệp" là cuốn sách hay dạnh cho các nhà doanh nghiệp tham Read more

Vận Hành Tinh Gọn

Vận hành tinh gọn là một bộ công cụ lý tưởng dành cho các quản lý doanh nghiệp, CEO, chủ Read more

Bên Rặng Tuyết Sơn

Bên Rặng Tuyết Sơn là quyển sách mới trong bộ sách khoa học tâm linh nổi tiếng của dịch giả Read more