Tây Du Ký Liên Hoàn Họa (Bộ 36 quyển)
Đánh giá: 10/10 từ 0 lượt
Tây Du Ký là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của tác giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) để thỉnh chân kinh.
Trong tiểu thuyết, Trần Huyền Trang mang sứ mệnh đi đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là bốn đệ tử - trưởng đệ tử là Tôn Ngộ Không, kế đến là Trư Ngộ Năng và Sa Ngộ Tĩnh - họ đều đồng lòng hộ tống pháp sư Huyền Trang thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa mà ông cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã).
Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông, xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tìm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm. Truyện kể lại quá trình pháp sư Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.
Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà năm thầy trò phải đương đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành những mỹ nhân. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa,...