Thần Thoại (Quyển 3B)

Tác giả: Doãn Quốc Sỹ Ngày: 18/02/2022 Chuyên đề: Huyền Huyễn, Tiên hiệp
Thần Thoại (Quyển 3B)
Con người sở dĩ không ngừng mở rộng chân trời tri thức chính là vì đã biết luôn luôn nhìn vạn vật quanh mình bằng con mắt mở lớn ngạc nhiên, tra hỏi. Thần thoại là hình thức văn nghệ sớm nhất của ấu thời nhân loại, thời mà óc tưởng tượng bắt đầu bị kích thích, trí suy tưởng bắt đầu nẩy nở, tình cảm bắt đầu phát triển. Vào thời này, con người thấy mình sống ngợp giữa những huyền bí của vũ trụ: cái gì làm các vì tinh tú vận chuyển trên trời, cái gì làm bốn mùa đổi thay cùng với mưa nắng, gió bão, sấm sét ? … Và con người bập bẹ giải thích, tin tưởng vạn vật đều có linh hồn. Dĩ chí những dụng cụ do chính họ tạo tác cũng có linh hồn và đời sống riêng tư (tỉ như con chó đá chôn ở trước cửa). Thật là thú vị khi chúng ta thấy rằng sau khi sáng tạo ra các vị thần đầy đủ cả về hình thức lẫn quyền uy rồi con người sinh lòng sùng bái những linh phẩm do chính mình tạo tác đó, uỷ cho nào những nhiệm vụ khuyến thiện trừng gian an bài xã hội … Tóm lại thần linh mang hình ảnh của con người, phản ảnh nếp sống cùng nguyện vọng của con người.

Thần thoại không chỉ ngừng lại ở chỗ cắt nghĩa vũ trụ muôn vật, cắt nghĩa nguồn gốc của giống nòi mình, mà vào giai đoạn chót của sự tiến triển còn là cách thức nhân hoá các vị thần và thần hoá các vị anh hùng dũng sĩ trong lịch sử.

Chỉ riêng ở Hy Lạp, thần thoại tách rời với lịch sử thành hai dòng riêng biệt, còn hầu hết thần thoại của các dân tộc trên thế giới đều pha lẫn với lịch sử buổi đầu. Tuy nhiên căn cứ vào bản chất, chúng ta vẫn có thể phân biệt được đâu là thần thoại, đâu là truyền thuyết. Thần thoại là một hình thức của truyền thuyết, song những nhân vật đều là thần và thời gian trong câu truyện hoàn toàn do tưởng tượng mà ra, còn truyền thuyết kể những sự việc cùng nhân vật có dính líu tới lịch sử tục truyền. Truyền thuyết có khi là thần thoại được sửa lại thành phần lịch sử hoang đường để phân biệt với phần lịch sử thật sự.

a
Lượt xem: 123
Thần Thoại (Quyển 3C)

Thần thoại là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hóa hiện thực Read more

Bạch Ngọc Lão Hổ

Kim Long Kiếm Khách Triệu Giản, một trong tam đại cự đầu của Đại Phong Đường, không ngờ vào đúng Read more

Đại Đường Song Long Truyện

Đại Đường Song Long Truyện là một tác phẩm võ hiệp kinh điển của nhà văn Huỳnh Dị. Câu chuyện Read more

Uy Phong Cổ Tự

"Hào Khí nương cao ngút thiên đình”... Là một câu liễn trong Uy Phong Cổ Tự ? Đó có phải Read more

Thiên Hạc Phổ

Cốt truyện xoay quanh những cuộc tỉ thí võ nghệ, những cừu hận giang hồ, những mối nợ duyên... Phương Read more

Tây Du Ký

Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc. Đây cũng là Read more

Thần Thoại Bắc Âu

Những câu chuyện kinh điển cùng với những minh họa sinh động về những vị thần, những anh hùng và Read more

Những Câu Chuyện Kỳ Thú Trong Kinh Thánh

Kinh Thánh là bộ sách bán chạy nhất mọi thời đại, ước tính mỗi năm có thêm 100 triệu bản, Read more

Lời Tiên Tri Núi Andes

Cuốn sách kể về một câu chuyện phiêu lưu lạ lùng vào vùng đất hoang vu và linh thiêng của Read more

Mật Mã Tây Tạng

Cuốn sách Mật mã Tây Tạng đặt ra nhiều thách thức với những tâm hồn ưa khám phá. Pho tiểu Read more