Đoạt Hồn Chung

Chương 24 - Côn Lôn Sơn Huyết Ngập

trước
tiếp

Nghe tiếng khích bác của Nhất Thần Tư, Tống Nguyên biết hắn đang chủ trì trận đấu. Chàng không tức giận mà còn giảm bớt công lực để dụ địch.

Đảo mắt nhìn, Tống Nguyên nhận đúng hai nhân vật điều khiển thế trận là Nhất Thần Tử và đạo sĩ trung niên. Mười đạo sĩ kia chỉ đánh luân phiên như những con rối. Chàng chỉ cần triệt hai kẻ cầm đầu, thế trận sẽ bị phá vỡ dể dàng. Cách hay hơn hết là giả bộ yếu sức, vừa được nghỉ ngơi giây lát mà còn dục địch vào tròng.

Quả nhiên Tống Nguyên vừa giảm công lực, đã nghe giọng cười khoái chí của Nhất Thần Tử:

– Khà khà, Đỗ Tống Nguyên, mau quỳ xuống chịu chết thôi.

Đồng thời áp lực bên trên nhẹ hẳn.

Thình lình Tống Nguyên tập trung nội lực hét vang một tiếng long trời, vang vọng chín tầng mây, cùng đột ngột triển vận Huyết khí, tăng công lực đủ mười hai thành, song cước chụm lại, vươn ngược mình lên với thế “Hoả Long Thăng Thiên” đẩy mạnh song chưởng.

Bóng chưởng xoè rộng, hoả khí đầy trời, kình phong dữ dội …

“Ầm Ầm” hai tiếng nổ chấn động, tiếp đó gã đạo sĩ trung niên hộc máu tươi bắn vụt ra ngoài.

Tống Nguyên thi triển khing công bay vụt lên cao năm trượng, giáng thêm một tử chiêu. …

“Bình” …

Thân hình Nhất Thần Tử nẩy bật lên, nhưng lão vẫn quất Thiết Phất Trần điểm mạnh vào huyệt “Trúc Bình” nơi ống chân chàng trai trẻ.

Liền đảo mình, Tống Nguyên co tả chưởng vào lưng, hữư chưởng đẩy lên một luồng khí đỏ rực.

Nhất Thần Tử lạng mình đi, đổi chiêu thức, vung phất trần đỡ chưởng đạo của Tống Nguyên đang bổ xuống.

Trong chớp mắt, khi hai luồng kình phong sắp giao nhau, Tống Nguyên lại thu chưởng, quay mình, phóng mạnh song cước vào tay cầm phất trần của lão đối thủ.

Giật mình kinh hãi, Nhất Thần Tử rút hữu chưởng về, tả chưởng mở ra, đẩy ngọn kình phong vào huyệt “Lâm Lệ” ở đùi phải Tống Nguyên.

Nào ngờ Tống Nguyên chỉ xuất chiểu giả. Vừa thấy chưởng của đối thủ tới nơi, song cước của chàng đẩy mạnh, bắn mình lên không trung, tả chưởng giáng một chiêu sấm sét.

“Bình” tiếng nổ nhức óc vang lên.

Giữa lúc đối thủ chao đao, Tống Nguyên rút “Tàn Băng Tiêu” điểm vào huyện “Bách Hội” nơi đỉnh đầu Nhất Thần Tử.

Chỉ trong thời gian ngắn, hai người giao nhau bốn chiêu, chân khí của Nhất Thần Tử đã đuối, không ngờ Tống Nguyên bồi thêm “Tàn Băng Tiêu” làm lão hoảng hồn chao mình xuống thấp.

Rất tiếc, muộn quá rồi.

Ánh hào quang choá loà …

Giữa tiếng kình phong ào ào, làn sương đỏ bịt kín. Nhất Thần Từ cảm thấy sức nóng lột da.

Một tiếng rú thê thảm, máu tuôn như suối. Đầu Nhất Thần Tử vỡ toác, óc bay tung toé từng chùm. Thân thể lão bay đi ba trượng, chết không kịp trối, trên tay còn nắm chặt chiếc phất trần.

Lúc ấy Tống Nguyên đang đà khinh công, còn lơ lửng giữa không trung. Mười vị đạo sĩ rú lên bởi cái chết thê thảm của đạo sĩ Trung niên Nhất Thần Tử.

Bỗng có tiếng thét:

– Phóng phất trần.

Lập tức những chiếc Thiết Phất Trần trên tay mười người đồng loạt phóng vụt lên v ới kình khí mãnh liện, biến thành một trời phất trần như mưa ập vào Tống Nguyên.

Căm tức tột độ bởi bọn người ỷ đông, còn tung phất trần đàn áp, Tống Nguyên cười gằn, mắt trợn trừng. Cùng lúc đó, chàng nhớ đến những lời miệt thị của bọn Côn Lôn, dám nói xấu phụ thân chàng là hạt giống hoang của Đỗ Nhất Phương.

Chớp mắt một cái, ánh huyết quang đã chói loà, Tống Nguyên rút “Đoạn Hồn Huyết Kiếm” ra khỏi vỏ.

Sau một tiếng thét như sư tử rống, Tống Nguyên lộng vũ thần oai. Tay trái cầm Tiêu, tay phải vung Kiếm, tập trung chân lực, hông quang toả rộng, chỉ vài khắc mười cây phất trần đã rơi lả tả xuống đất.

Chàng lướt thân hình theo, vung Tiêu, hươi Kiếm, những tiếng kêu thảm của đám đạo sỹ vang rền, tay gãy, đầu bay, màu tràn vách đá.

Dứt cơn mưa máu, mười hai thây đạo sỹ xếp thành hàng, không thi thể nào còn nguyên vẹn.

Ôi, một cân phần nộ của “Huyết Thần” …

Khi đó, thân hình của Tống Nguyên như con rồng lửa, phóng vèo vèo lên đỉnh Côn Lôn, không một sức đề kháng.

Thế mà ở Thượng Viện của “Nhất Nguyên Quan” những đạo sĩ vẫn còn chưa biết gì.

Bọn họ ung dung tin rằng kẻ lạ không thể qua được trận đồ “Lưỡng Nghi Bát Quái” với mười hai cao thủ, trong đó có Nhất Thần Tử là một vị trong “Côn Lôn Tam Tử” …

Thình lình một mũi tên thép bay vào đại sảnh. Đó là tín hiệu bão tin người ngoài đã xâm nhập Thượng Viện.

Chuông trống nổi lên, đám đạo sĩ toả ra rầm rầm, giữa lúc Tống Nguyên đã vào tới cửa Thượng Viện.

Chàng dõng dạc hỏi:

– Có vị to đầu nào trong đó chăng?

Từ bên trong, ba đạo sĩ già đã bước ra.

Một lão lên tiếng:

– Tiểu thí chủ chém giết bừa bãi, xâm nhập bản môn. Phải bắt lại chờ ngài Chưởng môn trị tội.

Với tia nhìn miệt thị, Tống Nguyên chỉ gằn giọng hỏi:

– Trần Đại Hiệp có ở đây không ?

Lão đạo sỹ ngước lên:

– Thì chủ muốn gặp Đại Hiệp có việc gì?

Tống Nguyên trừng mắt:

– Ta chỉ cần gặp Trần Đại Hiệp, hãy trả lời câu hỏi của ta.

Mặt vẫn lạnh lùng, đạo sĩ đáp:

– Đây là Thượng viện “Nhất Nguyên Quan”, thì chủ thắng được một trong “Tam Hộ Pháp” chúng tôi thì sẽ gặp Trần Đại Hiệp.

Liếc qua ba Hộ Pháp là ba đạo sĩ già. Tống Nguyên cười lạt:

– Tốt lắm, đẻ đỡ mất thời gian, mời cả ba ông cung đấu với ta một lượt.

Lão đạo sĩ phẫn nộ:

– Đồ con trẻ ngông cuồng:

Rồi lão liêc quanh, nói lớn:

– Tả Hữu Hộ Pháp xuất kiếm chờ lệnh.

Bản thân lão vừa rút kiếm hai lão kia cũng tuốt kiếm ra, ba thành bảo kiếm toả anh sáng ngời.

Sáu cặp mắt cùng nhìn Tống Nguyên chằm chặp. Trong đầu Tống Nguyên thầm nghĩ:

– Cả bao lão này huyệt “Thái Dương” đều phồng to, võ công chẳng vừa, ta nên thận trọng.

Thình lình lão đạo sĩ đứng giữa hô:

– “Lên” …

Ba làn kiếm quang cùng lướt tới …

Tống Nguyên đã rút kiếm ra khỏi vỏ, ánh hồng quang làm lão đạo sĩ ở giữa hơi khựng lại, lẩm bẩm:

– Hừm, “Đoạn Hồn Huyết Kiếm” của Hồng Hoang Huyết Ma.

Nhưng lão lạ cùng hai đạo sĩ kia vung kiếm xông vào, kết hợp thành một vùng kiếm ảnh bao lấy chàng trai.

Đã từng nghe “Tam Tài Kiếm Pháp” của phái Côn Lôn, lần này mới tận mắt nhìn rõ Tống Nguyên chẳng dám khinh thường. Quả thật kiếm quang nhanh hơn tia sét, ánh xanh biếc chói loà, trong chốc lát bong người không còn phân biệt được nữa.

Chỉ thấy ba luồng kiếm khí vù vù quấn quýt, cùng với ảnh lửa hồng quang của Tống Nguyên giao tranh, lúc lên lúc xuống bất phân thắng bại. Tống Nguyên nóng lòng, bèn nâng thêm chân khí, liên tiếp xuất kỳ thức dị chiêu để giảnh thắng lợi. Hồng quang toả khắp, kiếm khí kinh hồn. Trận chiến càng lúc càng thêm khốc liệt.

Bên ngoài trời đã hoàng hôn.

Trận đấu dịu dần, ba thanh kiếm của “Tam Hộ Pháp” ghìm nhau với chàng trai thắng bại vẫn không phân rõ.

Rất nóng lòng, nhưng Tống Nguyên cũng cảm thấy thắng “Tam Tài Kiếm trận” không đơn giản.

Chàng phải liệu thời cơ …

Ba cây kiếm của “Tam Hộ Pháp” Côn Lôn và “Đoạt Hồn Huyết Kiếm” của Tống Nguyên ghìm nhau.

Bốn gương mặt căng thẳng, ngực phập phồng hít thở.

Hộ đấu nhau bằng nội lực, kẻ nào vùng lên được, kẻ ấy sẽ thắng.

Tống Nguyên vẫn vận Huyết khí đỏ au, thân hình như một khối lửa, trên diện mạo khôi ngô hiên lên sát khí đằng đằng.

Ba lão Hộ Pháp có sáu chân đều lún sâu xuống đất, mồ hôi vã ra như tắm, rõ ràng đã vận hết sức để mong đẩy bật cây kiếm của chàng trai, song lực bất tòng tâm.

Giữa lúc đó, Tống Nguyên cảm nhận được mùi hương sen trắng rất thơm, diu dàng thấm vào thất khiếu làm chàng dễ chịu, mọi mệt nhọc dều tiêu tan, và nội lực lại tăng lên rất nhiều.

Chàng mở lớn mắt, trước mắt là một cô gái tuyệt đẹp, tay cầm chiếc túi vải, mùi hương sẽ từ đó toả ra.

Chàng thầm kêu lên:

– Ôi, Lãnh Hồn Hương Phi nàng đến với ta.

Tống Nguyên say đắm nhìn cô gái, nhưng chàng không thể nhúc nhích vì phải vận lực vào cây kiếm ghìm chặt ba cây kiếm của Tam Hộ Pháp, chẳng dám sơ sẩy.

Lãnh Hồn Hương Phi lướt tới bên Tống Nguyên. Gương mặt chàng trai đầy sát khí, nhưng vẫn tuấn tú, dễ mê làm sao. Nàng đưa bàn tay ngà ngọc vuốt nhẹ lên má chàng như “nựng” một đứa trẻ thơ, và bảo:

– Ta thích ngươi …

Trong lúc Tống Nguyên ngây ngất, cô gái nở nụ cười mê hồn, rồi cầm cái túi vải đi sâu vào “Nhất Nguyên Quan”…

Hình như ba lão Hộ Pháp không nhìn thấy cô gái trong tà áo mỏng như tơ trời, và cũng không được thưởng thức mùi hương sen ngào ngạt, giúp người ta tăng lực, thông tâm. Vì ba lão vẫn trụ bộ, ghìm kiếm đấu lực với Tống Nguyên, mũi phì phò như trâu cày.

Lúc đó, bên trong “Nhất Nguyên Quan” bỗng vẳng ra nhiều tiếng kêu thét, rồi chìm vào im lặng rợn người.

Tam Hộ Pháp rúng động tinh thần bởi những tiếng thét ấy, tay kiếm tự nhiên chùng hẳn. Còn Tống Nguyên lại đang khoẻ ra, do mùi hương sen trợ lực của Lãnh Hồn Hương Phi.

Đột nhiên Tống Nguyên thét vang, hoả quang rực sáng “Đoạt Hồn Huyết Kiếm” trên tay chàng hất văng ba cây kiếm của ba lão già.

“Vèo Vèo” … kiếm phong rợn óc, kéo theo ba tiếng kêu thảm thiết kinh hồn. Tam Hộ Pháp Côn Lôn tràn đầy máu, ba cây bảo kiếm thành sáu khúc văng trên nền gạch ngập máu trời …

Chớp mắt một cái, cả ba lão đổ gục thân thể xuống như ba cây chuối thối, không còn cựa quậy gì được nữa.

Khi ấy, từ bên trong, bóng cô gái đẹp thoáng qua.

Tống Nguyên vội vàng kêu:

– Lãnh Hồn Hương Phi …

Chàng phóng mình ra cửa, nhưng bóng người đẹp đã biến mất, chỉ còn thoang thoảng mùi hương sen dịu dàng.

Ôi, mùi hương kỳ diệu của người đẹp bí ẩn. Mùi hương có thể giúp người tăng lực, thông tâm, nhưng cũng giết người đễ dàng lúc nàng pha trộn độc tố … khi ấy những kẻ hít phải vẫn thấy đê mê, khoái cảm, nhưng thất khiếu ngộ độc, máu trào ra khoé miệng mà chết.

Tống Nguyên ngẩn ngơ một lúc rồi trở vào.

Bên trong “Nhất Nguyên Quan” xác người chết nằm sắp lớp, lạ một điều những cao thủ Côn Lôn chết đầu có nét sảng khoái đê mê trên gương mặt, nơi khoé miệng rỉ ra dòng máu đã thâm đen.

Đao, kiếm, cung, tên vứt bừa bãi.

Tống Nguyên hất chân đá vào những thứ ấy và nói một mình:

– Những món đồ chơi này để đối phó với ta đây. Nếu không có Lãnh Hồn Hương Phi đem đến cho chúng những cái chết êm thắm, thì ta còn vất vả.

Chàng nhìn quanh, quả thật không có dấu vết của cuộc giao tranh, vách tường, bàn ghế còn nguyên vẹn, chỉ có xác người la liệt và mùi hương sen phảng phất. Hương sen trong này có độc tố. Nhưng Tống Nguyên chẳng sợ gì, bởi chàng đã có khả năng chống vạn độc.

Chợt Tống Nguyên bỗng ngẩn ngơ, chàng dấn thân vào lãnh địa Côn Lôn để tìm Trần Đại Hiệp hỏi ra về tung tích của cha chàng. Nhưng bây giờ còn biết Trần Đại Hiệp là ai ở giữa đống xác chết kia … Hy vọng rằng ông ta đã đi theo Chưởng Môn Nhân chưa trở lại … Chàng còn hy vọng truy vấn được nhân vật này.

Nhưng Chưởng Môn Côn Lon trở về sẽ nghĩ sao về hành động của Tống Nguyên đây?

Chàng chép miệng:

– Biết sao được khi chúng cứ ép ta vào cuộc chiến. Không giết người thì người giết ta … Va lại cái tội nói xấu phụ thân ta cũng đáng cho ta trừng trị bọn người giảo hoạt.

Liếc nhìn đống xác chết, chàng gật gù:

– Lại thêm một thành tích của “Huyết Thần”, Tống Nguyên là “Huyết Thần” ha ha ha …

Chàng bật cười, rồi ngất ngưởi đi ra khỏi “Nhất Nguyên Quan”…

Bỗng từ trên không, có tiếng người vang:

– A Di Đà Phật …

Tiếng niệm Phật của người có võ công thượng thặng, nghe rền rĩ điếc cả tai …

Tống Nguyên liếc nhìn lên, đã thấy một Hoà Thượng áo nâu chao mình từ trên không xuống trước mặt chàng.

Hoà Thượng gầy ốm, khuôn mặt xương xẩu, cặp lông mày bạc trắng, miệng xệ, mắt sâu, nhãn quang như ánh lửa.

Vừa trụ bộ, Hoà thượng đã lên tiếng:

– Mô Phật, lão nạp đã đến chậm một bước mà nơi đây đã xảy ra bao nhiêu cái chết thảm thương.

Tống Nguyên chợt sửng sốt ngó trân.

Vơi đi niềm căm hận, chàng nhìn kỹ người tu hành trước mặt.

Hoà Thượng này trong quen quen, nhưng trong một lúc chàng không thể nhớ ra ông ở nơi nào.

Lão Hoà Thượng cũng ngắm kỹ Tống Nguyên. Hai tay lão chắp trước ngực và thốt lên:

– A Di Đà Phật, Thiện tai, Thiện tai. Quả là ngoài sức tưởng tượng của Lão Nạp thật mà …

Cảm thấy khó chịu vì cái nhìn soi mói của vị Hoà Thượng, Tống Nguyên có vể không vui, hỏi lớn:

– Dám hỏi Đại sư chặn đường tại hạ có việc gì ?

Hoà Thượng khoát tay chỉ một vòng, qua bao nhiêu xác chết, trầm giọng hỏi lại:

– Tiểu tử, đây có phải là do bàn tay độc ác của ngươi không?

Nhếch mép mỉm cười, Tống Nguyên đáp:

– Nếu Đại sư quở trách thì cứ giữ tại hạ đây là được rồi, cần gì phải hỏi ai đã gây nên?

Vẫn trầm tĩnh, Hoà Thượng hỏi:

– Đỗ tiểu tử, ngươi quên Khô Trúc Thiền Sư rồi sao?

Nghe đạo hiệu Khô Trúc Thiền Sư, Tống Nguyên bỗng nhớ lại chuyện gần mười năm qua, khi phụ thân chàng mất tích … Chính nhà sư này đã tới toan đưa chàng đi mà mẹ chàng không thuận.

Chàng vội vòng tay, khom mình:

– Mô Phật, vãn bỗi thất kính. Thì ra đây là Khô Trúc đại sư, thời gian đã lâu, vãn bối không còn nhớ rõ.

Khô Trúc Thiền Sư nhíu mày:

– Tiểu tử, ngươi có thâm thù khó xử gì với phái Côn Lôn mà phải bày ra cuộc tắm máu này?

Tống Nguyên cúi đầu:

– Vãn bối không có ý làm như vậy, nhưng người của phái Côn Lôn ép vào vòng chiến nên mới ra cớ sự …

Thiền Sư lại hỏi:

– Tiểu tử chắc gặp được Cư Lão tiền bối nên mới giải được “Tam Âm Tuyệt Mạch” ?

Không đáp ngay câu hỏi, Tống Nguyên chỉ nhìn nhà sư:

– Vãn bối chỉ xin hỏi gia phụ còn sống hay đã chết. nếu gia phụ còn tại thế, hiên nay ở nơi đâu? Nếu chẳng may gia phụ đã chết là do kẻ nào sát hại?

Kính mong Đại sư giải đáp ? Vãn bối đến ngày hôm nay cũng vì muốn tìm hiểu mối gia thù và tung tích của thân phụ mới xảy ra những điều đáng tiếc kia.

Khô Trúc Thiền Sư lim dim mắt, đáp nhanh:

– Chuyện này, dữ nhiều lành ít.

Như nhói trong tim, Tống Nguyên vội hỏi:

– Làm sao để biết tường tận ?

Thiền Sư thở dài, khẽ nói:

– Đỗ thí chủ còn sống hay đã chết, quả thật Lão Nạp không rõ.

Thấy Khô Trúc Thiền Sư không trả lời trẳng, Tống Nguyên lại hỏi một câu đột ngột:

– Thế Tiểu Dương là ai?

Câu hỏi làm Thiền Sư giật mình, nhưng ông cũng đáp:

– Hắn là Chử Tuần Dương, Bang Chủ của Thiên Ma Bang ngày nay.

Chuyện từ năm nào với những sự kiện bỗng tái hiện trong trí nhớ của Tống Nguyên.

Chàng nhìn thẳng Nhà sư:

– Bảy năm trước, lúc Đại sư đến nhà vãn bối thì Chử Tuần Dương cũng tới phải không?

Biết Tống Nguyên đã nghe mình kêu “Tiểu Dương” hôm đó, nên nhà sư gật đầu nói luôn:

– Chử Tuấn Dương muốn giết luôn đứa con của Đỗ thí chủ, nhưng bần tăng đã chận lại.

Tống Nguyên nhíu cặp chân mày:

– Có mối thù gì mà Chử Tuần Dương muốn giết cả gia đình vãn bối? Hắn còn truy đuổi, giăng bẫy, truyền lệnh cho môn nhân Thiên Ma Bang giết vãn bối bất cứ ở đâu. Sự mất tích của gia mẫu chắc cũng nằm trong bàn tay của hắn?

Khô Trúc Thiền Sư trầm giọng:

– Những điều ấy Lão Nạp không rõ.

Thở dài một tiếng, Tống Ngọc buồn rầu:

– Nhưng không lẽ đại sư không biết gì về tung tích của gia phu, ngay cả những lời đồn đại, như bọn Côn Lôn đã nói xấua gia phụ làm vãn bối phải căm tức tru diệt chúng?

Nhà sư chắp tay:

– Mô Phật, người tu hành phải tránh vọng ngôn, điều gì không biết rõ thì không nên nói. Những điều tiểu tử hỏi là chuyện đồn đại trong giang hồ.

Có dư luận cho rằng “Thanh Sa Bạch Đà” là thân phụ của tiểu tử với “Bạch Sa Kim Lệnh” có mối liên hệ tỉnh cảm. Bạch Sa Kim Lệnh mang thai, nhưng Thanh Sa Bạch Đà một mực phủ nhận, gây nên sự bất hoà giữa các huynh muội.

Kết cuộc đôi bên thanh toán nhau mà chết.

Vì chuyện này mà những danh gia chính phái trong võ lầm có thành kiến không tốt với gia phụ ngươi.

Tống Nguyên như muốn nổi nóng:

– Vậy nhân chứng, vật chứng có còn cả không?:

Thiền Sư trầm giọng:

– Nhân chứng vật chứng khổ cong tìm bây giờ cũng khó thấy, song chuyện này giang hồ đều biết cả …

Giọng Tống Nguyên đanh lại:

– Vãn bối biết tội ác và tin đồn đều do bọn Thiên Ma Bang, nhất định vãn bối phải tìm được Chử Tuấn Dương để hỏi tội.

Khô Trúc Thiền Sư bỗng kêu lên:

– Ôi, Tiểu tử phải coi chừng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.