Rời khỏi dòng song, Tống Nguyên thấy lòng nóng như lửa đốt. Xa xa đã thấy dạng núi Mã Phát, mừng vui vô hạn, lướt mình đi thật nhanh…
Chàng thầm khấn nguyện :
– Cầu troèi đừng xảy ra chuyện gì cho Ái Mã.
Tay thò vào bọc, rờ lại cây “Vạn niên Hàn Băng Thảo” rồi phi hành vun vút lên núi.
Chàng chỉ mong đến ngay hang đá, nơi chàng đặt Ái Mã nằm trong đó.
Hang đá kia rồi…
Nhưng tảng đá lớn chàng chặn kín cửa hang sao lại đã nhích qua một bên thế kia ?
Tống Nguyên kinh ngạc, nghĩ nhanh trong đầu : “Không lẽ tự nhiên Ái Mã có thể tỉnh lại và mở cửa hang ?”
Còn cách vài mươi trượng, Tống Nguyên đã kêu lên : “Ái Mã, Ái Mã…”
Chỉ có tiếng vang phản hồi từ vách đá, không có ai trả lời chàng.
Bóng chiều đã phủ xuống, quang cảnh hoàng sơn càng thêm nặng nề u ám đến não lòng.
Như một mũi tên, Tống Nguyên phóng vèo vào hang. Trong b óng tối mờ mờ, lòng hoang trống hoắc.
Ái Mã, ôi.. Ái Mã đâu rồi ?
Chàng vò đầu, bứt tóc, kêu rống lên :
– Ta về chậm mất rồi, ôi quá chậm.
Chàng muốn phát điên lên được, vì số phận của Ái Mã. Khả năng nàng tự tỉnh ra cũng có thể…Nhưng tác dụng của “Mê Hồn Khoái Hoạt Phấn” sẽ biến nàng thành một dâm nữ chốn giang hồ…
Trời ơi sao trời già cay nghiệt. Ta vào sinh ra tử để tìm thuốc quý về đây cứu nàng… Thế mà hồng nhân giờ đã biệt tăm.
Tống nguyên đưa tay lên ôm mặt, những giọt nước mắt lọt qua kẽ tay rơi xuống đất. Hết rồi, mối tình đẹp tươi trong mộng, đã vướng oan khuất của cái chết của cha nàng, bây giờ nàng lại biệt tích cùng thuôc kích dâm hoành hành trong máu.
Bản tính hiên ngang cũng không thắng nổi nỗi đau lòng tột độ, ngôi fbệt xuống lòng hang. Tống Nguyên than khóc đến moi mòn rồi lăn ra nền đá, mê mệt thiếp đi trong bóng tối.
Thời gian trôi qua, chàng tỉnh lại, bên tai nghe tiếng côn trùng kêu rỉ rả, vầng trăng muộn đã buông ánh sang lọt vào lòng hang, đêm chỉ vừa qua được hai phần.
Còn lau trời mới sang…
Nhởm mình lên, Tống Nguyên gằn giọng :
– Ta sẽ tìm lại được nàng…
Thu hình trong hang. Tống Nguyên gục đầu suy nghĩ mông lung.
Với chàng giờ đây chỉ còn hai chữ “Hiếu” và “Tình”…
Võ công lừng lẫy giang hồ, bọn cao thủ xem chàg hiển lộng thần oai ở núi Đại Tuyết đã loan tin đi khắp nẻo :
– Tân “Huyết Thần” đã xuất hiện.
– Đỗ Tống Nguyên, người nối dõi của “Huyết Ma”…
Nhưng “Hiếu” và “Tình” thì Tống Nguyên vẫn mắc trong vòng luẩn quẩn.
Chàng lẩm bẩm một mình : “Ái Mã, rồi đây ta sẽ tìm được nàng, cứu đựợc nàng cho duyên tình trọn vẹn, nhưng còn chư hiếu với cha mẹ thì sao ?”
Chàng chợt nhớ hôm nào nghe bọn người ở Côn Lôn nói tới cha, với một câu chuyện tình rắc rối. Chúng biết tung tích của cha chàng không, có bằng chứng gì không, mà chúng dám thóa mạ cha chàng ?
Tống Nguyên vùng dậy, quát lớn :
– Phải rồi, ta cần tìm đến núi Côn Lôn hỏi cho ra lẽ, để kết hợp đi tìm cha ta cùng Ái Mã.
Bước ra ngoài cửa hang, dưới ánh trăng bàng bạc, Tống Nguyên hú dài lên mấy tiếng rồi lao mình về phía chân trời.
Hai ngày sau, Tống Nguyên đã đến chân núi Côn Lôn.
Chàng thấy phong cảnh thật hung vĩ…
Non cao chớm nở, cây cối um tùm, mây như lơ lửng giữa chừng, nước có thác nguồn đỏ xuống.
Tống Nguyên gật gù khen :
– Đây quả là nơi xứng phát tích một trong chín đại môn phái võ lâm.
Men theo vách đá, Tống Nguyên phi hành lên núi. Chẳng bao lâu sau đã tới một cửa ngăn, bên trên có bảng đề những dòng chữ :
– – NHẤT NGUYÊN QUAN- – …
Cảm thấy thích thú vì mình đã lên tới núi Côn Lôn, Tống Nguyên bỗng bật cười hì hì…
Tiếng động dù nhỏ nhất cũng không qua khỏi lỗ tai của những cao thủ thính lực siêu phàm. Quả nhiên từ bên trong đá có mười đạo nhân trung niên đi ra, xếp hang ngay cửa.
Tống Nguyên nhìn thấy mười vị đạo nhân gương mặt khôi ngô, tinh thần phấn chấn, cặp mắt sáng ngời. Huyệt “Thái Dương” của vị nào cũng phồng cả lên, chứng tỏ những người nay đã khổ luyện nội ngoại công đến mức thượng thừa.
Chàng chợt thầm nghĩ : “Ra đây là hang tép riu mà coi bộ đã ghe gớm, những vị chức sắc còn cao tay biết chừng nào. Chạm vào phái Côn Lôn ta cũng cần thận trọng mới được”
Chàng đang suy nghĩ, thì vèo một cái, có đạo sĩ trung niên to béo, tay cầm phất trần phóng tới.
Liếc qua Tống nguyên cũng biết chiếc phất trần trong tay đạo sĩ ấy vừa nặng nề, vừa nguy hiểm, chứ không tầm thường như những cái chổi long gà người ta hay phủi bụi.
Cước bộ của đạo sĩ trung niên rất nhanh, chớp mắt đã đến trước mặt Tống Nguyên, miệng nói :
– Tiểu thí chủ đến đây, chắc đường xa vất vả. Nhưng thật không đúng lúc vì “Nhất Nguyên Quan” hôm nay có việc, không tiếp khách được, mời thí chủ đi đâu đó vài hôm trở lại.
Tống Nguyên cười lạt :
– Tại hạ có việc gấp, không phải kẻ nhàn du. Vả lại, cũng chẳng cần vào, chỉ mời chưởng môn phái Côn Lôn ra hỏi chuyện.
Đạo sỹ nghiêm nét mặt :
– Chưởng môn của tệ phái chẳng phải ai muốn cũng có thể gặp đuợc. Thí chủ phải xin một cái hẹn tham kiến.
Vừa nói gã vừa khom mình xuống như vái chào, thực chất là lợi dụng cơ hội bộc phát nội lực, đẩy một luồng tiềm kình như song vỗ vào Tống Nguyên thật dữ dội.
Chỉ nhếch mép cười, Tống Nguyên ngầm vận Huyết khí, thân hình đỏ rực, phát ra một đạo nhu kình, gương mặt vẫn thản nhiên cười nói :
– Tiểu đạo sĩ, ngươi đừng giở trò ma, sức ngươi còn kém lắm.
Chàng chưa dứt lời đã nghe “Bùng” một tiếng, đạo sĩ thấy tiềm kình của hắn bị đánh bật ra, thân thể dội ngược, nội tạng nhộn nhạo phải bắn đi một vòng mới đứng vững. Hắn đỏ mặt, vung phất trần lên tạo thành mấy luồng ác phong nhắm thẳng vào huyệt “Kỳ Môn” và “Khí Môn” của Tống Nguyên công khủng khiếp.
Miệng hắn quát :
– Ngươi muốn dung sức mạnh đột nhập bản môn sao ?
Thấy đạo sĩ giữ vững “Lộ Vi Phất Trần” và điểm vào yếu huyệt của mình, Tống Nguyên chỉ đảo người lách né rồi gằn giọng :
– Còn ngươi dung sức cản không cho ta lên núi à ?
Miệng hỏi nhưng ngón tay phải đã búng ra…
– “Rốp”…
Một tiếng kêu ròn tan, cây phất trần trên tay đạo sĩ bị chỉ phong cuốn tung, đứt tan tác, chỉ còn cái cán.
Mặt biến sắc, đạo sĩ biết chàng thiếu niên không phải người thường. Song vì danh dự và nhiệm vụ hắn vẫn bảo :
– Bần đạo khuyên thí chủ nên xuống núi để tránh những việc không hay.
Tống Nguyên nhướng mắt :
– Hừm, núi này đâu phải các người bỏ tiền ra mua mà cấm người lên xuống vậy ?
Không còn lý lẽ, đạo sỹ điểm nhanh cán phất trần tới. Nhưng hắn làm sao lẹ tay bằng Tống Nguyên. Chớp mắt một cái chàng đã phóng ra ngọn chỉ phong cấp tốc. Đạo sĩ liền cảm thấy huyệt “Khúc trì” bị tê đi, ngã lăn ra đất.
Mười đạo sĩ dán hang ngang lập tức múa phất trần xông tới. Bỗng từ sau Tống Nguyên có tiếng quát :
– Con chuột nào dám chui vào bản môn ?
Luồng kình phong cuộn tới, một lão già đầu bạc, nhưng gương mặt vẫn trẻ măng, tay cầm phất trần từ sau núi lao tới, tốc lực nhanh hơn một mũi tên thần…
Chỉ nghe tiếng gió vù vù, Tống Nguyên cũng biết kẻ mới đến nội công thâm hậu, liền chuyển bộ, đảo người, tránh thế chính diện, đồng thời hữu chưởng đẩy ra luồng kình lực tiếp chiêu của đối phương.
– “Ầm”…
Hai bóng người vừa giao nhau đã dội ngược.
Lão đạo sĩ dựng đứng búi tóc, trố mắt nhìn Tống NGuyên, đồng nhịp tay giải huyệt cho đệ tử. Hai luồng kình lực vừa va chạm đã làm lão bị chấn động nhưng gương mặt vẫn thản nhiên.
Lão quay sang đạ sĩ trung niên vừa được giải huyệt bảo nhỏ :
– Các ngươi vào vị trí, chờ lệnh ta dung phất trần hưởng ứng.
Đạo sĩ trung niên cúi đầu, hữu chương đưa lênm, lập tức mười đạo sĩ xếp hang ngang đã tản ra, đứng thành mấy nhóm vài ba người, tay cầm phất trần đứng nghiêm.Gã đạo sĩ trung niên cũng thay phất trần đứng vào giữa, gương mặt căng thẳng chờ lệnh.
Lão già mới đến chính là Nhất Thần Tử, một trong “Côn Lôn Tam Tử” nghiêm mặt ngó Tống Nguyên, cất tiếng rổn rảng :
– Tiểu thí chủ, ngươi có phải là kẻ xưng danh “Huyết Thần” từ biên thùy Mông Cổ vào Trung Nguyên ?
Lời hỏi của lão có vẻ miệt thị.
Tống Nguyên cười lạt lạnh lùng :
– Tại hạ chính là “Huyết Thần” đây, xin hỏi pháp danh của đạo trưởng là gì vậy ?
Đường đường là “Côn Lôn Tam Tử” võ lâm giang hồ ai chẳng biết uy danh thế mà bị tên tiểu tử hỏi đạo hiệu khiến Nhất Thần Tử nổi giận. Lão ta gằn giọng :
– Bần đạo là Nhất Thần Tử, còn tiểu tử nhà ngươi mới xuất đạo giang hồ đã hung hãn giết người, từng hại người của bản môn, nay đến xông lên núi, đinh gây khó cho bản môn chăng ?
Trước ánh mắt dữ tợn của Nhất Thần Tử chiếu thẳng vào mình, chàng trai trẻ vânc bình tĩnh nhe răng cười :
– Khà khà, tại hạ trên đường tầm thù, không giết người thì bị người giết. Môn hạ của Côn Lôn có bị tại hạ trừng trị cũng là do can thiệp vào chuyện của người khác. Còn ngọn nùi này vốn là phong cảnh hữu tình của thiên hạ, lẽ nào tại hạ bị cản chân không cho dạo chơi du ngoạn ?
Lời nói chắc nịch, vẻ mặt nghêng ngang, võ công không vừa, những đặc điểm của Tống Nguyên làm Nhất Thần tử chột dạ. Lão nghĩ thầm :
– Gã này nếu không trừ khử thì sẽ là đại họa võ lâm một ngày không xa.
Vung phất trần lên lão hét lớn :
– Trẻ ranh vô lễ, đột ngập bản môn, còn dám dẻo mồm, bẻm mép.
Một đạo kình phong liền cuộn tới…
Tống Nguyên đã đề phòng, vừa nghe gió chưởng đã thấy kình đạo của lão già ập vào huyệt “Thái Dương”, chàng liền chuyển mình né tránh, lách qua trong đường tơ kẽ tóc.
Bị đánh hụt, Nhất Thần Tử càng thêm tức giận, hữu chưởng đưa lên, nhanh như chớp xuất chiêu “Tống Trục Thanh Vân”, tả cước đạp đấp, hữu cước nâng nhẹ, phất trần biến thức chụp vào ngực chàng trai như bão táp.
Thi triển ngay bộ pháp “Túy Tửu Tiên” Tống Nguyên đã luồn mình tránh qua đạo kình phong dễ dàng.
“Ầm” một tiếng rung chuyển núi non, kình đạo của Nhất Thần Tử đi hịt đánh sạt một khối đá lớn.
Vẫn đứng vững trong vị trí, Tống Nguyên lạnh lùng bảo :
– Đạo trưởng đã già, tại hạ xin nhường ba chiêu.
Ôi, thằng nhỏ còn dám “chấp” mình nữa, thật là một gã ngông cuồng. Nghĩ như vậy rồi, đạo sĩ giương cao phất trần thứp, vù một tiếng nhứm ngay vào sống mũi Tống Nguyên.
Khi Lộ Vĩ phất trần chỉ còn cách mặt Tống Nguyên một trượng thì lão tăng chân lực chuyển từ “Trúc Thược Thăng Thiên” sang chiêu “Thư Long Điểm Tinh”…
Ngọn phất trần thép chia hai lần điểm vào hai mắt chàng trai. Cùng lúc đó, lão lật tả chưởng, cuộn kình phong thốc ngang hông Tống Nguyên, hữu cước nâng lên, đá thẳng vào bụng dưới. Thật là một chiêu kinh khủng, thâm độc dữ dội vô cùng.
Không ngờ Tống Nguyên sử dụng khinh công tuyệt nghệ, phóng mình lên cao ba trượng, vận huyết khí đỏ rực, biến mình thành một đạo hồng quang và cười lớn :
– Ba chiêu đã qua, tại hạ cói quyền xuất thủ nhá.
Dứt lời, chàng ưỡn ngực, thót bụng, hai cánh tay đưa ra tạo thế cân bằng, vận huyết khí kình công từ trên cao chụp xuống.
Chiêu của Nhất Thần Tử lọt vào khoảng trống, lão thất kinh lùi nhanh, hít một hơi chân khí, nâng kình lực lên chin thành, đánh ngược song chưởng đón lấy Tống Nguyên. Khi đó Tống Nguyên đả thong đựợc hai mạch “Nhâm” “Đốc”, tuy còn chưa phá được “Sinh Tử Huyền Quan” nhưng công phu đã mãnh liệt. Chàng vận kình khí vào song chưởng, đảy luồng nhiệt hỏa từ trên xuống như chim ưng vồ mồi.
Nhất Thần tử nhận ngay ra nhiệt phong như thiêu đốt, kình khí ép cả nội tnạg, lão liền phục xuống kẹp chặt Thiết Phấn Trần, dồn hết công lực đánh ngược lên.
” Bình” một tiếng chấn động góc núi, bóng hai đối thủ tách ra…
Nhất Thần Tử “hự” lên đau đớn, sắc mặt trắng bệchm lùi liền sáu bước mới chống phất trần đứng vững. Hai bàn chân lão lún sâu vào nền đất ba tấc. Lão vừa trụ bộ đã há toác miệng ồng ộc tuôn ra một vòi máu.
Thân hình Tống Nguyên vẫn đỏ rực, chàng cười gằn, đứng im tại chỗ hết sức ung dung…
Nhất thần Tử vận khí chữa thương, một lát sau tia mắt rực lửa nhìn Tống Nguyên không chớp.
Chợt lão hít một hơi dài, đưa phất trần chỉ hướng Bắc Đẩu, tả cước nhẹ nhàng nâng lên.
Đó là hiệu lệnh.
Gã đạo sĩ trung niên cùng mười đạo sĩ kia, tất cả mười một người phía sau Nhất Thần Tử đều nhất loạt điều động phất trần.
Trong chớp mắt, đám đạo sĩ múa phất trần chia làm bốn hướng, từ từ ép lại, tạo thành thế trận, vòng tròn khép kín.
Nhất Thần Tử thấy trận thế đã xong, liền thét lớn :
– Tiểu tử nếu có gan xin mời nhập trận.
Tống Nguyên cười lạt :
– Tại hạ đã dám đến Côn Lôn thì đau sợ trận đồ. Nhưng nếu tại hạ thắng thì đạo trưởng sẽ mời chưởng môn ra cho tại hạ hỏi chuyện phải không ?
Nhếch mép cười gằn, Nhất Thần tử bảo :
– Không ngờ “Huyết Thần” cũng có điều phải cầu kiến phái Côn Lôn. Nhưng ngươi cứ vào trận đi, chỉ sợ thân ngươi bị băn vằm ra trăm mảnh thì còn hỏi gì được nữa.
Tống Nguyên không nói gì nữa, chàng vận Huyết khí, toàn thân đỏ rực như ngôi sao hoa, phóng vụt vào giữa trận.
Thấy tống Nguyên đã nhập trận tất cả đạo sĩ đều triển khai bộ pháp, đua nhau tấn công.
Lúc ấy Tống Nguyên chỉ thấy bóng người lố nhố, năm ngọn phất trần nhất loạt ập tới, khí thế như vũ bão.
Sử dụng bộ pháp “Túy Tiên Tửu” Tống Nguyên lách tránh dễ dàng. Không ngờ chàng vừa lách qua nưm phất trần này thì đã có năm phất trần khác đánh tới dữ dội hơn.
Như vây là mười hai người đánh một mình Tống Nguyên, rõ ràng là một trận đấu không cân sức. Hết đợt tấn công này đến đợt xuất chiêu khác, Tống Nguyên trầm tĩnh phá trân, không hề nao núng. Chàng nâng huyết khí lên “Cửu Thành” triển khai “Mê Ly Chưởng” công trước, đả sau, đánh tả, kích hữu, né trên, tránh dưới… trong phút chốc chỉ nghe tiếng rít vèo vèo, hồng quang lóa mắt, cả khoảnh rộng bao la chìm trong đám bụi.
Tống Nguyên thấy đứng như mình dự đoán, thế trận này là biến hóa từ “Lưỡng Nghi Bát Quái trận” do mười hai người tạo thành, tiền hậu tả hữu có mười người xuất chiêu, còn hai người ở trên cao điều khiển.
Nếu công lực chủ trì càng sâu, thì người bị vây càng dễ bị nguy khốn. Bởi vậy muốn phá trận, Tống Nguyên phải nghĩ sức tấn kích hai kẻ chủ trì. Cứ bận tâm suy nghĩ, công lực của chàng bị giảm xuống còn nưm thành, trong lúc mười đạo sĩ tấn công ráo riết.
Từ trên cao, Nhất Thần Tử khoái chí cười khà khà :
– “Huyết Thần” ngươi chết đến nơi rồi đó.