Thanh Gươm Cô Độc

Chương 3 - Chương 3

trước
tiếp

Sáng hôm sau… Minh Quang là người đầu tiên thức dậy. Chàng nhìn ra cửa liếp ánh nắng đang trải dài theo bờ lũy đất đắp cao. Những hàng tre, cọc cắm dọc theo lũy như những ngón tay lật ngược chĩa lên trời.

Còn cửa thông qua lại cho dân và lính canh được đắp hai ụ đất cao có cửa tre mở ra. Có lính canh đứng để xét khám. Minh Quang nhìn quang cảnh ấy thì lo lắng hỏi:

– Làm sao qua lũy được nhỉ?

Kiều A Túc vừa lồm cồm ngồi dậy bảo:

– Ta cho huynh đệ mượn mấy con thú để mang theo ta đi tìm họ Trương…

Đừng lo ?

Minh Quang quay lại nhìn người thợ săn. Chàng nở nụ cười hiền hậu:

– Đa tạ nhân huynh?

– Không có gì mà phải đa tạ. Ta với huynh đệ quen nhau trên núi thì xuống đây cũng phải quen nhau chứ?

– Vâng ?

Minh Quang chợt hỏi Kiều A Túc:

– Nhân huynh bảo phía sau Lũy Thầy có người họ Trương à?

– Phải? ông ta là viên tướng Trương Phúc Phấn một tướng giỏi của Chúa Nguyễn. Trấn Lũy Thầy mấy năm nay rồi đấy. Quân Chúa Trịnh không qua nổi…

Minh Quang lẩm bẩm một mình:

– Trương tướng quân đánh Trịnh mà phò Chúa Nguyễn. Còn cái người họ Trương kia là ai mà phò vua Lê nhỉ?

Kiều A Túc chợt chen vào. Y bảo:

– Họ Trương nầy trước kia cũng phò vua Lê, rồi Trịnh. Nay lại quay mặt phò Chúa Nguyễn… Cứ tìm hiểu biết đâu ông ta là… họ Trương của huynh đệ muốn tìm?

Minh Quang khẽ gật đầu đáp:

– Vâng? Cũng có thể lắm?

Kiều A Túc lay A Thều dậy, y bảo:

– Dậy đi ? Bọn ta cần mua một vài món… ! A Thều giụi mắt ngồi dậy. Y càu nhàu một mình:

– Đêm ngủ không yên với tụi lính thông lại… Vừa chợp mắt đã lại dậy vì hai nhà ngươi B ây giờ lại… lại kêu réo.

Kiều A Túc bảo Minh Quang:

– Nhân huynh đưa bọc cho hắn đi đổi cho. Ta cần mua vài vò rượn… Đã có con thịt đây rồi… Chốc nữa ta đi bán sẽ hoàn lại tiền cho nhân huynh.

Minh Quang lục trong gói hành trang lấy ra một nén bạc ròng. Chàng đưa cho A Thều. Hắn cầm lấy nén bạc, mắt sáng lên…

– Chà? Chà? Bạc ròng. Lâu lắm kẻ nầy mới gặp, nhưng làm sao đổi… Với cái xứ nghèo nầy?…

Kiều A Túc nhăn mặt hỏi:

– Còn cái nơi mà mỗi lần trước chú mi hay đến thì sao?

A Thều khẽ lắc đầu đáp:

– Chỉ đổi bạc nhỏ mà thôi… Hay là nhân huynh chặt ra vậy?

Minh Quang cầm thỏi bạc. Chàng rút đoản đao ra ấn mạnh lên thỏi bạc. Lưỡi đao cắt ngọt như tấm đậu hủ… khiến họ Kiều khen nức nở:

– Cái đao đó trông xấu xí thế… Ai ngờ nó sắc quá hỉ? Nó tên là gì vậy?

Minh Quang lắc đầu đáp:

– Ta cũng không nghe sư phụ gọi. Chỉ biết là nó có trước khi ta sinh ra và…

Kiều A Túc nhìn A Thều lăng xăng chạy ra cửa tiếp. Y hỏi:

– Và sao hả… huynh đệ?

Minh Quang nói:

– Và đây là gia bảo của ta… Ai biết được gốc gác nó thì người ấy sẽ biết lai lịch ta ?

Kiều A Túc se sẽ hít hà bảo:

– Vậy là khó lắm? Một bảo đao màu đen?… Cán sừng lộc ?

Minh Quang thở dài nhìn về phía Lũy Thầy đang bắt đầu có kẻ ra người vào.

Chàng chợt hỏi Kiều A Túc:

– Nhân huynh có quen với quan trấn Lũy Thầy không?

Kiều A Túc gật đầu đáp:

– Ta ra vào nơi đây như đi chợ phiên. Các lính canh đều biết mặt. Huynh đệ đi với ta thì không ai làm phiền đâu.

– Vâng? Tại hạ sẽ đi với nhân huynh.

Hai người ngồi bên cửa liếp nói chuyện một lúc thì A Thều mang hai vò rượn và một gói bánh bột gạo đi về. Y đặt các thứ xuống tấm đệm cối rồi đưa cho Minh Quang một xâu tiền kẽm. Y liếm môi hí hửng khoe:

– Bữa ni gặp may đó hỉ. Lão quán ni đổi nữa nén ra sáu mươi quan. Ta mua hai vò rượn to với bánh gạo cho hai huynh đệ ăn được rồi đi… Được không?

Kiều A Túc nhìn A Thều. Y bảo:

– Sao nửa nén bạc lại ăn có sáu mươi quan? Mắc rứa? A Thều lắc đầu đáp:

– Thời buổi đánh nhau được vậy là khá lắm rồi. Sợ nó không đổi nữa là khác Minh Quang đem xâu tiền vô cổ. Kéo áo lên che cổ rồi kéo tay A Thều mời y ngồi xuống. Chàng nhìn hai vò rượn to thì le lười lắc đầu nói:

– Ai mà uống cho hết. Tại hạ chưa từng uống món nầy… E không chịu nổi một chung chứ đừng nói một bát… ?

Kiều A Túc rót rượn ra bát. Y nói giọng hào sảng:

– Ta với huynh đệ được cái vô tình mà từ một ngọn núi xuống hạ du. Nay lại từ chỗ nầy cùng đi tìm người bà con của huynh đệ. Vậy cứ xem như bằng hữu với nhau… Huynh đệ uống hết chén ni rồi đến ta… Lần lượt qua A Thều… Nào xin mời! Minh Quang cảm xúc tấm lòng của người thợ săn. Chàng sẽ hỏi:

– Tại hạ vốn chưa từng xuống hạ du. Nay có nhân huynh giúp đỡ ngày sau không quên ơn…

Minh Quang nói xong nhắm mắt mím môi uống một nửa chén rồi nhăn mặt kh à hơi nói :

– Khó uống quá? Xin cho tại hạ uống một nửa thôi… Dần dần sẽ tính…

Kiều A Túc bật cười bảo A Thều:

– Công chú mi đi mua về. Vậy chú mi hãy uống giúp cho huynh đệ của ta một nửa vậy?

A Túc liếm môi, tươi cười đáp:

– Xin nghe lời nhân huynh?

Y nốc một hơi hết nửa chén rượn rồi rót đầy chén và nói:

– Bây giờ đến phiên Kiều huynh hỉ?

– Đến lượt ta.

Người thợ săn và A Túc chén chú chén anh một lúc thì hết vò rượn. Còn Minh Quang thì nằm quay ra mặt đất như mê tiếp… Bên tai chàng cứ thoang thoáng nghe lời đối đáp của hai người dân tộc.

Kiều A Túc nhìn Minh Quang nhắm mắt thở đều. Y nói với A Thều:

– Chú mi có ghé qua quan dưỡng cơ báo tin ta về không?

A Thều nốc một chén rượn nữa mới trả lời:

– Vâng ?

– Ngài có dặn gì không?

– Ngài bảo đợi đại huynh về ngài có lịnh riêng.

Kiều A Túc chồm người đến hỏi khẽ:

– Mi có bảo ta đi với ai không?

– Bẩm có chứ… Nhưng ngài không nói gì cả.

Kiều A Túc lẩm bẩm một mình:

– Không hiểu rồi việc nầy đi đến đâu… Khó lắm đấy?

A Thều lè nhè hỏi:

– Đại huynh bảo cái gì mà khó? Ta thì làm được tất cả.

Kiều A Túc gắt y:

– Chú mi giữ gìn cái mồm đấy? Thôi đi nằm đi… Để bọn ta lên đường…

Kiều A Túc sẽ lay Minh Quang dậy. Chàng trai trẻ sơn dã cứ mê man ư ứ trong miệng. Kiều A Túc chửi khẽ:

– Cái thằng như nữ nhi ? Mới uống có ba cái nửa chén mà say như chết… Vậy mà đòi đi giang hồ ! Người thợ săn lại lay gọi. Một lúc thì A Thều đi từ chái bếp bước ra, y cầm trên tay gáo nước lã. Mồm thì nói còn gáo thì dội xuống đầu cổ Minh Quang:

– Nước lã làm hắn mau thức lắm… Đại huynh khỏi cần gọi lâu.

Quả nhiên gáo nước lạnh tưới xuống thì Minh Quang lồm cồm ngồi dậy.

Chàng ôm đầu kêu khẽ:

– Sao mà nhức đầu quá?

Kiều A Túc cười khà khà:

– Chà huynh đệ uống rượn kiểu ni là mất mạng có ngày đó hỉ? Phải tập như bọn ta đây nầy… Uống mà không say?

Minh Quang nhăn mặt đáp:

– Tại hạ có bao giờ uống đến cái món nầy đâu. Thôi chẳng bao giờ uống nữa.

Kiều A Túc lắc đầu bảo:

– Đã ra giang hồ là phải biết các thứ, nhưng không để nó làm ngã mình… Ta phải làm chủ nó chứ? Nếu không làm sao mà đến nơi ta muốn đến hỉ?

Minh Quang rũ nước trên tóc và áo rồi bảo A Thều:

– Huynh đệ cho ta một gáo nước lã nữa đi… Ta khát quá ?

A Thều cười ha hả bước đi thì từ ngoài cửa có mấy tên lính cơ bước vào. Một tên nói oang oang:

– Kiều huynh? Săn được nhiều thịt mà không đem vào bán cho ngài chưởng cơ hỉ? Ngài đang trông huynh đấy.

Kiều A Túc nhướng mắt nhìn lên. Y thản nhiên đáp:

– Ta đang định đưa thịt vào cho ngài đấy… ? Các ngươi về rồi ta sẽ đến.

Tên lính cơ nhìn vò rượn nằm ngã nghiêng trên chiếu cói. Hắn gạ gẫm:

– Kiều huynh không mời bọn đệ một chén được sao?

Kiều A Túc hất mặt về Minh Quang, y bảo:

– Rượn của huynh đệ ấy. Các ngươi muốn uống thì đợi anh ta mời…

Lính cơ sà xuống gần Minh Quang. Y bảo khẽ:

– Nhân huynh mời bọn ta hai chén. Ta sẽ giúp cho nhân huynh nếu nhân huynh cần…

Minh Quang đã tỉnh táo. Chàng cười ui vẻ cầm chén rót vào hai chén và đưa đến cho từng tên lính cơ. Chàng nói:

– Cứ uống cho vui. Rượn của bọn ta như rượn của các huynh đệ.

Hai tên lính cơ nốc cạn hai chén rượn thì Kiều A Túc đã giục:

– Thôi vào đi… Bọn ta sẽ vào sau… Không nên uống rượn trong lúc canh gác… Ngài chưởng cơ sẽ trị tội đấy?…

Hai tên lính dường như chưa thỏa mãn với hai chén rượn đầu… Một tên đã nói với Minh Quang:

– Xin nhân huynh cho ta thêm một chén nữa… Bọn nầy sẽ về thôi ?

– Được ? Cứ uống ? Minh Quang lại rót hai chén rượn.

Kiều A Túc trầm mặt lại bảo hai tên lính cơ:

– Ta nói mà bọn ngươi không nghe thì lát nữa chớ trách ta đấy nhé ?

Hai tên lính cơ cầm giáo đứng dậy. Một tên chùi tay áo qua mồm rồi nói với Minh Quang:

– Nhân huynh tốt lắm? Bọn anh em tại hạ sẽ nhớ đời… Hẹn hôm nào không là lúc canh gác… Tại hạ sẽ tìm nhân huynh mà uống một trận cho đã… Xin từ tạ?

Tên kia lại hỏi:

– Nhân huynh quý danh tánh là gì hỉ? Tại hạ hỏi để làm quen?…

Minh Quang đang bối rối chưa biết đáp thì Kiều A Túc đã trả lời thay:

– Huynh đệ ta tên gọi “Trương” Minh? Các ngươi hãy nhớ lấy nhé! Hai tên lính cơ bước ra cửa. Kiều A Túc nhìn vẻ mặt ngơ ngác của Minh Quang. Y cười khà khà bảo:

– Đó là ý muốn của huynh đệ rồi còn gì… Tại hạ gọi “Trương Minh” là tìm giúp người thân cho huynh đệ đấy… Bọn nầy quen biết nhiều. Chúng đi lại trong đất Chúa Nguyễn không sót chỗ nào… ?

Minh Quang ngạc nhiên hỏi lại họ Kiều:

– Lính cơ mà đi nhiều thế hả?

Kiều A Túc cười nhạt đáp:

– Hai tên nầy có tên gọi trong giang hồ là “Song Tửu Nguyệt đao”. Có nghĩa là hai con ma thần men uống rượn rất khiếp. Nhưng tài múa đao như trăng lên cao Múa đao loang loáng như không thấy ngọn đao… ?

Minh Quang thích thú kêu lên:

– Giỏi thế à? Họ là người xứ nào vậy nhân huynh?

Kiều A Túc đưa tay như tỏ ý nói khẽ. Y bảo:

– Ngài chưởng cơ nhận hai tên nầy từ xứ Nghệ vào đấy… Chức thì là lính cơ, nhưng lại có nhiều quyền hành để đi từ Phú Xuân đến hết Bãi Đáy Giang ở Quảng Trị mà không sợ ai ngăn cản…

Minh Quang vỗ đùi nói ngay:

– Vậy là nhân huynh muốn tại hạ quen họ để truy tìm họ Trương đấy à?

Kiều A Túc nhìn chàng trai ngây thơ trực tính. Y khẽ gật đầu bảo:

– Đúng? Vậy từ đây huynh đệ cứ xem mình là Trương Minh nhé?

– Vâng ?

Kiều A Túc ngó quanh để tìm A Thều, nhưng y đã chui xuống chái bếp nằm ngáy khò khò tự lúc nào. Người thợ săn bảo Minh Quang:

– Để vò rượn cho hắn. Hai ta vào lũy đi… Đừng để lâu mà con thịt nó hư hết…

Minh Quang sờ lại xâu tiền trên cổ rồi lấy bọc hành lý đeo lên vai. Thanh cổ kiếm vẫn giắt sau lưng. Nếu để ý mới thấy cái đuôi sừng lộc nhô lên khỏi vai rất kỳ dị… Chàng b ảo Ki ều A Túc :

– Con thịt đã mổ ruột thì không lo hư đâu, nhân huynh có xát lá rừng vào trong lòng của mấy con thú chưa?

Kiều A Túc gật đầu… Cả hai đi ra cửa…

Mặt trời đã khá cao, Minh Quang đi phía sau Kiều A Túc. Cả hai đến cửa lũy.

Tốp người phía trước đã vào hết. Kiều A Túc bước tới thì tên lính canh đã đưa tay mời hai người vào một cách kính trọng. Minh Quang thầm nghĩ Chỉ cần hai chén rượn mà ta lại được việc nhỉ?

Minh Quang vừa đi vừa quan sát cảnh bên trong Lũy Thầy. Chàng thấy nhà cửa dân dã thì lụp xụp nghèo nàn do chiến tranh phá hoại gây ra. Chỉ một dinh to đắp bằng đá núi chen với đất đỏ…

Bọn lính cơ vào ra như lũ ong kiến về tổ xây dựng rồi bay đi tìm mồi, tìm vật liệu để tiếp tục công trình của mình…

Lác đác những người dân theo đường quan mà di chuyển tiếp… Minh Quang nhìn theo đoàn người ấy Đoàn người lam lũ, nghèo kiếm cái ăn. Chàng thở dài hỏi họ Kiều:

– Kiều huynh? Họ đi về đâu thế?

Kiều A Túc không nhìn phía tay chỉ của Minh Quang mà đáp:

– Đi vào trong “Đàng trong” đấy mà?…

Minh Quang thắc mắc hỏi lại:

– “Đàng trong” là thế nào?

Kiều A Túc dừng chân lại. Y giải thích:

– Từ Lũy Thầy trở vào trong Quảng Trị, Phú Xuân, Quảng Nam rồi đến Qui Nhơn và mãi mãi đến chỗ nào không có Chúa Nguyễn đặt chân ngựa đến thì gọi là Đàng trong… Còn trở ngược ra đến Thăng Long và Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn… gọi là Đàng ngoài thuộc chúa Trịnh và vua Lê… ?

Minh Quang lẩm bẩm:

– Vua Lê ? Vua Lê đâu còn quyền bính trong tay nữa…

Kiều A Túc như nghe thấy lời than nhỏ ấy. Y bảo nhỏ:

– Vào đến đây huynh đệ không nên nhắc đến vua Lê, chúa Trịnh nữa nhé ! Xem như ta là dân “Đàng trong” thế thôi? Nhớ chưa?

Minh Quang gật đầu không nói gì nữa. Cả hai đã đứng trước của dinh lũy. Từ trong hai tên lính cơ đã bước ra. Một tên ốm lêu khêu vỗ vai Minh Quang. Hắn nheo một mắt cất giọng nằng nặng của xứ Nghệ:

– Chú mi? Chú huynh đệ Trương Minh vô đây? Để lão Kiều theo lão nhất lên gặp ngài chưởng cơ…

Minh Quang nhì Kiều A Túc. Chàng thấy y khẽ gật đầu thì chậm rãi theo người lính cơ đi vòng ra phía sau dinh… Chàng hỏi:

– Nhân huynh danh tánh thế nào hỉ?

Người lính cơ cười khì đáp:

– Cứ gọi ta là “Nhị nguyệt đao”. Cái chức lính quan chẳng thấm gì đến anh em ta đâu… Chú mi có chịu vậy không?

Minh Quang lây cái vui của người có tên Nhị Nguyệt đao. Chàng lại hỏi:

– Đành rằng vậy, nhưng nhân huynh mà không có nó thì khó đi lại lúc nầy. Có phải vậy không nhị huynh?

Nhị nguyệt đao dẫn Minh Quang đến một dãy chái cất bằng tre lồ Ô… Y đến một căn chái không có khép cửa. Chỉ tay vào bảo:

– Trương huynh đệ vào đó ngồi chờ ta đi lấy… rượn về uống… ? Tệ xá của anh em ta đấy nhé ?

Họ Nhị nguyệt đao nói xong là quay mình bỏ đi, để mặc Minh Quang đứng phía ngoài cửa chái. Chàng đứng một lúc thì nổi tính hiếu kỳ nên mạnh dạn bước vào trong nhìn quanh căn chái. Chàng thấy trên vách chái treo song song đôi nguyệt đao bọc trong vỏ cây đã lên nước bóng lộn. Minh Quang thầm nghĩ:

– Nhìn song đao là biết anh em nầy ra giang hồ đã lâu rồi… Rất may mà mình gặp họ đối xử tốt… Nếu không thì sẽ còn nhiều khó khăn đấy?

Chàng lại nhìn vào vách nứa phía trong… Chàng thấy ngoài mấy bộ y phục lính cơ còn có bộ võ y màu xám đã rách ở gối… và những thứ vặt vãnh mà bọn giang hồ vẫn thường dùng đến như dây gai, vải quấn đầu và áo giáp nhỏ mảnh…

Minh Quang tự cười với mình:

– Giang hồ như mình thì có mà chết với gió mưa chướng khí… nhưng không sao… cầu vong hồn sư phụ theo phù trợ cho ta những lúc nguy hiểm?

Minh Quang đứng nhìn cho đến khi nghe tiếng lão Nhị nguyệt đao oang oang ngoài cửa chái:

– Há? Ta bảo chú mi vô ngồi chờ… Sao lại đứng như đi làm rể thế hử? Ngồi đi? Mấy lão kia sắp đến đây rồi đấy?

Minh Quang quay lại mỉm cười với người hào sảng xứ Nghệ:

– Nhân huynh có đôi song đao đẹp quá? Hẳn nhân huynh ra đời sớm hơn đệ?

Nhị Nguyệt đao cười khà đáp:

– Anh em ta ra đời từ năm lên mười tám… tức là ta mười sáu tuổi đã ra đời…

Còn chú mi thì lúc nào?

Minh Quang cười hiền hậu đáp:

– Đệ mới bắt đầu tìm cái ăn từ ngày kia đến hôm nay là được ba hôm! Nhị Nguyệt đao cười khanh khách:

– Vậy là dê non? Nào chú dê mới mọc sừng! Lão đưa cho Minh Quang một chén rượn. Còn chén kia lão nốc sạch. Minh Quang đã khôn ngoan từ khi nghe lời Kiều A Túc dạy. Chàng uống vào tức thì vận công đẩy hơi men ra các huyệt chân lông để chống say sớm…

Nhị Nguyệt đao lại hỏi:

– Vậy Trương đệ năm nay được mấy tuần trăng hỉ?

Minh Quang cười. Đôi má đỏ ửng vì rượn. Chàng đáp:

– Mười tám?

Nhị nguyệt đao lại cất tiếng cười vang nói:

– Bằng lão Nhất lúc ra đời… Và hôm nay chú mi kém ta đến mười tuần trăng đó hỉ… Ta ra giang hồ được mười hai năm, đánh nhau gần trăm trận dư… Còn chú mi chắc chưa đụng trận nào phải không?

Minh Quang gật đầu. Chàng khiêm tốn bảo:

– Đệ chỉ đi tìm người bà con chứ đâu dám nghĩ đến chuyện ra giang hồ ?

Nhị nguyệt đao gạt đi:

– Trương đệ không nên nói vậy. Đã là nam nhi thì phải biết đánh đấm, phải biết làm cái điều mà mình cho là đúng… Không nên nhút nhát… Chú mi tìm người bà con ở đâu. Tên chi và tìm nghề ngỗng gì… nói đi. Ta quen nhiều lắm, may ra sẽ giúp được cho chú mi đó chứ?

Minh Quang cảm tạ lời nói chân tình của Nhị nguyệt đao. Chàng cầm vò rượn rót vào chén và đưa lên:

– Xin chúc sức khỏe nhị huynh?

– Hà? Hà? Chú mi chơi được. Mới gặp mà ta với lão Nhất đã thích rồi… Nầy?

Nhị nguyệt đao cúi sát tai Minh Quang, nói khẽ:

– Nầy? Nhưng phải cẩn thận với lão… ?

Vừa lúc ấy đã xuất hiện Kiều A Túc và Nhất nguyệt đao. Lão Nhị trở lại vị trí cũ, nhưng mắt vẫn nháy nháy ra hiệu cho Minh Quang. Chàng hiểu lão Nhị nguyệt đao thật tình muốn dặn dò chàng điều gì đó, nhưng rất tiếc là hai lão Kiều và Nhất đã vào đành chờ dịp khác ?…

Kiều A Túc vỗ vai hai người. Giọng người thợ săn vui vẻ:

– Quan chưởng cơ đã mua hết các con thú ấy. Ngài cho làm ngay một con mển để hôm nay tiếp khách… Bọn ta chắc chắn sẽ có phần đấy nhé ?

Nhị nguyệt đao đưa đến cho mỗi người mới vào một chén rượn rồi nói:

– Hai chúng tôi đã hết sáu chén… Bây giờ các lão huynh uống bù vào chỗ trống vắng đấy chứ?

Kiều A Túc nhìn Minh Quang. Y thấy chàng thư sinh sơn dã vẫn tỉnh táo thì cười hỏi:

– Có thật không Trương đệ?

– Quả vậy?

Kiều A Túc bật cười vang một lúc mới chồm tới vỗ vai Minh Quang:

– Chỉ cách nhau chưa đầy mấy canh mà huynh đệ khá lắm. Chứng tỏ nội công có hạng đó hỉ?

Minh Quang cười khiêm tốn đáp:

– Đâu dám qua mặt các nhân huynh. Tại hạ chẳng qua đã quen rượn rồi đấy chứ ?

Nhị nguyệt đao bảo với Nhất nguyệt:

– Đại huynh thấy chưa? Vậy là Trương đệ nhập nhóm “Song Tửứ nguyệt đao của anh em ta được rồi đấy…

Nhất nguyệt đao rót ra bốn chén đưa đến từng người. Y trầm ngâm bảo:

– Bọn ta sống có hơn ai về của cải dinh cơ. Chỉ có rượn là bạn để lui tới giang hồ. Kẻ nào uống giỏi là người xứng đáng để bọn ta kết thân. Tuy nhiên đừng vì cái giỏi rượn ấy mà đem thủ đoạn để ngầm hại người ngay thật… là tốt lắm hỉ? Nào xin mời huynh đệ uống cho vơi nỗi buồn tranh b á đồ vương ?

Kiều A Túc nhìn Nhất nguyệt đao. Người thợ săn khẽ nhíu mày hỏi:

– Chúng ta là dân dã gặp lúc chinh chiến thì như cái lá trong trận cuồng phong phải cố xoay mà lo thân. Sao lão Nhất lại buồn vì chuyện “Tranh bá đồ vương” của kẻ khác?

Nhất nguyệt đao đặt chén không xuống vạc giường tre. Y trả lời:

– Họ tranh bá đồ vương là chuyện riêng ai thèm quan tâm để ý đến, nhưng sao lại lôi cuốn kẻ ngoài cuộc như anh em ta? Có phải một kẻ làm trăm kẻ cùng chịu đó sao?

Nhị nguyệt đao cũng nói:

– Ta biết vậy thì phải tách mình ra… Đại huynh đừng lo buồn vô cớ làm mất vui buổi hôm nay. Phải không Trương đệ?

Minh Quang cũng chợt nghe buồn. Chàng nhớ câu sư phụ dặn trong thư để lại (dù chưa biết câu ấy thật hay giả) ‘ Hãy cố tìm cho ra họ Trương để biết tấm họa đồ kho tàng nhà Lê mà dựng lại nghiệp cho tiên đế’.

Minh Quang thở dài đáp :

– Tại hạ vốn chưa từng trải chuyện đời, nhưng mấy ngày qua nhìn cảnh dân hiền lành cơ cực phải tìm sống cả ban đêm thì lòng không khỏi buồn đau… Mong sao các vị ở trên nghĩ lại cái lòng tham, cái mộng chiếm đoạt ấy để làm gì và cho ai hầu giảm bớt sự chèn ép, đè nén lớp cùng đinh đỡ đau khổ cơ cực ?

Kiều A Túc lặng người đi một lúc. Người thợ săn thở khì nói:

– Bỏ hết chuyện buồn ấy đi? Ta đây chỉ có săn thú. Còn Trương đệ đi tìm bà con. Hai ngươi là lính cơ, nếu chán cảnh đời thì bỏ đi giang hồ như ta, đừng than thở nữa… ?

Người thợ săn chợt hỏi Nhất nguyệt đao:

– Từ đây đến hết vùng của Chúa Nguyễn cai trị… nhà ngươi có nghe đến tay phú hộ nào mang họ Trương không?

Nhất nguyệt đao phẩy tay như phủi bụi đáp :

– Bọn phú hào họ Trương thì làm gì mà có. Chỉ có giới võ tướng của chúa như ngài Phó tổng Trương Phúc Hùng con trai Tổng sứ Trương Phúc Phấn ngày trước giữ Lũy Thầy Hiện nay Trương Phó tướng trấn thủ lũy chỉ mới trong ngoài ba mươi tuần trăng thì làm gì có thân quyến như Trương đệ… Và theo ta Trương đệ thì vóc dáng nho sinh, mắt đẹp tợ Phan An thuở nào… Còn họ Trương trấn thủ thì diện mạo… hà… hà… Quả như phường dạ xo a ?

Nhị nguyệt đao đưa tay ngăn đại huynh của y:

– Sao đại huynh lại nói thế? Nhỡ đến tai phó tướng thì anh em ta tìm đất nào mà trốn đây?

– Nhất nguyệt đao lại rót rượn uống rồi chỉ Kiều A Túc. Giọng của y vẫn quả quyết rõ ràng không có vẻ gì là say cả:

– Ta nói thế là do Kiều huynh mà thôi ?

Nếu Trương phó tướng hay Trương tổng sứ có muốn bắt tội thì ta lại làm chim… bay đi phương trời khác… phải không Kiều huynh?

Kiều A Túc gật đầu, nhưng trông vẻ như đang nghĩ ngợi đâu đâu.

Minh Quang hỏi lão Nhất nguyệt đao:

– Trương tổng sứ năm nay bao nhiêu tuổi… Nhân huynh có biết?

Nhất nguyệt đao bấm đầu ngón tay rồi đáp:

– Năm mươi hai? Không sai một tuổi.

Minh Quang lại hỏi:

– Lai lịch ông ta thế nào?

Nhất nguyệt đao chỉ Nhị nguyệt rồi đưa bàn tay sấp trên mặt giường:

– Điều nầy bọn ta lại càng rõ hơn ai hết. Năm chú ni Chỉ Nhị nguyệt đao còn nhỏ cỡ ni bàn tay sấp la đà trên mặt giường thì cha ta từng là thuộc hạ của Trương tướng quân. Còn Phó tướng dạo ấy thì hơn anh em ta năm ba tuổi mà thôi. Trương tướng quân gốc xứ Đàng trong đi lưu lạc Đàng ngoài rồi làm thuộc hạ cho Chúa Trịnh… Sau bị tội mới bỏ Trịnh chạy theo Chúa Nguyễn Phúc Chu đánh dẹp quân Chân Lạp lập được công to… Chúa Nguyễn mới cho trấn thủ lũy của ông Đào Duy Từ đắp… đấy chứ?

Minh Quang nhìn Kiều A Túc. Chàng thấy y vẫn trầm ngâm uống rượn, thì hỏi tiếp:

– Nếu Trương tướng quân chỉ theo phò chúa Trịnh thì làm sao gặp được vua Lê hỉ?

Kiều A Túc quay lại nhìn Minh Quang rồi nhìn Nhất nguyệt đao lắc đầu đáp:

– Điều ấy thì ta không rõ… nhưng cứ như xét việc tướng quân bị tội mà bỏ Trịnh đầu Nguyễn thì nên xem lại “Bị tội gì”?

Minh Quang định hỏi nữa thì ngoài cửa chái một tên lính cơ bước vào chắp tay bảo:

– Quan chưởng cơ cho mời quý quan nhân.

Kiều A Túc bảo với người lính:

– Chú mi lên trước, bọn ta sẽ đến sau…

Minh Quang lúng túng hỏi Kiều A Túc:

– Hành trang của tại hạ thì làm thế nào đây?

Nhất nguyệt đao gạt đi. Lão bảo:

– Đã là giang hồ với nhau thì tùy Trương đệ thích thế nào thì làm thế ấy? Quan chưởng cơ vốn cũng là tay giang hồ như bọn ta đấy thôi ! Minh Quang gật đầu… Cả bọn lần lượt bước ra cửa chái mà đi lên dinh lũy…


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.