Minh Quang đã vào phủ Phú Xuân. Chàng tránh đi lối phố chính mà cứ đi theo hướng nhà dân dã bên bờ sông mà bước. Đến ngang một quán bán thức ăn và rượn, Minh Quang nhìn vào, chàng thấy khách trong quán chỉ có toàn lớp dân dã không có bóng áo lam nào cả, Minh Quang mới bước vào gọi thức ăn… Chàng quyết tâm ngồi chờ. Mắt nhìn ra ngoài đường đất…
Người bán hàng bưng lại cho Minh Quang một tô “bún giò lợn ‘ khá to. Chàng ăn vội vàng rồi gọi nước dừa để uống. Người bán hàng nhìn người khách trẻ lưng mang cây kiếm quái dị và ăn uống vội vàng thì có phần ngạc nhiên. Đến khi trả tiền ông ta hỏi nhỏ Minh Quang:
– Tráng sĩ hẳn là người vùng xa qua đây à?
Minh Quang nhìn người chủ quán không có vẻ gì khác lạ ngoài tính tò mò.
Chàng mỉm cười đáp :
– Tại hạ ở phía Bắc. Đi vào đây tìm sinh kế?
Người bán hàng nói nhỏ:
– Phú Xuân ni khó làm ăn đối với khách phương xa. Tráng sĩ cẩn thận, nhất là khi có cây gươm trên lưng.
Minh Quang cười. Chàng hiểu người chủ quán tốt bụng. Chàng đáp:
– Đa tạ các hạ?
Minh Quang đứng dậy ra cửa. Người chủ quán lại hỏi:
– Tráng sĩ nên đi đường thuyền dễ hơn trên bờ.
Minh Quang nhíu mày khó chịu. Chàng đáp cộc lốc:
– Không sao đâu?
Nói xong Minh Quang bước thẳng về phía bờ V~ Dạ… Đang đi được một khoảng thì thả bước phía trước có dáng quen. Minh Quang nhìn kỹ thì thấy lưng người ấy mang một bó tên còn tay thì mang cây cung choàng ra phía trước bụng.
Minh Quang nhủ thầm:
– Mụ già họ Mạc đi đâu rồi mà người thợ săn còn lảng vảng nơi đây? Thôi thà tránh đường tên gian hiểm nầy cho xong ?
Minh Quang quay qua hướng tả để đi, thì Kiều A Túc đã quay lại gọi:
– Trương đệ? Chú đi đâu đó?
Minh Quang dừng chân lại. Chàng lạnh lùng nhìn người thợ săn:
– Tại hạ vào đây tìm “người”. Còn lão huynh thì sao?
Kiều A Túc cười khà khà bảo:
– Tại hạ cũng thế ?
Minh Quang giả vờ hỏi:
– Bấy lâu nay lão huynh không đi săn bắn à?
– Không ? Nay tại hạ quay qua đi săn thứ khác ?
– Săn gì thế?
– Tại hạ săn người…
Minh Quang châm biếm:
– “Săn người” thì chỉ có bọn du tử thám sát binh chuyên đi đánh hơi để ngửi.
Còn lão huynh là người thượng du sao lại làm như thế?
Kiều A Túc vờ không hiểu. Y hỏi:
– Người thượng du chân chất, trung thực không làm việc hèn hạ của lũ sói lang làm Lão huynh không thấy họ sống hiền hòa với buôn rẫy thôi sao?
– ử? Có lẽ tại hạ không gặp… Thế còn huynh đệ đi “tìm người” hay săn người?
– Tại hạ đi “tìm một người”… Chứ không săn đuổi người ta?
Kiều A Túc chợt hỏi qua việc khác. Lão có ý lảng tránh chuyện tranh cãi. Lão nol:
– Các hạ hẳn đã gặp rồi?
Minh Quang đo lòng tên gian ác. Chàng nói:
– Đã gặp ?
Kiều A Túc tròn mắt ra nhìn:
– Người ra sao thế?
Minh Quang cười bí mật:
– Một lão già có tật tay.
Kiều A Túc hỏi tới:
– Lão đệ gặp ở đâu vậy?
Minh Quang làm nghiêm hỏi lại:
– Lão huynh có cần biết việc nầy không?
Kiều A Túc chặc lưỡi nói:
– Dường như đã có lần ta nói với huynh đệ là sẽ giúp người ấy cho huynh đệ kia mà.
Minh Quang cười khẽ đáp:
– Nhưng nay tại hạ đã tìm ra y. Vậy lão huynh đừng bận tâm nữa.
Kiều A Túc lưỡng lự một lúc mới bảo:
– Một lời hứa, đồng thời cũng là một điều hiếu kỳ. Lời hứa thì ta làm không tròn. Nay sự hiếu kỳ thì đang có. Huynh đệ có thể cho tại hạ biết nơi người đó ẩn náu để ta xem hình dáng y ra sao?
– Họ không muốn cho người thứ hai nào gặp mặt, nhưng nếu lão huynh muốn thì tại hạ cho biết hướng người ấy đi…
Kiều A Túc nhìn chăm chăm vào mắt Minh Quang rồi hỏi:
– Cũng được tại hạ có cái thú hay đi tìm người, nhưng còn huynh đệ sao lại không làm theo lời dặn dò của y mà còn ở Phú Xuân.
Minh Quang bây giờ mới nói thật. Chàng thở dài đáp:
– Lão nầy cũng không biết được nơi cất giấu kho tàng. Vì lúc ấy lão đã bị ngất đi Còn lão Mạc Kiến Hùng và Trương Đàm mới là kẻ đi cất giấu mà thôi. à? Lão đi về phía Lũy Thầy rồi ! Kiều A Túc gật gù ngẫm nghĩ:
– ư? nhỉ ? Vậy thì có thể Mạc Long Kham đã biết việc nầy.
Minh Quang vui trong lòng. Chàng chợt nghĩ ra một diệu kế. Chàng bảo họ Kiều:
– Đúng vậy? Người có tật bảo chỉ có hai người con của Mạc Long Kham và Trương Đàm mới biết chỗ mà thôi…
Họ Kiều cười gằn nói:
– Vậy nên họ Mạc mới xin vào trấn Lũy Thầy để chờ có dịp khai quật kho châu báu… ?
– Đúng vậy? Nhưng còn người kế nghiệp của Trương Đàm đâu?
Kiều A Túc lắc đầu đáp:
– Trương tiền bối lúc chết không có con ở gần, nên không nói lại được… nơi chôn cất.
Minh Quang trầm ngâm nói:
– Tại sao Trương Đàm chết mà không có con ở gần?
Kiều A Túc nghiến răng bảo:
– Sao chú mi hỏi mãi vậy?
Minh Quang cũng cười gằn đáp:
– Tại hạ muốn hỏi về cái chế của họ Trương mà thôi.
Kiều A Túc cười lạnh đáp:
– ông ấy chết vì bị ám hại bất ngờ…
Minh Quang cười nhạt đáp:
– “Của thiên thì trả địa” ác giả ác báo Rốt cuộc lại thì một đám người chết mà không ai giữ được kho tàng. Lạ thật?
Kiều A Túc lại hỏi chàng trai sơn dã:
– Bây giờ đệ đi đâu?
– Tại hạ định qua sông.
– Để làm gì thế?
Minh Quang trợn mắt gắt:
– Tại hạ hỏi thì lão huynh khó chịu. Còn đây là chuyện riêng của tại hạ sao các hạ hỏi mãi vậy… Thôi ta đi đây! Kiều A Túc nhìn theo Minh Quang đi xuống bến đò, lão lẩm bẩm:
– Ta trở lại phủ Phú Xuân thôi ! Minh Quang xuống đến bến đò. Chàng nhìn dáo dác để xem con dò của lão Nhị neo nơi đâu. Nhưng nhìn mãi vẫn không thấy. Minh Quang tìm một gốc cây tựa bờ sông, chàng ngồi xuống ngắm dòng sông trong vắt chảy lững lờ. Từng ánh mây trời chầm chậm trôi, in bóng xuống mặt nước. Ngoài xa đưa lại điệu hò mái đẩy buồn hiu hắt… buồn não ruột. Minh Quang thầm nhủ:
– Ngày nào xong việc ta sẽ trở về núi ẩn cư. Sống nơi hạ du sao mà khó khăn quá Lúc thì xao động kinh khủng, lúc thì êm ả buồn đến nẫu cả lòng… Quả là cõi trần gian ?
Giọng hò kéo dài:
~4…. ạ…. ơi! Chiều chiều ông Lữ đi xa….
Bỏ nơi bế. n đậu… Xó t xa mái chèo… ” Minh Quang thở dài theo làn hơi mái đẩy. Chàng ngả lưng vào thân cây định nhắm mắt nghỉ một chút, thì phía sau có giọng nói trầm trầm:
– Tiểu tử đêm qua thức suốt hay sao mà giờ nầy còn định ngủ?
Minh Quang chầm chậm quay đầu lại. Chàng thấy lão Nhị đang đứng ủ rũ như kẻ xấu đói bị nhịn ăn mấy ngày. Chàng buột miệng hỏi:
– Làm sao mà lão bá yếu xìu thế kia?
Lão chèo đò rầu rĩ đáp:
– Chú Tam ấy đã đánh cắp thuyền của ta và chở luôn thằng bé đi mất sáng nay! Minh Quang đứng phắt dậy. Chàng trợn mắt đứng sửng nhìn lão Nhị:
– Tên “chú Tam” ấy đã trốn rồi à?
– Phải ?
-Thế lão bá đi đâu mà giao thuyền cho y?
Lão Nhị thở dài bảo:
– Ta lên chợ tìm thức ăn cho ba người chúng ta. Không ngờ hắn lại ra tay sớm hơn ta?
Minh Quang kéo lão chủ đò đến một bãi vắng không có cây cối mọc chung quanh. Chàng nhìn lại một vòng để xem chừng Kiều A Túc có theo đến đây không. Khi thấy đã yêu cả. Minh Quang mới hỏi khẽ:
– Lão bá là thế nào với gã ấy?
Lão Nhị bây giờ mới thú thật:
– Quả thật ta không rõ y là ai, nhưng cách đây gần một năm y xuống ngay đò của ta cũng như chú mi đêm qua. Y bảo y từ Chân Lạp trở về Phú Xuân nầy từ lâu, sống khổ cực để cố tìm cho ra xe châu báu của vua Lê bị đánh cắp. Nhưng tìm mãi mà không ra trong khi người càng ngày càng đói khát nên có ý định tìm một chỗ để tu thân ở ẩn sống qua ngày… Ta qua lại trao đổi với y gần cả năm nay mà y có lộ nét khả nghi nào cho ta biết, ta ngờ đâu… Thế mà khi ta đưa y lên Linh Mụ sống với gã thợ săn thì y sống như cầm và rất tốt với người nầy… y cứ lẩn quẩn trong căn chái. Còn người săn bầy thú chỉ việc tìm khoai sắn về cho y nấu nướng và cả hai ăn uống như một đôi bạn tri kỷ lâu năm… Ai có ngờ mới đây người thợ săn bỗng bỏ trốn qua sông. Nay lại đến “chú Tam”. Thế là nghĩa lý gì?
– Tại hạ tưởng lão bá biết rõ hai người kia lắm chứ?
– Ta thì như kẻ bỏ đi rồi. Còn đi tìm hiểu người khác làm gì.
Minh Quang trầm ngâm một lúc mới nói, nhưng vẫn giấu kín chuyện đã hiểu về chú Tam:
– Có thể y đánh cắp thuyền đi tìm người bẫy thú. Thôi ta cứ chờ xem.
Lão Nhị ngồi nhìn xuống mặt nước vẻ mặt đau khổ. Lão chợt nói:
– Ta không thể bỏ thằng bé lêu bêu đói khát với tên bần cùng đó. Ta phải đi tìm nó mới được…
Minh Quang thở dài. Chàng hỏi:
– Bây giờ lão bá định về hướng nào?
Lão Nhị nghiến răng đáp:
– Ta mượn đò của bạn đi tìm bên kia sông… May ra! Minh Quang cầm tay lão chủ đò, nhưng lão đã hoảng hốt giật ra và vội vã nói:
– Thôi để ta đi ?
– Nhưng lão bá hãy từ từ đã chứ… Để cháu nói vài điều đã…
Lão Nhị rầu rĩ bảo:
– Chú mi cứ nói đi ?
– Cháu muốn lão bá đi đâu thì đi… đúng chiều ngày kia ta gặp lại đây nhẽ ?
– Cũng được… thôi ?
Minh Quang nhìn lão Nhị đi dọc theo bến đò cho đến khuất mới quay trở lên bờ. Mặt trời đã ngả xuống bên kia núi…
Minh Quang nhắm hướng Linh Mụ mà rảo bước…
Chàng trai sơn dã ngồi trên tàn cây bên bờ sông. Nơi đây có thể quan sát mo vùng rộng phía trước căn nhà tranh của “chú Tam” và người bẫy thú bên tháp Linh Mụ.
Đã mấy khắc trôi qua. Trời đang vào Đông lạnh riu riu trên mặt. Minh Quang ngồi nghĩ đến những con người mà chàng đã gặp qua như anh em Song Tửu Nguyệt đao. Họ là những người tốt, nhưng không hiểu đứng về phía nào cho rõ ràng. Bà nhũ mẫu và Trương Thu Hà là những người nhân ái, nhưng lại ở vào gia tộc có tội với Tiên đế cũng như với dân gian hiện nay trong phía Đàng trong. Rất cảm mến và biết ơn tấm lòng tốt ấy của hai người phụ nữ trong dinh thự họ Trương. Bà cụ Lữ và bé Nhật Lệ là những ngư dân chất phác trung thực, cần phải giúp họ thoát khỏi cảnh đau khổ. Nếu họ bằng lòng, sau nầy sẽ đưa họ lên núi Hoành Sơn cùng sinh sống… Còn các người như lão Nhị, Lê Trương (dù chưa gặp mặt) chàng sẽ kết thân như những bậc tiền bối rối đời trước cùng thời phụ thân chàng. Một sự kết thân đúng nghĩa chân thành… Những kẻ khác cần tránh và đề phòng là Kiều A Túc, chú Tam v.v… ?
Minh Quang vừa suy nghĩ vừa nhìn xuyên vào màn đêm xem kẻ gian có trở lại chòi tranh để tìm “điều chúng cần”. Tất cả vẫn lặng yên như tờ… Minh Quang lại nghĩ đến mấy hảo hán uống rượn như uống nước dừa…. Chàng mỉm cười một mình:
Phải lúc nầy có một chén nhỏ, chắc sẽ ấm bụng lắm nhỉ?
Minh Quang kéo choàng qua cổ áo, sửa lại thanh đoản kiếm cho ngay trước bụng. Chàng định nhảy xuống cành cây bên dưới thì đã thấy từ bờ sông một bóng người gầy lêu khêu đang phóng mấy cái đã đứng trước cửa Linh Mụ. Hắn đừng lại nghe ngóng một lúc rồi mới chậm chậm bước lên thềm đá để tiến lại chòi tranh…
Phía sau bóng đen vừa xuất hiện thêm một người. Bóng người nầy thì Minh Quang đoán chắc là lão Kiều A Túc, bởi chiếc cung sáng lấp lánh trên vai y cứ nhấp nhô theo động tác của y… Minh Quang ngồi thêm một lúc nữa để xem còn ai xuất hiện nữa hay không, nhưng chẳng còn ai ngoài bóng đen của họ Kiều và bóng từ bờ sông đi lên.
Minh Quang buông người nhẹ nhàng rồi nép mình theo vách tường ngoài cửa cổng Linh Mụ. Chàng cố tình xem cho rõ mặt kẻ xuất hiện trước khi họ Kiều đến.
Chàng ngồi bên trụ cột đá Nơi đây là chỗ ra vào của bất cứ kẻ nào muốn đến phía trong Linh Mụ.
Ngồi chưa yên thì đã nghe tiếng Kiều A Túc nạt khẽ:
– Trịnh Du? Nhà người đào bới gì dưới ấy… Hà… hà? Ta đã tìm rồi mà không gặp Có lẽ tên thợ bẫy đã lấy đi rồi… ? Ta không ngờ lại gặp nhà ngươi ở Phú Xuân! Bóng đen đứng tựa lưng vào vách lá phía bờ sông. Trong ánh đèn dầu lù mù y nhìn Kiều A Túc rồi cười nhạt bảo:
– Chứ nhà ngươi không ở đây à?
Kiều A Túc lại hỏi:
– Nhà ngươi biết Lê Trương đi đâu không?
– Không ! – Nghe nói hắn và ngươi sống nơi đây từ gần năm nay rồi?
– Thì đã sao?
Kiều A Túc bực mình hỏi:
– Mi đến tìm món đó… Nói đi, may ra ta chỉ cho.
Trịnh Du ~r g mắt nhìn y rồi nói:
– Nhà ngươi lui đi cho ta yên thân, nếu không thì chớ trách…
Kiều A Túc cười khây bảo:
– Có lẽ Lê Trương đã mang đi rồi. Nhà ngươi đừng tìm nữa tốn công… Hà?
Hà… ! Trịnh Du nạt khẽ:
– Nhà ngươi lắm lời. Chuyện của ta mà không hiểu hay sao mi cứ lải nhải thế?
Kiều A Túc lại dò dẫm nói:
– Một tấm họa đồ kho tàng bị mất cắp…. Do kẻ ở cùng lấy mang đi… hà? Hà?
Trịnh Du bật cười ghê rợn. Y nói như nghiến răng:
– Ta biết bọn ngươi vẫn hằng đi tìm Lê Trương để hỏi hắn về nơi cất giấu kho châu báu, nhưng thật ra y không biết gì đâu và…
Kiều A Túc lại nói:
– Sao y không biết mà nhà ngươi cứ bám lấy y?
Trịnh Du lại nói giọng ghê rợn hơn như quyết định một số phận mà họ Kiều có thể sẽ nằm trong đó. Y nói:
– Ta đã giết hắn rồi ?
Kiều A Túc kêu lên:
– Nhà ngươi đã giết Lê Trương? Sao lại giết y?
Trịnh Du bật cười ghê rợn hơn:
– Ta nói ra cho ngươi nghe thì hơn không sống qua đêm đâu.
– Cứ nói đi… Ta không sợ nhà ngươi.
– Hà? Hà? Hắn không phải là Lê Trương.
Một kẻ đội lốt. Chính hắn đã đầu độc lão Chiêu Phước rồi cướp đi vật của lão ấy đem về đây… Không ngờ ta lại biết được…
Hà? Hà? Sau nhiều lần hỏi hắn không khai… Thế là ta hạ thủ luôn?
Kiều A Túc lạnh lùng hỏi:
– Vậy nhà ngươi vẫn chưa tìm ra di vật của lão Chiêu Phước?
– Chưa?
– Ngươi giết hắn bao lâu rồi?
– Cách đây vài hôm… Khi ta thấy bọn mi xuất hiện ở Phú Xuân?
Kiều A Túc lẩm bẩm:
– Chưa tìm ra mà đã giết hắn… Thế ai đào xới dưới bếp tro nầy?
– Ta chẳng hiểu… Lúc đầu cứ ngỡ bọn ngươi ?
Kiều A Túc chợt hỏi:
– Ngươi nói như vậy, có thật… không?
Trịnh Du rít lên một tiếng lạnh:
– Đủ rồi Ta đã ban ân cho mi nhiều quá rồi… Đi ?
Kiều A Túc nghe họ Trịnh nói dứt câu, y xoay lưng lại thì một đường sáng vạch nhanh tới trước ngực họ Kiều khiến họ Kiều phải ngã ngửa ra để tránh lười trủy thủ và ngọn đòn độc hiểm.
Kiều A Túc lăn đi hai lăn trong căn chòi tranh, ngực lão bị xe toạc cả áo vì lưỡi trủy thủ. Trịnh Du như con hổ vồ sẩy mồi. Hắn ta lao theo vạch liên tiếp mấy đòn nữa vào lưng và đầu họ Kiều… Lưỡi trủy thủ bị trợt đi vì cái lăn nhanh nhẹn của Kiều A Túc. Trịnh Du nạt lên một tiếng:
– Mi như con “chó đen” hèn hạ? Ta cho mi chết lăn ra để mi đỡ ngượng?
Trịnh Du bất chợt nhảy lùi lại sau một câu nói. Y thấy trước mặt y mụ già họ Mạc đã đứng đó từ bao giờ và lưỡi trường kiếm còn rung rung sau nhát chém hụt.
Trịnh Du cười nhạt:
– Hôm nay lại có thêm mụ già hôi hám nầy đến đây. Ta chắc chắn là bọn các ngươi s ẽ không tìm ra một chút dấu vết nào đâu… Chào ! Trịnh Du dút lời thì hất tấm vách sau lưng ngả xuống. Y nhào theo ra phía bờ sông… mất dạng ?
Mụ già họ Mạc tặc lười.
– Cha hắn? Cái tên giặc nước nầy quả là tinh quái… ?
Kiều A Túc đã đứng dậy. Người thợ săn lắc đầu thở dài bảo:
– Rốt cuộc lại hắn cũng không tìm ra họa đồ… Chính kẻ đào đáy bếp nầy là kẻ đã lấy được sự bí mật ấy?
Mụ già họ Mạc lạnh lùng hỏi:
– Theo các hạ, kẻ ấy là ai?
Kiều A Túc đáp nhỏ:
– Có thể là tiểu tử Minh Quang ! – Chắc chắn chứ?
– Có thể như thế, bởi ngày qua y còn lẩn quẩn vùng nầy sau cùng.
Mụ già họ Mạc chợt hỏi:
– Bản l~nh hắn thế nào?
Kiều A Túc cười nhạt đáp:
– Cứ giao đấu thì rõ, nhưng hãy cẩn thận…
Mụ già họ Mạc bật cười nham hiểm:
– Hừ? Ta đã có cách trị hắn?
– Tùy tiền bối ?
Mụ già họ Mạc lại hỏi:
– Các hạ về đâu?
Kiều A Túc lạnh lùng đáp:
– Dường như ngày vừa qua tại hạ có hẹn tiền bối ở trong phủ quan quyền thần?
– ư? ta quên mất! – Tại hạ đi trước vậy.
Hai bóng người lại bước ra ngoài căn chòi tranh, Kiều A Túc nhắm hướng nội phủ mà chạy như biến. Còn lại mụ già họ Mạc. Mụ đứng nhìn chung quanh một lúc mới gọi nhỏ:
– Mạc Yến?
Trên nóc tháp một bóng đen nhảy xuống la đà như con yến.
Minh Quang nép bên ngoài kêu khẽ:
– Thuật khinh công khá tuyệt? Của cô gái bán dừa.
Bà lão họ Mạc bảo cô cháu gái:
– Gửi kiếm cho ta… Nào đi về ?
Mạc Yến nhập hai thanh kiếm lại trong nách. Nàng bảo:
– Bà bà chạy trước. Cháu sửa lại đôi hài rồi theo ngay.
Mụ già họ Mạc hừ khẽ một tiếng rồi chạy biến vào lòng đêm. Cô gái vờ cúi xuống sửa hài. Nàng nhặt một hạt sạn trong tay và trước khi phóng chạy đi, cánh tay không cắp kiếm khẽ phẩy về phía Minh Quang đang nép mình một phát…
Chàng trai khẽ cúi tránh và đưa tay đón lấy món ám khí. Chàng kêu khẽ:
– Cô ta đã nhìn thấy mình?