Bách Cầm Sơn Chủ

Chương 10 - Bách Cầm Sơn - Thừa Ân Học Nghệ

trước
tiếp

Thừa ân nhắm hướng Tây đi được mười ngày, trên đường bình yên không xảy ra việc gì.

Sáng sớm ngày thứ mười một, chàng đặt chân tới một nơi núi non hùng vĩ, rừng rậm bao la bạt ngàn. Theo lời chỉ dẫn của Trương Vô Mệnh thì nơi đây rất có thể là Bách Cầm Sơn.

Giữa lúc chàng còn đang phân vân chưa biết đi về hướng nào, thì may thấy trên đường mòn xuất hiện một lão tiều phu tay cầm chiếc búa có lẽ đang trên đường đi đốn củi

Thừa Ân chặn đường lão tiều phu, vòng tay cung kính nói:

– Xin chào lão trượng. Vãn bối muốn tìm một nơi gọi là Bách Cầm Sơn, lão trượng có biết xin chỉ đường giúp, vãn bối muôn vàn cảm tạ.

Lão tiều phu tuổi ngoài năm mươi, mái tóc hoa râm nhưng thán hình vẫn còn tráng kiện lắm. Lão nghe Thừa Ân nói ba tiếng Bách Cầm Sơn thì biến sắc mặt nhìn chàng, hỏi:

– Công tử chán sống rồi hay sao mà muốn đến Bách Cầm Sơn?

Thừa Ân ngạc nhiên hỏi lại:

– Lão trượng sao lại nói như thế?

– Công tử không biết hay sao ? Bách Cầm Sơn chính là nơi ẩn cư của Bách Cầm Sơn chủ.

Thừa Ân nghĩ Trương Vô Mệnh giới thiệu mình tới đây thì vị Bách Cầm Sơn chủ thì đó không thể là hạng người cùng hung cực ác được. Vậy thì tại sao lão tiều phu lại có vẻ sợ sệt như thế? Cảm thấy trong lòng thắc mắc chàng liền hỏi:

– Vị Bách Cầm Sơn chủ đó phải chăng là rất hung ác?

Lão tiều đáp:

– Nói hung ác thì cũng không phải chỉ có điều Bách Cầm Sơn là cấm địa của ông ta, người ngoài không được đặt chân đến.

– Ông ta là hạng người gì mà độc chiếm đất đai vương thổ làm của riêng ?

– Công tử không biết đó thôi, từ bao đời nay Bách Cẩm Sơn không quan hệ với bên ngoài.. Lão đây từ nhỏ đã nghe ông bà căn dặn không được đặt chân đến vùng đất ấy.

Thừa Ân nghe tới đây thì trong lòng rất thắc mắc muốn đi ngay đến Bách Cầm Sơn xem thử võ lâm cấm địa là như thế nào.

Lão thiếu phụ thấy chàng là người lạ không biết nên tận tình giải đáp:

– Người trong Bách Cầm Sơn cũng chẳng phải là hạng người cùng hung cực ác gì cho lắm. Vả chăng, bao đời nay cũng chưa từng có ai nhìn thấy người ở trong Bách Cầm Sơn, thậm chí còn không biết được ở đó có người hay là không!

– Rốt cuộc tại sao mọi người phải sợ hãi đến như vậy?

– Công tử thật không biết hay sao ?

– Vãn bối thật tình không biết.

– Thế công tử nghĩ tại sao lại gọi là Bách Cầm Sơn?

– Vãn bối cho rằng nơi đó có rất nhiều muông thú.

– Chính là như thế, mà lại toàn là thú dữ, từ cọp, voi, hổ, báo, sư tử đều có cả. Theo như lời ông cha kể lại thì trong Bách Cầm Sơn có một người gọi là Bách Cầm chủ, người đó thuần phục, nuôi dưỡng đám thú dữ này, biến Bách Cầm Sơn trở thành cấm địa người lạ không bao giờ dám đặt chân tới.

– Nói như vậy Bách Cầm Sơn chủ đã sống hơn trăm tuổi ?

– Điều đó lão đây không biết rõ.

Thừa Ân nghe giai thoại về Bách Cầm Sơn thì trong lòng hiếu kỳ. Chàng đoán chắc bên trong có uẩn khúc gì đây nên nóng lòng nói:

– Xin lão trượng chỉ đường giúp.

– Công tử nhất định đến Bách Cầm Sơn sao ?

– Vãn bối muốn đi thử xem sao.

– Lão khuyên công tử không nên mạo hiểm thì hơn. Trước đây cũng có một số nhân vật võ lâm hiếu kỳ đột nhập vào cấm địa, kết quả đều bị bầy thú dữ xé xác. Đám xúc vật này không phải loại thú dữ bình thường, mà dường như đã được nuôi luyện thuần phục, tinh khôn vô cùng.

Thừa Ân biết lão tiều phu có lòng thành thật lo cho mình, chàng mỉm cười nói:

– Lão trượng cứ yên tâm, vãn bối đến đó nhất định sẽ cẩn thận.

Lão tiều phu thấy chàng cương quyết thì lắc đầụ thở dài:

– Trên đời này thật lạ, sao có người lại không biết sợ chết như thế. Trước đây lão cũng từng ngăn cản một số người nhưng họ nào có nghe lão, kết quả thì…

Lão tiều phu không nói hết câu cũng biết lão muốn nói gì rồi. Tuy nhiên, cuối cùng lão cũng đồng ý chỉ đường.

– Công tử có thấy ngọn núi trước mặt kia không? Công tử cứ theo đường này đi tới chân núi sẽ nhìn thấy một cây đại thụ thật to. Đấy, cây đại thụ cao ngất ngưởng tận mây xanh, đứng đây cũng nhìn thấy. Công tử tới đó sẽ thấy giữa gốc cầy có một cái bộng lớn ăn thông với vách núi, chui vào cái bộng cây đó đi tiếp một lúc sẽ tới nơi gọi là Bách Cầm Sơn. Có điều công tử nên biết, chừng nào còn ở trong con đường hầm đó thì còn được an toàn. Một khi hết đường hầm, đặt chân vào vùng đất bên kia núi là kể như mất mạng. Lão đây khuyên công tử lần cuối không nên mạo hiểm tính mạng làm gì.

Thừa Ân mỉm cười cúi đầu cảm tạ lão tiều phu rồi lập tức ra đi. Sau lưng chàng có tiếng thở dài cảm thán của lão tiều.

– Đáng tiếc… thật đáng tiếc…

Thừa Ân theo lời chỉ dẫn của lão tiều phu cắm đầu đi một mạch. Đến gần giữa trưa thì chàng đã đứng dưới chân núi, bên cạnh gốc cây đại thụ.

Cây đại thụ này to lớn dị thường, thân của nó có lẽ đến hàng chục người ôm cũng không hết. Ở giữa thân cây quả nhiên có một cái bộng lớn tạo thành lối đi ăn liền với vách núi. Thừa Ân không chút chậm trễ chui luôn vào cái bộng ấy.

Con đường hầm rất rộng in đầy dấu chân dã thú. Trong hầm tối tăm, hăng hắc mùi phân thú. Thừa Ân đi chừng một dặm thì nhìn thấy phía trước có ánh sáng le lói.

Ánh sáng càng lúc càng rõ, cuối cùng hiện ra ở cuối đường hầm là một vùng đất hoang sơ kỳ vĩ. Thừa Ân chưa kịp quan sát thì bỗng có tiếng voi rống đinh tai nhức óc.

Tiếng rống của voi vọng vào đường hầm dội lại những âm thanh liên miên bất tận. Thừa Ân vừa ló mặt ra khỏi đường hầm đã nhìn thấy một cặp voi cực kỳ lớn đứng trấn ngay tại đó.

Cặp voi nhìn thấy chàng thì rống lên hai tiếng nữa, lập tức trong rừng có nhiều tiếng gầm rống đáp lại.

Rồi đó, núi rừng chuyển động. Thừa Ân cảm thấy đất dưới chân rung lên, trong chớp mắt khoảng đất trống trước cửa hang đã có hàng mấy chục con ác thú xếp hàng tề chỉnh giương những đôi mắt đỏ lòm nhìn về phía cửa hang nơi có Thừa Ân đang đứng.

Thừa Ân mặc dù đã từng giết cọp bắt beo nhưng nhìn thấy cảnh tượng này bất giác cũng phải rung cả người. Bầy dã thú rõ ràng đã được huấn luyện cẩn thận, cứ xem cách chúng xếp thành đội ngũ tề chỉnh thì cũng đoán biết người ở trong Bách Cầm Sơn này là một nhân vật phi thường.

Giữa lúc Thừa Ân chưa biết tiến thoái như thế nào thì xa xa bỗng vọng đến giọng nói lạnh lùng:

– Kẻ nào to gan dám dẫn xác đến Bách Cầm Sơn ?

Thừa Ân nhớ lời Thanh Y Sát Sứ bảo chàng xưng rõ lai lịch liền vận sức nói to:

– Vãn bối Lục Thừa Ân xin được cầu kiến Chu lão tiền bối.

Trong rừng bỗng vang lên những tiếng “toong…toong…” kỳ dị. Tiếng động đó từ xa đến gần, chớp mắt đã thấy bóng người xuất hiện.

Người đó vừa đến, bầy dã thú lập tức dạt ra hai bên mở lối đi. Sự di chuyển của mấy chục con mãnh thú to lớn làm rung chuyển mặt đất, cát bụi bốc lên mù trời.

Tuy nhiên chúng di chuyển rất có thứ tự, hàng lối thẳng tắp chẳng thua kém gì một đội quân tinh nhuệ. Thừa Ân trong lòng phải thầm thán phục người nào đó đã huấn luyện bầy dị thú này.

Người mới đến mắc áo da báo, tóc xõa dài quá lưng, râu ria mọc tua tủa thoạt nhìn giống như một dã nhân tiếng động “toong…toong phát ra từ hai cây nạng có đầu bịt sắt. Hoá ra người này cụt cả hai chân.

Người đó hai mắt sáng như điện lom lom nhìn Thừa Ân không chớp. Mặc dù hai chân cụt đến đầu gối, nhưng ông ta di chuyển cực kỳ mau lẹ, chứng tỏ võ công của ông ta không tầm thường chút nào. Ông ta nhìn Thừa Ân một lúc thì đôi vai run rẩy, giọng nói hàm chứa sự kích động:

– Ngươi… ngươi họ Lục thật sao?

Thừa Ân đã nghe Trương Vô Mệnh nói người này từng là bạn của cha chàng năm xưa nay nhìn thấy thái độ của ông ta khiến chàng không khỏi cảm động, run giọng nói :

– Có phải là Chu tiền bối đó không ? Vãn bối đây chính là Lục Thừa Ân vâng lời Trương tiền bối đến xin được bái kiến tôn nhan.

– Lão phư họ Chu. Trương Vô Mệnh bảo ngươi tới đây, thế có tín vật gì không?

Thừa Ân thò tay vào bọc lấy ra chiếc quạt xếp của họ Trương ném sang cho người họ Chu. Lão bắt lấy, mở quạt ra xem rồi đưa mắt nhìn Thừa Ân, đột nhiên hai dòng lệ chảy dài trên gương mặt đầy lông lá của lão. Chỉ thấy lão cất hai cầy gậy bịt sắt động xuống đất phát ra hai tiếng “tong…tong…”. Lập tức thân hình lão bay xẹt đến trước mặt Thừa Ân, đôi mắt lão nhìn chàng đầy vẻ bi thương, từ ái.

Lão nhìn chàng một lúc nữa rồi lẩm bẩm nói:

– Giống lắm… giống lắm ! Hài tử, quả nhiên là cháu đây rồi !

Nói rồi lão ngửa cổ cười dài, tiếng cười của lão cực kỳ hùng hậu, vừa có vẻ bi thương lại vừa chất chứa niềm vui sảng khoái cao vút tận trời xanh. Lão già hết khóc rồi cưòi, lại cất tiếng kêu rền rĩ:

– Ha ha… Họ Lục không ngờ còn có hậu nhân. Trời xanh ơi, ông quả nhiên là có mắt.

Thừa Ân nhìn thấy thái độ của lão cũng không tránh khỏi xúc động, nước mắt trào ra. Lão họ Chu kẹp hai cây gậy vào nách vươn tay nắm lấy vai chàng lắc mạnh. Đôi mắt lão già tràn ngập niềm vui sướng không sao tả xiết. Rồi lão cất giọng run run:

– Điệt nhi ! Ta đây họ Chu, năm xưa là bạn thân của cha cháu.

Thừa Ân quá vui mừng, giọng nói cũng nghẹn ngào:

– Chu thúc thúc !

– Tốt… tốt lắm! Trương Vô Mệnh gởi cháu đến đây thật không còn gì vui sướng bằng. Hãy đi theo ta !

Dứt lời, lão quay lại khoát tay một cái lập tức bầy dã thú chuyển động phút chốc đã mất dạng trong rừng sâu. Chỉ còn lại hai con voi đứng trước cửa hang, có lẽ nhiệm vụ của chúng là canh gác con đường độc đạo này.

Họ Chu đi trước dẫn đường, đôi gậy bịt sắt của lão phát ra nhưng tiếng “tong…tong…” kỳ dị. Mặc dù lão cụt hết hai chân nhưng sự di chuyển của lão cực kỳ mau lẹ. Mỗi lần lão dộng đầu gậy xuống đất là thân hình bốc lên bay xa ba bốn trượng. Thừa Ân mặc dù cố chạy hết sức vẫn không sao theo kịp.

Họ Chu dừng lại nhìn chàng tỏ vẻ không hài lòng:

– Hài tử ! Cháu không biết khinh công sao?

Thừa Ân thành thật đáp:

– Di nương không dạy cháu môn võ công nào, chỉ cho cháu học nội công tâm pháp.

– Thôi được, để về nhà rồi cháu hãy kể tường tận mọi việc cho Chu thúc thúc nghe.

Thừa Ân lúc này mới quan sát cánh vật thì thấy đó mà một khu rừng hoang sơ hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Trong rừng có rất nhiều chim muông cầm thú sinh sống. Ngoài bầy dã thú được huấn luyện bảo vệ Bách Cầm Sơn, còn có hàng đàn hươu nai đang nhởn nhơ gặm cỏ. Dường như ở đây tồn tại một cuộc sống tự nhiên hoang sơ kéo dài từ đời này sang đời khác.

Giữa rừng có một cái hồ lớn, bên cạnh hồ là một thác nước trắng xóa. Giữa hồ mọc lên một tòa thảo điện rộng lớn. Dưới hồ, từng đàn cá bơi lượn quanh những đài sen nở hoa rất đẹp. Thừa Ân chưa báo giờ nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên nào kỳ bí, hùng vĩ mà cũng thơ mộng xinh tươi như ở chốn này.

Người họ Chu dừng chân bên bờ hồ chỉ gian nhà cổ, nói:

– Đó chính là Phụng Hoàng Cư. Nơi đây, trừ thúc thúc ra không có dấu chân người thứ hai.

Thừa Ân thấy khoảng cách từ bờ hồ đến gian lều cỏ hơn mười trượng mà trên hồ không có chiếc thuyền hay bè nào dùng để đi lại thì lấy làm ngạc nhiên không hiểu sao người họ Chu vào nhà được.

Họ Chu nhìn sắc mặt chàng thì biết chàng đang nghĩ gì, ông ta không nói không rằng chỉ cười nhẹ một tiếng, đầu gậy điểm xuống đất, lập tức thân hình ông ta cất lên bay xẹt đi.

Thừa Ân đứng trên bờ hồ thấy họ Chu thân pháp la đà trên mặt nước lướt đi như tên bắn thì vô cùng khâm phục.

Thân hình ông ta lướt đi chừng sáu trượng thì hết đà từ từ hạ xuống. Chỉ thấy ông ta đầu gậy khẽ điểm xuống lá sen không làm mặt nước gợn lên một chút són nào, thân hình lại tiếp tục bay lên rồi nhẹ nhàng đáp xuống lều cỏ.

Thừa Ân tận mắt nhìn thấy một người cụt hết hai chân mà sử dụng môn khinh công tối thượng “Đăng Bình Độ Thủy” một cách điêu luyện như thế thì không kìm được thốt lên:

– Thân pháp tuyệt hảo!

Họ Chu đứng trên lều cỏ giữa hồ nhìn chàng mỉm cười, nói:

– Đó gọi là môn khinh công “Phượng Hoàng Đô Hải” Lục hiền diệt, cháu cũng sang đây đi !

Thừa Ân gãi đầu xấu hổ nói:

– Chu thúc thúc ! Cháu có thể lội sang được không ?

Họ Chu chỉ cười rồi đi vào nhà. Phút chốc, ông ta trở ra, trên tay cầm một sợi dây thừng. Ông ta đứng trên lều cỏ, một chiếc nạng kẹp vào nách, bàn tay khẽ vung lên :

– Đón lấy này !

Thừa Ân nhìn thấy sợi dây trong tay ông ta bay vút ra xẹt đến trước mặt chàng, vừa nhanh vừa chính xác vô cùng. Chàng vừa túm láy đầu dây thì đã nghe ho Chu nói:

– Cháu hãy vận công dồn tức xuống gan bàn chân, sau Đó tập trung đưa toàn bộ công lực ra mười đầu ngón chân hết sức nhảy một phát xem sao.

Thừa Ân được người chỉ dẫn lập tức lám theo. Chàng vố đã có sẵn nguồn nội công khá hùng hậu do nhiều năm tụ luyện “Quy Nguyên Thần Công”. Sau khi đã dồn toàn bộ chân lực ra mười đầu ngón chân, Thừa Ân nhún mình một cái, thân hình chàng lập tức bay vọt lên cao hơn ba trượng.

Trước đây, Thừa Ân chưa bao giờ sử dụng cách này, bầy giờ chính chàng cũng ngạc nhiên vì không ngờ mình lai nhảy cao đến thế. Giữa lúc chàng còn đang lơ lửng ở trên không sắp rơi xuống, lúng túng không biết làm sao, thì họ Chu giật mạnh sợi dây một phát, lập tức Thừa Ân cảm thấy có một sức mạnh vô song kéo chàng lao vút đi, phút chốc đã hạ chân dừng trên lều cỏ ngay trước mặt người họ Chu.

Ông ta mỉm cười với chàng, thu sợi dây lại rồi đi vào nhà. Trong nhà mọi vật dụng đều làm bằng trúc xanh, tuy bài trí đơn giản như cực kỳ tao nhã.

Thừa Ân thấy trên bàn trúc có đủ nghiên mực, bút lông, giấy trắng. Trên vách treo một cây sáo trúc màu xanh lục óng ánh. Còn có rất nhiều bộ xương thú gồm những loại phi cầm bách điểu cực kỳ quý hiếm như phượng hoàng, trĩ bạc, hắc tinh…

Ngoài ra còn có giường cỏ, chõng tre, một bộ bàn ghế phía trên có nuột bàn cờ tướng và bộ ấm trà, khung cảnh quả thật là một nơi đào viên thế ngoại, u nhàn thoát tục hiếm có trong trời đất. Thừa Ân ngay lập tức cảm thấy yêu thích nơi này vô cùng.

Người họ Chu nãy giờ quan sát Thừa Ân, bây giờ mỉm cười nói:

– Hiền điệt thấy thế nào ?

Thừa Ân không trả lời ngay mà đi về phía giường cỏ, nơi đố trên vách có treo một bức họa chân dung. Nàng thiếu phụ trong tranh cực kỳ xinh đep, tay dắt một bé gái chừng hơn mười tuổi, gương mặt bầu bĩnh trông đáng yêu vô cùng.

Thừa Ân càng ngắm càng bị sức thu hút mãnh liệt của người thiếu phụ trong tranh làm cho chàng ngơ ngần cả tâm hồn.

Họ Chu chống gậy đến bên chàng ngắm nhìn bức tranh một lúc chợt buông tiếng thở dài, giọng nói có chút cay đắng:

– Người đó chính là hiền thê của lão phu! Bé gái kia là con của vợ chồng lão.

Thừa Ân lẩm bẩm nói:

– Lạ thật…lạ thật…

Họ Chu ngạc nhiên nhìn chàng:

– Hiền điệu nói lạ là lạ làm sao ?

– Chu thúc thúc ! Cháu cảm thấy như đã gặp bá mẫu ở đầu rồi.

Họ Chu cười buồn:

– Người chết đã gần mười năm, hiền điệu làm sao gặp được.

– Vậy là bá mẫu đã…

Thừa Ân không nói hết cầu vì thấy gương mặt họ Chu co rúm lại tỏ vẻ vô cùng đau đớn. Thừa Ân ân hận nói:

– Chu thúc thúc ! Cháu xỉn lỗi đã làm người đau lòng.

Họ Chu trút tiếng thở dài:

Chuyện qua rồi không, nên nhắc lại nữa. Nào, qua đây nghỉ uống chung trà rồi hiền điệt kể cho thúc thúc nghe mười mấy năm qua cháu sống như thế nào.

Hai người qua ngồi bên bàn trúc. Họ Chu trót trà ra hai chiếc chung nhỏ bàng gỗ trầm hương được chạm trổ rất tinh tế. Mùi gỗ trầm phảng phất quyện với hương trà tạo nên một thứ hương thơm đặc biệt, trà uống vào khỏi cổ có vị ngọt thanh tao làm tinh thần phấn chấn một cách kỳ lạ.

Rồi đó, Thừa Ân bắt đầu kể về cuộc sống của mình. với dì Diệp trong mười tám năm ẩn cư. Họ Chu trong lúc nghe chàng kể chuyện không ngừng quan sát chàng. Lão cảm thấy Thừa Ân không chỉ tuấn tú khôi ngô mà còn ăn nói lưu loát, kiến thức sâu rộng. Lão biết chàng được như thế là hoàn toàn nhờ công lao dạy dỗ của Ngọc Nữ Linh Sơn Diệp Tố Minh.

Nghe đến đoạn Ngọc Nữ Linh Sơn tự đánh gãy đôi chân mình để kiềm hãm khát vọng đi trả thù, dồn hết tâm lực nuôi dạy Thừa Ân, lão không kiềm được phải thốt lên lời tạ thán:

– Thật đáng khen thay ! Đáng phục thay ! Quả nhiên không uổng phí một đời Ngọc Nữ Linh Sơn.

Thừa Ân cũng nghẹn ngào xúc động nói:

– Chu thúc thúc ! Vì mối thù của Lục gia, yì nỗi khổ tâm của dì Diệp, mối thù này cháu không thể không trả!

– Hiền điệt yên tám ! Nhất định có ngày cháu sẽ trả được đại thù!

– Trương thúc thúc bảo cháu đến đây nhờ Chu thúc thúc thuyền dạy võ công.

– Cách đây mười mấy ngày ta có nhận được bồ câu đưa thơ của Trương Vô Mệnh, hẹn bảo ta kể cho cháu nghe câu chuyện mười tám năm trước trên đỉnh Linh Sơn.

Thừa Ân thật ra chỉ biết gia đình mình mười tám năm trước bi thảm sát, còn chi tiết như thế nào, kẻ thù là ai chàng không hề được nghe nói đến. Nay nghe họ Chu định kể lại chuyện xưa, bất giác chàng cảm thấy tâm thần chấn động, toàn thân run rẩy, đôi mất mờ lệ nhìn họ Chu, cất giọng khẩn thiết:

– Ân nhi cúi xin chu thúc thúc kể rõ chuyện xưa.

– Dì Diệp của cháu không hề nói gì với cháu về vụ án năm xưa sao ?

– Di nương không nói một lời nào

Họ Chu bỗng thở dài:

– thật ra có lẽ dì cháu cũng không biết đích xác hung thủ là kẻ nào. Hiền điệt, Chu thúc thúc hỏi cháu, vậy Cháu có biết Trương Vô Mệnh thật ra là gì của cháu không ?

– Trương thúc thúc không nói, tuy nhiên cháu đoán người có mối quan hệ mặt thiết với dì Diệp. Năm xưa phải chăng người mệnh danh là Tu Mi Nam Tử Hạo Thiên Kiếm.

– Không sai ! Hắn chính là Di Trượng của cháu, là chồng của Ngọc Nữ Linh Sơn Diệp Tố Minh. Hắn họ Trương, tên thật là Thiên Hạo. Hắn là nhân vật thông minh xuất chúng đã chế ra một pho kiếm pháp rồi lấy tên mình đảo lại, gọi là Hạo Thiên Kiếm! Còn mỹ danh Tu Mi Nam Tử do chính dì cháu tặng cho hắn. Mười tám năm trước, Trương Thiên Hạo và Diệp Tố Minh, hợp thành một đôi Tiên Đồng-Ngọc Nữ lừng danh trong thiên hạ. Tiếc thay…

Họ Chu dừng lại bằng một lời cảm thán.

Thừa Ân mường tượng năm xưa dì và dượng chàng tài sắc vẹn toàn, kết thành một đôi phu phụ hẳn là sung sướng và hạnh phúc lắm. Tuy nhiên, bấy lâu chàng vẫn có một thắc mắc, hôm nay nhân dịp bèn đem ra hỏi:

– Chu thúc thúc ! Dượng cháu được mệnh danh là Tu Mi Nam Tử, như vậy phải là một người đẹp trai tuấn nhã mới đúng. Nhưng cháu nhìn thấy Thanh Y SÁT Sứ dung nạo rất khó coi, tại sao lại như thế.

Họ Chu cất giọng nghiêm trang nói:

– Ta nghĩ đến dì cháu vì đại cuộc mà tự hủy hoại đôi chân, quả thật trên thế gian này ngoài phu phụ họ không còn có người nào khác làm được như thế nữa.

Thừa Ân nghe tới đó thì giật mình kêu lên thảng thốt:

– Lẽ nào dượng cháu cũng…

– Phải ! Trương bằng hữu vì muôn trà trộn vào Chính Nghĩa bang điều tra hung thủ nên tự hủy dung mạo của mình.

Thừa Ân nghe đến đó thì cõi lòng rung động, nước mắt trào ra như suối. Chàng nhớ lại gương mặt chằng chịt vết sẹo của Trương Thiên Hạo rồi hình dung ra cảnh ông tự rạch mặt mình, chịu trăm ngàn đau đớn chỉ vì mối đại thù của Lục gia, bất giác rú lên mặt tiếng máu trào ra miệng đỏ lòm.

Thừa Ân bi thương quá đỗi đến độ máu trào ra miệng khiến cho họ Chu cũng sôi lòng căm hận hai mắt trợn trừng, bàn tay cầm chung trà bóp vụn ra như cám.

Một lúc sau, Thừa Ân quệt dòng máu rỉ trên khóe miệng cất giọng khàn khàn hỏi:

Nói như vậy, phải chăng Chính Nghĩa bang chính là hung thủ?

– Điều đó cho đến nay chưa thể khẳng định. Tuy nhiên Chính Nghĩa bang là nghi can số một.

– Chu thúc thúc vì sao đại khẳng định như thế?

– Hiền điệu chắc không biết Chính Nghĩa bang chủ Thanh Long Yểm Nguyệt Đao Từ Đạt là em kết nghĩa của cha cháu?

Thừa Ân nghe được thông tin này, thì bàng hoàng sửng sốt nhìn họ Chu.

Ông ta nói tiếp:

– Năm xưa cha cháu có hai người anh em kết nghĩa, Từ Đạt nhỏ tuổi hơn cả là em thứ ba. Cha cháu đứng hàng thứ hai, đại ca là một người họ Tạ, tên Văn ngoại hiệu là Truy Hồn Nhất Tiếu. Người này kể từ khi cha cháu đăng quang ngôi Minh chủ, kết hôn cùng mẹ cháu thì mất tích trên giang hồ không ai nhìn thấy ông ta nữa. Từ Đật sau đó cũng về quê nhà ở Sơn Tây cưới vợ sình con.

– Nhưng vì sao Chu thúc thúc khẳng định Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt là hung thủ nghi vấn số một ?

– Năm xưa, cha cháu là đương kim Minh chủ, võ lâm vô địch, thử hỏi ai có đủ khả năng giết hại cha cháu?

– Câu hỏi này điệt nhi cũng từng hỏi Di nương!

– Ngọc Nữ Linh Sơn trả lời như thế nào?

– Di nương bảo chừng nào cháu tìm được võ công bí kíp của Lúc gia luyện thành thần công sẽ nói cho cháu biết hung thủ.

– Bởi vì hung thủ phải chắc chắn là một người rất thân thiết với cha cháu. Những người đó bao gồm mẹ, dì, dượng, của cháu và hai người anh em kết nghĩa.

– Cháu vẫn chưa hiểu rõ.

– Hiền điệu ơi ! Cháu có biết vụ án Linh Sơn xảy ra vào ngày nào không ?

– Vào ngày tết Trung Thu, ngày mười lăm tháng tám.

– Cháu có biết cha cháu có một nhược điểm chết người là mỗi năm đúng nửa đêm ngày rằm Trung Thu vào lúc trăng tròn nhất thì ông ấy mất hết nôi công trong thời gian một canh giờ không? Bí mặt đó ngoài năm người kể trên không còn ai được biết nữa.

Thừa Ân nghe đến đó thì ,đã hiểu được phần nào câu chuyện, Dì, dượng và mẹ của chàng tất thiên không thể là hungthủ, vậy hung thủ phai là một trong hai người anh em kết nghĩa của cha, hoặc là cả hai.

Câu chuyện năm xưa được kể lại khiến Thừa Ân đau đớn cào xé ruột gan, càng đau lòng hơn khi biết hung thủ lại là một người thân của cha.

Tuy nhiên Thừa Ân bầy giờ đã khôn lớn, có đủ trí khôn để suy đoán sự việc. Chàng ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Như vậy ngoài Từ Đạt Thì Truy Hồn Nhất Tiếu Tạ Văn cũng có thể là hung thủ.

– Như ta đã nói, Tạ Văn sau, khi cha cháu cưới mẹ cháu thì biệt tích giang hồ cho đến tận ngày hôm nay cũng không rõ còn sống hay đã chết. Còn Từ Đạt sau khi cha cháu chết thì từ Sơn Tây trở về dẫn theo hai người con, lúc này vợ hắn cũng đã chết.

Hắn đến chân núi lập ra Chính Nghĩa bang, hô hào truy tìm hung thủ! Vì hắ võ công cao cường, lại là em kết nghĩa của cha cháu nên được giang hồ chính phái công nhận là quyền Minh chủ, tạm thời chủ trì công cuộc điều tra, giữ nguyên hiện trường, chờ tìm được hung thủ tế vong linh người chết khiến cả nhà họ Lục mười tám năm qua không có được nấm mồ, xương phơi đồng nội…

Dượng của cháu sau khi gia nhập Chính Nghĩa bang, được biết Từ Đạt dưới chân núi Linh Sơn phong tỏa điện Quang Minh, mục đích là để độc chiếm việc truy tìm Quy Nguyên Thần Công Bí Lục. Từ ngày giữ chức quyền Minh chủ, hắn có rất nhiều hành động mờ ám, tuy qua mặt được giang hồ chính đạo nhưng dượng cháu thì biết rất rõ. Vì thế mời cho rằng Từ Đạt là hung thủ nghi vấn số một.

Thừa Ân bất giác nghĩ đến nàng họ Từ, người em kết nghĩa tình sâu nghĩa đậm đã đem Thất Cửu Vi Hồi Bộ truyền cho chàng thì trong lòng đau đớn không sao kể xiết.

Đến giờ phút này, Thừa Ân mời biết thật ra trong tâm tư chàng đã khắc sâu hình bóng người cón gái họ Từ đó. Tuy thời gian quen nhau chưa bao lâu, nhưng với những gì họ đã đối xử với nhau thật không còn thứ tình cảm nào có thể hơn được nữa.

Họ Chu thấy chàng bỗng ngơ ngẩn như người mất hồn thì thắc mắc hỏi:

– Hiền điện đang suy nghĩ điều gì thế?

Thừa Ân sực nhớ đến một chuyện liền hỏi lại:

– Cháu có một thắc mắc, năm xưa dượn cháu làm sao thoát khỏi bàn tay hung thủ ?

– Thật ra, đó chỉ là một sự may mắn. Thúc thúc đây họ Chu, tên chỉ có một chủ Thông. Năm xưa, cha cháu có ơn cứu mạng ta. Từ đó, thúc thúc đến Linh Sơn đầu thân dưới trướng cha cháu. Hôm đó là ngày người bốn cha cháu cử thúc thúc và Trương Thiên Hạo đi điều tra một vụ án mạng giang hồ, hẹn nửa đêm ngày mười lăm phải có mặt tại Linh Sơn. Thật ra, ngày mười lăm nào, cha cháu cũng có sự phòng bị rất nghiêm ngặt. Không ngờ lần đó trên đường đi bị phi tặc phục kích nên về muộn, kết quả hai người chúng tôi về tôi Linh Sơn thì thảm kịch xảy rạ. Sau này mới biết vụ phục kích đó cũng khống nằm ngoài âm mưu của hung thủ.

– Như vậy, hung thủ biết hai người còn sống chắc chắn sẽ truy sát?

– Đúng như vậy. Lúc dó gia đình vợ con thúc thúc ở cách Linh Sơn ba mươi dặm. Thúc thúc và Trương Thiên Hạo sau khi chứng kiến thảm kịch ở Linh Sơn mặc dù rất đau đớn, nhưng cũng tức tốc chạy đến nhà thúc thúc vừa may kịp lúc sát thủ cũng vừa tới. Hai người chúng tôi ra sức đánh lui đÁm Sát thủ đưa vợ con thúc thúc đi ẩn trốn.

Trong mười năm sau đó, ta và dượng cháu vừa bảo vệ con ta là một đứa cháu trai, vừa nghe ngóng tin tức trên giang hồ. Suốt mười năm đó chúng tôi năm người luôn luôn bị sát thủ của Ám Sát hội truy sát. Cho đến một ngày…

o0o

Thừa An được Bách Cầm Sơn chủ Chu Thông kể cho nghe câu chuyện năm xưa, tuy chưa biết chính xác hung thủ là ai, nhưng ít ra cũng biết được chúng là một trong hai người anh em kết nghĩa năm xưa của cha. Chàng nhớ lại lời mời của Chính Nghĩa bang chủ do con trai của hắn là Từ Bách Xuyên truyền lại thì tự hỏi phải chăng hắn muốn dẫn dụ chàng đến Linh Sơn để nhổ cỏ tận gốc?

Cũng may, dượng chàng là Trương Thiên Hạo đã sớm biết được nên âm thầm cản trở chàng. Có một điều an ủi chàng là chắc hẳn nàng bọ Từ không biết gì về vụ án Linh Sơn, cũng như âm mưu của cha nàng, bằng chứng là mặc dù biết chàng tên Lục Thừa Ân, những nàng không hề biết chàng chính là con trai của Minh chủ Lục Thừa Phong trước đây. Lẽ nào nàng ở Linh Sơn mà không mảy may biết gì về vụ ấn kinh thiên động địa này ?

Còn một điều làm Thừa Ân rât ngạc nhiên là nếu dì chàng Ngọc Nữ Linh Sơn Diếp Tố Minh biết Từ Đạt là hung thủ thì tại sao bà ta bảo chàng đến Linh Sơn đầu thân vào Chính Nghĩa bang? Bà phải biết rõ với dung mạo rất giống cha và bàn tay sáu ngón của chàng rất khó mà che đậy thân thế dưới con mắt của Từ Đạt, vậy thì tại sao?

Chỉ có hai cách giải thích. Thứ nhất bà biết, Từ Đạt không phải là hung thủ. Nhưng nếu như thế Tại sao bà không nói rõ cho chàng biết. Từ Đạt là em kết nghĩa của cha chàng rồi qua đó nhờ ông ta tìm giúp thần công bí kíp. Như vậy nhất định dưới con mắt của dì chàng, Từ Đạt cũng là hung thủ nghi vấn.

Vậy chỉ còn lý do thứ hai, nghĩ đến điều này Thừa Ân cảm thấy đau lòng bởi vì chỉ có thể giải thích sự việc theo cách dì chàng vì mười mấy năm ôm hận trong lòng quá đau đớn, quá thống hận nên đã hồ đồ không còn sáng suốt nữa.

Bách Cầm Sơn chủ dẫn Thừa Ân ra khỏi lều cỏ cũng bằng cách mà họ đã vào. Sau đó ông ta đưa chàng đến bìa rừng, nơi đó có một vách núi cao mấy chục trượng tạo thành địa thế che chắn, bảo vệ cho Bách Cầm Sơn.

Dưới chân vách núi có một chiếc lồng khổng lồ đan bằng day mây rừng cực kỳ chắc chắn. Trong lồng nhốt hai con mãnh sư rất hung dữ, vừa thấy bóng người chúng đã lồng lên, gầm rống vang trời.

Chu Thông chỉ chiếc lồng nói:

Chỗ này dùng để nhốt những con thú hoang chưa thuần phục.

Rồi ông ta chỉ lên vách núi nói:

– Mười năm tước ta và dượng cháu bị sát thủ Ám Sát hội truy sát đến đây thì cùng đường. Hai người chúng ta và hiền thê của ta bị đánh rớt xuống đây, may mắn rơi trúng chiếc lồng này, sau đó được Bách Cầm Sơn chủ đời trước cứu sống. Hỡi ơi ! Con gái và cháu của ta, hai đứa bé tội nghiệp không biết hiện giờ số phận ra sao!

Chu Thông nói tới đó thì không ngăn được nước mắt chảy dài, nghẹn ngào kể tiếp:

– Ta bị kẻ thù đánh nát đôi chân, kết quả phải chịu cảnh tàn phế suốt đời. Vợ ta vì thương thế quá nặng cũng không sống nổi. Trương Thiên Hạo sau đó ít lâu tự hủy hoại dung mạo lên đường tầm thù. Còn ta vì cầm ơn cứu mạng của Bách Cầm Sơn chủ nhân lời kế tục sự nghiệp của ông ta, phát lời thề suốt đời không rời khỏi Bách Cầm Sơn. Sau đó hai năm thì Bách Cầm Sơn chủ vì tuổi cao cũng viên tịch. Ông ấy trước khi chết đã truyền dày võ công cũng như cách thuần phục muông thú cho ta, ta trở thành Bách Cầm Sơn chủ đời thứ tư.

Thừa Ân được nghe một câu chuyện có thể gọi là kỳ tích trên võ lâm. Nhìn thấy gương mặt thống khổ của Chu Thông, nghĩ đến nỗi đau mất vợ của con ông ta mà lòng, vừa thương vừa giận.

Chàng suy nghĩ một lúc thì hỏi:

– Chu thúc thúc ! Theo lời người nói thì hung thủ truy sát mọi người là sát thủ Ám Sát hội vậy Ám Sát hội nhất định có liên quan đến vụ án Linh Sơn năm xưa.

– Ám Sát hội hành động theo đơn đặt hàng. Chúng có liên quan hay không điều đó chưa biết, nhưng nhất định chúng không phải là kẻ chủ mưu.

– Như vậy, chúng ta cứ việc tìm Ám Sát hội mà đòi nợ. Chúng nhất định phải biết người thuê mướn chúng.

– Hiền điệt nói đúng ! Nhưng có điều cháu không biết, Ám Sát hội mỗi sát thủ đều được đào luyện rất chu đáo, chúng không, chỉ võ công cao cường mà còn là sát thủ máu lạnh, đặc biệt rất trung thành, chúng, có thể chết chứ không bao giờ chịu tiết lộ tung tích người thuê mướn chúng, bởi vì như thế là phạm vào môn quy đại kỵ.

Thừa Ân lúc này không thể không nghĩ đến nàng họ Văn. Về võ công thì quả đúng sát thủ Ám Sát hội mỗi nhân vật đều lợi hại phi thường!

Chàng sực nhớ đến một việc liền hỏi:

– Cháu đã từng chứng kiến Ám Sát hội chủ sử dụng “Quy Nguyên Thần Công”, thúc thúc có thể giải thích được việc này không?

Chu Thông có vẻ ngạc nhiên:

– Thật thế sao?

– Cháu đã tận mắt chứng kiến!.

– Năm xưa Quy Nguyên Thần Công là Độc môn gia truyền của cha cháu, ngoài những người thân họ hàng trong gia đình thì không truyền lại cho kẻ khác. Ngay chính dì Diệp cũng chỉ biết phần nội công nhập môn mà thôi.

– Phải ! Vậy thì tại sao Ám Sát hội chủ lại biết Quy Nguyên Thần Công? Việc này thật khó hiểu.

Dượng cháu dường như biết rõ chuyện này, nhưng ông ấy không chịu nói.

Chu Thông gật đầu nói:

– Trương Thiên Hạo hành sự cẩn thân, nếu hắn chưa chịu nói ra có nghĩa là chưa tới thời điểm thích hợp, cháu hãy kiên nhẫn chờ đợi.

Thừa Ân ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp:

– Rất có thể dì Diệp của cháu biết rõ hung thủ là ai. Dì không nói với cháu, nhưng nếu dượng cháu và thúc thúc đến chắc chắn dì sẽ nói ra. Chu thúc thúc ! Chúng ta có nên đi một chuyến không?

Họ Chu đặt tay lên vai Thừa Ân vỗ nhẹ:

– Điệt nhi ! Thúc thúc biết cháu nóng lòng trả thù. Nhưng cháu thử nghĩ xem, nếu bây giờ có bằng chứng cụ thể chứng minh hung thủ là ai thì thử hỏi với thực lực hiện tại chúng ta làm sao trả thù?

Thừa Ân ngẩn ngơ một lúc không nói được gì, rồi chàng quá đau lòng nước mắt lại trào ra.

Họ Chu lại nói:

– Năm xưa thúc thúc và dượng cháu dự tính nếu chứng minh được hung thủ sẽ nhờ võ làm chính đạo đứng ra tiêu diệt chúng. Nhưng này hôm nay tình thế đã thay đổi. Ngày nay ma đạo hoành hành, những đại môn phái như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi lại đều không có thực lực. Còn một điều quan trọng nữa là ngày nay chúng ta được biết họ Lục vẫn còn lại giọt máu là cháu. Như vậy, mối huyết hải thâm thù này không thể nhờ tay người khác trả thù, mà phải do chính tay họ Lục, người đó là cháu! Chính cháu phái trả mối đại thù này.

Thừa Ân nghe mấy lời đó thì uất khí xung thiên ngửa cổ gào lên :

– Trả thù… trả thù… !

Tiếng thét của chàng ầm vang trong rừng sâu, dội vào vách núi ngân dài trong thinh không. Đó là một thứ âm thanh hào hùng tráng khí của một con người trong lòng chất chứa mối thù bất cộng đái thiên. Người đó là Lục Thừa Ân.

Ngày hôm sau Bách cầm Sơn chủ dẫn Thừa Ân đi tham quan khung cảnh trong rừng. Ông ta nói:

– Theo lời sư phụ ta, tức là Bách Cầm Sơn chủ đời thứ ba kể lại thì hơn một trăm năm trước, Tổ sư là một người Khiết Đan lạc bước đến đây, nhận thấy nơi này địa thế hiểm trở, trong rừng có rất nhiều muông thú sinh sống cho nên đặt tên là Bách Cầm Sơn.

Từ đó, ông ở lại đây ngày ngày làm bạn với muông thú, nuôi dưỡng huấn luyện chúng thành một đàn thú tinh khôn bảo Vệ Bách Cầm Sơn. Sau đó, ông quan sát những tập tính sinh sống, săn mồi của dã thú sáng chế ra pho võ công gọi là Bách Cầm Phục Ma Tam Thức. Ngoài ra, ông ta còn quan sát các loài phi điểu luyện thành một môn khinh công gọi là Phi Thiên Điểu.

Thừa Ân nghe nói đến những môn võ công lạ lùng đó thì rất hứng thú, nhưng Chu Thông chỉ nói bấy nhiêu rồi khung đề cập gì đến chuyện đó nữa.

Ông ta đưa Thừa Ân đến một nơi hoa cỏ tốt tươi, hàng đàn hươu nai nhởn nhơ gặm cỏ, trên cây chim hót vượn kêu, thật là một khung cảnh đào nguyên tái thế.

Thừa Ân nhìn thấy giữa khoảng đất trống mọc lên ba ngôi mộ xen lẫn với những loài hoa dại lạ mắt. Chu Thông đứng trước ba ngôi mộ kính cẩn vái lạy rồi nói:

– Đây là phần mộ tam vị Tổ sư của Bách Cầm Sơn.

Họ Chu khấn lạy ba ngôi mộ xong thì bước sang bên tả, cách đó chừng mười trượng có một ngồi mộ nhỏ hơn nhưng trồng rất nhiều hoa. Ông ta đứng lặng nhìn ngôi mộ một lúc rồi nói giọng thì thào:

– Đây là nơi yên nghỉ của vợ ta.

Họ Chu mười năm mất vợ nhưng nỗi đau dường như lưới chỉ hôm qua. Vẻ mặt đau khổ cùng cực của ông thực làm cho người ta phân cảm động.

Thừa Ân đến trước những ngôi mộ đó khấn vái xong rồi cùng với Chu Thông đi chếch về bên hữu gần nơi thác nước. Chốc lát sáu, hai người đã đứng trước cái thác nước khổng lồ ầm ầm đổ xuống mặt hồ.

Thừa Ân nhìn qua màng nước, bỗng thấy có bóng hai con sư tử ngồi chầu trước một cái cửa hang đen ngòm. Chu Thông chỉ vào thác nước, nói:

– Trong kia là hang Bách Cầm, người ngoài không được vào. Hang Bách Cầm là nơi thờ cúng linh vị của tam vị Tổ sư. Ngày nào Chu thúc thúc của cháu chết cũng sẽ được đặt một bài vị ở trong đó.

Thừa Ân lên tiếng hỏi:

– Chu thúc thúc là Bách Cầm Sờn chủ đời thứ tư, vậy đời thứ năm sẽ là ai ?

– Người nào có lòng yêu thiên nhiên, muông thú sẽ được chọn làm Bách Cầm Sơn chủ, được truyền dạy Bách Cầm Phục Ma Tam Thức và Phi Thiên Đểu để bảo vệ cơ nghiệp tổ tiên. Đồng thời người đó cũng phải phát thệ suốt đời không được rời hang Bách Cầm.

Thừa Ân trước khi đến đây đã được Trương Thiển Hạo cho biết là người họ Chu sẽ truyền dạy võ công cho chàng. Nay chàng nghe quy luật của Bách Cầm Sơn thì thất vọng vô, cùng.

Thật ra, Thừa Ân đã có lòng yêu thích chỗ này nhưng vì đại thù chưa trả, chàng không thể suốt đời ở lại đây được.

Trong lúc Thừa Ân suy nghĩ, Chu Thông lặng lẽ quan sát chàng. Rồi ông ta không nói không rằng trở về Phụng Hoàng Cư.

Ngày hôm sau, Chu Thông cầm theo cây sáo trúc dẫn Thừa Ân vào rừng. Ông ta chọn một bãi đất trống, ngồi trên một phiến đá cao rồi bắt đầu thổi sáo. Thoạt đầu, ông ta thổi một khúc nhạc hùng tráng, tiết tấu nhanh như nước chảy, mạnh như có muôn vạn hùng binh xua tuấn mã trên thảo nguyên.

Phút chốc, núi rừng lay động, tiếng chân dã thú ầm ầm như thác đổ kéo về tụ tập trước bãi đất trống. Thừa Ân nhìn thấy nào là voi; hổ, báo, sư tử… tập họp như đạo quân chờ lệnh thống soái.

Thấy bầy dã thú tập hợp đông đủ, Chu Thông liền thay đổi tiết tấu. Bây giờ tiếng nhạc nhanh như gió, vút cao tận trời xanh. Bầy dã thú con nào cũng dựng đứng hai chân trước, múa may quay cuồng trông rất lạ mắt.

Thì ra Chu Thông dùng tiếng sáo điều khiển thú dữ. Một lúc sau, ông ta lại thay đổi tiết tấu. Tiếng nhạc bây giờ trầm lắng bi ai, lững lờ như nước hồ thu. Lập tức bầy dã thú sắp thành đội ngũ chỉnh tề, quỳ móp xuống nằm im thin thít.

Thừa Ân không thể không thán phục phương pháp huấn luyện độc nhất vô nhị của: Bách Cầm Sơn chủ. Chàng chợt nghĩ nếu một người có dã tâm mà làm chủ được bầy thú dữ này sẽ là tai họa vô song.

Chu Thông dường như đoán biết suy nghĩ của chàng, hạ cây sáo trúc xuống nói:

– Bách Cầm Sơn mỗi đời chỉ thu nhận một người đệ tử. Trước đó phải phát lời thề trung thành, suốt đời không ra khỏi Bách Cầm Sơn.

Thừa Ân nói:

– Lòng người nham hiểm, một lời thề thì có nghĩa lý gì.

Chu Thông đôi mắt trìu mến nhìn Thừa Ân:

– Hiền điệu quả là người có tâm có cơ. Tuy nhiên có điều cháu không biết, nếu một người không có lòng yêu thiên nhiên, muông thú thì không thể học được mấy điệu nhạc thô thiển vừa rồi.

Thừa Ân lúc nãy nghe tiếng nhạc cũng biết đó không phải là thứ âm nhạc bình thường. Chàng nhìn Chu Thông hỏi:

– Chu thúc thú từ lúc phát lời thề không lúc nào có ý nghĩ rời Bách Cầm Sơn tầm thù rửa hận, tìm lại con gái hay sao?

Họ Chu nghe câu hỏi của chàng thì ngẩn ngơ một lúc mới nói:

– Ta đây là người chứ nào phải cỏ cây. Mối thù giết vợ mất con đến chết cũng không quên. Nhưng nếu một khi đã dẫn trăm ngàn con thú dữ này ra khỏi Bách Cầm Sơn thì thử hỏi sẽ có bao nhiêu vạn sinh linh phải làm mồi cho chúng.

Thừa Ân mỉm cười nói:

– Chính vì Chu thúc thúc có cái tâm lương thiện như thế nên mới được chọn làm Bách Cầm Sơn chủ.

Chu Thông im lặng không nói gì nữa, dường như ông ta bận suy nghĩ điều gì đó.

Tối đến, họ Chu bày bàn cờ ra rủ Thừa Ân cùng đánh. Ban đầu, ông ta có phần xem thường địch thủ nhưng đi vài nước thấy kỳ nghệ Thừa Ân rất cao thì ông ta lấy làm thích thú vô cùng.

Hai người đánh năm ván hoà hết ba, hai ván còn lại mỗi người thắng một. Chu Thông không thắng được Thừa Ân thì ngửa cổ than:

– Ta mấy năm qua chuyên tâm nghiên cứu kỳ nghệ, tưởng rằng đã thiên hạ vô địch, thật không ngờ…

Thừa Ân hỏi :

– Chu thúc thúc chỉ có một mình thì đánh cờ làm sao được?

– Có gì đâu, ta cứ mỗi bên đi một nước.

Họ Chu đối với môn cờ tướng có vẻ rất say mê. Lão không thắng được Thừa Ân thì không cam tâm, cứ bày hết bàn này đến bàn khác. Không ngờ Thừa Ân càng đánh càng lên tay, nước cờ mỗi lúc một tinh kỳ hơn. Chu Thông sóng mười năm cô quạnh, nay gặp được Thừa Ân, lại là tay kỳ thủ xứng đôi khiến lão vô cùng hứng chí. Hai người đánh cờ cho đến trời sáng lúc nào không hay.

Ngày hôm sau, Chu Thông đem sáo ra trước lều cỏ thổi một khúc nhạc dịu dàng êm ái, tiếng nhạc réo rắt du dương, có lúc tựa như tiếng gió lùa qua song cửa, có lúc lại giống như tiếng nước chảy qua khe đá, kỳ lạ thay, trong phút chốc bầu trời Bách Cầm Sơn tối sầm lại, thì ra hiện tượng đó là do bóng hàng ngàn cơn chim đang kéo về bay lượn dày đặc cả một góc trời.

Tiếng chim kêu oang oác, tiếng hót líu lô, tiếng vỗ cánh phần phật cùng tiếng sáo du dương trầm bổng biến thành một thứ âm thanh hỗn độn, nhưng nếu là người tinh ý biết thưởng thức âm nhạc thì sẽ nhận ra đó là một bản hòa âm đặc sắc, độc nhất vô nhị.

Thừa Ân vốn được dì dạy dỗ nên có thể nói chàng cũng là một tài tử trong thiên hạ, đối với âm nhạc chàng rất có sự hiểu biết.

Ngày hôm nay tai chàng được nghe tiên nhạc, mắt được nhìn thấy một khung cảnh kỳ vĩ vô song do hàng nghìn con phi điểu kết cánh vào nhau tạo thành một tấm thảm mây khổng lồ thì cho rằng trong thiện hạ không còn nơi nào đáng sống hơn ở Bách Cầm Sơn này nữa.

Từ hôm đó, chàng và Chu Thông ngày ngày chơi đùa với chim thú, tối đến đấu với nhau trên bàn cờ. Trong suốt mười ngày, Chu Thông không hề đả động gì đến việc dạy võ công khiến Thừa Ân rất nóng lòng mà không dám mở miệng hỏi.

Một hôm, sáng sớm vừa ngủ dậy, Thừa Ân đã không thấy Chu Thông. Chàng quanh quẩn trong nhà cỏ chờ mãi vẫn không thấy ông ta về. Buồn tình, Thừa Ân lấy cây sáo Trúc ra ngồi trước mái hiên, nhớ lại khúc nhạc mà Chu Thông hay thổi để rủ chim về. Chàng vốn thông minh, có trí nhớ tốt lại am tường nhạc lý. Qua nhiều lần nghe Chu thông thổi sáo, chàng đã nắm bắt được âm luật trong bài nhạc đó.

Thừa Ân trong lác buồn chán đem sáo ra thổi nhái theo Chu Thông, không ngờ tiếng nhạc vừa cất lên núi rừng đã xao động, phút chốc từng đàn chim kéo về bay lượn đen kín cả bầu trời.

Thừa Ân chỉ vô tình thổi sáo, không ngờ đã thành công, đàn chim mỗi lúc tụ về một đông, cảnh tượng chẳng khác gì chính Chu Thông đang ngồi thổi sáo.

Trong lúc chàng say mê hứng chí để hết tâm trí vào âm nhạc không nhìn thấy Chu Thông thân hình phất phới bay qua hồ nước nhẹ nhàng đáp xuống bên cạnh chàng. Chu không ban đầu nhìn chàng với vẻ vui mừng hớn hở, sau đó ông ta làm mặt nghiêm quát lên:

– Tiểu quỷ ! Ai cho phép ngươi học lóm Bách Cầm Phi Điểu Thuật ?

Thừa Ân nghe tiếng Chư Thông thì giật mình hạ cây sáo xuống. Bầy chim không nghe tiếng sáo nữa, vỗ cánh bay đi, phút chốc chẳng còn một con.

Thừa Ân trông thấy gương mặt bừng bừng nổi giận của Chu Thông thì sợ hãi nói:

– Chu thúc thúc ! Ân nhi đâu cố cố tình học lén nhạc thuật của người.

Chu Thông gầm lên:

– Ngươi còn già mồm chối cãi nữa sao? Vừa rồi chẳng phải ngươi thổi sáo rủ bầy phi điểu của ta bay về là gì?

Thừa Ân tình ngay lý gian khổ sở phân trần:

– Ân nhi vô tình đem sáo ra thổi, không ngờ lũ chim nghe tiếng bay về. Thật tình cháu không cố ý học lén gì cả.

Chu Thông vẫn một mực tức giận :

– Hừ ! Rõ ràng ngươi đã học được nhạc thuật của ta. Nói không chừng ngươi cũng học luôn cách chiêu dụ bầy thú dữ trong rừng rồi. Hỡi ơi ! Lão phu đã phạm vào lời thề linh thiêng của Tổ sư rồi.

Chu Thông vừa nói vừa rơi nước mắt đầy vẻ thống khổ. Thừa Ân nhìn thấy thái độ của lão thì vô cùng ân hận. Chàng nắm tay lão nói:

– Chu thúc thúc ! Thúc thúc nói lời thề linh thiêng là như thế nào?

Chu Thông trợn mắt nhìn chàng :

– Ngươi còn giá vờ không biết hay sao ? Bách Cầm Sơn bao đời nay chỉ truyền dạy Bách Cầm Phục Ma Tam Thức và Bách Cầm Phi Điểu Thuật cho một người duy nhất, người đó nhất định phải là Bách Cầm Sơn chủ tương lai. Đó là quy luật do Tổ sư đặt ra. Hỡi ơi ! Họ Chu ta vô tình đã để người ngoài học được độc môn sư truyền, thử hỏi ta còn mặt mũi nào chết xuồng suối vàng gặp lại tam vị Tổ sư.

Thừa Ân thấy lão quá thống khổ thì càng ân hận thêm. Chú Thông thì cứ khóc lóc, than thở mãi không thôi. Thừa Ân nghĩ tới nghĩ lui cũng không tìm ra cách nào an ủi lão đành thở dài hỏi:

– Sự việc đã lỡ như vậy rồi, cháu vô tình học được nhạc thuật, bây giờ có muốn quên cũng không thể quên được, Chu thúc thúc nếu có cách gì xin nói ra, cháu đây nhất định sẽ làm theo.

Họ Chu dường như chỉ chờ chàng nói có mỗi câu đó, lão lập tức níu lấy chàng:

– Ngươi nhất định làm theo ý ta phải không ?

Thừa Ân gật đầu:

– Cháu xin hứa như thế.

– Được lắm Chỉ có mỗi một cách duy nhất mà thôi.

– Xin thúc thúc cứ việc nói ra:

– Chỉ có cách là ngươi phải nhận làm truyền nhân đời thứ năm của Bách Cầm Sơn mới cứu thúc thúc đây thoát khỏi tội với Tổ sư.

Thừa Ân có biết đâu Chu Thông trong mười mấy năm qua đã vắt óc suy nghĩ bày ra trò này là để bắt ép chàng phái làm Bách Cầm Sơn chủ đời thứ năm.

Vị Tổ sư Bách Cầm Sơn đời thứ tư đã đặt ra quy định mỗi đời chỉ nhận một truyền nhân đệ tử, mà việc chọn người xứng đáng có đầy đủ phẩm chất để làm Bách Cầm Sơn chủ là một điều vô cùng khó khăn. Vị Bách Cầm Sơn chủ nào mà chọn không được người kế thừa thì coi như có tội rất lớn đối với môn phái vậy. Cho nên Chu Thông từ lúc nhìn thấy Thừa Ân đã quyết ý chọn chàng làm người kế thừa đời thứ năm. Nếu chọn được chàng thì coi như lão đã hoàn thành nhiệm vụ khó khăn bậc nhất của một đời Bách Cầm Sơn chủ.

Lão lại sợ Thừa Ân từ chối nên bày ra trò này để bất ép chàng. Lão cũng không mấy hi vọng Thừa Ân học lỏm đước nhạc thuật, không ngờ chàng là người thông minh xuất chúng, dễ dàng học được cách dẫn dụ phi cầm của lão.

Thừa Ân nghe Chu Thông bắt mình phải làm Bách Cầm Sơn chủ thì giật mình la lên:

– Đâu thể như thế được. Chu thúc thúc, người biết rõ là cháu đây không thể giữ được lời thề suốt đời không ra khỏi Bách Cầm Sơn mà.

– Ta bíết ta biết ngươi còn có đại thù phải trả. Tuy nhiên ta đã có cách…

Thừa Ân nghe Chu Thông nói như vậy thì nghi hoặc nhìn lão hỏi:

– Hóa ra… Chu thúc thúc đã sắp sẵn kế hoạch phải không?

Chu Thông bị Thừa Ân lật tẩy thì đỏ cả mặt mày nhìn chàng , cười hề hề. Lão cũng không ngờ Thừa Ân lại quá thông minh như thế. Còn Thừa Ân biết bị lão gạt nên hơi giận :

– Thì ra Chu thúc thúc cố tình để cháu học lỏm nhạc thuật phạm vào môn quy đại kỵ của thúc thúc. Thúc thúc thật là…

Họ Chu toét miệng cười:

– Hì hì… Ai ngờ cháu lại quá thông minh như thế. Như ta đây được thầy dạy bảo mà trầy trật mới mới học được nhạc thuật. Còn cháu chỉ nghe ta thổi sáo đã học lóm được rồi. Thúc thúc xin bái phục…bái phục cháu đấy.

– Thôi việc đã lỡ rồi, vậy thúc thúc có cách gì thì nói ra đi. Chỉ có điều cháu nhất định không thể nhận lời suốt đời ở trong Bách Cầm Sơn được.

– Ta biết… thúc thúc biết cháu còn phải đi trả thù. Cũng không phải thúc thúc làm việc này là vì mình thôi đâu. Cháu hãy nghĩ xem nếu cháu làm Bách Cầm Sơn chủ thì không chỉ học được Bách Cầm Phi Điểu thuật, mà còn có thể học Bách Cầm Phục Ma Tam Thức và còn khinh công phi Thiên Điểu nữa. Thúc thúc cho cháu hay, những môn võ công đó uy lực lật lớn, cháu mà học được thì có thể ra giang hồ hành sự, lo việc trả thù rửa hận.

Chu Thông thuyết giảng một hồi khiến Thừa Ân cũng phải công nhận lão có lý. Rồi đó lão dẫn Thừa Ân ra khỏi Phụng Hoàng Cư vào rừng đến chỗ ba ngôi mộ của Tổ sư.

Châu Thông đến trước ba ngôi mộ liền móc trong áo ra một miếng thiết in hình âm dương bát quái. Miếng thiết này có hai mặt một âm một dương.

Chu nhộng vì cụt hết hai chân nên không thể quỳ lạy. Lão đứng trước ba ngôi mộ, vẻ mặt trang nghiêm thành kính khấn :

– Liệt cáo tam vị Tổ sư, đệ tử là Bách Cầm Sơn chủ đời thứ tư, nay may mắn đã tìm được người thừa kế xứng đáng xin tam vị Tổ sư chứng giám.

Lão dừng lại một chút rồi nói tiếp:

– Tuy đệ tử đã tìm được người thừa kế nhưng vì hoàn cảnh éo le khiến người này không thể giữ lời thề chung thân suốt đời không rời khỏi Bách Cầm Sơn. Ngày hôm nay đệ tử đến đây xin tam vị Tổ sư linh thiêng chứng giám, nếu Tổ sư đồng ý cho Lục Thừa Ân đảm nhận chức Bách Cầm Sơn chủ đời thứ năm, đồng thời cho phép hắn được rời Bách Cầm Sơn báo thù, sau khi báo thù xong nhất định sẽ trở về Bách Cầm Sơn đảm nhiệm chức vụ về sau suốt đời sống không rời khỏi Bách Cầm Sơn nửa bước.

Chu Thông khấn vái, kể lể xong đâu đó thì ngoắc Thừa Ân đến gần, lão hỏi:

– Điệt nhi ! Cháu có đồng ý với điều kiện đó không ?

Thừa Ân một phần vì đã lỡ học Bách Cầm Phi Điểu Thuật, một phần vì chàng cũng yêu thích cuộc sống thiên nhiên ở đây nên gật đầu đồng ý.

Chu Thông thấy chàng đã ưng chịu rồi thì mặt mày hớn hở khấn tiếp:

– Tam vị Tổ sư nếu đồng ý thu nạp Lục Thừa Ân thì cho đệ tử gieo trúng quẻ dương.

Chu Thông lâm râm khấn vái một hồi nữa rồi tung miếng thiết trong tay lên.

Miếng thiết rơi xuống đất xoay tròn một lúc mới ngã xuống, nhìn lại thì thấy mặt dương hiện lên trên.

Chu Thông vui mừng hớn hở:

– Như vậy là Tổ sư đã đồng ý. Lục hiền điệt, từ nay cháu sẽ là Bách Cầm Sơn chủ đời thứ năm. Sau khi thúc thúc chết, cháu lập tức trở thành bách Cầm Sơn chủ, có trách nhiệm bảo vệ cơ nghiệp tổ tiên đã gầy dựng, đồng thời phải tìm người xứng đáng kế tục sự nghiệp tiền nhân. Cháu hãy đến làm lễ ra mắt tam vị Tổ sư.

Lục Thừa Ân cơ duyên đưa đến, phút chốc đã gia nhập Bách Cầm Sơn. Chàng quỳ lạy ba ngôi mộ Tổ sư xong thì ngẩng lên nhìn Chu Thông.

– Chu thúc thúc! Cháu phải làm gì nữa ?

Chu Thông cất tiếng cười sảng khoái:

– Tất nhiên ngươi phải bái ta làm thầy rồi.

Thừa Ân lập tức lạy họ Chu ba lạy, gọi ba lần sư phụ. Chu Thông ngày hôm nay thu nhận được đệ tử thì lấy làm đắc ý, mặt mày rạng rỡ cứ cười mãi không thôi.

Chu Thông sau khi thu nhận đồ đệ liền dẫn Thừa Ân đến chỗ thác nước. Hai người nhảy qua làn nước đặt chân vào hang Bách Cầm. Trước cửa hang quả nhiên có hai con sư tử canh gác, chúng vừa thấy Thừa Ân liền gầm gừ đe dọa, Chu Thông quát:

– Chớ vô lễ, mau bái kiến thiếu Sơn chủ đi.

Kỳ lạ thay hai cón mãnh sư hiểu được tiếng người lập tức quỳ móp, rống lên một tiếng tỏ vẻ thuần phục. Chu Thông mỉm cười vuốt đầu hai con sư tử rồi dẫn Thừa Ân đi vào động.

Họ Chu nổi lửa châm vào những ngọn đuốc cắm sẵn trên vách đá, phút chốc hang Bách Cầm sáng rực lên. Thừa Ân nhìn thấy vách đá bên hữu khắc đồ hình những loài dã thú, còn vách bên tả thì khắc hình đủ loại chim muông phi điểu, nét khắc tinh xảo cực kỳ sống động.

Chu Thống chỉ những đồ hình trên vách đá nói:

– Đây là Bách Cầm Phục Ma Tam Thức.

Thấy Thừa Ân ngạc nhiên không hiểu, lão liền giải thích:

– Bách Cầm Phục Ma Tam Thức là một môn Võ công chiếu theo tư thế của cầm thú mà chế luyện thành tất cả có ba chiêu, mỗi chiêu có mười hai thức.

Chiêu thứ nhất phỏng theo động tác của loại hổ, gọi là Ngũ Hổ phục Ma Trảo.

Chiêu thứ hai lấy căn bản từ loại sư tử, gọi là Kim Sư Phục Ma Quyền, chiêu thứ ba uy lực rất lớn, là tinh túy của Phục Ma Tam Thức, gọi là Thiên Long Vô Mệnh Chưởng.

Bách Cầm Phục Ma Tam Thức tuy chỉ có ba chiêu nhưng kỳ thực mỗi chiêu có mười hai thức, biến hóa khôn lường: Ngũ Hổ Phục ma Trảo tuy rằng lấy căn bản từ động tác của loài cọp nhưng tùy theo mỗi thức pha trộn thêm những động tác đặc dị của loài cầm thú khác. Tương tự như thế, Kim Sư Phục Ma Quyền và Thiên Long Vô Mệnh Chưởng cũng ẩn chứa, biến hóa theo nhiều tư thế khác nhau của loài cầm thú, vì thế mới gọi là Bách Cầm phục Ma Tam Thức.

Thừa Ân quan sát những đồ hình trên vách đá thì thấy quả nhiên mỗi chiêu mỗi thức đều biến hoá kỳ ảo vô cùng. Những đồ hình minh họa đó có sự liên kết vô cùng chặt chẽ, từ chiêu này qua thế khác liên miên bất tuyệt như nước chảy mây trôi.Thừa Ân quan sát một lúc thì cảm thầy hoa cả mắt.

Chu Thông dường như hiểu được điều đó nên lào mỉm cười kéo chàng qua bên vách tả, nơi đây khắu rất nhiều đồ hình phi điểu, từ những loải chim thượng cổ như Phượng Hoàng, Phi ưng cho đến chim cắt, chim câu đều có cả.

Chu Thông đứng bên cạnh chàng giải thích:

– Cái này gọi là Phi Thiên Điểu. Sư phụ có thể quả quyết với ngươi môn khinh công này là độc nhất vô nhị, thiên hạ vô song, chỉ tiếc là sư phụ hai chân tàn phá nên không thể tu luyện được.

Đợi cho Thưa Ân quan sát đồ hình một lúc Chu Thông kéo chàng đi vào hậu động.

Ở đây, Thừa Ân nhìn thấy bài vị của Tổ sư được thờ cúng rất trang nghiêm. Chàng không đợi Chu Thông nhắc, liền bước đến quỳ lạy linh vị Tổ sư.

Chu Thông đứng cạnh chàng nói:

– Liệt vị Tổ sư, đệ tử là Chu Thông, Bách Cầm Sơn chủ đời thứ tư, ngày hôm nay đây đưa tiểu đồ là Lục Thừa Ân đến bái kiếu chư vị, xin tiếp nhận Bách Cầm Phục Ma Tam Thức và Phi Thiên Điểu. Tại đây cũng xin phát nguyện lời thề suốt đời trung thành với Bách Cầm Sơn.

Thề thốt, khấn vái xong đâu đó, hai thầy trò trở ra động ngoài. Chu Thông thái độ nghiêm trang nói:

– Bây giờ sư phụ giảng giải cho con chiêu thứ nhất: Ngũ Hổ Phục Ma Trảo.

Chu Thông bất ngờ vươn, tay ra chụp lấy mạch môn hổ khẩu của Thừa Ân. Lão hành động nhanh như cắt, đôi mắt lim dim rà soát kinh mạch Thừa Ân, một lúc sau mở mắt mặt mày hớn hở.

– Khá lắm… khá lắm ! Sư phụ đây cũng không ngờ người trẻ tuổi như con mà đã luyện được nội công thâm hậu dường ấy.

Đó là nhờ Thừa Ân trong mười máy năm chuyên cần tập luyện không một phút sao nhãng, lại thêm được Quỷ Diện Lang Nha giúp sức cho nên có sự tiến bộ vượt bậc.

Ngày hôm đó, hai thầy trò ở luôn trong hang Bách Cầm Sơn tu luyện võ công.

Nhờ có sư phụ tận tình chỉ dạy, Thừa Ân lại thông minh mẫn tiệp nên chỉ trong mười ngày, chàng đã luyện xong chiêu thứ nhất Ngũ Hổ Phục Ma Trảo.

Trong thờí gian dó, Thừa Ân ở luôn trong hang Bách Cầm, còn Chu Thông thì đi đi lai lại, vừa lo cơm nước thức ăn vừa truyền đạt cho Thừa Ân phần võ công khẩu quyết không có ghi trên vách đá.

Mười lăm ngày tiếp theo,Thừa Ân luyện xong chiêu thứ hai Kim Sư Phục Ma Quyền.

Riêng chiêu Thiên Long Vô Mệnh Chưởng là một chiêu tuyệt học nên có phần khó luyện tập, Thừa Ân luyện chiêu này mất hơn một tháng.

Chu Thông thấy đệ tử thông minh đĩnh ngộ, tập luyện mau chóng thành tựu thì lão rất mừng rỡ. Tiếp đó lão lại giảng giải phần khẩu quyết môn khinh công Phi Thiên Điểu rồi bắt Thừa Ân ghi nhớ tất cả các đồ hình minh hoạ sau đó bảo chàng ra ngoài động tập luyện.

Mười mấy năm trời tu luyện nội công, có sức khỏe mà không sử dụng được khiến Thừa Ân rất bực bội. Nay có dịp được học tập chàng côs gắng hết sức mình, tiến bộ một cách vượt bậc.

Quả đúng như lời Chu Thông nói, Phi Thiên Đểu là một môn khinh công đặc sắc trong thiên hạ. Thừa Ân bây giờ một cái nhún chân bay cao năm trượng, lắc mình một cái đi xa bẩy trượng. Chàng có thể lướt trên ngọn cây mau như gió, lẹ như chim. Có thể ở giữa thinh không lượn lờ như cánh bướm.

Ngoài ra, Phi Thiên Điểu hỗ trợ cho chiêu thứ ba trong Bách Cầm Phục Ma Tam Thức, chiêu Thiên Long Vô Mệnh Chưởng. Chiêu này trong lúc đánh ra kết hợp với. Phi Thiên Điểu từ trên cao đánh xuống uy lực vô cùng, chính là tuyệt chiêu đoạt mệnh trong Bách Cầm Phục Ma Tam Thức.

Một tháng sau thì Thừa Ân hoàn toàn lãnh hội được tinh túy của Phi Thiên Điểu. Chu Thông lập tức kéo chàng ra bãi đất trống nơi dùng để luyện tập dã thú.

Lão nhảy lên ngồi trên phiến đá cao phất tay ra lệnh:

– Đồ đệ, hãy biểu diễn những gì đã học cho sư phụ xem nào !

Thừa Ân sốt sắng đáp:

– Đồ nhi xin lĩnh mệnh sư phụ.

Chàng thét lên một tiếng xuất thủ tức thì. Trong nháy mắt,Thừa Ân đã đánh xong mười hai thức Ngũ Hổ Phục Ma Trảo. Chiêu này vận dụng sức lực vào mười đầu ngón tay, nhằm đánh những nơi trọng yếu trên cơ thể con người như đầu, mặt, cổ, họng, tim… Chiêu Ngũ Hổ Phục Ma Trảo bề ngoài có phần giống như Lang Nha Thực Cốt Trảo, nhưng về cách thức tu luyện cũng như sát khí không nặng nề bằng.

Thừa Ân đánh xong mười hai thức Ngũ Hổ Phục Ma Trảo thì thét lên một tiếng xuất thủ đánh tiếp mười hai Thức Kim Sư Phục Ma Quyền. Quyền phong như gió, quyền ảnh như mưa, kết hợp với tiếng rống giống như môn Sư Tử Hống của phái Thiếu Lâm làm cho đối thủ phải phân tâm.

Trong nháy mắt đã đánh xong một bài quyền, chỉ nghe tiếng thét lanh lảnh của Thừa Ân

– Thiên Long Vô Mệnh Chưởng !

Thân hình chàng như chiếc pháo thăng thiên bay vọt lên, ở giữa thinh không, chàng khẽ chao người chúi xuống, song thủ liên tiếp đánh ra mười hai ngọn chưởng phong cực kỳ lợi hại.

Âm… ầm…

Những tiếng nổ liên tiếp phát ra làm rung chuyển cả mặt đất, cát bụi bay lên mù mịt. Thừa Ân một cái lắc mình đã đánh đủ mười hai thế khác nhau, thế chưởng mờ mịt, sức mạnh tan vàng xẻ đá. Nhìn lại thì thấy Thừa Ân đã đứng trên mặt đất, xung quanh chàng xuất hiện mười hai cái hố nông sâu khác nhau, đều do sức chưởng của chàng tạo ra.

Chu Thông ngồi trên phiến đá cao, gió thổi phất phơ chòm râu bạc, Hai mắt lão sáng như sao, ngửa cổ cất tiếng cười vô cùng sảng khoái. Dứt tràng cười, Chu Thông nhảy xuống đứng cạnh Thừa Ân, vỗ vai chàng khen ngợi:

– Khá lám… Hay lắm ? Ngày hôm nay e rằng sư phụ cũng không bằng đệ tử rồi.

Thừa Ân khiêm tốn đáp:

– Đó là nhờ ơn sư phụ tận tình chỉ dạy, xin nhận đệ tử một lạy.

Nói rồi, chàng khom người cúi lạy Chu Thông. Họ Chu đắc ý vuốt râu cười dài

– Được lắm…hay lắm ! Thầy trò ta về Phụng Hoàng Cư uống một bữa no say, chúc mừng đồ đệ đại công cáo thành.

Thừa Ân bỗng nghiêm giọng hỏi:

– Sư phụ thấy đệ tử ngày hôm nay đã có thể đi tầm thù được chưa ?

Chu Thông khẽ chau mày nhìn chàng:

– Ân nhi ! Sư phụ biết con nóng lòng báo thù, nhưng kẻ thù là ai hiện còn chưa biết rõ. Cho dù là bang chủ Chính Nghĩa bang Từ Đạt hay đại sư bá Truy Hồn Nhất Tiếu Tạ Văn, con cũng không thể đối phó. Chưa kể đến Ám Sát hội, Địa Ngục môn, Quỷ Diện Lang Nha, những ma đầu thế tục đó đều có ân oán với cha con, chúng nhất định sẽ không tha cho con.

Thừa Ân trong suốt mấy tháng trời ra sức tu luyện võ công là để chờ ngày báo thù, nay nghe Chu nói như vậy thì nguội lạnh cả lòng, chán nản vô cùng.

Chu Thông biết ý nên vỗ vai chàng nói:

– Tuy nhiên Bách Cầm Phục Ma Tam Thức không phái là đồ bỏ, Phi Thiên Điểu thiên hạ vô song, chỉ vì hiện nay nội công của con chưa đủ cho nên khó mà phát huy hết tinh túy của môn võ công này. Con phải biết kiên nhẫn chờ đợi.

Đêm hôm đó hai thầy trò chén tạc chén thù, Chu Thông vì vui quá nên uống say mèm. Thừa Ân đỡ thầy lên giường, trong lúc đắp chăn cho thầy nhìn thấy đôi chán cụt lòng chàng dậy lên niềm thương cảm, đồng thời uất hận Ám Sát hội thấu xương.

Thừa Ân một mình ra mái hiên ngồi hóng gió, hồi tưởng lại những sự việc đã xảy ra, mới đó mà thấm thoát đã gần một năm, chàng giật mình nhớ đến cái hẹn của Di nương thì cảm thấy nhớ thương người dì đã nuôi dạy chàng khôn lớn nên người.

Ngày hôm sau, trong lúc hai thầy trò đáng luyện võ thì bỗng có một con chim bồ câu bay tới đậu xuống vai chu Thông. Họ Chu bắt lấy chú chim tháo một mảnh giấy cột dưới chân rồi thả cho nó bay đi. Lão nhìn Thừa Ân, nói:

– Dượng con sai bồ câu mang thơ tới đây.

Thì ra bấy lâu lão và TRương Vô Mệnh vẫn liên lạc bằng bồ câu đưa thơ. Chu Thông mở lá thư ra đọc xong trao lại cho Thừa Ân. Chàng nhìn thấy trên mình giấy hoa hiên một nét bút tinh kỳ sắc sảo, bay lượn như rồng phượng thì nghĩ đến dì và dượng, họ quả là một cặp Tiên Đồng-Ngọc Nữ, tài mạo phi phàm. Thế nhưng giờ đây mỗi người một nơi, người tàn phế đôi chân, người dung nhan bị hủy hoại đau lòng vô cùng.

Trong thư, Trương Vô Mệnh viết:

“Chu huynh nhã giám !

Nhận được thư của huynh, biết điệt nhi Thừa Ân hiện đã là Bách Cầm Sơn chủ tương lai, tiểu đệ mừng lắm. Rất cảm tạ ơn sâu của Chu huynh đã chiếu cố cho họ Lục.

Lục hiền điệu thương yêu !

Cháu chắc đã biết ta đây là dượng của cháu. Dượng cũng biết cháu ngày đêm nóng lòng lo báo cừu, chỉ đáng tiếc dượng không thể tìm ra võ công bí kíp mà cha cháu để lại! Hiện tại giang hồ đang nổi sóng. Địa ngục môn muốn làm bá chủ thiên hạ, tàn sát võ lâm đồng đạo. Các phái Thiếu Lâm, Đõ Đang… đều bị chúng uy hiếp. Hiền điệt, kỳ đại hội võ lâm sắp tới rồi. Trong kỳ đại hội này, họ Lục nhất định không thể không xuất hiện, nhất định không thể không chiến thắng, giành lại danh dự năm xưa. Dượng hứa với cháu sẽ cố gắng hết sức mình trong tìm kiếm Quy Nguyên Thần Công Bí Lục cho cháu. Hiền điệt hãy kiên nhẫn chờ đợi”.

Dưới thư ký tắt một chữ Trương, chính là họ của Trương Thiên Hạo là Trương Vô Mệnh hiện tại.

Thừa Ân đọc xong thư thì mặt mày ngẩn ngơ buồn bã. Chu Thông hiểu ý chàng liền nói:

– Thừa Ân, trong lúc này con đừng nghĩ đến chuyện báo thù vội, phải biết kiên nhẫn để sư phụ truyền dạy cho con Bách Cầm Phi Điểu Thuật.

Thừa Ân tuy đã học lóm được nhạc thuật của Chu Thông, nhưng đó là phần căn bản, lúc bắt đầu học đi sâu vào chi tiết, chàng mới biết Bách Cầm Phi Điểu Thuật thật sự là một thứ âm nhạc chứa đầy huyền cơ.

Chu Thông dạy cho chàng cách gọi thú, cách xua chúng tấn công kẻ địch, cách thuần phục, khống chế…Nói chung là có rất nhiều phương pháp thổi sáo với những tiết tấu, âm điệu thay đổi vô cùng. Dù là người thông minh như Thừa Ân cũng không thể trong một thời gian ngắn mà học hết được.

Một hôm, Thừa Ân đến trước mặt Chu thông đột nhiên quỳ xuống, đôi mắt chàng đỏ hoe, vẻ mặt buồn bã khổ sở vô cùng.

Chu Thông thấy chàng như thế thì thở dài, dường như lão đã biết chàng muốn gì. Quả nhiên lão nói:

– Ân Nhi đứng lên đi ! Sư phụ sớm biết sẽ có ngày hôm nay mà.

Thừa Ân vẫn quỳ trước mặt sư phụ, chàng ngẩng mặt nhìn ông nói:

– Sư phụ đã biết tâm sự của đồ nhi, vậy xin người hãy cho Ân nhi xuầt động đi.

Chu Thông từ ngày có Thừa Ân bên cạnh thì cuộc sống đỡ lẻ loi, an ủi vô cùng. Trong mấy tháng vừa qua, ngoài là nghĩa sư đồ trong là tình cha con, thương yêu như ruột thịt. Nay biết Thừa Ân quyết chí muốn ra đi, Chu Thông làm sao mà không buồn cho được.

Họ Chu thở dài sườn sượt, rầu rĩ nói:

– Trong mấy ngày qua, sư phụ thấy con ngẩn ngơ buồn bã, mất ăn mất ngủ thầy đây cũng rất đau lòng.

– Sư phụ ! Đệ tử muốn về thăm dì. Trước khi hạ sơn đệ tử đã có lời hứa sau một năm sẽ quay về. Nếu tới kỳ hẹn mà không thấy Ân nhi, dì chắc sẽ lo lắng lắm.

– Nói như thế thì sư phụ không cản được con rồi.

– Xin sư phụ tha tội cho đệ tử.

Chu Thông ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Nếu bây giờ sư phụ nhất quyết giữ con lại thì cũng giống như con chim trong lồng, nó sẽ buồn bã, cô đơn mà chết. Để con ra đi lúc này lành ít dữ nhiều, nhưng thầy nghĩ dì con là Ngọc Nữ Linh Sơn Diệp Tố Minh trước khi cho con hạ sơn chắc cũng biết rõ như thế. Bà ta sở dĩ vẫn cho con hạ sơn là vì có lòng tin vào thiên ý. Bà ấy nhất định phải tin rằng trời không diệt họ Lục. Ngày hôm nay sư phụ cũng đặt một ván bài may rủi, phó thác vận mệnh cho trời.

Thừa Ân mừng rỡ sụp lạy sư phụ:

– Thừa Ân xin cảm tạ ân sư.

– Con hãy đứng lên đi.

Chu Thông chống gậy đi về phía giường ngủ của ông ta rồi lật dưới nệm lấy ra một cáy sáo trúc sắc vàng óng ánh.

Chu Thông cầm cây sáo nói:

– Đêm qua sư phụ vừa kịp làm xong cây sáo này. Đây là loại trúc trăm năm, chỉ có ở Bách Cầm Sơn chúng ta mà thôi. Thứ trúc quý hiếm này khi thổi vào rất có linh khí, bất kể là loài dã thú hung dữ nào cũng phải thuần phục.

Chu Thông đưa cay sáo cho Thừa Ân:

– Sư phụ tặng cho con.

Thừa Ân đỡ cây sáo cảm động nói:

– Ân nhi tạ ơn sự phụ.

– Con định chừng nào lên đường ?

Chu Thông hỏi câu đó có vẻ buồn bã khiến cho Thừa Ân nghĩ đến nỗi cô đơn của ông ta, bất giác chàng không kềm được lòng, nước mất tuôn rơi lã chã.

Chu Thông cũng rất cảm động nhưng vì lão là bậc sư phụ nên cố dằn lòng quát lên:

– Có gì mà khóc! Nam nhi đại trượng phu sao lại khóc lóc như đàn bà thế

Thừa Ân nghẹn ngào nói:

– Sư phụ ! Ân nhi thề tiêu diệt Ám Sát hội trả thù cho sư phụ.

Chu Thông thấy đệ tử có lòng nghĩ đến mình bất giác cũng xúc động, toàn thân run rẩy. Ông ta vội vàng đến đầu giường tháo bức họa vợ con xuống cuộn tròn lại trao cho Thừa Ân rồi nói:

– Ta có nhờ Trương Thiên Hạo tìm kiếm nhưng mười năm qua biệt vô âm tín. Ân nhi! Hôm nay sư phụ nhờ con trên bước đường giang hồ hãy để tâm tìm giùm đứa con gái thất lạc của sư phụ.

Thừa Ân nhận bức họa cất vào người rồi nói:

– Sư phụ có thông tin gì giúp đồ nhi nhận biết sư tỷ không?

Chu Thông ngẫm nghĩ một lúc rồi vội vàng nói:

– Có… có…nó tên là Chu Ngọc Lan, trong lòng bàn tay tả có một nốt ruồi son bằng hạt đậu. Trên bả vai bên tả có xăm hình một đóa hoa lan do chính mẹ nó xăm cho. Nó còn có một người anh thúc bá tên là Chu Phương Ngọc. Lúc cha con thất lạc Ngọc Lan đã được mười tuổi. Phương Ngọc lớn hơn nó năm tuổi. Nếu gặp được chúng nó, cháu hãy đưa bức họa này ra, tin là Lan nhi sẽ nhận ra.

Đêm hôm đó thầy trò đánh với nhau mười ván cờ mà vẫn bất phán thắng bại. Sáng ngày Chu Thông dẫn Thừa Ân đến hang Bách Cầm bái lạy Tổ sư rồi đưa Thừa Ân ra đến đầu đường hầm.

Chu Thông vì mắc lời thề nên dừng chân ở đó. Thầy trò chia tay nhau quyến luyến đau lòng không sao kể xiết.

Thừa Ân cứ đi ba bước thì quay đầu nhìn lại, nước mắt đầm đìa trên má.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.