Hai bàn tay nắm chắc của Phi Thiên Tri Thù đã mở ra, ngón tay cứng đơ như que củi.
Vạn Mã Đường đứng cạnh chiếc quan tài, mắt sáng như hai ngọn đèn nhìn trừng trừng đôi bàn tay đó. Lão không nhìn gương mặt biến thể của tử nhân, lão không nhìn những vệt máu khô quanh miệng tử nhân.
Lão chỉ nhìn đôi bàn tay.
Do đó, cả bọn đều nhìn đôi tay người chết như lão.
Hoa Mãn Thiên và Vân Tại Thiên đưa mắt nhìn nhau nín lặng.
Công Tôn Đoạn lên tiếng :
– Bất quá chỉ là đôi tay người chết, có khác gì đôi tay của bất cứ người chết nào
đâu.
Vạn Mã Đường lên tiếng:
– Có khác!
Công Tôn Đoạn cau mày:
– Khác ở chỗ nào?
Vạn Mã Đường đáp:
– Đôi tay này vốn nắm chặt lại, rồi sau đó bị người mở banh ra.
Công Tôn Đoạn chớp mắt:
– Làm sao thấy được ?
Vạn Mã Đường giải thích:
– Phàm người chết rồi, xương mà máu lạnh cứng cho nên muốn sửa đổi vị trí một khớp xương không phải là việc dễ làm. Mấy ngón tay của người này lệch lạc hầu như gãy, mà nơi các đốt tay lại có vết tích ngoài da.
Công Tôn Đoạn cãi:
– Biết đâu trước khi chết thì y đã thọ thương rồi?
Vạn Mã Đường lắc đầu:
– Tuyệt đối không có việc đó.
Công Tôn Đoạn hỏi:
– Tại sao?
Vạn Mã Đường tiếp:
– Chỉ vì nếu có thương tích trước khi chết thì phải có máu quanh vết thương. Chỉ có những người chết lâu rồi máu mới không rịn ra.
Lão quay sang Vân Tại Thiên hỏi:
– Lúc ngươi trông thấy thi thể thì người chết đã chết lâu chưa?
Vân Tại Thiên gật đầu:
– Lâu rồi, ít nhất cũng vài giờ trước khi thuộc hạ trông thấy xác. Lúc đó thi thể đã lạnh như giá băng rồi.
Vạn Mã Đường hỏi:
– Lúc đó bàn tay xác chết ra sao? Có phải đang nắm chặt không?
Vân Tại Thiên trầm ngâm một lúc, cúi thấp đầu đáp:
– Thuộc hạ không lưu ý đến hai bàn tay.
Vạn Mã Đường trầm giọng:
– Thế ngươi lưu ý đến cái gì?
Vân Tại Thiên thốt:
– Thuộc hạ… bận hỏi bọn xa phu.
Vạn Mã Đường hừ một tiếng:
– Hỏi được gì không?
Vân Tại Thiên cúi đầu thấp ho8n:
– Không được chi tiết nào cả.
Vạn Mã Đường gằn mạnh:
– Lần sau ngươi nên nhớ là việc gì mà người chết tố cáo với ngươi thì việc đó đáng tin hơn là lời nói của kẻ sống. Đáng tin hơn nhiều bởi nó luôn luôn là sự thật.
Vân Tại Thiên đáp:
– Vâng !
Vạn Mã Đường tiếp:
– Hai bàn tay của hắn nhất định có cầm vật gì đó và vật đó phải là một manh mối quan trọng của một sự việc chi quan trọng. Biết đâu chính hắn có chụp được vật gì nơi mình hung thủ. Nếu ngươi lấy được vật đó thì có thể giờ đây chúng ta đoán được hung thủ là ai rồi.
Vân Tại Thiên lộ vẻ sợ hãi, ấp úng:
– Lần sau thuộc hạ nhất định sẽ lưu ý.
Vạn Mã Đường hòa dịu lại thần sắc , hỏi:
– Lúc đó, trừ ngươi ra còn có ai ở cạnh cổ quan tài không?
Vân Tại Thiên vụt sáng mắt lên, đáp nhanh:
– Có, Diệp Khai .
Vạn Mã Đường trầm tĩnh hỏi:
– Ngươi có thấy hắn mó tay vào xác chết không?
Vân Tại Thiên cúi đầu, rồi lắc đầu đáp:
– Thuộc hạ không lưu ý nốt, bất quá…
Vạn Mã Đường hỏi:
– Bất quá làm sao?
Vân Tại Thiên tiếp:
– Bất quá, đối với xác chết hắn thích thú rõ rệt, hắn đứng cạnh quan tài rất lâu.
Vạn Mã Đường cười lạnh:
– Thế lúc đó, ngươi lưu ý đến cái gì?
Vân Tại Thiên ấp úng:
– Thì… thì… thuộc hạ tra hỏi bọn phu xe. Thuộc hạ đã tường trình rồi.
Vạn Mã Đường cười khảy:
– Thiếu niên đó thấy được nhiều điều hơn ngươi đó nhé.
Công Tôn Đoạn bực dọc, buông mạnh:
– Kẻ chết bất quá chỉ là một tặc tử. Hắn sống hay chết thì có liên quan gì đến chúng ta.
Vạn Mã Đường lắc đầu:
– Sai, trái lại là khác.
Công Tôn Đoạn chau mày:
– Liên quan như thế nào?
Vạn Mã Đường giải th1ich:
– Tuy hắn là một phi tặc nhưng lại là một phi tặc rất tinh minh, đáng sợ. Hễ hắn xuất thủ là đắc thủ. Cho nên khi nào không chắc đắc thủ thì hắn không bao giờ xuất thủ. Suy theo đó mà hiểu là hắn có óc quan sát rất đúng, rất chuẩn.
Dừng một chút, lão tiếp:
– Cho nên ta đặc biệt cho người mời hắn đến đây.
Công Tôn Đoạn kêu lên:
– Trời ! Đường chủ cho gọi hắn đến đây.
Vạn Mã Đường trầm giọng :
– Mất năm ngàn lượng bạc mới gọi được hắn đó.
Công Tôn Đoạn hừ một tiếng:
– Đặc biệt gọi hắn đến để hắn làm gì cho chúng ta?
Vạn Mã Đường đáp:
– Aâm thầm tra cứu hộ chúng ta xem kẻ nào đến đây với mục đích tầm cừu.
Công Tôn Đoạn lắc đầu:
– Lý do gì phải cần dùng đến hắn?
Vạn Mã Đường giải thích:
– Một là hắn có khả năng quan sát. Hai là hắn không mảy mai liên quan đến tư tình. Người ta đối với hắn không cần phải dè dặt như đối với bọn mình. Nhờ thế hắn có nhiều cơ hội tra cứu.
Công Tôn Đoạn thở dài:
– Rất tiếc là hắn chưa làm được việc gì mà đã chết oan.
Vạn Mã Đường trầm gương mặt:
– Nếu hắn không nắm được một vài manh mối thì đâu đã phải chết gấp như vậy.
Công Tôn Đoạn chớp mắt:
– A !
Vạn Mã Đường tiếp:
– Vì hắn có phát hiện bí mật của hung thủ cho nên hắn phải bị giết. Người ta giết hắn để diệt khẩu.
Công Tôn Đoạn trừng mắt:
– Cho nên nếu chúng ta tìm ra được người hạ sát hắn là chúng ta tìm ra kẻ đang gây phiền phức cho Vạn Mã Đường .
Vạn Mã Đường lạnh lùng:
– Và bàn tay của hắn nắm manh mối đó. Quan hệ trọng đại nằm gọn trong bàn tay của hắn.
Công Tôn Đoạn gằn mạnh:
– Thuộc hạ sẽ hỏi Diệp Khai xem hắn có đoạt vật đó hay không?
Vnd lắc đầu:
– Bất tất.
Công Tôn Đoạn trố mắt:
– Tại sao?
Vạn Mã Đường đáp:
– Lúc hắn chết thì Diệp Khai đang ở tại thị trấn. Cho nên hung thủ hạ sát hắn chẳng phải là Diệp Khai.
Rồi lão lạnh lùng tiếp:
– Hà huống, giả như Diệp Khai quả thật có lấy vật gì đó nơi tay của Phi Thiên Tri Thù thì đừng hòng ai hỏi cho ra lẽ.
Công Tôn Đoạn đặt tay lên chuôi đao, cười lạnh. Rõ là y không phục lời nói của Vạn Mã Đường .
Vạn Mã Đường trầm ngâm một lúc rồi hỏi:
– Trước khi hắn chết, ai quây quần bầu bạn với hắn?
Vân Tại Thiên đáp:
– Lạc đại tiên sinh, Mộ Dung Minh Châu, Phó Hồng Tuyết. Vạn Mã Đường tiếp: – Hiện tại những người đó ở đâu?
Vân Tại Thiên đáp: – Phó Hồng Tuyết trở về thị trấn, còn Lạc Lạc Sơn và Mộ Dung Minh Châu thất
tung.
Vạn Mã Đường suy tư một lúc:
– Đi tìm họ. Dẫn theo bốn mươi người làm cái việc đó.
Vân Tại Thiên tiếp lịnh:
– Vâng !
Vạn Mã Đường phân phó:
– Mười người một toán, phân làm bốn toán, đem theo thức ăn và nước uống. Không tìm ra manh mối thì đừng về.
Vân Tại Thiên gật đầu:
– Vâng.
Vô luận Vạn Mã Đường bảo gã làm gì thì gã cũng cúi đầu vâng lệnh. Trước mặt Vạn Mã Đường thì tay chọc trời khuấy nước thuở xa xưa đó biến thành một nô lệ ngu trung.
Bỗng Công Tôn Đoạn thốt:
– Thuộc hạ đi tìm Phó Hồng Tuyết.
Vạn Mã Đường khoát tay:
– Bất tất.
Công Tôn Đoạn căm hận:
– Tại sao lại bất tất? Chẳng lẽ lại không tìm được tiểu tử đó?
Vạn Mã Đường thở dài:
– Chẳng lẽ ngươi không nhận ra Phi Thiên Tri Thù chết cách nào à?
Công Tôn Đoạn nhìn thanh loan đao, hậm hực:
– Chẳng lẽ có một quy định là người mang đao phải dùng đao mỗi khi giết người?
Vạn Mã Đường đáp vội:
– Tất cả lui ra.
Vân Tại Thiên biết ý, vội lui ra, đóng cửa lại.
Công Tôn Đoạn ngẩng đầu lên, tiếp:
– Ai quy định điều đó chứ?
Vạn Mã Đường đáp:
– Chính người mang đao.
Công Tôn Đoạn trầm giọng:
– Tự hắn?
Vạn Mã Đường gật đầu:
– Nếu quả thật hắn đến đây để báo phục mối thâm cừu thì thanh đao của hắn phải là vật biểu tượng mối cừu. Hắn muốn giết người là phải dùng đao. Thanh đao đó chỉ dùng để trả thù, đúng như biểu tượng của nó.
Lão cười lạnh mấy tiếng, đáp luôn:
– Nếu hắn không tìm thù mà đến thì chúng ta hà tất tìm hắn.
Công Tôn Đoạn không nói gì. Y quay mình bước ra. Chân nặng nề vang mạnh chứng tỏ y hết sức tức uất.
Nhìn theo y, Vạn Mã Đường lộ vẻ lo âu, hơi khiếp sợ. Chừng như lão thấy cái gì bất tường bắt đầu manh nha từ con người đó.
Bất tường cho lão.
Bốn mươi người là bốn mươi ngựa, bốn mươi túi da to đựng nước uống và thức ăn. Đao phải bén và tên phải sẵn sàng giương cung.
Vân Tại Thiên kiểm điểm kỹ rồi, y lấy làm đắc ý luôn luôn gật gù. Nhưng giọng nói của gã vẫn oai nghiêm: – Mười người một toán ! Không tìm được thì chớ về !
Công Tôn Đoạn trở về gian nhà riêng của y.
Bên trong gian nhà, vật dụng không được sắp xếp với một trật tự tối thiểu. Được cái là diện tích khá rộng nên xem cũng không bừa bãi lắm.
Trên tường có rất nhiều da thú treo la liệt. Trên các mặt bàn có niều loại bình đựng rượu.
Giả như một đêm nào đó, y cao hứng thì có người đưa từ thị trấn đến nhiều nữ nhân từ mười sáu đến ba mươi tuổi, bất đồng sắc, vóc.
Y sống để mà hưởng thụ.
Ýù thích của y hay Vạn Mã Đường muốn thế?
Y hưởng thụ bởi máu và mồ hôi của y đã đổ quá nhiều. Nhưng y chưa mãn nguyện. Bởi trong tâm của y còn một ám ảnh: một thanh đao và một ngọn roi.
Hai vật đó, y chôn dấu, đè nén trong tâm. Tuy bàn tay y luôn luôn sờ đao, sờ roi song cái hồn đao, hồn roi y chôn dấu trong tâm. Bất cứ y làm việc gì thì hồn đao, hồn roi cũng bốc mạnh, vùng lên. Và cứ mỗi lần như vậy là y dằn xuống.
Cho nên tay sờ đao, sờ roi nhưng đao và roi chưa vung lên, chưa đẫm máu địch như ngày nào.
Ngày nào trong tương lai, y lại dùng đao, dùng roi đó khơi dòng máu chảy như thuở xa xưa? Ám ảnh đó vẫn nặng nề như ngày hôm qua.
Địch ngày xưa là ai? Địch ngày nay là ai?
Theo lịch trình ám ảnh, ngược dòng thời gian, y nhìn về dĩ vãng…
Ngày đó tuyết xuống nhiều. Tuyết lợp trắng cánh đồng hoang bao la…
Trên tuyết, Bạch Thiên Vũ dãy dụa, máu đổ ra nhuộm đỏ một khoảng tuyết…
Cho đến ngày nay, sau đúng mười tám năm, Công Tôn Đoạn vẫn còn nghe rõ bên tay tiếng kêu gào thê thảm, tiếng rên rỉ não nùng của một người sắp chết.
Có một câu trách hờn mà y không bao giờ quên:
– Tại sao các ngươi đối xử với ta như thế đó. Các ngươi là loài súc sinh mà. Các ngươi là trâu là chó mà. Ta dù chết đi vạn lần của quyết hiện hồn về báo phục mối thù này.
Công Tôn Đoạn nắm chặt đôi tay. Bỗng y nghe lợm giọng muốn mửa. Y sẽ mửa ra cái gì đây? Và cái gì làm cho y buồn nôn?
Trên bàn, chén vàng to đầy rượu. Y uống một hơi cạn sạch.
Rượu cay y gắng uống nên lệ đoanh tròng hay vì một lý do gì khác mà lệ đoanh tròng?
Bây giờ đã có người đến đây, bắt đầu làm cái việc phục thù như người chết đã phát thệ ngày xưa trên mặt tuyết.
Mà y thì biến thành con người bị bắt quả tang đang làm tội lỗi, như một dâm phụ ngồi che mặt thẹn mà khóc thầm trong phòng kín.
Rồi tại sao dâm phụ khóc?
Có phải vì hối hận chăng?
Vô luận là vì nguyên nhân nào thì y vẫn đổ lệ, đổ đến khi nào tâm tư y vơi đi một ý niềm.
Công Tôn Đoạn lại rót rượu, lại uống rượu, rồi tự hỏi:
– Nhẫn nại. Tại sao phãi nhẫn nại? Nhẫn nại để làm gì nữa?
Gạt bỏ mọi ý niệm vẩn vơ, y đứng lên, nắm chặt tay, tự thốt như gào vào mặt đối phương:
– Ngươi đã có thể đến đây để giết ta thì tại sao ta lại không có thể tìm ngươi mà giết trước?
Y vọt mình ra cửa.
Y vọt ra, có thể là không phải đi giết người mà là vì y khiếp sợ. Không. Không vì cừu hận, không vì phẫn nộ mà là vì khiếp sợ. Sợ người mà giết người cho hết sợ thì mới cần giết gấp. Giết người vì cừu hận, mối cừu hận có đến mười tám tuổi đời thì cần gì phải vội
vã.
Giết vì cừu hận thì không thể hấp tấp, không thể liều. Chỉ có sợ mới làm liều
Hoàng hôn.
Tà dương còn le lói nơi hẻm trong thị trấn, mơn man đôi chân Phó Hồng Tuyết.
Ánh tà dương làm y tưởng đến đôi bàn tay ấm, dịu cũng mơn man nơi đó, trong đêm trước…
Y nằm trên giường, dáng mệt mỏi, không buồn cởi đôi giày.
Đêm trước, sự mơn man của đôi bàn tay gây cho y một cảm giác lạ và cái cảm giác đó cuối cùng đưa y đến một việc làm mà hầu hết nam nhân khó tránh khỏi khi nằm kề một nữ nhân.
Bây giờ y đã biết các tư vị đó rồi, nó không còn lạ lùng nữa song nó vẫn ám ảnh y mãi.
Để trốn thoát ám ảnh, y bật ngồi dậy, xuống giường, bước ra cửa, đi luôn vào phố.
Phố lúc đó an tịnh vô cùng.
Người dân thị trấn miền biên tái dựa chân núi không đông lắm. Có lẽ hiện tại họ ngại bùn lầy sau cơn mưa to hay họ linh cảm một biến cố phi thường sắp khai diễn ngay giữa lòng phố nên không ai ra đường như thường ngày khi trời nắng dịu.
Dưới một mái hiên, Diệp Khai đang đứng nhìn ra đường. Chàng có vẻ trầm tư, như đang theo dõi một ý niệm quan trọng. Sau đó chàng thấy Phó Hồng Tuyết từ trong
ngỏ hẻm đi ra. Chàng điểm một nụ cười, vẩy tay gọi nhưng Phó Hồng Tuyết như không trông thấy. Mặt y đăm đăm nhìn về khung cửa hẹp đối diện.
Mặt y vốn trắng xanh, hiện tại hồng lên, mắt lại bốc lửa, sáng vô cùng. Một tay vẫn giữ chuôi đao, chân bước từ từ. Đôi chân không bao giờ vội vã.
Diệp Khai đột nhiên phát hiện gã thiếu niên đó biến đổi lạ kỳ. Một con người nhẫn nại lâu năm có lúc cũng cần phải phát tiết bớt cái ứ đọng. Bằng cách này hay cách khác, có phát tiết được phần nào thì mới tiếp tục nhẫn nại đến khi có cơ hội.
Không phát tiết dược thì tất phải nổ tung. Công trình nhẫn nại cầm như phó cho giòng nước cuốn.
Diệp Khai thở dài, lẩm nhẩm:
– Ta xem ra hắn phải uống say một trận mới xong.
Say tít cung thang, say bất tỉnh nhân sự. Khi cơn say qua rồi thì tuy có nhức đầu một chút song tinh thần sẽ được thoải mái hơn. Đương nhiên nếu có nữ nhân kèm một bên thì lại càng hay.
Chàng tự hỏi cho đến ngày nay, y đã tiếp xúc nữ nhân chưa.
Nếu chưa thì thật là kỳ quái.
Phó Hồng Tuyết từ từ đi, mặt cứ nhìn ngọn đèn lồng màu đỏ treo trước cửa. Đèn đốt lên là có khách vào. Đèn tắt rồi là khách ra và không còn một mạng.
Hiện tại, đèn sáng rồi. đèn sáng là cuộc sanh ý bên trong đã mở màn. Hôm nay chắc chắn cuộc sanh ý ở đây không thịnh vượng rồi.
Thường lệ, khách ở đây gồm hai hạng quan trọng. Hạng chủ các trại nuôi ngựa và hạng lái ngựa từ xa đến, mang ngựa đến bán hoặc mua ngựa về.
Hôm nay chắc chắn là hai hạng đó không có mặt rồi, bởi vì họ là đối thủ đen đỏ với nhau. Mà các chủ trại thì bận rộn sự việc tại Vạn Mã Đường, các lái buôn cũng buồn lòng mà không đến.
Còn lại là những tay chơi lẻ tẻ, nhỏ mọn, những tay lót sòng. Hạng đó có đáng kể
gì.
Phó Hồng Tuyết xô cửa. Tâm tư sôi trào trong cổ họng phát kêu thành tiếng.
Bên trong có hai lão thái bà, hai đóa hoa tàn chờ rụng. Chẳng còn câu khách như thuở xa xưa, cùng với Tiêu Biệt Ly đúng lệ chiêu đãi khách, đã rời gác nhỏ xuống thang, ngồi chỗ cũ muôn đời.
Lão ta đang ăn, đang uống.
Phó Hồng Tuyết bước vào, do dự một phút rồi ngồi vào chỗ y ngồi đêm trước.
Có người hỏi:
– Uống rượu gì?
Y do dự một chút:
– Không uống rượu.
Người trong quán hỏi:
– Thế muốn gì?
Y đáp:
– Trừ rượu ra thì cái chi cũng được.
Tiêu Biệt Ly vụt cười, quay đầu phân phó gia nhân:
– Ở dây vừa tiếp nhận một ít sữa dê tươi, hãy mang ra cho Phó công tử, gọi là kính ý của ngôi hàng này.
Phó Hồng Tuyết không nhìn lão, lạnh lùng thốt:
– Không cần. Tại hạ muốn gì thì tự mình gọi lấy. Và dùng là trả tiền, không có việc kính tặng.
Tiêu Biệt Ly lại cười.
Lão không thích những việc tranh chấp nhưng đã có người tranh chấp đến đây rồi.
Tiếng vó ngựa dừng gấp bên ngoài cửa. Tiếp theo là một tiếng bình, cánh cửa bật tung vô. Một đại hán cao lớn như hòn non bộ bước vào bạt gió một tiếng vù.
Đại hán không đội nón, áo mở rộng, bên hông có thanh loan đao.
Đại hán là Công Tôn Đoạn.
Tiêu Biệt Ly cười nhẹ, vẫy tay gọi nhưng Công Tôn Đoạn không trông thấy. Y chỉ thấy Phó Hồng Tuyết.
Đôi mắt y như đôi mắt chim ưng nhìn con mồi chết giữa cánh đồng.
Rồi sữa dê tươi cũng được mang ra. Phó Hồng Tuyết miễn cưỡng hớp một ngụm. Sau đó y cau mày.
Công Tôn Đoạn bắt đầu khiêu khích:
– Chỉ có loại dê mới uống sữa dê.
Phó Hồng Tuyết vờ không nghe, uống tiếp một ngụm nữa.
Công Tôn Đoạn cất giọng cao hơn:
– Thảo nào ở đây lại chẳng có mùi dê nồng nặc. Thì ra ở đây có con dê thúi.
Phó Hồng Tuyết vẫn lờ đi, không nói gì. Song tay y nắm chặt chuôi đao hơn, gân xanh vồng lên chằn chịt.
Công Tôn Đoạn chợt bước tới, đấm tay xuống bàn kêu ầm lên một tiếng, quát:
– Đi nơi khác.
Phó Hồng Tuyết nhìn chén sữa dê chứ không nhìn Công Tôn Đoạn, từ từ hỏi:
– Các hạ bảo tại hạ đi?
Công Tôn Đoạn gằn từng tiếng:
– Nơi đây chỉ có người mới được ngồi. Còn dê thì ra phía sau kia, nơi đó có chuồng dê.
Phó Hồng Tuyết điềm nhiên:
– Tại hạ không phải dê.
Công Tôn Đoạn đập tay xuống bàn, hét:
– Bất chấp ngươi là cái quái gì thì cũng phải đi nơi khác. Ta thích ngồi vào cái ghế của ngươi đó. Lão gia bảo là phải tuân.
Phó Hồng Tuyết hỏi:
– Ai là lão gia?
Công Tôn Đoạn gằn giọng:
– Ta. Ta là lão gia. Lão gia là ta.
Một tiếng xoảng.
Chiếc chén đựng sữa dê vỡ toang.
Phó Hồng Tuyết nhìn sữa dê bắn tung tóe khắp mặt bàn, nhìn xuống áo thấy áo cũng vấy sữa dê.
Công Tôn Đoạn trừng mắt nhìn y, bàn tay hộ pháp nắm chặt chuôi loan đao.
Sự khích động làm y rung chuyển cả thân hình.
Nhưng y trấn định tâm thần, cười lạnh tiếp:
– Ngươi tự động bước đi hay bắt ta phải quăng đi?
Phó Hồng Tuyết run người. Y từ từ đứng lên, cố gắng lắm mới không nhìn đối tượng.
Công Tôn Đoạn cười lớn:
– Ha ha. Con dê sắp trở về chuồng. Tại sao không liếm hết những bãi sữa trên
bàn.
Bây giờ Phó Hồng Tuyết mới ngẩng đầu lên, rồi y nhìn Công Tôn Đoạn. Đôi mắt y bốc cháy sáng rực như hai cục than hồng. Công Tôn Đoạn cười vang:
– Ngươi muốn gì? Muốn bạt đao?
Phó Hồng Tuyết bóp mạnh chuôi đao.
Công Tôn Đoạn buông luôn:
– Chỉ có con người mới biết bạt đao. Con dê thúi thì làm gì làm được cái việc đó. Nếu ngươi là con người thì cứ rút đao cho ta xem.
Phó Hồng Tuyết nhìn đối tượng, thân hình run hơn trước.
Có hai người đang uống rượu, lúc này rút cả vào một góc nhà. Họ sợ, song vẫn nhìn hai con hổ gầm nhau.
Tiêu Biệt Ly đang cầm chén rượu, ngón tay tê cứng, cánh tay tê cứng, chén rượu không lên cũng không xuống.
Trong gian nhà rộng, tất cả mọi tiếng động đều im.
Trừ hơi thở.
Phó Hồng Tuyết thở nhẹ song gấp hơi. Công Tôn Đoạn thở nặng và dài hơn.
Bỗng Phó Hồng Tuyết quay mình bước về phía cửa, với dáng lết đi như lúc nào.
Công Tôn Đoạn nhổ phẹt một bãi nước bọt trên nền nhà nói:
– Thì ra con dê có tật thọt chân.
Phó Hồng Tuyết bước nhanh hơn
Công Tôn Đoạn bật cười ha hả:
– Cút đi là phải. Trở về chuồng đi là hơn. Nếu để cho lão gia gặp lại lần nữa là đôi chân phải cụt luôn, chứ không chỉ thọt mà thôi đâu.
Y kéo ghế ngồi xuống rồi vỗ tay xuống bàn quát:
– Đem rượu đây. Rượu ngon.
Bên ngoài cửa, một người quát:
– Đem rượu đây. Rượu ngon.
Diệp Khai bước vào, có dắt theo một con dê.
Công Tôn Đoạn trừng mắt nhìn chàng. Chàng không nhìn trả chỉ tìm ghế ngồi xuống.
Không rõ vô tình hay cố ý, chàng ngồi đối diện với Công Tôn Đoạn .
Công Tôn Đoạn cười lạnh nhưng không nói gì, lại quát:
– Rượu, đem đây gấp.
Diệp Khai cũng đập tay xuống bàn gọi:
– Rượu. Đem gấp.
Tự nhiên là phải có rượu gấp.
Diệp Khai rót đầy chén rượu song không uống mà lại xách ngửa đầu con dê lên, cho nó há mồm ra, rồi chàng đổ ụp chén rượu vào mồm nó.
Công Tôn Đoạn cau mày.
Tiêu Biệt Ly bật cười thành tiếng.
Diệp Khai ngẩng mặt lên không cười ta:
– Thì ra người uống sữa dê còn con dê lại uống rượu.
Công Tôn Đoạn biến sắc, vụt đứng lên quát:
– Các hạ nói gì?
Diệp Khai cười nhạt:
– Tại hạ nói vơí dê mà, chẳng lẽ các hạ là dê?
Tiêu Biệt Ly cười lớn:
– Nơi đây chẳng phải là chuồng dê mà sao có nhiều dê đến quá vậy.
Công Tôn Đoạn quay đầu nhìn lão trừng trừng.
Tiêu Biệt Ly vẫn còn cười:
– Công Tôn huynh muốn bẻ gãy chân tại hạ chắc? Rất tiếc đôi chân của tại hạ đã bị người ta bẻ gãy từ lâu rồi.
Công Tôn Đoạn nắm chặt đôi tay, gằn từng tiếng:
– Đáng tiếc là có kẻ còn đủ đôi chân.
Diệp Khai gật đầu:
– Phải. Tại hạ còn đủ đôi chân.
Công Tôn Đoạn hừ lạnh:
– Các hạ đứng lên xem.
Diệp Khai điềm nhiên:
– Khi nào ngồi xuốn được rồi thì tại hạ thường ít chịu đứng lên lắm.
Tiêu Biệt Ly thốt:
– Lúc còn đứng được thì tại hạ thường ít chịu ngồi xuống lắm.
Diệp Khai gật gù:
– Tại hạ có tính lười.
Tiêu Biệt Ly cũng gật gù:
– Tại hạ là người không có đôi chân.
Cả hai cùng bật cười vang.
Diệp Khai vỗ lên đầu con dê, mắt thì liếc xéo qua Công Tôn Đoạn , thốt:
– Dương huynh. Dương huynh. Tại sao Dương huynh thích đứng hơn ngồi?
Công Tôn Đoạn đang đứng.
Gân xang vồng lồ lộ trên trán, y vội hoành tay, chụp xuống chuôi đao, hét to:
– Dù ai ngồi, tại hạ cũng chặt đứt đôi chân như thường.
Ánh thép chớp lên, thanh loan đao đã tuốt ra khỏi vỏ.
Rồi một tiếng soạt tiếp nối. Mặt bàn bị đao chém xả làm hai phần, đứt ngay trước mặt Diệp Khai.
Như vậy là mũi đao phớt xuống sát mặt chàng.
Diệp Khai không nhích động, không chớp mắt, không biến sắc.
Chàng cười nhẹ thốt:
– Thì ra thanh đao của các hạ dùng chẻ gỗ.
Công Tôn Đoạn gầm lên một tiếng lớn, loan thanh đao một vòng tròn. Diệp Khai bị vòng đao bao gọn vào giữa.
Bỗng một tiếng keng vang như chuông giọng. Một chiếc nạng sắt bay ra chận thanh đao.
Còn chiếc nạng kia cắm nơi nền sâu năm tấc.
Tiêu Biệt Ly đã đứng lên chẳng rõ từ lúc nào, vung một chiếc nạng ra, còn một chiếc chỏi xuống đất để giữ thế đứng của lão.
Thì ra chiếc nạng vung lên chận đao, hút kình lực qua trung gian lão, truyền sang chiếc nạng kia, ấn chiếc nạng xuống sâu. Kình lực của Công Tôn Đoạn rút xuống đất luôn như làm sét chới bị cột thu lôi hút mất.
Nạng và đao còn tương trì nhau. Công Tôn Đoạn biến sắc, trầm giọng thốt:
– Không liên can đến tiên sinh.
Tiêu Biệt Ly lạnh lùng:
– Ở đây không phải là nơi giết người.
Công Tôn Đoạn không nói gì nữa, vận công lực dồn vào thanh đao.
Chiếc nạng thứ hai lại ấn sâu xuống thêm hai tấc nữa. Bao nhiêu kình lực của Công Tôn Đoạn đều bị hút trọn, thanh đao không làm chiếc nạng lay động mảy may.
Bỗng Công Tôn Đoạn dậm chân. Y rút thanh đao về, quay mình bước đi, chân dậm gạch nát nhừ bật kêu rạo rạo.
Rồi y đi chẳng nói một tiếng nào.
Diệp Khai thở dài, tán:
– Nội công của tiên sinh cao minh cực điểm.
Tiêu Biệt Ly thốt:
– Thẹn lắm. Thẹn lắm.
Diệp Khai cười nhẹ:
– Vô luận là ai, luyện nội công rới mức Di Hoa Tiếp Mộc rồi thì người đó không còn phải thẹn khi đối mặt với bất cứ sự việc nào trên đời cả.
Tiêu Biệt Ly bỗng cười thốt:
– Diệp huynh quả có nhãn lực cao minh.
Diệp Khai tiếp:
– Nhãn lực của Công Tôn Đoạn cũng chẳng kém. Nếu kém thì khi nào hắn thấy được lợi hại mà bỏ đi.
Tiêu Biệt Ly trầm tư một chút:
– Có thể là cái người chân chính mà hắn muốn giết không phải là Diệp huynh.
Diệp Khai cười khổ:
– Nhưng nếu không có Tiêu tiên sinh thì tại hạ đã mất mạng tại đây rồi.
Tiêu Biệt Ly lắc đầu:
– Nếu hôm nay không có tại hạ thì hẳn là đã có một người chết tại đây. Mà người chết không phải là Diệp huynh.
Diệp Khai chớp mắt:
– Không là tại hạ thì là ai?
Tiêu Biệt Ly đáp:
– Hắn.
Diệp Khai cau mày:
– Sao lại là hắn?
Tiêu Biệt Ly thờ dài:
– Hắn là một tên lỗ mãng, không thấu đáo nổi võ công của Diệp huynh cực cao. Ít nhất cũng trên tại hạ mấy bậc.
Diệp Khai cười, nụ cười biểu hiện rõ rệt là chàng vừa nghe một câu buồn cười.
Chàng thốt:
– Lần này thì chỉ sợ tiên sinh đoán sai.
Tiêu Biệt Ly điềm nihiên:
– Tại hạ chỉ mất đôi chân chứ đôi mắt vẫn còn và sáng như thuở nào. Nếu không thì tại sao hôm nay bỗng dưng xuất thủ, sau mười mấy năm dài nhẫn nại, ẩn tích mai danh tại đây.
Diệp Khai chờ nghe.
Lão tiếp:
– Trong mấy mươi năm sau này, tại hạ chưa hề thấy một cao thủ trong lúc thanh thiếu như Diệp huynh. Cái tài của Diệp huynh quá cao siêu. Diệp huynh lại khéo che dấu cực kỳ kín đáo, cho nên…
Dừng lại, lão cười, chờ Diệp Khai hỏi:
– Diệp Khai hỏi:
– Cho nên làm sao?
Tiêu Biệt Ly lại thở dài:
– Một kẻ tàn phế, vô thân thích, giữa chốn này tìm được cái sống, thiết tưởng không phải là dễ dàng. Giả như tại hạ có một người bằng hữu như Diệp huynh…
Diệp Khai vụt chận lời lão, điểm một nũ cười thốt:
– Nếu có một người bằng hữu như tại hạ thì trong tương lai tiên sanh sẽ gặp nhiều phiền phức liên miên.
Tiêu Biệt Ly chớp mắt, nhìn chàng một lúc hỏi:
– Nếu tại hạ không sợ phiền phức?
Diệp Khai buông gọn:
– Thì chúng ta trở thành bằng hữu của nhau.
Tiêu Biệt Ly hân hoan ra mặt, tiếp:
– Thế thì lão đệ còn chờ gì mà không bước lại đây cạn mấy chén?
Diệp Khai mỉm cười:
– Lão huynh mời thì tiểu đệ cũng đòi uống.
Một người cưỡi ngựa chạy ngang qua đường. Bỗng một bàn tay hộ pháp vươn ra, nắm hắn lôi xuống ngựa.
Hắn nổi giận toan phát tác nhưng kịp thời dằn lòng bởi hắn nhận ta Công Tôn Đoạn .
Hắn thấy rõ sắc giận của Công Tôn Đoạn. Khi Công Tôn Đoạn phẫn nộ thì đừng ai trêu vào y nếu kẻ đó muốn sống với vợ con và gia đình.
Công Tôn Đoạn nhảy lên lưng ngựa. Ngựa cất vó sải liền.
Còn ngựa của chính y đâu ?
Con ngựa của Công Tôn Đoạn lúc đó đang chạy như điên cuồng ngoài cánh đồng
cỏ.
Người ngồi trên lưng nó là Phó Hồng Tuyết.
Y ra khỏi cửa, thấy con ngựa là lập tức nhảy lên lưng nó, dùng vỏ đao thay roi đánh loạn, đánh mạnh. Mường tượng y xem con ngựa như là Công Tôn Đoạn.
Y cần phát tiết những cái ứ đọng trong người qua nhiều năm. Nếu không phát tiết được thì y sẽ điên.
Ngựa chạy mãi từ hoàng hôn đến lúc đêm về.
Chung quanh y là bóng tối, càng phút càng dầy. Gió thổi ngược chiều bốc cát vào mặt y nhưng y không vuốt mặt, không né tránh, cứ ngẩng cao mặt, nhìn thẳng phía trước. Cái nhục vừa qua y còn chịu được thì có cái gì y không nhẫn được.
Y cắn răng, môi rướm máu.
Trong bóng tối chợt xuất hiện một vì sao. Không. Chẳng phải là sao mà là ngọn đèn treo nơi cột cờ tại Vạn Mã Đường .
Phó Hồng Tuyết vẫn đánh mãi con ngựa. Cuối cùng nó không chịu nổi, sụm hai vó trước làm y bị hất tung lên. Chỗ đáp xuống không có cỏ, chỉ có cát. Y rơi sấp, mặt úp xuống cát, cát làm say rát mặt y rướm máu.
Y nghe như con tim rướm máu luôn.
Bởi y nghĩ còn nhẫn nại, phải nhẫn nại hơn nữa. Mà còn nhẫn nại là còn chịu nhục. Có ai sung sướng khi bắt buộc phải nhẫn nại?
Y khóc. Lệ hoà chan với máu.
Sao bắt đầu điểm lấm tấm trên nền trời đen thẫm.
Một con ngựa từ xa chạy đến. Người trên ngựa có đôi mắt cực đẹp. Người trên ngựa là Mã Phương Linh.
Nàng tươi như đoá hoa hứng sương xuân. Tươi màu ái tình. Hoa ái tình đang nở lớn nơi lòng nàng. Nàng thầm nghĩ:
– Hẳn là chàng đang chờ mình.
Bỗng nhiên nàng nghiêng tai nghe: có ai khóc giữa cánh đồng hoang trong đêm
tối.
Nàng vốn đã vượt qua nơi đó rồi, bây giờ nàng quay trở lại. Trước hết nàng thấy con ngựa kiệt sức ngã nằm dài tại đó. Sau nàng mới thấy Phó Hồng Tuyết.
Phó Hồng Tuyết cuộn mình trên cát, run run. Mường tượng như y không nghe tiếng vó ngựa của nàng. Y chẳng thấy nàng nhảy xuống ngựa.
Mặt y trắng nhợt, lệ hoà máu vương khắp mặt y. Trông y kỳ dị quá chừng. Nhưng Mã Phương Linh nhận được y.
Nàng kêu lên:
– Ngươi.
Nàng không quên gã thiếu niên bị nàng quất một ngọn roi vào mặt, trước cái đêm có cuộc họp tại Vạn Mã Đường .
Thiếu niên đó hiện nằm tại đây.
Bây giờ Phó Hồng Tuyết mới thấy nàng nhưng ánh mắt của y tán loạn mất rồi. Hiện tại y giống một gã điên.
Y dãy dụa, định đứng lên nhưng vừa dơm đứng lại ngã xuống. Tay chân y như bị một mãnh lực vô hình kềm thúc, không cho y cử động.
Mã Phương Linh cau mày:
– Ngươi bịnh?
Phó Hồng Tuyết cắn răng, mép sùi bọt, như con ngựa kiệt quệ sùi bọt mép.
Đích xác y thọ bịnh.
Một thứ bệnh xấu xí trông đáng sợ, một thứ bịnh dày vò y hơn mười tám năm qua. Cứ mỗi lần sự nhẫn nại vượt giới hạn chịu đựng thì y lại bịnh như vậy.
Y không bao giờ muốn ai bắt gặp y trong những lúc phát bịnh như thế này.
Bây giờ thì có người bắt gặp rồi.
Y tức uất, lấy vỏ đao tự đánh mình.
Mã Phương Linh hiểu loại bịnh đó, nàng cất tiếng an ủi y:
– Hà tất ngươi tự làm khổ lấy mình. Bịnh đó tuy khó chịu song sau cùng cũng…
Phó Hồng Tuyết cố vận dụng lực tàn, rút đao ra khỏi vỏ hét:
– Cút ! Cút đi. Nếu không thì uổng mạng.
Lần thứ nhất y tuốt đao khỏi vỏ.
Đao sáng quá !
Mã Phương Linh kinh hãi lùi lại mấy bước. Nàng toan đi nhưng lại thấy tay chân của Phó Hồng Tuyết co rúm rồi y ngã xuống. Ngã xuống rồi y lại dãy dụa như con vật chuyển mình trước lúc chết. Thanh đao còn trong tay, thanh đao đã tuốt vỏ.
Bỗng y hoành đao, tự đâm vào đùi.
Đao đâm sâu, máu vọt ra liền.
Cơn co giật của y từ từ dịu lạu nhưng y vẫn còn run, tay chân còn giật.
Mã Phương Linh vừa sợ hãi vừa thương xót hết sức. Nàng buột miệng khẽ thở dài, vội bước tới, vỗ trên đầu Phó Hồng Tuyết an ủi:
– Đừng. Đừng tự làm khổ ngươi như vậy. Lỗi đâu phải do ngươi mà ngươi tự hành hạ lấy mình.
Giọng nàng ấm dịu như giọng từ mẫu dỗ con.
Phó Hồng Tuyết cứ khóc.
Đang khóc, chợt y hét to lên:
– Ta lầm. Ta sai. Đáng lẽ ta không nên sanh ra trên cõi đời này. Đáng lẽ ta không nên sống giữa thế gian.
Niềm tuyệt vọng hiện rõ trong câu nói.
Mã Phương Linh cảm thấy đau khổ cho y. Bất giác nàng bế y lên, ôm y vào lòng, khuyên:
– Đừng lo ngại. Cơn bịnh sẽ chóng qua, không nên khó chịu lắm.