Cái Bang Thập Ác

Chương 4 - Oan Nghiệt Như Núi Chồng Lên Mãi - Thù Hận Tựa Sông Chẳng Chảy Lui

trước
tiếp

Vầng trăng treo lơ lửng giữa không gian như một cái dĩa dát bạc sáng rực tạo một vẻ hoang vu có pha một chút lạnh lùng rợn người.

Phàn Nhất Chi đã vượt quá một cánh rừng chập chùng những loại cây trăm tuổi đến lưng chừng ngọn núi Ma Thiên Lãnh như lời ước hẹn bí ẩn của Tư Không Thiên.

Lúc mới nghe câu nói của y chàng còn hơi kinh ngạc nhưng chỉ một thoáng sau chàng đã đoán ra có lẽ TỔ Di Khánh là sư diệt của Tư Không Thiên đã gặp nhau và muốn đòi lại chiếc quạt có chép bài Cái Bang Di Công của môn phái y. Ðối với chàng, điều này hoàn toàn hợp lý vì chàng không phải là người của Cái bang, theo quy củ giang hồ, chàng không có quyền chiếm đoạt Cái Bang Di Công nếu không có sự đồng ý truyền thụ của chưởng môn nhân. Vả chăng, dù chàng không cố ý nhưng chàng đã giữ chiếc quạt này gần một tuần lễ, yếu quyết Cái Bang Di Công đã in sâu vào trong ký ức chàng thì việc trả lại quạt bồ phiến cũng chăng có hại gì cho chàng.

Tuy Phàn Nhất Chi trưởng thành trong một gia đình võ biền, thân phụ chàng làm nghề bảo tiêu suốt ngày chỉ ham mê luyện tập võ nghệ nhưng trái ngược với thân phụ, chàng lại say sưa đèn sách từ lúc nhỏ, đã đọc qua tứ thư ngũ kinh và bách gia chư tử nên chàng rất trọng đạo đức, thêm nữa chàng bẩm sinh là người thuần phác đôn hậu, chưa hề trộm cắp của ai bất cứ vật nhỏ nào nên chàng vẫn vui vẻ trả chiếc quạt cho TỔ Di Khánh, huống gì Tư Không Thiên là người chàng cảm mến từ lúc gặp lần đầu. Cái bang thiếu chủ Tư Không Thiên vì chàng mà bị nhốt chung dưới VÔ ảnh La, lê nàng chàng lại có manh tâm chiếm đoạt Cái Bang Di Công của người ta được?

Ngọn Ma Thiên Lãnh có lẽ là ngọn núi hoang dã nhất Trung Nguyên.

Thấp thoáng xa xa có ánh lửa bập bùng nhỏ sau bụi cây rậm. Chắc đó là nơi Tư Không Thiên ước hẹn với chàng, chàng cố vận hết sức bình sinh phi hành về hướng đó.

Thì ra không phải Tư Không Thiên mà chỉ có một mình Ðinh Chu Diệp ngồi co ro giữa một bãi đất trống trải trước một ngọn lửa lớn do nàng luôn tay ném cành khô vào.

Gương mặt Ðinh Chu Diệp tư lự thấp thoáng bên cạnh đống lửa sáng tạo thành một vẻ đẹp khá man dại vì nàng chỉ mặc một bộ y phục trắng toát và khá mỏng manh.

Sợ thất lễ với Tư Không Thiên vì cảnh nam nữ gặp nhau nơi hoang vắng thế này, Phàn Nhất Chi đằng hắng một tiếng nhẹ.

Ðinh Chu Diệp cất tiếng hỏi liền:

– Phải chăng là Phàn công tử đến đó không?

Chàng đáp:

– Chính tại hạ, hỏi phu quân của cô nương tới chưa?

Ðinh Chu Diệp ngửa cái cổ cao trắng ngần cười lúng liếng:

– Phu quân nào? Công tử biết tôi làm gì có phu quân?

ánh mắt nàng có chiều lả lơi khiến Phàn Nhất Chi càng cẩn trọng lời nói:

– Xin cô nương đừng đùa giỡn tại hạ. Thế phải chăng Tư Không Thiên thiếu gia là phu quân của cô nương ư?

Ðinh Chu Diệp vẫn liếc xéo chàng:

– Ai bảo công tử Tư Không Thiên là phu quân của ta? Công tử muốn xem dấu Thủ Cung Sa của ta không?

Nàng định trật vai áo xuống cho chàng xem dấu ấn Thủ Cung Sa để chứng tỏ mình vẫn còn trinh nữ nhưng chàng sợ hãi xua tay:

– Không cần, tại hạ đâu dám tra xét cô nương. ấy là vì đêm hôm qua gặp Ở Ðơn Hành quán, cô nương đã gọi Tư Không Thiên là phu quân…

Ðinh Chu Diệp cắt ngang:

– Công tử nghe lầm rồi. Chỉ có Tư Không Thiên tự ý gọi ta là “phu nhân” thôi chứ đời nào ta gọi ai là phu quân bao giờ?

Có lẽ chàng nhớ lầm thật cũng nên, nhưng đêm nay chàng lặn lội lên đây đâu phải vì việc Ðinh Chu Diệp gọi ai là phu quân hay không phu quân.

Chàng đổi hướng câu chuyện:

– Xin hỏi Tư Không Thiên đã đến đây chưa?

Ðinh Chu Diệp dịu giọng:

– Phải cho công tử hỏi vậy ngay từ đầu thì hay quá. Công tử có đọc tư, chắc phải biết đức Khổng Phu Tử rất quan trọng chuyện “chính danh” Xin trả lời: Tư Không Thiên không đến đây hôm nay.

Phàn Nhất Chi giật mình:

– CÔ nương… thế này… thế này là sao… Hôm qua… chính Tư Không Thiên ước hẹn với tại hạ Ở đây đêm nay.

Ðinh Chu Diệp nhún vai:

– Không hiểu việc ước hẹn với công tử ra sao, nhưng sáng nay Tư Không Thiên và TỔ Di Khánh đã đuổi theo tên Mậu Quán Tinh ra Trường Viễn đảo roi.

Cái tên Mậu Quán Tinh? CÓ liên quan gì đến họ Mậu Ở Yên Kinh không?

– HỌ Mậu này vốn không Ở Yên Kinh nhưng ta có nghe Tư Không Thiên và TỔ Di Khánh nói chuyện hơn năm trước y tổ chức đốt trại Tam Dương tiêu cục sau khi xúi giục con gái là Mậu Quán Hoa cướp Càn Khôn Yếu Quyết trốn ra đảo Trường Viễn.

Chàng chấn động vì hai tên “Mậu Quán Tinh” và “Mậu Quán Hoa.” Chắc chắn hai tên này có quan hệ đến họ Mậu mà TỔ Di Khánh trước khi giả chết đã viết lên chiếc quạt bồ phiến Cái Bang Di Công của y. Tại sao y lãi phải giả chết để trốn ra Trường Viễn đảo? Ðiều này nếu không gặp y thì không ai có thể giải đáp cho chàng được. Chàng hỏi tiếp:

– Cớ sao cô nương không theo Tư Không Thiên ra Trường Viên đảo?

Ðinh chu Diệp mỉm cười:

– Vì ta có ý đợi công tử. Ta biết công tử cũng muốn ra Trường Viễn đảo lắm phải không?

Người nữ nhân này có cố tật ăn nói rất trắng trợn thăng thắng. Ðối với loại người này không gì hơn là cứ thành thật, chàng đáp:

– Vâng, tại hạ ri ất muốn gặp Cái bang thiếu chủ TỔ Di Khánh.

Ðinh Chu Diệp vui vẻ:

– Thế thì chúng ta cùng đến Trường Viễn đảo nhé!

Phàn Nhất Chi từ chỗ i:

– Xin cô nương chỉ đường giúp tại hạ là được rồi. Tại hạ có thể đi một mình được.

Ðinh Chu Diệp bật cười:

– Công tử sợ đi cùng ta ư? Hay công tử vẫn học câu: “Nam nữ thụ thụ… ” Chàng cắt lời:

– Ta ra Tường Viễn đảo là việc riêng, đâu dám phiền tới cô nương.

– Sao gọi là phiền? Ta cũng có ước hẹn với Tư Không Thiên Ở đó. Thôi công tử hãy về thu xếp hành lý, ngày mai ta lên đường.

– Tại hạ đâu có hàng lý gì mà cần thu xếp? Nhưng… nhưng…

– Công tử muốn nói đến bọn huynh đệ Lưỡng Long Thần Châu chứ gì?

Hoặc công tử muốn từ giã họ?

– Cũng không! Tại hạ với Lưỡng Long Thần Châu bèo nước tương phùng, muốn Ở thì ở, muốn đi thì đi, đâu có giao ước gì mà phải từ giả?

Ðinh Chu Diệp hơi cười mỉm, dưới ánh nắng đang tắt dần dường như mặt nàng cÓ hơi ửng đỏ:

– Thế thì đêm nay chúng ta thức trắng Ở đây cũng được, phải không Phàn công tử?

Sông Dương Tử nước chảy xiết.

CỎ hai đi bộ trên ba dặm mới gặp một bến đò vắng người qua lại. Ðinh Chu Diệp dặn dò Phàn Nhất Chi:

– Công tử là người lạ Ở vùng này, tôi sợ rằng có chuyện bất thường đang đợi chúng ta đây. Công tử hãy tế tâm.

– Vâng, cảm tạ nương tử, hy vọng ta không làm gì thất thố.

cả hai vừa đối đáp vừa bước xuống bến đò trơn trượt.

Mũi đò cũng vừa đâm sát vào bờ.

Ðinh Chu Diệp khẽ nhún vai đã đứng Ở giữa lòng đò và tiếp theo nàng là Phàn Nhất Chi nhanh nhẹn nhảy xuống.

Con đò đẩy ra giữa giòng. Ngoài Phàn Nhất Chi, Ðinh Chu Diệp và tên lái đò ngồi lặng lê Ở mũi đó, không có một người khách nào nữa.

Tên lái đò cầm một cái sào dài bỗng cắm đò giữa dòng nhìn thăng vào mặt Phàn Nhất Chi:

– Vạn Kiếp Sư TÔ Tử vương ra lệnh cho các hạ để bồ phiến quạt Cái Bang Di Công lại đây nếu muốn an toàn vào bờ.

Hắn cầm chèo thuyền tấn công Phàn Nhất Chi liền. Cặp chèo đánh chéo qua lại vun vút như cặp côn đẩy chàng vào sát mạn đò.

Tên lái đò không ngờ thân pháp của Phàn Nhất Chi lại lanh lẹ khác thường đến vậy, chàng chỉ lắc lư qua lại theo yếu quyết Cái Bang Di Công mà đã tránh hết các đường tấn công bất ngờ của hắn.

Ðinh Chu Diệp thấy Phàn Nhất Chi bị tấn công liền tuốt kiếm chém tên lái đò:

– Huynh đệ ta không đụng gì đến cái gọi là “Tô Tử vương” sao ngươi lại tấn công Phàn công tử?

Tên lái đò biến chiêu, chèo bên tả quay sang đối phó với Ðinh Chu Diệp đồng thời trả lời:

– TÔ Tử vương đang chờ sẵn bên kia sông. Công tử khôn hồn nên trao quạt bồ phiến cho ta sẽ an toàn lên đường ngay.

Phàn Nhất Chi họ i:

– TÔ Tử vương có liên quan gì đến quạt bồ phiến?

Tên lái đò cười lớn:

– TÔ Tử vương có cần gì đến chuyện ấy. Hãy cứ dể quạt bồ phiến lại đây cho ta!

Chèo hữu trong tay hắn không hề chậm dù hắn đang đối đáp với đối phương.

Một mình hắn ung dung chống lại Phàn Nhất Chi và Ðinh Chu Diệp mà xem ra hắn không hề nao núng đủ thấy công lực thâm hậu của hắn.

Ðột nhiên từ cuối dòng nước có một chiếc thuyền chèo lại như bay. Gã lái đò cười lớn:

– Tả sứ Thạch Kiếm đến rồi! Nhị vị hãy bỏ quạt lại đây thôi.

Chiếc thuyền thoáng chốc đã cặp sát đò ngang. Một bóng người bay vút lên rồi hạ xuống bên cạnh gã lái đò:

– Hữu sứ Kim huynh! Vương tử truyền hãy thanh toán gấp tên công tử này.

Trên tay há tã sứ Thạch Kiếm cầm một lưỡi kiếm ngắn trông giống như hình một câu liêm, đòn hắn đánh tới rồi móc ngược những vòng tròn nhỏ.

Ðiều mà Phàn Nhất Chi lấy làm lạ là tên được gọi là hữu sứ Kim huynh từ nãy giờ không hề đứng lên, hắn cứ ngồi lì một chỗ nhưng chiêu pháp của hắn không phải là ít lợi hại. Hai cái chèo trong tay hắn càng đánh càng phát huy kình lực bây giờ lại thêm tên tả sứ Thạch Kiếm thì thật là nguy khốn.

Phàn Nhất Chi và Ðinh Chu Diệp cơ hồ đã Ở vào thế tiến không được mà thối không xong vì bây giờ đò đã ra giữa dòng, nếu không muốn giao đấu nữa cũng không biết chạy về hướng nào.

Ðột nhiên tả sứ Thạch Kiếm trợn trừng mắt nhìn về Ở cuối dòng, Ở đó vừa có tiếng khua nước xuất hiện. Một chiếc thuyền tròn như chiếc thúng lướt tới bên trên chỉ có một người độc nhất mà lại là một nữ tử. Chiếc thuyền thúng tiến vun vút lại gần mau như một mũi tên. Bây giờ Phàn Nhất Chi mới nhìn rõ mặt, nữ tử rất trẻ, chỉ độ mười bảy, mười tám tuổi thôi.

Nhìn thấy mặt người nữ tử trẻ tuổi ấy, tả sứ Thạch Kiếm có vẻ hoảng hốt:

– Tiểu chủ nhân Tuệ Chân sao lại xuất hiện vào giờ này?

Chiếc thúng vừa lướt tới. Nữ tử đứng thăng trên thúng lườm ngó tả hữu sứ rồi hắng giọng:

– Ban ngày ban mặt mà làm trò ăn cướp trên dòng sông của ta sao?

Nữ tử vung tay ra, liên tiếp những tiếng “veo, veo” xé gió bay tới, tả sứ Thạch Kiếm và tên lái đò hữu sứ đều khoa vũ khí lên dở. Một loạt phi tiêu rơi lỏm bỏm xuống mặt nước. Tuệ Chân sa sầm nét mặt:

– Chư vị lộng hành trên mặt nước không có phép của ta, nay lại dám cưỡng hình phạt, không sợ uy danh của phụ thân ta sao?

Tả Sứ Thạch Kiếm đáp:

– Tiểu cô nương! Ðây là tội nhân của TÔ Tử vương, xin cho chúng ta tự lo việc nhà Tuệ chân ném cái nhìn sắc như dao sang Phàn Nhất Chi rồi bĩu môi:

– Tiểu tử này mà là tội nhân của TÔ Tử vương?

Bị nữ tử trẻ tuổi gọi là tiểu tử, Phàn Nhất Chi sa sầm nét mặt nhưng chàng chưa kịp nói thì tả sứ Thạch Kiếm đã đáp:

– Nguyên TÔ Tử vương có oán cừu với tên họ Phàn này đã lâu. Nay theo vương lệnh, bọn thủ hạ quyết bắt họ Phàn nạp trả lại bồ phiến quạt mới nghe.

Tuệ Chân kinh ngạc:

– BỒ phiến quạt gì?

Tên tả sứ biết mình đã lỡ lời đành đáp luôn:

– HỌ Phàn đoạt được bồ phiến quạt của Cái bang thiếu chủ đang cất trong người…

Nữ tử nghe đến đó rú lên một tiếng dài, thân pháp bỗng lên cao như cánh chim ưng rồi nhắm Phàn Nhất Chi đáp xuống liền. Tay nàng vươn ra mười ngón quặp lại như mười móng sắt đánh vào xương tỳ bà trên vai Phàn Nhất Chi. Chàng tràn người qua để Tuệ Chân đánh hụt đáp xuống lòng đò.

Chiếc đò nghiêng chao qua một bên khiến tên lái đò vội đập chèo xuống dòng nước lấy lại thăng bằng.

Cả hai tên tả sứ và hữu sứ đều có vẻ e dè đối với nữ tử vừa xuất hiện nên không có hành vi gì khác thường, mặc cho Phàn Nhất Chi đối phó.

Quyền pháp của Tuệ Chân kỳ dị chưa từng thấy, nàng dường như không có chủ ý hạ thủ chàng nên chỉ đánh vờn toàn là hư chiêu. Tuy vậy uy lực của quyền pháp biến ảo cũng đủ dồn Phàn Nhất Chi tới tận cuối đò, chỉ còn hai bước nữa là chàng đã lọt xuống sông rồi.

Bề ngang của chiếc đò rất hẹp nên Phàn Nhất Chi thi triển Cái Bang Di Công một cách lúng túng, chàng than thầm trong bụng nếu cứ kẻo dài trận đấu ắt phần bất lợi sẽ về chàng, chi bằng phải khống chế tên hữu sứ Kim Trạo bắt chèo đò cặp bờ may ra có đường thoát thân, nghĩ vậy, chàng liền hú lên một tiếng, thân pháp quay ba vòng như chong chóng vụt tới bên hữu sứ Kim Trạo. Thân pháp chưa tới nhưng cước của chàng đã tới trước đá trúng liên tiếp hai đòn dưới huyệt Thiên Tinh của Kim Trạo.

Kim Trạo vòng cán chèo lại gạt cước của chàng nhưng đến đòn thứ ba hắn đỡ không kịp, bị hất văng xuống sông. Thoáng chớp mắt, tả sứ Thạch Kiếm vươn tay dài như cánh chim ưng tóm lấy cổ áo hữu sứ Kim Trạo kéo ngược hắn khi hắn vừa chạm mặt nước. Ðồng thời tả sứ Thạch Kiếm nói:

– Kim huynh ngồi trên lưng ta mà thi triển Thủ Ðộc Thần Công buộc y phải nhả bồ phiến quạt ra mau!

Hắn hất một cái, hữu sứ Kim Trạo đã ngồi trên cổ hắn vung hai mái chèo ra tấn công Phàn Nhất Chi luôn.

Chàng để ý hình như hai chân của hữu sứ Kim Trạo đã bị phế bỏ, phơ phất hai vạt ống quần như không có xương cốt bên trong. Bây giờ hữu sứ Kim Trạo đã ngồi vững vàng trên lưng tả sứ Thạch Kiếm tạo thành một đối thủ cao lớn lợi hại, bên trên thì sử dụng cặp chèo còn bên dưới song câu kiếm cũng lợi hại không kém.

Lúc ấy Phàn Nhất Chi đã bị dồn tới cuối đò, không còn chỗ nào có thể lui được nữa. Ðinh Chu Diệp dựa lưng vào vai chàng nói nhỏ:

– Công tử hãy tạm đưa quạt bồ phiến cho tôi giữ vậy. Ta tìm cách mau chóng lên bờ đi thôi.

Không đợi chàng đáp, nàng thò tay vào ngực chàng rút liền quạt bồ phiến vung ra đánh với tả và hữu sứ liền.

Quạt rít lên những tiếng ghê rợn và với kình lực của Ðinh Chu Diệp hình như nó tỏa ra hàn khí lạnh người.

Quạt trong tay Ðinh Chu Diệp múa tành những vòng tròn liên tiếp biến thành hàng trăm quạt khác tấn công tới tấp đối phương, đẩy lùi hai sứ giả của TÔ Tử vương về phía kia của chiếc đò. Tả sứ Thạch Kiếm phải lùi liên tiếp có đến năm sáu bước, miệng kêu lên:

– CÔ nương biết Cái Bang Di Công ư?

Nghe đối phương nói đúng tên pháp môn mình đang sử dụng, Ðinh Chu Diệp cười dòn:

– Bản cô nương là bằng hữu của Tư Không thiếu gia, lẽ nào không biết Cái Bang Di Công?

Quạt trong tay nàng theo lời nói càng phát huy công lực, đánh trên dưới sau trước như cùng một lúc mà lại không nhiên thấy chiêu thức biến dị ra sao cả.

Tình hình có vẻ biến đổi chớp nhoáng, bây giờ Ðinh Chu Diệp đang Ở thế thượng phong áp đảo tả và hữu sứ TÔ Tử vương.

Quạt trong tay nàng vừa tung lên một thế xoay tít trên không, tả sứ Thạch Kiếm vươn chiếc móc câu lên định gạt ra bỗng quạt lật ngược cán đánh chớp nhoáng vào huyệt Nhũ Trung kêu “bốp” một tiếng lớn. Thạch Kiên lảo đảo rồi sợ không đứng vững trên mặt đò, gã bắn thân lên cao hô to:

– Ta tạm vào bờ thôi Kim huynh!

Chân của tả sứ Thạch Kiếm đã chạm vào miệng chiếc thuyền thúng của gã vẫn lững lờ quanh đó.

Hữu sứ Kim Trạo quạt chèo xuống nước chèo liền, cả hai phối hợp với nhau nhịp nhàng như đã được hội ý từ trước. Chỉ trong chớp mắt chiếc thuyền thúng đã vọt ra xa nhắm bờ hướng tới.

Lúc ấy trên đò chỉ còn lại tiểu chủ nhân Tuệ Chân, nàng đưa ánh mắt sắc như dao nhìn Ðinh Chu Diệp:

– CÔ nương nên trao lại quạt bồ phiến nếu muốn an toàn vào bờ.

Ðinh Chu Diệp mặt lạnh như tiền, hơi nhếch môi cười:

– CÔ nương đã thấy Cái Bang Di Công của ta vừa rồi chứ? Liệu cô nương có đủ sức đoạt quạt?

Không đợi Tuệ Chân trả lời, nàng bắt đầu thi triển Cái Bang Di Công dồn Tuệ Chân vào cuối đò. Quạt trong tay nàng rít lên những hồi dài ghê rợn vun vút lên xuống, vòng qua đảo lại dầy đặc như một mạng lưới không có mắt quấn lấy đối phương.

Tuệ Chân buông ra một chuỗi cười, thân ảnh nàng xẹt qua đảo lại trên khoang đò chật hẹp rồi bỗng nhiên lao thăng xuống mặt nước biến mất, nhưng chỉ một lát sau đã thấy nàng trồi lên Ở phía xa, lớn tiếng gọi vọng tới:

– Nhị vị đã bị bao vây chặt trên bờ. Hôm nay không để lại quạt bồ phiến của Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại, không thoát khỏi bờ sông này đâu!

Rồi chỉ hụp vài cái nữa, Tuệ Chân đã biến mất đâu đó dưới dòng nước lạnh lùng.

Phàn Nhất Chi thở dài:

– Ðinh cô nương, chúng ta tính sao Ở chốn này bây giờ đây?

Ðinh Chu Diệp mặt vẫn lạnh lùng:

– Còn tính sao nữa? Không vào hang cọp sao bắt được cọp con? Ta cứ vào bờ rồi tùy cơ ứng biến.

Nàng trả quạt vào ngực áo chàng rồi ngồi xuống dùng tay làm chèo đẩy đò dần dần hướng vào phía bờ.

Chiếc đò chậm chạp trôi cho đến cuối giờ ty mới chạm đến mặt đất.

Ðinh Chu Diệp phi thân lên trước nhưng nàng vừa đặt chân xuống đã nghe một giọng nói:

– xin hầu tiếp nhị vị anh hùng!

Tiếp lời nói một sợi roi quăng vút tới nhắm huyệt Bách Hội của nàng đập xuống. Ðinh Chu Diệp lách vội người qua một bên rồi rồi vươn tráo định chộp sợi roi nhưng roi hình như có mắt tự động uốn cong lên bật hắn ra xa.

Ðinh Chu Diệp hỏi liền:

– Nhuyễn tiên bí lục của họ Tiêu Ở Ðiền Châu sao lại đến đây?

Một giọng cười khăng khắc vọng đến rồi bóng người như chớp nhoáng phi thân đến.

– Ðinh cô nương tinh mắt thật! Tại hạ là Tiêu Như Ðộc Nhuyễn Tiên Tam Thế chính là Ở Ðiền Châu đây!

Nhân vật vừa xuất hiện là một trung niên bảnh bao trong áo bào màu xanh lục có thêu chằng chịt những đường kim tuyến vàng chóe, tay vung vẫy nhuyễn tiên như một con rắn. Tiêu Như Ðộc nói luôn:

– Nghe chưởng môn nói cô nương đã cùng tình nhân đoạt Cái Bang Di Công của Cái bang Nam Tông chạy đến đây, nếu có việc ấy xin cô nương để quạt bồ phiến lại rồi Tiêu ta sẽ về Ðiền Châu ngay.

– Chưởng môn thiếu gia gặp ca ca Ở đâu mà ca ca phải nhọc công sang đến đây vậy?

Tiêu Nhứ Ðộc ngửa mặt cười:

– Ðinh cô nương! Có lẽ nguyên ủy quạt bồ phiến Cái Bang Di Công này cô nương chưa rõ. Tại hạ là huynh đệ kết nghĩa với Tư Không Thiên thiếu gia, nên theo đúng ngôi vị môn phái thiếu gia phải truyền quạt bồ phiến cho tại hạ chứ đâu phải cho cô nương? Nay tại hạ nhân danh Cái bang Nam Tông yêu cầu cô nương trao lại quạt bồ phiến, nếu không khó mà đi khỏi bờ sông này đó.

Ðinh Chu Diệp lạnh lùng:

– Tiêu ca ca nói sao khó nghe quá. Tuổi tác của Tiêu ca ca xấp xỉ Tư Không thiếu gia, nay thiếu gia chưa chết sao dám đòi quạt truyền võ công?

Nay không có mặt thiếu gia Ở đây, biết thế nào là nguyên ủy, vả chăng, ai bảo bản cô nương đoạt quạt bao giờ?

Ðầu nhuyễn tiên đột nhiên bung ra một luồng gió rít cùng với câu quát của Tiêu Nhứ Ðộc:

– Cái này sẽ chứng minh cho cô nương biết nguyên ủy!

Nhuyễn tiên trong tay họ Tiêu vũ lộng ào ạt như hàng chục con rắn cùng tấn công Ðinh Chu Diệp.

Nàng vội xuống tấn lui lại hai bước bắt đầu thi triển kiếm pháp đối địch.

chỉ trong chớp mắt hai người đã quấn lấy nhau không còn phân biệt rõ chiêu thế của ai nữa.

Ðánh có trên năm mươi hiệp trước mắt Phàn Nhất Chi chỉ còn là những tiếng gió rít và thân ảnh loang loáng qua lại, đột nhiên chàng nghe hơi thở của Ðinh Chu Diệp nặng nề, chàng biết cô nương họ Ðịch đã yếu thế bèn hô lớn; – Ðinh cô nương hãy cầm lấy quạt mà đối địch.

Chàng ấn quạt vào tay trái Ðinh Chu Diệp. Vụt một cái có bàn tay chộp trúng đầu quạt vút tới. Chàng tưởng Ðinh Chu Diệp đã rút được quạt nhưng liền sau đó một tiếng rú đau đớn của nàng, người nàng văng ra khỏi vòng chiến, bên mép rỉ ra máu tươi. Tiếng cười của Tiêu Nhứ Ðộc cất lên:

– Tại hạ đã báo trước rồi! Ðừng cưỡng lại tại hạ, không tốt đâu.

Phàn Nhất Chi nhìn thấy tay trái của họ Tiêu nắm chặt quạt, thì ra người rút quạt trong tay chàng không phải là Ðinh Chu Diệp mà là Tiêu Nhứ Ðộc.

Người Ðinh Chu Diệp lảo đảo rồi quy hắn xuống trắng bệch như tờ giấy.

Chàng nhảy hai bước đến bên nàng lo lắng:

– cô nương bị trúng thương Ở đâu?

Giọng Ðinh Chu Diệp mất hết khí lực:

– Ðầu nhuyễn tiên đã đánh trúng huyệt Hoàn Cốt của ta rồi!

Quả nhiên huyệt Hoàn Cốt sau tai nàng đã sưng to lên một cục to bằng nắm tay đỏ rực như sắp ứa máu, chàng thất sắc:

– Ta làm sao bây giờ? CÔ nương thấy trong người thế nào?

Không nghe Ðinh Chu Diệp trả lời. Nhìn xuống Phàn Nhất Chi thấy nàng nằm thiêm thiếp đang hôn mê trong lúc Tiêu Như Ðộc xoay mình nhanh như chớp dở khinh công phi hành đi liền.

Phàn Nhất Chi còn đang lúng túng chưa biết xoay xở ra sao với tình trạng thương tích của người bạn đường bỗng chàng nghe có nhiều tiếng chân di động. Một thoáng sau chung quanh chàng đã xuất hiện ba bốn người, trong ấy chàng nhận ra mặt tiểu chủ Tuệ Chân đứng uy nghi Ở giữa. Nàng lắc nhè nhẹ hai bím tóc sau lưng:

– Công tử nên trao lại quạt bồ phiến cho ta đi thôi!

Chàng gượng cười:

– Tôi làm gì còn quạt bồ phiến mà trao cho cô nương? Tiêu Như Ðộc đã lấy đi rồi!

Tuệ Chân sững sờ:

– Nhuyễn Tiên Tam Thế ấy à? Hắn đến đây từ lúc nào vậy?

– Nào tôi biết được hắn sang đây từ lúc nào? CÔ nương hãy tìm hắn mà hỏi.

Tuệ Chân liếc nhanh Ðinh Chu Diệp đang nằm hôn mê, nàng truyền:

– Hãy mang cô nương đây về cho thân phụ ta quyết định, khi nào Phàn công tử đem quạt bồ phiến đến ta sẽ trao đổi.

Hai hồng y nữ đứng hai bên Tuệ Chân có lẽ là thủ hạ của nàng, vâng lệnh ngay. Nhưng chàng phản đối:

– Ðinh cô nương đây không can hệ gì đến việc mất quạt bồ phiến. Xin đừng giận cá chém thớt!

Cước pháp của chàng đảo lộn quanh người Ðinh Chu Diệp không cho hai hồng y nữ đến gần. Một nàng cười gằn:

– Tiểu tử cứng đầu này chưa nghe uy danh của Ðộc Kiếp Sư Vương Tuệ Hồng Mao của chúng ta ư?

Nàng quay một vòng đoản đao định đẩy lùi Phàn Nhất Chi ra xa.

Lưỡi đao vừa tới gần gót chân của Phàn Nhất Chi, chàng biến thế xoay ngược đánh một đòn sấm sét trúng cổ tay nàng liền. Hồng y nữ rú lên vừa kinh ngạc vừa đau đớn buông rơi đao xuống đất.

Tuệ Chân can thiệp liền.

Trong tay nàng bây giờ sử dụng khúc yến nguyệt lưỡng đầu côn sáng loáng quay vùn vụt tấn công Phàn Nhất Chi. Chàng nghe kình lực của côn rít lên không dám khinh thường vội vàng bước liên tiếp thế Lăng Ba bộ pháp lui lại tránh.

Tuệ Chân vừa múa lưỡng đầu côn vừa truyền lệnh cho hồng y nữ thứ hai:

– Tà Tinh, đem cô nương ấy xuống thuyền!

Hồng y nữ bế xốc Ðinh Chu Diệp lên chạy vội xuống bến nước đã có sẵn một con thuyền nhỏ.

Phàn Nhất Chi trông rõ tình hình ấy nhưng chàng không sao thoát được vòng kềm của lưỡng đầu côn trong tay Tuệ Chân, đành lên tiếng hỏi:

– CÔ nương mang Ðinh Chu Diệp đi đâu?

Côn trong tay Tuệ Chân hơi chậm lại, nàng cười ha hả:

– Phía tây bắc bờ sông này có hòn đảo nhỏ. Nơi ấy là địa giới của thân phụ ta Ðộc Kiếp Sư Vương Tuệ Hồng Mao, mời công tử quang lâm!

Dứt lời thân pháp nàng như một chiếc pháo thăng thiên bắn vọt lên cao rồi hạ xuống bờ nước, nàng nhún thêm một lần nữa đã đặt chân xuống thuyền. Chiếc thuyền vươn ra xa tức thì mang luôn cả Ðinh Chu Diệp theo.

Phàn Nhất Chi dợm bước theo Tuệ Chân nhưng muộn mất rồi, chiếc thuyền đã bắn ra giữa dòng, chàng đành phải ngơ ngẩn đứng trông theo…

Buổi chiều trên bến vắng xuống mau lẹ như người ta thả xuống một chiếc màn mỏng. Khói nước lên nghi ngút gây gây lạnh khiến Phàn Nhất Chi rùng mình. Chàng chậm chạp quay người lại vì dường như chàng vừa ngửi thấy một mùi hương lạ.

Mùi hương khiến chàng tỉnh hắn, chàng kêu lên:

– Ồ! Nhị vị hiệp lữ đi đâu vào miền này?

Thì ra quả có hai thanh niên thiếu nữ song song tới nơi.

Thanh niên giọng nói rất ôn nhu hỏi:

– Các hạ có thấy một nương tử mới đến vùng này chăng?

– Nương tử ấy tên gì?

Thiếunữ đỡ lời:

– Nương tử họ Ðinh, tên Chu Diệp, khoảng trên tam thập.

Ðúng là Ðinh Chu Diệp rồi, chàng vui vẻ:

– à! Nếu thế thì vãn sinh có gặp, chư vị quan hệ thế nào với Ðinh cô nương?

Thiếunữ đáp:

– Ta chính là muội muội của Ðinh tỷ, còn đây là sư huynh của ta: Quan Thượng Cầu.

RÕ ràng đây là đôi hiệp lữ, nếu là muội muội của Ðinh cô nương, tốt nhất chàng nên nói thật:

– Ðinh cô nương bị bọn lạ mặt bắt ra Trường Viễn đảo rồi. Mới đây thôi, có lẽ cô nương tìm mau vẫn kịp.

Ngừng một lát, chàng hỏi tiếp:

– Chư vị có nghe đến tên Ðộc Kiếp Sư Vương Tuệ Hồng Mao?

Nãy giờ thanh niên vẫn im lặng nghe câu chuyện giữa hai người, nay mới xen vào:

– Tuệ Hồng Mao là đảo chủ Trường Viễn đảo, cách đây mười dặm phía tây bắc, sao lại có can hệ đến Ðinh tỷ tỷ?

Phàn Nhất Chi trầm ngâm:

– Ta cũng lấy làm lạ đó huynh đài à! Thân thế của lão đảo chủ này ra sao?

Quan Thượng Cầu trả lời:

– Ta nghe tin Ở kinh sư đồn đãi đảo chủ Tuệ Hồng Mao chiếm Trường Viễn đảo đã hai đời, tự xưng “biệt hữu thiên địa,” có ý chống lại triều Mãn tộc nhưng có lúc lại ve vãn bọn quan lại người Mãn, hành vi của lão này đáng để ta phải lưu tâm đó vì dưới tay lão bọn anh hùng không phải là ít đâu Không nghe chàng nói gì, y tiếp:

– Hiện nay thế quân Mãn đang hùng cường nên lão giả vờ chịu khuất phục nhưng xem ra không phải thực tâm. Ðêm nay ta sẽ đột nhập Trường Viễn đảo để trước là cứu Ðinh tỷ tỷ, sau nữa là xem động tĩnh của lão ra sao.

Thiếu nữ em của Ðinh Chu Diệp là Ðinh Chu Lâm tiếp lời:

– Tất nhiên là tiểu muội sẽ theo sư huynh rồi.

Phàn Nhất Chi xen vào:

– Nhị vị cho vãn sinh theo giúp một tay nên chăng?

Trăng đêm ấy vẫn sáng vằng vặc soi rõ từng ngọn lau xào xạc bên bờ Dương Tử Giang.

Ngồi trên một con thuyền nhỏ, Phàn Nhất Chi nhè nhẹ đẩy mái chèo lướt nhẹ êm trên mặt nước.

Ðến khi vầng trăng đã lên đến đỉnh đầu, trước mắt ba người đã hiện ra phía xa xa mờ nhạt một đảo nhỏ như một lưng rùa vĩ đại nhô lên giữa biển nước. Phàn Nhất Chi nó i nhỏ:

– Sắp tới Trường Viễn rồi đó, chư vị nên cẩn thận.

Chàng càng nhẹ tay chèo hơn nữa cho thuyền lướt êm ru vào một bụi lau rậm rạp. Mũi thuyền vừa lủi vào bụi lau, cả ba đã song song phi thân lên bờ, không buồn buộc thuyền lại.

Trên đảo im lặng không một tiếng động.

Nhưng Phàn Nhất Chi chợt nhận ra ánh lửa lóe lên bên cạnh cánh tả, ánh lửa xẹt dài như một đường nhấp nháy rồi tắt ngấm. Quan Thượng Cầu thì thầm:

– Ai đốt lửa làm gì vậy?

Giọng Ðinh Chu Lâm trầm trầm:

– Lửa này nhiều màu xanh biếc, có lẽ là lửa luyện đan của đạo sĩ nào đó?

Riêng Phàn Nhất Chi không nói, chàng âm thầm phi hành về hướng vừa phát ra ánh lửa. Hai sư huynh muội nọ bám sát theo.

Nơi phát ra ánh lửa là một gian nhà tường đắp đất mái lá nằm chơ vơ giữa khoảng đất trống. Có lẽ kiến trúc của nó cố ý mở những cửa sổ rất lớn nên ba người dễ dàng nhìn thấy quang cảnh bên trong. Dưới ánh đèn dầu đỏ quạch là bóng một lão nhân đang lúi húi trước một lò lửa lớn. Không hiểu lão điều chế gì mà lửa nổ liên tiếp bắn ra những tia sáng rực.

Ðột nhiên lão dừng tay ngẩng đầu lên:

– CÓ cao nhân nào giáng lâm đó?

Theo lời nói thân ảnh của lão đã vụt ra ngoài. Dưới ánh trăng trắng như sứa, Phàn Nhất Chi nhìn thấy mái tóc hung hung đỏ của lão, liền biết đây là đảo chủ Tuệ Hồng Mao.

Tuệ Hồng Mao nhìn thấy vây chung mình là những khuôn mặt lạ, sửng sốt:

– các hào kiệt là ai, đến Trường Viễn đảo có gì cần chỉ bảo lão gia?

Quan Thượng Cầu nhảy sát đến gần bên họ Tuệ:

– Lệnh nữ Tuệ Chân Vô cớ bắt giữ tỷ tỷ Ðinh nữ hiệp của ta, đảo chủ không có ý kiến gì ư?

Dưới ánh sáng rực của vầng trăng vẫn không thấy nét mặt Tuệ Hồng Mao biểu lộ cảm nghĩ gì, lão cười khẩy:

– Lệnh ái ta hành động có bao giờ cần hỏi ý kiến của ta mà ta có ý kiến?

Các hạ hãy kể đầu đuôi câu chuyện cho ta nghe.

Vừa lúc ấy có tiếng chân hấp tấp chạy lại rồi tiếng reo cười của thiếu nữ:

– Gia gia đừng nghe lời nói nhảm của tên tiểu tử ấy. Ðể tiểu nữ nói cho gia gia nghe.

Tuệ Chân đã đến bên cha, tóc nàng bím thành nhiều lọn buông xuống vai trông rất ngộ nghĩnh, nàng vẫn giữ giọng nói nhí nhảnh như trẻ con:

– Gia gia có biết quạt bồ phiến Cái Bang Di Công không?

Tuệ Hồng Mao hơi rung động:

– Của Cái Bang Ðộc Cước TỔ Ðại ư?

– Chính phải, nhưng nay đã qua tay một cô nương tên Ðinh Chu Diệp rồi.

Tiểu nữ có mạn phép mời Ðinh cô nương tới đảo ta du ngoạn đó.

Nét mặt Tuệ Hồng Mao thoáng một nét gì đó hình như rạng rỡ:

– Thế ư? Ðinh cô nương hiện đang Ở đâu?

– Tiểu nữ tạm xếp đặt cho cô nương Ở Quan Hải đài, gia gia thấy được không?

Chỉ nghe một tiếng nói mớn:

– Ðược lắm! Ðể ta đến thăm cô nương!

Thân pháp của Tuệ Hồng Mao vọt lên bắn ra xa vượt hằn bọn khách mới đến. Phàn Nhất Chi chuyển thân mấy cái bám sát theo liền nhưng Tuệ Chân đã huy động yến nguyệt lưỡng đầu côn chặn chân chàng lại:

– Tiểu xú tử! Ai cho theo gia gia ta đó?

CÔ bé này đã tự nhiên gọi chàng bằng tước hiệu “Tiểu Xú tử” (chàng bé xấu xí) khiến chàng vừa buồn cười vừa hơi giận.

Chàng nghiêng người dùng cước hữu đá vùn vụt liên hoàn định đánh nơi yến nguyệt côn trên tay Tuệ Chân. Nhưng ngọn côn trong tay nàng biến hóa hết sức linh động nên cước pháp của chàng đã tinh tế mà vẫn không chạm tới được Tuệ Hồng Mao đã vọt thân cách một khoảng khá xa mà Phàn Nhất Chi không sao thoát nổi sự kìm chế của Tuệ Chân, chàng nóng ruột bám theo lão đảo chủ nên thi triển thêm mấy phần công lực nữa cố đoạt vũ khí trong tay Tuệ Chân và thoát khỏi sự kềm tỏa của nàng để theo Tuệ Hồng Mao đến Quan Hải đài. Dường như cũng đoán được ý định của chàng nên Tuệ Chân cũng thi thố hết tuyệt nghệ điều khiển yến nguyệt lưỡng đầu côn linh động khác thường vây bọc hằn lấy người chàng như một màn lưới dầy.

Lúc ấy Quan Thượng Cầu cũng nóng ruột lắm, chưa biết làm sao bỗng nghe sư muội kêu lên:

– Sư huynh hãy thi triển Bích Lạc Cung để tiểu muội đuổi theo Tuệ Hồng Mao cho.

Lời vừa dứt, thân ảnh nàng đã lao vút đi theo bóng thấp thoáng của lão đảo chủ.

Chỉ còn lại một mình Phàn Nhất Chi, chàng định dợm khinh thân theo Ðinh Chu Lâm, đột nhiên nghe tiếng rít lạ lùng từ miệng Quan Thượng Cầu nên dừng người lại. Trong tình hình này người đáng quan tâm hơn cả là Quan Thượng Cầu vì chàng biết võ công khả dĩ của chị em Ðinh Chu Diệp và Ðinh Chu Lâm, ít gì cũng có thể đối phó với Tuệ Hồng Mao.

Bấy giờ đột nhiên Quan Thượng Cầu liên tiếp rít lên trong miệng những tiếng nghe như có hàng trăm con rắn bị động ổ, người y nằm ngửa trên mặt đất bỗng xoay tròn như một cái chong chóng rồi hú lên một tiếng lớn, y đứng vọt thăng dậy. Phàn Nhất Chi tò mò nhìn thăng vào mặt y: dưới ánh trăng sắc mặt Quan Thượng Cầu đã biến đổi khác hắn, từ cổ trở lên toàn bộ gương mặt y hình như đã sưng phù lên và đỏ gắt như một trái táo chín.

Tuệ Chân vẫn không dừng côn pháp. Nàng chỉ hơi chưng lại vì kinh ngạc khi nghe miệng họ Quan rít lên, những tiếng kỳ lạ sau đó lưỡng đầu côn đổi ra thế công vũ bảo hơn nữa.

Mũi côn của Tuệ Chân đánh vụt tới nửa chừng bèn biến thế lật ngược đầu quật ngang hông đối phương.

Phàn Nhất Chi vẫn đứng bên ngoài chăm chú quan sát, chàng thấy thế này cũng không phải quái dị gì lắm và bình thường có lẽ Quan Thượng Cầu đã tránh được một cách dễ dàng. Nhưng lần này dường như y cố ý không né tránh, đầu côn đánh vào hông y một đòn. Lạ lùng là âm thanh phát ra một tiếng “bịch” trống rổng như đánh vào bịch bông và tiếng Quan Thượng cầu cười nắc nẻ:

– Sướng quá! Tiểu cô nương gãi sướng quá, gãi tiếp nữa đi tiểu cô nương.

Tuệ Chân cũng hơi ngạc nhiên nhưng nàng vẫn đánh liên tiếp liên hoàn gần một chục đường côn nữa. Ðường nào cũng trúng người Quan Thượng Cầu nghe “bịch, bịch” liên tiếp. Quan Thượng Cầu nhảy nhót reo lên:

– Tuyệt tuyệt! Nhưng cô nương đánh nhẹ quá, đánh mạnh nữa lên. Bích Lạc Cung quả là sướng đến tuyệt trần đời.

Thì ra y nghe lời sư muội đang thi triển Bích Lạc Cung nên yến nguyệt lưỡng đầu côn của Tuệ Chân đánh trúng liên tiếp vào người y mà chăng hề hấn gì cả.

Tuệ Chân đã hết sức kinh ngạc dừng lại còn ấp úng:

– Ngươi… ngươi… tiểu tử dùng trò ma quỷ gì thế?

Quan Thượng Cầu lắc vai phi thân đến gần Phàn Nhất Chi:

– Ta đến Quan Hải đài thôi chứ huynh đài!

Nhưng cô nương nào đã chịu buông tha, nàng khinh thân là là lướt theo Quan Thượng Cầu, gằn giọng:

– Tiểu tử! Bản cô nương chưa đồng ý, làm sao đi khỏi đây được?

Nàng đưa ngang yến nguyệt côn lên miệng, thì ra côn của nàng còn là ống sáo nữa. Nhưng rõ ràng không phải là nàng yêu âm nhạc vì tiếng sáo từ côn thoát ra chỉ có một âm sắc lanh lảnh rợn tai, ngân vang trong đêm tối, cuối đảo cũng đã nghe thấy.

Cả hai, Phàn Nhất Chi và Quan Thượng Cầu vừa nghe dứt tiếng sáo buốt tai đó thì đã có tiếng chân nhiều người nhẹ nhàng chạy tới.

Chung quanh hai người xuất hiện ước chừng có đến mười thiếu nữ nữa, người nào cũng chỉ độ mười sáu, mười bảy tuổi như Tuệ Chân và cùng mặc một màu áo hồng nổi bật dưới ánh trăng. Tuệ Chân vui vẻ ra lệnh:

– Các em hãy bắt hai tiểu tử này cho ta!

Nghe một thiếu nữ gọi mình là tiểu tử, Phàn Nhất Chi khẽ “hừ” một tiếng, thân vọt lên cao, khi hạ thân xuống, cước pháp của chàng quay một vòng. Tất cả gần mười thiếu nữ hồng y mới xuất hiện đều bị điểm trúng huyệt vai bằng gót chân của chàng. Tuệ Chân lùi một bước, là người duy nhất tránh được đòn, kinh ngạc kêu lên:

– Tiểu tử thân pháp tuyệt diệu đấy. Các em tấn công đi!

Tất cả đều sử dụng vũ khí giống như tiểu chủ, nghĩa là đều quay vùn vụt yến nguyệt lưỡng đầu côn. Phàn Nhất Chi và Quan Thượng Cầu bị vây vào giữa. Chàng đưa mắt liếc nhìn họ Quan thấy mặt y đã không còn đỏ nữa mà chuyển sang tái. Chàng hỏi:

– Liệu huynh đài tự thoát ra khỏi vòng vây này được không?

Câu đáp của y khiến chàng sửng sốt, không phải vì ý nghĩa mà vì hơi thở đứt quảng:

– Tôi… tôi… sử dụng Bích Lạc Cung… gần kiệt sức rồi… huynh đài…

mang tôi thoát với!

Phàn Nhất Chi quan sát y kỹ hơn mới thấy mồ hôi đã rịn ra ướt đẫm cả trán y Vừa lúc ấy một đường côn đập tới vai họ Quan. Phàn Nhất Chi dùng chỉ công búng “tách” một tiếng đẩy côn ra xa rồi nói mau:

– Ta đi thôi!

Chàng xoay người bế xốc Quan Thượng Cầu lên. Người y mềm nhũn như một bình bông khiến chàng hơi kinh hoảng:

– Sao huynh đài như bị thoát khí thế?

Quan Thượng Cầu ấp úng:

– ÐÓ là di hại… của Bích Lạc Cung, huynh đài cẩn thận!

Cùng với tiếng kêu của y, chàng nghe có tiếng gió rít. Loạn côn đập tới tấp vào người chàng. Chàng hú lên một tiếng, người vọt lên như pháo thăng thiên, hai chân đảo lộn quét một vòng rộng đánh bật các đầu côn bật ra rồi nhân đà chàng bế Quan Thượng Cầu vọt ra xa. Chỉ loáng mắt Phàn Nhất Chi đã cách bọn nữ hồng y có đến năm sáu trượng. Tuệ Chân la lên:

– Các em đuổi theo, chớ để hai tên tiểu tử đến Quan Hải đài.

Quan Hải đài nằm Ở hướng nào trên đảo Nhất Chi cũng chưa biết. Nhìn hết tầm mắt cũng chưa thấy bóng Chu Diệp và Chu Lâm đâu cả. Kể cả Tuệ Hồng Mao cũng không thấy.

Một đám mây đen vừa che khuất mặt trăng khiến bóng tối chụp xuống đảo Phàn Nhất Chi đành bế Quan Thượng Cầu phi hành theo hướng trước mặt. Chàng thi triển hết tuyệt kỹ phi hành nên chỉ chốc lát đã bỏ xa bọn thiếu nữ áo hồng.

Bên tả của chàng thấp thoáng mấy bóng nhà cong vút như đầu đao của các mái chùa trên đất Trung Nguyên. Dường như trời muốn nổi gió và đe dọa sắp mưa vì chàng nghe trong gió có chứa hơi nước lành lạnh.

Bây giờ đang là tháng tiểu xuân (tức tháng mười âm lịch) nên mưa bất thường là phải.

Vừa định bụng tìm một chỗ trú mưa, Phàn Nhất Chi đã nghe có tiếng lộp bộp của giọt mưa trên lá cây. Không chần chờ được nữa, chàng bế Thượng Cầu phóng nhanh về hướng một mái nhà gần nhất. Người của Quan Thượng Cầu càng lúc càng mềm nhũn nặng trĩu khiến chàng đã thấy vướng víu.

Bước chân lên thềm nhà, chàng vội đặt Quan Thượng Cầu xuống:

– Huynh đệ thấy trong người ra sao?

Thượng Cầu thở dài:

– Mỗi lần sử dụng Bích Lạc Cung là tôi đều bị thoát khí mệt mỏi đến mấy ngày. Ðây là đâu vậy huynh đài?

Phàn Nhất Chi không biết trả lời sao, chàng nhìn lên tấm hoành treo ngay trước cửa nhà, đáp:

– Huynh đài thấy bốn chữ kia: “Biệt Hữu Thiên Ðịa” (Riêng cõi đất trời) tôi ngờ rằng đây là tư thất của Tuệ Hồng Mao.

Quan Thượng Cầu đăm đăm nhìn hai cánh cửa chạm trổ khép kín:

– Huynh đài thử gõ cửa xem.

Nhất chi tiến lên, chàng dùng tay gõ liên tiếp ba tiếng vào cửa. Bên trong bất động.

Chàng gõ tiếp ba tiếng nữa. Quan Thượng Cầu có vẻ sốt ruột, y lắc vai nhảy lên thềm cất tiếng:

– Xin ra mắt chủ nhân.

Trong nhà vẫn im lặng.

Y dục liền:

– Chắc không có ai, huynh đài thử đẩy cửa vào xem.

Phàn Nhất Chi nghe lời y đẩy nhẹ cánh cửa. Dường như cửa không gài bên trong nên bật ra liền. Quan Thượng Cầu nhanh nhẹn lạ kỳ, y lắc vai hai ba cái đã lọt vào trong nhà, trước cả Phàn Nhất Chi. Ðột nhiên, chàng nghe có tiếng la:

– ôi! Huynh đài! ơ… ơ…

Tiếng kêu như bị tắc nghển rồi tiếp theo là tiếng thân người ngã vật xuống đất Phàn Nhất Chi không thấy gì cả vì trời vẫn còn tối và bên trong nhà hoàn toàn không có một ánh đèn. Chàng hỏi:

– Huynh đài sao đó?

Không có tiếng đáp lại.

Sợ có bất trắc, chàng rút bao kiếm giơ lên che chở trước ngực, đề khí chậm rãi bước chân vào.

CỐ căng hết thị lực chàng cũng nhìn thấy lờ mờ trước mặt có một bàn thờ nhỏ trên ấy treo độc nhất một khung giấy trắng bệch. Trời vừa nổi một tiếng sấm. ánh lửa trời loằng ngoằng chớp nhoáng lóe lên giúp chàng ghi vội quang cảnh trong nhà. Quan Thượng Cầu nằm gục trước bàn thở và thoang thoảng quanh đây có mùi hăng hắc. Chàng vội bế mọi huyệt đạo ngồi thụp xuống đất đưa tay đặt vào mũi Quan Thượng Cầu. Hơi thở y vẫn còn thoi thóp chứng tỏ y chưa chết, chắc chỉ mới trúng động hương hôn mê mà thôi.

Chàng ngồi im như vậy một lúc mới có một tiếng sét rền nữa. ánh sáng của trời vừa lóe lên chàng đã nhận rõ cảnh vật trong phòng. Thì ra đây không phải là tư thất của Tuệ Hồng Mao mà có lẽ là một điện trờ của riêng lão vì chàng kịp thấy sâu trong bàn thờ là tấm chân dung lớn của Thái Thượng Lão Quân tay cầm phất trần uy nghi nhìn thăng về phía trước.

Trời bắt đầu mưa nặng hạt.

suốt đêm ấy mưa như thác đổ nên chàng yên tâm ngồi bó gối dưới nền nhà cho đến sáng.

Khi ánh sáng mờ đục của một ngày bắt đầu cũng là lúc mưa ngớt hạt và dứt hẳn.

Cả đêm chàng không chợp mắt được nên người hết sức mệt mỏi, nhìn lên bàn thờ chàng đọc được bài “minh” (một thể văn dùng để khuyên răn cảnh giới) viết bằng thứ chữ “Lệ” nghiêm cẩn. Chắc là bài “minh” của giòng họ Tuệ khuyên nên cẩn thận giữ mình, trau dồi đạo đức nên chàng chưa vội đọc kỹ.

Trên bàn thờ có một hộp gỗ dài chạm trổ rất tinh vi sắc sảo.

Chàng tò mò cầm nhấc lên. Hộp nặng chích và rên mấy tiếng như tiếng thú vật bị thương khiến chàng hơi kinh hoảng vì sự kỳ dị của nó.

Vừa nhấc hộp khỏi mặt bàn thờ bỗng nó kêu “tách” một tiếng và cái nắp mở toang. Phàn Nhất Chi ghé mắt nhìn vào. Trong đó có một cuộn giấy lớn bốc mùi ẩm mốc. Ðinh ninh đây có lẽ là gia phả hoặc phổ hệ gì đó của nhà họ Tuệ, chàng định cất lại vào hộp bỗng từ trong cuộn giấy rơi ra một chiếc trâm dài có đến gần hai gang tay. RÕ là chiếc trâm của phụ nữ bằng một thứ kim loại quý sáng bóng rơi hẳn xuống nền nhà phát ra âm thanh rất thánh thót Phàn Nhất Chi cúi xuống nhặt chiếc trâm và Vô tình chàng lúng túng làm rớt chiếc hộp.

Cuộn giấy bị văng ra xa và bung hắn bày ra trước mắt chàng một loạt các đồ hình chi chít rất quái dị. Phàn Nhất Chi không ngăn nổi tò mò: tưởng là gia phả riêng nhà họ Tuệ té ra không phải. Nhìn qua các đồ hình người Ở mọi tư thế vừa tấn công vừa thủ thế thì hắn đây phải là bí kíp võ công.

Phàn Nhất Chi đặt chiếc hộp rỗng lên lại bàn thờ và trải dài cuộn giấy ra.

Ngoài các đồ hình chàng đọc không hiểu một chữ nào vì toàn bộ đều được viết bằng một thứ chữ ngoằn ngoèo kỳ lạ mà chưa bao giờ chàng được thấy qua.

Chợt thoát qua trí nhớ một ý, chàng lật vội ngay đến trang mười ba. Một con ấn triện đỏ như máu, to bằng bàn tay trẻ con rõ ràng viết bốn chữ triện:

“Tử Chiêm ấn kí.” Ồ! Thì ra đây thật là Càn Khôn Yếu Quyết của thân phụ chàng cất dấu đã lâu và đã gây ra cuộc thảm sát của gia đình chàng.

Tại sao nó lưu lạc tới đây? HỌTUệ có liên quan gì đến đêm thảm sát thân phụ chàng Ở Giang Nam không?

có lần chàng nghe nói Càn Khôn Yếu Quyết đã lọt trở lại tay TÔ Tử Kiệt và hắn mang qua Tây Trúc tìm Ðảo Vũ chân nhân rồi?

Chính mắt chàng đã thấy thoáng qua Càn Khôn Yếu Quyết Ở Tử Chiêm viện trong CỔ Phật lâu.

Như vậy không lẽ lại có nhiều bản Càn Khôn Yếu Quyết khác nhau? Nếu quả thế bản nào mới thật sự là bản chân truyền?

HỌ Mậu mà TỔ Di Khánh cho biết chắc cũng có quan hệ tới Càn Khôn Yếu Quyết có đang Ở trên đảo Trường Viễn này không?

Bao nhiêu câu hỏi rối bời ấy khiến Phàn Nhất Chi không hiểu đây có phải là bí kíp võ công hay không nhưng chàng vẫn cuộc lại lặng lê nhét vào ngực áo chàng vừa nghe một tiếng động nhỏ ngoài cửa. Rồi một tiếng hỏi:

– Tiểu tử làm gì trong bảo điện đó?

Vừa lúc một nữ nhân đi vào. Nữ nhân mặc một áo bào xám, mặt mũi xấu xí đến độ kỳ dị. Vì nàng ta xấu quá nên chàng không đoán được tuổi của nàng nữa. Chàng đáp:

– Vãn sinh trốn mưa tình cờ vào trong này, té ra là bảo điện của cô nương?

Nàng ta cười khúc khích:

– Bảo điện của họ Tuệ chứ không phải của riêng ta, không nhìn thấy “minh văn” trên kia sao? Tiểu tử là ai?

Phàn Nhất Chi lúng túng, chàng không biết có nên nói thật hoàn cảnh không nên đáp lửng lơ:

– “Minh văn” vãn sinh chưa kịp đọc kỹ, phải chăng cô nương là lệnh ái của đảo chủ Tuệ Hồng Mao?

– Hừ! Ta là Tuệ Minh, trưởng nữ của Tuệ Hồng Mao đây, chữ “Minh” viết với bộ “Mịch” chứ không phải với bộ “Nhật” đâu đấy nhé!

(Minh bộ Mịch nghĩa là u tối khác với bộ Nhật là sáng sủa) – CÔ nương chắc là lệnh tỷ của Tuệ Chân?

Thiếunữ trố mắt:

– Tiểu tử cũng có biết tiểu muội Chân Chân của ta à? Quan hệ thế nào?

– Vãn sinh chỉ mới hân hạnh gặp lệnh muội bên bờ Dương Tử giang, tuy nhiên yến nguyệt lưỡng đầu côn của lệnh muội đã làm vãn sinh ngượng mộ lắm.

Tuệ Minh đắc ý ngửa mặt cười hăng hắc:

– Ðã thấm gì với Kim Thằng Ðoạt ảnh của ta?

cô nương xấu xí này có vẻ tự cao tự đại lắm đây. Loại người này thực ra không mấy nguy hiểm, chàng đẩy đưa:

– Vãn sinh dám hỏi hôm nay lệnh gia gia vắng nhà?

Tuệ Minh vừa thấy Quan Thượng Cầu nằm phục trên mặt đất nên không trả lời câu hỏi của chàng, trợn mắt kinh ngạc:

– Xác chết của ai đây?

Chàng vội đáp:

– Bằng hữu của vãn sinh vì trúng thương nên vãn sinh đem vào đây dưỡng thương, không ngờ vừa bước vào bảo điện hình như còn trúng độc nặng hơn nhiều, y đang hôn mê chứ chưa chết đâu.

Tuệ Minh reo lên:

– Vậy là trúng Ðộc Kiếp phấn của gia gia ta đó!

– CÔ nương có thể giải?

Tuệ Minh lắc đầu:

– Ðộc Kiếp phấn chỉ có mình gia gia ta là giải được mà thôi. Tiểu tử hãy tìm gia gia ta mà cầu cứu người…

Tuệ Minh cúi xuống sờ vào mũi Quan Thượng Cầu rồi bật dậy, mặt có hơi đổi sắc:

– Lạ thật, lạ thật! Thường thường người trúng Ðộc Kiếp phấn hơi thở rất nặng nề trong vài ngày là ngũ tạng bị hủy hoại, sao tiểu tử này hơi thở và chân khí xem ra bình thường?

Nàng quát lên đột ngột:

– Tiểu tử hãy nói thật, phải chăng ngươi là người của TÔ Tử vương TÔ TỬ Kiệt phái tới đây?

Trong câu hỏi này có một sát khí khiến chàng sợ nàng hạ thủ Quan Thượng Cầu nên nói ngay:

– Vãn sinh bản lãnh bao nhiêu mà đòi làm thủ hạ của TÔ Tử vương?

– TÔ Tử vương vốn là chủ cũ của nhà ta Ở gần kinh đô Yên Kinh. Từ đời nội tổ ta đã theo TÔ Tử Hồng chống quân Nguyên rồi không hiểu sao sau đó trước khi chết người bắt cha ta là Tuệ Hồng Mao phải bỏ TÔ Tử vương về đây và gây thù kết oán với họ TÔ Tử. Ta rất tiếc vì thuở bé ta vẫn thuộc lòng bài tứ tuyệt của TÔ Tử Hồng đọc tặng nội ta đầy dũng khí của trang nam tử:

Kỳ khu nhất kiếm bất từ nan Tuệ thị do tồn thiết thạch can Tráng khí tảo không ma chướng tử Hùng tâm di tận vạn trừng san Thân mang một kiếm chăng từ nan, Giòng Tuệ như gươm vẫn trơ gan.

Nghĩa khí qùt tan bầy ma chướng, Tâm hùng chuyển động vạn trừng san.

Tuệ Minh đọc bài thơ sang sảng một cách hết sức tự nhiên khiến Phàn Nhất Chi tán thưởng:

– Hay tuyệt! Chắc nội tổ cô nương có điều oan khuất gì đó không nói được?

Có lẽ được vuốt ve bởi câu này nên Tuệ Minh đáp:

– Có lẽ thế! Tiểu tử hãy đọc kỷ bài “Minh” kia xem có ẩn ý gì không?

Phàn Nhất Chi nhìn lên bàn thờ mà lúc nãy chàng Vô tâm không có thì giờ đọc bài “Minh” trên ấy. Nghe lời nói của Tuệ Minh, chàng chậm rãi đọc “Nhà ta vốn là tộc Hồi Ở tận Tân Lương có mối hận với quân Nguyên khi xua quân sang xâm lấn Trung Nguyên. Nay có TÔ Tử vương khởi nghĩa ta phấn khích theo về. Rất tiếc bí kíp Càn Khôn Yếu Quyết bằng chữ Hồi do ta dâng TÔ Tử Hồng không được dùng. Ta khuyên các con hãy mang bí kíp rời nhà vương. Tới vùng sông nước họ tuệ ta sẽ là bá chủ. Hãy kính theo đấy Tuệ đại tổ viết bào “Minh” này vào năm nhâm dần, dưới vùng núi Thiên Sơn.” Ðọc xong Phàn Nhất Chi buông lời:

– Thì ra nội tổ cô nương có mang về đây bí kíp Càn Khôn Yếu Quyết.

Chẳng hay cô nương đã từng tường lãm.

Tuệ Minh thở dài:

– Rất tiếc. Bí kíp ấy viết bằng chữ Hồi Cương, cả giòng họ ta mất gốc hết rồi nên không có ai đọc hiểu cả. NÓ vẫn nằm im trong bảo hộp kia.

Nàng chỉ lên cái hộp chạm trỗ đặt trên nóc bàn thờ, thì ra chính nàng cũng chưa biết chàng đã lấy bí kíp ra khỏi đó rồi.

Vừa lúc ấy, chàng và Tuệ Minh nghe có tiếng vũ khí chạm nhau vọng đến. Nhìn ra ngoài cửa thì ra là Ðinh Chu Diệp và Tuệ Hồng Mao đang vừa giao đấu với nhau vừa tiến lại gần bảo điện “Biệt Hữu Thiên Ðịa.” Tuệ Hồng Mao sử dụng cặp song chùy ánh màu bạc còn Chu Diệp hai tay cầm hai thanh đoản kiếm mũi cong. Xem thần thái của Ðinh Chu Diệp có phần ung dung hơn hắn.

Tuệ Hồng Mao đã lùi đến bậc thềm bảo điện, lão đánh liên hoàn bốn đường chùy chéo nhau như để bảo vệ hậu thân rồi xoay người vọt thăng vào bảo điện. Lão kinh ngạc khi thấy Phàn Nhất Chi và con gái:

– ủa! Minh nhi vào đây làm chi?

Không đợi con gái trả lời vì đường chủ cũng đã tiến đến sau lưng, đoản kiếm quét vẹt từ hông lên đến yết hầu lão. Thấy thân phụ bị nguy, Tuệ Minh nhún thân nhẹ một cái đã đến gần, chỉ công búng “lách tách” mấy tiếng đánh bạt lưỡi thép của Chu Diệp ra xa. Tuệ Hồng Mao hét lên:

– Ðưa ngay cho ta Ðộc Kiếp phấn!

Tuệ Minh luống cuống hỏi:

– Gia gia để Ở đâu?

Tuệ Hồng Mao “hừ” một tiếng, thân pháp văng sát vào bàn thờ chộp chiếc lư đồng đặt chính giữa. Nhấc lư lên thấy nhẹ bông, lão tái mặt:

– Ðộc Kiếp phấn của ta trong này đâu hết rồi?

Không có thì giờ, lão búng cho nắp lư văng hằn ra rồi quăng luôn lư đồng vào người Ðinh Chu Diệp, miệng quát tháo:

– Ai lấy mất Ðộc Kiếp phấn của lão gia?

Chiếc lư đồng nặng nề vừa bay tới, Ðinh Chu Diệp quét đẩy nó rơi xuống đất vang lên mấy tiếng ngân lớn.

Tuệ Hồng Mao thấy Ðinh Chu Diệp áp đảo tới gần đâm ra lúng túng, lão luôn miệng gọi Tuệ Minh:

– ái nữ! CÓ đem theo Kim Thằng Ðoạt ảnh không?

Không nói không rằng, Tuệ Minh vung tay. Một luồng ánh sáng vàng như từ tay nàng xẹt ra quấn lấy Ðinh Chu Diệp. Trong chớp mắt, nàng lùi lại một bước hai tay vẫn thủ thế, Kim Thằng Ðoạt ảnh chỉ là một sợi dây màu vàng nhưng không biết nó được chế tạo bằng chất liệu gì mà lại có tiếng kêu “vo vo,, như tiếng gió rít luôn luôn đảo lộn quanh người Ðinh Chu Diệp.

Phàn Nhất Chi đứng gần Tuệ Minh hơn, nhìn thấy nữ lang họ Ðinh sắp bị nguy khốn vì vũ khí của Tuệ Minh, chàng bước tới một bước, thủ pháp nhanh không thể tả bấm liền vào huyệt Thái Uyên trên cổ tay nàng, nói liền:

– CÔ nương nhẹ tay, đừng áp bức nhau như thế.

Tuệ Minh thoáng kinh ngạc vì không ngờ thủ pháp của Phàn Nhất Chi lại có thể mau lẹ đến thế, huyệt Thái Uyên của nàng đã bị khống chế, nàng hơi trầm tay hữu ngoặt Kim Thằng xuống còn tay tả đánh vào huyệt Thủ Tam Lý của chàng. Phàn Nhất Chi cũng bị bất ngờ vì phản ứng mau lẹ ngoài dự đoán của chàng, đành phải lật ngược cùi chỏ thu tay về tránh tả thủ của Tuệ Minh. Trong lúc ra đòn và đỡ đòn, Kim Thằng Ðoạt ảnh của Tuệ Minh vẫn tiếp tục rít lên “vo vo” áp sát vào người Ðinh Chu Diệp.

Ðột nhiên, đầu Kim Thằng hơi chúc xuống. Ðinh Chu Diệp mừng rỡ đánh xếp cặp đoản theo hình chữ Nghê (nhu chữ x) với ý định chặt đứt Kim Thằng. Nhưng quái lạ khiến nàng không ngờ, đầu Kim Thằng như có mắt ngóc hắn lên đập vào một đòn trúng ngay xương tỳ bà của Chu Diệp khiến nàng rú lên một tiếng nhỏ lảo đảo chịu xuống.

Tuệ Hồng Mao dơ song chùy giáng xuống liền những chiêu quyết tử.

Chùy rít gió định đập vỡ sọ Chu Diệp, nhưng Phàn Nhất Chi đã nhanh nhẹn hơn, đang đứng gần Tuệ Minh, chàng di bộ pháp hai vòng tới gần lão họ Tuệ, ngũ tráo như năm móng sắt mổ vào huyệt Kiên Nhung trên bả vai lão hét to:

– Buông chùy mau!

Huyệt Kiên Nhung của lão nhói lên như bị rắn cắn, lão cầm chùy không vững đành buông tay ra. Cái chùy nặng nề rơi xuống đất vang lên một tiếng kêu chát chúa.

Tuệ Hồng Mao thối lui hai bước, lớn giọng:

– Các đệ tử!

Ba hảo hán xuất hiện liền phi thân vào bảo điện với ánh trường kiếm sáng lấp lánh trên tay. Phàn Nhất Chi và Ðinh Chu Diệp đã bị dồn đến sát bức chân dung Thái Thượng lão quân cuối cùng trong bảo diện.

Tuệ Hồng Mao hất đầu nói với ba hảo hán:

– Vây chúng lại để ta đi tìm Ðộc Kiếp phấn!

Ba hảo hán tỏa ra ba góc.

Nhất Chi nói với Chu Diệp:

– Ta phải thoát khỏi đây thôi, cô nương đánh cánh tả, tại hạ đánh mặt hữu.

Chàng tấn công bên phải liền. Tuệ Minh bỗng kêu lên:

– Chân muội! Vào đây với ta mau lên.

Tuệ Chân bước vào cửa sổ bảo điện với đám nữ hồng y của nàng.

Hữu chưởng của Nhất Chi đập vào giữa ngực một tên hảo hán khiến hắn không kịp hoa kiếm lên đỡ, “ùm” dữ dội, hắn loạng choạng lùi lại ba bốn bước, miệng rỉ máu.

Tuệ Hồng Mao đang dom bước quay ra thấy đệ tử của mình đã bị thương liền tức giận dừng bước:

– Tiểu tử gớm thật! Ðừng trách Ðại Tà Công của ta!

Lão còn một chiếc chùy trên tay, vừa dứt lời lão thăng cánh ném về phía Phàn Nhất Chi. Chàng bình tĩnh xòe rộng bàn tay chụp lấy cán chùy rời nhẹ nhàng đặt xuống đất:

– Vãn sinh không muốn quyết đấu, tiên sinh đừng có ép!

Nhưng Tuệ Hồng Mao đã xuống Bàng tấn, lão múa một bài quyền miệng thở ra khì khì như tiếng rắn hổ mang, mười ngón tay lão vươn ra đỏ au như tất cả máu trong người đã dồn hết lên đó. Lão tiến đến gần Ðinh Chu Diệp, thập tráo đánh vùn vụt quanh mình nàng.

Chỉ trong một lát, toàn thân người lão căng phồng như được bơm khí, mặt mũi đỏ rần và quyền pháp cũng đổi hắn, linh động như được một ai khác nhập vào đến cả âm thanh giọng nói cũng thay đổi, lão rít lên the thé:

– Hãy coi Ðại Tà Công của nhà họ Tuệ!

chu Diệp đang khống chế một đại hán bên tả của nàng, vừa lúc chưởng và trảo của Tuệ Hồng Mao đánh tới, nàng tràn thân qua tránh, đẩy đại hán ra đỡ đòn. Tuệ Hồng Mao rú lên một tiếng lớn, trảo pháp đánh như gió bão trúng liền ngực đại hán. Lão định thu quyền về nhưng đã muộn, năm ngón tay hữu như năm móc sắt đã đâm phập vào giữa ngực đối phương lún sâu vào và chỉ nháy mắt năm dòng máu ứa ra lan dần cả vạt áo trước của người đệ tử của lão. Ðại hán rú lên hơi thì thào: “Lão sư… lão… ” rồi gục hằn xuống. Bất giác Phàn Nhất Chi kêu lên:

– Phải chăng Ðại Tà Công quá độc ác nên TÔ Tử vương không nạp?

Tuệ Hồng Mao hơi ngơ ngẩn nhìn xác người đệ tử của mình chợt nghe chàng nói liền quắc mắt:

– Tiểu tử nói nhảm gì thế? Sao biết TÔ Tử vương không thu nạp ta?

Tay hữu của lão ướt đẫm máu tươi, lão quay ngoắt về phía Nhất Chi, múa quyền xông đến tấn công chàng liền sau khi nói với hai con gái:

– Minh nhi, Chân nhi, kìm chế nữ nhân này cho ta!

Phàn Nhất Chi đã đoán biết phần nào nguyên ủy tại sao nội tổ họ Tuệ đem Càn Khôn Yếu Quyết trong đó có phần Ðại Tà Công về với TÔ TỬ Hồng lại bị vương từ chối. Chàng thử lại một lần nữa bằng cách khiêu khích Tuệ Hồng Mao:

– Tiên sinh hãy xem Huyền Công kiếm của vãn bối đây. Xem võ học của Hồi Cương có bằng võ học Trung Nguyên không?

Quả nhiên lão Tuệ Hồng Mao nóng nảy gầm lên, quyền pháp càng mau lẹ đánh xuống đầu chàng. Thân ảnh của Phàn Nhất Chi di chuyển theo bộ pháp Cái Bang Di Công còn chiêu thế lại áp dụng Huyền Công kiếm môn nên hết sức huyền ảo, không biết chàng đã biến đi lúc nào và thế vào chỗ chàng đứng là một đại hán thứ hai.

Hắn cùng chung số phận với tên trước. Năm ngón tay như năm móc sắt Ở tả thủ Tuệ Hồng Mao vỗ mạnh xuống huyệt Bách Hội của hắn, cắm sâu vào đến hai đốt. Hắn rống lên như con bò bị chọc tiết, năm tia máu phụt lên đỏ ối văng cả vào áo lão họ Tuệ.

Cảnh tượng kinh dị quá khiến cả ba phụ nữ là Chu Diệp, Tuệ Minh và Tuệ Chân đều sững người. Tuệ Chân kinh hoàng ấp úng:

– Gia gia… gia gia… dùng tà thuật gì thế?

Tuệ Hồng Mao gườm gườm nhìn con:

– Hà hà! Ðại Tà Công trong Càn Khôn Yếu Quyết của nội tổ đó!

Tuệ Minh hỏi liền:

– Phải chăng vì công lực tối độc của môn thuật này mà TÔ Tử vương không dung nạp nổi họ ta?

Tuệ Hồng Mao gạt đi:

– TÔ Tử vương lòng dạ còn tối độc hơn Ðại Tà Công nữa! Ðộc trị độc không phải lúc nào cũng được đâu Minh nhi à, nhưng thôi, hãy đợi dịp khác con sẽ biết!

Lão hú lên một tiếng dài, hữu thủ và tả thủ cùng vươn ra một lúc nhắm vào Phàn Nhất Chi và Lúc này cả hai tay mười ngón của lão đẫm ướt máu của hai người đệ tử trông ghê rợn như hai bàn tay của ác quỷ.

Phàn Nhất Chi dơ song chưởng lên che chở cho mình và cho cả Chu Diệp, chàng trầm giọng:

– Lão tiên sinh, bọn tại hạ đến Trường Viễn đảo với chủ ý xin lão tiên sinh giải thoát bằng hữu TỔ Di Khánh và Tư Không Thiên chứ không có ý tranh đoạt gì khác, xin lão tiên sinh đừng ép bọn tại hạ phải xuất chiêu quyết tử!

Tuệ Hồng Mao chưa kịp trả lời, Tuệ Chân đã ré lên cười lanh lãnh:

– Tiểu tử nói hay thật! TỔ Di Khánh và Cái Bang Thập ác Tư Không Thiên ta đã giải thoát về tới Yên Kinh rồi, gia gia ta làm sao biết được?

Chu Diệp chấn động:

– CÔ nương nói sao. Cái Bang Thập ác Tư Không Thiên về đến Yên Kinh chứ không phải bị nhốt Ở Quan Hải đài ư?

Tuệ Chân cười lớn:

– ơ! Hồn của Tư Không Thiên hôm nay chắc đang chầu Phật tổ Ở tây phương, có đâu Ở Quan Hải đài?

Chu Diệp quát lên:

– Tiểu cô nương ác độc thật! Coi này!

Tà áo nàng bay phất phới tạt đến bên Tuệ Chân, tiểu cô nương vung liền yên nguyệt lưỡng đầu côn đánh soạt một tiếng xé rách tà áo nàng liền, mặt đanh lại:

– Hôm nay nếu chư vị muốn về tây phương tìm thăm Tư Không Thiên cũng dễ thôi, đại tỷ Tuệ Minh hãy quăng Kim Thằng Ðoạt ảnh trói bọn này lại đi!

Tuệ Minh vùng vằng:

– Chuyện ngươi ngươi làm, chuyện ta ta làm, Tư Không Thiên là ai ta nào có biết?

Hình như biết tính tình hai cô con gái, lão già can thiệp:

– Chân nhi, Minh nhi, bắt bọn này về Quan Hải đài cho ta!

Tuệ Minh dậm chân một cái, nàng lúng búng:

– Nhưng nhưng Tư Không Thiên là ai kia chứ?

Tuệ Hồng Mao gằn giọng:

– Im miệng! Trói tiểu tử liền cho ta!

Phàn Nhất Chi xuất chiêu trước. Chàng lướt thân tới, hữu thủ xuất một hư chiêu nhắm huyệt Tử Bạch trên mặt Tuệ Hồng Mao rồi giả chuyển xuống huyệt Cự Liễu nhưng thực chiêu Ở tả thủ bấm vào huyệt Hợp Cốc trên tay Tuệ Minh. Tuệ Minh xuất kỳ bất ý bị bấm trúng huyệt kêu “á” một tiếng chùn tay xuống định thoái bộ tránh đòn thì hữu thủ của chàng đã ngoặt về biến thành chỉ búng ba cái liên hoàn vào cán dây Kim Thằng liền.

Tuệ Minh chấn động hổ khẩu hơi lơi tay một chút đã bị tả thủ của chàng quay lại đỡ liền Kim Thằng đoạt mất.

các chiêu thức của chàng theo Huyền Công kiếm môn nói thì chậm nhưng sự thực động tác mau không thể tả, đến nổi không ai thấy thủ pháp ra sao cả, chỉ trừ Tuệ Minh kêu lên liên tiếp ba tiếng “A” thân pháp đã lùi về bên cạnh. Phàn Nhất Chi trên tay nắm chặt Kim Thằng Ðoạt ảnh của Tuệ Minh, chàng hơi cười:

– Lão tiên sinh! Nhị vị cô nương! Xin cấp thuyền cho bọn tại hạ rời Trường Viễn đảo sẽ hoàn trả lại Kim Thằng!

Chợt nhớ tới Quan Thượng Cầu, chàng nhìn thăng vào mắt Tuệ Hồng Mao:

– Và nhờ lão tiên sinh cho thuốc giải Ðộc Kiếp phấn mà bằng hữu vãn sinh trúng phải.

Tuệ Hồng Mao mắt vẫn đỏ ngầu cười gằn:

– Tiểu tử tưởng đoạt được Kim Thằng của con gái ta là có quyền đòi hỏi ư? Hừ! Nếu không trả Kim Thằng lại đừng hòng rời khỏi đảo của ta!

Lão gầm lên một tiếng, song quyền lại huy động vùn vụt quyết đấu để đoạt lại Kim Thằng cho Tuệ Minh. Ðã biết võ công của đối phương nên lần này lão ra đòn có phần cẩn mật hơn. Quyền của lão chậm chạp bủa những đường chéo dày kín trước mặt Phàn Nhất Chi rồi trong chớp mắt lão thọc ngũ tráo như năm móc sắt vào mặt chàng.

Chàng vừa kịp nghiêng đầu qua tránh đòn thì lão đã biến chiêu đánh thăng vào mặt Chu Diệp. Chiêu thế của lão vừa chắc chắn vừa biến ảo lúc hư lúc thật rất bất ngờ. Cũng may Chu Diệp võ công cũng vào hạng đại gia nên nàng dù bị bất ngờ cũng đã đảo thân tránh được. Ngũ tráo của Tuệ Hồng Mao đi vụt qua mang tai Chu Diệp, nàng bị đánh trúng búi tóc liền xổ tung ra. Chu Diệp dùng luôn mái tóc dài và dầy lắc đầu đánh luôn tới một đòn chớp nhoáng. Mái tóc của Chu Diệp biến thành một loại vũ khí Vô cùng lợi hại.

Cả ba cha con họ Tuệ không ai ngờ được Ðinh Chu Diệp ra đòn bằng tóc nên bả vai Tuệ Hồng Mao trúng đòn. Mái tóc giống như hàng trăm ngọn roi li ti đập vào vai khiến lão đau nhói, hơi chúi tới trước vài bước. Vài bước đó làm đời lão thay đổi.

Phàn Nhất Chi lợi dụng liền cơ hội đập luôn hữu chưởng xuống lưng lão.

Bị dồn dập hai đòn, Tuệ Hồng Mao gục luôn xuống đất, mồm ứa ra vài giọt máu tươi. Lão thều thào đưa mắt nhìn trưởng nữ:

– Tuệ Minh, oán này phải trả, ra lệnh phong tỏa hết các lối ra đảo. Tuệ chân, hồng y hội của con đâu rồi, gọi hết lại cả đây!

Ðinh Chu Diệp bước một bước tới bên thọc tay vào túi áo lão liền:

– Thuốc giải Ðộc Kiếp phấn đây rồi!

Ðinh Chu Diệp rút ra một hộp nhỏ tròn tựa như hộp đựng phấn trang điểm. Tuệ Hồng Mao hơi vươn người lên:

– Nữ bồ tát! Lấy thêm phục hoàn trong túi cho ta uống!

Chu Diệp lệnh lê đứng lên. Nàng nói với Tuệ Chân:

– Tiểu cô nương nghe rồi đỒ! Hãy lấy phục hoàn cho gia gia uống đi!

Rồi mặc kệ cho Tuệ Chân cúi xuống lục túi thân phụ tìm phục hoàn, nàng mở nắp hộp thuốc giải Ðộc Kiếp phấn. Nhất Cho giật giọng:

– CÔ nương có chắc đây là thuốc giải Ðộc Kiếp phấn?

Chu Diệp đưa cái nắp hộp vừa mở cho chàng nhìn thấy mấy chữ: “Ðộc Kiếp Phấn Tán” bằng lối chữ cuồng thảo. Nàng dục:

– Không còn thời giờ nữa! Hãy cho bằng hữu ta uống mau!

Nàng vươn tay chụp vội chung rượn nhỏ vẫn đặt trên bàn thờ chiêu vào miệng Quan Thượng Cầu rồi dốc hết hộp thuốc vào miệng.

Tuệ Chân cũng cho cha uống phục hoàn. Người lão dần tỉnh y táo lại.

Lão vẫn còn hậm hực:

– Nữ hiệp và tiểu tử đặt chân đến Trường Viễn đảo là khó trở về đất liền.

HỌ Tuệ ta ẩn tích Ở đây trải ba năm nay chưa ai dám dấn thân lên đảo mà an toàn cả!

Phàn Nhất Chi cười kháy:

– Hoặc hôm nay bọn tại hạ là trường hợp đầu tiên chăng?

Tuệ Hồng Mao cười lớn:

– Ðể rồi coi! Chân nhi! Sớm nay Hữu Long và Tả Hổ đã đi đâu rồi?

Tuệ Chân đáp:

– Nhị vị đầu đà nghe tin Ở ngoại biên Ma Thiên Lãnh có tên Mậu Quán Thật có khả năng đọc được chữ Hồi Cương nên lên đường từ tối hôm qua!

– Tiếc thật! Nếu có nhị vị đầu đà Ở đây ta yên tâm hơn!

Dừng lại một chút, đột nhiên lão nói:

– Chân nhi! Con hãy cho các hồng y nữ đi gọi Hữu Long Tả Hổ đầu đà về gấp!

– Xin tuân lệnh gia gia, còn bọn dị khách này?

Tuệ Hồng Mao phất tay áo:

– Cứ để họ tạm Ở đây ít ngày, đợi nhị vị đầu đà về, ta đuổi họ đi cũng không muộn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.