Cái Bang Thập Ác

Chương 9 - Lấy Oán Trả Oán

trước
tiếp

Phàn Nhất Chi một mình trở lại khu phố chợ nhỏ.

Ðêm đã chập choạng buông bức màn xám xuống vạn vật. Lần mò đi theo đường quan đạo có những ánh đèn dầu lạc tù mù Ở hai bên vệ đường. Phàn Nhất Chi tới một khách điếm đã thưa người. Chàng gõ cửa gọi chủ nhân, một gã mặt mũi lèm nhèm lảo đảo bước ra:

– Khách quan muốn gì? Quán xá giờ này sửa soạn dẹp rồi, khách quan không trông thấy thông báo của đệ nhất hội chủ Lữ Nhân Thọ dán Ở sân đình sao?

– Xin thứ lỗi! Tôi từ xa mới tới xin mua một con ngựa tốt, chủ nhân có không?

Chàng đưa ra một nắm bạc. Tên chủ quán sáng mắt liền, gã chộp lấy:

– Ðược được! Nhưng trời tối thế này, khách quan hãy vào ngồi chờ giây lát Phàn Nhất Chi bước vào. Quán chỉ có chỏng chơ vài cái bàn và ít chục cái ghế đã xếp thành một góc đưa những cái chân gầy guộc lên trời. Gã chủ quán thì thào vào tai chàng:

– Ðêm nay hình như có biến. Ớ vùng này, Phục Hồng hội thế lực rất mạnh, sinh sát trong tay, nếu khách quan là người của triều Mãn Thanh, nên cẩn thận. Chiều nay đệ nhất hội chủ Lữ Nhân Thọ và đệ nhị hội chủ Lăng Thiếu CÔ ra thông báo mọi hàng quán phải dọn dẹp sớm hơn mọi khi.

Trong khi chờ đợi, khách quan đọc thông báo này cho biết.

Gã xòe ra một tờ giấy to bản đã nhầu nát. Phàn Nhất Chi đọc:

“Phục Hồng hội chủ phục Minh biến tri:

Gần đây nơi bản hội đóng doanh có một tên lạ mặt xuất hiện, người họ Phàn Ở Tam Dương tiêu cục Yên Kinh. Ðây là tên phiêu lãng nguy hiểm định thám thính tin tức cho triều Mãn. Lệnh trong vòng một tuần, tất cả hàng quán phải đóng cửa từ đầu giờ tuất, tất cả nhà dân không được chứa kẻ lạ mặt để bản hội bắt tên du thủ du thực này. Bản hội có cho họa chân dung tên tiểu tử nguy hiểm bên cạnh để mọi người cùng tránh. Kính cẩn tuân theo đấy.” Ðại diện đệ nhất hội chủ Lữ Nhân Thọ, đệ nhị hội chủ Lăng Thiếu CÔ ấn ký.

Mậu Quán Tinh thủ sao.

Bên cạnh là bức chân dung của Nhất Chi do tên họa sĩ non tay nào vẽ, trông không giống chàng mà cũng chăng giống ai cả. Chàng cười khà, dấu mặt vào trong bóng tối, dù sao chàng cũng không muốn bị phát hiện. Ðây có lẽ là âm mưu của tên đứng hàng thứ ba “Mậu Quán Tinh chép tay” nhằm vây bủa tiêu diệt chàng đó thôi. Vu khống cho chàng làm tay sai cho triều Mãn thì quá buồn cười, có lẽ chúng không tìm ra một tội danh nào khác chăng?

– Hừ! Ðể rồi coi!

Phàn Nhất Chi lơ đãng lật ngược tờ thông báo. Chàng chú ý tới dấu triện đỏ to bằng nửa án tay viết bằng loại chữ đại triện đời Hán. Chàng tò mò xoay sở cố đọc cho ra: “Tô gia bang”. Cái gì vậy? TÔ gia bang là bọn nào?

CÓ quan hệ gì đến Phục Hồng hội chủ hay có quan hệ gì đến chàng?

Vừa lúc tên chủ quán dẫn ngựa về, gã tươi tỉnh hằn lên:

– Tiểu nhân mạo hiểm lắm mới dám vào làng mua cho khách quan con tuấn mã đây!

Gã gọi là “tuấn mã” nhưng chỉ là con ngựa ốm o, cổ cao ngẵng và bụng lép xẹp có lẽ bị bỏ đói đến ba ngày rồi.

Phàn Nhất Chi vội vàng đứng lên cầm lấy cương ngựa.

Nhưng chàng chỉ mới dắt ngựa bước qua ngưỡng cửa ra ngoài, sau lưng đã có tiếng động phía trong. Tay vẫn cầm cương, chàng quay cổ nhìn vào.

Gã chủ quán gục xuống bên cánh cửa khi tiễn chàng ra ngoài và định đóng cửa lại. Nhất Chi bước hai bước trở vào. Giữa ngực gã chủ quán là một mũi ám khí bằng đồng còn lấp loáng sáng. Chàng rút mũi ám khí ra vì phát hiện một mảnh giấy nhỏ ghi trên đó nét chữ sắc như dao: “Tô gia bang báo oán” TÔ gia bang là ai? CÓ quan hệ thế nào mà ra tay sát thủ với gã chủ quán này? TÔ gia bang, hừ! Chăng lẽ lại là nhà TÔ Tử Kiệt? Phải chăng TÔ gia bang là tên bang hội có con triện đóng Ở mặt sau tờ thông báo của Phục Hồng hội?

Phàn Nhất Chi lặng lẽ vuốt đôi mắt trợn trừng của gã rồi quay ra lấy ngựa đi ngay. Chàng linh cảm một điều gì bất tường. Nhưng đó là điều gì chàng vẫn chưa nghĩ ra được.

Ngựa phi đêm ấy không nghĩ, Phàn Nhất Chi muốn vào thành Hợp Phì vì nơi ấy chàng còn gia đình một người phụ chấp (tức là cha) đang làm đạo sĩ trong dinh quan tổng trấn Hợp Phì. Hy vọng rằng người phụ chấp này sẽ giúp chàng truy ra nơi Ở của Quan Thượng Cầu.

Ðến tảng sáng, ngựa đã mệt là, bốn vó của nó nhấc lên như đeo đá, chàng đành lần vào một thôn xóm nhỏ ven đường. Thôn Ở trong vòng rào cây xanh ngắt, yên ắng như một thôn chết.

Cho ngựa chạy suốt con đường lát gạch từ đầu đến cuối thôn mà không gặp một ai. Giờ này là giờ nông dân kéo nhau ra đồng, chăng lẽ thôn này chết hết cả rồi sao?

Nhất Chi quảy ngựa lại, tiếp tục phi dọc con đường định trở ra. Ðến cái cổng gạch rêu phong, chàng gặp một lão già lẩy bẩy ôm bó lúa đi vào, chàng dừng cương:

– Lão tẩu! Xin cho hỏi, chăng hay sao thôn ta vắng lặng thế?

Một lão già lạc thần trong một vẻ sợ hãi lộ liễu:

– Quan gia tìm ai? Hôm nay có lệnh cấm ra khỏi nhà. Lão đói quá, có một thân một mình nên đánh liều ra ruộng mót ít lúa về giã kiếm gạo ăn đây!

– Lệnh cấm của ai?

Lão già ngập ngừng một chút rồi thấp giọng:

– TÔ giabang!

Lại TÔ gia bang! Nghe đến cái tên này, tự nhiên Phàn Nhất Chi cũng chột dạ, chàng hỏi tiếp:

– Ngựa ta đói quá. Cả ta nữa. Liệu lão có chút ít lương thực bán cho ta được không?

Chàng đưa ra một nắm bạc vụn. Mắt lão già sáng lên trong chốc lát rồi lại tối đi:

– Làm gì có lương thực cho qua gia. Nhưng nếu quan gia rộng lượng cho lão ít tiền, lão sẽ ra đồng cắt bó cỏ cho ngựa và kéo nước ao cho ngựa uống!

– Ðành vậy! Lão cắt cho ta bó cỏ lớn rồi ta sẽ thưởng.

Lão già “vâng, vâng” trong miệng rồi đặt bó lúa Ở vệ đường quảy quả bước đi liền.

Quả nhiên, trong chốc lát lão đã về với một bó cỏ lớn hơn chàng muốn nhiều Lão quăng xuống cạnh chân ngựa:

– Quan gia đợi thêm chút nữa, lão đi tìm nước.

Lão già lại đi và về đúng như giao ước. Phàn Nhất Chi trao cho lão vài miếng bạc vụn khiến lão sướng run:

– Ða tạ quan gia! Té ra quan gia không phải là quan quân nhà Mãn Thanh?

Rồi lão lập cập tiếp:

– Hay là quan gia theo lão về tệ xá. Lão sẽ cố gắng tìm chút gì cho quan gia đỡ dạ!

Con ngựa ốm o tội nghiệp trong chớp nhoáng đã ăn hết một ôm cỏ. Phàn Nhất Chi đồng ý dắt ngựa lững thững theo lão nông về nhà.

Lão nông đi trước dẫn đường cho chàng về một gian lều nát Ở cuối thôn.

Ðứng Ở cái ngõ trống hoắc, lão dặn:

– Ðể lão vào trước cất bó lúa rồi sửa soạn mời quan gia hạ cố.

Lão bước vào trong lúc Phàn Nhất Chi cột ngựa Ở hàng rào xiêu vẹo.

Nhất Chi vào nhà sau lão chỉ độ nửa khắc.

Gian lều của lão quả là tềnh toàng trống trải. Nhất Chi nhìn quanh và chợt thất sắc. Giữa lều là xác lão già nằm đè lên bó lúa, mắt trợn trừng kinh Giữa ngực lão nông cắm một ám khí bằng đồng sáng bóng và cũng kèm một tờ giấy nhỏ. Lần này chữ viết có đủ ý hơn: “Bất cứ ai quan hệ với tên tiểu tử họ Phàn đều bị thảm tử. TÔ gia bang báo oán.” Phàn Nhất Chi bàng hoàng vân vê mũi ám khí nhọn hoắc trên tay. Hừ! Chàng đã đoán được phần nào. TÔ gia bang? Bang hội của nhà họ Tô. TÔ Tử vương Ở Yên Kinh mà thế lực kết hợp với bọn Phục Hồng hội vươn rộng tới đây chăng? CÓ thể lắm!

Phàn Nhất Chi quảy quả trở ra. Ngựa chàng vẫn dặm vó Ở chỗ cũ. Chung quanh vẫn lặng lẽ đáng sợ. Chàng thót mình lên ngựa theo con đường lót đá ra khỏi thôn. Sau lưng chàng, gian lều nghèo khổ tự dưng phát hỏa cháy ngùn ngụt. TÔ gia bang. TÔ gia bang. Ðể rồi coi bọn bây còn giở trò gì nữa?

Sáng hôm sau, Phàn Nhất Chi đến trước cổng thành trấn Hợp Phì cao sừng sững, người và ngựa đều mệt lã. Dọc đường chàng chứng kiến thêm cái chết thảm của một người dân Vô tội vì chàng tạt vào mua cơm ăn.

TÔ gia bang quả là tàn độc. Ðặc biệt chàng không tìm được manh mối kẻ giết người dấu mặt. Lần nào nạn nhân cũng chết tức cửi bất ngờ với mũi ám khí bằng đồng và giòng chữ câm lặng: “Tô gia bang báo oán.” Thành Hợp Phì không có vẻ đô hội như thành Yên Kinh. Tất cả kiến trúc đồ sộ nhất đều thấp lè tè và làm vội vã, chỉ có các đền, miếu, chùa chiền là được xây cất đẹp đẽ Người phụ chấp của Phàn Nhất Chi là đạo sĩ trong Ðạo Ki Ti được viên quan thủ lãnh Ở đây hết sức trọng vọng vì ngày xưa ông đã từng du học bên Thiên Trúc và tổ xa đời của ông cũng là đạo sĩ được hoàng đế nước Quyên Ðốc phong làm quốc sư trong một ấn sắc mà đến giờ ông vẫn còn giữ được.

Phàn Nhất Chi bị tên quân gác cổng chân lại:

– Các hạ tìm ai trong thành Hợp Phì?

– Tại hạ tìm gia sư Ðào Thiếu Vi Ở Ðạo Ki Ti.

Nghe tên Ðào Thiếu Vi, tên quân dễ dãi liền:

– À thì ra Ðào chân nhân! Các hạ cứ đi dọc theo mé đông hồ nước là tới Ðạo Ki Ti đó!

Phàn Nhất Chi trong khi cúi đầu nói “cảm tạ” đã dúi vào tay hắn vài đồng bạc lẻ. Ðối với quân binh Ở đây chỉ có tiền bạc là dễ làm cho chúng tối dạ nhất.

Nắm chặt mớ tiền trong tay, tên quân vồn vã mở rộng cổng thành cho chàng phóng ngựa qua.

Sau lưng chàng là một tiếng rú khủng khiếp. Chàng quay đầu lại nhìn trên quân gác cổng gục xuống chết ngay lúc cánh cổng vừa khép lại. Chàng cho ngựa vọt luôn vì biết chắc rằng trên ngực hắn có một mũi ám khí bằng đồng và mấy chữ “Tô gia bang báo oán”.Té ra cái TÔ gia bang đeo đuổi chàng xa gớm và cũng chăng kiêng nể gì đến bọn quan quân triều Mãn. Tìm ra Ðạo Ki Ti không phải là việc khó vì gần như ai cũng biết địa chỉ điểm này.

Ðào Thiếu Vi đang xõa tóc xông trầm Ở tẩm thất, nghe tin có Phàn Nhất Chi đến vội vả xốc áo chạy ra ngay:

– ôi! Hiền diệt! Ngọn gió nào đưa hiền diệt đến với ta thế này?

Phàn Nhất Chi xuống ngựa thi lễ:

– Cuồng diệt bốn bể không nhà làm thân du thủ, nay đến xin tạm tá túc với bá bá một thời gian.

– Ta biết cái chết của Phàn huynh rồi! Chăng qua là không thức thời thôi.

Làm gì cái nghề bảo tiêu bạc bẽo mà nguy hiểm đó? Nay hiền diệt đến với ta là phải lắm. Hiền diệt cũng là người kiệt liệt, làu thông kinh sừ, để mai kia ta sẽ tiến cử với tổng trấn Ở đây, may ra lọt được vào mắt xanh ngài chăng?

ông kéo vai áo Nhất Chi dẫn vào tẩm thất:

– Ðường xa chắc mỏi mệt? Hiền diệt cứ tạm nghỉ Ở tẩm thất của ta. Ðợi ta chốc lát, ta qua dinh tổng trấn trở về rồi chúng ta sẽ có tiệc tẩy trần!

ông vừa mặc bộ y phục đạo sĩ vào người vừa dặn dò Phàn Nhất Chi vài điều chàng chưa kịp hỏi trong vùng Hợp Phì này ông có biết ai tên Quan Thượng Cầu không thì ông đã kêu gia nhân sửa soạn kiệu qua dinh tổng trấn mất rồi.

Ðợi có hơn buổi họ Ðào mới trở về, nét mặt nặng trĩu phân vân.

ông trầm ngâm nói với chàng:

– Bên dinh tổng trấn vừa loan tin có tên tiểu tử nào đó mới nhập thành…

Không lẽ hiền diệt sau này có thay đổi?

CÓ lẽ cái chết của tên quân giữ cổng thành và mũi tên ám khí với mấy chữ “Bất cứ ai quan hệ với tên tiểu tử họ Phàn đều bị thảm tử… ” đã đến tay bọn quân sĩ Ở đây rồi. Chàng miễn cưỡng chối biến:

– Bá bá biết cuồng điện từ lúc còn nằm tã. Lẽ nào cuồng diệt lại có cái hành vi ấy?

Ðào Thiếu Vi bình tĩnh trở lại ; – à! CÓ thế thực! Hiền diệt yên tâm, ta đã bộc trần tổng đốc về trường hợp của hiền diệt. Hy vọng mai đây hiền diệt sẽ được trao cho trọng trách.

Hãy cố gắng làm vinh dự họ Phàn.

Chàng đánh trống lảng:

– Làm quan không phải là chí của cuồng diệt. Xin bá bá miễn thứ. Từ khi gia phụ bị thảm sát, thức ngộ được lẽ Vô thường của cõi đời, cuồng diệt những muốn thế phát.

Ðào Thiếu Vi cười rộ ngắt ngang:

– Sao được! HỌ Phàn của huynh ta còn một nam tử duy nhất là hiền diệt.

Vả chăng họ Phàn chưa ai ra làm quan, hiền diệt phải cố lên chứ!

Rồi ông lại tự gạt đi:

– Nhưng chuyện đó để tính sau. Giờ hãy tẩy trần cái đã. Gia đồng! Lên ta có lệnh Một tên gia đồng ước chừng đôi mươi hấp tấp chạy lên. Mắt hắn đầy những mụn lốm đốm như bị lên ban và con mắt liếc ngang đầy gian xảo, Ðào Thiếu Vi vẫn Vô tình:

– Ðây là công tử Phàn Nhất Chi, hiền diệt của ta sẽ Ở lại đây ít ngày. Hãy vào trù thất làm cơm đãi khách.

Tên gia đồng liếc Phàn Nhất Chi một cái sắc như dao, gã lắp bắp:

– Ðạo nhân đạo nhân bên dinh tổng đốc ban lệnh… ban lệnh… cẩn trọng… têntiểutử… tiểu tử… tử…

Ðào Thiếu Vi nạt:

– Ta biết rồi. Ðã nói lắp mà còn ham nói nhiều! Xuống bếp đi!

Tên gia đồng vùng vằng đi xuống. Phàn Nhất Chi lưu ý:

– Cuồng diệt thấy tên gia nhân này không được lương thiện. Bá bá nên tế tâm.

Ðào Thiếu Vi gạt đi:

– NÓ bị dị tật từ bé, ta thương tình coi như tử đệ trong nhà. Chỉ phải đều là tuy nói lắp như vậy nhưng rất ham tụ tập rượi chè. Ðể có hiền diệt Ở đây, hiền diệt sẽ rèn cặp nó bỏ dần tính xấu.

Phàn Nhất Chi từ chỗ i:

– Cuồng diệt không thể Ở lâu. Xin bá bá cho biết trong thành Hợp Phì này có kẻ nào tên Quan Thượng Cầu bị câm không?

Ðào Thiếu Vi hơi trầm ngâm:

– Bị câm à? Quan Thượng Cầu? Tên quen lắm… à! Ta nhớ rồi, y cũng mới về Hợp Phì đây thôi. Nhà tranh Ở phía ngoài thành cửa bắc cách năm dặm.

Ðêm ấy Phàn Nhất Chi ngủ chung trong tẩm thất với Ðào Thiếu Vi.

Ðào Thiếu Vi nằm rất muộn, có lẽ đã sắp tới giờ tý ông mới đọc xong bộ Huỳnh Ðình kinh trước cái kỷ có treo bức hoành viết mấy chữ Hựu Huyền cung của ông.

Ðêm đã thực khuya ông mới thổi tắt ngọn nến lục đục vào màn nằm cách chỗ nằm chàng hơn một sải tay.

ÐỘ nửa khắc là đã nghe Thiếu Vi ngáy. Tiếng ngáy của ông như tiếng kéo bễ dễ đến Ở dưới nhà ngang cũng có thể nghe. Phàn Nhất Chi vẫn không sao yên giấc được dù suốt ngày đi đường đã rã rời.

Ðột nhiên Phàn Nhất Chi nghe một tiếng động nhỏ. Chàng tập trưng thính giác, tiếng động lục đục dưới gậm cửa, rồi dưới giường nằm. À thì ra tiếng chuột đuổi nhau.

Chàng chập chờn mắt. Tiếng chuột chạy đuổi nhau từ gậm cửa sang đến tận giường khiến chàng hơi khó chịu. Chàng trở dậy định đuổi lũ vật quấy phá ấy đi.

Xòe một mồi lửa, chàng định thắp dĩa đèn.

Cúi đầu sát xuống gầm giường, chàng không thấy con chuột nào cả mà Ở trong tận xó tối, chàng lại phát hiện một cuộn tròn đen tuyền hơi cục cựa.

Nhất Chi hắn giọng:

– Ðạo chích! Ra đi thôi chứ, sắp sáng rồi!

Cuộn tròn không đợi câu thứ hai, bung ra liền thành một người vừa tầm, bóng đen trùm khăn kín mít, chỉ để lộ con mắt liếc ngang như chớp vọt ra khỏi gầm giường mau không kém một con rắn.

Vừa thoát khỏi gậm giường, bóng đen vung tay xẹt ra mũi ám khí lấp lánh bay về phía thân thể đang say ngủ của Ðào Thiếu Vi. Phàn Nhất Chi nhanh hơn. Chàng thi triển khinh công đứng chân ngay đầu ám khí đưa tay lên trước ngực như niệm kinh nhưng chủ ý là dùng chưởng lực đỡ mũi phi tiêu.

ám khí đụng kình lực như bức tường phong của chàng dừng ngay lại rơi xuống đất. Không muốn làm kinh động giấc ngủ của người phụ chấp, Nhất Chi phất tay áo rộng cho phi tiêu lọt vào. Chàng hơi ngó xuống, tâm chấn động: ÐÓ là mũi ám khí bằng đồng sáng loáng có ghi sẵn mẫu giấy nhỏ.

Chàng kêu khẽ:

– A! TÔ giabang!

Ngước nhìn lên, chàng đã thấy bóng đen mất dạng. Một tia sáng lóe lên trong đầu, chàng vọt mình ra cửa, dọc theo dãy hành lang dài dẫn ra cổng Ðạo Ki Ti có bóng người thấp thoáng. Chàng đuổi theo.

Bóng đen đã vượt ra cổng, hắn chạy men theo bờ hồ rộng lớn chạy như chớp qua mấy dãy phố. Thuật phi hành của bóng đen quả là tuyệt hảo.

Nhưng hắn không ngờ Nhất Chi cũng đã luyện đến công phu bực nhất, thêm nữa chàng may mắn ăn phải Thiên Chi Thảo, công lực khác thường nên bám sát bóng đen như hình với bóng. Cả hai đuổi nhau đến bờ sông Phì Thủy. Vào lúc nửa đêm, mặt sông Phì Thủy mông mênh như thở lên sương khói giá buốt. Bóng đen nhảy lên một chiếc thuyền buồm có vẻ như cố ý chờ sẵn. Chiếc thuyền chòng chành kéo dây cột vừa lúc Phàn Nhất Chi tới nơi. Chàng quyết tâm không tha tên TÔ gia bang này nên không nghĩ ngợi, lập tức vọt mình lên ván thuyền liền.

Thuyền ra xa bờ.

Trong phong thuyền bạch lạp đốt sáng, có tiếng cười ròn rã:

– Vạn hạnh được đón tiếp Phàn công tử!

Cửa khoang tự động mở toang. Phàn Nhất Chi thấy Ở trong khoang rộng rãi là hai hàng võ sĩ khoảng hơn mười tên đứng khoanh tay nghiêm cẩn.

Ngồi trên một tấm thảm nệm dầy Ở góc trong cùng là một tiểu nữ vẻ mặt còn non nớt ước độ mười ba mười bốn tuổi. Nữ tử có giọng cười như ngọc vỡ:

– TÔ Lệnh Ngọc, trưởng nữ của Tử Chiêm viện chủ nhân TÔ Tử Kiệt, xin được ra mắt Phàn công tử!

Phàn Nhất Chi bàng hoàng nhìn vẻ chói lọi của nội thất khoang thuyền:

– Ngu sinh xin bái yết TÔ cô cô! Khi xưa Ở Tử Chiêm viện…

Nhất Chi định tìm lời biện hộ cho sự việc xảy ra Ở Tử Chiêm viện nhưng Lệnh Ngọc vẫn cười như hoa hàm tiếu:

– Chuyện đã muôn năm rồi! Công tử nhớ lại làm cho cho buồn? Nhã nhạc!

Lời Lệnh Ngọc là một mệnh truyền. Ðàn sáo trỗi lên liền.

Tiểu cô nương này không biết có định thiết một triều đình nho nhỏ Ở đây không mà chung quanh khoang thuyền đều cho vẽ hình rồng hình phượng như cung cấm của bậc đế vương.

Nhã nhạc đang trình tấu du dương bỗng Lệnh Ngọc vỗ tay hai tiếng với lệnh khác:

– Yến tiệc!

Ðàn sáo vẫn tiếp tục trong lúc một bọn vệ sĩ gia nhân khác đặt tiệc rượn ngay tại khoang thuyền. Tiểu cô nương ăn nói văn hoa như một danh sĩ:

– Tiểu TÔ hoa chủ xin được mời công tử bữa hảo tửu mừng hội ngộ!

Nàng rời nệm thơm đứng dậy. Tuy còn trẻ tuổi nhưng TÔ Lệnh Ngọc đã sớm dậy thì, thân thể thon thả của nàng như một viên ngọc chuốc, nõn nà trong lớp lụa mỏng trơn bóng. Lệnh Ngọc xòe năm ngón tay mà ngón nào cũng đeo đầy kim cương mã não:

– Xin đón công tử!

Phàn Nhất Chi bước vào. Hương trầm sực nức trong khoang thuyền khiến chàng có phần cảnh giác. Chàng hơi dè dặt:

– Dám xin được hỏi TÔ cô cô một câu được chăng?

Lệnh Ngọc cười chúm chím:

– Công tử cứ nhập tiệc, có hỏi một ngàn câu tiểu thiếp cũng vui lòng.

Bất đắc dĩ Phàn Nhất Chi phải ngồi xuống sàn thuyền, trước mặt la liệt sơn hào hải vị bốc mùi thơm kích thích tì vị. Té ra tiểu cô nương này cũng biết thuê những đầu bếp hạng nhất Ở Yên Kinh. Nhất Chi tự róc rượn ra chén, uống cạn một hơi dài. Ðợi rượn thấm vào khí huyết, chàng thu hết can đảm nói liền:

– Ngu sinh xin đường đột hỏi lệnh cô. Vì cớ gì lệnh cô tàn nhẫn cho hạ sát tất cả những kẻ Vô tội liên quan đến ngu sinh?

TÔ Lệnh Ngọc ngửa cổ lên cười phô ra cái yết hầu dài và trắng như yết hầu một con thiên nga:

– Chăng qua là tiện thiếp nặng lòng với công tử, không còn biết gặp công tử bằng cách nào nhanh nhất đó thôi!

Nàng vẫn tiếp tục cười từng tràng dài như đứa trẻ. Hai võ sĩ tiến lại đỡ Lệnh Ngọc dìu hai bên nàng vào bàn rượn. Nhất Chi nhớ đến một câu của Bạch Cư Dị “Thị nhi phù khởi kiều Vô lực” (gọi trẻ nâng đỡ người con gái đẹp ẻo lã như không có sức). Không biết Lệnh Ngọc “Vô lực” thật hay nàng chỉ màu mè để cho thấy sức mạnh của lệnh nàng?

Lệnh Ngọc trừng mắt nhìn bọn võ sĩ. Một hảo hán râu rậm vội vàng quỳ xuống trước mặt Nhất Chi:

– Lệnh của tiểu TÔ chủ xin công tử cầm đũa.

Ðôi đũa kỳ lạ ngắn chỉ bằng ngón tay và thon nhỏ cũng chỉ bằng ngón tay nhưng được chạm trổ tinh xảo và mát lạnh như được đẽo bằng thứ ngà nào đó Lệnh Ngọc vẫn hồn nhiên:

– Ðũa Tây Hạ được làm từ xương tê giác đó công tử à! Cầm đũa này công tử không bao giờ sợ gắp nhầm độc vật vì chỉ có một chút chất độc, đũa sẽ biến màu ngay.

Lệnh Ngọc trấn an chàng hay đe dọa chàng?

Phàn Nhất Chi khinh mạn:

– Ngu sinh này đâu phải kẻ tham sanh húy tử mà cô cô phải trấn an? Xin nâng đũa!

Chàng chủ động gắp một miếng thức ăn bỏ vào miệng tức thì. TÔ Lệnh Ngọc mặt như hoa tươi nói:

– Gặp công tử thật tiểu thiếp như ngư trầm thủy. Thật hả dạ hoài mong.

CÓ một cuộc vui xin trình diễn cùng công tử.

Nàng vỗ tay liền ba cái. Tiếng đàn sáo im bặt. Lệnh Ngọc truyền:

– Ðem tên gia đồng nhà họ Ðào ra đây.

Không đợi lệnh lần thứ hai, tên gia đồng nhà Ðào Thiếu Vi đã ra phủ phục dưới gối Lệnh Ngọc:

– Tiểu vương chủ! Xin chịu tội và mong được đoái công.

Té ra tên gia đồng của Ðào Thiếu Vi chính là bóng đen bịt mặt mà chàng đuổi theo ban nãy. Nghe lệnh “tự xừ đi,” gã run lẩy bẩy đứng bật dậy móc trong túi áo ra ba mũi ám khí bằng đồng y như mũi ám khí định phóng vào người go Ðào khi Ở Ðào Ki Ti. Gã nhăn nhó la lên:

– V nh biệt tiểu vương chủ! Xin nương tay cho bọn thê tử của tiểu nhân Ở quê nhà Liền đó ba mũi ám khí đã được gã tự ấn mạnh vào lồng ngực. Ba ống máu vọt ra trong nhấp nháy khiến gã quy xuống. Nét mặt TÔ Lệnh Ngọc lạnh như tiền, nàng khẽ nhếch môi:

– ÐỒ xuẩn ngốc! Chỉ một chút việc là không xong để phiền đến công tử.

Cho cá Phì Thủy hôm nay một bữa no.

Lúc này chàng thấy nét mặt Lệnh Ngọc một vẻ gì lạnh lùng đến rợn gáy.

Tiểu cô nương mới chút tuổi mà sao đã độc ác đến thế? Chàng nhìn xuống bàn tay Lệnh Ngọc, đúng là nàng cũng để những móng tay dài như những vuốt quỷ Nhìn đẹp ghê rợn quá. Nữ tử cười hỏi tỉnh táo như không hề có chuyện gì xảy ra:

– Công tử đang nghĩ gì? Phải chăng công tử cho là tiện thiếp quá ác độc?

Nếu không làm vậy, làm sao tiện thiếp có thể sai khiến bọn thuộc hạ ngông cuồng này?

Chàng đáp liền:

– Ngu sinh trộm nghĩ dù sao cô cô cũng không tránh khỏi tiếng độc ác.

Phải chăng đó là phép nhà của TÔ Tử vương?

Tiếng cười của TÔ Lệnh Ngọc vỡ òa ra làm rung rinh mái tóc mây mượt mà, rung rinh cả mấy cành thoa dắt ngang trên vành khăn nàng đội trên đầu.

Không thể chịu được lâu hơn, chàng đành nói một câu quyết liệt:

– Ngu sinh phải quay về Ðạo Ki Ti. Xin cô cô cho được bái tạ. Hẹn có ngày vạn hạnh tái ngộ.

Mắt Lệnh Ngọc long lanh như có nước:

– công tử còn về Ðạo Ki Ti làm chi? Ðào Thiếu Vi đã chết rồi, công tử còn về Ðạo Ki Ti làm chi?

Chàng trợn mắt:

– CÔ cô đừng hồ đồ! Khi ngu sinh rời Ðạo Ki Ti, Ðào Thiếu Vi bá bá còn say ngủ mà!

Lệnh Ngọc vỗ tay:

– Lão ngủ luôn đó. A Nham!

Một nữ tỳ xuất hiện dâng lên Lệnh Ngọc một vật. ÐÓ là mũi phi tiêu đồng sáng bóng. Lệnh Ngọc:

– Mũi ám khí này đã ru lão ngủ luôn! Công tử coi đây, máu còn tươi đó chứ?

Nàng đưa mũi phi tiêu lên ngang mày ngắm nghía như ngắm nghía một đồ trân ngoạn khiến Phàn Nhất Chi hoang mang tự hỏi không hiểu nữ tử này là người hay là quỷ. Lệnh Ngọc buông tiếng thở dài:

– Công tử ôi! Giờ này Ở dinh tổng trấn Hợp Phì đang thảo lệnh truy nã công tử khắp nơi rồi đó. Chi bằng công tử cứ Ở với tiểu thiếp trên cái du thuyền “Tiểu TÔ hoa chứ’ này có yên ổn hơn không? Chiều nay gió sẽ đưa ta ra sông Hoàng Hà rồi thăng đến Ðông Hải. Công tử muốn viễn du nơi đâu tiểu thiếp cũng xin chiều.

Chàng đứng phắt dậy:

– Tiểu cô TÔ thị, ngu sinh lấy làm tiếc!

Chàng nhún thân một cái chân đã rời khỏi khoang thuyền. Lệnh Ngọc reo lên:

– Hảo tráng sĩ! Thân pháp công tử đẹp lắm, nhưng bờ đã xa thăm thăm thế kia, công tử phi thân tới được chăng?

Quả là bờ đã quá xa, chỉ có hóa thành chim mới bay tới bờ được thôi.

TÔ Lệnh Ngọc lại xuống giọng:

– Tiểu thiếp ái ngại cho công tử nên mới có lời khuyên chân thành. Công tử nghĩ xem, trên thành Hợp Phi kia công tử chỉ có toàn là kẻ thù, còn lên đó làm chi?

– Nhưng ngu sinh còn thù nhà canh cánh. Cái chết của phụ thân Ở Giang Nam đến nay vẫn chưa biết thủ phạm, nỡ nào yên tâm phóng du cùng Vô cô được sao?

TÔ Lệnh Ngọc cười tươi như hoa:

– Công tử đúng là tu mi nam tử nặng lòng vì nước nhà. Nếu công tử muốn tìm ra thủ phạm đêm thảm sát lệnh nghiêm đường xin cứ nói một lời, tiểu thiếp sẽ cho TÔ gia bang lần lượt đem đủ xác các thủ phạm về đây. Còn nợ nước? Công tử tưởng rằng tộc Mãn chỉ chiếm đoạt một Trung Nguyên này hay sao?

– Ða tạ cô cô, nhưng cô cô nói vậy là có biết thủ phạm thảm sát gia nghiêm ư? Lẽ nào ngu sinh là nam tử đứng trên cõi đời lại yếu nhược mượn tay người khác để báo thù nhà?

Mặt TÔ Lệnh Ngọc bỗng đanh lại:

– Tiểu thiếp đã cạn lời. Thủ phạm thảm sát lệnh nghiêm đường, tiểu thiếp tuy không biết hết nhưng cũng biết nó gồm Ở trong bốn chữ “Mậu, Tài, Tiến, Cử” công tử cứ thuộc bốn chữ ấy là tìm ra manh mối thôi. Giờ xin báo cho công tử biết: TÔ gia bang cho vời công tử xuống Tiểu TÔ hoa chủ là để đòi lại Cái Bang Di Công mà công tử đã đoạt Ở Tử Chiêm viện ngày xưa đó!

Phàn Nhất Chi mỉm cười:

– Nếu đòi lại Cái Bang Di Công thì là thiếu chủ TỔ Di Khánh đòi chứ sao lại là cô cô?

TÔ Lệnh Ngọc vẫn cười tươi:

– TỔ Di Khánh à? Thiếu chủ Cái bang ấy à? Hà hà! Công tử không thấy ai kia sao?

Nàng kéo một tấm màn rủ xuống từ nãy giờ cuộn lên. Bên trong đứng sừng sững như người bằng sáp, rõ ràng là TỔ Di Khánh với vẻ mặt nhợt nhạt Phàn Nhất Chi kinh dị thảng thốt:

– TÔ thiếu chủ Ở đây từ bao giờ?

TỔ Di Khánh hơi mỉm cười gượng gạo, giọng của y lạc lỏng:

– Tại hạ đã Ở đây từ lâu, ngay từ lúc các hạ mới bước vào. Xin đừng gọi tại hạ là thiếu chủ nữa vì tại hạ đã từ giã Cái bang lâu rồi. Phàn công tử, hôm trước Ở Tử Chiêm viện vì chút việc riêng, tại hạ phải giả chết để gấp ra đi nên đành bỏ lại quạt bồ phiến gia truyền Cái Bang Di Công lại cho các hạ. Nay tại hạ đến để đòi lại quạt ấy đây. Ý của các hạ thế nào?

Tên TỔ Di Khánh này sau khi giả chết bây giờ nói quá nhiều chứ không trầm tĩnh như trước kia. Chàng mỉm cười nghi ngờ:

– Rất tiếc ngu sinh không còn giữ được quạt bồ phiến ấy cho huynh đài, nhưng cái quạt ấy chỉ giá trị ngoài Cái Bang Di Công chứ mấy nan quạt phất lụa có giá trị gì đâu, phải không huynh đài?

TỔ Di Khánh cúi mặt xuống:

– Công tử nói vậy là đúng. Bài Cái Bang Di Công của nhà ta nếu tập cho thuần thục phải mất mười năm, khi vừa giả chết ta vẫn còn nhớ đến công tử nên cố gắng lưu lại chút tình bằng cách viết tên thủ phạm thảm tử phụ thân công tử nên quạt. Công tử có thấy chữ “Mậu’ do ta viết không?

Phàn Nhất Chi chú ý TỔ Di Khánh luôn luôn nhìn xuống ngực mình trong khi nói, và hắn nói quá nhiều, khác hắn TỔ Di Khánh rất phong nhã điềm tĩnh khi gặp chàng trong Tử Chiêm viện.

Một ý tưởng xẹt qua trong đầu chớp nhoáng, chàng hơi “hừ” trong cổ họng, không ai nghe tiếng hừ ấy, thân pháp chàng di động tức thì, kiếm đã nhảy vào lòng bàn tay chàng, chàng chém tới một thế hoa mỹ đẹp như múa.

TÔ Lệnh Ngọc kinh ngạc trợn tròn hai mắt chỉ kịp kêu ú ớ:

– Công tử… công tử vọng động gì thế?

Mũi kiếm sác như nước của Phàn Nhất Chi lướt qua người TỔ Di Khánh, xẻ rách liền vạt áo ngoài của hắn để lộ một vết sẹo dài chạy từ cổ xuống ngực. TỔ Di Khánh thu bụng lại, tay hắn đưa ra móc vào sợi tua Ở cán kiếm.

Chàng cười gằn thu kiếm lại:

– Tạo Nạp Bắc, định dùng thuật dịch dung thành TỔ Di Khánh làm gì thế?

chiếc mặt nạ bằng sáp của Tạo Nạp Bắc vẫn Vô hồn nhưng gương mặt của TÔ Lệnh Ngọc thì biến sắc:

– Công tử… công tử… Tiểu TÔ hoa chủ đã nhân nhượng tử tế với công tử quá nhiều Ðừng ép nhau phải ra tay tàn nhẫn!

Lời nói của nàng rõ ràng là lời đe dọa. Phàn Nhất Chi vẫn thản nhiên:

– Ðược cô cô tiếp đãi nồng hậu, ngu sinh lấy làm cảm kích, nhưng còn việc tên Tạo Nạp Bắc này biến hình thành TỔ Di Khánh để lừa đảo ngu sinh thì là một việc khác hắn. Xin hỏi, đây là mưu thuật của Tạo Nạp Bắc hay là của TÔ cô cô?

TÔ Lệnh Ngọc ngửa cái cổ dài cười phá lên:

– Việc xảy ra trên Tiểu TÔ hoa chủ, không có sự đồng ý của bản cô nương làm sao coi cho được? Công tử, quạt Cái Bang Di Công ấy đâu rồi?

Chàng đáp săng:

– Quạt mất rồi, còn bài Cái Bang Di Công vẫn nằm trong đầu ngu sinh đây TÔ Lệnh Ngọc cười hớn hở:

– Thế thì tốt quá, Phàn công tử chịu khó Ở lại đây chép cho xong hộ thiếp bài Cái Bang Di Công ấy nhé!

Phàn Nhất Chi phản đố i:

– Không… không… ngu sinh còn nhiều việc Ở trên trấn Hợp Phì… làm sao Ở đây quá lâu được… Bài Cái Bang Di Công ấy theo ngu sinh được biết, chỉ chân truyền cho những đệ tử Cái bang thôi, cô cô muốn chép lại làm gì?

Tiếng cười TÔ Lệnh Ngọc vẫn vang lên khanh khách:

– Ớ đời phải biết kinh, biết quyền. Công tử! Công tử bận việc đi tìm Quan Thượng Cầu chứ gì? Xin cứ yên tâm, tên họ Quan ấy sẽ còn phải Ở cửa bắc thành Hợp Phì lâu lắm, có bay mất đâu mà công tử sợ?

Rồi không đợi cho chàng nói thêm gì nữa, TÔ Lệnh Ngọc vỗ tay liền ba cái một tỳ nữ dâng lên giấy bút văn phòng tứ bảo rồi rút lui liền. Lệnh Ngọc tiếp:

– Công tử cứ an tâm Ở lại đây, cơm nước đã có người hầu hạ cho công tử chép lại bài Cái Bang Di Công, khi nào xong xuôi xin báo để Tiểu TÔ hoa chủ đưa công tử vào bờ!

* * *

Tuệ Chân kéo sập cánh cửa liếp, nàng định quay vào thổi ngọn đèn dầu trên ớ a bỗng có tiếng gọi nhỏ:

– Tuệ cô nương!

Tuệ Chân nhìn ra ngoài.

Bóng tối không cho nàng nhìn rõ người gọi là ai, nàng hỏi:

– Ai gọi đó?

– CÓ Phàn công tử nhắn tin về cô nương đây.

Tuệ Chân mừng lắm, nhưng nàng kịp trấn tĩnh:

– Ca ca ta mới vào thành Hợp Phì có ba ngày sao đã về sớm thế?

– Vì chuyện cần kíp Phàn công tử phải trở về, đang đợi cô nương Ở tại nhà Tạo Nạp Việt…

– Ðể làm gì?

Tiếng chép miệng:

– Chuyện riêng giữa cô nương và công tử, không lẽ tiểu nhân lại tò mò, cô nương cứ tới nơi sẽ rõ.

– CÓ gì làm tin?

– công tử gởi cô nương tua kiếm báu của công tử đây, cô nương xem đúng không?

Nàng đón lấy hai dây tua kiếm màu đỏ. Quả đúng là tua kiếm của Phàn Nhất Chi.

Tuệ Chân trở vào lấy Yến nguyệt lưỡng đầu côn dắt vào bên hông rồi theo tên gia nhân nhà họ Tạo ra đi.

Ðường đến nhà Tạo Nạp Việt và Tạo Nạp Bắc nàng đã thuộc lòng nhưng không ngờ tên gia nhân dẫn đi quanh quẩn đã quá nhà anh em họ Tạo mà vẫn chưa dừng chân lại. Nàng thắc mắc:

– Ðường này đâu phải đến nhà huynh đệ Tạo Nạp Việt?

Gia nhân vẫn lễ độ:

– ấy là cô nương chưa rõ, Tạo Nạp Việt và Phàn công tử đang chờ cô nương tại nhà Lãng Dữ chân nhân…

Nàng hỏi bất ngờ:

– Cùng với ai nữa chứ?

Gia nhân hơi ngập ngừng:

– Dạ… vâng… không, chỉ có toàn những người thân…

– Ngươi phải nói tên, nếu không ta quay về ngay bây giờ.

– Bẫm… có một nữ lang trẻ tuổi, nghe nói là bằng hữu của Phàn công tử.

– Nữ lang trẻ tuổi? Không biết tên là gì ư?

– Chỉ nghe Lãng Dữ chân nhân và Tạo Nạp chủ nhân gọi là TÔ lệnh cô…

Tuệ Chân cố suy nghĩ mà không nhớ ra nữ lang nào, nàng muốn biết Phàn Nhất Chi với TÔ lệnh cô ấy làm gì Ở nhà Lãng Dữ chân nhân.

Ðã tới nơi cu ngụ của Lãng Dữ chân nhân.

ÐÓ là một thạch động giữa rừng núi hoang vu mà trong đêm tối Tuệ Chân không thể nào nhận ra phương hướng và vị trí chính xác.

Trong nhà vẫn còn ánh đèn.

Tuệ Chân định ẩn thân bên ngoài quan sát trước tình hình bên trong nhà nhưng tên gia nhân đã hô to:

– CÓ Tuệ cô nương Tiểu Kình Ngư giáng lâm!

Lãng Dữ chân nhân và Tạo Nạp Việt ra cửa đón nàng. Lão Lãng Dữ chân nhân như thường lệ, vẫn cầm cây phất trần với những tua đỏ dài lê thê, lão hớn hở:

– Vinh hạnh đón cô nương, công tử đang nóng lòng đợi cô nương trong nhà xin quá bước.

Tuệ Chân mạnh dạn bước vào.

Phàn Nhất Chi ngồi trong một góc khá tối. Nàng mừng rỡ mặc dù linh cảm vẫn báo cho nàng biết có chút gì khác thường:

– Phàn ca ca! Về từ bao giờ mà không ghé nhà chúng ta?

Nàng tỏ ra thân mật hơi quá sự thật vì nhìn thấy có một nữ nhân tuy trẻ tuổi nhưng phải nhận là mỹ lệ ngồi trong vùng sáng của ngọn đèn bấc.

Câu trả lời của Phàn Nhất Chi rất lạ lùng:

– Tôi mới trở về… à… à… à nhà chúng ta lúc nào ghé mà chăng được?

Giọng nói của chàng vừa cứng đơ vừa lạnh lẽo khiến Tuệ Chân cảnh giác.

Tại sao chàng lại lạnh lùng đến thế. Trước đây, khi chia tay chàng đã xưng “ca ca” và gọi nàng bằng “tiểu muội” cơ mà?

Nàng cố êm dịu:

– Ca ca đi đường chắc mệt mỏi? CÓ gặp thiếu hiệp Quan Thượng Cầu hay chăng?

Chàng đáp:

– Ðúng là đường xa mệt mỏi. Chưa gặp Quan Thượng Cầu, tôi định trở về hỏi ý kiến của cô nương.

Tuệ Chân đã quen mắt với bóng tối, nàng nhìn thăng vào mặt Phàn Nhất Chi:

– Ca ca có biết Quan thiếu hiệp đã chữa khỏi bệnh cấm khẩu rồi không?

Câu đáp của Phàn Nhất Chi rất lạc mỏng:

– À à Quan Thượng Cầu hình như vẫn Ở cách cửa bắc thành Hợp Phì năm dặm…

Tuệ Chân hơi nghiêng mình thi lễ với người nữ lang:

– Xin ra mắt lệnh nương, tiểu nữ có thể biết tôn danh được không?

Nữ lang tuy trẻ, tiếng ngọc tuy trong, nhưng âm giọng rất nghiêm nghị:

– Bản cô nương là công chúa nhà TÔ Tử vương…

Tuệ Chân hỏi luôn:

– Xin cho biết tôn ý về cuộc giáng lâm của TÔ lệnh cô.

Nữ lang chính là TÔ Lệnh Ngọc, nàng đáp, không có một chút suy nghĩ:

– Ta đến đây theo lời thỉnh cầu của Lãng Dữ chân nhân và Phàn công tử.

Phàn công tử trên đường muốn phóng du cùng ta sang biên tái Ngọc môn quan nhưng tiếc còn quên bản Càn Khôn Yếu Quyết Ở nhà nên thỉnh cầu ta về hỏi lại Lãng Dữ chân nhân…

Tuệ Chân biết nữ lang này nói dối, nàng hỏi tiếp:

– Phải chăng lệnh nương muốn mang bản Càn Khôn Yếu Quyết đến Ngọc môn quan hỏi ý Ðảo Vũ chân nhân?

TÔ Lệnh Ngọc hơi nhún vai:

– ấy chính là một lý do nhỏ. Chính là ta và Phàn công tử muốn trở thành một đôi hiệp lữ giang hồ. Còn tên Ðảo Vũ chân nhân thì phụ vương của ta tìm được rồi.

Tuệ Chân vốn là một cô bé láu lĩnh, nàng cười mỉa mai:

– Tiểu nữ thú thật chưa tin lời giải bày của lệnh nương lắm, xin phép lệnh nương cho tiểu nữ được đưa Phàn ca ca về.

Giọng TÔ Lệnh Ngọc đanh lại:

– Tiểu nữ nói gì ngông cuồng thế? Phàn công tử và ta còn nhiều việc phải làm, về sao được?

Tuệ Chân quay sang Phàn Nhất Chi:

– Ý ca ca ra sao? Ca ca chưa về được ư?

Phàn Nhất Chi lúng túng:

– Chưa… chưa… TÔ lệnh cô vừa nói tôi còn nhiều việc phải làm…

– Việc gì ca ca không thể cho tiểu muội biết được ư?

– CÔ nương biết cũng chăng ích gì. Tôi muốn gặp cô nương để xin nhắn một lời: Chuyến viễn du này của tôi chắc lâu lắm mới trở lại, xin cô nương đừng đợi.

Tuệ Chân hơi bật cười:

– Thù nhà ca ca chưa trả, ca ca có thể yên lòng phiêu lãng như vậy ư?

Phàn Nhất Chi càng luống cuống:

– Ư ư thù nhà ư? Tôi đã biết tên thủ phạm là bọn tứ quái “Mậu, Tài, Tiến, Cử” là được rồi. Khi nào gặp bọn này tôi sẽ rửa cái oán của gia gia.

Tuệ Chân ngó thật kỹ vào mặt Phàn Nhất Chi, dường như trong âm sắc tiếng nói của chàng có gì không thật thà. Nàng cười lớn, chấm dứt câu chuyện:

– Phàn ca ca! Tạo Nạp Bắc! CÓ lẽ hai người là một! Nên nhớ tiểu cô nương Tuệ Chân đây là người lịch lãm giang hồ, nỡ nào lấy vải thưa che mắt thánh được?

Câu nói của Tuệ Chân sang sảng. Phàn Nhất Chi do Tạo Nạp Bắc dùng thuật dịch dung biến dạng giật mình. Lãng Dữ chân nhân và TÔ Lệnh Ngọc cũng giật mình. TÔ Lệnh Ngọc quát lên xé lụa:

– Trò đùa tới đây là chấm dứt. Tuệ Chân cô nương! Hôm nay bản cô cô đến đây để bắt cô nương phải viết vài chữ cho Phàn công tử đang Ở trên Tiểu TÔ hoa chủ đó.

Không đợi lời của TÔ Lệnh Ngọc dứt hằn, Tuệ Chân vung yến nguyệt lưỡng đầu côn đánh vút tới mặt Tạo Nạp Bắc. Trong đêm tối và giữa lúc bất ngờ, Lưỡng đầu côn của nàng vào thế Bát Vân Kiến Nhật rất lắc léo, cái đầu thuận của côn đang đi một đường thăng bỗng đổi hướng đánh chúc xuống đồng thời ngay lúc ấy cái đầu nghịch xoay trở nhanh như chớp quạt ngang vai họ Tạo. Chiêu thế vừa ảo diệu vừa nửa hư nửa thực đánh ra cùng lúc hai đầu côn đẩy Tạo Nạp Bắc vào thế hạ phong. Chớp mắt Lãng Dữ chân nhân can thiệp.

Song phất trần của lão cùng xuất chiêu mong giải cứu Tạo Nạp Bắc. Phất trần tay phải kình lực rất sung mãn vươn ra một đám tua dài chân ngang mặt Tạo Nạp Bắc dựng thành một bức tường kiên cố cùng lúc với phất trần tay trái đập xuống vai Tuệ Chân.

Lưỡng đầu côn trong tay nàng chạm vào đám tua phất trần như chạm vào một bịch bông, kình lực bị cuốn hút vào. Từ chiêu Bát Vân Kiến Nhật nàng vội chuyển sang chiêu Song Phượng Triều Nghi hai đầu côn xoay tít thu về nhưng nửa chừng lại đánh tạt lên đập vào phất trần đang hạ xuống vai nàng.

Nàng đinh ninh côn sẽ đẩy cán phất trần ra nhưng nàng lại tính sai vì cán phất trần cũng mềm nhũn và như có từ lực, côn vừa chạm vào dã bị cuốn hút tới luôn khiến nàng mất đà phải bước một bước tới để khỏi ngã chúi.

Thân pháp của TÔ Lệnh Ngọc trờ tới đúng lúc. Lệnh Ngọc dùng trảo bấu vào vai nàng, nửa như giữ nàng lại nửa như xô nàng ra nhưng thực chiêu là Ở cước pháp liên hoàn vào hai huyệt Túc Tam Lý trên hai chân của nàng.

Tuệ Chân không thẻ nào đối địch cùng lúc với ba đối thủ: Tạo Nạp Bắc, TÔ Lệnh Ngọc và Lãng Dữ chân nhân, ấy là chưa kể Tạo Nạp Việt vẫn đứng theo dõi trận đấu, sẵn sàng can thiệt vào bất cứ lúc nào.

Tuệ Chân định thu lưỡng đầu côn lại nhưng đã muộn. Côn vừa bị phất trần bên này hút vào thì phất trần bên kia đã vươn tua ra quấn chặt lấy côn nhấc hằn ra. Nội lực của lão Lãng Dữ cũng rất hùng hậu nên nàng không thể cầm côn nổi nữa, đành để các tua phất trấn kéo giật lưỡng đầu côn văng lên rồi bay ra tận ngoài xa.

Tạo Nạp Bắc cười lên, giọng đổi khác:

– CÔ nương! Tạm thời xin mời cô nương vào an nghĩ tại Thạch cốc, đợi chúng tôi thu xếp xong công việc rồi mời cô nương hồi gia.

Lãng Dữ chân nhân liên tiếp vung ra phất trần, những tua dài lê thê của nó có công dụng như hàng trăm sợi dây trói nàng lại.

Tạo Nạp Việt gọi to:

– Bảo Phúc! Dẫn Tuệ Chân vào Thạch cốc an nghĩ!

Bảo Phúc là tên của đồng thời lão Lãng Dữ chân nhân. Y tuân lệnh đến bên Tuệ Chân đã bị trói chặt. TÔ Lệnh Ngọc cười vang:

– Tiểu Kình Ngư cô nương! Hãy chịu khó Ở tạm trong thạch cốc một thời gian. Khi nào ta và Phàn công tử cử hành hôn lễ ta sẽ nhớ đến cô nương và sẽ gởi thiệp mời!

Tiếng cười của TÔ Lệnh Ngọc lanh lảnh và âm sắc như tiếng sắc tiếng đồng chen nhau.

* * *

Nơi gọi là Thạch cốc Ở sâu trong một vùng núi âm u nhưng lại rất ẩm ướt có lẽ vì kín ánh mặt trời nên lam khí tồn đọng xuống nơi này.

Tuệ Chân bị giam giữ trong Thạch cốc hai ngày. Nàng không phải làm gì cả ngoài việc ngồi bó gối trong góc thạch động nhìn ánh sáng le lói qua những kẽ nứt của đá chảy dài xuống nền đá lởm chởm rêu mọc. Mỗi ngày tên Bảo Phúc đều đều hai lần mang cơm đến cho nàng. Kể ra lão Lãng Dữ chân nhân đối xừ với nàng chưa đến nỗi quá tệ vì bữa cơm nào ngoài rau tươi cũng có chút thịt rừng như heo, nai, gà rừng… Thậm chí có hôm lão còn đưa vào cả loại cá mình dẹp như tờ giấy ăn rất ngon hay sống nhởn nhơ trong những lòng suối sâu Ở khu rừng này.

Hôm nay là ngày thứ ba.

Tuệ Chân ngồi luyện công điều khí không chú ý gì đến ngoại cảnh, bỗng nàng nghe bên vách đá có hai tiếng đập âm động thành hai tiếng “cộp, cộp,, Mới đầu nàng tưởng mình bị ảo giác đánh lừa vì Ở đây làm gì có người thứ hai để gõ vào vách đá.

Trả lời nàng là một tiếng “cộp” thứ ba lớn hơn hắn hai tiếng trước. RÕ ràng là tiếng gõ vào vách đá vì vách đá không thể nào tự cất thành tiếng kêu được.

Nàng thử gõ tay vào vách đá bên cạnh. Nàng có cảm giác như vách đá bọng bên trong chứ không đặc. Nàng gõ liên tiếp ba tiếng lớn hơn nữa và lần này bốn, năm tiếng “cộp, cộp, cộp” Ở bên kia âm vọng lại như vui vẻ gấp gáp Nàng đoán Thạch cốc này chia ra làm nhiều phòng và bên cạnh phòng nàng đang bị giam giữ chắc có phòng khác cũng có người bị giam giữ. Trong tay không còn lưỡng đầu côn, nếu không Tuệ Chân sẽ đập vào vách đá để xem người giam giữ Ở phòng bên cạnh là ai. Ngay lúc ấy nàng nghe Thạch cốc rung chuyển dữ dội và vách đá gần như muốn vỡ ra những khe nứt lớn.

Những khe nứt ấy tuy không đủ chui lọt thân mình nhưng cũng dủ nghe âm thanh của người bên kia:

– CÔ nương làm gì mà bị bọn Lăng Thiếu CÔ nhốt vào đây?

Tuệ Chân kinh ngạc:

– Lăng Thiếu CÔ là ai?

Tiếng bên kia kinh ngạc:

– ủa! CÔ nương chưa gặp đệ nhị hội chủ Phục Hồng hội ư?

Tiếng nói rất trong trẻo chứng tỏ người bị giam giữ bên kia chưa lớn tuổi.

Nàng đáp:

– Chưa! Ta bị bọn Lãng Dữ chân nhân và anh em họ Tạo nhốt vào đây chứ đâu biết Lăng Thiếu CÔ là ai…

– CÔ nương lầm rồi. Lãng Dữ chân nhân cũng là làm theo lệnh Lăng Thiếu CÔ mà thôi. CÔ nương từ đâu tới?

– Ta là con gái của Tuệ đảo chủ Trường Viên đảo, còn các hạ là ai?

Tiếng đáp nửa kinh ngạc, nửa sững sờ:

– ủa! CÔ nương là con gái của Tuệ Hồng Mao ấy à? Tại hạ là Tư Không Thiên, Nam Tông chưởng môn Cái Bang Thập ác đây.

Tuệ Chân đã nhiều lần nghe Phàn Nhất Chi nhắc đến tên của Tư Không Thiên, càng kinh dị hơn nữa:

– Ồ! Các hạ là chưởng môn nhân của Cái bang phương nam oai trấn giang hồ mà bị bọn Lãng Dữ chân nhân bắt giam dễ dàng thế à?

– Ta bị tên Tạo Nạp Bắc lừa bắt… Vả lại… cô nương không biết hiện nay Phục Hồng hội đang liên kết với TỔ Ðại đồng mưu định tiêu diệt Nam Tông cái bang của ta ư?

– Tư Không thiếu gia có biết ái nữ của TÔ Tử vương không?

– Lệnh Ngọc ấy ư? ấy là một con cọp còn non, chăng lẽ cô nương lại đụng độ với Lệnh Ngọc?

– Ca ca của tôi đang bị Lệnh Ngọc quản thúc, tôi nóng lòng muốn cứu ca ca nên mới bị dẫn dụ vào đây…

– Ca ca của cô nương là ai?

– Phàn Nhất Chi, trưởng tử của Tam Dương tiêu cục…

– Ta biết rồi, không ngờ Phàn huynh lọt vào tay tiểu hổ TÔ Lệnh Ngọc.

Phàn huynh cũng là bằng hữu của tại hạ khi Ở Tử Chiêm viện, cô nương có ý muốn cứu Phàn huynh chăng?

– Muốn chứ, Tư Không thiếu gia nếu có cách nào cứu được Phàn ca ca, tôi xin kết cỏ ngậm vành…

– CÔ nương lầm rồi, tại hạ làm ân không cầu người hàm ân, chỉ ra một điều kiện…

– Ðiều kiện gì?

– Khi tại hạ dẫn Phàn công tử về cho cô nương, cô nương và Phàn công tử phải hứa gia nhập Nam Tông Cái bang của tại hạ.

– Ðiều ấy phải chờ đến khi Phàn ca ca về mới quyết định được, nhưng Tư Không thiếu gia làm sao mà bị bắt giữ Ở đây?

Tư Không Thiên thở dài, chàng kể.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.