Cô Gái Đồ Long

Chương 58: Khởi Binh Vấn Tội

trước
tiếp

Nghĩ đoạn, chàng nắm chặt tay lại và đã dùng đến hai thành sức lực, mồm thì quát lớn:
– Cô nương không thả tôi ra, tôi phải giết cô nương trước.
Triệu Minh vừa cười vừa đáp:
– Nếu công tử giết tôi, công tử sẽ bị ở dưới này suốt đời. Này, nam nữ thụ thụ bất thân. Công tử cứ nắm chặt tay tôi làm chi?
Vô Kỵ thấy nàng trách mắng, xấu hổ vô cùng, vội buông tay nàng và lùi lại hai bước ngồi phịch xuống đất. Nhưng hầm đó hình vuông có mấy thước thôi.
Vô Kỵ vừa lo âu vừa tức giận, mũi lại ngửi thấy mùi thơm da thịt ở người Triệu Minh tỏa ra xen lẫn mùi thơm ở trong túi, khiến tâm thần của chàng hầu như bị phiêu bạt.
Chàng vội đứng dậy, giận dữ hỏi:
– Tôi và Minh Giáo chúng tôi với cô không quen biết bao giờ và cũng không có thù oán gì cả. Tại sao cô nương lại định tâm giết hại tôi như vậy?
– Có nhiều việc công tử không hay biết gì tới, bây giờ công tử đã hỏi đến, để tôi kể rõ cho công tử nghe. Chẳng hay có biết tôi là ai không?
Tuy Vô Kỵ rất muốn biết lai lịch và dụng ý của thiếu nữ đó, nhưng chờ nàng thủng thẳng kể xong thì bọn Thiên Chính các người đã bị độc phá chết hết. Huống hồ không biết lời nói của nàng thật hay giả. Nếu câu chuyện nàng sắp kể là chuyện bịa đặt, có phải hao tốn thì giờ của mình một cách vô ích không?
Chàng biết, lúc này không còn cách gì hơn là bắt buộc nàng ta phải mở nắp hầm cho mình ra nên chàng vội đáp:
– Tôi không biết cô là ai hết và lúc này tôi cũng không có thì giờ nghe cô nương kể chuyện. Chẳng hay cô nương có chịu mở nắp hầm cho tôi ra không?
Bây giờ tôi có gọi cũng không có ai thưa cả. Hơn nữa đứng dưới này gọi to đến đâu bên trên cũng không nghe.
Vô Kỵ càng tức giận thêm, liền nhảy xổ lại.
Triệu Minh thấy vậy thất kinh la lớn vội giơ tay lên chống đỡ. Nhưng nàng đã bị chàng điểm trúng yếu huyệt ở hông, không sao cử động được nữa.
Vô Kỵ dùng tay trái bóp chặt lấy yết hầu của nàng và khẽ nói:
– Tôi chỉ bóp mạnh một cái, cô nương sẽ chết liền.
Lúc đó hai người cách nhau rất gần.
Chàng ngửi thấy hơi thở của nàng thơm như hoa lan. Chàng kinh hoảng, vội ngẩng đầu lên để xa lánh.
Triệu Minh đột nhiên khóc hu hu và nói:
– Công tử hà hiếp tôi! Công tử hà hiếp tôi!
Thấy nàng khóc và nói như vậy, Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng, vội buông tay ra, không bóp cổ nàng nữa và nói:
– Tôi có muốn hà hiếp cô nương đâu, tôi chỉ muốn cô nương tha cho tôi khỏi nơi đây thôi.
Triệu Minh vẫn còn nức nở:
– Tôi rất muốn tha công tử ra khỏi nơi đây lắm. Nhưng… thôi được, để tôi lên tiếng gọi người vậy…
Nàng liền ngẩng mặt lên và cất tiếng kêu gọi:
– Này bên trên có ai không? Mau mở nắp hầm ra, ta đã rơi xuống hầm này đây…
Tha hồ cho nàng kêu gào lớn tiếng đến đâu, bên ngoài cũng không có động tịnh gì hết.
Nàng vừa cười vừa nói với Vô Kỵ rằng:
– Ðấy, công tử xem, tôi nói có sai đâu.
Vô Kỵ càng tức giận thêm, vội trả lời:
– Không biết xấu hổ, vừa khóc vừa cười. Trông mặt cô nương đẹp nhỉ?
– Công tử mới không biết xấu hổ. Một thanh niên như vậy còn lợi hại hơn mười người đàn ông nữa.
Cám ơn Trương Giáo chủ đã khen ngợi như vậy, tiểu nữ đây rất lấy làm hổ thẹn, không dám nhận lời ban khen đó.
Vô Kỵ nghiến răng mím môi, nghĩ thầm:
– Sự thể khẩn cấp như thế này, nếu ta không giở thủ đoạn độc ác thì các tay cao thủ của Minh Giáo sẽ chết hết .
Nghĩ đoạn, chàng giơ tay ra, xé váy của Triệu Minh rách một mảnh lớn.
Triệu Minh tưởng định hãm hiếp mình, kinh hoảng vô cùng, liền nói:
– Là…công tử định làm gì thế?
– Nếu cô bằng lòng tha tôi ra thì gật đầu đi.
– Công tử muốn làm gì?
Vô Kỵ không trả lời, nhổ ít nước bọt, làm ướt miếng vải rách đó, rồi đáp:
– Bất đắc dĩ tôi đành phải thất lễ với cô vậy.
Nói xong, chàng dùng miếng vải ướt đó bịt mồm mũi Triệu Minh, khiến nàng ta không sao thở được.Giây lát sau nàng đã nghẹt thở và khó chịu vô cùng, nhưng nàng vẫn bướng bỉnh, không chịu gật đầu và gắng chịu đựng cho đến cùng.
Một lát sau, nàng đã thấy mắt nổ đom đóm và chết giấc tức thì.
Vô Kỵ nắm cổ tay Triệu Minh, thấy mạch máu của nàng rất yếu ớt, vội bỏ miếng vải ướt ra.
Một lát sau, Triệu Minh từ từ tỉnh lại, mở mắt nhìn hậm hực liếc Vô Kỵ một cái.
Vô Kỵ liền hỏi:
– Thế nào? Có dễ chịu không? Bây giờ cô nương có bằng lòng thả tôi ra khỏi đây không?
Triệu Minh hậm hực đáp:
– Dù tôi có bị chết giấc một trăm lần, tôi cũng buông tha công tử. Có giỏi thì công tử cứ giết chết tôi đi.
Vô Kỵ thấy nàng bướng bỉnh như vậy, nghiến răng, nói tiếp:
– Vì cứu các thuộc hạ của tôi khỏi chết, tôi đành phải lỗ mãng một phen, dù có vô lễ chăng nữa, cô nương cũng không thể nào trách tôi được.
Nói xong, chàng nắm chặt chân trái cởi giày vớ của nàng ra.
Triệu Minh vừa kinh hoàng vừa kinh hoảng và hỏi:
– Tiểu tử hôi thối này! Ngươi định làm gì ta thế?
Vô Kỵ không trả lời, tiếp tục tháo giày vớ bên chân phải của nàng, rồi dùng hai ngón tay trỏ điểm vào yếu huyệt ở dưới bàn chân nàng. Chàng còn vận Cửu Dương thần công truyền sang chân của đối phương.
Triệu Minh cảm thấy yếu huyệt ở hai bàn chân có một luồng hơi ấm chạy đi chạy lại. Nơi yếu huyệt đó là chỗ dễ nhột nhất, lấy ngón tay gãi vào chỗ đó cũng đủ làm đối phương tê tái khó chịu rồi. Huống hồ lúc này Vô Kỵ lại dùng Cửu Dương thần công xát động vào hai nơi yếu huyệt ấy, lại còn nhột hơn dùng tóc hay lông quét đi quét lại.
Quả nhiên, Triệu Minh không sao chịu nổi, cười khúc khích ngay. Nàng muốn rụt chân lại, nhưng khốn nỗi yếu huyệt đã bị điểm, không sao cử động được. Càng nhột bao nhiêu nàng càng cảm thấy khó chịu bấy nhiêu, tựa như có mấy trăm nghìn con chí rúc vào ngũ tạng, lục phủ. Sự khó chịu này còn đau khổ hơn đao chém hay đòn vọt, nên nàng cười được vài tiếng đã khóc liền.
Vô Kỵ không thèm để ý, cứ tiếp tục dồn thần công sang hai bên chân của đối phương.
Triệu Minh thấy như trái tim của mình hầu như đang phá lồng ngực để nhảy ra ngoài.
Nàng thấy khắp mình mẩy nhột đến nỗi như những lông ở tron gngười sắp rụng hết vậy. Nàng liền cất tiếng mắng chửi:
– Tiểu tử hôi thối… Quân giặc…. thế nào cũng có một ngàyta sẽ dùng muôn nghìn thanh đao… băm vằm ngươi ra làm muôn mảnh. Thôi htôi tha…cho ta đi… Trương…công tử… Trương Giáo chủ… hu…hu…
– Cô nương đã bằng lòng tha tôi khỏi nơi đây chưa?
– Tôi… tha… mau…. ngừng tay lại…
Thấy Triệu Minh đã bằng lòng tha mình rồi, Vô Kỵ mới yên tâm và nói:
– Xin lỗi cô nương…
Nói xong, chàng xoa chân Triệu Minh mấy cái, rồi giải huyệt cho nàng.
Triệu Minh htở dài một tiếng rồi lại mắng tiếp:
– Quân giặc, có mau mang giày vớ vào cho ta không?
Vô Kỵ tay cầm chiếc vớ, tay nắm chân nàng. Vừa rồi chàng mải hành tội nàng, nên không để ý tới, bây giờ chàng đã yên chí sắp được thoát thân, nên tay vừa đụng tới chân nhỏ mềm mại của nàng, chàng đã cảm thấy ngây ngất.
Triệu Minh vội rụt chân lại, xấu hổ đỏ mặt bừng lên.
Cũng may ở trong bóng tối, Vô Kỵ không trông thấy rõ. Nàng lẳng lặng đi mang giày vớ vào. Nhưng không hiểu tại sao, nàng bỗng có ý nghĩ lạ. Hình như chỉ muốn Vô Kỵ mó chân mình lần nữa.
Thấy nàng mang giày vớ vào xong, Vô Kỵ liền quát bảo:
– Mau lên, mau lên, hãy tha cho tôi gấp.
Triệu Minh không nói năng gì, giơ tay lên rờ cái khuyên tròn thắt ở trên vách gang, rồi nàng lại dùng cán kiếm gõ vào giữa cái vòng đó bảy tám tiếng. Quả nhiên trên đỉnh đầu hai người có tiếng kêu “lách cách”, liền đó ánh sáng rọi xuống. Thì ra cái nắp hầm đã mở rồi.
Vô Kỵ không ngờ Triệu Minh bảo mở là mở liền, nên ngạc nhiên vô cùng, nói tiếp:
– Chúng ta đi thôi.
Triệu Minh cúi đầu xuống đứng sang một bên, không nói năng gì hết. Nghĩ đến chuyện vừa rồi. Vô Kỵ nhận thấy mình hơi quá đáng, vội vái chào nàng và nói:
– Triệu cô nướng! Vừa rồi vì bất đắc dĩ mà tại hạ phải thất lễ với cô nương.
Triệu Minh làm ra vẻ giận hờn, quay mặt vào vách, hai vai xúc động như đang khóc vậy.
Vô Kỵ thấy tội nghiệp động lòng thương, liền an ủi:
– Triệu cô nương! Tôi đi đây. Trương mõ đã thất lễ với cô nương rất nhiều, xin cô nương tha lỗi cho.
Triệu Minh không chịu quay đầu lại.
Không dám trì hoãn, Vô Kỵ giở khinh công Bích Hồ Du Tường leo trên miệng hầm. Khi chàng leo tới chỗ cách miệng hầm còn hơn một trượng, liền nhún chân một cái, tung mình nhảy ra bên ngoài. Chàng dùng hai tay che mặt và đầu, vì sợ trên miệng hầm có người phục kích. Lúc lên tới bên trên, hai chân còn chưa hạ xuống đất, chàng đưa mắt nhìn bốn phía chung quanh thấy không có một bóng người nào ở trong Thủy Các hết. Chàng không muốn gây sự, vội vượt qua bờ tường, nhảy ra bên ngoài, cắm đầu chạy thẳng về quần hào của Minh Giáo nghỉ ngơi.
Vừa đi chàng vừa lo âu, không biết tánh mạng của quần hào ra sao, nên chàng giở khinh công tột bực chạy thẳng về chỗ cũ. Chỉ thoáng lát chàng đã chạy về tới nơi. Nhưng chàng kinh hãi vô cùng, vì thấy quân Mông Cổ cưỡi ngựa chạy vòng quanh, quần hào của Minh Giáo bị vây ở giữa. Các lính Nguyên vây ở vòng ngoài, đang giương cung bắn tên vào giáo chúng.
Chàng thấy vậy nghĩ thầm:
– Những nhân vật thủ lãnh của bổn giáo đều bị trúng độc, nên không có người dẫn đầu thì giáo chúng làm sao mà chống cự được với đại đội quân Nguyên đó?
Chàng vừa nghĩ, vừa nhanh chân chạy tới, khi chàng chạy tới gần, đã nghe thấy trong đám đông có một thiếu nữ với giọng thanh thoát la lớn:
– Nghệ Kinh Kỳ, tấn công phía Ðông Bắc, Hồng Thủy Kỳ tấn công bọc phía Tây Nam.
Chàng đã nhận ra nàng đó chính là Tiểu Siêu. Nàng ta ra lệnh xong, trong Minh Giáo đã có một đội giáo chúng cầm cờ tấn công về phía Ðông Bắc để phá vòng vây. Mỗi đội giáo chúng cờ đen để chống đỡ. Ðột nhiên Hậu Thổ Kỳ cờ vàng, Kỳ Mộc Kỳ cờ xanh, hai đội giáo chúng đó ở giữa sát cánh xông ra chém giết hai đội quân đó tựa như một con rồng vàng và rồng xanh, dũng mãnh vô cùng, đánh quân Nguyên loạn xạ, nên chúng vội rút lui ngay.
Vô Kỵ nhảy mấy cái đã tới trước mặt giáo chúng.
Mọi người thấy Giáo chủ đã quay trở về, tinh thần càng phấn khởi thêm, ai nấy hò reo ầm ĩ. Vô Kỵ thấy Thiên Chính và Dương Tiêu các người đang ngồi vòng tròn dưới đất, còn Tiểu Siêu tay cầm một cờ nhỏ, đứng trên một ngọn đồi chỉ huy giáo chúng chống địch. Trận Kỳ môn Bát quát của Tiểu Siêu làm quân Nguyên tấn công mãi không sao vào được.
Tiểu Siêu thấy Vô kỵ về tới, liền lớn tiếng nói:

– Mời Trương công tử lên đây chỉ huy cho.
Vô Kỵ đáp:
– Cô nương cứ tiếp tục đi, để tôi ra bắt giữ tên tướng lãnh binh, uy hiếp kẻ địch phải rút lui.
Chàng đang nói, bỗng nghe mấy toiếng kêu “soẹt soẹt”. Thì ra có mấy mũi tên của địch, nhắm chàng bắn tới.
Chàng vội giựt lấy một cái xà mâu của một tên giáo chúng , múa quanh một vòng, những mũi tên bắn tới đều bị rớt xuống đất hết, rồi chàng lao chiếc xà mâu đó, nhanh như một mủi tên, phi thẳng tới trước mặt quân địch.
Một tên Bách phu trường của quân Nguyên bị chiếc xà mâu đó ném xuyên qua ngực. Chiếc xà mâu vẫn chưa hết đà còn bay thẳng ra ngoài xa mấy trượng mới cắm xuống đất.
Quân Nguyên thấy vậy, thất kinh kêu lên, rút lui ra xa mấy chục trượng.
Bỗng có tiếng tù và vang động và mười mấy người cưỡi ngựa đằng xa chạy tới.
Vô Kỵ nhanh mắt, trông thấy rõ những người đó chính là Thần tiễn bát hùng, bộ hạ của Triệu Minh. Chàng cau mày, nghĩ thầm:
– Tiễn pháp của tám người này lợi hại lắm. Nếu ta để cho chúng có cơ hội bắn tên thì anh em chúng ta thế nào cũng bị thương. Ta cần phải hạ thủ trước mới được .
Chàng đang nghĩ, đã thấy người dẫn đầu của Thần tiễn bát hùng là Triệu Nhất Thương múa một cây đoàn trượng đầu đồng màu vàng, mồm thì la lớn:
– Chủ nhân có lệnh lập tức thâu binh.
Tên Thiên Phu trưởng, chỉ đội lính Nguyên đó, liền lớn tiếng nói mấy câu tiếng Mông Cổ. Lính Nguyên liền quay đầu rút lui ngay. Tiền Nhị Bái, người thứ hai của Bát hùng, tay bưng một khay, vội xuống ngựa đến trước mặt Vô kỵ, cúi chào và nói:
– Chủ nhân chúng tôi xin Giáo chủ giữ lấy vật này để làm kỷ niệm.
Vô Kỵ thấy cái khay đó phủ bằng cầm đoạn màu vàng, trên có để một cái hộp vàng. Hộp đó khắc hoa rất đẹp. Chàng không sợ đối phương giở quỷ kế ám hại mình, cứ giơ tay ra cầm lấy cái hộp đó luôn.
Tiền Nhị Bái cúi đầu vái chào, lui ba bước, rồi mới quay mình lên ngựa đi luôn.
Vô Kỵ đưa luôn hộp vàng đó cho Tiểu Siêu. Vì chàng đang mải mê xem bịnh tình của quần hào, nên không có thì giờ xem trong hộp đó đựng vật gì. Chàng vội sai người lấy một chậu nước, móc túi lấy mấy cây hoa cỏ hình thủy tiên ra. Chàng bóp nát những củ tròn đỏ như máu hòa vào chậu nước trong kia, rồi cho mọi người uống. Những người dự tiệc ở trên Thủy Cát, chỉ có một mình Vô Kỵ nhờ có Cửu Dương thần công hộ thế, nên các chất độc không hành nổi chàng. Còn những người khác, ai nấy đều trúng độc hết.
Bất hối trông nom Lợi Hanh ở bên ngoài Tiểu Siêu cũng ăn uống với giáo chúng ở khách sảnh nên không việc gì.
Nửa tiếng đồng hồ sau, quần hào đã khỏi. Riêng chân tay hãy còn yếu ớt, sức lực chưa khôi phục. Quần hào liền hỏi Vô Kỵ về thuốc độc và phép giải.
Vô Kỵ thở dài đáp:
– Chúng ta đã đề phòng cẩn thận ngờ đâu thứ thuốc độc của thiếu nữ, chúng ta lại không hay biết gì hết. Thứ hoa giống Thủy Tiên này là Túy Tiên Linh Phù, không có độc tính. Còn thanh Ỷ Kiếm giả kia làm bằng một thứ gỗ thơm dưới đáy bể, gọi là Kỷ Lăng hương mộc. Gỗ ấy cũng không có độc tính, nhưng mùi thơm của hai thứ đó, hòa hợp lại liền thành một thứ thuốc độc lợi hại khôn tả.
Chu Ðiên vỗ đùi la lớn:
– Tất cả mọi việc đều do Chu lỗ ngứa tay rút thanh Ỷ Thiên kiếm giả đó ra.
Vô Kỵ nói tiếp:
– Nàng ta đã định tâm giết hại chúng ta, dù Chu huynh không rút thanh kiếm đó ra, nàng ấy cũng sai người đến rút kiếm để đầu độc. Như vậy chúng ta làm sao biết mà đề phòng.
Chúng ta đi đến nhà con nhỏ đốt cháy Lục liễu trang cho bỏ tức đi.
Y vừa nói dứt, đã thấy phía đằng xa, khói bốc lên cao. Tiếp theo đó ngọn lửa bốc lên rực trời. Thì ra ngọn lửa đó là của Lục liễu trang đang bốc cháy.
Quần hào thấy vậy đều ngẩn người ra ngạc nhiên vô cùng.
Quần hào đang nghi ngờ, bỗng sực nghĩ:
– Cô bé họ Triệu đó khôn ngoan thật, việc gì cũng biết trước ý của địch thủ. Nàng biết chúng ta giải độc xong, thế nào cũng tức giận và sẽ đi đốt sơn trang, nên nàng đã phóng lửa đốt cháy Lục liễu trang trước. Tuy nàng còn trẻ và lại phái yếu, nhưng nàng quả thật là một kình địch của bọn mình.
Nghĩ đoạn, Chu Ðiên vỗ đùi lớn tiếng hỏi:
– Nàng đốt cháy Liễu gia trang, tưởng chúng ta sẽ không trả thù nữa, nhưng, chúng ta cứ đến đó đánh cho nàng một trận.
Dương Tiêu trả lời:
– Nàng đốt cháy sơn trang đủ thấy nàng đã phòng bị trước. Chúng ta có đuổi theo cũng mất công thôi! Thế nào cũng đã chạy xa rồi.
Mọi người lên đường, quần hào hỏi Vô Kỵ tại sao lại biết mọi người trúng độc như vậy?
Vô Kỵ liền giảng giả cho họ nghe:
– Tôi sực nhớ trong Ðộc Kinh có ghi rằng: “Kỳ lăng hương mộc gặp phải một thứ hoa gì có mùi thơm như hoa phù dung, có thể làm cho người ta say sưa mấy ngày, như say rượu vậy. Ðộc khí đó chạy vào thân thể người ta, có thể làm cho tâm phế bị tổn hại. Cho nên tôi mới bảo qúy vị đừng có vận hơi lấy sức. Vì vận hơi lấy sức như thế mùi thơm của hoa đó sẽ lan vào các kinh mạch, càng khó chữa thêm.
Nhất Tiếu vừa cười vừa nói:
– Không ngờ lần này không ngờ Tiểu Siêu, một cô nhỏ lại lập được kỳ công. Nếu trong lúc nguy nan nó không đứng ra chỉ huy, có lẽ chúng ta bị thương và chết không kể xiết.
Thoạt tiên, Dương Tiêu ngờ Tiểu Siêu là kẻ địch. Nhưng trải qua trận đấu ngày hôm ấy, y mới nhận ra cô bé là công thần của Minh Giáo.
Tối hôm đó, mọi người vào khách điếm nghỉ trọ.
Tiểu Siêu lấy nước rửa mặt đem vào phòng Vô Kỵ.
– Thấy vậy, Vô Kỵ vội nói:
– Tiểu Siêu, cô đã lập kỳ công thì từ nay cô khỏi phải làm việc này nữa.
Tiểu Siêu tủm tỉm cười đáp:
– Ðược phục dịch Giáo chủ, tôi lấy làm sung sướng lắm rồi. Tôi không coi công việc này là công việc của tôi đòi đâu.
Chờ cho Vô Kỵ rửa mặt xong, nàng lấy hộp vàng của Triệu Minh tặng đưa ra, nói tiếp:
– Không biết trong hộp có thuốc độc, tên độc hay ám khi độc gì không?
Vô Kỵ đáp:
– Phải đấy, nên cẩn thận thì hơn.
Nói xong chàng bảo Tiểu Siêu để hộp đó trên mặt bàn, rồi cùng Tiểu Siêu đứng ra xa. Chàng móc túi lấy một đồng tiền, nhắm kẽ hộp ném luôn. Nắp hộp đó bật ra. Thấy bên trong không có gì lạ. Chàng tiến gần lại xem, thấy trong hộp có một cái hoa kết bằng hạt châu đang rung động, mới hay chính cái hoa này mình đã lấy từ trên tóc của Triệu Minh. Chàng ngẩn người ra, không hiểu Triệu Minh tặng mình cái hoa này là có dụng ý gì?
Tiểu Siêu thấy vậy vừa cười vừa nói:
– Trương công tử, Triệu cô nương quý Trương công tử lắm nên cô ta mới phái người đem hoa hạt châu đến biếu như vậy.
– Tôi là đàn ông, dùng nữ trang làm chi? Tiểu Siêu, cô lấy mà đeo.
Tiểu Siêu vội xua tay, cười đáp:
– Không được, người ta có lòng thành biếu công tử như vậy tôi đâu dám nhận.
Vô Kỵ cầm chiếc hoa hạt châu đó nhắm đầu tóc Tiểu Siêu ném luôn. Chiếc hoa cắm vào tóc nàng tựa như có bàn tay rất khéo léo cài lên vậy.
Tiểu Siêu định gỡ chiếc hoa đó xuống, Vô Kỵ xua tay và nói tiếp:
– Chẳng lẽ tôi biếu cô một vật mọn mà cô lại từ chối hay sao?
Tiểu Siêu hai má đỏ bừng, đáp:
– Nếu vậy xin cám ơn công tử, nhưng chỉ sợ tiểu thơ thấy được sẽ nổi giận.
– Hôm nay cô đã lập công lớn như vậy, cha con Tả sử không dám ngờ vực cô nữa đâu.
Tiểu Siêu mừng rỡ vô cùng, liền nói tiếp:
– Tôi thấy công tử đi rất lâu, trong lòng tôi lo âu vô cùng. Sau tôi thấy quân Mông Cổ đến tấn công, không biết làm thế nào chống đỡ, nên đành can đảm đứng lên chỉ huy. Bây giờ nghĩ lại tôi hãy còn sợ. Trương công tử làm ơn nói hộ Ngũ Hành kỳ và Bạch Mi kỳ hay. Mong các vị ấy đừng có trách Tiểu Siêu đã bạo gan như vậy.
– Cô cứ yên trí, họ cảm ơn cô còn chưa đủ chứ nào dám trách cứ?
Suốt dọc đường không có chuyện gì xảy ra.
Mọi người đem chuyện Triệu Minh ra bàn tán. Không ai biết lai lịch của nàng hết.
Ði tới tỉnh Hà Nam, thiên hạ đang ở vào tình cảnh đại loạn, các vị anh hùng bốn phương nổi lên, vì vậy sự kiểm soát của quân Mông Cổ lại càng nghiêm nhặt hơn nhiều. Quần hào thấy bọn mình đông người như vậy tất nhiên thế nào cũng khó mà qua được những trạm kiểm soát. Nên quyết định chia ra từng bọn, Vô Kỵ mới sai người đem danh thiếp của mình lên chùa Thiếu Lâm.
Vô Kỵ biết lần này đến chùa Thiếu lâm vấn tội, tuy không muốn gây thù, nhưng nếu hòa thượng của phái Thiếu Lâm nhất định đòi giải quyết bằng võ lực thì Minh Giáo phải ứng chiến. Chàng bèn truyền lệnh cho giáo chúng của Ngũ hành kỳ và Bạch Mi kỳ giả làm du khách lên núi xem phong cảnhđể bao vây ngầm chùa Thiếu Lâm.
Vô Kỵ dặn mọi người hễ khi nào nghe chàng hú lên ba tiếng thì xông vào tấn công chùa Thiếu lâm. Giáo chúng nhận lệnh của chàng, chia làm mấy ngả tiến vào chùa Thiếu Lâm.
Lát sau, một lão hòa thượng theo Ngô Kinh Thảo, người của Vô Kỵ, cùng xuống núi.
Lão Chi khách tăng vừa đi tới trước Vô Kỵ, liền lên tiếng nói luôn:
– Phương trượng và các trưởng lão của bổn chùa đang bế quan tịnh tọa nên không tiếp. Xin quý vị thứ lỗi cho.
Quần hào nghe lão hòa thượng nói như vậy đều biến sắc mặt.
Chu Ðiên lên tiếng trước:
– Vị này là Giáo Chủ của Minh Giáo, thân hành đến Thiếu Lâm bái sơn. sao các lão hòa thượng trên đó lại khôn gtiếp kiến. Như vậy thật quá đáng.
Chi khách tăng nọ cúi đầu xuống, vẻ mặt rầu rĩ, trả lời:
– Không tiếp kiến.
Chu Ðiên càng tức giận thêm, giơ tay lên định chộp ngực Chi khách tăng kia.
Nói Không Ðược vội giơ tay cản và khuyên rằng:
– Chu huynh không nên lỗ mãng như vậy.
Bành Doanh Doanh cũng lên tiếng;
– Nếu phương trượng của quý chùa đang tọa quan, thì lão hòa thượng cho chúng tôi gặp hai vị Không Trí và Không Tín vậy. Chi khách tăng chắp hai tay vái chào Doanh ngọc, với giọng lạnh lùng đáp:
– Không tiếp kiến.
Doanh Ngọc lại nói tiếp:
– Thế còn Thủ tọa của Ðạt Ma Vương và La Hán Ðường đâu?
Chi khách tăng vẫn trả lời như trước:
– Không tiếp kiến.
Thiên Chính cũng quát lớn:
– Thế nào? Có tiếp kiến hay không?
Lão anh hùng vừa giơ tay ra chém cây thông cạnh đó gãy làm đôi.
Chi khách tăng thấy Thiên Chính lớn tuỗi như vậy mà vẫn còn sức mạnh như thế, có vẻ hoảng sợ đáp:
– Quý vị ở xa đến đây, đáng lẽ bổn phái của chư tăng phải theo đúng lễ nghênh đón, nhưng vì các tướng lão đều tọa quan hết. Vậy xin đợi lần sau.
Nói xong, y chắp tay vái chào định đi.

Nhất Tiêu đã lướt mình một cái tới trước mặt Chi Khách tăng và nói:
– Chẳng hay Ðại sư xưng hô thế nào?
Chi Khách tăng đáp:
– Không dám, tiểu tăng pháp danh là Tuệ Hiền.
Quần hào nghe thấy lão Hòa thượng đó xưng danh xong, ai nấy cũng tức giận và nghĩ thầm:
– Hòa thượng này thuộc vai vế chữ Tuệ là đệ tử đời thứ ba của phái Thiếu Lâm hiện thời. Ðáng lẽ phái Thiếu Lâm ít nhất phải phái đệ tử đời thứ hai, vai vế chữ Viên xuống núi để tiếp khách mới phải. Nay chúng lại phái đệ tử đời thứ ba xuống như vậy, đủ thấy chúng khinh thường Minh Giáo. Như thế này thì nhịn sao được?
Nhất Tiếu khẽ vỗ vào vai vị hòa thượng đó rồi vừa cười vừa hỏi tiếp:
– Hay lắm hay lắm, đại sư chỉ giỏi nói có câu “không tiếp kiến” không biết vua Diêm Vương sai người đến Phật giá, chẳng hay đại sư có tiếp kiến hay không?
Tuệ Hiền bị Nhất Tiếu vỗ một cái, đã thấy một luồng hơi lạnh ở trên đầu vai chuyển xuống dưới tim, mình mẩy run lẩy bẩy, hai hàm răng đánh cồm cộp. Nhưng y vẫn cố nhịn, cắm đầu chạy thẳng lên núi. Tuy bước đi của y loạng choạng suýt ngã nhưng y không dám dừng chân.
Vô Kỵ liền nói:
– Vi Bức Vương đánh y hai chưởng như vậy, sư phụ và sư thúc bá của y thế nào cũng không để yên. Chi bằng chúng ta cứ lên thẳng trên núi xem có phải họ không muốn tiếp kiến ta thực không?
Mọi người đoán chắc trận ác chiến này không sao tránh khỏi. Vì xưa nay phái Thiếu Lâm đứng đầu các môn phái khác, và tự hào là Thái Sơn Bắc Ðẩu trong võ lâm. Hơn nghìn năm nay, phái ấy vẫn tự cho mình là một môn phái trường thắng bất bại. Nên quần hào yên trí ngày hôm nay thế nào cũng có trận đại chiến và xem Minh Giáo với phái Thiếu Lâm ai mạnh ai yếu. Vì vậy, người nào người nấy tinh thần phấn chấn, lẹ bước lên núi.
Không bao lâu mọi người đã đi tới cái đỉnh bằng đá đặt trước cửa chùa.
Vô Kỵ nghĩ tới năm xưa theo Thái sư phụ lên núi Tung sơn này, được ba thần tăng của phái Thiếu Lâm tiếp ở Thạch Ðỉnh này. Ngày hôm nay chàng lại lên núi Thiếu Lâm lần nữa, trước sau cách nhau có mấy năm thôi. Năm xưa, chàng là một thằng nhỏ đau yếu gầy gò. Ngày hôm nay chàng là Giáo chủ của Minh Giáo, oai nghi và cao quý.
Quần hào ở trong Thạch Ðỉnh nghỉ ngơi đợi chờ, đoán chắc trong chùa thế nào cũng có một số lớn cao thủ ra nghênh chiến. Ai nấy đều quyết định tiên lễ hậu binh và trách hỏi các hòa thượng tại sao lại hạ độc thủ giết Lợi Hanh? Nếu các hòa thượng của phái Thiếu Lâm bướng bỉnh không chịu nhận lỗi, lúc ấy ra tay động võ cũng chưa muộn. Ngờ đâu quần hào đợi chờ hằng nửa ngày, không thấy trong chùa có một bóng người nào ra cả!
Thấy vậy Vô Kỵ liền ra lệnh:
– Chúng ta tiến vào chùa.
Dương Tiêu, Nhất Tiếu đi bên trái, Thiên Chính, Dã Vương đi bên phải, Thiết Quan Ðạo nhân, Bành Doanh Ngọc, Chu Ðiên, Nói Không Ðược, Tứ Tảng nhân đi sau. Tất cả những người đó tiền hô, hậu ứng phò Vô Kỵ vào chùa. Mọi người đi đến Ðại Hồng bảo điện cũng không thấy một bóng người nào cả.
Vô Kỵ liền lớn tiếng hỏi:
– Minh Giáo Trương Vô Kỵ cùng tọa hạ Dương Tiêu, Thiên Chính các ngươi lên đây bái sơn, cầu kiến Phương trượng sư.
Tuy lời nói của chàng không ngon lắm, nhưng chàng dùng nội công, đưa tiếng nói đó đi, những người cách đó hai ba dặm cũng đều nghe rõ hết.
Dương Tiêu, Nhất Tiếu đưa mắt nhìn nhau, trong lòng nghĩ thầm:
– Nội lực của Giáo chủ tinh thâm như vậy, thực là hiếm có. Dương tiền giáo chủ còn sống, chưa chắc bằng Trương Giáo chủ bây giờ. Xem như vậy trận đấu hôm nay Minh Giáo thế nào cũng thắng trận .
Vô Kỵ nói xong mấy câu đó, đợi chờ một lát nữa vẫn không thấy một nhà sư nào ra hết. Chu Ðiên không sao chịu được, liền lớn tiếng quát hỏi:
– Thiếu Lâm là một môn phái lớn như thế chẳng lẽ cứ rụt đầu rụt cổ chui rúc vào một xó ẩn nấp mãi hay sao?
Tiếng nói của y lớn hơn Vô Kỵ, nhưng không thể nào đi xa được.
Quần hào lại đợi chờ một hồi lâu, nhưng vẫn không thấy có ai ra.
Thiên Chính liền lên tiếng:
– Khỏi cần biết chúng xếp đặt quỷ kế gì, chúng ta cứ xông vào bên trong.
Quần hào đều tán thành. Thiên Chính một mình lớn bước đi trước, tiến thẳng vào trong hậu viện. Nhưng lão anh hùng chỉ thấy bên trong vắng ngắt như tờ, không có một bóng người nào cả. Quần hào thấy vậy càng kinh ngạc thêm, nghĩ thầm:
– Chẳng lẽ phái Thiếu Lâm định bày trận chùa không chăng?
Vì vậy quần hào đi một bước là đề phòng một bước, khi đi tới Ca Lâm điện vẫn không thấy một người nào hết.
Nhất Tiếu liền nói với Nói Không Ðược rằng:
– Nói Không Ðược, tôi với bạn lên trên cao lược trân.
Nói Không Ðược gật đầu, rồi cả hai nhún mình nhảy lên mái nhà liền.
Nói Không Ðược thấy khinh công của Nhất Tiếu lợi hại hơn mình nhiều, trong lòng khen thầm và lớn tiếng nói:
– Vi Bức Vương, khinh công của bạn quả thật tinh xảo, hòa thượng túi vải tôi không thể nào so tài với bạn được.
Chu Ðiên ở bên dưới la lớn:
– Này các hòa thượng chùa Thiếu Lâm, sao ẩn núp làm chi? Có mau ra đây tiếp chúng tôi không?
Vô Kỵ với quần hào khám xét hết điện này tới điện nọ, vẫn không thấy tung tích của một hòa thượng nào cả và cũng không thấy điểm gì khác lạ hết. Khi đi tới La Hán Ðường, nơi đây là chỗ luyện võ của các cao thủ của phái võ lâm. Thấy giá khí giới đều bỏ trống, không còn lại một thanh đao mũi kiếm nào hết. Quần hào khôn gnói năng gì đi thẳng váo Ðạt Ma Ðường. Trong Ðạt Ma Ðường chỉ còn lại chín cái thảm đã rách vỉ đã mấy trăm năm rồi! Ngoài những bồ đoàn không còn một vật gì nữa.
Dương Tiêu liền lên tiếng hỏi:
– Nghe nói những hòa thượng trong Ðạt Ma Ðường này đều là ký túc tiền bối của phái Thiếu Lâm, tu luyện ở đây bằng mười năm không hề bước ra ngoài. Vậy tại sao những lão hòa thượng trong đường này chưa đấu với Minh Giáo chúng ta nửa trận, mà đã bỏ chạy?
Bành Doanh Ngọc đỡ lời:
– Tôi cũng cảm thấy hình như chùa này đã xảy ra một việc gì rồi rất xui xẻo thì phải!
Vô Kỵ nghĩ tới năm xưa mình tới đây theo Viên Chân học Cửu Dương thần công của phái Thiếu Lâm liền nói với mọi người rằng:
– Chúng ta hãy đi sang phía bên kia thử xem!
Nói xong, chàng dẫn quần hào đi tới chỗ Viên Chân tịnh tu năm xưa, thấy trên tường vẫn còn hai cái lỗ hổng, vết hai bàn tay của Viên Chân để lại, riêng người thì mất, chỉ còn lại bốn vách trơ vơ!
Chu Diên lại vừa cười vừa lên tiếng:
– Sư chùa này chạy đâu hết? Có lẽ sau trận đại chiến ở trên Quang Minh Ðỉnh, tiếng tăm của Giáo chủ lừng lẫy khắp nơi, nên phái Thiếu Lâm mới phải treo bằng “Miễn Chiến”?
Dương Tiêu nói:
– Chúng ta đi tới Tàng Minh Các xem sao?
Tàng Kinh Các ở phía sau núi. Khi quần hào tới nơi, chỉ thấy còn lại những giá gỗ không thôi, còn mấy nghìn, mấy vạn cuốn Phật kinh đã mất hết, không sót lại lấy một cuốn! Thấy vậy, quần hào lại càng thắc mắc thêm, không ai hiểu nguyên nhân? Nếu bảo sư của phái Thiếu Lâm tị họa chạy trốn thì chẳng lẽ họ cam tâm bỏ lại cơ nghiệp đã gây dựng hơn nghì năm nay sao? Hơn nữa, dù mấy thủ lĩnh có chạy trốn thì cũng phải để lại mấy người quét tước và trông nom bếp nước ở lại mới phải chứ? hay họ sợ để lại những người đó sẽ bị Minh Giáo tra hỏi mà bí mật của họ sẽ bị lộ chăng?
Mọi người quay trở lại Ðại Hồng Bảo Ðiện, Nhất Tiếu và Nói Không Ðược đã lên trên nóc hcùa để tìm kiếm đều không thấy gì hết.
Lão hòa thượng ra tay tiếp kiến hồi nãy cũng mất dạng nốt! Dương Tiêu quay ra ngoài gọi Chưởng kỳ sứ của Hận Thổ Kỳ là Nhân Bồn vào. Rồi y bảo Chưởng Kỳ Sứ đó đem giáo chúng, bộ hạ đi mọi nơi khám xét xem có hầm bí mật không.
Nhân Bổn vâng lệnh đi được hai tiếng đồng hồ lại quay trở lại thưa rằng:
– Thưa Giáo chủ cùng Dương Tả sứ, tiểu nhân đã phái các anh em đi tìm khắp mọi nơi mà không thấy có hầm hố gì hết! Những mật thất để toạ quan tĩnh tu cũng không có một người nào cả!
Lúc này quần hào mới h iểu rõ chùa Thiếu Lâm này quả thật không còn lại một người sư nào cả. Dương Tiêu, Thiên Chính, Doanh Ngọc các ngươi đều là những nhân vật đa mưu túc trí.
Nay gặp tình hình này, ai nấy đều hoang mang, khôn ghiểu các nhà sư Thiếu Lâm định quỷ kế gì?
Mọi người đang ngơ ngác nghi ngờ nhìn nhau, bỗng nghe thấy bên phía Tây có tiếng kêu lách cách ở chỗ cách xa mọi người đứng chừng mấy chục trượng, một cây thông đổ xuống.
Mọi người kinh ngạc chạy tới thấy cây đó mọc giữa sân, xung quanh không có một bóng người, không hiểu vì sao lại đổ? Tường cạnh đó cũng bị sụp.
Mọi người tới xem chỗ cây bị chặt gãy, thấy già nửa cây đã bị khô héo. Rõ ràng cây đã bị người dùng Trọng thủ pháp chấn gãy từ lâu chớ không phải mới chặt gãy. Mọi người còn thấy chung quanh đó có những vết đao, nhát kiếm và những dấu vết bàn tay. Hiển nhiên nơi đây đã có một trận đấu rất kịch liệt và đối thủ đều là những tay cao thủ hạng nhất hết, nên mới để lại đây những vết in sâu như vậy!
Nhất Tiếu nằm phục xuống ngửi hơi đất, lại phát hiện thêm nhiều nơi có nhiều máu tanh nhưng vì hôm trước trời mưa to đã rửa sạch hết những vết máu nên không ai trông thấy dấu vết nên phải ngửi như Nhất Tiếu mới hay được.
Doanh Ngọc hỏi Dương Tiêu rằng:
– Dương Tả sứ nói sao?
Dương Tiêu đáp:
– Ba bốn ngày trước đây trong chùa thế nào cũng có một trận đấu rất kịch liệt, chẳng lẽ người của phái Thiếu Lâm bị tiêu diệt hết sao mà trong chùa không còn thấy một bóng người nào?
Doanh Ngọc lại nói tiếp:
– Ý kiến của tôi cũng giống như ý kiến của Dương Tả sứ, dựa vào tình thế này mà ước đoán thì kẻ thù của phái Thiếu Lâm phải là một Bang phái rất lợi hại! Chẳng lẽ là Cái Bang?
Chu Diên cũng xen lời nói:
– Thế lực của Cái bang tuy lớn, cao thủ của họ tuy nhiều nhưng họ vẫn không thể nào đánh và giết sạch được phái Thiếu Lâm, trừ phi Minh Giáo chúng ta mới có bản lĩnh ấy! Nhưng Minh Giáo chúng t akhông bao giờ có thủ đoạn độc ác như vậy!
Thiết Quan Ðạo nhân cũng lên tiếng:
– Chu Ðiên! Bạn n ói ít thế có được không? Bổn giáo có bao giờ làm những trò ác độc ấy mà bạn lại lấy bổn giáo mà ví như vậy. Không ngờ những lời nói của….
Chu điên nghe thoáng thì tựa như là thừa, nhưng đã khiến Dương Tiêu nhớ lại một chuyện, y liền kêu “ủa” một tiếng rồi thưa với Vô Kỵ rằng:
– Thưa Giáo chủ! Chúng ta hãy quay trở lại Ðạt Ma Vương xem xét lại một lần nữa.
Thấy Dương Tiêu nói như vậy, tất nhiên bên trong phải có nguyên do gì?
Vô Kỵ gật đầu nhận lời. Chàng dẫn quần hào đi tới Ðạt Ma Viện.
Mọi người vẫn thấy dưới đất có sáu cái khảm rách trên bàn thờ có pho tượng bằng đá của Ðạt Ma Tổ Sư, tượng này mặt hướng vào trong, lưng chìa ra ngoài.
Sở dĩ pho tượng này để trái ngược như vậy là để kỷ niệm năm xưa Ðạt Ma Tổ Sư diện bích chín năm nhờ có sự tu luyện cần cù đó mà Ðạt Ma Tổ Sư đã nghĩ ra được nhiều pho võ truyền thụ cho các đời sao. Ðiều này ai cũng biết hết nên không ai lấy làm lạ cả.
Chu Ðiên lại lên tiếng hỏi:
– Vừa rồi chúng ta vào đây xem tình hình trong này cũng chỉ có thế này mà thôi, có gì là khác lạ đâu?
Dương Tiêu liền nói với Dã Vương rằng:
– Hân thế huynh giúp cho tôi một tay xoay pho tượng Ðạt Ma này quay trở lại xem sao?
Thiên Chính vội khuyên bảo:
– Chúng ta không nên làm gì thế! Vì Ðạt Ma Tổ sư là vị Tổ Sư sáng lập phái Thiếu Lâm, không những páhi này coi tổ sư như Thần thánh mà tất cả nhân vật trong võ lâm ở khắp trong thiên hạ cũng không dám xúc phạm tới.
Dương Tiêu đáp:
– Ưng Vương cứ yên chí! Việc gì cũng đã có tiểu đệ chịu hết trách nhiệm!
Nói xong, y tung mình nhảy lên trên bàn thờ nắm lấy vai tượng đá, định quay mặt pho tượng đó ra, nhưng tượng này quá nặng nên y không sao lay chuyển nổi.
Thấy vậy, Thiên Chính liền bảo dã Vương rằng:
– Dã Vương! Con lên giúp Dương Tả sứ một tay đi!
Dã Vương vâng lời, nhày ngay lên trên bàn thờ rồi hai người cùng giở hết sức lực ra mới xoay pho tượng đá ấy quay trở lại.
Quần hào đều biến sắc vì thấy bộ mặt của pho tượng đá đã bị người dùng đao đẽo phẳng lì không còn trông thấy mặt mũi gì nữa.
Trên mặt có khắc bốn hàng chữ lớn:
– Quét sạch Thiếu Lâm trước, Tiêu diệt võ lâm sau, Duy có Minh Giáo ta, Xưng hùng bá võ lâm .
Mọi người nhìn kỹ mới hay bốn hàng chữ đó viết bằng đầu ngón tay chứ không phải dùng đao hay đục mà khắc đẽo.
Thiên Chính, Thiết Quan đạo nhân các ngươi không hên mà nên đều đồng thanh kêu lên:
– Ðây là độc kế Di họa Giang đông, chúng định đổ tội cho chúng ta đấy!
Dương Tiêu với dã Vương cùng nhảy xuống đất.
Chu Ðiên có vẻ tự đắc nói với Thiết Quan đạo nhân rằng:
– Thiết Quan đạo sư xem đấy! Nếu vừa rồi tôi không nói thì Dương Tả sứ làm sao biết được kẻ địch định di họa chúng ta như vậy?
Thiết quan buồn rầu lên tiếng hỏi Dương Tiêu rằng:
– Dương Tả sứ! Sao tả Sứ lại nghĩ ra được đằng sau pho tượng có những hàng chữ này?
Dương Tiêu đáp:
– Lần đầu tiên vào trong ma Viện này, tôi đã thấy pho tượng này có dấu vết di dịch rồi. Nhưng tôi cũng không ngờ kẻ địch lại có âm mưu như vậy.
Doanh Ngọc cũng xen lời hỏi:
– Tiểu tăng còn một việc này rõ, muốn Tả Sứ chỉ giáo cho! Người viết bốn hàng chữ này nếu định tâm di họa bổn giáo khiến bổn giáo mang tội lớn là tiêu diệt các phái võ lâm để các môn phái nổi lên vây đánh chúng ta. Nhưng tại sao người đó lại xoay pho tượng quay mặt vào trong tường như vậy? Nếu Dương Tả sứ không tinh tế thì chúng ta làm sao mà biết được có những hàng chữ như vậy?
Dương Tiêu nghiêm nét mặt lại đáp:
– Tôi chắc pho tượng này là do một người khác quay đi ngấm ngầm còn co một vị võ công rất cao cường khác đã tương trợ. Bổn giáo đã chịu một ơn rất lớn của người đó mà mãi cho đến bây giờ chúng ta mới biết.
Quần hào đồng thanh hỏi:
– Người đó là ai? Tại sao Tả Sứ lại biết như vậy?
Dương Tiêu thở dài đáp:
– Nguyên ủy này khúc chiếc lắm, tôi vẫn chưa nghĩ ra được tại sao mà nên…
Y chưa nói dứt, Vô Kỵ đã đột nhiên kêu “ủa” một tiếng, rồi lớn tiếng nói:
– Theo ý nghĩa của bốn câu nói đó có lẽ phái Võ Ðang cũng sắp mang họa đến nơi!
Nhất Tiếu vừa cười đỡ lời:
– Việc này tất nhiên chúng ta không còn từ chối gì mà phải đi ngay cứu viện, chúng ta tìm cho ra bọn khốn nạn nào đã cố ý muốn hại ngầm bổn giáo như vậy?
Thiên Chính cũng xen lời nói:
– Việc này cũng không thể trì hoãn được! Chúng ta phải đi ngay! Có lẽ bọn gian tặc ấy đã đi trước chúng ta mấy ngày rồi!
Vô Kỵ nghĩ đến phái Võ Ðang từ Thái sư phụ trở xuống, ai ai đối với mình đều có ơn nặng cả. Chàng không biết mấy người sư thúc, sư bá về tới núi Võ Ðang chưa? Vì suốt dọc đường chàng không hề nghe thấy tin của mấy người đó. Nếu dọc đường có xảy ra việc gì mà mấy người đó chưa thể về tới núi Võ Ðang được thì trên núi chỉ còn một mình Thái sư phụ với các đệ tử đời thứ ba thôi. Còn Tam sư bá Dư Ðại Nham đang tàn phế nằm liệt giường liệt chiếu. Nhỡ cường địch đột nhiên đến tấn công, số người ít ỏi như thế thì làm sao mà địch cho nổi?
Nghĩ tới đó chàng càng nóng lòng sốt ruột thêm.
Chàng vội lớn tiếng nói:
– Các vị tiền bối, huynh trưởng! Phái Võ Ðang là nơi xuất thân của Tiên phụ, nay đang đại nạn, nếu có sự gì thất thố sau này bổn tọa khó mà làm người được! Cổ nhân đã dạy: “Cứu binh như cứu hỏa” tới sớm giờ nào hay giờ ấy. Bây giờ hãy mời Vi Bức Vương đi cùng bổn tọa tới đó cứu viện trước, còn qúy vị chia làm mấy nhóm, lần lượt tới sau. Tất cả mọi việc xon lời dương Tả sứ và ông ngoại tôi chỉ huy cho!
Nói xong, chàng chắp tay chào mọi người rồi lẻn mình đi ra cửa.
Nhất Tiếu cũng giở khinh công ra đi theo sau ngay!
Quần hào vâng lời, đã thấy hai người đi ra tới ngoài thạch đỉnh rồi, khinh công của hai người nhanh không thể tưởng tượng được! Có lẽ lúc bấy giờ khó mà có người thú ba nhanh được như thế!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.