Đã lâu lắm rồi, Nghệ Thường chưa được ai gọi tên mình một cách thân thiết Nghệ Thường.
Cũng không hiểu tại sao, gọi đến tên nàng, giọng nói của La Hán nàng cảm thấy nghe êm ái lạ thường, hai tiếng “Nghệ Thường” từ cửa miệng hắn phát ra, nàng chợt nghe bàng hoàng xao xuyến…
La Hán vụt cười, nụ cười ít có đã làm cho gương mặt bi thảm của hắn như vầng trăng rạng rỡ :
– Tôi mới vừa quen với Nghệ Thường, nhưng không hiểu tại sao tôi cảm thấy như đã gần lâu lắm ….
Nghệ Thường mỉm cười :
– Tôi cũng thấy Nghệ Thường đó.
Nụ cười trên môi của La Hán vùng tắt ngấm, hắn chắc lưỡi :
– Rất tiếc!
Nghệ Thường nghiêng mặt :
– Cái gì? La Hán, anh bảo rất tiếc cái gì?
La Hán nói :
– Rất tiếc là tôi không thích hợp với Nghệ Thường, tôi muốn Nghệ Thường ở bên tôi.
Trầm ngâm một lúc, Nghệ Thường hỏi :
– La Hán, anh không thể không giết người được sao?
La Hán lắc đầu :
– Không, tôi thật không muốn giết người, nhưng tôi không thể không giết người, ít nhứt tôi cũng còn phải giết một người…
Nghệ Thường nhăn nhó, hình như nàng bị kích động quá mạnh :
– Tại làm sao không giết người không được? La Hán?
La Hán lắc đầu :
– Tôi đã không thể nói được, tại sao Nghệ Thường cứ hỏi hoài vậy?
Nghệ Thường làm thinh.
Hồi lâu, nàng hỏi :
– La Hán, bây giờ anh định đi đâu?
La Hán đáp :
– Trường An.
Nghệ Thường hỏi :
– anh đến Trường An làm gì, có chuyện nơi đó phải không?
La Hán gật đầu :
– Có một chuyện rất quan trọng.
Nghệ Thường nhướng mắt :
– Anh có thể cho tôi biết chuyện đó được không?
La Hán đáp :
– Tôi đến đó tìm một người và… và để giết người dó.
Nghệ Thường hỏi :
– Vừa rồi anh có nói ít nhất cũng còn giết một người, có phải người đó không?
La Hán gật đầu :
– Đúng, con người đó.
Nghệ Thường hỏi :
– Người đó là ai, người đó làm gì?
La Hán lắc đầu :
– Tôi chỉ biết ngừơi đó họ Lý, còn gì nữa thì tôi hoàn toàn không biết.
Nghệ Thường cau mặt :
– Như thế nghĩa là làm sao? Anh không quen biết ngừơi ấy sao?
La Hán lắc đầu :
– Không quen mà cũng không hề biết mặt.
Nghệ Thường hỏi :
– Hắn có thù với anh?
La Hán lắc đầu :
– Còn chưa gặp mạt lần nào thì làm sao lại có oán thù?
Nghệ Thường tròn xoe đôi mắt :
– Chưa quen biết, chưa gặp mặt lần nào, cũng không có oán thù thì tại sao anh lại đi kiếm người ta?
La Hán lắc đầu :
– Không thể nói cho Nghệ Thường biết được đâu…
Nghệ Thường nhăn mặt :
– Đối với một người không oán không thù, anh có thể xuống tay hạ sát được sao, La Hán?
La Hán nói :
– Tôi đã nói, đối với một con kiến tôi cũng không đành giết chết.
Nghệ Thường đâm tức ngang :
– Vậy thì tại làm sao anh lại đi giết người ta?
Nàng vội nhếch môi, điểm nụ cười như… vuốt ngực hắn :
– Xin lỗi anh nghe. Tôi quên, tôi quên rằng anh không thể nói…
Lặng thinh một chút nàng lại nói :
– Chưa tùng gặp mặt lần nào, tự nhiên anh chưa biết con người ấy ra sao, không biết người ta ốm mập, cao thấp, chưa biết cái gì về người ta cả thì anh làm sao tìm được?
La Hán nói :
– Điều đó thì không lo, khi tôi đến Trường An rồi thì lập tức có người cho tôi biết hắn ở tại đâu, tới đó sẽ có người chỉ hắn cho tôi biết.
Nghệ Thường nhìn La Hán chầm chập :
– La Hán, có phải anh bị người ta mướn đi giết người không?
La Hán quắc mắt :
– tôi đâu có nói với Nghệ Thường Nghệ Thường? Mướn? Hứ, Nghệ Thường xem tôi có giống kẻ đi giết mướn hay không? Tôi có thể nói gom tất cả tài sản trên thế giớ này lại mướn tôi làm cho một người mang thương, tôi cũng không làm chớ đừng nói chuyện giết chết!
Nghệ Thường cau mặt :
– anh đã nói khi anh đến Trường An rồi sẽ có người chỉ hắn…
La Hán vùng vằng lớn tiếng :
– Biểu đừng có nói về chuyện ấy nữa…
Nghệ Thường làm thinh.
La Hán cúi mặt, giọng hắn thật khổ sở :
– xin lỗi Nghệ Thường, thật tôi khổ quá…
Nghệ Thường dịu giọng :
– La Hán, anh đã chẳng nói rằng anh cảm thấy rất thân cận với tôi sao? Chính tôi cũng cảm thấy Nghệ Thường, chính vì thế mà tôi lo lắng cho anh, một con người không thể để bước quá một bước lầm…
Đôi mắt của La Hán, run run :
– Tôi biết… tôi biết Nghệ Thường rất tốt với tôi, nhưng tôi không thể không bước vào con đường lầm lỗi…
Nghệ Thường nói :
– Nếu anh có những nỗi khổ trong lòng, anh không thể nói với tôi sao?
La Hán nói :
– Nghệ Thường, tôi biết Nghệ Thường rất lo lắng cho tôi, nhưng tôi rất biết một cách rõ ràng rằng không có một người nào có thể giúp đỡ cho tôi được…
Nghệ Thường hỏi :
– Tại sao anh không nói thử ra xem?
La Hán lắc đầu :
– Tôi không thể…
Nghệ Thường cau mặt :
– Luôn cả thử một lần đem hết lòng dũng khí của mình để giải quyết cng không được nữa sao?
La Hán cười nhăn nhó :
– Thật tình cả chuyện thử tôi cũng không làm được, dũng khí của tôi có thừa, nhưng trong trường hợp này trở thành vô dụng, tôi là con người từ nhỏ chưa biết đến sợ là gì, thế nhưng bây giờ tôi đã thấu hiểu cái sợ là cái ghê gớm Nghệ Thường như thế nào rồi…
Nghệ Thường nhìn sâu vào mắt hắn :
– Nhưng anh sợ cái gì mới được chứ?
La Hán mấp máy đôi môi nhưng rồi hắn lại lắc đầu :
– Tôi không thể nói…
Nghệ Thường hỏi :
– La Hán, anh có chắc thắng được người ấy không?
La Hán đáp :
– Nghệ Thường không biết, tôi chưa gặp mặt người ấy, chua biết gì về người ấy, nhưng tôi biết ngừơi ấy võ công cao lắm bởi vì nếu không thì…
Nghệ Thường chặn nói :
– Nếu không thế thì người ta không mướn anh có phải thế không?
La Hán tái mặt, giọng hắn rít qua hai hàm răng cắn chặt :
– Tôi đã nói với cô, không ai có thể mướn tôi, không ai có thể mướn tôi, biết chưa?
Nghệ Thường nói :
– Thế nhưng anh vẫn vì người khác mà đi giết người, điều đó anh không thể phủ nhận?
La Hán mím môi :
– Tôi không phủ nhận.
Triệu Nghê Thường nói :
– Tại làm sao anh phải vì người khác mà đi giết người? Tại làm sao anh lại ngu như thế?
La Hán gắt :
– Biểu đừng có hỏi.
Nghệ Thường cũng gắt lại :
– Nhưng tôi cứ nói, anh vì người khác mà đi giết người, anh ngu. Anh có cái gì khổ sở trong lòng mà phải giết người cho thiên hạ? Luôn cả lý do anh cũng không dám nói ra, hỏi cũng không cho người ta hỏi, thử đem dũng khí để giải thoát cho mình cũng không làm được, anh không xứng đáng là một người con trai, anh không phải là một hảo hán. Hạ thủ giết một người không một lý do chính đáng anh có biết họ là người gì hay không? Anh có biết họ trung thần, nghĩa sĩ, hiếu tử thiện lương hay là gian ác? Anh không biết một chút gì về người ta hết mà anh lại giết người ta, vạn nhất anh giết một người không đáng giết thì sao? Có phải anh ngu ngốc quá không?
La Hán gật đầu :
– Mắng đúng lắm. Nghệ Thường, trừ bà nội tôi ra Nghệ Thường là người thứ nhất dám mắng tôi như thế. Nhưng tôi đã nghĩ cả rồi, cái gì Nghệ Thường nói tôi cũng đều đã nghĩ qua bây giờ thì tôi không thể nghĩ gì hơn nữa, tôi bằng lòng làm một tội nhân, một tội nhân đến ngàn đời…
Nghệ Thường sửng sốt, hồi lâu nàng mới dịu giọng :
– La Hán, tại làm sao anh phải làm một hy sinh như thế?
La Hán lắc đầu :
– Đừng có hỏi, được không? Nghệ Thường?
Nghệ Thường chắc lưỡi :
– La Hán, tuy tôi với anh mới vừa quen, nhưng tôi biết anh là một người biết điều, một người tốt, một ngừơi lương thiện, tôi không đành lòng ngồi nhìn anh đi vào ngã sai lầm, tôi không muốn anh bước xuống hố sâu…
La Hán nói :
– Nghệ Thường tôi biết cô có ý tốt, cô lương thiện, cô thanh khiết, cô có nhiệt tình giúp đỡ. Nhưng Nghệ Thường, cô không thể giúp được gì tôi cả, không một người nào giúp được tôi cả.
Nghệ Thường hỏi :
– La Hán, nhưng chuyện làm sao thế?
La Hán làm thinh.
Nghệ Thường khẽ gắt :
– La Hán…
La Hán nhăn mặt :
– Đừng có hỏi được không Nghệ Thường?
Trầm ngâm một lúc, Nghệ Thường gật gật đầu :
– Thôi, được rồi, tôi không hỏi nữa, nhưng có một điều này không biết anh có nghĩ tới hay chưa? Vạn nhất mà anh không phải đối thủ của người ấy thì sao? La Hán?
La Hán lắc đầu :
– Nghệ Thường,thật không giấu gì cô, trên đời này người có thể thắng “Tử Kim đao” của tôi không có được bao nhiêu đâu, có thể nói là không.
Nghệ Thường nói :
– La Hán, anh nên nhớ rằng võ học mênh mông, sức người có hạn, núi này cao vẫn còn có núi khác cao hơn, thêm vào đó, nếu người ấy là tầm thường thì ai lại phải đi…cần anh, có phải thế không?
La Hán nhướng nhướng cặp chân mày rậm :
– Nghệ Thường, những cái cô biết thì tôi cũng đã có biết, nhưng cho dầu như thế nào, tôi cũng phải giết, dầu tôi không phải là đối thủ…
Nghệ Thường trố mắt :
– Trời đất, anh điên rồi sao? Không phải đối thủ thì làm sao giết người ta được?
La Hán lắc đầu :
– tôi không có điên, Nghệ Thường, quyết thắng là một chuyện mà vấn đề sinh tử là một chuyện. Tôi đã có quyết tâm giết hắn, có lý do khẩn yếu để giết hắn, trong khi hắn không thể vô cớ liều mạng với tôi, bao nhiêu đó thôi, về khí thế, tôi cũng đã thắng hắn rồi.
Ngưng một giây, hắn nói tiếp :
– Thêm nữa, đối địch không phải hoàn toàn bằng võ công mà còn phải hơn nhau về trí tuệ, có phân nửa phải dựa vào trí tuệ. Võ công của ngừơi ấy có thể hơn tôi, thế nhưng tôi có thể dùng trí tuệ để bồi vào chỗ mà tôi thua hắn…
Nghệ Thường hỏi :
– Vạn nhứt ngừơi ấy cũng là bạn rất thông minh?
La Hán nói :
– Nghệ Thường, trên đời, kẻ thông minh không nhiều lắm đâu.
Nghệ Thường nói :
– Nói thì như thế, nhưng một con người mà người khác không thể đối phó được mà phải cần đến anh thì người ấy nhất định không phải tầm thường.
La Hán hơi khựng, nhưng rồi hắn nói :
– Đối địch còn phải dựa vào thiên thời địa lợi, vả lại, cho dầu mặt nào tôi cũng không bằng, nhưng nếu làm một cuộc quyết đấu “đồng qui ư tận” làm một cuộc quyết đấu cho “ngọc đá đều tan” thì vẫn có thể….
Nghệ Thường thảng thốt kêu lên :
– La Hán, con người khi đã chết thì đâu còn gì nữa!
La Hán cười, nụ cười thê thảm :
– Bất luận như thế nào, tôi cũng phải giết hắn, chỉ có giết hắn thì tôi mới cởi được cái gông đang mang nặng trên cô của tôi…
Nghệ Thường làm thinh.
Thật lâu, nàng nói :
– Tôi không muốn nói gì nữa cả, thôi, mình đi.
La Hán nhìn sững vào mặt nàng :
– Nghệ Thường, chúng mình đi đâu?
Nghệ Thường đáp :
– tôi cũng đến Trường An.
La Hán gặn lại :
– Nghệ Thường cũng đến Trường An?
Nghệ Thường cười :
– La Hán có thể đến Trường An, còn Nghệ Thường không thể đến Trường An sao?
La Hán lắc đầu :
– Tôi không xứng cùng đi với Nghệ Thường.
Nghệ Thường cười :
– Bây giờ chỉ là đi chung thôi, đi chung thì đâu có gì mà xứng hay không xứng?
Khi tới Trường An rồi mạnh ai nấy đi chớ có sao đâu? Đi.
La Hán làm thinh, hắn bước đi và cúi đầu suy nghĩ.
Cơn nóng hạ đã bay qua.
Ngọn gió mát của đầu thư đã thổi đều trên mặt đất.
Thế nhưng buổi sáng đã qua, bóng mặt trời đã gần tới đỉnh đầu cơn nóng đầu, thu cũng không phải là dễ chịu.
Nghệ Thường vừa đi vừa lau mồ hôi, áo trong của nàng cũng đã ngâm ngấm ướt.
Hai gò mát của nàng hừng hừng, trời nóng hình như tăng thêm vẻ đẹp của những cô gái có làn da trắng.
Nhưng La Hán hình như không có đủ tâm tình để thưởng thức vẻ đẹp bên cạnh mình, mặt hắn lạnh băng, làm như trên khoảng đường này cần có mỗi một mình hắn, cô đơn, lưu lạc?
Nghệ Thường nhìn hắn, mồ hôi nàng đầm ướt thế nhưng hắn thì không có một giọt nào.
Hình như đi với nàn,g hắn đi không hề gắng sức.
Giữa cánh đồng hoang, thật rất khó khăn lắm mới tìm được một bóng cây, y như đi quá sâu trong sa mạc bây giờ mới thấy binh nguyên Nghệ Thường ngồi bệt xuống gốc cây thở phào.
– La Hán, nghỉ một chút đi, mệt quá.
Đi ngoài nắng thì không nghe gió nhưng gặp bóng mát là nghe gió như muốn ngã đổ về, hình như gió chỉ quen “phù thịnh” chớ không bao giờ chịu “phù suy”, không bao giờ chịu giúp cho những kẻ trong cơn nắng đốt.
Cơn gio thoáng qua mát rượi, chính La Hán cũng không muốn đi thêm, hắn không muốn nghĩ cho hắn mà là nghĩ cho nàng.
Nhìn cành lá gió đưa, Nghệ Thường lim dim đôi mắt :
– Nếu cho tôi ngồi đâu suốt một đời chắc tôi cũng bằng lòng.
La Hán nhìn nàng :
– Nghệ Thường, theo tôi làm gì cho khổ như thế này?
Dời tia mắt từ trên cành cây quà quặt gió đưa xuống gương mặt hơi xạm nắng, nhưng đầy cương nghị của La Hán, Nghệ Thường nhướng mắt :
– Ai nói tôi theo anh, tôi cũng đến Trường An đây mà, chúng mình cùng đi một con đường.
La Hán vụt hỏi :
– Nghệ Thường, cô từ đâu đến?
Nghệ Thường hỏi lại :
– Khi không sao anh lại hỏi như thế?
La Hán đáp :
– Không có sao cả, hỏi thế thôi.
Nghệ Thường cười, quả thật, nụ cười nàng đẹp quá :
– Nếu tôi nói từ trên trời rớt xuống anh có tin không?
Đôi mắt La Hán lờ đờ :
– Nghệ Thường từ trên trời rớt xuống thật đó sao?
Nghệ Thường chu chu mỏ :
– Ừ, tin không?
Nàng đùa với hắn, nhưng hắn lại gật đầu, hắn vói giọng trang nghiêm :
– Tôi tin, vì Nghệ Thường vốn là tiên nữ.
Nghệ Thường hơi ngạc nhiên, nhưng rồi nàng bật cười :
– Như vậy thì anh cứ xem tôi là tiên nữ đi. Anh có chuyện thần thoại về Đổng Vĩnh không? Đổng Vĩnh đã không gặp “Thất Tiên Nương” đủ sao? Tôi là “Bát Tiên Nương” đây.
La Hán không cười, làm như hắn đang nghe một chuyện thật.
Ngay lúc đó, Nghệ Thường vùng biến sắc, nàng cúi gầm mặt xuống.
Nhưng La Hán không để ý, hắn hỏi :
– Nghệ Thường đến Trường An có chuyện gì?
Nghệ Thường vẫn cúi mặt :
– Không có chuyện chi, đi chơi thế thôi.
La Hán hỏi :
– Trường An có chỗ vui lắm à?
Nghệ Thường vẫn không ngóc đầu lên, giọng nàng cũng thật nhỏ :
– Nhiều chỗ vui lắm, như “A Phòng cung, Vĩnh Ương cung, Kha Nguyên tự, Bá Tiên am, Đại Nhạn tháp, mộ Tần Thủy Hoàng”… nhiều lắm, nhiều nơi thắng cảnh không kể siết.
La Hán nghe có tiếng bước chân phía sau, nhưng hắn không để ý.
Đường thì tự nhiên có người đi, chuyện đó không có gì là lạ.
Hắn nói :
– Nếu có thì giờ, tôi cũng muốn đến các nơi thử xem, chưa bao giờ đến Trường An, nay có dịp như thế này không đi cho biết cũng uổng.
Có một giọng cười trong trẻo phía bên sau :
– Đúng rồi, đến Trường An mà không đi dạo là phí, nhất là đi mà có người đẹp kề bên, dạo khắp dnah lam thắng cảnh, nói nói cười cười với nhau, đúng là chuyện mà khiến cho bất cứ ai cũng mơ mà không được đấy.
La Hán hơi sửng sốt, hắn quya đầu nhìn lại.
Một cặp thanh niên nam nữ đều mặc áo trắng đang đứng sau lưng hắn.
Người con gái độ lớn hơn Nghệ Thường chừng vài ba tuổi, người thanh niên trạc khoảng hăm mấy ba mươi.
La Hán vừa quay lại chưa kịp nói gì thì người con gái áo trắng đã kêu lên :
– Chà, thật là tuấn tú, Bát sư muội “kiếm” được bao giờ mà không cho ai hay hết vậy?
Nghệ Thường đứng lên, mặt nàng lạnh băng băng :
– Nhị sư ca, Thất sư thư!
Cô gái áo trắng cười hăn hắc :
– Ái chà, Bát sư muội vẫn còn nhận được Nhị sư ca và Thất sư thư nữa sao, thật là chuyệ khó được lắm đó nghe!
La Hán đứng lên :
– Nghệ Thường, họ là ai thế!
Cô gái áo trắng ném tia mắt tinh tứ vào mặt hắn :
– Ủa, Bát sư muội chưa cho “người ta” biết sư muội là người của “Bạch Liên giáo” hay sao?
La Hán nhìn trân Nghệ Thường :
– Nghệ Thường, cô là người của Bạch Liên giáo?
Nghệ Thường lặng lẽ gật đầu.
La Hán chớp mắt và thình lình hắn quay mặt bỏ đi một nước không quay mặt lai.
Nghệ Thường đứng lặng không nói tiếng nào, nàng nhìn theo La Hán cho đến khi hắn khuất vào ngõ quanh, mặt nàng không lộ một chút gì nhưng nước mắt nàng vụt ứa ra…