Trong gian phòng xá phát ra tiếng tỳ bà réo rắt làm ngây ngất cả mọi vật chung quanh gian phòng xá đó. Người ngồi khảy đàn tỳ bà chẳng phải ai xa lạ, chính là Di Tuyết Cầm. Mặc dù nàng đã thấy Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung cùng Tịnh Sỹ Nhân bước về phía mình nhưng vẫn không ngừng khảy đàn để nghinh tiếp. Nàng vẫn chú tâm vào từng phím đàn mà khảy.
Âm vực của tiếng đàn tỳ bà làm cho những khóm hoa quanh gian phòng xá truyền thêm sức sống, mà khiến những nụ hoa đúng ra chưa đến thời khắc khoe hương, khoe sắc đã vội vã nở, tiếng tỳ bà của Di Tuyết Cầm như khiến chúng bừng tỉnh, và giật mình kịp nghĩ đến phận hoa của mình mà vội vã nở ra.
Khi Tịnh Sỹ Nhân và Quan Sử Chung đã bước đến ngoài mái hiên gian phòng xá thì tiếng dồn dập hẳn lên. Những khóm hoa bị chi phối bởi tiếng đàn đó mà trở nên xao động, đung đưa những tưởng chúng đang làm một cuộc lột xác để có thể nhảy múa với tiếng đàn tỳ bà.
Chợt tiếng đàn ngưng bặt, rồi liền sau sự ngưng bặt đó là một âm thanh chát chúa nghe nhức cả thính nhĩ. Âm thanh của tiếng đàn tỳ bà chẳng khác nào làn kiếm khí vô tình, khiến cho tất cả những khóm hoa đang đua nở đồng loạt rụng hoa, gãy cành, xơ xác hẳn ra. Khung cảnh mới đây còn rực rỡ thì giờ đã biến sang trạng thái xác xơ, thê thảm.
Di Tuyết Cầm ngưng đàn nhìn Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung và Tịnh Sỹ Nhân.
Nàng khẽ gật đầu với Tịnh Sỹ Nhân.
Y cúi đầu đáp lễ rồi lui bước.
Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung nhìn Di Tuyết Cầm. Bộ xiêm y màu lam có đính những viên dạ minh châu lấp lánh, phản chiếu ánh sắc từ những vì sao đêm trông thật rực rỡ.
Di Tuyết Cầm đặt cây đàn tỳ bà xuống chiếc bàn bằng đá hoa cương rồi đứng lên. Nàng điểm nụ cười mỉm với Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung:
– Các hạ là Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung?
– Nếu tại hạ nói tại hạ là Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung không biết cô nương có tin không?
Chân tướng lẫn diện dung của các hạ đủ cho bổn cô nương tin ngươi là Đoạn Kiếm Thù.
– Thế sao cô nương còn hỏi?
– Hỏi để xác định có đúng không. Nếu không đúng Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung, bổn cô nương sẽ cho người đuổi đi.
– Nếu đúng là Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung thì sao?
Di Tuyết Cầm chắp tay sau lưng, nhìn Quan Sử Chung từ đầu đến chân. Nàng vừa nhìn vừa ôn nhu nói:
– Nếu là Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung thì bổn cô nương sẽ cho một lời cảnh báo.
Đôi chân mày của Quan Sử Chung nhướng cao hết cỡ những tưởng hai con ngươi của y chực lọt ra ngoài hốc mắt. Y nhếch môi nói:
– Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng. Thế cô nương định cảnh báo ta điều gì nào?
– Đạo Vương Khắc Vị Phong chưa đến cái số phải chết. Chỉ khi nào bổn cô nương phán y chết thì mọi người mới lấy mạng y.
– Kể cả Quan mỗ cũng phải chấp nhận lời cảnh báo đó?
– Không sai. Bất cứ ai cũng đều phải chấp nhận lời cảnh báo của bổn cô nương.
– Vậy nếu như tại hạ không chấp nhận lời cảnh báo của cô nương thì sao?
Di Tuyết Cầm nghiêm giọng nói:
– Các hạ muốn thử bản lĩnh của mình à?
– Nếu có thể được.
– Vậy hãy nhìn những khóm hoa quanh gian phòng xá này.
Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung nhạt nhẽo đáp lời Di Tuyết Cầm:
– Tại hạ là một sát thủ vô tâm chứ không phải là những cánh hoa chỉ biết khoe sắc khoe hương. Với lại tại hạ đã tiếp nhận chức phận đưa cái mạng của Đạo vương về cho Vạn Xuân trang chủ Hoàng Khởi Nguyên.
Nàng điểm nụ cười mỉm, từ tốn nói:
– Quan các hạ vì pho tượng mỹ nữ hơn vì cái mạng mình à?
– Quan Sử Chung thích người đẹp bất tử.
– Cái gì bất tử là cái đó không có hồn. Sao các hạ lại có thể đắm đuối cái vô hồn đó chứ?
– Đa tạ cô nương đã chỉ giáo, nhưng rất tiếc tại hạ thích cái vô hồn. Bởi nó rất thật mà không hề có sự phản bội hay gian trá so với những thứ có hồn. Nếu như mỹ nhân có hồn thì tại hạ không màng đến.
– Một cách suy nghĩ, và cũng là một cách sống của các hạ. Nhưng lần diện kiến này, bổn cô nương không phải để đàm đạo với các hạ về những gì các hạ vừa nói. Mà muốn cho các hạ biết, nếu các hạ có thể thị uy trước mặt quần hào, đoạt lấy yết thị, thì cũng nên nể mặt ta một chút.
Đôi chân mày Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung nhíu lại:
– Nể mặt cô nương. Thế cô nương sẽ làm gì cho tại hạ nể mặt đây?
– Làm gì ư?
Nàng vừa nói vừa lắc vai lướt thẳng đến Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung. Đôi ngọc thủ của Di Tuyết Cầm liên tục vỗ ra mười đạo chưởng công thẳng vào Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung phản ứng cực kỳ nhanh, nhưng cũng chỉ có thể đỡ được ba thế chưởng của Di Tuyết Cầm, còn ba thế chưởng còn lại nhứt nhứt đều công trúng vào tử huyệt của gã.
Tuyết Cầm thu hồi chưởng ngọc mà Quan Sử Chung vẫn chưa hết sửng sốt trước thế công liên hoàn và đầy uy lực của nàng. Mặc dù bị công trúng bảy thế chưởng nhưng tuyệt nhiên chẳng hề bị trọng thương, bởi Tuyết Cầm không dụng đến nội lực, ngoài ba chưởng đầu tiên. Bấy nhiêu đó đủ để cho Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung biết nàng có thể phát tác nội lực theo ý của mình. Phàm những người có thể tùy nghi phát tác nội lực thì võ công đã đạt tới cảnh giới xuất quỷ nhập thần, lư hỏa thuần nhanh.
Di Tuyết Cầm thu hồi chưởng ảnh chắp tay sau lưng nhìn Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung:
– Các hạ đã nhận biết rồi chứ?
– Đã nhận biết… thế sao cô nương không lấy mạng Sử Chung này?
Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung buông tiếng thở dài, rồi nói:
– Đến Dương Châu lần này, tại hạ chẳng được lợi ích gì. Đành phải thèm thuồng nhìn mỹ nữ bất tử.
– Bổn cô nương sẽ cho các hạ một cơ hội có được mỹ nữ bất tử.
– Cơ hội gì?
– Tịnh Sỹ Nhân nói Đoạn Kiếm Thù ngoài võ công tuyệt phàm còn có thể lần ra dấu vết của bất cứ người nào.
Đôi chân mày của Quan Sử Chung nhíu lại:
– Cô nương muốn tại hạ lần ra dấu vết của Đạo Vương Khắc Vị Phong?
Di Tuyết Cầm lắc đầu:
– Không… Đạo vương chẳng cần tìm dấu vết làm gì. Y đã lộ chân tướng rồi. Ta cần các hạ tìm ra dấu một người khác.
Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung nghiêm mặt, nhạt nhẽo nói:
– Cô nương muốn tìm ai nào?
Nàng từ tốn nói:
– Các hạ hãy vào đây.
Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung bước vào trong gian phòng xá. Di Tuyết Cầm lấy cây đàn tỳ bà. Nàng lật ngược cây đàn để Quan Sử Chung xem qua đáy cây đàn tỳ bà. Rồi vận công xóa ngay dòng chữ đó đi.
Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung chau mày:
– Cô nương trả cho tại hạ như thế nào?
– Một cái giá mà bất cứ người nào cũng thèm muốn.
Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung ve cằm nhìn Di Tuyết Cầm từ tốn nói:
– Tại hạ sẽ không làm cô nương thất vọng.
– Bổn cô nương cũng không mình sẽ được cái gì. Thất vọng hay hy vọng đều tùy ở các hạ.
– Nếu cô nương có niềm tin nơi tại hạ thì sẽ không đến nỗi thất vọng đâu. Hãy tin vào lời nói này của tại hạ.
– Mời các hạ đến đây, nếu tôi không tin làm sao được.
Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung gật đầu rồi ôm quyền từ tốn nói:
– Tại hạ cáo từ.
Nàng cũng ôm quyền đáp lễ:
– Hẹn tái kiến.
Chờ Đoạn Kiếm Thù Quan Sử Chung đi rồi, dung diện của Di Tuyết Cầm mới lộ rõ sự khinh miệt. Nàng nhẩm nói:
– Không biết ta có nên tin vào hạng người như ngươi không?
Nàng lia mắt nhìn qua khung cảnh xơ xác chung quanh gian phòng xá rồi mới rời khỏi nó. Rời gian phòng xá, Di Tuyết Cầm bước vào tòa biệt lầu gần đó. Khi nàng vào thư phòng thì nhận ra trên bàn có một đóa hoa hồng thật tươi. Đôi chân mày lá liễu, vòng nguyệt của Di Tuyết Cầm thoạt nhíu lại.
Chưa từng bao giờ có một cánh hoa trong biệt phòng của nàng, bởi vì nàng đâu phải là người yêu hoa. Đây lại là một cánh hồng đỏ ối, mặc dù nó đẹp nhưng vẫn có những chiếc gai nhỏ chực chờ, có thể làm tổn thương làn da trắng mịn như bông bưởi của nàng.
Di Tuyết Cầm bước lại bên chiếc bàn đá, ngắm nhìn hoa hồng. Nàng mỉm nụ cười mỉm. Nhón hai ngón tay cẩn thận cầm lấy cánh hoa hồng rồi thả bước đến giang Hoàng Phi sảnh. Trong gian Hoàng Phi sảnh là một bồn nước khá rộng, đã tẩm hương tỏa mùi thơm ngào ngạt.
Tự trút bỏ trang phục, phơi ra những đường cong tuyệt mỹ, và cân đối đến mức hoàn hảo, chẳng một chút nào khiếm khuyết. Vóc dáng của Di Tuyết Cầm đúng là một tòa thiên nhiên được kiến tạo hoàn mỹ đến độ không thể tìm ra một nét khiếm khuyết nào, mặc dù nàng đã ở tuổi tam tuần. Phàm nữ nhân có vẻ đẹp đến độ chín muồi và hoàn hảo thì lại có đặng vẻ đẹp ở cái tuổi ngoài tam tuần. Nàng trông tợ như quả chín mọng, chực chờ tưới mật với bất cứ một sự đụng chạm nào. Một trái chín mà bất cứ người nào thấy qua cũng phải thèm thuồng, bất kể kẻ đó là ai, cùng giới tính với nàng hay khác giới tính. Tất cả sẽ hẳn phải ngây ngất với vẻ đẹp của quả chín tươm mật đó.
Nàng trầm mình xuống bồn nước tẩm hoa.
Một lớp nước đọng trên làn da trắng của nàng, để rồi kết lại những giọt tinh khiết phản chiếu ánh sáng từ những chiếc giá bạch lạp, tạo thành một lớp ngọc lung linh kỳ ảo trên da thịt nàng.
Có lẽ bất kỳ một gã họa nhân nào tồn tại trên đời này, nếu được chứng kiến cảnh nàng trong bồn tắm nước, không thể nào cầm bút mà họa được. Bởi họ đâu đủ tâm tưởng để phát thảo họa pháp trước cảnh đẹp mê hồn mà bất cứ gã thi nhân nào cũng không thể có được một tứ thơ hay trong hoàn cảnh này. Họ đâu còn được chút thần thức trước vẻ đẹp như giấc mộng liêu trai mà nằm mơ cũng chẳng thể nào tưởng tượng ra.
Ngâm mình trong bồn nước tẩm hương hoa, nhưng Di Tuyết Cầm không để cho nước bắn vào những cánh hồng mỏng manh. Nàng ngắm đóa hồng điểm nụ cười mỉm.
Nàng nghe tiếng động sau lưng mình, nhưng không quay lại, mà từ tốn nói:
– Đóa hoa hồng của Khắc công tử khiến Di Tuyết Cầm không thể dừng tay kỳ rửa thân thể mình.
Vị Phong đứng ngay bên bồn nước khoanh tay trước ngực, vẻ mặt chàng rất dửng dưng trước khung cảnh liêu trai như thế này.
Vị Phong ôn nhu nói:
– Quận chúa có thấy cánh hoa hồng của tại hạ thế nào. Có đẹp không?
– Rất đẹp, nhưng tay phải ngại những chiếc gai nhọn của nó.
– Những chiếc gai nhọn đó đâm vào da thịt nhức nhối lắm, quận chúa cẩn thận đó.
Nàng cười khảy, nhưng vẫn không quay lưng lại đối mặt với Vị Phong. Cứ như nàng còn chút e dè với sự lõa thể của mình hay chỉ muốn cho Vị Phong chiêm ngưỡng bờ lưng cùng đôi bờ vai nõn nà của mình thôi. Nàng từ tốn nói:
– Khắc công tử biết hoa hồng có gai, sao vẫn đem nó tặng cho Di Tuyết Cầm?
– Tại vì Khắc Vị Phong không thấy trên đời này có đóa hoa nào khả dĩ sánh với quận chúa ngoài loài hoa hồng. Nó vừa đẹp…
Nàng cướp lời Vị Phong:
– Vừa có gai. Mà gai của nó thì đâm rất đau. Đúng không nào?
– Sự thông minh của quận chúa, tại hạ chỉ còn biết ngưỡng mộ.
Nàng ghim cánh hoa hồng lên bồn nước rồi nói:
– Ngắm một đóa hoa hồng, thì phải ngắm tất cả mọi mặt của nó hay chỉ ngắm một phía thôi?
– Tất nhiên phảm ngắm nó trong mọi tình cảnh, mọi phía, mọi góc, nhưng cuối cùng nó vẫn là đóa hoa hồng.
Vị Phong vừa dứt lời thì Di Tuyết Cầm từ từ quay lại đối diện với chàng. Nàng điểm nụ cười mỉm rồi nói:
– Cánh hoa trước mặt công tử có đẹp không?
– Không có đóa hoa nào đẹp hơn nữa.
– Nữ nhân rất thích nghe những lời nói này đó. Hóa ra Đạo vương Khắc Vị Phong cũng biết những lời nói lấy lòng mỹ nhân.
Mặc dù Di Tuyết Cầm đã quay lại đối nhãn với chàng. Dưới làn nước trong như mặt gương, lấp lửng đôi nhũ hoa căng tròn của nàng ẩn hiện nhưng Khắc Vị Phong vẫn không rời mắt qua nơi khác để tránh nó.
Tuyết Cầm chẳng có chút e thẹn gì khi để phơi sự lõa lồ của mình trước Khắc Vị Phong. Nàng vẫn ngâm mình trong bồn nước, và dùng tay khoát nước lên người mình. Động tác của nàng chẳng có chút nguợng ngùng mà ngược lại như còn muốn tạo ra một hình ảnh khác qua những cử động của mình. Những thao tác đó gợi cảm đầy chất dục tình, để kẻ đối diện phải động lòng.
Nàng ngưng khoát nước, nhìn Khắc Vị Phong, ôn nhu nói:
– Tuyết Cầm cứ ngỡ Khắc Vị Phong công tử chỉ biết trốn Tuyết Cầm thôi chứ. Không ngờ Khắc công tử lại rất có dũng lược. Tự dấn thân vào biệt lâu của Di quận chúa, còn dửng dưng ngắm nhìn Tuyết Cầm tắm rửa. Không biết Khắc Vị Phong có được mấy cái mạng nhỉ?
Khắc Vị Phong vẫn khoanh tay trước ngực nhìn nàng, từ tốn đáp lời:
– Khắc Vị Phong chỉ co mỗi một cái mạng thôi. Nhưng khốn nỗi cái mạng đó đã được người ta đặt dưới ngọn đao của gã đao thủ nào đó, chực chờ tước đi rồi. Nếu có mất thì chỉ mất thêm một cái mạng đã treo án thôi.
Nàng mỉm cười:
– Thế Khắc công tử không ngại khi đột nhập vào đây chiêm ngưỡng Tuyết Cầm tắm à?
Đôi chân mày rậm của Khắc Vị Phong nhíu lại:
– Còn gì phải ngại nữa?
Chân diện Tuyết Cầm sa sầm. Nàng nói:
– Sao lại không ngại? Phàm một gã nam nhân chỉ đụng vào người nữ nhân đã xúc phạm tiết hạnh người đó rồi. Còn Khắc công tử thì lại gói gọn thân thể của Di Tuyết Cầm trong hai con ngươi mình. Công tử đã xúc phạm tiết hạnh của Di Tuyết Cầm rồi đó.
Nàng vừa nói dứt câu thì Khắc Vị Phong bất ngờ cười thành tiếng.
Nghe tiếng cười của chàng, đôi chân mày lá liễu của nàng thoạt nhíu lại:
– Khắc công tử nghĩ gì mà cười?
– Quận chúa không cho tại hạ cười… nhưng tại hạ không thể nhịn cười được…
– Vì cái gì khiến Khắc công tử không thể nhịn cười được?
Khắc Vị Phong lưỡng lự, rồi ngập ngừng nói:
– Lần trước tại hạ đột nhập vào Vọng Nguyệt lầu, còn thấy một hoạt cảnh hơn thế này nữa.
Đôi lưỡng quyền của nàng ửng hồng. Di Tuyết Cầm đưa tay lên rút cành trâm trên mái tóc mình. Nàng từ tốn hỏi:
– Khắc công tử thấy hoạt cảnh gì trong Vọng Nguyệt lầu?
Di Tuyết Cầm vừa nói vừa vuốt cành trâm qua hai ngón tay. Nàng vuốt cành trâm như vuốt một lưỡi kiếm.
Khắc Vị Phong gượng nói:
– Tại hạ sực nhớ lại hoạt cảnh đó mà ước ao được như Thượng Quan Đại Phu tiên sinh. Nhưng nghĩ lại, mình chỉ là một Đạo vương đâu thể sánh bằng với bậc kỳ tài như Thượng Quan Đại Phu mà phải cười đó thôi. Đom đóm đâu thể bì với nhật nguyệt.
Chàng nói dứt câu, Di Tuyết Cầm phá lên cười khanh khách. Tiếng cười của nàng khiến nước trong bồn xao động làm thành những gợn sóng li ti vỗ vào thể pháp nàng.
Di Tuyết Cầm cắt ngang tràng tiếu ngạo, từ tốn nói:
– Công tử nói khéo lắm.
Nàng nhìn vào mắt Khắc Vị Phong:
– Lời nói vừa rồi của Khắc công tử hẳn khởi phát từ cành trâm trong tay Di Tuyết Cầm.
Khắc Vị Phong nhìn nàng:
– Nếu lời nói vừa rồi khởi phát thật từ ý niệm trong đầu của Khắc Vị Phong thì sao?
Tuyết Cầm nghiêm giọng nói:
– Nếu lời nói vừa rồi khởi phát từ tâm tưởng của Khắc công tử thì hãy bước vào bồn nước này.
Khắc Vị Phong thoạt lộ vẻ bối rối với lời nói của Di Tuyết Cầm. Chàng toan mở lời thì nàng đã gằn giọng nói:
– Đừng nói với ta những lời khách khí, ví như sợ mạo phạm Di Quận chúa.
– Quận chúa nói đúng… phàm những người như Khắc Vị Phong thấy cảnh quận chúa đang lõa thể ngâm mình trong bồn nước, và còn được quận chúa cho phép bước vào tắm chung thì đúng là được ban đại ân, đại phúc, thích thú biết chừng nào. Thích thú như mình gặp một báu vật vô giá trên đời, nhưng…
Đôi chân mày nàng nhíu lại:
– Nhưng thế nào?
Vị Phong thả lửng hai tay buông xuống theo thân người rồi nói:
– Khắc Vị Phong không thể làm ướt bộ trang phục này. Bởi Khắc Vị Phong đang bị coi là kẻ giết Diệp Diệp. Nói cách nào đó, Khắc Vị Phong là kẻ đang bị truy sát, chẳng lẽ lại để bộ trang phục ướt sũng chạy rong khắp Dương Châu.
– Khắc Vị Phong công tử có thể trút bỏ y phục được mà.
Chàng mở to đôi mắt hết cỡ nhìn nàng, miễn cưỡng hỏi lại:
– Quận chúa bảo tại hạ trút bỏ trang phục?
– Nếu không muốn ướt nó.
Khắc Vị Phong xuýt xoa nói:
– Đây đúng là đặc ân đại hỷ của Khắc Vị Phong… nhưng nếu…
– Thượng Quan Đại Phu tiên sinh không đến đây nếu chưa có ý của Di Tuyết Cầm.
Khắc Vị Phong quệt lỗ mũi rồi nói:
– Khắc Vị Phong là nam châm, cùng với quận chúa ngâm mình trong bồn nước lại không có một mảnh vải che thân. Nếu không khéo, quận chúa sẽ bị thiệt thòi đó.
Nàng nhếch môi mỉm cười rồi nói:
– Ước muốn của Khắc Vị Phong được như Thượng Quan Đại Phu tiên sinh kia mà.
– Quận chúa đã nói thế rồi, Khắc Vị Phong không thể nào từ chối được nữa.
Nói dứt câu, chàng tự trút bỏ y phục mình, trần truồng như nhộng rồi bước luôn vào bồn nước ngâm mình chung với Di Tuyết Cầm. Hai người đối mặt với nhau.
Di Tuyết Cầm mỉm cưới với Khắc Vị Phong. Nàng ôn nhu nói:
– Ta cùng với Vị Phong ngâm mình trong một bồn nước, trong một tình huống chẳng có mảnh vải nào trên người. Với một nam nhân đầy sức sống như công tử… hành động kế tiếp của Khắc Vị Phong là gì?
Khắc Vị Phong nhìn thẳng vào mắt Di Tuyết Cầm, ôn nhu nói:
– Quận chúa có một tấm thân tuyệt mỹ mà bất cứ một gã nam nhân nào cũng muốn chiếm hữu. Theo lẽ bình thường, Vị Phong phải vồn vã, vồ tới thân thể của Di quận chú mà chiếm hữu nó bằng những hành vi đầy nhục tình để tìm khoái cảm. Nhưng rất tiếc Khắc Vị Phong không phải là hạng nam nhân như vậy.
– Tại sao?
– Nếu Khắc Vị Phong làm như vậy, không chừng mình lại biến thành gã băng hoại lần thứ hai.
– Dù sao cũng là kẻ băng hoại rồi.
Lời nói của nàng vừa ôn nhu vừa tiềm ẩn trong đó có sự khe khắt và pha trộn sự khích lệ đối với chàng.
Khắc Vị Phong lắc đầu:
– Khắc Vị Phong đang cố minh chứng mình không phải là kẻ băng hoại.
– Công tử chưa minh chứng được thì cứ cho mình là kẻ băng hoại đi. Ở đây chỉ có Tuyết Cầm và công tử.
Khắc Vị Phong gật đầu:
– Quận chúa nói cũng rất đúng… tại hạ nên nghĩ mình đang là kẻ băng hoại và bỉ ổi. Bởi dù sao mọi người cũng đã cho Khắc Vị Phong là kẻ băng hoại và bỉ ổi rồi. Nhưng có một điều, Khắc Vị Phong không thể chiếm hữu thể xác của Tuyết Cầm quận chúa được.
– Vì sao?
Chàng lắc đầu:
– Khắc Vị Phong sợ những chiếc gai của cánh hồng đâm nhức nhối lắm.
Nàng phá lên cười khanh khách khiến thân thể nàng rung theo tiếng cười đó tạo ra những gợn sóng li ti lan qua Khắc Vị Phong. Chàng im lặng nhìn Tuyết Cầm cất tràng tiếu ngạo mà tuyệt nhiên không nói tiếng nào.
Tuyết Cầm cười thích thú với lời nói của Khắc Vị Phong. Tuyết Cầm nói:
– Khắc công tử sợ những chiếc gai của cánh hồng đâm nhức nhối.
Khắc Vị Phong gật đầu:
– Quận chúa còn sợ đừng nói gì đến Khắc Vị Phong.
– Công tử ví Di Tuyết Cầm như cánh hoa hồng.
Vị Phong im lặng không đáp lời nàng.
Tuyết Cầm nói:
– Hoa đẹp là những loài hoa có gai.
Khắc Vị Phong vuốt râu khi nàng vừa dứt lời:
– Khắc Vị Phong biết điều đó, nên đối với những loài hoa đẹp, tốt nhất là nên đứng xa ngắm nhìn chứ đừng đặt tay đến nó. Chạm đến nó rất dễ bị tổn thương.
– Bất cứ nam nhân nào cũng sở hữu hoa đẹp chứ không thích sở hữu một cánh hoa tàn và xấu xí.
– Lẽ thường tình là như vậy… nhưng còn tùy và sở thích của từng người nữa.
– Thế cánh hoa Tần Á Mỵ có đẹp với Khắc công tử không?
Chân diện Vị Phong ửng đỏ và nóng bừng lên. Lời nói này của Di Tuyết Cầm khiến chàng phải sượng sùng và ngượng ngùng. Khắc Vị Phong miễn cưỡng nói:
– Đôi lúc trái tim cũng có cách đánh lừa khối óc.
– Công tử đã thú nhận.
– Có sao Vị Phong nói vậy, chẳng có gì dấu quận chúa.
Nàng điểm nụ cười mỉm rồi nói:
– Xem ra Khắc Vị Phong đến biệt lầu của Di Tuyết Cầm lần này rất tự tin. Không một chút e dè, hay hoài nghi và lo lắng như lần trước chúng ta gặp nhau. Cái gì đã khiến công tử tự tin như vậy?
– Khi người ta bị dồn đến chỗ chết thì luôn có tham vọng sống. Chính tham vọng sống đó tạo ra sự tự tin nơi Khắc Vị Phong. Nếu không tự tin, Khắc Vị Phong chết quách cho rồi.
Nàng gật đầu:
– Có bản lĩnh của một nam tử hán mới nghiệm ra điều đó.
Khắc Vị Phong ôm quyền, từ tốn nói:
– Quận chúa quá khen. Nếu như Khắc Vị Phong có bản lĩnh của một nam tử hán thì đâu đến nỗi là Đạo vương bị người ta tróc nã chẳng còn sinh lộ.
– Ai cũng có số phận cả. Nếu công tử không có bản lĩnh thì hẳn đã chết lâu rồi.
Nàng hơi ngả người ra sau. Một động tác đáng ra nàng không nên làm trước mặt một gã nam nhân đang đến tuổi sung mãn như Khắc Vị Phong, nhưng nàng vẫn không màng đến điều đó. Đôi nhũ hoa căng tròn như hai quả đồi trồi lên khỏi mặt nước. Đôi nhũ hoa căng cứng và tròn trịa kia đập ngay vào hai con ngươi của Khắc Vị Phong.
Nàng mỉm cười với chàng rồi trở về tư thế cũ. Hai tay vẫn nhẹ nhàng khoát nước rưới lên vai mình.
Di Tuyết Cầm nói:
– Khắc Vị Phong Đạo vương đột nhập vào biệt lầu của Di Tuyết Cầm không sợ Tuyết Cầm à?
Khắc Vị Phong lắc đầu:
– Không…
Đôi chân mày nàng nhíu lại:
– Tuyết Cầm có thể giết công tử hoặc dẫn giải công tử đến nha môn. Nếu không thì cũng đưa cho Vạn Xuân trang chủ trừng trị.
– Khắc Vị Phong không sợ điều đó.
– Tại sao lại không sợ?
– Quận chúa sẽ không giết Khắc Vị Phong… bởi lẽ trong tay Vị Phong còn có thứ quận chúa cần. Quận chúa sẽ không dẫn giải Khắc Vị Phong đến nha môn, bởi lẽ trước công đường, Khắc Vị Phong sẽ huỵch toẹt tất cả những gì mình thấy trong Vọng Nguyệt lầu. Cho dù thiên hạ có nghi ngờ lời nói của Khắc Vị Phong nhưng tất nhiên cũng sẽ đàm tiếu, mà bàn tán xôn xao. Hôm nay người ta không tin nhưng rồi một ngày nào đó sẽ có người nói. Chuyện đó cũng có thể xảy ra. Quận chúa lẫn Thượng Quan Đại Phu kỳ nhân hẳn không muốn nghe những lời đàm tiếu đó.
Đôi chân mày của nàng nhíu lại biểu lộ thái độ bất mãn. Tuyết Cầm nghiêm giọng hỏi:
– Thế công tử có định đi rêu rao chuyện mình đã chứng kiến trong Vọng Nguyệt lầu cho mọi người biết không?
– Tại hạ không là kẻ xấu mồm xấu miệng. Nhưng nếu bị đưa ra trước công đường, bắt buộc Khắc Vị Phong phải nói. Huống chi Thượng Quan Đại Phu tiên sinh đã phái Tịnh Sỹ Nhân đến Hoàn Mai trang giết năm vị nghĩa đệ của Khắc Vị Phong.
Khắc Vị Phong buông tiếng thở dài, nói tiếp:
– Cứ xem như chuyện của quận chúa và Thượng Quan Đại Phu, Khắc Vị Phong không thấy và không biết, nhưng món nợ mà Thượng Quan Đại Phu đã vay mượn của Hoàn Mai trang, không biết Thượng Quan Đại Phu tiên sinh sẽ phải trả như thế nào?
Mặt Tuyết Cầm sa sầm:
– Có chuyện đó à?
– Quận chúa không biết ư?
– Đúng là Tuyết Cầm không biết. Có thể Thượng Quan Đại Phu tiên sinh sợ danh tiếng của mình ô uế mà phải dụng hạ sách đó.
– Nếu sợ danh tiếng ô uế thì đừng làm. Nếu đã làm thì phải nhận lãnh hậu quả việc làm của mình. Có như vậy mới đáng mặt đại trượng phu đứng trong trời đất. Còn Thượng Quan Đại Phu… đã không dám nhận lãnh việc mình làm còn bày thêm ra một tội ác mới. Vị Phong thử hỏi quận chúa, những nghĩa đệ của Vị Phong, là những con người khốn nạn, tội nghiệp, đã chịu biết bao nhiêu sự đọa đày của thiên hạ… sao còn buộc họ phải chết thê thảm như vậy chứ?
Vẻ sững sờ hiện lên trên mặt của Tuyết Cầm. Nàng buông tiếng thở dài:
– Tuyết Cầm cũng chỉ biết chia buồn với công tử.
Chàng nhếch môi lắc đầu:
– Một lời chia buồn của quận chúa không giúp những hàn vị khốn cùng nhỏ nhoi kia có lại được sự sống. Và cả Thượng Quan Đại Phu có tấm bia vàng cũng chỉ là hành vi tự tôn danh tiếng của mình.
Chàng hừ nhạt rồi nói tiếp:
– Tất cả những hành vi Thượng Quan Đại Phu tiên sinh đã làm đều chôn vùi danh phận và nhân cách của y trong mắt Khắc Vị Phong.
Đôi chân mày Di Tuyết Cầm nhíu lại. Nàng nghiêm giọng nói:
– Khắc Vị Phong Đạo vương không tìm đến nguyệt lầu của Tuyết Cầm chỉ để phán ra những lời nói luận tội Thượng Quan Đại Phu?
Chàng gật đầu:
– Quận chúa nói đúng. Khắc Vị Phong tìm đến quận chúa không phải để luận tội vị kỳ nhân Trung Thổ. Luận tội lão có ích gì. Luận tội lão đâu thể lấy lại sự công bằng cho những người đã chết.
Tuyết Cầm nghiêm giọng hỏi:
– Vậy Khắc Vị Phong Đạo vương tìm đến biệt lâu của Tuyết Cầm vì cái gì?
Chàng nhìn vào mắt nàng:
– Khắc Vị Phong muốn rời Dương Châu.
Nàng mở to mắt hết cỡ nhìn chàng:
– Rời Dương Châu?
Khắc Vị Phong gật đầu:
– Đúng. Và người đưa Khắc Vị Phong rời Dương Châu chính là Di quận chúa.
Nàng càng sững sờ hơn bởi câu nói của chàng. Chỉ tay vào ngực mình, Di Tuyết Cầm nghiêm giọng hỏi lại:
– Tuyết Cầm sẽ đưa công tử rời Dương Châu?
– Không sai.
– Thật là nực cười.
– Quận chúa không có ý đưa tại hạ rời Dương Châu à?
– Chẳng lẽ Đạo Vương có thể xâm nhập vào bất cứ nơi nào kiên cố nhất, nghiêm nhặt nhất mà không rời khỏi Dương Châu được ư?
– Nếu tại hạ muốn rời Dương Châu quả dễ dàng. Nhưng…
Khắc Vị Phong bỏ lửng câu nói nhìn nàng. Chàng lưỡng lự một lúc rồi nói:
– Tại hạ còn một món hàng phải đưa đi.
– Có thể nói cho Tuyết Cầm biết món hàng đó là gì không?
Khắc Vị Phong nhìn nàng rồi nói:
– Khắc Vị Phong còn hai người nữa phải rời Dương Châu, một là nghĩa muội, hai là nghĩa đệ. Họ không thể ở lại đây.
Đôi chân mày Tuyết Cầm nheo lại. Nàng nghiêm giọng hỏi:
– Bản thân Khắc Vị Phong Đạo vương còn là người bị tróc nã, sao còn gánh thêm nghĩa muội và nghĩa đệ?
– Rất đơn giản, không đáng để quận chúa tò mò.
– Càng đơn giản thì Tuyết Cầm càng tò mò đó.
– Vị Phong là đại ca của Tiểu Bạch và Đại Thử. Năm người đã chết bởi Thượng Quan Đại Phu, chẳng lẽ lại để thêm hai người nữa chết sao?
Chàng buông tiếng thở dài:
– Quận chúa giúp Khắc Vị Phong chứ?
Nàng gắt giọng nói:
– Sao Khắc công tử lại tin ta?
Chàng lưỡng lự nhìn nàng rồi mạnh dạn nói:
– Khắc Vị Phong còn những thứ quận chúa cần.
– Những thứ đó có thể giải oan được cho công tử mà.
– Nghĩa muội và nghĩa đệ quan trọng hơn số phận nghiệt ngã mà Khắc Vị Phong đang khoác trên người mình.
Nàng cau mày:
– Nếu ta đưa công tử và hai người kia rời Dương Châu rồi… công tử lật lọng thì sao?
– Quận chúa có thể dùng một biện pháp nào đó khắc chế Khắc Vị Phong.
– Công tử khẳng khái như vậy à?
Khắc Vị Phong nghiêm giọng nói:
– Tại hạ chấp nhận số phận mình.
Nàng mỉm cười rồi nói:
– Ngay bây giờ bổn quận chúa cũng có thể dụng cực hình, buộc Khắc Vị Phong công tử phải nói ra nơi cất giấu bức da dê và Ngọc Kỳ Lân mà chẳng tốn chút công sức nào phải làm người đồng lõa đưa Khắc Vị Phong cùng với nghĩa muội và nghĩa đệ.
– Quận chúa sẽ hoàn toàn thất vọng khi dụng hạ sách đó đối phó với Khắc Vị Phong.
– Cực hình của bổn quận chúa ví như những chiếc gai của cánh hồng làm cho công tử đau đớn và nhức nhối đó.
Chàng nhếch môi cười ruồi rồi ôn nhu nói:
– Nếu sợ cực hình thì Khắc Vị Phong đã không đến đây và cũng không đưa cánh hoa hồng đẹp nhất tặng cho quận chúa.
Chàng vừa nói dứt câu, Di Tuyết Cầm bất ngờ cách không điểm chỉ vào tịnh huyệt của Khắc Vị Phong. Chàng cứng người nhưng vẻ mặt rất dửng dưng. Vị Phong nói:
– Quận chúa không cần phải điểm huyệt Khắc Vị Phong. Trong tình cảnh này Khắc Vị Phong chẳng lẽ chạy thoát khỏi tay quận chúa sao? Với lại tại hạ không muốn đào tẩu khi chưa đạt được mục đích.
Nàng cau mày rồi gật đầu giải khai tịnh huyệt cho chàng. Vừa giải khai huyệt đạo cho Khắc Vị Phong, Di Tuyết Cầm vừa nói:
– Ta sợ công tử lại bỏ chạy. Mà công tử trốn rồi thì chẳng có ai tìm được.
Nàng vừa nói vừa từ từ đứng thẳng người lên khỏi mặt nước trong bồn.
Phần thượng đẳng với hai quả tuyết lê no tròn mọng chín đập thẳng vào mắt Khắc Vị Phong. Mặc dù phơi cả đôi gò bồng đảo căng tròn trước mặt chàng nhưng tuyệt nhiên Tuyết Cầm không có vẻ gì ngượng ngùng hay thẹn thùng.
Nàng như quá quen với sự hiện diện của một nam nhân trước sự lõa lồ của mình.
Tuyết Cầm nhìn Vị Phong:
– Ta thử xem sự chịu đựng của công tử thế nào.
– Khắc Vị Phong rất sẵn sàng.
– Nếu như công tử chịu không nổi thì hãy nói cho ta biết, những thứ công tử đã trộm được đang dấu ở đâu nhé.
– Khắc Vị Phong sẽ trao tận tay những thứ đó cho quận chúa khi đưa được nghĩa muội và nghĩa đệ rời khỏi Dương Châu.
– Khẩu khí cao ngạo. Niềm tin vững chắc nhưng không biết chịu đựng được bao lâu nữa.
Nàng nói rồi đưa cây trâm đến trước mặt Khắc Vị Phong:
– Chiếc gai hoa hồng này sẽ tạo ra cái cảm giác đau đớn đến tột cùng đó.
Khắc Vị Phong im lặng không đáp lời nàng nhưng mắt vẫn nhìn vào mũi trâm sáng loáng trên tay Tuyết Cầm. Chàng nhỏ giọng nói:
– Cây hồng nào cũng tạo ra sự đau đớn khi đâm vào da thịt người ta.
Lời còn đọng trên miệng thì Tuyết Cầm đã ghim mũi trâm vào đại huyệt bách hội của chàng. Khắc Vị Phong nhắm mắt lại.
Mũi châm của Di Tuyết Cầm từ từ cắm sâu vào đại huyệt Bách Hội của Khắc Vị Phong. Hai cánh môi của chàng mím chặt lại, cùng với những tiếng nghiến răng ken két. Khắc Vị Phong có cảm giác mũi sắt nóng bỏng đang thọc sâu vào tận đỉnh đầu mình, tạo ra nỗi đau đớn cực kỳ, khiến tâm thức chàng mụ mẫm với những âm thanh ù ù. Mặc dù ngâm mình trong bồn nước tẩm hương hoa nhưng mồ hôi vẫn tuôn ra ướt đẫm mặt Khắc Vị Phong.
Di Tuyết Cầm nói:
– Khắc Vị Phong Đạo vương… công tử đang chịu đựng sự đau đớn tột cùng nhất… hãy nói ra nơi dấu những thứ đã trộm được… còn như không muốn nói thì hãy mở mắt nhìn vào Tuyết Cầm.
Khắc Vị Phong từ từ mở mắt nhìn vào Tuyết Cầm.
Tuyết Cầm điểm nụ cười mỉm. Nàng se cây trâm đâm vào đại huyệt Bách Hội của chàng. Toàn thân Khắc Vị Phong nổi đầy một lớp da ốc li ti do phải chịu đựng cảm giác đau đớn từ mũi trâm tạo ra.
Tuyết Cầm nói:
– Khắc Vị Phong chịu đựng được bao nhiêu lần nữa?
– Đến cảnh giới cuối cùng của kiếp người này. Đó là cái chết.
Nàng se tiếp mũi trâm, vừa nói:
– Đừng quên công tử không phải là sắt đá, mà cũng là con người bằng xương bằng thịt. Sự chịu đựng cũng có giới hạn.
Lớp da ốc từ từ biến mất khỏi thể pháp của chàng mà thay vào đó là hai dòng nước mắt rịn ra khóe mắt.
Tuyết Cầm sững sờ nhìn hai dòng nước mắt đó:
– Công tử chịu đựng đau đớn phải rơi lệ à?
– Không… tại hạ đang nghĩ đến những nghĩa đệ và nghĩa muội của mình.
Mặt nàng sa sầm:
– Có nghĩ đến Tần Á Mỵ tiểu thư không?
– Không… Vị Phong chấp nhận thử thách này.
Đôi chân mày nàng nhíu lại:
– Tại sao công tử lại hành hạ bản thân mình với những kẻ khốn cùng bất hạnh kia?
– Khắc Vị Phong đã là kẻ khốn cùng bất hạnh.
Nàng buông tiếng thở dài rồi giật mũi trâm ra khỏi đại huyệt Bách Hội của Khắc Vị Phong. Động tác của nàng khiến Khắc Vị Phong ngỡ như có một tia sét trời uy mãnh bổ thẳng xuống đỉnh đầu mình. Chàng giật nảy người, đổ nhào tới trước, dựa luôn vào thể pháp của Di Tuyết Cầm. Đầu chàng úp lên vai nàng, thân thể rã rời, thần thức chẳng còn biết gì nữa.
Tuyết Cầm đỡ lấy Vị Phong dìu ra khỏi bồn nước. Nàng đặt chàng nằm dài trên bồn nước rồi lấy khăn phủ lên người. Tuyết Cầm nhìn lại Khắc Vị Phong với sắc mặt xám ngoét như xác chết mất hẳn sinh lực.
Nàng buông tiếng thở dài:
– Trung Nguyên có một người như vậy sao?
Cùng với lời nói đó, nàng cảm nhận một tình cảm rất mơ hồ khỏa lấp tâm tưởng mình. Tuyết Cầm ngồi xuống bên Khắc Vị Phong. Nàng vuốt mái tóc chàng.
Nhìn xuống gương mặt chẳng còn một chút sinh lực của chàng, Tuyết Cầm khẽ thở dài.
Nàng lắc đầu nhẩm nói:
– Có bao nhiêu người được như Đạo vương Khắc Vị Phong?
Nàng nhìn chàng. Tình cảm mơ hồ khơi dậy trong tâm thức của Di Tuyết Cầm, một niềm thương cảm đối với Khắc Vị Phong. Sự thương cảm đó thôi thúc nàng phải làm gì đó, và cuối cùng thì Tuyết Cầm cúi xuống hôn trên trán chàng.
Nàng điểm nụ cười mỉm thật tươi, vuốt mái tóc Khắc Vị Phong:
– Nếu như ngươi biết Di Tuyết Cầm không phải là quận chúa Liêu Quốc… không biết Khắc Vị Phong còn nghĩ đến Tuyết Cầm này không?