Đào Viên thôn…
Tọa lạc ven Đông Trường Giang, là một khu rừng đào bạt ngàn nhưng chỉ có chừng vài trăm nóc nha. Mặc dù là vùng đất hẻo lánh nhưng Đào Viên thôn không phải là vùng đất vô danh, mà ngước lại đã từng nổi tiếng khắp cõi Trung Nguyên đến vùng đất hoa đào, nhất là vào thời tiết lập xuân, người ta sẽ được chiêm ngưỡng cả một rừng đào bạt ngàn. Phong cảnh ở đây vừa hữu tình vừa thơ mộng. Thêm vào đó là những người lịch lãm. Mặc dù cách xa kinh thành Trường An nhưng Đào Viên thôn chẳng kém gì chốn phồn hoa đô hội bởi những con người thanh lịch và hiếu khách.
Nổi tiếng nhất ở Đào Viên thôn là khu Đào Viên trang. Trong Đào Viên trang không có những tòa Lâu đài nguy nga tráng lệ, nhưng lại có những dãy thư phòng, kết tạo bằng những thân cây đại thụ và những mái vòm cong, tạo ra khung cảnh vừa thơ vừa mộng. Những tán hoa đào lâu năm, đã hóa thân thành đại thụ quầy quấn lấy Đào Viên trang, tạo thành một sắc cảnh chẳng nơi nào có được.
Đào Viên trang chẳng có ai là chủ nhân. Nó được kiến tạo ra cho mọi người cùng đến để hưởng cái lạc thú thanh nhàn chốn dương trần. Người Đào Viên thôn đến Đào Viên trang để hưởng lạc thú thi và họa. Cuộc sống ở đây thật yên bình và thanh bạch.
Trong gian đại đường Đào Viên trang, Tiêu Lân trong bộ bạch y nho sinh, tay cầm quyển kinh thư, nhìn xuống những tiểu đồng chưa quá mười lăm.
Chàng tằng hắng rồi ngâm :
Tương Thứ hữu bì, nhân vô nghi
Nhân nhi vô nghi, bát tứ ha vi
Tương thử hữu xí, nhân nhi vô chi
Nhân nhi vô chi, bạt tử hạ kỳ
Tương thử hữu thế, nhân nhi vô lễ
Nhân nhi vô lễ, hổ bất thuyền tử
Dịch :
Tương Thử có bì, người mà vô nghi
Người mà vô nghi, không chết làm chi
Tương Thử có răng, người mà không ngăn
Tương Thử có thể, người mà không lễ
Người mà không lễ, chết nhanh cho dễ.
Ngâm xong đoạn thơ Thạc Thử, Tiêu Lân nói với lũ tiểu đồng :
– Tất cả đọc lại.
Bọn tiểu đồng đồng loạt xướng đọc bài thơ Thạc Thử. Khi bọn tiểu đồng vừa đọc dứt đoạn thơ đó thì một lão trượng hối hả bước vào.
Lão vừa bước vào vừa khoát tay nói :
– Thôi thôi đừng đọc nữa… Đừng đọc nữa.
Lão xua tay nói với bọn tiểu đồng :
– Hôm nay đủ rồi… Các ngươi về nhà đi.
Chờ cho bọn tiểu đồng rời khỏi đại sảnh Đào Viên trang, lão trượng mới bước đến trước mặt Tiêu Lân.
Lão vuốt râu nói :
– Tiêu công tử… Lão phu đà nói với Tiêu công tử bao nhiêu lần rồi.
Tiêu Lân ôm quyền xá rồi nói :
– Trưởng thôn tiên sinh nói với vãn bối những cái gì nhỉ.
Lão thôn trưởng nhăn mặt, nói :
– Thì cái chuyện lão phu nói với công tử đó. Bài thơ Thạc Thử này là bài thơ cấm. Thế mà công tử cứ đem ra dạy cho bọn tiểu đồng trong thôn. Nếu chuyện này lọt đến tai Tuần phủ đại nhân thì khó xử cho lão lắm.
Tiêu Lân tròn mắt nhìn lão trượng :
– Hấy… Thôn trưởng làm gì khó xử chứ. Đây là bài thơ nói về lễ nghi làm người. Vãn bối phải dạy cho các tiểu đồng ở Đào Viên thôn giữ lễ nghi, thì có gì tiền bối lo sợ.
Chàng chắt lưỡi, nói tiếp :
– Nếu Tuần phủ đại nhân bắt tội thì lão đã tự xem mình giống như Thạc Thử rồi.
Tiêu Lân lại chắt lưỡi :
– Lão Thôn trưởng đừng lo. Nếu Tuần phủ đại nhân bắt lỗi lão Thôn trưởng thì lão là chuột. Mà đã là chuột thì mãi mãi vẫn là chuột. Còn nếu Tuần phủ đại nhân không là chuột thì chẳng làm khó dễ gì Đào Viên thôn của lão tiền bối đâu.
Lão Thôn trưởng nghe Tiêu Lân nói, mặt càng nhăn nhúm hơn. Lão đảo mắt nhìn quanh :
– Tai vách mạch rừng… Tiêu công tử đừng nói vậy. Có người nghe được thì khốn cho lão phu. Không chỉ lão phu khốn mà ngay… cả Tiêu công tử cũng không được yên thân.
Tiêu Lân mỉm cười :
– Thôi được rồi… Vãn bối sẽ nghe lão Thôn trưởng nói.
Tiêu Lân nhịp quyển kinh thư vào lòng bàn tay, vừa nói :
– Nếu lão Thôn trưởng không muốn vãn bối dạy bài Thạc Thử cho đám hậu bối thì phải hối lộ cho vãn bối cái gì chứ. Tiêu Lân không là nho sinh thì là con chuột theo ý của lão Thôn trưởng.
Lão Thôn trưởng vuốt râu :
– Hậy… Lão phu đã chuẩn bị rượu thịt cho Tiêu công tử rồi.
Tiêu Lân chắt lưỡi, nhìn lão nói :
– Tiểu bối mạo phạm xin được biến mình thành Thạc Thử. Thôn trưởng có biết vì sao vãn bối tự biến mình thành Thạc Thử không?
Lão Thôn trưởng giả lả nói :
– Chắc tại vì rượu thịt của lão chứ gì?
Tiêu Lân khoát tay :
– Không không…
Lão Thôn trưởng tròn mắt nhìn chàng :
– Thế cái gì công tử tự nhận mình là chuột.
– Rất đơn giản thôi… Vãn bối không muốn mình trở thành Khuất Nguyên.
Tiêu Lân nheo mày xoa trán rồi nói tiếp :
– Thôn trương biết vì sao Khuất Nguyên phải trầm mình xuống dòng Mịch La để rồi sau đó chúng ta có đặng cái tết Đoan Ngọ mà chè xôi gà không?
Lão Thôn trưởng lắc đầu :
– Lão phu đâu phải là con mọt sách như Tiêu công tử.
Nghe lão thốt câu này, Tiêu Lân phá lên cười. Chàng vừa cười vừa nói :
– Lão Thôn trưởng… Nếu không có sách xưa thì đâu có sách nay thế mới có câu ôn cố tri tân chứ.
Tiêu Lân nhìn lão Thôn trưởng mỉm cười. Nụ cười mỉm hiện lên khuôn mặt thanh tú nho nhã của chàng tạo ra nét lém lỉnh, và chút giễu cợt.
Tiêu Lân nói tiếp :
– Trong Sở Từ của Khuất Nguyên có một câu “Thế nhân giai trọc ngã độc thanh, thế nhân giai tuy ngã độc tinh”. Khi vãn bối đọc đến đoạn này mới nghiệm ra, lão Tể tướng Khuất Nguyên đó chết là đúng rồi. Không ai giết lão mà tự lão trầm mình xuống dòng Mịch La để chết. Âu cũng đúng thôi.
Lão Thôn trưởng nói :
– Đúng chỗ nào.
Tiêu Lân mỉm cười nói :
– Thiên hạ đều dơ, riêng có Khuất Nguyên là sạch. Thiên hạ đều say, riêng có mình lão Khuất Nguyên là tỉnh.
Tiêu Lân nhịp quyển kinh thư vừa lắc đầu nói :
– Con người này đúng là một kẻ lập dị, chẳng giống ai cả. chính vì lập dị mà lão tự cho mình đứng ngoài thiên hạ. Đứng ngoài thiên hạ để rồi cô đơn. Cả thế gian này những tưởng có một mình lão Khuất Nguyên đó thôi. Cuối cùng thì lão cũng cô đơn quá. Cô đơn đến độ không chịu nổi mà nhảy tõm xuống dòng Mịch La tự vẫn.
Tiêu Lân mỉm cười với lão Thôn trưởng, từ tốn nói tiếp :
– Tiêu Lân thì chẳng muốn cô đơn như lão Khuất Nguyên kia. Và cũng không muốn thoát ly rời thiên hạ như lão. Bởi vì bên cạnh Tiêu Lân còn có lão Thôn trưởng và hàng vạn người nữa. Thiên hạ biến thành chuột, Tiêu Lân cũng biến thành chuột. Có như thế mới không rơi vào cảnh ngộ như Khuất Nguyên, để rồi người đời sau chê trách.
Lão Thôn trưởng nheo mày nói :
– Khuất Nguyên là thi hào, là Tể tướng có đủ tất cả, ai dám chê trách chứ.
– Hừm… Có đấy… Lão Thôn trưởng không đọc sách thánh hiền nên không biết thôi. Này nhé… Trong sách thánh hiền để lại có đoạn thơ viết “Nước sông Tương sạch, ta dùng rửa mặt, nước sông Tương dơ ta dùng rửa chân”. Có đâu như lão Khuất Nguyên kia chẳng biết phân biệt sạch dơ là gì, cứ nhảy ùm xuống nước, để rồi chết ngộp. Ba ngày sau phình lên, để lại cho hậu thế cái ngày Tết Đoan Ngọ.
Lão Thôn trưởng chau mày khi nghe Tiêu Lân nói.
Lão toan mở lời hỏi chàng tiếp thì một trang tiểu thư cùng hai ả a hoàn từ ngoài bước vào. Nàng vừa bước vào vừa nói :
– Nếu Khuất Nguyên tiên sinh nghe được mấy lời của Tiêu công tử nói chắc hẳn sẽ đội mồ sống lại mà xé nát tập Sở Từ danh bất hư truyền này của ông ấy quá.
Lão Thôn trưởng quay ngoắt lại. Lão ôm quyền xá một cách thật thành kính :
– Lão phu… Lão phu không ngờ Triệu Uyển Nhi tiểu thư cũng đến đây.
Uyển Nhi liếc nhìn Tiêu Lân.
Tiêu Lân nhận ngay ra cái liếc mắt của nàng, liền ôm quyền xá.
Chàng giả lả cười nói :
– Tại hạ nghe danh Triệu Uyển Nhi tiểu thư là trang giai nhân tuyệt sắc lại phong thái hơn người. Lần đầu tiên giáp mặt, lời đồn đại của thiên hạ quả là không ngoa hạnh ngộ… hạnh ngộ.
Nghe Tiêu Lân nói, Uyển Nhi lườm chàng. Nàng ôn nhu nói :
– Uyển Nhi cũng nghe danh Tiêu công tử nên mới thân hành đến Đào Viên trang để nhìn mặt người xem có đúng như lời đồn đại không. Khi vừa đến Đào Viên trang thì lại nghe những lời phân giải của công tử về Khuất Nguyên, Uyển Nhi lấy làm lạ vô cùng.
Lão Thôn trưởng nhăn mặt nói :
– Uyển Nhi tiểu thư… Tiêu Lân chỉ bốc đồng trong thoáng chốc thôi mà.
Nàng nhìn lại lão Thôn trưởng :
– Lão trượng… Uyển Nhi muốn đàm đạo với Tiêu công Tử…
Như hiểu ý nàng, lão Thôn trưởng ôm ôm quyền khúm núm nói :
– Tiểu thư… Lão phu đã chuẩn bị đại yến bên tư gia… Mời tiểu thư qua đó.
Nàng nhìn lại Tiêu Lân :
– Tiêu công tử hẳn sẽ tiếp Uyển Nhi này chứ?
– Phận thảo dân như tại hạ mà được trang thiên kim lá ngọc cành vàng như Uyển Nhi tiểu thư đây mời, sao có thể từ chối được.
Nàng nhìn Tiêu Lân, điểm một nụ cười mỉm rồi ôn nhu nói :
– Công tử đừng khách sáo quá, khiến cho hào khí ban đầu sớm mất đó.
– Tại hạ đâu muốn mất hào khí đó. mà thật lòng ngưỡng mộ tiểu thư mới nói ra những lời như vậy thôi.
Nàng lườm chàng.
Tiêu Lân mỉm cười khi tiếp nhận ánh mắt của Triệu Uyển Nhi
Mọi người rời Đào Viên trang đến biệt trang của lão Thôn trưởng.
Đại yến đã được lão Thôn trưởng bày ra trong gian phong xá, tọa lạc giữa khu vườn đào.
Phong cảnh ở đây vừa hữu tình vừa thơ mộng mà bất cứ ai lạc bước vào cũng khó mà giữ được xúc cảm sinh tình đề thơ.
Lão Thôn trưởng giả lả nói :
– Tiểu thư và Tiêu công tử cứ tự nhiên! Lão phu cáo từ.
Uyển Nhi gật đầu.
Lão Thôn trưởng vừa toan bước đi thì Tiêu Lân gọi lại :
– Tiền bối.
Lão Thôn trưởng nhăn mặt.
Tiêu Lân giả lả cười :
– Hậy… Đây là biệt trang của lão Thôn trưởng, nếu như vãn bối không uống với lão Thôn trưởng một chén rượu, bửa yến tiệc hôm nay khó mà nuốt nổi.
Tiêu Lân nói rồi bưng bầu rượu rót ra hai chén. Chàng bưng một chén, trao cho lão Thôn trưởng một chén rồi nói :
– Mời lão Thôn trưởng.
Không thấy Tiêu Lân mời Uyển Nhi, lão Thôn trưởng càng bối rối hơn. Lão nhìn Uyển Nhi nói :
– Lão phu mời tiểu thư.
Uyển Nhi nhỏ giọng đáp lời lão Thôn trưởng :
– Tiêu công tử mời lão Thôn trưởng. Lão cứ dùng… Đây hẳn là lễ “Tiên chủ hậu khách” của Tiêu công tử.
– Tiểu thư cho phép.
Lão nhìn lại Tiêu Lân khẽ lắc đầu.
Tiêu Lân nói :
– Mời lão Thôn trưởng.
Hai người cùng cạn chén.
Uống cạn chén rượu, lão Thôn trưởng đặt chén xuống bàn, rồi nói với Uyển Nhi :
– Tiểu thư… Lão phu cáo từ.
Uyển Nhi gật đầu.
Chờ cho lão Thôn trưởng rời hẳn khỏi gian phong xá, Uyển Nhi mới nhìn lại Tiêu Lân. Hai người đối nhãn nhìn nhau, Tiêu Lân giả lả cười.
Uyển Nhi bưng bầu rượu rót ra chén. Nàng bưng chén rượu nói với Tiêu Lân :
– Chén này Uyển Nhi thỉnh giáo Tiêu công tử.
– Ơ… Thỉnh giáo là sao à… Tiểu thư mời tại hạ chứ.
Chân diện Uyển Nhi nghiêm lại :
– Uyển Nhi mời công tử.
– Đa tạ… Đa tạ…
Tiêu Lân cạn chén cùng với nàng.
Uyển Nhi đặt chén xuống bàn nhìn Tiêu Lân nói :
– Uyển Nhi lần này thân hành đến Đào Viên thôn trước là để ngắm phong cảnh hữu tình của chốn bồng lai tiên cảnh. Sau là muốn tiếp kiến trang tài tử nổi tiếng của Đào Viên thôn.
Tiêu Lân khoát tay :
– Tiểu thư nói quá rồi… Tại hạ chỉ dám nhận mình là tài tử thôi chứ tuyệt nhiên không dám nhận hai chữ nổi tiếng.
– Công tử đừng khách sáo.
– Nếu khách sáo thì Tiêu Lân đã khách sáo rồi à.
Đôi chân mày vòng nguyệt của nàng nhíu lại :
– Tiêu công tử khách sáo từ bao giờ.
– Khi mới gặp tiểu thư.
Tiêu Lân mỉm cười. Chàng nói tiếp :
– Tại hạ đoán không lầm, tiểu thư đến Đào Viên thôn gặp tại hạ hẳn cũng để hỏi về bài thơ Thác Thử mà tại hạ rao giảng cho bọn tiểu đồng ở đây.
Uyển Nhi gật đầu :
– Tiêu công tử đoán rất đúng.
Tiêu Lân rót rượu ra chén của mình và nàng. Chàng vừa rót rượu vừa nói :
– Tiểu thư định hỏi gì về bài thơ Thạc Thử đó ạ.
Nàng nhìn vào mắt Tiêu Lân :
– Bài thơ Thạc Thử, công tử rao giảng cho bọn tiểu đồng. Chẳng biết công tử rao giảng thế nào mà bọn chúng thuộc lòng. Ngày ngày rao hát, và đã đến tai lão nhân gia.
Nàng nghiêm giọng nói :
– Là người đọc sách thánh hiền, hẳn công tử biết bài thơ đó bị cấm lưu truyền.
Tiêu Lân mỉm cười nói :
– Tại hạ có biết điều đó, nhưng một bài thơ hay nói về lễ nghi làm người mà lại cấm lưu truyền, tiểu thư thấy có lạ không? Có những lời nói hay để ban tặng cho người nhưng đó chỉ là những lời nói chót lưỡi đầu môi. Thế mà người ta vẫn nghe được, lại còn hoan hỷ nữa. Ngược lại có những lời chân lý nhưng họ lại chẳng nghe được. Bởi những lời đó họ không nghe nổi đấy.
Uyển Nhi cau mày :
– Công tử nói vậy là có ý gì?
Tiêu Lân ôm quyên giả lả cười rồi nói :
– Tiểu thư miễn thứ cho tại hạ, tại hạ mới dám nói ra điều này. ở đây chỉ có Uyển Nhi và công tử đàm đạo với nhau… Công tử đừng ngại, Uyển Nhi không phải là hạng người chỉ thích nghe những lời nói chót lưỡi đầu môi.
Nàng vừa thốt dứt lời Tiêu Lân ôm quyền nói ngay :
– Danh bất hư truyền… Danh bất hư truyền… Tại hạ ngưỡng mộ… ngưỡng mộ.
Nàng chau mày nhìn Tiêu Lân.
Chàng giả lả cười rồi nói :
– Uyển Nhi tiểu thư tinh mắt thấy tất cả sự gian trá bóng bẩy trong lời nói. Tiểu thư giờ là trang thiên kim lá ngọc cành vàng của Tuần phủ đại nhân, nên bước ra khỏi biệt phủ thì trăm người dỏi mắt nhìn theo. Nếu tiểu thư đến đâu thì nơi đó mở ngay yến tiệc thết đãi. Nếu tiểu thư gặp trang nam tử hán nào thì người đó sẽ thốt ngay một câu ca ngợi.
Tiêu Lân xoa trán :
– Họ sẽ nói với tiểu thư những gì nhỉ. À… Nào là trang thiên kim lá ngọc cành vàng. Trang mỹ nữ đẹp nhất Giang Châu này, nếu không muốn nói là trang giai nhân hoa nhường nguyệt thẹn.
Uyển Nhi lườm Tiêu Lân. Nàng trang trọng nói :
– Công tử đã nói ra lời đó khi vừa gặp Quyền Nhi.
– Thế đấy. Chính vì thốt ra lời nói đó mà tại hạ mới dám cho mình đã khách sáo rồi. Còn bây giờ thì không.
Chân diện Uyển Nhi nghiêm hẳn lại :
– Nếu không khách sáo. Công tử sẽ nói gì với Uyển Nhi nào.
Chàng nhìn nàng giả lả cười.
Uyển Nhi cau mày :
– Công tử có thể nói cho Uyển Nhi biết được không? Sao chỉ mỉm cười mà không nói?
Tiêu Lân bưng chén rượu :
– Tiểu thư thử đặt mình vào chỗ của những thảo dân, giống như Tiêu Lân này. Ái chà. Nếu tiểu thư không là ái nữ của Tuần phủ đại nhân thì không chừng chắng ai nhìn tới tiểu thư đâu.
Tiêu Lân hơi chồm tới :
– Thú thật với tiểu thư, không chừng thiên hạ lại nói tiểu thư là con cóc xấu xí đi đâu mà cứ lảng vảng trước mắt người hoài.
Chân diện Uyển Nhi đỏ bừng. Nàng từ từ đặt chén rượu xuống rồi đứng lên.
Mãi một lúc sau Uyển Nhi mới thốt được mỗi một từ :
– Ngươi!
Nàng chỉ thốt được mỗi một lời đó cổ họng như có cái gì chẹn ngang không sao thốt được thành tiếng. Uyển Nhi nhìn Tiêu Lân chằm chằm. Nàng nhìn Tiêu Lân bằng ánh mắt hằn học và bất nhẫn.
Tiêu Lân nhìn nàng. Sắc diện của Uyển Nhi từ từ dịu xuống. Bất ngờ nàng cười thành tiếng. Nàng vừa cười vừa nhìn Tiêu Lân :
– Đúng là miệng nho sinh thâm độc. Công tử định chọc giận Uyển Nhi đó à.
Tiêu Lân mở to hai con ngươi hết cỡ. Trông mặt chàng thật ngơ ngác và nực cười. Chàng khoát tay :
– Không không… Phận thảo dân như Tiêu Lân nào dám chọc giận ái nữ của Tuần phủ đại nhân. Tại hạ biết thân phận của mình chứ. Nếu để tiểu thư giận chắc thảo dân chẳng còn chỗ đứng trong Đào Viên thôn này nữa.
Uyển Nhi gằn giọng nói :
– Công tử nói đúng đó. Chỉ cần Uyển Nhi về tấu trình với lão nhân gia tại Đào Viên thôn có một gã nho sinh càn rở, đem bài Thạc Thử rao giảng để chế giễu lão nhân gia, xem thường vương pháp… Uyển Nhi e rằng công tử không còn chỗ búi tóc.
– Ý của tiểu thư… Tại hạ rơi đầu.
Uyển Nhi gật đầu :
– Chiếu theo qui pháp, công tử đã có thể rơi đầu.
Tiêu Lân gượng cười, rồi nói :
– Thế tiểu thư có về bẩm tấu Tuần phủ đại nhân không?
– Có thể lắm chứ.
Tiêu Lân dốc chén rượu uống cạn nhìn nàng. Chàng từ tốn nói :
– Khi nãy nghe tại hạ nói tiểu thư đỏ mặt là sao vậy?
– Ai không thẹn, không giận khi nghe người ta nói mình là con cốc xấu xí.
Tiêu Lân phá lên cười.
Đôi chân mày Uyển Nhi nhíu lại :
– Công tử cười gì?
– Ý của tại hạ minh chứng cho tiểu thư thấy lời hay ý đẹp chưa phải là lời
thật. còn chân ngôn thì thường làm cho người ta không nghe nổi. Như tiểu thư đây cũng vậy. Phàm nữ nhân nếu được ai khen thì cảm thấy hoan hỉ vô cùng nhưng nếu chê thì là sinh lòng đố kỵ.
Chàng bưng bầu rượu rót ra chén mình. Vừa rót rượu Tiêu Lân vừa nói :
– Nếu không là cốc thì ai có nói gì thì người ta cũng không là cốc. Nếu không là Thạc Thử thì ai có nói gì ta cũng không là chuột. Đâu phải nghe nói rồi mình biến thành chuột thành cốc.
Uyển Nhi lườm Tiêu Lân :
– Thế trong mắt công tử, Uyển Nhi là gì nào. Là cốc hay là chuột?
Tiêu Lân khoát tay :
– Không không… Tiêu Lân làm gì có ý nghĩ đó… Trong mắt tại hạ Uyển Nhi là sự ngưỡng mộ.
– Lời nói của Tiêu công tử có thật tâm và đáng tin cậy không?
Tiêu Lân gượng cười rồi nói :
– Nếu Tiêu Lân xem tiểu thư là cốc là chuột thì hóa ra mình cũng là cốc là chuột rồi.
Nàng mỉm cười. Uyển Nhi từ tốn nói :
– Nếu lời nói đó là thật… Tiêu công tử có thể tặng cho Uyển Nhi một bài thơ nói về cuộc tao ngộ này chứ.
Tiêu Lân ôm quyền nói :
– Cung kính không bằng phụng mệnh.
Chàng bưng bầu rượu rót ra chén, uống luôn một lúc ba chén. Mắt nhìn Uyển Nhi cất giọng trầm ấm :
Người đi đường thấy Uyển Nhi, đặt gánh vuốt râu nhìn.
Thiếu niên thấy Uyển Nhi lột nón sửa búi tóc.
Người cày quên cả cày, người cuốc quên cả cuốc.
Ai nấy quên giận hờn, chỉ ngồi ngắm Uyển Nhi.
Sứ quân từ Nam đến, năm ngựa đứng chần chừ.
Nghe Tiêu Lân đọc bài vịnh đó, sắc diện Uyển Nhi đỏ bừng thẹn thùng. Trong khi Tiêu Lân từ từ ngồi xuống điểm nụ cười mỉm với nàng.
– Miệng lưỡi nho sinh đúng là gian trá, đao kiếm khó lường, khó lường.
Lời nới đó phát lên oang oang phá tan sự im lặng của hai người.
Tiêu Lân nhăn mặt nói với Uyển Nhi :
– Tại hạ gặp phải oán chủ rồi.