Mụ già tức giận hắng giọng một tiếng rồi nói:
– Ngô Cương ! Ngươi nói vậy là có ý gì?
Ngô Cương đáp:
– Chẳng có ý gì hết. Vãn bối chịu ơn của phu nhân tất đền đáp. Còn bảo vãn bối…
Mụ già ngắt lời:
– Phu nhân ghét kẻ làm ác như cừu thù, nhất là kẻ đó phu nhân đem lòng quan thiết thì người chẳng chịu để cho làm càng làm bậy.
Ngô Cương hỏi:
– Xin cho hay, vãn bối làm càn làm bậy ở chỗ nào.
Mụ già thét lên:
– Việc ngươi hạ sát hai thiếu nữ ở lữ quán chẳng lẻ còn oan uổng hay sao?
Ngô Cương tưởng chừng như nghẹt thở. Té ra vì vụ kì án này mà sinh chuyện. Chàng định thần rồi cất giọng trầm đáp:
– Vụ này thật là oan uổng cho vãn bối.
Mụ già hỏi:
– Oan uổng ư?
Ngô Cương đáp:
– Vãn bối bị người ta ám toán rồi mắc gian mưu của họ.
Mụ già hỏi:
– Cái đó tự miệng ngươi đặt ra phải không?
Ngô Cương đáp:
– Một lời của vãn bối bằng chín vạc. Lòng này có quỷ thần soi xét. Nếu tiền bối không tin thì vãn bối cũng chẳng biết làm thế nào được.
Mụ già nói:
– Hai chúng ta đây chỉ biết làm theo mệnh lệnh của phu nhân.
Ngô Cương hỏi:
– Tiền bối không cần phân biệt phải trái, cong thẳng nữa ư!
Mụ già đáp:
– Chứng cớ đã rành rành, ngươi còn chối cãi gì nữa?..
Ngô Cương ngắt lời:
– Vãn bối thỉnh cầu bái kiến phu nhân để giải thích.
Mụ già nói:
– Phu nhân chỉ muốn nhìn thấy cái đầu ngươi mà thôi.
Ngô Cương không nhẫn nại được nữa lên tiếng chống cự:
– Tại hạ mình đeo thù sâu tựa bể. Mối thù này không báo không được. Chờ khi việc lớn xong rồi tại hạ tự mình đền Địa cung để dâng nạp thủ cấp.
Mụ lão ấu thứ hai tương đối ít tuổi hơn tiến lại gần cất giọng âm trầm nói:
– Ngô Cương! Phu nhân xử sự rất công minh. Vụ huyết án tại Võ lâm đệ nhất bảo, phu nhân sẽ xử trí cho…
Ngô Cương trợn mắt lên nói:
– Vụ này vãn bối không thể mượn tay người khác được.
Mụ kia đáp:
– Cái đó ngươi không thể tự ý…
Ngô Cương ngắt lời:
– Hiện giờ vãn bối chưa muốn mất đầu…
Mụ kia gạt đi:
– Rườm lời vô ích. Một là ngươi phải tự quyết, hay là để lão thân động thủ.
Ngô Cương cất giọng the thé đáp:
– Vãn bối đã tỏ lòng tôn kính phu nhân cùng hai vị trưởng lão. Xin đừng bắt buộc vãn bối phải đắc tội…
Mụ già ngắt lời:
– Ngươi cứ việc ra tay tự vệ. Đó là quyền lợi của ngươi.
Ngô Cương đáp:
– Nhị vị quyết tâm lấy đầu vãn bối ư?
Mụ già lạnh lùng đáp:
– Dĩ nhiên là thế! Mệnh lệnh phu nhân há phải trò đùa?
Ngô Cương hững hờ nói:
– Đã vậy đừng trách tại hạ vô lễ.
Mụ già giục:
– Vậy ngươi rút kiếm ra mà chuẩn bị tự vệ.
Ngô Cương đang kích động vô cùng, bỗng chàng lạnh lùng trở lại nghĩ thầm:
– Mình có trách là trách kẻ bày ra âm mưu độc ác. Tuy mình hoàn toàn vô sự, nhưng nếu mình xuống tay tỉ đấu với người Địa cung thì lại là hành động bất trí không nên làm. Âu là mình hãy bỏ đi, việc gì cũng có ngày phanh phui ra được.
Trong đầu óc chàng xoay chuyển ý nghĩ thoáng qua một cái rối đáp:
– Thưa nhị vị! Xin nhị vị về phúc bẩm phu nhân: Vãn bối trong thới gian ngắn sẽ có báo cáo tường tận.
Dức lời, chàng vọt đi nhanh như chớp…
Thân pháp chàng đã mau lẹ nhưng hai mụ lão ấu cũng nhanh lẹ chẳng kém gì. Hai luồn kình khí âm nhu bắt chàng phải dừng lại ngay.
Một mụ nói:
– Ngô Cương! Ngươi đừng đánh bài tẩu mã. Không thoát được đâu!
Ngô Cương xẵng giọng:
– Chà! Đường đường là dòng dõi Võ thánh chạy đi mà không được chẳng hóa ra hèn kém lắm ư?
Nhắc đến tôn hiệu phụ thân, Ngô Cương kích động muôn phần. Chàng rút thanh Phụng kiếm ra đánh soạt một cái. Mắt phóng ra những tia hàn quan lạnh lẽo, chàng nói bằng một giọng rất xúc động:
– Vãn bối vì cảm ơn đức của phu nhân mà không muốn giao thủ cùng hai vị…
Mụ già gạt đi:
– Ngươi đừng lẻo mép nữa.
Ngô Cương nói:
– Vãn bối đã hết lòng hết dạ mà hai vị cứ bức bách hoài thì đừng trách vãn bối là kẻ vô tình bạc nghĩa.
Một trong hai mụ già hô:
– Coi chưởng đây!
Mụ phóng ra một phát chưởng huyền diệu và kỳ bí phi thường.
Ngô Cương đáp:
– Vãn bối xin lấy lễ nhượng nhịn tiền bối một chiêu.
Chàng vừa nói vừa thi triển thân pháp kỳ dị của Yêu Vương băng mình tránh khỏi.
Lão ấu cười lạt, mụ không thu thế chưởng về, rượt tới nhưng bóng theo hình. Dường như mụ đã hiểu rõ thân pháp của Ngô Cương nên vẫn đoạt được tiên cơ.
Ngô Cương lại né tránh mà chưởng phong vẫn rượt theo, thế mạnh như dao cắt thịt.
Binh một tiếng vang lên! Thân hình Ngô Cương loạng choạng đi một cái, mụ già cũng bị luồng cương khí hộ thân của đối phương hất lùi lại hai bước.
Ngô Cương hô:
– Tiếp kiếm chiêu!
Đồng thời chàng ra chiêu “Tham hóa kiếm pháp”, phản kích lập tức…
Mụ già thứ hai liền quát lên một tiếng phóng chưởng tứ mé bên đánh xéo lại.
Ngô Cương biến đổi thế kiếm đánh tạt ngang, nhưng mụ già cũng thoát ra khỏi phạm vi luồng kiếm quang.
Một trường ác đấu kinh tâm động phách bắt đầu khai diễn. Hai mụ già tóc bạc phất phơ, thân hình nhanh như quỷ mỵ hằm chỗ sơ hở đánh vào. Mụ náy lùi lại mụ kia tiến lên, cùng nhau phối hợp, bóng chưởng liến tít không có chỗ nào sơ hở.
Hai mụ quyết chí hạ sát Ngô Cương nên vận đủ mười thành công lực đề phát chiêu cực kỳ lợi hại. Bên Ngô Cương vẫn nghĩ đến ơn đức của Địa cung nên thủy chung không hạ độc thủ, vì thế mà chàng không phát huy uy lực kiếm pháp được đến nơi.
Chỉ trong nháy mắt, hai bên đã qua lại mười mấy chiêu.
Ngô Cương vừa bị lão già mặc áo cẩm bào đánh một đòn, công lực chàng tuy đã phục hồi, nhưng thương thế chưa hoàn toàn bình phục. Chàng cảm thấy trên ngực và dưới bụng ngâm ngẩm đau. Vì tình thế bắt buộc, nếu chàng không bị đối phương đánh chết thì chàng phải hạ sát thủ.
Ngô Cương nghĩ vậy, hắng giọng một tiếng vận mười hai thành công lực vào Phụng kiếm đột nhiên phóng ra…
“Sầm!”
Tiếp theo là tiếng rên ư ử. Bóng người lùi ra xa. Một mụ lão ẩu bị rách áo trước ngực vết thương đỏ lòm.
Ngô Cương trong lòng vẫn không muốn hạ sát thủ. Chàng đứng ngẩn người ra đương trường. Hai mụ già mắt đỏ ngầu, mái tóc bạc dựng đứng cả lên trông mà phát kiếp. Hai mụ đưa mắt nhìn nhau, bốn chưởng đồng thời đưa lên, một luồn âm phong xô ra…
Ngô Cương biết là nguy rồi, chàng giơ tay kiếm lên chưa kịp phóng ra thì một luồng hơi lạnh kỳ quái đâm thấu xương kiến chàng đầu nhức mắt hoa, chân đứng không vững ngã quay xuống đất. Chàng lầm bầm:
– Phen này chắc là phải chết. Đây là Âm công làm cho mê người của U Linh môn…
Chàng còn đang ngẫm nghĩ thì mất hết tri giác.
Giả tỷ chàng còn có lòng dạ lang sói thì hai mụ già chẳng còn cơ hội nào để thi triển âm công.
Khi thần trí hồi tỉnh lại Ngô Cương sờ lên cổ bâng khuân tự hỏi:
– Ta chưa chết ư?
Một thanh âm trong trẻo trong trẻo nhưng lạnh lẽo khiến người ta phải sợ run cất lên:
– Phải rồi! Ngươi chưa chết mà cũng chẳng khác chi là chết rồi.
Ngô Cương khi hãi trở mình, lòng chàng run sợ. Trước mặt chàng hai bóng người đứng sững. Hiển nhiên là chủ tỳ thiếu nữ áo lục đẹp như thiên tiên.
Chàng đứng phắt dậy tra kiếm vào vỏ. Trong lúc thảng thốt, chàng không biết nói thế nào cho phải.
Trong khách điếm, đối phương đã dứt áo bỏ đi mà sao lại xuất hiện ở chốn này để cứu chàng?
Rối chàng lầm bầm:
– Không phải! Mình đã hai lần thay đổi sắc mặt…
Chàng còn đang suy nghĩ thì thiếu nữ áo lục lên tiếng trước:
– Ngô Cương! Không hiểu cái mạng ngươi lớn, hay là…
Hay là làm sao, nàng không nói nữa. Ngô Cương kinh hãi đứng thộn mặt ra tự hỏi:
– Chẳng lẽ đối phương nhận ra mình rồi ư? Nếu vậy thì thật là đáng sợ!
Chàng cất tiếng ngập ngừng hỏi:
– Sao cô nương nhận ra được tại hạ?
Thiếu nữ đáp:
– Dù ngươi có biến thành cục than cũng không qua mắt ta được.
Ngô Cương hỏi:
– Có phải cô nương… đã cứu tại hạ thoát khỏi bàn tay hai bà già?
Thiếu nữ đáp:
– Không thể gọi là cứu được vì ngươi vẫn chưa thoát khỏi tử nạn.
Ngô Cương hỏi:
– Cô nương nói vậy nghĩa là sao?
Thiếu nữ hỏi lại:
– Ngươi có nhớ là ta đã bảo một ngày kia ta sẽ giết ngươi không?
Ngô Cương nhăn nhó cười đáp:
– Tại hạ xin trịnh trọng thanh minh lần nữa là vụ huyết án đó không phải do tại hạ gây nên…
Thiếu nữ hỏi:
– Ngươi nói vậy ai mà tin được?
Ngô Cương nói:
– Cô nương đã không tin thì tại hạ nói rách đầu lưỡi cũng vô ích. Cô nương đã biết rõ lai lịch của tại hạ thì nên nghĩ đến tại hạ xuất thân đã gặp phải những điều đau khổ thế nào? Thật là những việc khiến cho quỷ thần cũng phải căm phẫn.
Thiếu nữ nói:
– Ngươi mà sống được đến ngày nay có lẽ cũng vì nguyên nhân đó. Nhưng…
Ngô Cương hỏi ngay:
– Nhưng làm sao?
Thiếu nữ đáp:
– Ngươi hãy chờ sự thực chứng minh.
Ngô Cương khẳng khái:
– Cô nương ơi! Đây là một âm mưu rất ác độc mục đích để hủy diệt tại hạ. Tại hạ xin thề rằng sẽ truy cứu cho ra kẻ chủ mưu quỷ quyệt này và sẽ có ngày phúc đáp cô nương.
Thiếu nữ áo lục sắc mặt thay đổi mấy lần. Nàng cất giọng buồn buồn nói:
– Ta là Mộ Dung Uyển Nhi.
Ngô Cương cảm thấy mình được nàng sủng ái đặc biệt là cho biết rõ tên họ. Chàng cất giọng run run nói:
– Ôi! Mộ Dung cô nương!…
Trong lòng chàng tựu hồ nảy ra một ý niệm kỳ dị. Thiếu nữ thần bí này tự giới thiệu phương danh là một điều mà chàng không bao giờ nghĩ tới. Chàng tự hỏi:
– Nàng biết lai lịch mình rồi. Nàng ra tay viện trợ cho mình hai lần. Nàng lại trách hành vi của mình là nghĩa làm sao? Dù nàng có dạ hiểm sâu khôn lường hay nang có những chất kịch độc chăng đi nữa thì ta cũng không đáng sợ.
Thiếu nữ dù có thủ đoạn ghê gớm, chàng cũng không hoài nghi chỗ dụng tâm của nàng vì nàng đẹp quá. Nàng đẹp đến nỗi khiến cho ai nhìn thấy cũng điên đảo thần hồn.
Bỗng thiếu nữ ngỏ lời từ biệt:
– Ngô Cương! Chúng ta sẽ có ngày tái hội.
Ngô Cương hỏi lại:
– Sao? Cô nương định đi ư?
Câu này chẳng có nghĩa gì hết mà gần như đáng tức cười. Thế mà chàng vẫn buộc miệng nói ra. Thiếu nữ không đi thì còn đứng lại làm gì!
Khi đối diện với con người tuyệt sắc, người thông minh đến đâu cũng thốt ra vụng về. Đó là vì sắc đẹp của mỹ nhân không giông người phàm tục.
Mộ Dung Uyển Nhi trên môi thoáng qua một nụ cười, nhưng chỉ chớp mắt là biến mất. Nụ cười lả một làn sóng nổi lên trong lòng Ngô Cương mà có thể khắc sâu vào tâm khẳm chàng thành một ấn tượng không bao giờ xóa nhòa được.
Thiếu nữ lại mở miệng anh đáo cất tiếng oanh thỏ thẻ:
– Ngô Cương! Nếu sau này ngươi không chứng minh được những hành vi thực sự của mình thì ta thề rằng sẽ giết ngươi đó.
Câu nói sặc mùi máu tanh nhưng ở miệng người đẹp nói ra cũng chẳng chói tai chút nào.
Ngô Cương cất giọng hùng tráng:
– Mộ Dung cô nương! Cô nương đã nói vậy thì sau này tại hạ làm chẳng như lời, cô nương bất tất cũng phải ra tay tại hạ xin tự động mà dâng thủ cấp.
Thiếu nữ sững sờ đáp:
– Ta mong lời nói của ngươi là một lời chân thành….
Ngô Cương ngắt lời:
– Tại hạ xin đem thanh danh của tiên phụ ra mà thề nguyện.
– Được lắm! Ta mong như vậy.
Ngô Cương cất tiếng gọi:
– Mộ Dung cô nương!…
Thiếu nữ hỏi:
– Còn gì nữa?
Ngô Cương hỏi lại:
– Cô nương có thể để địa chỉ lại được chăng?
Thiếu nữ đáp:
– Bất tất phải thế.
Ngô Cương còn muốn nói thêm nhưng lại không dám mở miệng.
Chàng muốn lưu thiếu nữ lại một lát nữa dù là một lát cũng hay. Chàng cảm thấy bất cứ trước tình cảnh nào mà gần nàng cũng có cảm giác như được tắm gội gió xuân.
Bỗng thiếu nữ hô:
– Tiểu Tuyết! Đi thôi!
Thị tỳ đáp:
– Dạ!
Thiếu nữ áo lục (tức Mộ Dung Uyển Nhi) từ từ trở gót nhẹ bước ra đi. Đột nhiên nàng quay lại ngó Ngô Cương bằng cặp mắt sâu thẳm. Cái nhìn này khiến cho đầu óc Ngô Cương phải bâng khuâng nảy ra những ý niệm không tả.
Xiêm áo màu lục của thiếu nữ bay phấp phới rồi biến vào trong màu xanh biết của lá cây.
Ngô Cương đứng thừ người ra đương trườngnhu7 quên cả thân mình. Đầu óc chàng đã bị bóng người áo lục xâm chiếm. Nó xâm chiếm hết cả lãnh vực tư tưởng. Ngoài màu lục không cò màu sắc nào được dung nạp vào tâm khảm nữa.
Chàng quên cả ngày giờ, không biết đây là đâu.
Ngô Cương nhớ lại tại lữ quán chàng đã tiếp thụ một phát chưởng của thiếu nữ áo lục mà là phát chưởng khiến chàng miệng hộc màu tươi. Chàng đã nói:
– (Thế là tại hạ không nợ nần gì nữa hết) Bây giờ chi tiết này mùi vị khác.
Bỗng có tiếng người cất lên:
– Hài tử! Ngươi si tình đến thế ư?
Đó là thanh âm run rẩy của một lão già đột nhiên lọt vào tai Ngô Cương…
Ngô Cương giật mình vì hai tiếng “hài tử” này rất lạ tai. Chàng tìm trong kí ức tận đâu tựa hồ của một người ôn nhu ngọt ngào đã kêu mình bằng hài tử.
Chàng ngửng đầu lên thì trước mặt hiện ra một lão quái hòa thượng thần bí.
Ngô Cương không khỏi giật mình kinh hãi vì lẽ gì quái hòa thượng lại kêu chàng bằng “hài tử” nhất là chàng đã hóa trang thành một gã nhà quê đứng tuổi với vẻ mặt thô hào. Chẳng lẽ lão đã nhận biết chân tướng chàng rồi?
Ngô Cương hỏi:
– Đại hòa thượng ở đâu tới đây?
Quái hòa thượng đáp:
– Ở đâu mà chẳng có ta?
Ngô Cương hỏi:
– Đại hòa thượng có biết tại hạ là ai không?
Quái hòa thượng đáp:
– Ngô Cương! Ngươi là dòng dõi Võ Thánh.
Ngô Cương ồ lên một tiếng kinh ngạc lùi lại hai bước, trợn mắt tròn xoe.
Quái hòa thượng da mặt cử động, mục quang đầy vẻ kỳ dị rất phức tạp lão hỏi:
– Hài tử! Ngươi đang tâm để cho mối tình đưa lầm đường lạc lối ư?
Ngô Cương không hiểu ý câu nói của lão nhưng chàng chuyển sang chuyện khác:
– Lai lịch đại sư thế nào.
Quái hòa thượng đáp:
– Bần tăng là Vong Ngã.
Ngô Cương ngơ ngác nhắc lại:
– Vong Ngã?
Quái hòa thượng đáp:
– Đúng thế! Nhưng…
Khóe mắt ra chiều thống khổ lão ngừng lại một chút rồi tiếp:
– Bần tăng tuy pháp hiệu là Vong Ngã mà vẫn không quên được mình…
Ngô Cương lạnh lùng ngắt lời:
– Không quên được mình tưởng phải chăng cũng là một nghiệp chướng?
Quái hòa thượng thở dài đáp:
– Hài tử! Trồng đậu được đậu, trồng dưa được dưa. Nhân nào quả ấy. Cái nhân mình trồng thành như tấm gương trong bị nhiễm bụi trần thì không tài nào chứng quả được…
Ngô Cương hỏi:
– Đại sư nói chuyện thiền đạo đấy chứ?
Quái hòa thượng đáp:
– Bần tăng đã xa ngã vào tục lụy thì còn nói đến thiền đạo sao được? Hỡi ơi! Xin đức Phật từ bi độ cao cho bần tăng thoát khỏi vòng bể khổ.
Ngô Cương cất giọng trào phúng hỏi:
– Cửa Phật bao la nhưng chẳng độ người vô duyên. Tại hạ e rằng đại sư không có duyên với cửa Phật chăng?
Quái hòa thượng nổi lên tràng cười khanh khách. Tiếng cười gay gắt chói tai hồi lâu lão ngừng tiếng cười đáp:
– Hài tử! Có lẽ ngươi nói đúng đó!
Ngô Cương không nhẫn nại được lại hỏi:
– Đại sư tới đây có điều chi dạy bảo?
Quái hòa thượng đáp:
– Bần tăng muốn khuyên thí chủ một lời.
Ngô Cương giục:
– Xin đại sư cho nghe?
Quái hòa thượng đáp:
– Thuyết nhân quả thật là đáng sợ. Mong rằng thí chủ buông lưỡi đao đồ tể.
Ngô Cương hỏi:
– Đại sư chỉ có một câu này thôi ư?
Quái hòa thượng đáp:
– Chính thế!
Ngô Cương nói:
– Tại hạ không muốn thành Phật nên chẳng nghĩ tới chuyện buông đao đồ tể…
Quái hòa thượng nói:
– Hài tử…
Ngô Cương hỏi:
– Đại sư! Đại sư không thấy cách xưng hô như vậy là không được ư?
Vong Ngã hòa thượng ngẩn người ra hỏi lại:
– Như vậy có gì không ổn?
Ngô Cương đáp:
– Đại sư là người xuất gia mà tại hạ lại không phải là con nít…
Quái hòa thượng nói:
– Kẻ tiếu bối đứng trước bậc tôn trưởng vĩnh viễn là hài tử…
Ngô Cương ngắt lời:
– Nhưng đại sư không phải là bậc tôn trưởng của tại hạ. Nói theo võ lâm là bậc tiền bối thì được.
Quái hòa thượng hỏi:
– Tiền bối với tôn trưởng phỏng khác gì nhau?
Ngô Cương đáp:
– Nhưng hiện giờ đại sư chưa được tại hạ đem lòng mà tôn kính.
Quái hòa thượng hỏi:
– Tại sao vậy?
Ngô Cương đáp:
– Thân thế đại sư chưa rõ mà món nợ cũ lại chưa kết liễu…
Quái hòa thượng nói:
– Món nợ cũ ư?… Ngươi vẫn chưa quên việc Võ Đương chưởng giáo chăng?
Ngô Cương đáp:
– Không thể quên được.
Quái hòa thượng nói:
– Hài tử! Ngươi không thể giết cho kì hết.
Mấy chữ “Giết cho kì hết” nhắc lại mối đau khổ về thảm họa cả nhà Ngô Cương. Hết thảy người Võ lâm Đệ Nhất bảo đã bị giết sạch. Chàng lớn tiếng đáp:
– Tại hạ muốn giết cho kì hết.
Vong Ngã hòa thượng rủ thấp cặp lông mày, niệm phật hiệu rối nói:
– Hài tử! Ngươi nên thể theo lòng trời…
Ngô Cương phẫn uất ngắt lời:
– Lòng trời ư? Cả nhà tại hạ đều bị thảm kiếp thì lòng trời ở đâu? Thiên đạo còn gì nữa? Đại hòa thượng! Tại hạ có điều muốn thỉnh giáo.
Quái hòa thượng giục:
– Ngươi nói thử nghe.
Ngô Cương hỏi:
– Đại hòa thượng sao lại biết chân tường tại hạ?
Vong Ngã hòa thượng sửng sốt hỏi lại:
– Vừa rồi vị nữ thí chủ kia chẳng đã nói rõ tên ngươi rồi ư?
Câu nói đúng lý khiến cho Ngô Cương không còn bác khước vào đâu được, nhưng mối nghi ngờ trong lòng chàng lại càng sâu rộng. Chàng hỏi:
– Đại hòa thượng! Đại hòa thượng phủ nhận không phải là môn hạ phái Thiếu Lâm hay sao.
Quái hòa thượng đáp:
– Đúng thế!
– Đại hòa thượng ở môn phái nào? Xuất gia từ chùa nào?
Quái hòa thượng đáp:
– Bần tăng gởi mình trong khoản trời đất. Phật là ở trong lòng.