Kim Kiếm Lệnh

Chương 28 - Ngô Câu Kiếm

trước
tiếp

Đỗ Thanh Phong chỉ hừ một tiếng không nói gì nữa.

Lý Thành Hóa vừa sợ vừa thẹn chỉ cúi đầu chờ sự quyết định của sư phụ.

Sau khi quát mắng Lý Thành Hóa mấy câu, Đỗ Thanh Phong quay sang phía Vệ Thiên Tường từ tốn nói :

– Lệnh thức của Tiền Thí chủ và bần đạo xưa nay không hề quen biết. Lục Đinh Giáp rủi bị xảy ra thảm sát, kẻ gây sự mượn danh lệnh thúc Vệ dại Hiệp đánh lạc hướng tai mắt giang hồ. Cô đại Hiệp trớc khi chết có lưu lại một chữ thập, cố nhiên cũng là manh mối duy nhất để tìm hiểu về sau.

Cứ như những họ có chữ thập bắt đầu, trên thiên hạ còn hnàg trăm hàng ngàn, chứ không phải chỉ riêng họ Đỗ và họ Lý. Vệ thiếu Hiệp cũng nên suy xét lại cho tường tận và chu đáo hơn để khỏi có sự ngờ định không hay.

Vệ Thiên Tường nghe lời giải thích có vẻ hợp lý, dỏ mặt vì hối hận. Chàng chưa kịp trả lời, Đỗ Thanh Phong đã “ơ” một tiếng và nói tiếp :

– Cái chết của Lục Đinh Giáp nhất định phải có liên quan đến những người đã vây đánh Lệnh thúc mười mấy năm về trước.

Vệ Thiên Tường cảm thấy một vùng ánh sáng đã chợt lóe ra trước mắt vội gật đầu nói :

– Nói như thế, chắc hẳn lão đạo trưởng cũng biết qua phần nào lai lịch những người vây đánh gia thúc ngày trước?

Đỗ Thanh Phong lắc đầu nói :

– Việc đã xảy ra vô cùng bí mật. Trừ ra Vệ đại hiệp chưa chắc có một kẻ thứ hai nào được biết rõ. Thử nghĩ cứ như công lực của Vệ đại hiệp thì những kẻ thù vây đánh đâu phải thuộc loại tầm thường. Huống chi trong lúc đánh nhau, bọn chúng cố tình dùng vải bao mặt lại thì ai mà nhận xét ra được.

Vệ Thiên Tường thở dài vì thất vọng nói :

– Chỉ vì mấy lúc nãy gia thúc không bao giờ nhắc đến chuyện này cho vãn bối nghe và cũng không cho vãn bối được hỏi nhiều.

Đõ Thanh Phong gật gù nói :

– Đó mới là điểm hơn người của Vệ đại hiệp đấy.

Vệ Thiên Tường hỏi thêm :

– Trong mấy tháng gần đây, khi bước chân vào giang hồ, vãn bối có nghe thiên hạ đồn đại rằng xưa kia các phái hắc đạo liên kết vây khốn gia thúc cũng vì một nguyên nhân nào đó. Nhưng rất tiếc vãn bối cũng chưa được rõ. Vậy, nếu được xin lão đạo trưởng vui lòng cho biết qua loa đôi chút.

Đỗ Thanh Phong vuốt râu nói :

– Bần đạo cũng có nghe rằng, xưa kia hầu hết các phe thuộc hắc đạo liên kết vây khốn Vệ đại hiệp là muốn tranh đoạt tập “Thái Thanh tâm pháp” của Vệ đại hiệp. Ngoài sự liên hiệp bức bách, chúng còn phóng hỏa thiêu hủy cả gia trang Vệ đại hiệp nữa.

Vợ chồng Vệ đại hiệp cũng mất tích ngay lúc đó. Có người cho rằng cả hai đều bị độc thủ. Nhưng cũng có người lại cho rằng Vệ đại hiệp đã thoát được vòng vây ra được. Tin đồn đại trên giang hồ, mỗi tin một khác chẳng biết tin nào đích xác, tin nào sai. Cũng may ngày nay được biết Vệ đại hiệp vẫn còn sống bình an vô sự. Thật lòng trời chẳng nỡ phụ người ngay.

Vệ Thiên Tường nghe rung động toàn thân vì quá cảm xúc.

Chàng không ngờ cha mình bị nạn, mẫu thân cũng biệt tích luôn và gia đình mmình lại bị đốt cháy nữa! Chà, bọn này quả nhiên tàn nhẫn và độc ác thật!

Chàng lạnh lùng nói :

– Bọn tặc nhân kia chỉ vì dòm ngó “Thái Thanh tâm pháp” nên đã liên kết hành động, nhưng không một đứa nào lấy được.

Đỗ Thanh Phong gật đầu nói :

– Phải, chúng không lấy được “Thái Thanh tâm pháp” mà còn tàn sát lẫn nhau tàn tệ. Câu chuỵên này đến nay vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Nhưng có một điều đáng tiếc là sau khi thoát khỏi vòng vây rồi, Vệ đại hiệp cũng không còn giữ được bảo vật vô cùng quý giá nữa.

Vệ Thiên Tường ngạc nhiên hỏi :

– Mất vật gì mà quý giá như vậy?

Đỗ Thanh Phong nói :

– Phải, đó là một bảo vật quý giá không kém gì “Thái Thanh tâm pháp”. Đó là một thanh bảo kiếm tùy thân của Vệ đại hiệp.

Ngừng một lát, lão nói tiếp :

– Cây bảo kiếm đó tên gọi là “Ngô Câu kiếm”, một trong năm cây bảo kiếm từ đời Xuân Thu do một nhân vật lừng danh trong nghề đúc kiếm là Ất Dĩ Tử sáng tạo ra.

Vệ Thiên Tường xúc động nói :

– Như vậy chắc hẳn lão đạo trưởng đã từng trông thấy thanh kiếm ấy rồi? Không biết hiện nay bảo vật này lưu lạc vào tay kẻ nào?

Đỗ Thanh Phong nói :

– Bần đạo gần hai chục năm không bước chân vào giang hồ nên làm gì trông thấy được. Nhưng đây cũng là một tin đồn của thiên hạ. Cứ như lời truyền trên võ lâm thì hiện nay Độc Tẩu Đương Viêm Thường ở tỉnh Tứ Xuyên hiện đang có một cây toái Độc Ngô câu, bình nhật y quý như sinh mạng của mình, không bao giờ cho một ai được coi, nên chưa có một kẻ nào có thể mô tả được một cách chính xác hình dạng của kiếm ấy.

Vệ Thiên Tường lẩm bẩm đọc lại mấy tiến “Độc Tẩu Đường Viêm Thường” để ghi nhớ vào lòng rồi chắp tay nói :

– Anh em vãn bối đêm nay vì chút hiểu lầm đã làm điều xúc phạm và được lão tiền bối rộng lòng tha thứ trong lòng cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Vì thời gian quá cấp bách, anh em vãn bối không thể ở lạ lâu hơn, xin phép được bái biệt.

Đỗ Thanh Phong đứng dậy mỉm cười nói :

– Tiểu thí chủ quả là một con thần long trong thiên hạ tiền đồ tươi sáng, tương lai còn chưa biết đến đâu mà là cùng. Bần đạo đây là người thế ngoại, nhưng nhận thấy rằng hiện nay sát nghiệp giang hồ đang thịnh, chưa thể nào tránh được, trước khi tạm biệt bần đạo có lời khuyên tiểu thí chủ nên thể theo thiên ý mà làm, gặp trường hợp nào có thể lấy đức hiếu sinh khoan hồng tha thứ thì cũng nên buông tha để làm phúc. Phàm mọi việc ân oán giang hồ rằng buộc, nên cởi mở được chừng nào tốt chừng ấy, không nên cố chấp mà tạo ra sát nghiệp quá nhiều.

Vệ Thiên Tường chắp tay cúi mình nói :

– Lời vàng ngọc của Lão đạo trưởng tiền bối, vãn sinh xin khắc cốt ghi tâm đời đời.

Đỗ Thanh Phong gật đầu co vẻ hài lòng và nói :

– Xin thiếu hiệp tha lỗi cho bần đạo không thể tiễn chân được xa. Ngày sau nếu gặp lại Vệ đại hiệp, xin thiếu hiệp nói giúp rằng bần dạo xin có lời chào và cầu chúc đại hiệp khương an.

Vệ Thiên Tường thi lễ rồi cùng Nam Cung Uyển bước ra. Sau khi đến trước mặt Lý Thành Hóa, chàng hai ba làn xin lỗi rồi mới hạ sơn.

Rời khỏi núi, Nam Cung Uyển nhìn Vệ Thiên Tường tỏ ý trách móc :

– Vệ đại ca, tôi xem anh khác nào ruột thịt mấy lúc nay anh nỡ che giấu không cho biết một tý gì về thân thế. Đáng buồn anh lắm đấy.

Vệ Thiên Tường ân cần nói :

– Uyển muội, thực ra ngu huynh có mang bên mình một nỗi khổ tâm cho nên bất đắc dĩ phải hành động như vậy chứ nào có ý gì xấu hay không thành thật cùng Uyển muội. Vậy Uyển muội không nên hiểu lầm mà oán ngu huynh.

Nam Cung Uyển cười xòa. Rồi hai người cùng sánh vai trở về khách sạn.

Về đến phòng rồi, Nam Cung Uyển nói :

– Vi ca ca, tôi nhất định giúp anh tìm cho ra tung tích người nào đã âm mưu vây khốn bá phụ, làm hại gia đình ca ca và tìm cho ra bá mẫu. Ngày mai chúng mình hãy điCăm Linh Sơn. Phụ thân tôi thường ngày cũng hay nhắc nhở đến bá phụ, vì trước kia hai vị là bạn thân với nhau cả.

Vệ Thiên Tường cảm động cầm tay Nam Cung Uyển nói :

– Uyển muối đối với tôi tốt quá. Nhưng ngu huynh đã phát tâm nguyện dùng năng lực bản thân mình để truy cho ra tông tích bọn người đã vây đánh gia phụ. Dẫu phải đi khắp góc biển chân mây cũng không bao giờ nài hà. Người xưa há từng nói câu: ở đời không có việc gì khó, hễ quyết tâm bền chí thì nên”. Ngu huynh dám chắc rằng không sớm thì muộn cũng có dịp “cháy nhà ra mặt chuột”. Sở dĩ ngu huynh chưa muốn tìm về yết kiến lệnh tôn là để khỏi tiết lộ phong thanh, gây trở ngại cho bao nhiêu điều đang dự định.

Nam Cung Uyển cười nói :

– Thôi, ngày mai mình khởi hành nhé.

Vệ Thiên Tường lắc đầu nói :

– Ngu huynh muốn đi Tứ Xuyên trước.

Nam Cung Uyển nói :

– À, té ra anh muốn đi tìm Độc Tẩu Đường Viên Thường hả? Được, chúng ta cùng đi Tứ Xuyên vậy.

Ngoài cửa Đông Thành đô, trên bớ sông Cầm Giang, có một tiểu quán tên là “Vọng Giang lâu” là nổi tiếng nhất vùng. Nhà gầy sát bến, bao lớn soi đáy nước, cảnh sắc xinh tươi, tao nhân mặc khách về đây cũng đến vào quán này để thưởng thức.

Trưa hôm ấy, từ trên lầu dưới khách ăn ra vào tấp nập, ăn uống trò chuyện ồn ào, chén bát khua loảng xoảng, náo nhiệt vô cùng.

Trên một chiếc bàn kê cạnh bao lơn có hai thanh niên thực khách ngồi đối ẩm. Người ngồi bên trái mặc áo xanh, người ngồi bên phải mặc áo tía. Cả hai đều xinh đẹp, phong độ an nhàn, cử chỉ tiêu sái, thật là một đôi thiếu niên mặt ngọc.

Lúc này khách ăn đều thêm mỗi lúc càng đông, tiếng nói giọng cười càng ngày càng ồn ào phức tạp.

Thiếu niên áo tía hình như khó chịu, nên cau mày, có vẻ không bằng lòng.

Ngay khi đó nơi cầu thang lại nghe lộp bộp có chân nhiều người đang bước lên nhà.

Nhìn lại phía ấy thấy có ba người mới vào. Một thanh niên và hai ông già. Hai ông già đều da mặt hồng hào, thân hình quắc thước. Người thanh niên đi sau, mặt đỏ như gấc, thân hình vạm vỡ, đối với hai ông già có vẻ rất cung kính lễ phép.

Ba người lên lầu thì đứng dừng lại Ông già đi đâu đưa mắt nhìn chòng chọc vào hai chàng thư sinh kia. Sau đó ông ra hiệu cho chàng thanh niên mặt đỏ chọn chiếc bàn bên cạng đang bỏ trống, ngồi xuống kêu phổ kỵ dọn thức rượu và mấy thức ăn.

Ăn uống qua loa rồi cả ba cùng ngồi yên lặng không nói một lời.

Không bao lau từ dưới lầu lại có thêm hai người lên nữa.

Người đến trước là một ông già, đầu đội một chiếc mũ dạ, bước theo sau là một thanh niên da mặt vàng hè. Hai người lên đến noi đảo mắt nhìn quanh chắp tay chào hết mọi người rồi chọn chỗ ngồi.

Bao nhiêu thực khách trên lầu ăn uống trò chuyện ồn ào, duy có năm người này đều trầm ngâm im lặng, người nào cũng giữ nét mặt lạnh nhạt.

Hai chàng thiếu niên xinh đẹp vẫn tiếp tục ăn uống như thường.

Chàng thiếu niên áo tía rót rượu vào ly cho người thiếu nên áo xanh rồi ghé đầu lại nói se sẽ :

– Vi ca ca, anh có nhìn ra bọn họ là ai không!

Chàng áo xanh khẽ lắ đầu nói nhỏ :

– Không!

Người áo tía lại hỏi :

– Chắc là người của TThiên Diện giáo.

Người áo tía cs vẻ ngạc nhiên nói :

– Ủa, anh không quen họ, sao biết họ là người của Thiên Diện giáo?

Người áo xanh cười đáp :

– Vì nhìn qua tấm da người bịt mặt của bọn họ.

Người áo tía lại tò mò hỏi thêm :

– Anh có biết họ giữ cấp bực hay chức phận gì trong Thiên Diện giáo không?

Người áo xanh nói :

– Cứ màu tía là Hộ pháp hay Tử phẩm hộ pháp, màu vàng là Kim phẩm hộ pháp. họ là hạng có trình độ võ công cao cường, hiện nay tập trung đông đảo về đây, ắt hẳn phải có chuyện gì quan trọng đang xảy ra tại thành đô.

Người áo tía nói :

– Nhưng biết đâu họ chỉ là khách đi đường, ngang qua thị trấn này thối.

Rồi chàng ấy nói tiếp :

– Này Vi ca ca, bất kỳ họ đi qua hay cố ý về đây có mục đích riêng, nếu nhận ra bọn mình cũng có thể rắc rối lắm. ây giờ chúng mình nên tìm cách lánh đi hay theo dõi bọn họ.

Người áo xanh vội vàng đáp :

– Họ những năm người, lực lượng đông đảo hùng hâu, chúng ta số ít, nếu có điều gì xảy ra, chưa chắc phải là đối thủ với họ. Và chăng họ có việc họ, mình lo việc mình cho xong, hơi đâu để ý đến kẻ khác, mà chuốc phiền vào thân.

Đang trò chuyện thì cả năm người đều đứng dậy xuống lầu.

Người áo tía vội vàng kêu quản lý tính tiền rồi cả hai cũng đi xuống theo.

Hai thanh niên mặt ngọc này không ai khác hơn là Vệ Thiên Tường và Nam Cung Uyển. Họ đi từ Sơn Đông về Thành đô vì đã dò biết được Vô Độc sơn trang của Độc Tẩu Đường Viêm Thường ở ngay bên sông Cầm Giang.

Không ngờ vừa đến thành đô, hai người lại phát hiện được ba Tử phẩm hộ pháp và một Kim phẩm hộ pháp của Thiên Diện giáo cùng vào ăn trong tiểu quán Vọng Giang lâu.

Khi hai người bước theo xuống tầng dưới thì năm người Thiên Diện giáo đã đi đâu mất dạng không tìm thấy tăm dạng.

Nam Cung Uyển dậm chân hằn học nói :

– Vi ca ca, mình đi chậm một bước mà chúng đã lẩn mất rồi! Tiếc quá.

Vệ Thiên Tường suy nghĩ rồi nói :

– Bọn họ đều là những tay võ nghệ cao cường xuất chúng, chớ nên xem thường. Hôm nay chúng tập trung về đông, chắc hản tại thành đô này đã có một biến cố gì trọng đại.

Vệ Thiên Tường vốn không phải là người sợ việc, nhưng chàng không muốn gây chuyện trong lúc này.

Cố tình về đây, chàng muốn hy vọng tìm ra manh mối cây “Bách Độc Ngô Câu kiếm” của Độc Tẩu Đường Viêm Thường có phải là bảo vật của phụ thân mình hay không. Nêu quả ấy thì tất nhiên sẽ tìm biết thêm nhiều chuyện liên hệ đến âm mưu vây đánh phụ thân mình.

Đây là một câu chuyện vô cùng quan trọng, chàng không còn tâm trí đâu để nghĩ đến những chuyện nào khác nữa.

Một người giúp việc của điếm dẫn hai con ngựa ra. Vệ Thiên Tường vội nhảy phóc lên mình ngựa và nói khẽ.

– Uyển đệ chúng ta đang làm một việc vô cùng khẩn yếu, hãy chạy mau lên.

Ha người sải ngựa chạy thẳng đến sông Cầm Giang.

Khí hậu thành dô rất nát mẻ, cây cối hoa cỏ mọc rất nhiều. Dọc theo bờ sông Cầm giang ven bờ trồng toàn phù dung, cảnh sắc thật là xinh tươi thanh lịch. Tuy đã vào tiết tháng Mười nhưng phong cảnh hãy còn trông như tranh vẽ.

Đôi tuấn mã sải tám vó thẳng dong một nước đều đều.

Đi chưa quá năm dặm, thình lình từ đằng xa phái sau có tiếng ai vọng đến :

– Có phải Uyển nhi đi trước dó không?

Tiếng nói cách xa hơn một dặm nhưng nghe rất rõ ràng, Nam Cung Uyển vừa nghe xong bỗng tái mặt vì sợ hãi và nói nhỏ :

– Vi ca ca, Chử thúc thuc đã đuổi theo chúng ta kia kìa. Ông đã đến gần kịp rồi. Phải làm thế nào đay anh.

Vệ Thiên Tường quay đầu nhìn lại. Quả nhiên đằng sau có một bóng đen đang chạy đến như bay, thân pháp phiêu phiêu lẹ làng, lướt trên ngọn cỏ, mau hơn ngựa sải.

Trong chớp mắt, bóng người ấy đã theo kịp. Nhìn lại gần thì thấy đó là một người cao cao, mặt ốm xương xương, lưng đeo một thanh trường kiếm.

Người ấy không ai khác hơn là Hỏa Ảnh Tử Chử Vô Kỵ, người đã phóng hỏa thiêu trụi cả tòa gia trang của Diêm Bắc Thần.

Chàng đã lén nhìn thấy mặt y trong lúc cùng Nam Cung Uyển nấp mình sau một chiếc ghế lớn trong sảnh đường nhà Diêm Bắc Thần dạo nọ.

Chủ Vô Kỵ phi thân vừa kịp tới nơi thì dừng chân lại.

Mặt y gầy hóp, nét mặt lạnh lùnh hai mắt nhìn chòng chọc vào Nam Cung Uyển và Vệ Thiên Tường, không cười không nổi.

Nam Cung Uyển xưa nay đã biết rõ Chử thúc thúc là con người vô cùng kỳ quái, tánh y buồn vui không chừng, mừng giận rất khó hiểu. Hơn nữa tánh y lại đa sát, bất kể lúc nào hay người nào, hễ thấy trái mắt là ra tay giết ngay, không cần suy nghĩ. Trên khắp giang hồ Chử thúc thúc chỉ biết nể nang một mình phụ thân nàng mà thôi. Ngoài ra không có một kẻ nào được lọt vào mắt ông.

Nam Cung Uyển thấy Chử Vộ Kỵ phi thân đến trước ngựa mình mà thần sắc có vẻ không được vui Vi ca ca, môi mấp máy như muốn cười mà không cười, hai tay buông thõng hình như chỉ chực tấn công.

Nàng hoảng kinh vội gọi lớn :

– Chử thúc thúc!.

Miệng gọi, thân hình nàng chồm tới như muốn chộp lấy tay thúc thúc để can năgn không cho xuất thủ.

Hỏa Ảnh Tử Chử Vô Kỵ tuy con người lạnh lùng, đa sát, tánh khí cao ngạo, nhưng xưa nay vẫn xem Nam Cung Uyển như con ruột.

Thấy nàng chồm tới, thân hình xiêu xiêu như muốn té, sợ cháu gái ngã ngựa, y vội vàng dưa tay ra đỡ rồi đôi mày dựng đứng nhìn nàng hỏi lớn :

– Uyển nhi, mày làm cái trò gì thế. Tại sao ăn mặc như thế này? Gái chẳng ra gái, trai chẳng ra trai?

Nam Cung Uyển nũng nịu đáp :

– Chử thúc thúc! Cháu muốn cải dạng nam trang để dễ bề đi lại trên giang hồ. Có sao không thúc thúc?

Chử Vô Kỵ mỉm cười, lắc đầu nói :

– Thật là bậy bạ. Ai khiến mày như vậy!

Khi đó Vệ Thiên Tường đã nhảy xuống ngựa, im lặng đứng gần một bên.

Chử Vô Kỵ tái mặt trỏ chàng hỏi :

– Người này là ai?

Miệng nói, chân bước tới sát vào người Vệ Thiên Tường.

Nam Cung Uyển hoảng hốt vội vàng tung mình phóng ngay vào khoảng giữa hai người, chặn trước mặt Vệ Thiên Tường và nói :

– Chử thúc thúc, anh ấy…

Chử Vô Kỵ đã quát lớn :

– Uyển nhi, hãy tránh qua một bên, thúc thúc muốn hỏi hắn tại sao dám công nhiên…

Lão muốn nói “tại sao dám công nhiên dụ dỗ cháu gái ta đem đến đây” nhưng vì nghĩ đang có mặt cháu gái mình không tiện nói ra được, đến bỗng ngược mồm nín đi, rồi quay mình trở tay phóng ra một chưởng.

Nảy giờ thấy lão có vẻ tự cao tự đại, xem thường thiên hạ, lời nói quá trịnh thượng, Vệ Thiên Tường đã thấy khó chịu muốn cự ngay. Nhưng vì quá nể Nam Cung Uyển, chàng đành nuốt bụng nhẫn nhịn.

Khi thấy Chử Vô Kỵ thốt thêm một câu vô ý thức có tánh trách nhục mạ mình, nên Vệ Thiên Tường đã đề phòng, ngầm vạn chân khí chuẩn bị sẵn.

Nam Cung Uyển thấy Chử Vô Kỵ phát chưởng tấn công, vội vàng phóng ngay đến đứng ngay phía trước đưa mình hứng chịu luồng chưởng phong, miệng gọi lớn :

– Chử thúc thúc, Vi ca ca là người tốt, đừng làm thế.

Hỏa Ảnh Tử Chử Vô Kỵ, xưa nay ngoài chuyên môn về Hỏa khí chưa có ai là địch thủ, còn rồi tiêng về môn “Phác Sơn chưởng” và “Bàn Thạch chưởng” đều là hai chưởng pháp có uy lực vô biên của phái Thái Sơn. Mỗi lần xuất thủ, kình lực phát ra ào ạt như núi sập biển tràn, khó mà chống đỡ nôi.

Cả hai thứ này đều được được loại ngoại gia chưởng pháp từ khi ông đưa ra thi thố.

Lần này vì căm hận Vệ Thiên Tường đã đem Nam Cung Uyển ra đi nên trong lòng đang sôi sục, bao nhiêu sự bực tức giận dỗi đều tập trung vào bàn tay đỏ trút vào người Vệ Thiên Tường.

Ông đâu ngờ cháu gái mình lại bạo gan và liều lĩnh đến nỗi đem thân làm bình phong chặn ngay giữa luồng chưởng đang đánh ra.

Đến chừng thấy Nam Cung Uyển di chuyển thân hình đứng trước, hứng chịu đòn ấy thì thất kinh vội thu lại, nhưng không còn thể nào được nữa.

Nam Cung Uyển tuy liều mạng nhảy ra nhưng trong lòng đã hoảng sợ đến cùng độ. Với thân hình mảnh dẻ của nàng, làm sao chịu đựng nổi kình lực di sơn phá thạch của Chử Vô Kỵ!

Nàng chỉ nhắm mắt hứng nhận một hậu quả tàn khốc sẽ đem lại cho mình, sống chết chỉ còn trong đường tơ sợi tóc.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.