Lưỡi Gươm Cứu Quốc

Chương 2 - Chương 2

trước
tiếp

Sau một đêm trải qua bao sự kinh khủng, sáng hôm sau Từ Sinh cũng đi lên ruộng như thường.

Mùa nầy nước trắng đầy đồng, nhưng Từ Sinh làm ruộng gò bên triền núi, cạnh ven rừng nên nước không ngập lụt tới.

Suốt ngày săn sóc ruộng, Từ Sinh mong sao cho mùa nầy lúa trúng.

Chàng làm lụng quên cả khổ cực và không khỏi lo thú dữ phá hại mùa màng.

Làm ruộng gần núi là phải giữ gìn luôn, hở ra thì thú phá sạch cả công phu bao lâu thành ra dã tràng xe cát.

Ðêm hôm đó Từ Sinh ở lại giữ ruộng, chàng ngồi trên chòi cao thỉnh thoảng giật dây làm mấy quả bầu khô đựng đá nhỏ bên trong khua lộp cộp cho thú không dám đến. Từ Sinh oán ghét lũ heo rừng là giống phá hại nhiều nhất. Sơ sẩy là chúng vào cắn lúa, ủi lúa một buổi thì không còn chi cả.

Tiết cuối thu , sương mù trắng cả đồi cây ngọn núi, khí đá mù mịt làm lạnh lùng làm sao.

Từ Sinh nghe tiếng gió nhẹ lùa trong ngàn cây lá như những tiếng buồn than thở của rừng hòa vời dư âm tiếng nói xa xa nghe lành lạnh làm sao.

Trời đêm buồn cô độc lạnh lùng trong màn tối âm u ghê rợn. Từ Sinh đốt lửa cho ấm, chàng đặt lưng xuống sạp tre ghép và ngước mắt nhìn lên nóc chòi.

Từ Sinh sực nhớ đến con người bao nửa mặt đánh hạ mình cướp phong thư và đôi ngựa của giặc khi thấy thanh gươm của anh ta để lại treo trên mái chòi.

Chàng buồn và nhủ thầm: Con người ấy quả là một tay giỏi. Anh ta hạ ta dễ như chơi đùa , không rõ anh ở đâu kìa? Từ Sinh nghe đồn to nhỏ nhiều về những người nổi lên chống giặc Minh xung quanh vùng mình. Hạ Hồng có Công Chứng, Lê Hành; Thủy Dương có Lê Ngã; Hoàng Giang có Ða Cấu , Trần Nhuế; Khoái Châu thì có Nguyễn Ðặc, chàng lại còn nghe đồn quan

Phủ Phan Liêu có ý phản lại nhà Minh, ông ta ngầm giúp những kẻ nôi loạn chống quân Minh, nhưng chàng không rõ những việc ấy cho lắm. Từ Sinh buồn ngao ngán, chàng cảm thấy mình như chuột trong hang, không thông chi cả. Suốt năm lo ruộng nương mà nào được ấm no .

Lũ quân Minh nào để cho người làm ruộng no, sưu cao thuế nặng đè đầu đám dân đen, bắt ép dân lành, khắc nghiệt với dân, nên nhà nông không còn ngóc đầu lên nổi.

Từ Sinh đang nghĩ ngợi đến tình cánh đáng buồn tức của người dân trong thời kỳ đau đớn nầy, bỗng chàng nghe có tiếng động phía dưới chỗ cửa cây.

Chàng lật đật giựt dây khua mấy quả bầu cho thú sợ, nhưng chàng vẫn nghe tiếng động và sau cùng chàng nghe có tiếng người rên.

Giữa cảnh trời đêm lạnh lẽo, cô độc bên ven rừng chân núi mà nghe tiếng rên ấy . Từ Sinh không khỏi nao lòng chàng lấy thanh gươm xuống và bạo dạn xuống chòi.

Bỗng Từ Sinh thấy ngay trước mặt chàng một bóng người sấn tới. Chàng lập tức tuốt gươm ra khỏi vỏ…

Bóng đen ấy lảo đảo đi đến như sắp té làm Từ Sinh ngạc nhiên và không hiểu mình nên làm sao. Vừa khi đó bóng người ấy ngã gục xuống đất nằm im.

Từ Sinh một tay cầm gươm thủ thế, chàng quỳ xuống đưa tay kia lay nhẹ người ấy và nhận rõ anh ta đang mê man.

Chàng không đành để như vậy nên tra gươm vào vỏ và bế xốc chàng kia đem lên chòi.

Phải khó khăn lăm, Từ Sinh mới đem anh ta lên được, chàng để người kia nằm trên đống lửa và mừng rỡ khi nhận được đây là người trẻ tuổi đẹp trai mà mình đã gặp trong bọn ba người chiến đấu với quân giặc trên đồi Bửu Minh. Từ Sinh xem kỹ, chàng thấy tráng sĩ đó bị thương nơi vai, chàng ta nằm mê man như chết, mặt tái nhạt, trông thấy thương làm sao.

Ðộng lòng trắc ẩn, Từ Sinh nghĩ ngay đến cách cứu người anh hùng lâm nạn. Chàng nấy ngay một ấm nước và trong khi chờ đợi nước sôi chàng đi ngay vào ven rừng hái vài nắm lá dấu đem về.

Nhìn anh ta mê man chưa tỉnh dậy, Từ Sinh treo thanh gươm trên mái chòi, chàng rửa lá dấu sạch sẽ rồi đâm nhỏ, lấy chai rượu ra chế vào một chút và bắt đầu lau vết thương cho con người anh hùng trẻ tuổi.

Từ Sinh thấy chàng kia mê man nên nghĩ thầm:

– May mà anh ta mê man thì khi ta cột vết thương anh ta khỏi bị đau . Chàng đưa tay cởi áo chàng nọ ra, nhưng chàng giật mình rụt tay lại, gương mặt biến sắc, chàng ngạc nhiên vô cùng khi nhận ra con người ấy là một cô gái giả trai.

Chàng nhìn đống lửa lòng bối rối vô cùng. Tuy con nhà nông, nhưng Từ Sinh cũng có một lúc theo học đạo thánh hiền, chàng rõ sự trai gái tị hiềm, có lý nào chàng phạm đến mình một cô con gái.

Từ Sinh nghĩ ngay đến sự đưa nàng về nhà mình nhưng cảm thấy bế nàng từ đấy về nhà là cái nguy, vả lại, đem nàng về chốn đông người thì có khác chi tố cáo nàng.

Từ sinh nghĩ vậy, chàng gạt bỏ tất cả những tị hiềm nên bình tĩnh làm việc phải. Chàng thản nhiên cởi áo nàng ra , lấy lụa nhúng rượu rửa vết thương nàng cho sạch máu và lấy lá dâu đắp vào rồi dùng lụa cột chặt lại.

Xong đâu đây, chàng để nàng nằm vào trong và nghĩ thầm:

– Bây giờ ta phải làm sao đây? Có lẽ từ hôm qua nàng bị giặc đuổi bắn bị thương và chạy trốn suốt cả ngày đêm.

Bây giờ nàng thấy lửa trên chòi ta và nghe tiếng những quả bầu khua động nên lấn đến nhưng kiệt sức quá ngất đi. Có lẽ nàng đói khát nên quá yếu như thế chứ vết thương nàng không mấy nguy hại đến tánh mạng nàng.

Từ Sinh lấy nồi nấu cháo để phòng nàng tỉnh dậy chàng lấy nước ấm thấm vào môi nàng vì chàng ngại người bị th­ơng không thể uống nhiều nước được.

Từ Sinh ngồi nhìn nàng, chàng cảm phục người thiếu nữ anh dũng nầy và cảm thấy mình không bằng nàng.

Chàng nhớ lại lúc nàng xông xáo chiến đấu với lũ giặc kia, nàng quả là tay kỳ nữ mới có tài sức hành động như vậy.

Từ Sinh hình dung đến lúc nàng đâm ngã tên giặc, cướp lấy ngựa phi xuống đồi, mà khoan khoái làm sao cảnh oai hùng ấy đến bây giờ nhớ lại cũng làm cho máu chàng như nóng lên. Từ Sinh không ngờ con người đẹp như nàng mà có thể tung hoành như vậy. Thật xứng đáng thay một bực anh thư như nàng. Dân ta có người như nàng thật đáng thay.

Từ Sinh lấy rượu thoa tay chân nàng dùng lửa nóng hơ ấm nàng và dần dần nàng tỉnh dậy.

Mở mắt ra nâng toan ngồi dậy, nhưng Từ Sinh đưa tay ngăn lại chàng ngập ngừng nói:

– Xin anh hùng cứ nằm yên. Ðộng mạnh vết thương làm đau nhức và ra máu thêm thi nguy lắm. Nàng nằm trở xuống và nhắm ngay mắt lại mà Từ Sinh biết nàng đang nghĩ ngợi ghê gớm lắm.

Chàng quay mặt nhìn ra ngoài trời để nàng khỏi thẹn. Thiêu nữ mở mắt ra, nàng thấy Từ Sinh nhìn nơi khác, còn xung quanh mình là một mái chòi nhỏ , nàng nhớ lúc núp trong rừng nghe tiếng đuổi thú và thấy ánh lửa nên tìm đến đây rồi khi tĩnh lại đựợc nằm thế nầy.

Cơn đói khát làm thiếu nữ ngã đi, cái đau đớn của vết thương lúc bấy giờ đã dịu lại, nhưng trước đó nó làm nàng không còn sức lực.

Nàng nhận rõ quanh mình và thừa hiểu Từ Sinh là một nông dân có lòng tốt, chàng cứu chữa mình. Nghĩ đến đấy nàng giật mình đưa tay sờ vai và bối rối làm sao khi thấy vết thương nàng đã được buộc lại chặt chẽ. Nàng hiểu ngay chàng nông dân này đã băng bó cho mình và đã rõ mình là gái nên lo lắng và tự nhiên ngượng nghịu đôi chút.

Bỗng Từ Sinh quay lại, chàng nói:

– Mây đen kéo đầy trời khuất cả ánh trăng. Trời chớp nhiều, có lẽ sắp mưa .

Nhìn gương mặt chàng, thiếu nữ yên lòng vì biết chàng là người hiền lành , nàng nói:

– Ông băng bó cho tôi?

Từ Sinh nghiêm trang đáp:

– Chính tôi. Tôi nghĩ phải cứu người mà thôi, không hề có chút lòng tà khuất.

Thiếu nữ biết mình đã bại lộ nàng nói:

– Cám ơn ông. Xin ông giúp cho tôi đi.

Từ Sinh nói ngay:

– Nếu cô nương đi thì vết thương bị động mạnh có thể nguy đến sanh mạng.

Chàng nói tiếp:

– Vả lại cô nương còn yếu lại đói khát thì đi làm sao chịu cho thấu . Hãy tạm đỡ nơi đây cho khõe rồi sẽ đi cũng chưa muộn.

Thấy nàng nằm im không nói gì, đôi mắt cứ nhìn mình, Từ Sinh nói:

– Cô nương khỏi lo ngại, ở đây giặc không hề tới làm gì . Cô có thể lưu lại vài ba hôm cho vết thương khá rồi sẽ lên đường. Bây giờ cô nương nên ăn cháo cho khoẻ để lấy sức lại. Cô nương nên tin ở tôi không làm hại cô đâu

Thiêu nữ gật đầu, giọng nhỏ và yếu làm sao:

– Cám ơn ân nhân. Ða tạ lòng nhân ái của người.

Từ Sinh đỡ đầu nàng dậy, đổ nước cháo cho nàng. Chàng làm có vẻ tự nhiên không hề có chút ngượng nghịu. Còn thiếu nữ trong cơn đau yếu mệt mỏi như người sắp chết, nàng chỉ còn có mong người giúp đỡ nên không thẹn lắm.

Ðến đây nàng mới thấy rõ bản tánh thật của người khi thế cùng lực tận.

Nàng mong sao cho mạnh khỏe, hết đau nhức là thôi.

Sau một lúe giúp nàng, Từ sinh lui lại ngồi nơi góc chòi , chàng nói:

– Cô nương nằm yên cho khóe. Sáng mai có lẽ cô nương hết mệt.

Chàng bỏ vào đống lửa mấy cây củi to , ánh lửa cháy sáng rực lên ngăn giữa Từ Sinh và thiếu nữ, như soi tơ lòng hai người.

Thiếu nữ nhìn Từ sinh qua ánh lửa đỏ chập chờn nàng có cảm tưởng chàng là người trong trăng, sáng sủa như ngọn lửa kia. Vừa lúc đó một tiếng gầm vang động cả vùng và có tiếng ngựa hí, tiếp theo tiếng vó ngựa chạy rồn rập về phía chòi.

Từ Sinh kinh sợ, chàng lật đật dập tắt ngọn lửa ngay và cầm lấy thanh gươm. . .

Thiếu nữ kinh sợ bảo Từ Sinh:

– Xin ân nhân nộp tôi cho giặc là vẹn. Chống lại chúng đã vô ích mà còn nguy cả hai. Ân nhân hãy lưu thân lại dùng về sau.

Từ Sinh nói ngay:

– Khi nào tôi chết chúng mới được mó tay vào người cô nương. Tiếng thép rút ra khỏi vỏ nghe lạnh lùng ghê gớm làm sao, nó lạnh lùng như tiếng cười của thần chết.

Bỗng một tiếng gầm dữ dội nữa và tiếp theo một tiếng rít của con ngựa và vó ngựa dập dồn mau về phía rừng làm Từ Sinh không hiểu gì.

Nhưng sau đó vài giây không còn tiếng vó ngựa nữa , dường như con ngựa kia đã làm mồi cho hổ.

Từ Sinh bảo thiếu nữ:

– Cô nương yên tâm. Tên giặc nào đó cưỡi ngựa đi đêm đã bị hổ vồ rồi.

Thiếu nữ lắc đầu bảo chàng:

– Không phải thế ông à. Ðấy là con ngựa của tôi cột ngoài rừng đấy.

Từ Sinh ngạc nhiên hói:

– Cô để nó ở đâu?

Ở ven rừng kia, nhưng bây giờ nó có còn đâu. Tội nghiệp con vật đã có công cứu tôi thoát chết.

Từ Sinh hỏi nàng:

– Ðêm qua chạy thoát, cô nương đi đâu?

Thiếu nữ ngạc nhiên nhìn Từ Sinh như ngầm hỏi tại sao chàng biết rõ chuyện mình, thì Từ Sinh nghiêm trang nói:

– Ðêm qua tôi ở trên đồi Bửu Minh và thấy rõ cô cùng hai người nữa chiến đấu với bọn giặc.

Thiếu nữ vụt hỏi ngay:

– Hai người kia co chạy thoát không?

Từ Sinh lắc đầu, lộ vẻ buồn trên gương mặt làm thiếu nữ hồi hộp hỏi:

– Họ bị giặc giết cả rồi à?

– Không cô ạ? Họ bị chúng bắt đem đi.

Thiếu nữ thở một hơi dài như trút ra khỏi lòng bao đau đớn nhưng gương mặt nàng còn buồn rầu ẩn sự căm hờn tức tối, nàng nói:

– Thà bị giết còn hơn là bị bắt. Thế nào họ cũng chết , nhưng trước lúc ấy họ bị hành hạ đánh đập tàn nhẫn còn đau đớn gấp mấy lần chết.

Từ Sinh hỏi nàng:

– Cô sợ họ khai à?

Thiếu nữ trong cơn mệt, nhưng nghe Từ Sinh hỏi vậy đôi mắt như tía ra những tia sáng lạ thường, nàng cười gằn và nói:

– Muôn lần không, dù họ có chết cũng không bao giờ làm việc đó.

Từ Sinh không muốn nàng buồn và mệt, chàng nói:

– Cô nằm nghĩ cho khõe. Việc gì cũng chờ cô mạnh rồi sẽ hay. Bây giờ có nói gì cũng không ích.

Từ Sinh cầm dây giật mạnh cho những quả bầu phía dưới khua động , chàng nhúm lửa lại cho thiếu nữ ấm và lấy chiếc áo tơi đấp lên người nàng.

Sau vài tiếng sét mạnh , mưa ào xuống như trút nước, vài trận gió lướt qua tạt những hạt mưa vào chòi văng những hạt nước vào đống lửa nghe xèo xèo . Thiếu nữ thấy mưa tạt ướt Từ Sinh, nàng khẽ nói:

– Ông ngồi xích vào cho khỏi ướt.

Từ Sinh ngại về việc nam nữ gần nhau trong chỗ chật hẹp nầy, chàng nói:

– Cô yên tâm, tôi không sao cả, cô cần ngủ yên đến sáng cho khỏe.

Nói xong chàng xập tấm che phía trước xuống để mưa khỏi tạt và bỏ thêm vào đống lửa vài ba gốc củi cho thêm sự ấm áp. Thiếu nữ sợ Từ Sinh mỏi mệt vì ngồi như thế, nàng nằm quay mặt vào trong cho chàng được tự nhiên, lòng nàng tơi bời rối loạn.

Tâm hồn nàng như gặp cơn vũ bão, tình nhà nợ nước như cấu xé lòng nàng không để nàng yên được.

Phần Từ Sinh ngồi như thế một lúc lâu, chàng se sẽ nằm xuống. Ðống lửa chắn giữa hai người cháy hừng lên như soi sáng lòng họ, gieo cho họ sự ấm áp trong đêm trường.

Ngoài trời mưa, gió vẫn tơi bời, những hạt mưa rơi đồm độp trên mái lạt xát bên phên thành một điệu nhạc buồn hỗn loạn.

Sau một giấc ngũ dài, Từ Sinh tỉnh giấc, chàng ngồi dậy thì thấy thiếu nữ đã dậy rồi. Lúc bấy giờ trời hãy còn mưa rào rào nên không rõ trời đã sáng chưa vì tấm vãi hãy còn sập xuống.

Từ Sinh hỏi thiếu nữ:

– Cô không nằm cho khõe , ngồi làm gì cho mệt mà có hại lắm.

Thiếu nụ mĩm cười đáp:

– Không sao ân nhân? Nhờ ân nhân mà đêm qua tôi yên thân được. Bây giờ tôi khoẻ lắm rồi.

Từ Sinh nhìn ra ngoài trời theo lỗ hở , chàng thấy sáng rồi nên nói:

– Cô nương yên lòng ở tạm đây vài ba hôm rồi sẽ hay. Trời mưa thế nầy có lẻ còn lâu lắm mới tạnh được. Bọn giặc không đến đây làm gì đâu! Bây giờ tôi về nhà đem đồ cần dùng ra đây. Trong vòng một trống canh thì tôi ra đến .

Thiếu nữ nhìn chàng chăm chú như dò xét chàng, nàng nói:

– Nếu giặc hay được tôi ở đây thì sanh mạng ân nhân không còn. Chúng sẽ giết ông, đốt phá nhà cửa và làm hại thân nhơn của ông.

Từ Sinh lạnh lùng nói:

– Cô nương không phải lo điều đó cho mệt. Tôi đã nghĩ kỹ rồi mới làm.

Chàng thêm vào lữa vài gốc củi và nói:

– Tôi phải đi ngay bây giờ. Chàng đưa tay đỡ tấm vải lên và toan đi , nhưng thiếu nữ đưa áo tơi cho chàng và nói:

– Ân nhân quàn choàng áo tơi.

– Tôi không cần cô để đó che mưa tạt.

Nói xong chàng bước xuống thang chòi và đi thẳng về phía xóm xa, mặc cho mưa gió tạt lạnh lùng.

Thiếu nữ nhìn theo chàng, lòng nàng bâng khuâng hoài cảm. Gương mặt nàng trở nên buồn não nùng, nàng muốn sao cho mình mau mạnh để di ngay vì thân vai nàng còn bao nhiêu nhiệm vụ cần thiết.

Sau một hồi suy nghĩ, thiếu nữ quyết định ra đi , nàng ăn cháo cho no và choàng áo tơi vào mình rồi đứng dậy toan bước xuống thang chòi, nhưng nàng lảo đảo và nếu nàng không vịn kịp mái chòi thì đã ngã vật xuống.

Từ từ nằm xuống, thiếu nữ thở dài, nàng cảm thấy mình không thể nào đủ sức làm theo ý muốn nữa. Không khéo nàng trở thành người tàn tật thì đau đớn biết bao. Ngày mai thân nàng sẽ ra sao nếu nàng sống mãi thế nầy?

Thiếu nữ nằm yên như thế không biết đến bao lâu, cho đến khi nghe tiếng động nàng mở mắt nhìn thì Từ Sinh đã đến, chàng leo lên thang chòi đặt một bó gì to tướng trên sạp và nói:

– Cô yên lòng không sợ tôi tố cáo chứ?

Thiếu nữ cười và đáp:

– Không ân nhân ạ? Tôi không hề nghĩ như vậy đâu. Ân nhân khổ cực vì tôi quá .

Từ Sinh leo lên chòi chàng cởi bỏ áo tơi ra và vui vẻ nói:

– Mang thêm đồ cần dùng ra đây. Cô nương có thể ở lâu được cho đến lúc mạnh. Giặc không hay đến đây đâu mà cô nương ngại.

Thiếu nữ hỏi ngay:

– Ân nhân có tin tức chi về hai người kia chăng?

Từ Sinh trở nên buồn bã, chàng nhìn nàng ấp úng nói:

– Tôi không hiểu rõ lắm.

Thiếu nữ mỉm cười bảo chàng:

– Ân nhân nên nói thật cho tôi biết mọi sự để tôi liệu việc kẻo thất bại chuyện chung.

Từ Sinh nhìn đi nơi khác, chàng nói mau:

– Họ đã bị giết cả vì về đến Lam Giang họ toan thoát thân.

Thiếu nữ quay mặt không nhìn Từ Sinh. Cả hai không nói gì với nhau nữa.

Một lúc khá lâu thiếu nữ nằm xuống sạp nàng nhắm mắt lại như buồn rầu đau đớn lắm.

Từ Sinh để yên cho nàng nằm, chàng khoát áo tơi vào và đem chiếc cuốc xuống chòi, đi thăm ruộng.

Thiếu nữ nhỏm dậy nhìn Từ Sinh làm lụng dưới mưa dầm nàng buồn bã nghĩ thầm:

– Thế là xong, ta dù thoát được cũng như không. Họ đã chết cả còn ai mà giúp ta thành chuyện.

Tội nghiệp anh chàng nông dân nầy quá. Chàng ta xứng là chàng trai của đất nước. Con người đáng quí biết bao.

Ðôi má nàng ửng đỏ khi nàng nghĩ đến lúc Từ Sinh cởi áo nàng băng bó vết thương. Thật là một sự không thể tưởng tượng được. Xưa nay nàng là ngưười theo nho giáo, nâng hiểu thể nào là sự hiềm nghi của trai gái, thế mà nàng để một chàng trai bồng ẵm, đụng chạm mình.

Thiếu nữ không khói e thẹn, cái thẹn tự nhiên của cô gái, nàng chẳng thoát khỏi sự thường tình của thiên hạ. Mở chiếc bọc của Từ Sinh đem ra, nàng thấy trong ấy có hai bộ y phục đàn bà, một chăn bông lớn, nhiều thứ thuốc với bao thứ cần dùng khác. Nàng nhìn xuống đám ruộng thì thấy Từ Sinh đã vác cuốc đến chòi.

Vừa lên chòi, Từ Sinh nói:

– Trời mưa lạnh quá sao cô không nằm nghỉ. Tôi đốt lửa lên cô nhé .

– Vâng ạ.

Trong khi Từ Sinh nhúm lửa, thiếu nữ bảo chàng:

– Tôi chưa được may mắn biết cao danh của ân nhân ?

– Tôi là Từ Sinh.

Nàng nhìn Từ Sinh và nói:

– Còn tôi là Bạch Phượng.

Từ Sinh nhìn nàng chàng muốn nói điều gì nhưng lại thôi, gương mặt chàng hơi khác sắc như có vẻ thẹn vậy.

– Ân huynh muốn dạy tiểu muội điều chi?

Nghe nàng hỏi mình bằng anh và xưng em, Từ Sinh hơi ngại, chàng nói:

– Cô nương chớ gọi thế làm tôi thêm thẹn. Từ Sinh nầy chỉ đáng hầu cô nương mà thôi.

– Ân huynh chở hạ mình làm tiểu muội mang tội , chẳng biết ân huynh dạy gì?

Từ Sinh nhìn lảng đi nơi khác, chàng nói:

– Bây giờ tôi cần buộc vết thương cô nương cho chóng lành.

Bạch Phượng đỏ ửng đôi má, nàng ấp úng một lúc lâu và khẽ nói:

– Vâng tôi hiểu.

Từ Sinh nói được như vậy thôi , chàng cứ nhìn đi nơi khác. Một lúc chàng quay lại lấy mấy món thuốc trộn vào nhau và đổ rượu vào khuấy cho đều trong khi Bạch Phượng quay mặt đi nơi khác vì thẹn.

Dù là một thiếu nữ phi thường, cầm gươm lên ngựa, xông xáo ở trận mạc nhưng Bạch Phượng không khỏi có tánh e thẹn tự nhiên của nữ nhi, nàng hồi hộp trong giờ phút nầy? Từ Sinh trộn thuốc xong chàng nhìn nàng thì thấy Bạch Phượng đã cất cánh tay áo để lộ chỗ vết thương ra . Chàng ngồi lại gần và mở lớp băng cũ. Gương mặt chàng lúc bấy giờ nghiêm trang làm sao, nó gần như lạnh lùng khắc nghiệt với Bạch Phượng.

Ban đầu Bạch Phượng còn e thẹn không can đảm nhìn mặt chàng, nhưng sau đấy vài phút nàng nhìn chàng và thầm kính phục chàng trai đứng đắn ấy.

Rửa sạch vết thưng và bó thuốc cho nàng xong, Từ Sinh bảo nàng:

– Cô nên thay y phục đàn bà cho tiện. Sáng nầy lũ giặc chia nhau đi lùng xét khắp thôn, khắp các nơi. Vì mưa gió chúng không đến đây chứ rồi chúng cũng đến.

Bạch Phượng nói:

– Nếu thế nguy mất. Anh có thể đưa em đi chăng ?

Từ Sinh lắc đầu nói:

– Cô không thể đi đứng được và nếu dầm mưa cô sẽ chết trong rừng. Thà ở đây đến lúc lành mạnh còn hơn. Cô nên mặc y phục phụ nữ vào thì bọn chúng không còn ngờ gì nữa đâu. Dù có gặp cô chúng cũng không nhận ra mà để cô yên thân.

Chàng nói tiếp:

– Chỉ còn một cách đó mà thôi. Nếu cô không theo thì nguy cho cả chúng ta. Y phục của chị tôi , mặc chắc là vừa.

Chàng choàng áo tơi vào mình và xuống chòi để Bạch Phượng thay đổi y phục.

Một lúc sau chàng trở lên chòi tự nhiên lòng chàng thấy đổi khác. Lúc trước chỉ biết nàng là gái nhưng trong bộ võ trang nam phục nàng không có vẻ gì là gái cả. Bây giờ nàng trở thành cô gái mĩ miều khả ái, một cô gái đẹp lạ lùng. Từ Sinh đoán chừng nàng cũng là một tiểu thư trâm anh khuê các nên nàng có vẻ đẹp như vậy. Chàng muốn rõ đời tư nàng nhưng không tò

mò hỏi.

Bạch Phượng quả là một giai nhân tuyệt sắc. Tóc nàng dài óng ả màu huyền nhung đôi mắt đen dịu dàng linh động sáng sóng mũi dọc dừa, răng đen ngời giữa đôi môi đỏ thắm, má nàng trắng hơi ửng đỏ trông mịn màng tươi đẹp trong cơn nàng mệt vì bị thương mà nàng còn đẹp như thế, đến lúc nàng mạnh khõe và trang diện nàng còn đẹp biết bao. Lâu nay Từ Sinh cho Lam

Hà là một thiếu nữ đẹp ít ai bằng nhưng hiện giờ chàng cảm thấy nàng không thể đẹp hơn Bạch Phượng.

Lam Hà đẹp, hiền hậu, dịu dàng nàng chỉ có làm một thiếu nữ đảm đang hiền thục trong khuê các, nhưng không thể mang gươm lên ngựa như Bạch Phượng.

Bạch Phượng hoàn toàn thật, nàng vừa có tài vừa có sắc thật trong đời ít kẻ hơn.

Từ Sinh mỗi lần nhìn nàng là chàng thêm bối rối ngường ngượng làm sao. Xưa nay chưa hề gặp cảnh nầy nên ngày nay gặp phải chàng không sao binh tĩnh.

Còn Bạch Phượng đến phút nầy nàng cũng bối rối, dù trước kia nàng từng xông xáo, sống quen gần với bọn trai đồng bọn. Từ Sinh nhìn mưa rơi trên ngàn trăng xoá, chàng nhớ đến Lam Hà và nhủ thầm: Phải chi Lam Hà được một phần của Bạch Phượng. Nàng yếu ớt tinh thần tuy không bao giờ khuất phục lũ giặc nhưng nàng không thể chống lại chúng bằng võ lực được.

Từ Sinh nghĩ đến hạnh phúc của mình và Lam Hà , chàng lo sợ có một ngày nào lũ lính giặc sẽ đạp tan tương lai chàng , sẽ đạp hạnh phúc chàng để chiếm lấy một chút vui giây lát. Trong lúc chàng nghĩ ngợi bỗng chàng giật mình, vì nghe có nhiều tiếng vó ngựa nên lật đật bảo Bạch Phượng:

– Giặc đến kia rồi. Xin cô nhận là vợ tôi nhé ! Ta không khéo là nguy đó !

Từ Sinh lật đật kéo chăn đắp trùm người nàng lại, giấu kín bộ võ trang của nàng và thanh gươm, thì có tiếng oang oang dưới chòi:

– Tên nào đó? Hãy xuống cho ta khám xét chòi.

Từ Sinh quay nhìn Bạch Phượng thì một tiếng thét to:

– Tên khốn kia muốn rụng đầu à?

Từ Sinh không dám chần chờ nữa liền leo xuống chòi. Một tên lính giặc ngồi trên lưng ngựa, đưa chân đá vào ngực chàng làm chàng loạng choạng suýt té, chàng cắn chặt răng để nuốt niềm uất hận xuống tận đáy lòng.

Tên lính bên kia đưa chân đạp mạnh vào vai chàng làm chàng chúi tới trước và tên nọ đạp chàng ngã về sau.

Cứ như thế bọn lính giặc hành hạ chàng. Một lúc chúng quát hỏi:

– Tên kia mi ở đây làm gl?

Từ Sinh làm ra bộ sợ sệt đáp:

– Thưa các quan tôi ở đây coi ruộng.

Một tên hỏi lớn:

– Ruộng mầy có đóng thuế chưa?

– Thưa ngài tôi đã đóng thuế điền rồi.

– Tốt lắm mày có thấy một gã con trai cỡi ngựa chạy lẩn quất đâu đây không?

– Thưa ngài không.

Một tên đá vào ngực chàng làm chàng loạng choạng suýt ngã hắn quát to:

– Tên khốn kia mày nói láo à? Có muốn tao cho một giáo về với ông bà không?

Từ Sinh ôm ngực kêu:

– Trăm lạy các ông, tôi không biết gì cà. Suốt ngày đêm chỉ lo ruộng để đủ thóc đóng thuê cho quý ông, nào dám đi đâu mà biết chuyện khác.

Một tên lấy cây giáo đưa mũi vào ngực chàng và quát lớn:

– Mầy có nói không? Hay đợi ta đâm một giáo.

Từ Sinh lo ngại, chàng cầm lấy mũi giáo và đó lên rồi kêu van:

– Lạy ngài, tôi không biết chi cả.

Thấy Từ Sinh làm như vậy tên giặc nổi giận đâm mạnh ngọn giáo xuống, nhưng Từ Sinh cầm chắc lưỡi giáo đẩy lên nên hắn không giết chàng được.

Từ Sinh biết làm cho tên kia giận tức là mình có thể nguy nên liếc xem chừng mấy tên liệu mình có thể cự lại nổi không.

Vừa lúc đó thoáng thấy mấy tên kia không chú ý, Từ Sinh vùng ngay dậy như một kẻ điên cuồng, chàng kéo mạnh mũi giáo về mình làm tên giặc té nhào xuống ngựa.

Tên ngồi trên lưng ngựa gần Từ Sinh không kịp trở tay bị chàng đâm luôn một giáo té nhào xuống.

Lẹ như chớp Từ Sinh đâm luôn tên khác và thót lên mình ngựa đâm luôn một tên đưa lưng lại phía chàng.

Thế là chỉ trong một loáng Từ Sinh đã hạ hết ba tên rồi, chỉ còn lại hai tên ngồi trên ngựa và một tên dưới đất. Hai tên trên ngựa giật mình kinh sợ, chúng xoay lại phía chàng và đâm vụt vào ngực chàng.

Từ Sinh giật cương ngựa qua một bên để tránh và đâm trả lại một giáo.

Tên giặc không đỡ kịp té nhào xuống luôn, nằm dảy đành đạch trông phát sợ. Còn lại một tên trên mình ngựa, hắn cả giận đâm ngay yết hầu Từ Sinh một giáo, nhưng chàng hụp đầu né và trả lại một giáo ngay ngực hắn.

Lập tức tên giặc đưa giáo gạt mạnh và đâm ngay bụng ngựa chàng. Từ Sinh dùng cán giáo đánh tạt mũi giáo kẻ địch ra và trả lại một giáo ngang bụng kẻ địch.

Trong khi chàng cự với tên giặc trên mình ngựa thì tên ở dưới đất lấy ngọn giáo của đồng bọn rơi dưới đất lén đi lại phía sau chàng và bất ngờ đâm vào lưng chàng.

Nhưng hắn vừa đưa giáo lên thì một lưỡi dao từ trên chòi bay vụt xuống ghim ngay vào lưng hắn làm hắn rú lên và ngã gục ngay xuống dãy đành đạch như cá bị dập đầu.

Từ Sinh giật mình chàng hiểu ngay Bạch Phượng giúp mình hạ kẻ địch , thì vừa lúc đó tên giặc đâm mũi giáo tới. Từ Sinh đánh tạt ngọn giáo hắn ra .

Chàng cười dòn và nói:

– Tên khốn kia mi còn hiếp đáp dân ta nữa không ? Nếu mi xuống ngựa lạy ta, ta tha cho mi sống.

Tên nọ hươi giáo đâm lẹ như tên bay, nhưng Từ Sinh nào sợ, chàng đánh hất giáo ra rồi cho hắn một giáo ngay yết hầu.

Tên giặc cũng đồng sức như Từ Sinh nên hắn tránh được và trả lại chàng một giáo.

Lúc bây giờ Bạch Phượng đang co ro nơi mép chòi nhìn xuống , nàng lo sợ cho Từ sinh vô cùng, nhưng thấy bọn giặc 6 tên đã chết hết 5 nên yên lòng vô cùng.

Nàng lấy thanh gươm trường của Từ Sinh giấu trên mái chòi và tuốt sẵn, nàng ngạc nhiên khi thây nơi cán gươm có chữ Trần. Có lẽ đây la thanh gươm của Trần Nhuế ở Hoàng Giang. Ta đã được thấy một lần rồi. Trần Nhuế là người cầm đầu một vùng ở Hoàng Giang chống lại bọn giặc mà, Từ Sinh có gươm nầy chắc anh ta là bộ hạ của Trần Nhuế chăng?

Thảo nào anh ta bênh kẻ cứu nước như ta và chống lại bọn giặc kia.

Trong lúc đó phía dưới, Từ Sinh đã đánh văng giáo của tên giặc, chàng cười dòn và quát to:

– Tên kia mau xuống ngựa quỳ lạy ta, thì ta tha cho mi về.

Tên giặc thấy Từ Sinh giết hết cả bọn mình nay mình lại mất giáo thì nguy biết bao. Anh ta sợ quá nên nhảy xuống ngựa và kêu van:

– Trăm lạy tráng sĩ xin ngài sinh phúc cho tôi nhờ. Giết tôi như giết trâu chó chỉ làm dơ gươm ngài mà thôi. Trăm lạy ngài tha cho.

Hắn nói tiếng ta giọng Tàu nghe đáng ghét làm sao.

Từ Sinh nghĩ đến lúc nãy chính hắn đã mình đạp mình chàng sôi cơn tức, nhưng không lẽ trả thù người dưới ngựa , chàng thét to:

– Tên khốn kia mi hành động tàn ác không biết bao nhiêu rồi. Mi giết chóc, hãm hại đồng bào tay làm những việc tàn ác bất lương. Lẽ ra ta cho mi về với tiên tổ, nhưng ta không nở giết kẻ ngu muội như mi. Vạy ta tha cho mi, nhưng ta buộc mi một điều mà thôi.

– Lạy tráng sĩ tôi xin vâng ngài.

Bạch Phượng ở trên chòi nghe vậy, nàng lo sợ vô cùng, không hiểu sao Từ Sinh lại tha cho tên giặc như vậy. Nếu hắn chạy về mà tố cáo thì giặc đem đội kỵ binh đến thì chàng và mình dù có tài trời cũng phải chết.

Từ Sinh là một kẻ khôn ngoan có lý đâu làm việc kém như vậy. Nàng nghĩ mãi mà không ra tại sao Từ Sinh lại tha cho giặc là kẻ ghê hơn loài hùm, beo, gấu, hơn loài rắn độc.

Vừa lúc đó Từ Sinh thét to:

– Tên kia cho mi sống, nhưng mi hãy đi vào rừng kia mà tìm chỗ sống , tự hậu không được về đồn lính nghe chưa?

– Thưa vâng lời tráng sĩ.

Từ Sinh cười và nói:

– Ta cho mi cây giáo và đi mau lên.

Tên giặc cầm giáo bước đi trong khi Từ Sinh nhìn lên chòi. Bỗng tên giặc vụt quay mặt trở lại đâm thật nhanh mũi giáo vào lưng Từ Sinh.

Tưởng đâu Từ Sinh phải chết vì mũi giáo đó, bởi chàng bất phòng.

Cũng may là Bạch Phượng luôn luôn nhìn xuống nàng vừa thấy tên giặc cử động như vậy liền phóng thanh gươm trường vụt xuống xuyên vào ngực hắn làm hắn té nhào, hai tay buông giáo ôm ngực oằn oại như rắn bị đập đầu.

Từ Sinh quay lại nhìn tên giặc, chàng xuống ngựa tiến lại chân chòi và nói :

– Xong bọn nầy rồi. Cô nương yên tâm, để tôi làm mất xác chúng là xong.

Chàng vác xác bọn giặc đặt lên mình ngựa cột lại và nắm cương kéo thẳng vào rừng, sau khi lấy thanh gươm của mình lại. Bạch Phượng nhìn Từ Sinh và đoàn ngựa khuất trong màn mưa trắng xóa, nàng lo âu cho bao cảnh nguy hiểm có thể xảy ra cho chàng và cho mình trong những ngày sắp đến.

Một cơn mưa tạt vào góe chòi, Bạch Phượng sập tấm vải xuống và nằm im nhớ lại trận chiến khi nãy xảy ra.

Nàng thấy nếu bọn kia mà có một tên giỏi võ nghệ thì Từ Sinh và mình không còn hồn. Cũng may lũ giặc ấy toàn là những tên không ra gì nên Từ Sinh mới thắng được.

Bên ngoài mưa vẫn rơi không dứt, thỉnh thoảng vài cơn gió nhẹ tạt những hạt nước vào, gieo niềm lạnh cho người thiếu nữ gặp bước nguy nan.

Một lúc lâu Từ Sinh vác gươm về , chàng lên chòi mình mấy ướt đẫm . Chàng cởi áo vắt khô và ngồi bên đống lửa sưởi ấm. Nhìn thân hình liền lạc của Từ Sinh, Bạch Phượng biết chàng mạnh khoẻ có thể trở thành võ tướng được. Nàng mỉm cười khi nghĩ đến một ngày mai Từ Sinh hiên ngang trên lưng ngựa tiến tới trận mạc với đoàn quân anh dũng.

Từ Sinh không nói gì, chàng ngồi im như tượng đồng, day mắt nhìn ra ngoài trời mưa gió.

Bạch Phượng gợi chuyện:

– Cũng may nhờ mưa to nên máu kẻ giặc trôi đi cả. Nếu không ta phải bận lòng phi tang.

Từ Sinh quay lại nhìn nàng, chàng nói:

– Thế là xong. Có lẽ bọn chúng không đến đây nữa.

– Sao ân huynh biết?

– Có gì là lạ. Nơi đây là chốn âm u ít người. Mùa này chỉ có vài người có ruộng gò mới đến chăm nom lúa.

Lúc nãy vì có tên phản quốc dẫn giặc đến chúng mới rõ mà đến , chứ chúng không hề nghĩ đến bọn ta. Ðây là lần đầu mà quân giặc để chân đến đây? Từ nay có lẽ chúng không đến nữa.

Bạch Phượng im lặng một lúc nàng hỏi bâng quơ:

– Không biết bao giờ mưa tạnh?

– Từ Sinh mỉm cười không đáp, vì chàng có biết bao giờ mưa tạnh.

Chàng quay nhìn lại và đôi mắt chừng như yếu đi bởi đôi mắt tuyệt đẹp của người thiếu nữ khác thường .

Gió mưa ngoài trời vẫn không ngừng, như muôn làm lạnh thêm những tâm hồn buồn lạnh bởi hồn vong quốc.

Bạch Phượng thức giấc thì trời đã khuya lắm. Nàng nằm im nghe tiếng mưa rơi trên mái tranh, lòng như có một cơn mưa gió tơi bời.

Ánh lửa lòe sáng khi gió lùa vào và dịu lại ngay, buông ánh sáng vàng phi màu đỏ nhạt khắp gian nhà nhỏ hẹp.

Bạch Phượng liếc nhìn Từ Sinh thì thấy chàng đang ngủ mê man, gương mặt cứng rắn khôi ngô của chàng như lộ đầy vẻ nhọc mệt. Lòng nàng tự nhiên buồn, nàng nhớ lại mình đã sống bên cạnh Từ Sinh đã non nửa tháng nay, chàng khổ cực vì nàng khá nhiều và nhờ thế hôm nay vết thương nàng đã nhẹ.

Giả không mưa dầm thì nàng đã lên đường nhưng Từ Sinh khuyên nàng hãy đợi trời tạnh ráo. Vết thương nàng không thể nào lành nếu nàng xông pha dưới trời mưa gió và có thể nàng nguy đến tánh mạng là khác.

Vì vậy nên nàng ở lại, nhưng nàng ở lại nàng càng thương hại Từ Sinh vì mình mà phải nhọc nhằn.

Ngày chàng phải săn sóc ruộng nương, phải về nhà và trở ra đem những vật cần dùng cho nàng và giúp nàng mọi việc. Gần gũi chàng bao lần, Bạch Phượng cảm thấy Từ Sinh là một nông dân tánh tình tốt . Chàng đứng đắn, siêng năng, giầu tình yêu nước.

Chàng luôn luôn phấn đấu vời đời, luôn luôn săn sóc giúp đỡ người xung quanh mà không bao giờ than thở sự mệt nhọc của chàng.

Bạch Phượng mến Từ Sinh và tự nhiên nàng cảm thấy lòng mình nghiêng về chàng nhiều quá.

Trong những lúc buồn khổ, đau đớn,.cô đơn Bạch Phượng chỉ có chàng là người giúp dỡ mình nên nàng chú ý đến chàng một cách tự nhiên và dần dần nàng thấy chàng là người cần thiết cho đời mình.

Cũng may những ngày nàng sống nơi đây lũ giặc không đến nữa nếu chúng đến có lẽ tánh mạnh nàng và Từ Sinh khó toàn vẹn nếu chúng xét ra.

Từ Sinh bỗng cựa mình, bàn tay chàng quơ gần vào đống lứa, nhưng chàng vẫn say sưa trong giấc ngủ.

Ngại sức nóng phá giấc ngủ chàng Bạch Phượng khẽ ngồi dậy rón rén nghiêng mình qua cầm lấy tay chàng đặt sát vào thân. Bỗng Từ Sinh mở mắt nhìn bốn mắt gặp nhau, làm Bạch Phượng bối rối lạ thường nàng nói:

– Ân huynh suýt chạm vào lửa?

Từ Sinh nằm lui xa đống lửa một chút, chàng nói bâng quơ:

– Trời độ này lạnh quá. Còn mươi ngày nữa thì đã đến đầu đông rồi.

Chàng lắng tai nghe tiếng mưa một lúc và tiếp:

– Ðêm nay trời bớt mưa, có lẽ ngày mai trời tạnh ráo.

Bạch Phượng sực nhớ đến cảnh mình, nàng hỏi Từ Sinh:

– Tiểu muội có thể nào lên đường được không ân huynh ?

Từ Sinh lắc đầu đáp:

– Cô nương muốn đi cũng để vài ngày nữa rồi sẽ hay. Dù sao công việc cũng đã trể rồi.

Bạch Phượng nhìn Từ Sinh và bỗng hỏi:

– Ân huynh có lẽ biết tướng quân Trần Nhuế chứ?

– Tôi có nghe danh vị anh hùng đó, nhưng không được biết mặt. Nghe đâu anh ta làm quân giặc nhiều phen khiếp vía kinh hoàng.

Bạch Phượng nhìn chàng và tiếp:

– Ân huynh có thanh gươm đẹp quá?

Từ Sinh nhớ đến ngày mà quân giặc toan bắt Lam Hà, chàng nhớ đến người vô danh hạ mình như chớp nhoáng và cho chàng thanh gươm nên đáp:

– Thanh gươm ấy của một người cho tôi.

– Ân huynh rõ người ấy nhiều chứ?

Từ Sinh thuật lại chuyện cũ cho Bạch Phượng nghe và bảo nàng:

– Người đó quả là một bậc kỳ tài. Ông ta mới vung gươm mà tôi đã thua rồi !

Chàng nói thêm:

– Còn nhớ đêm cô nương và lũ giặc giao chiến trên đồi Bửu Minh. Cô nương hóa trang tài giỏi, tôi kính phục cô nương vô cùng.

Bạch Phượng mỉm cười nói:

– Ân huynh nói quá lời, tiểu muội nào đã thắng ai.

Hai người bỗng lặng im vì dưới chòi có tiếng động Từ Sinh bỗng nhỏm dậy, tay chàng tự nhiên vớ lấy thanh gươm trên đầu và tuốt ra khỏi vỏ, khi nghe tiếng động thang choi như có kẻ trèo lên…

Một tiếng gọi khẽ làm Từ Sinh giật mình kinh sợ chàng biết tiếng Lam Hà nên nói ngay:

– Em Lam Hà, có việc gì mà đêm khuya em đến đây

Lam Hà trèo lên chòi, nàng nhìn Từ Sinh và Bạch Phượng rồi cúi chào Bạch Phượng, Bạch Phượng chào lại Lam Hà, không hiểu sao nàng nhìn Lam Hà trân trối trong khi Từ Sinh tra gươm vào vỏ, Làm Hà bỏ áo tơi và nói :

– Không biết có chuyện gì mà giặc mang quân tới quá nhiều anh ạ? Em thấy chúng đóng thêm đồn trại khắp nơi nên đến cho anh hay.

Từ Sinh bình tĩnh như thường, chàng nói:

– Em nghĩ sợ cũng phái nhưng giặc làm thế là thường em ạ? Có lẽ chúng nghe tin gì đó nên gìn giữ địa lợi.

Em nghe chúng sắp quét sạch trong tỉnh ta.

Từ Sinh nhếch mép cười, chàng nói:

– Liệu chúng có làm nổi không? Mấy năm nay sang đây chúng nào dẹp nổi dân ta đâu.

Lam Hà sợ sệt nói:

– Anh nghĩ, chúng nhiều người, dư khí giời còn người ta ít, lẻ tẻ và ít khí giới làm sao cự lại số đông toàn quân thiện chiến.

Từ Sinh hỏi lảng chuyện khác:

– Chị Hương Lan bảo em đến đây à?

– Em tự đến cho anh hay để cô nương đây biết tin mà định liệu.

Bạch Phượng bây giờ mời nhìn Từ Sinh và hỏi:

– Anh nghĩ thế nào ?

Tôi xét người trong các nhóm của ta đều có tai mắt khắp nơi. Có lẽ họ đã hay tin nầy trước chúng ta cô ạ? Còn riêng cô, cô nên ở đây vài ngày nữa rồi sẽ đi cũng không muộn. Quân giặc không đến đây làm gì , một lẽ vì đường đất hẹp hòi khó cho ngựa đi, một lẽ đây là nơi không nhà cửa.

Lam Hà nhìn Từ Sinh, nàng cảm thấy lòng tự nhiên khác thường dường như chàng chỉ nghĩ đến một thiếu nữ đẹp khác, sang trọng tài ba mà không còn nghĩ đến mình.

Tự nhiên nàng không khỏi một chút khó chịu nhưng sau đấy vài phút nàng thản nhiên lại và chịu yên phận như thường, không nghĩ sự ấy nữa.

Bạch Phượng nhìn Lam Hà và Từ Sinh, gần như nghẹn ngào họ như một đôi vợ chồng thân mật yêu nhau thành thật thiết tha mà nàng chỉ là người khánh tạm lúc qua đường gian khổ.

Bầu không khí trong gian chòi nhỏ hẹp tự nhiên trở nên khác thường, không ai nói với ai một câu nào sự sôi nổi chiếm mất lòng họ.

Từ lâu nay Từ Sinh và Lam Hà yêu nhau, họ xem nhau như đôi vợ chồng thật rồi, chỉ chờ có ngày thành hôn nữa là xong.

Lam Hà trong cảnh đau khổ nguy nan, chỉ có một mình Từ Sinh đem sự sống và đem nguồn vui an ủi nàng nên luôn luôn bao giờ nàng cũng muốn có Từ Sinh để đón lấy nguồn sông của chàng ban cho.

Không họ hàng thân thích chia nên tình san hà trao trọn cho Từ Sinh mà không chia xẻ cho ai khác ngoài Hương Lan là chị ruột chàng.

Lần đâu tiên Từ Sinh lo cho kẻ khác mà không lo cho nàng, hơn mười ngày nay chàng chỉ lo cho Bạch Phượng suốt cả ngày đêm bỏ mặc nàng với Hương Lan nơi nhà.

Thỉnh thoảng vải ngày chàng về lấy vật cần dùng và đi ngay, không ở lâu đến một giờ nên nàng thấy xa cách chàng và có lẽ do đó nàng mới thấy rõ lòng yêu của mình đối với Từ Sinh rất nặng. Ðến ngày nay nàng mới rõ mình yêu chàng quá nhiều và gần như không thể xa chàng lâu được.

Ðến đây nàng trông rõ cảnh này trách nào nàng không bối rối lo ngại dù nàng rất mến yêu người thiếu nữ dị thường kia đã chiến đấu với kẻ thù cưóp nước một cách oai dũng đáng bực anh hùng của đất nước Lam Hà cầm cành củi nhỏ khêu lửa làm một cử động cho đỡ thẹn.

Về phần Bạch Phượng , xưa nay nàng chưa hề sống chung với một chàng trai nào, nay bỗng nhiên để một người trai động chạm đến thân mình và sống gần chàng mới như vậy, nên nàng không khỏi nghĩ đến sự hiềm nghi dù lòng chàng và nàng trắng hơn cả tuyết trắng trời đông.

Thêm Lam Hà tư tưởng ấy càng thêm rõ rệt, dù Lam Hà hiền lành đáng mến nhưng nàng không khỏi đôi chút bối rối vì thẹn thầm. Còn Từ Sinh thấy Lam Hà đến chàng lo ngại nàng hiểu lầm mình thì phiền. Lòng chàng yêu nàng lúc nào cũng như lúc nào, không bao giờ thay đổi. Nhưng chàng nghĩ một cô gái như Lam Hà, một cô gái tánh tình hiền hậu chỉ quen sống trong cảnh bình thản, dù rằng nàng bị cảnh tang thương trong gia đình cũng chưa đến đỗi song lăn lộn lẩy một ngày nào thì ngày nay thấy một cô gái như Bạch Phượng sống chung với chàng như vậy, trách sao nàng không khó chịu.

Nghĩ vậy Từ Sinh không khỏi ngại nhưng phỏng tin Lam Hà dù sao cũng là một thiếu nữ đức hạnh nàng sẽ nghĩ ra bổn phận chàng, bổn phận phải giúp Bạch Phượng mà quên sự nghi ngờ.

Có tiếng hổ gầm đâu đây khiên mọi người bàng hoàng như sống trong cơn mộng.

Từ Sinh cầm giây giật mạnh thì mấy quả bầu dưới bờ sông khua không ngừng, chàng nói:

– Ðêm nay mưa ít nên hổ về. Mấy ngày nay không có thú về nên ta yên ổn.

Lam Hà nhở đến lúc nàng lên đồi Bửu Minh gặp hổ , nàng rùng mình và tự nhiên nhớ đến người bắn mũi tên bí mật cứu nàng với chị Hương Lan.

Lam Hà không rõ kẻ ấy là ai mà không ra mặt chào nàng, dường như người ấy làm ơn không cần báo vậy.

Từ Sinh khẽ bảo nàng:

– Em nằm nghỉ bên cạnh cô nương nhé? Sáng mai rồi sẽ hay. Anh tin bọn kia không làm gì đâu.

Lam Hà nhìn chàng và nói:

– Con một chuyện đáng phiền nữa anh ạ?

Từ Sinh ngước mắt nhìn nàng như dò hỏi thì nàng tiếp:

– Lúc trưa có tên giặc đi với tên Giáp thủ đến đòi thuế dệt tơ.

Từ Sinh tức tối nói:

– Chúng đã đòi rồi mà ta đây đóng rồi còn đòi chi nữa.

Lam Hà uất ức đáp:

– Bây giờ chúng bắt ta đóng thuế khác xưa. Mỗi năm đóng tiền mỗi khung cửi là bao nhiêu và hàng tháng dệt được bao nhiêu thước vải lụa để đem lên trình lý trưởng và tuỳ theo số thước mà đóng thuế.

Từ Sinh không cầm được lòng giận tức chàng nói:

– Lũ chó kia chúng vơ vét cả sản nghiệp ta rồi, còn muốn gì nữa, cứ như vậy ta làm chi cho mệt kìa.

Lam Hà thở dài nói:

– Nếu không làm thì cũng chết mà làm cũng khó sống được. Thật bọn kia quyết giết dân ta nên bóc lột tận xương tủy. Thật không còn làm sao mà sống được, bao nhiêu người bị bọn Giáp thủ và lý trưởng đánh chết vì không đủ tiền đóng thuế. Từ Sinh nói như gầm:

– Tên Lương Như Hốt quả là loài rắn độc. Hắn quyết giết dân ta nên tàn ác còn gấp mười kẻ giặc. Hắn càng lập công để giặc tin nhiễm thì dân ta càng ngày càng trần truồng đói khát. Tên phản quốc cầu vinh thân phì gia ấy có ngày cũng bị dân ta làm thịt lột da nó chứ chẳng không. Lương Như Hốt mày hỡi có ngày mày sẽ bị dân ta bầm tan từng mảnh.

Chàng cười, nụ cười đầy đau đớn, giọng chàng trở lại dịu dàng . Dù sao thằng dân nghèo đói như ta cũng phải chịu nhiều điều áp bức.

May mà mấy năm nay ruộng nhà ta không thất mùa, nếu không thì ta không khói bọn chúng đánh đập cướp phá. Thật chưa bao giờ sưu cao thuế nặng như bây giờ. Nhiều người nộp không nổi số thuế đinh, thuê điền mà phải chết vì bọn theo giặc đánh đập tra khảo.

Bạch Phượng nhỏ nhẹ bảo Từ Sinh:

– Kẻ nào đóng không nổi thuế thì giặc bắt làm xâu, phải lên rừng tìm ngà voi sừng tên có kẻ xuống bể mò ngọc trai. Có kẻ phục dịch cho quan suốt cả năm nấy sang năm nọ. Bao nhiêu kẻ bị biết hại chỉ vì không đủ sức làm lụng vất vả khổ cực phục dịch cho lũ giặc bán nước và lũ giặc cướp nước. Nếu họ trốn lánh thì vợ con cha mẹ anh em phải bị tàn hại lây, vì vậy họ đành chịu khổ hình cho đến chết.

Lam Hà ứa nước mắt, nàng quên mình đang ngồi với hai kẻ khác. Giọt nước mặt của nàng làm Từ Sinh đau đớn, tức tối cho mình không đủ sức diệt tan giặc trả thù nhà. Còn Bạch Phượng thấy Lam Hà khóc nàng thương hại cho cô gái yếu đạo sống trong thời loạn ly khổ sở.

Nàng hiểu tình cảnh Lam Hà dễ rung động trước bất cứ cảnh khổ nào nàng yêu cả mọi người đau khổ nguy nàn. Vài cơn gió thoáng vào chòi làm mọi người lạnh buốt. Tiết cuối thu gần đầu đông lạnh lẽo làm sao phần mưa gió không ngừng gieo niềm lạnh cho vạn loài trong trời đất.

Lam Hà nằm xuống sát cạnh Bạch Phượng trong khi Từ Sinh bỏ vào đống lửa mấy gốc củi to và cũng ngả mình xuống sạp chòi quay lưng lại đống lửa hồng.

Ðâu đây có tiếng chim kêu vài tiếng lạnh lẽo u buồn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.