Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á

Tác giả: Nguyễn Chí Linh Ngày: 31/12/2021 Chuyên đề: Chọn lọc, Cổ Đại, Lịch sử, Thám Hiểm, Thương trường, Top 100
Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á
Mùa hè năm 1986, tôi lại sống trong kỷ niệm khi bộ phim Tây Du Ký được trình chiếu. Mỗi khi nghe bản nhạc dạo đầu bộ phim, tôi luôn phải bỏ dở việc đang làm, xin phép mẹ chạy sang nhà hàng xóm kế bên xem ké. Tôi vẫn thuộc lòng đoạn hát: “Thấp thoáng chân mây biết phương nào, thấp thoáng chân mây xa tít mù, về Thiên Trúc còn quá xa, bao khó khăn vượt qua…”

Và cứ mỗi mùa hè trôi qua, tôi lại cảm nhận thêm thông điệp mà bộ phim muốn truyền tải: Người giỏi bao giờ cũng khó khăn trên con đường đi của mình bởi xu thế nịnh hót luôn được ưa thích. Với tôi, dù mỗi tôn giáo có nguồn gốc hình thành, tâm linh, đấng tối cao hay cơ cấu tổ chức khác nhau nhưng chung quy cơ bản vẫn là khơi dậy tính thiện trong mỗi con người bởi thiện và ác chỉ có ranh giới mong manh như sợi chỉ.

Như tên gọi của nó, con đường tơ lụa do những người Trung Hoa sáng lập có từ những năm 220 trước Công nguyên để giao thương tơ, lụa và gấm đến các quốc gia lân cận. Điểm bắt đầu là các thành phố Hàng Châu, Phúc Châu và Bắc Kinh – những nơi nổi tiếng trong việc sản xuất tơ lụa từ việc nuôi tằm lấy kén.

Không chỉ sản xuất phục vụ cho hoàng đế và giai cấp quý tộc, người Trung Hoa còn muốn giao thương mặt hàng gấm, lụa của mình đến các quốc gia lân cận như Mông Cổ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Lạc đà là phương tiện vận chuyển lúc bấy giờ trên con đường rong ruổi của thương gia qua những vùng đất lạ lẫm về văn hóa. Rome – kinh đô văn hóa sáng chói của người La Mã trong thời cổ đại là điểm đến thèm muốn nhất của đoàn thương gia Trung Hoa trong việc mở rộng thị trường sau các quốc gia Đông Á lân cận đã đi qua.

Thành phố Tây An (bấy giờ là Trường An) là điểm tập kết đầu tiên của đoàn người tơ lụa để vượt Trung Á áp sát bờ Địa Trung Hải và từ đây sẽ vượt biển đến Rome vào những năm 30 trước Công nguyên. Con đường tơ lụa còn được gọi là con đường Đông – Tây với nhiều ý nghĩa sâu xa bởi không chỉ tơ lụa mà trên con đường đó còn hình thành việc giao thương các mặt hàng quý giá lúc bấy giờ, những nền tôn giáo và văn hóa hòa quyện vào nhau.

Không chỉ có ý nghĩa về mặt thương mại, con đường tơ lụa còn có ý nghĩa về mặt quân sự khi các hoàng đế La Mã, các vị vua Hồi giáo, triều đại nhà Đường Trung Quốc, đế chế Ba Tư và Ottoman, Thành Cát Tư Hãn, vương triều Mughal đều sử dụng con đường Đông – Tây để cất vó ngựa chinh yên của mình trong việc mở mang bờ cõi.

thuvienPDF.com3_-4
Lượt xem: 77
Nghệ Thuật Đàm Phán

"Tác phẩm Nghệ thuật đàm phán (The art of the deal) xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ năm Read more

R for Data Science: Import, Tidy, Transform, Visualize, and Model Data

Learn how to use R to turn raw data into insight, knowledge, and understanding. This book introduces you to R, Read more

Vận Hành Tinh Gọn

Vận hành tinh gọn là một bộ công cụ lý tưởng dành cho các quản lý doanh nghiệp, CEO, chủ Read more

Digital Colour in Graphic Design

Complete, practical guide to handling colour graphics on the desktop for Mac and PC - from the scanning, creation and Read more

Data Science and Analytics with Python

Data Science and Analytics with Python is designed for practitioners in data science and data analytics in both academic and Read more

Hướng Dẫn Sử Dụng Photoshop CS5

Nội dung ebook gồm: Phần 1: Toolbox; Phần 2: Các Panel; Phần 3: Giới Thiệu Các Layer; Phần 4: Các Read more

Phương Pháp Trendline

Giao dịch với xu thế phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác bởi với cùng một trường hợp nhưng Read more

Tô Đông Pha

Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ Read more

Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn Thư

Ta từ lúc trẻ đã mộ đạo, và đã biết rằng trong nước có bộ TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ. Nghe Read more

Sơn Hải Kinh

Trong kho tàng điển tích của người Trung Hoa, Sơn hải kinh là một bộ sách rất đặc biệt. Nội Read more