Người Đẹp Thành Phiên Ngung

Chương 3 - Cổ Am Trong Chùa Vắng

trước
tiếp

Cổ am trong chùa vắng

Đôi ngựa vẫn chạy nhanh vùn vụt xuyên qua bao cánh đồng mênh mông hiu

quạnh, giữa buổi chiều tà.

Thấy đã xa quân địch, Anh Kiệt ghìm cương ngựa, nhảy vụt xuống đất sụp

lạy:

– Cảm tạ ơn cứu tử của ân nhân. Hà Thiệu này xin ghi lòng tạc dạ.

Anh Kiệt kinh hãi, nhảy xuống ngựa, đỡ chàng thanh niên dậy:

– Kìa nhân huynh, làm chi quá đáng vậy. Gặp nhau giữa đường là bổn phận

của con nhà võ, nhân huynh làm vậy thật đệ xấu hổ vô cùng.

Chàng thanh niên chưa chịu đứng lên, khiến Anh Kiệt phải tiếp lời:

– Vả lại, nếu không có tài thần tiễn của nhân huynh thì chắc gì đệ thoát khỏi

vòng vây.

Hà Thiệu từ từ đứng lên nói:

– Tiểu đệ không ngờ gặp việc rủi hóa may. Nếu không có trận giao đấu vừa rồi

làm sao gặp được bậc kỳ tài… Nhưng ân nhân đi về đâu? Chẳng hay cao danh quý

tánh là gì?

Anh Kiệt đã dự định kết giao với Hà Thiệu từ lúc còn ở trong quán, nên càng

không ngần ngại đáp:

– Tiểu đệ tên thật là Anh Kiệt, từ Phiên Ngung định về Hạnh Hoa thôn.

Chàng chưa kịp dút lời thì Hà Thiệu đã reo lên:

– Hạnh Hoa thôn? Hạnh Hoa thôn? Có phải chăng là nơi ẩn dật của hiệp sĩ Vũ

Anh Tùng.

Anh Kiệt sửng sốt hỏi lại:

– Sao nhân huynh biết người?

Hà Thiệu nói với tất cả lòng hâm mộ:

– Tên tuổi của hiệp sĩ vang lừng khắp bốn phương trời, anh hùng trong thiên

hạ, ai còn không biết. Sư phụ của tiểu đệ khi xưa là bạn cố giao của Vũ hiệp sĩ.

Anh Kiệt lộ vẻ vui mừng:

– Thế à? Hiện tại người đâu? Nhân huynh, có thể cho đệ yết kiến người chăng?

Hà Thiệu nhìn Anh Kiệt lo ngại:

– sư phụ của tiểu đệ đang ẩn dật trong một cổ am gần đây? Bình nhật, người

không tiếp ai cả, nhưng đối với ân nhân đệ xin cố gắng. Hơn nữa, trời sắp tối, thế

nào ân nhân cũng phải nghỉ qua đêm nay.

Anh Kiệt vẫn thường mong mỏi được gặp những người bạn cũ của cha chàng

để được nghe những lời khuyên bảo mà chàng chắc chắn sẽ có ích cho mình trên

đường đời.

Hôm nay bất ngờ được yết kiến một người ở vùng này, thật là một dịp may

hiếm có.

Hà Thiệu bỗng nói:

– Thôi chúng ta lên đường, trời đã tối. Không chừng ân nhân sẽ được gặp anh

Tiểu Lý Bá ở nhà.

Hà Thiệu gục gặc đầu như nói với mình.

– Họa chăng anh Tiểu Lý Bá mới xứng tay đối thủ chứ Hà Minh không sánh

bằng.

Anh Kiệt ngạc nhiên hỏi:

– Nhân huynh bảo sao? Tiểu Lý Bá là ai vậy?

Biết mình lỡ lời, Hà Thiệu vội đáp:

– Dạ không? Anh Tiểu Lý Bá là dưỡng tử của sư phụ tiểu đệ, một tráng sĩ vũ

dũng, đa mưu, tài học quán thống thiên hạ. Vừa rồi tiểu đệ trộm nghĩ chỉ có anh

Tiểu Lý Bá họa chăng mới đủ tài giao đấu với ân nhân.

Anh Kiệt vội chống chế:

– Nhân huynh quá lời? Tài nghệ của đệ có thấm gì với những bậc kỳ tài.

Hai người cùng giục ngựa đi về phía những vườn cây rậm rạp, giữa lúc bóng

đêm cứ lan dần, lan dần…

Bầu trời không có trăng, nhưng ngàn sao le lói, tỏa sáng lờ mờ, đủ cho Anh

Kiệt thấy rõ con đường vào xóm, ngoằn ngoèo dưới những chòm cây dày đặc.

Hà Thiệu cho ngựa chạy đều đều, trên con đường càng lúc càng nhỏ hẹp hơn.

Bốn bề vắng lặng, không nghe một tiếng chó sủa, gà kêu… Vườn cây như nối

tiếp liền nhau, đến nơi vô tận.

Xa xa, có tiếng chuông buồn ngân nga làm tăng thêm vẻ cô tịch của khu vườn.

Hà Thiệu bỗng quay lại bảo bạn:

– “ân nhân” có nghe chăng tiếng chuông từ Cổ Am của sư phụ tôi vọng lại?

Anh Kiệt đột nhiên dừng ngựa và nói với Hà Thiệu với vẻ trách móc:

– Nhân huynh muốn đưa tôi đến gặp sư phụ hay định đuổi tôi về?

Hà Thiệu kinh ngạc nhìn người bạn đường trong bóng tối lờ mờ:

– Kìa ân nhân ? Tôi có làm điều gì không phải đâu?

Anh Kiệt nghiêm nghị đáp:

– Tại sao nhân huynh gọi tôi là “ân nhân” mãi vậy khiến tôi xấu hổ lắm?

Hà Thiệu bật cười:

– Tráng sĩ thật khó tánh? Nếu vậy tôi xin thưa một điều này, không biết tráng

sĩ có đồng ý chăng? Tôi muốn chúng ta kết nghĩa đệ huynh, sống chết có nhau.

Anh Kiệt vui mừng đáp:

– Được vậy còn gì hơn nữa?

Hà Thiệu lại nói:

– Tráng sĩ cao tuổi hơn, tôi xin nhường làm anh và bắt đầu từ giờ phút này hai

ta xem nhau như ruột thịt.

Anh Kiệt nói một cách chân thành:

– Tôi là một kẻ mồ côi, không có anh em, chỉ còn có một mẹ già ở Hạnh Hoa

thôn. Từ bao lâu rồi, lòng vẫn khát khao được kết nghĩa với những bậc anh hùng

trong thiên hạ nhiều tài đức để cùng chung sức giúp đời. Ngày nay được gặp hiền

đệ thật tôi mãn nguyện lắm.

Hà Thiệu cảm động, khẽ đáp:

– Hiền huynh chớ lo. Người trên đường đời, rồi đây chúng ta sẽ còn gặp nhiều

đồng chí hướng. Lát nữa đây, không chừng hiền huynh gặp anh Tiểu Lý Bá và

chúng ta sẽ cùng kết nghĩa với nhau.

Rồi như sực nhớ điều gì. Hà Thiệu dặn dò:

– Anh Tiểu Lý Bá là người cương trực, thẳng thắn. Anh rất ghét những kẻ

không thật lòng. Hiền huynh chớ nên dè dặt điều gì cả, lỡ anh ấy hiểu lầm thì khó

mà kết thân với nhau được.

Hà Thiệu lại nói thêm:

– Người dù tài giỏi đến đâu cũng phải có tật, hoặc ít hoặc nhiều phải không

hiền huynh?

Anh Kiệt mỉm cười trong bóng đêm:

– Hiền đệ chớ lo ? Anh rất ưa thích những người tánh tình khẳng khái như vậy.

Hà Thiệu chợt nhìn lên ngôi sao hôm, rồi thúc ngựa lên đường.

Tiếng chuông từ Cổ Am đã vắng bặt từ bao giờ. Gió đêm rì rào qua muôn kẽ

lá như tiếng thì thầm của vườn cây, nội cỏ.

Hai người rẽ sang tay phải, đến một con rạch nhỏ.

Anh Kiệt nhìn thấy không có cầu ngang chưa biết phải qua sông bằng cách

nào thì Hà Thiệu đã cho ngựa lội xuống nước… Rạch cạn, nuớc chỉ lấp xấp dưới

chân ngựa nên cả hai đi qua rất dễ dàng.

Vừa lên đến bờ, Anh Kiệt đã thấy trước mặt có ánh đèn và trong gió đêm,

chàng ngửi thấy mùi trầm hương thoang thoảng. Hai người cho ngựa qua khỏi

những đống gạch vụn trước sân thì đến cửa.

Tiếng mõ tụng kinh từ bên trong vọng ra đều đều rồi lơi dần và im bặt.

Hà Thiệu đưa tay đẩy cánh cửa am. Hơi ấm lùa ra quấn lấy hai người, xua đi

khí lạnh ở bên ngoài. Anh Kiệt cảm thấy trong lòng khoan khoái dễ chịu vô cùng.

ánh sáng của ngọn đèn treo trên vách tỏa khắp gian phòng trống trải, giống

như một nơi dùng để luyện võ. Những món binh khí để sát góc phòng làm cho

Anh Kiệt chắc chắn ý nghĩ của mình hơn. Một điểm nghi ngờ thoáng hiện ra trong

óc chàng. Sư phụ của Hà Thiệu có quả là một bậc chân tu không? Hay là người

đội lốt nhà sư, mượn cửa thiền để làm việc lớn?

Hà Thiệu bỗng ghé vào tai chàng bảo nhỏ:

– Nơi đây, sư phụ dùng để dạy môn đệ luyện tập võ nghệ ?

Hà Thiệu lại đưa Anh Kiệt qua một cửa nhỏ ăn thông ra phía nhà sau. Cả hai

cùng dừng lại khi thấy trước mặt một nhà sư vạm vỡ đang ngồi tham thiền trước

bàn Phật.

Hà Thiệu lại nói:

– Sư phụ đã nhập định. Giờ tụng kinh sắp dứt, chúng ta vào quỳ để đợi lệnh

người. Anh Kiệt theo bạn vào quỳ trước bàn Phật, lòng vẫn chưa hết phân vân.

Bỗng chàng giật mình kinh ngạc khi nghe nhà sư cất tiếng:

– Hà Thiệu đấy à? Con đến với ai vậy?

Câu hỏi của nhà sư làm cho Anh Kiệt hiểu rằng ông là một bậc kỳ tài: Ngồi

tham thiền mà đoán được bước chân đi…

Hà Thiệu vội đáp:

– Bạch thầy? Con đưa vị ân nhân vào ra mắt. Người vừa cứu con khỏi bọn lính

Tàu.

Nhà sư từ từ quay lại.

Anh Kiệt sụp xuống thi lễ:

– Bạch sư cụ? Tiểu sinh từ phương xa đến đây, đường đột vào làm rộn, xin sư

cụ miễn chấp.

Nhà sư biết gặp người hiền, nên đỡ Anh Kiệt đứng lên:

– Tráng sĩ đừng làm vậy? Tráng sĩ cứu mạng đệ tử của bần tăng thì chính bần

tăng đã mang ơn rất nặng rồi.

Anh Kiệt thưa:

– Xin sư cụ chớ nghĩ đến điều đó.

Nhà sư bỗng hỏi Hà Thiệu:

– Quan Tàu đã làm gì đến đỗi đệ tử phải gây sự. Ta đã cấm đệ tử không được

giao đấu kia mà?

Hà Thiệu cúi đầu nhận lỗi. Một lúc sau chàng đáp:

– Bạch thầy? Chúng hà hiếp người cô thế nên con không chịu được. Vả lại con

tưởng bệnh đã hết, nào ngờ đánh với chúng không đầy mười hiệp đã ngất lịm đi.

Nhà sư chậm rãi nói:

– Cũng thật là may? Nếu không gặp tráng sĩ đây thì con đã bỏ mạng rồi, dù ta

có hay tin cũng trễ. Phải chi ta cho Tiểu Lý Bá cùng đi với con thì mọi việc đều

yên.

Nhà sư nhìn Anh Kiệt với đôi mắt hiền từ cảm mến. ông chỉ tay sang bên

cạnh nói:

– Mời tráng sĩ sang phòng bên. Chúng ta cùng dùng trà để đàm đạo cho vui.

Anh Kiệt nhường bước cho sư cụ rồi cùng Hà Thiệu theo sau.

Gian phòng bày trí rất đơn sơ mộc mạc biểu lộ tâm hồn giản dị của chủ nhân.

Ngoài chiếc gương kê ở góc phòng, bên mặt là một án thư, bên trái là một chiếc

bàn con để uống trà… Trên vách một chiếc đàn tỳ bà treo giữa hai ống tiêu nhẳn

bóng, như gián tiếp giới thiệu chủ nhân là một tay giỏi cầm ca.

Thấy Anh Kiệt cứ chăm chú nhìn chiếc đàn tỳ bà, nhà sư mỉm cười:

– Đàn ấy không phải của bần tăng đâu? Nó là của một người bạn đã qua đời…

Nhà sư im lặng một phút, mơ màng nhớ thời xa xưa, tiếp lời:

– Buổi thiếu thời bần tăng là một kẻ giang hồ, lưu lạc khắp bốn phương trời.

Gặp người bạn kia trong lúc giao tranh với bọn cường đạo ở núi Nghiêm Trang,

huyện Vụ Bản rồi mến nhau kết nghĩa đệ huynh. Người ấy, thường hay ngồi trên

mình ngựa, khảy đàn tỳ trong những chiều xa xứ… Khi chia tay nhau người trao

tặng chiếc đàn này nên bần tăng giữ mãi bên mình, thấy nó như thấy bạn hiền…

Bây giờ thì người ấy đã về chầu đức Phật.

Hà Thiệu rụt rè nói:

– Bạch thầy? Tráng sĩ đây là người ở Hạnh Hoa thôn.

Đôi mắt nhà sư vụt sáng lên biểu lộ sự ngạc nhiên:

– Tráng sĩ ở Hạnh Hoa thôn chắc biết rõ hiệp sĩ Vũ Anh Tùng? Đàn tỳ bà kia là

người đó .

Anh Kiệt bỗng quỳ xuống lạy nhà sư giữa sự ngạc nhiên của người và Hà

Thiệu.

– Cháu kính chào thúc phụ? Cha cháu chính thật là Vũ Anh Tùng.

Nhà sư vụt đứng lên nắm chặt lấy vai chàng:

– O kìa? Vũ Anh Kiệt đây ư?

Rồi người nghẹn ngào không nói lên lời, trong lúc Hà Thiệu bước tới, bước

lui, bồn chồn, vui thích.

Một lúc chừng như bớt cảm xúc, nhà sư nói:

– Khi hay tin cha cháu mất ta tìm đến Hạnh Hoa thôn thì đã quá trễ rồi. Mẹ

cháu có bảo rằng quan Đề đốc hộ thành Hoàng Quốc Kính mang cháu về Phiên

Ngung học tập đúng như lời trăn trối của Vũ huynh. Ta rất yên lòng vì Quốc Kính

là người bạn tốt đầy đủ tài đức dìu dắt cháu trên đường đời. Ta về ẩn dật nơi đây,

nhưng vẫn hằng nhớ đến cháu. Hôm nay sao cháu lạc bước đến chốn này?

Anh Kiệt khẽ đáp:

– Thưa thúc phụ? Hoàng Đề đốc vừa cho phép cháu về Hạnh Hoa thôn thăm

mẹ, vì đã hơn sáu năm rồi, mẹ con không được gặp nhau.

Nhà sư mỉm cười:

– Quốc Kính tệ thi thôi? Chắc là Vũ hiền tẩu buồn phiền lắm?

Hà Thiệu bỗng bước đến nắm chặt tay Anh Kiệt:

– Trời? Vũ huynh? Từ lúc chiều đến giờ sao không nói rõ tung tích cho tiểu đệ

kịp mừng?

Nhà sư trách khéo Hà Thiệu như để khuyên răn:

– Nếu ở vào địa vị của đệ tử, chắc đệ tử đã thú nhận mình là con của hiệp sĩ

Vũ Anh Tùng để mọi người khiếp sợ chứ gì?

Hà Thiệu cụt hứng, lấm lét nhìn sư phụ.

Nhà sư bảo thêm:

– Đi đường xa, luôn luôn ta cần phải dè dặt cho lắm? Không mỗi một chút, mỗi

xưng danh tánh. Bọn gian biết ta là con giòng, cháu giống thì chúng càng để ý và

tìm cách hãm hại ngay. Đệ tử chưa cứu giúp được người đời thì đã mang họa vào

thân Thái độ của Vũ hiền điệt vừa qua đáng là một bài học cho đệ tử ghi nhớ.

Hà Thiệu cung kính đáp:

– Bạch thầy, con đã hiểu.

Nhà sư bỗng nói với Hà Thiệu:

– Chắc Anh Kiệt chưa dùng cơm, đệ tử hãy vào nhà trai lo lắng thay cho thầy.

Tiểu Lý Bá đi vào núi chưa về kịp.

Hà Thiệu vâng dạ lui ra cánh cửa bên trái ăn thông qua phía sau vườn.

Nhà sư quay nhìn Anh Kiệt rồi từ từ cất tiếng:

– Ta cũng biết cháu nóng lòng về thăm mẫu thân cháu. Nhưng không biết nhau

thì thôi, nay đã gặp nhau rồi, ta muốn cháu ở lại Cổ Am vài ngày để ta biết qua

nghề văn, nghiệp võ. Biết đâu ta sẽ giúp ích cho cháu phần nào để khỏi phụ lòng

Vũ huynh. Nếu rủi mai kia trên đường đời, cháu thất bại vì những cái mà bọn ta đã

trải qua, thì đáng trách biết chừng nào !

Anh Kiệt nín lặng, lòng chàng hết sức phân vân.

Thật ra, chàng rất nôn nao về thăm mẹ, nhưng trước những lời nói chân thành

và hữu lý của nhà sư, chàng thấy mình khó cưỡng lại được.

Tất cả những hiệp sĩ bạn thân của cha chàng đều cùng chung một ý nghĩ Họ

muốn truyền dạy cho Anh Kiệt đầy đủ kiếm pháp, võ nghệ cũng như cách đối

nhân xử thế, để cho chàng thành công trên đường đời. Chẳng riêng gì Hoàng Đề

đốc hay nhà sư mà Anh Kiệt dư biết rằng những người bạn của cha mà chàng sẽ

gặp sau này, đều muốn giúp chàng nên người hữu dụng.

Lúc nhỏ, mẹ chàng thường kể lại khi hạ sinh chàng, các tay hiệp sĩ có tụ họp ở

Hạnh Hoa thôn để chúc mừng cha chàng. Người nào cũng dành được quyền dạy

dỗ Anh Kiệt nên sau cùng cha chàng đã nói:

– “Tôi xin trao quyền dạy dỗ đứa trẻ này cho tất cả mọi người có mặt nơi đây,

trong bất cứ trường hợp nào, gặp lại nó trên đường đời”.

Do câu nói ấy mà ngày nay Anh Kiệt đành nén lòng nhớ mẹ ở lại thôn Cao

Đồng. Chàng chưa kịp đáp thì nhà sư đã hỏi:

– Thế nào ? Cháu có nghe lời ta nói không?

Anh Kiệt vội vã đáp:

– Kính thưa thúc phụ, cháu xin vâng ạ?

Nhà sư vui mừng đứng dậy bảo:

– Các con đừng khách sáo nữa. Anh hùng trong bốn bể đồng thanh, đồng chí là

anh em, huống chi các con cùng môn phái. Nay may mắn hội ngộ với nhau thì

phải có chén rượn mừng nhau gọi là lễ ra mắt mới đúng phép.

Anh Kiệt nói:

– Thúc phụ dạy chí phải ?

Tiểu Lý Bá cũng mỉm cười nói:

– Chúng con cũng ra mắt Anh Kiệt hiền huynh.

Anh Kiệt khiêm nhượng nói:

– Ngự đệ được hầu thúc phụ và nhị vị đại huynh đã là may mắn lắm rồi, có đâu

dám nhận mình vào hàng môn khách.

Một lúc sau bàn tiệc được bày ra dưới ánh trăng khuya.

Nhà sư và ba đồ đệ cùng Anh Kiệt ngồi quanh vừa uống rượn vừa bàn thế sự.

Hà Thiệu thuật lại chuyện vừa qua của mình và Anh Kiệt cho Hà Minh, Tiểu

Lý Bá nghe khiến hai người đều bực tức không có mặt để cho lũ khốn kiếp đó một

trận

Riêng Anh Kiệt lòng nghĩ miên man không dút. Chàng bước ra đời đã gặp

những tay tài giỏi, thế mới biết trong thiên hạ thiếu gì kẻ anh hùng hào kiệt.

Hà Thiệu đã giỏi kiếm cung mà Hà Minh còn giỏi hơn em gấp bội, đến Tiểu

Lý Bá thì là bậc phi thường, tài ba xuất chúng. Mọi người đều ca tụng tài năng của

chàng thật không quá đáng.

Trông Tiểu Lý Bá có vẻ là một văn nhân tao nhã nhưng sức chàng khỏe lạ

lùng, khiến Anh Kiệt khiếp phục và nhận người ấy còn hơn mình một bậc.

Lúc chiều, Anh Kiệt đã nghe Hà Thiệu nói Tiểu Lý Bá là tay mưu trí, thần quỷ

khôn lường, tài năng xuất chúng, đúng là người tế thế an nhân bang, nhưng chàng

muốn chính mình gợi chuyện để dò xét xem thực hư.

Anh Kiệt khởi bàn qua nghề văn, nghiệp võ, đến đâu Tiểu Lý Bá cũng đều

thông suốt làu làu như nằm trong trí.

Nhà sư bỗng đứng dậy, lui về phòng riêng, để cho các tráng sĩ được tự do bàn

bạc.

ông đã già rồi, thuộc vào lớp cũ nên chỉ giúp đỡ con, cháu khi nào chúng hỏi

đến mình.

Đợi cho nhà sư đi khuất, cả bọn lại quây quần bên tiệc rượn tiếp tục câu

chuyện.

Anh Kiệt lại hỏi Tiểu Lý Bá về chuyện trong nước:

– Lý huynh nghĩ sao về vận nước ta ngày nay?

– Nước ta rồi sẽ có ngày loạn lạc. Hiện nay, ngoại bang đang dòm ngó, mình

có khác chi “Trứng để đầu miệng rắn” ? Nếu không chuyển được tình thế này,

chúng ta đành làm tôi mọi cho Hán triều.

Anh Kiệt sửng sốt:

– Tình thế ra sao mà Lý huynh nói vậy?

Hà Thiệu nhanh nhẩu đáp thay cho Tiểu Lý Bá:

– vũ huynh không thấy bọn bộ tướng sứ giả Hán triều hống hách khắp cùng

nơi, xem mạng dân lành như cỏ rác. Chúng giết người mà không bị làm tội, dân

mình không có loạn lên ư?

Tiểu Lý Bá nhìn Hà Thiệu mỉm cười:

– Cuộc diện không như em tưởng mà còn nhiều nguyên do sâu xa khác. Chúng

ta là những kẻ đã thề liều chết vì dân vì nước thì trước bất cứ việc gì cũng phải nêu

ra câu hỏi: “Tại sao? Tại sao?” để tìm ra sự thật?

Chàng ngừng lại một chút rồi nói:

– Bây giờ anh hỏi em tại sao bộ tướng Tàu hống hách với dân lành?

– Vì dân yếu hèn không khí giới ?

– Đúng? Nhưng tại sao quân triều đình lại dung dưỡng cho chúng làm vậy?

– Đó là lệnh của Ai Vương ?

– Đúng nữa? Nhưng vì lẽ gì Ai Vương ra lệnh ấy?

Hà Thiệu lúng túng không đáp được:

Tiểu Lý Bá cả cười:

– Em thấy chưa? Hiểu cuộc diện nước nhà không thấu đáo thì làm sao giúp đời

để tế thế an bang? Ai Vương ra lệnh vì nhà vua còn nhỏ dại, không biết gì, nên Cù

Thái Hậu mới chuyên quyền. . .

Giọng nói của chàng càng buồn bã hơn trước:

– Cứ phăng lần theo đầu mối, chúng ta mới thấy điều điếm nhục cho đất nước,

tổ tiên vì một tay Cù thị. Tất cả sự chuyên quyền của người đàn bà ấy đều nằm

trong kế hoạch cướp nước của tên sứ giả Hán triều An Quốc Thiếu Quý mà ta đã

dò biết chắc chắn ngày xưa hắn là tình nhân của Cù Thái Hậu.

Hà Thiệu buột miệng kêu lên:

– Trời? Có thật vậy sao đại huynh?

Anh Kiệt thầm phục tài Tiểu Lý Bá. Chàng ẩn mình nơi chốn Cổ Am này,

không bao giờ đặt chân đến Phiên Ngung mà có thể hiểu được tất cả lulung

chuyện trong nội điện.

Chàng tìm cách nói khích để khích tài bạn:

– Đại huynh có thể lầm lẫn chăng?

Tiểu Lý Bá mặt vẫn điềm nhiên, không đổi sắc, nhìn Anh Kiệt rồi nói:

– Vũ huynh ở tại kinh thành há không rõ sự thế xảy ra thế nào sao? Vũ huynh

chắc biết ngày nay Cù thị và An Quốc Thiếu Quý vẫn tư thông với nhau như chỗ

không người, làm những chuyện dâm bôn để lăng nhục triều thần, tôn miếu.

Quyền vua sụp đổ, làm thế nào để trăm họ khỏi lầm than.

Hà Minh và Hà Thiệu đều tức giận thét lên:

– Thật là điếm nhục ? Điếm nhục ?

Cả hai cùng hỏi Tiểu Lý Bá:

– Chúng ta đành bó tay nhìn đất nước rơi lần vào tay nhà Hán ư?

Tiểu Lý Bá chậm rãi đáp:

– Việc gì cũng phải có thời cơ? Vả lại không chỉ mình bọn ta là biết đau lòng

trước cơn quốc biến mà còn biết bao anh hùng ẩn nhẫn đợi thời. Trong triều còn

bao vị trung thần mưu toan việc lớn thì lo gì không diệt được lũ gian. Nhưng mà…

Tiểu Lý Bá ngập ngừng không nói hết câu làm cho mọi người tò mò, chú ý…

Hà Thiệu hỏi:

– Nhưng… Làm sao đại huynh?

Tiểu Lý Bá thở dài:

– Nhưng thời cơ có lẽ đến rồi? Nếu các vị lão quan không hành động, ta sợ sẽ

không còn kịp nữa ?

Anh Kiệt khiếp phục tài quán thông của Lý Bá, nhưng cũng sửng sốt trước lời

nói ây.

– Đại huynh, nói thế có ý gì?

– Quân nhà Hán sắp chiếm nước ta phải không? Hà Minh hỏi tiếp theo.

Tiểu Lý Bá từ từ đáp:

– Cũng gần như thế ? Quân nhà Hán dưới quyền Cù Lạc vừa vượt biên giới

nước ta? Vì Cù Lạc là em Cù Thái Hậu nên quân triều chịu lép cho vào!

Anh Kiệt cùng hai tráng sĩ họ Hà kinh ngạc thét lên:

– Trời ơi ? Thế thì . . .

Tiểu Lý Bá trấn an lòng các bạn:

– Tuy vậy không sao ? Chúng chưa dám đương nhiên cướp lấy nước ta, mà chỉ

muốn đe dọa triều thần sợ hãi đó thôi !

Anh Kiệt lẩm bẩm:

– Đe dọa triều thần? Các quan còn ai giám chống lại sự có mặt của sứ giả Tàu

nữa mà đe dọa? Lệnh vua truyền ra họ thi hành tức khắc.

Tiểu Lý Bá nói:

– Vũ huynh đừng lấy làm lạ. Chúng đã bắt đầu nhận thấy sự uất ức ngấm ngầm

trong triều nội, nên vội phòng xa đó.

Hà Thiệu bỗng hỏi:

– Đại huynh được tin từ bao giờ? Hiện tại chúng đã đến Phiên Ngung chưa?

– Anh em Hiệp và Hoài, từ biên giới trở về lúc chiều. Chắc chúng chưa đến

kịp kinh thành.

Tiểu Lý Bá ngừng lại một phút rồi tiếp:

– Nhưng chuyện đó không đáng lo ngại vì chắc chắn chúng không dám dùng

binh lính để đánh cướp nước ta. Chúng muốn tránh đổ máu và thôn tính nước ta

một c ách êm thắm, không phải tốn hao một tên lính nào ?

An Quốc Thiếu Quý và Cù thị đã dùng lời ngon ngọt, dùng quyền lực để bắt

ép các quan trong triều theo chúng. Hiện nay, hầu hết bọn nội giám là dư đảng của

Thái Hậu. Ngày đêm chúng làm sáo trộn nội cung, bắt người này, giết kẻ kia, gây

sự khiếp đảm trong lòng người, để theo chúng dễ dàng. Tuy nhiên, còn một số

đông các lão quan và các vị công tử ngấm ngầm chống lại. Thái Hậu sợ địa vị

mình lung lay mới nhờ Hán triều cho Cù Lạc kéo quân sang làm áp lực. Nếu các

quan khiếp sợ, bè đãng rã tan thì chúng mặc tình làm mưa, làm gió ở kinh thành.

Điều nguy cơ thấy rõ là các quan trong triều chưa đồng tâm hiệp lực lắm, không

thúc đẩy các ông thì sớm muộn gì cũng theo chúng hay bị giết hết mà thôi.

Anh Kiệt bất giác nghĩ đến Đề đốc Hoàng Quốc Kính? Chàng chắc chắn rằng

thúc phụ của mình thà chết chứ không bao giờ chịu nhục? Rồi Lệ Hồng sẽ ra sao?

Bỗng dưng, chàng nghĩ rằng mình không nên rời bỏ Phiên Ngung trong lúc

này. Giữa khi nguy cấp, cần có mặt chàng để giúp đỡ Hoàng Đề đốc một tay,

chống kẻ thù.

Chàng đứng lên nói với Tiểu Lý Bá:

– Thưa đại huynh? Tiểu đệ xin tình nguyện trở lại Phiên Ngung để báo tin này,

và thúc giục các lão quan lo kế chống giặc.

Tiểu Lý Bá nhìn Anh Kiệt có vẻ ái ngại:

– Đệ đã nghĩ đến việc đó ? Nhưng xét kỹ Vũ huynh nên về Hạnh Hoa thôn

thăm thúc mẫu, để người trông ngóng ngày đêm, Vũ huynh không xót dạ ư?

Anh Kiệt thừ người ra buồn bã, nhưng mạnh dạn đáp:

– Vận nước đang gặp hồi nguy hiểm? Chắc mẹ tôi hiểu mà tha thứ cho…

Hà Minh và Hà Thiệu đều nhìn Anh Kiệt với đôi mắt cảm phục.

Tiểu Lý Bá suy nghĩ giây lâu rồi nói:

– Vũ huynh khỏi bận tâm, cứ yên lòng về Hạnh Hoa thôn. Đệ và Hà Minh sẽ

thay Vũ huynh đến Phiên Ngung liền ngay bây giờ để báo tin chẳng lành. Đệ cũng

cần đến Phiên Ngung liền bây giờ để thấu đáo tình hình hơn.

Anh Kiệt cúi đầu nói:

– Đệ xin cảm tạ ơn đại huynh. Đệ về Hạnh Hoa thôn trong vài hôm, sẽ trở ra

ngay.

Tiểu Lý Bá khoát tay:

– Không cần hấp tấp như vậy? Vũ huynh cứ thư thả, vì rồi đây chúng ta sẽ còn

bận rộn nhiều biết đâu không còn có dịp về thăm. Vũ huynh cứ ở Hạnh Hoa thôn,

bao giờ cần đến, đệ sẽ cho người báo tin. Bây giờ Vũ huynh nên cho đệ một là thư

làm bằng, để ra mắt Hoàng thúc phụ.

Hà Thiệu bỗng đứng lên xin với Tiểu Lý Bá:

– Đại huynh nên cho đệ theo với ?

Tiểu Lý Bá lắc đầu:

– Không nên? Việc này cần kíp và vô cùng nguy hiểm. Phải đủ mưu mô qua

mắt kẻ thù, để khỏi liên lụy đến các lão quan. Nếu sơ hở một chút, họ sẽ bị hại

ngay. Hiền đệ còn đang bệnh, ta không dám phiền…

Hà Thiệu ngồi xuống ghế vẻ mặt dàu dàu, khiến Tiểu Lý Bá phải nói tiếp:

– Hiền đệ ở lại Cổ Am chăm sóc thúc phụ thay ta và ráng uống thuốc cho mau

lành bệnh. Rồi đây chắc chắn hiền đệ phải dùng cái tài “Thần tiễn” của mình để

đánh đuổi quân cướp nước. Ta cùng Hà Minh chỉ đi trong vòng vài hôm sẽ trở về

ngay.

Hà Thiệu nhìn lên khẽ nói:

– Đại huynh yên lòng ra đi. Việc nhà đã có đệ chăm lo.

Anh Kiệt cũng bước vội vào phòng lấy giấy mực thảo một lá thơ dài cho

Hoàng Đề đốc nói rõ tình hình và giới thiệu Tiểu Lý Bá.

Giữa lúc ấy cả hai người đang chuẩn bị hành trang để lên đường kịp khi trời

vừa sáng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.