Tan nát gia đình
Lệ Hồng bừng tỉnh dậy.
Nàng vừa trải qua một cơn ác mộng hãi hùng. Nàng cố nhớ lại những việc đã
xảy ra để chắc chắn đây là đời sống thật.
Sau khi hai vị ân nhân sang dinh Lữ Quốc Công thì cha nàng cũng sửa soạn
vào triều ông chỉ kịp nói rõ cho nàng biết Tiểu Lý Bá và Hà Minh là môn đệ sư
Lý Biểu, một trong những tay hiệp khách cùng môn phái với ông.
Đề đốc bảo thêm là họ đến đây nhờ bức thư giới thiệu của Vũ Anh Kiệt.
Lệ Hồng bàng hoàng trước lời nói của Hoàng Đề đốc.
Anh Kiệt viết thư cho cha nàng ư? Sao chàng không gởi cho nàng một chữ
làm tin? Thật là tệ bạc ?
Nàng cảm thấy buồn vớ vẫn. Sự yêu thương thầm kín đôi khi làm cho Lệ
Hồng trở thành vô lý. Nàng quên mất rằng chính nàng đã làm ra vẻ giận dỗi để xua
đuổi Anh Kiệt sớm về Hạnh Hoa thôn? Dù chàng đã gửi thư xin lỗi mà Lệ Hồng
vẫn không tiễn? Bây giờ còn trách làm sao?
Tuy nhiên, Lệ Hồng vẫn hờn Anh Kiệt? Thật là khó hiểu được lòng thiếu nữ
mới chớm biết yêu?
Khi Đề đốc lên ngựa vào triều thì Lệ Hồng trở về phòng riêng nằm thẩn thờ
bên gói lẻ. Nàng thức suốt đêm để biểu diễn kiếm thuật trên đài, nên thân thể mỏi
như dần, dù bận lo vẫn vơ, nàng cũng thiếp đi lúc nào không biết.
Lệ Hồng đã nằm mê man và thấy dinh thự mình bốc cháy dữ dội, một đoàn
quân áo giáp đen, từ đâu tràn vào đánh phá, tàn sát hết mọi người và chính mắt
nàng đã thấy một gã mặt mày hung ác đã dùng trường thương đâm thủng ngực
Hoàng Đề đốc ? Lệ Hồng hét lên một tiếng thất thanh, bưng mắt dậy, mồ hôi ướt
đầm cả áo, tay chân nàng lạnh ngắt như đồng.
Bây giờ thì nàng biết chắc đó là giấc chiêm bao, một cơn ác mộng mà nàng
chưa từng gặp bao giờ.
Lệ Hồng trở mình ngồi nhổm dậy. Gian phòng im lặng quá. ánh nắng ban mai
tràn lên khắp chốn. Bên ngoài bức rèm the, màu trời bừng sáng vui tươi, nhưng
trong lòng Lệ Hồng vẫn nặng trĩu một nổi buồn.
Hình như linh tính báo trước cho nàng được biết một chuyện không lành sắp
xảy đến. Nàng không tin giấc mơ kia là thật, nhưng không hiểu sao tâm thần nàng
vẫn thấy xao xuyến lạ lùng.
Lệ Hồng bước ra cửa phòng nhìn xuống sân. Qua một đêm vui tưng bừng náo
nhiệt, giờ này người trong nhà và cả quân sĩ đều an giấc. Chỉ có hai tên quân canh
đang vác giáo qua lại trước cổng rào, nhưng chúng đều gục đầu xuống như say
năng.
Bốn bề yên lặng quá. Sự yên lặng đó làm cho Lệ Hồng cảm thấy lẻ loi.
Bỗng có tiếng vó ngựa rộn rịp trên đường làm cho Lệ Hồng chú ý. Nàng nhìn
về phía cổng và thấy một ky sĩ đang cúi rạp trên mình ngựa, nhắm hướng dinh
nàng phi nước đại.
Bọn quân canh đứng chặn ngang cổng toan không cho vào, nhưng sức ngựa
quá nhanh, ky sĩ đã phóng vụt vào trong.
Lệ Hồng cả kinh khi nhìn thấy công tử Lữ Kỳ xuất hiện thình lình. Nàng thầm
đoán chắc có chuyện chẳng lành xảy ra nên mới chạy xuống lầu.
Lữ Kỳ vừa đến nơi đã gọi vang lừng:
– Lệ Hồng ? Lệ Hồng tiểu thư ?
Lệ Hồng hớt hãi chạy ra hỏi:
– Công tử ? Chuyện gì thế?
Lữ Kỳ xuống ngựa, mặt mày tái mét nói lắp bắp:
– Nguy rồi tiểu thư ơi ? Hoàng thúc phụ đã bị hạ ngục rồi ?
Lệ Hồng chết điếng trong lòng, vội kêu lên:
– Trời ? Vì lý do gì mà phụ thân thiếp bị bắt? Công tử nói mau đi ? . . .
Đề đốc phu nhân từ trong nhà nghe hung tin, cũng chạy ra khóc thảm thiết. Lữ
Kỳ chắp tay vái chào rồi thưa:
– Phu nhân đừng khóc nữa, việc gấp rút lắm rồi… Phải chống mau đi, kẻo
không còn kịp. Chuyện còn dài sẽ nói sau…
Lệ Hồng và Đề đốc phu nhân còn phân vân, chưa biết định liệu lẽ nào thì Lữ
Kỳ nhìn ra cổng nói :
– Mau lên? Tiểu thư và phu nhân đừng chần chờ nữa? Quân triều đình sắp kéo
đến đây rồi.
Công tử bỗng hét to lên:
– Hời gia nhân và quân sĩ nghe ta nói đây. Hoàng Đề đốc chẳng may gặp nạn
giữa triều, các ngươi mau tom góp đồ đạc trốn khỏi Phiên Ngung ngay đi, rồi sau
sẽ gặp lại.
Mọi người đều nhốn nháo cả lên, chạy úa về phía Đề đốc phu nhân và Lệ
Hồng, hỏi dồn dập:
– Trời ơi? Làm thế nào bây giờ?
– Chạy về đâu? Phu nhân ơi ?
– Làm sao cứu tướng công? Tiểu thư?
Qua phút đột ngột hãi hùng. Lệ Hồng đã bình tâm trở lại và nhận rõ trách
nhiệm của mình trong giờ phút nguy biến này.
Chính nhờ sự bình tĩnh hiếm có đó và lòng can đảm vô biên của thiếu nữ mà
Lữ Kỳ càng thêm mến phục và nhận thấy sự lo sợ thái quá của mình, chỉ gây thêm
rắc rối cho gia đình Hoàng Đề đốc.
Lệ Hồng cất tiếng thét:
– Các bạn hãy bình tâm lại, đừng nên xôn xao, chẳng ích lợi gì?
Gia nhân và quân sĩ trước lời nói của tiểu chủ đều im lặng và đợi lệnh.
Thiếu nữ khẽ bảo vào tai Lữ Kỳ:
– Xin phiền công tử đưa ngay mẫu thân thiếp sang dinh Lữ Quốc Công. Thiếp
sắp đặt xong xuôi rồi sẽ đến sau…
Lữ Kỳ lo sợ cho tính mạng của Lệ Hồng, nhưng trước những lời cứng rắn và
phải lẽ ấy, chàng gật đầu ưng thuận.
Hoàng Đề đốc phu nhân cũng biết rõ tánh cương quyết của con, không chậm
trễ một phút, vội vàng cùng đám gia nhân, tom góp đồ đạc ra sau vòng dinh.
Trước khi lên đường, Lữ Kỳ còn dặn dò:
– Tiểu thư nên thận trọng? Hãy sang ngay dinh bá phụ tôi, đừng chần chờ nguy
hiểm lắm ?
Lệ Hồng cảm động gật đầu:
– Công tử an lòng thiếp không dám khinh địch đâu. Xin giao phó mẹ già cho
công tử.
Lữ Kỳ lên ngựa ra roi, theo sát đoàn xe của Hoàng Đề đốc phu nhân.
Trong lúc ấy, gia nhân và quân sĩ đã thu gọn đồ đạc, tụ họp trước sân, chờ
lệnh chủ.
Thiếu nữ khẽ cất tiếng:
– Cha tôi vừa bị Cù Thái Hậu hạ ngục, chính tôi cũng chưa rõ lý do gì. Nhưng
mọi người có thể đoán ra được là Thái Hậu chuyên quyền chỉ mong tiêu diệt hết vi
cánh các vị trung thần. Cuộc đời hiện nay còn nhiều cam go lắm, chưa biết rồi đây
chúng ta còn dịp gặp nhau chăng? Cho nên…
Lệ Hồng ngừng lại nghẹn ngào.
Nhiều tiếng lào xào nổi lên trong đám gia nhân và quân sĩ.
Lệ Hồng từ từ lấy ra một túi bạc, phân phát cho mỗi người một ít rồi bảo:
– Các bạn? Từ bao nhiêu năm trời, các bạn tận tụy giúp đỡ gia đình tôi, nay vì
sự không may mà phải chia tay, mỗi người mỗi ngã. Các bạn hãy dùng tạm số tiền
mọn này để làm ăn trong khi lánh nạn.
Nhiều tiếng thổn thức trong giờ phút chia tay ấy?
Nhiều quân sĩ bước tới bảo Lệ Hồng:
– Tiểu thư, đừng bỏ nơi này? Chúng ta hãy liều chết kéo vào triều giải cứu cho
tướng công đi.
Lệ Hồng nhìn họ, cảm động lắc đầu:
– Các bạn đừng nóng giận, không nên. Làm thế chúng ta chỉ rước lấy sự thất
bại mà thôi. Quân triều hùng mạnh, bọn ta chỉ có một nhóm người, chúng sẽ tiêu
diệt ta trong nháy mắt. Hãy lánh mặt đi và ẩn nhẫn đợi thời ? Tôi tin rằng có ngày
sẽ cần đến sự giúp đỡ của các bạn.
Thấy mọi người còn bịn rịn, Lệ Hồng nói to lên:
– Thôi? Các bạn hãy lên đường đi, đừng để quân triều đình kéo đến cản đường
thì uổng công tôi lo liệu.
Bây giờ quân sĩ và gia nhân mới vội vã rời dinh thự Hoàng Đề đốc, ùn ùn rời
khỏi Phiên Ngung thành để đi vào những xóm làng hẻo lánh. . .
Lệ Hồng đứng trước cổng dinh, nhìn theo, lòng đau như cắt. Nhừng con người
kia biết đâu, trong lần từ giã này là v~nh biệt? Chính nàng còn không biết được
mai kia, còn sống nơi đây, hay sẽ trôi dạt đến phương trời nào?
Thiếu nữ trở vào dinh lần cuối cùng, để nhìn lại những cảnh vật thân yêu, mà
nàng đã sống qua những ngày thơ mộng nhất trong đời.
Khắp nơi hoang tàn, vắng lặng: Dinh thự, vườn hoa, nhà thủy tạ như bao trùm
dưới một màu tang chế, khiến cho Lệ Hồng chua xót cả tâm hồn.
Trong giờ phút này, Lệ Hồng bỗng nhớ đến Vũ Anh Kiệt.
Hiện tại, chàng đang sống yên lành bên mẹ già ở Hạnh Hoa Thôn, nào hay
biết cảnh tình khốn đốn của gia đình Hoàng Đề đốc.
Phải chi có Anh Kiệt ở Phiên Ngung thì Lệ Hồng còn biết lo sợ gì nữa.
Thiếu nữ thẩn thờ bước đến mái hiên, chợt nghe tiếng chim hót đâu đây? Nàng
nhớ đến đôi hoàng anh trong chiếc lồng son mà độ nào Anh Kiệt đã nuôi chúng
cho nàng ? S ao không thả chúng đi để chúng tung bay khắp bốn phương trời ? . . .
Thiếu nữ mở cửa lồng, đôi chim vút bay ra kêu ríu rít.
Lệ Hồng nhớ đến đôi hoàng anh nhưng lại quên mất hai kẻ tội đồ: Lưu Hán và
Hắc Tử Hoành còn bị giam giữ ở nhà sau. Từ lúc hay tin Hoàng Đề đốc bị Cù Thái
Hậu hạ ngục, cả hai hết sức vui mừng ngồi bó gối dưới chân tường không dám
động đậy, chờ đợi quân triều đến giải cứu.
Quân sĩ và gia nhân bàng hoàng trước hung tin, phần bận rộn vì đồ đạc không
chú ý đến chúng nó.
Chừng mọi người kéo đi rồi, chúng vui thích vô cô cùng và tin tưởng phen này
sẽ thoát chết.
Song cả hai đều khiếp sợ khi thấy Lệ Hồng vẫn còn lảng vảng trong vòng
dinh. Nàng định làm gì? Đốt phá dinh thự này ư? Hay sẽ giết chúng nó để phục
thù?
Càng nghĩ Lưu Hán và Hắc Tử Hoàng càng lo sợ, đứng nép vào trong chăm
chú nhìn thiếu nữ.
Lệ Hồng nào hay biết, cứ rảo bước quanh dinh thự để tìm lại những kỷ niệm
vui buồn của một thời xa xưa đã mất. Nàng định bụng, khi nghe tiếng vó ngựa
quân triều ở xa xa, thì ra đi cũng không muộn…
Thiếu nữ không ngờ giữa lúc ấy, Phi Hồng Xà cho bọn võ sĩ bò rạp xuống đất,
tiến sát vòng dinh tính đánh úp bất thình lình.
Bọn võ sĩ khí giới sáng loà cầm tay, miệng như ngậm thẻ, vượt qua các rào
tre, nép sát chân tường không gây một tiếng động nào.
Bốn bề vắng ngắt làm cho chúng lo sợ, nhưng ĐÔ thống Phi Hồng Xà nghĩ
rằng, sau đêm dạ hội chắc quân sĩ và giai nhân của Hoàng Đề đốc mê mệt. Phen
này xông vào, sẽ bắt không sót một người.
ĐÔ thống và đám võ sĩ tiền phong vừa lọt vào cổng dinh đã la hét vang lên.
Quân triều ập vào sân, tràn khắp vườn hoa, dinh thự.
Nhưng khắp nơi không thấy một bóng người ?
Phi Hồng Xà ngạc nhiên đến cực độ ? Thế là nghĩa lý gì? Ai đã thông đồng với
họ? ĐÔ thống lại giận mình không cho quân sĩ đi ngựa có phải mau mắn hơn
không?
Lệ Hồng nghe tiếng la hét của bọn võ sĩ thì biết là quân triều đã vào trong
vòng dinh. Nàng thật không ngờ chúng đến âm thầm như vậy? Bây giờ muốn thoát
thân cũng không kịp nữa rồi ? Lệ Hồng vội chạy vụt lên lầu, tìm nơi trú ẩn, đợi
chúng rút lui đi, sẽ trốn về dinh Lữ Quốc Công.
Nhưng, nàng có ngờ đâu hai tên Lưu Hán và Hắc Tử Hoành đã thấy được
nàng còn lảng vảng trong vòng dinh.
Chúng nghe tiếng ĐÔ thống Phi Hồng Xà liền kêu lên vang dậy.
ĐÔ thống đem quân đến cứu chúng ta khỏi ngục và hỏi:
– Gia đình Hoàng Quốc Kính chạy đi đâu?
Lưu Hán hấp tấp thưa:
– Một ky sĩ đến báo tin và đưa Đề đốc phu nhân đi trước. Gia đình và quân sĩ
theo sau…
Phi Hồng Xà thét:
– Ky sĩ nào? Chúng đi về đâu?
Hai tên hão hán run sợ đáp:
– Dạ chúng tôi không biết? Chúng đi ra phía cổng sau này.
Phi Hồng Xà truyền bọn võ sĩ.
– Bây đâu? Đuổi theo chúng mau lên?
Hắc Tử Hoành bỗng lên tiếng:
– Hãy khoan? Xin đô thống bắt Lệ Hồng trước đã? Vừa rồi…
Phi Hồng Xà bước tới, cướp lời:
– Lệ Hồng? Con tiện tỳ đó ở đâu?
Hắc Tử Hoành đáp:
– Vừa rồi chúng tôi còn thấy nó lảng vảng trong dinh ? Xin ĐÔ thống cho quân
sĩ lục soát ngay đi.
ĐÔ thống Phi Hồng Xà nghi ngờ trước lời nói của Hắc Tử Hoành.
Nếu ở lại lục soát dinh thự Hoàng Đề đốc mà không có Lệ Hồng thì hết theo
kịp đoàn người kia?
Hai hảo hán đều ra vẻ bực tức vì ĐÔ thống không tin lời chúng.
Bỗng Hắc Tử Hoành vui mừng chỉ về phía giàn hoa dạ lý hương:
– Kìa? Con tuấn mã của Lệ Hồng? Tôi chắc chắn con bé ấy còn lẩn quẩn trong
vòng dinh.
Phi Hồng Xà liền thét thủ hạ:
– Võ sĩ? Tìm trong vòng dinh, bắt con tiện tỳ ấy cho ta.
Bọn võ sĩ dạ ran, tán ra khắp nơi, xem xét các ngõ ngách, chân tường, lục soát
từng bụi cây, đám cỏ.
ĐÔ thống và hai hảo hán xông thẳng vào dinh để ý nghe từng tiếng vang động,
vạch từng bức màn, song bóng Lệ Hồng vẫn biệt tăm.
Cả ba lần lượt bước lên lầu trên, trong các phòng, đập phá đồ đạc còn lại.
Nắng trưa càng gay gắt mà cuộc khám xét không có kết quả, khiến ĐÔ thống
Phi Hồng Xà càng thêm tức giận. ông cho là mình đã lầm nghe Lưu Hán và Hắc
Tử Hoành nên cuộc đuổi bắt gia đình Hoàng Đề đốc mới hư hỏng thế này?
Hai hảo hán biết thân, không dám đến gần ĐÔ thống nữa và càng ra sức tìm
kiếm Lệ Hồng.
Phi Hồng Xà bực tức đến tột độ, nhìn thấy đồ đạc ngổn ngang chất đống,
choáng mất lối đi, liền thét bọn võ sĩ:
– Bây đâu? Chất đồ đạc ra sân, đốt hết cho ta.
Lưu Hán và Hắc Tử Hoành thấy ĐÔ thống giận dữ, đâm ra sợ hãi vô cùng.
Nếu không tìm được Lệ Hồng, tất nhiên ông sẽ trút hết mọi bực tức lên đầu chúng,
thì chắc gì thoát khỏi bay đầu. Cả hai lấm lét nhìn nhau, nhưng vẫn không biết làm
sao cứu vãn tình thế.
Bọn võ sĩ vui mừng, vâng lệnh ĐÔ thống ôm đồ đạc trong nhà chất đống giữa
sân, nổi lửa đốt, sau khi đã quơ quào cất giấu những vật quý giá để đem bán ngoài
thành
Lửa bừng cháy ngùn ngụt giữa trưa hè, gây thêm sự nóng bức và làm cho dân
chúng quanh vùng đổ xô đến xem, bàn tán xôn xao.
Từ nãy đến giờ, Lệ Hồng vẫn nép mình trên mái ngói, không dám động đậy.
Thiếu nữ bắt đầu thấy cơn nguy đã đến với mình, khi mà Lưu Hán và Hắc Tử
Hoành chăm chú nhìn lên nóc ngói.
Chúng lo sợ Phi Hồng Xà bắt tội, nên quyết tâm lùng bắt cho được Lệ Hồng.
Thiếu nữ rất hối tiếc. Nàng không ngờ sự hớ hênh nhỏ nhặt của mình đã gây
thêm tai hoạ. Phải chi cha chàng giết hai hảo hán kia trong đêm qua thì tất cả đều
êm thắm.
Bây giờ khó lánh mặt được nữa?
Thế nào cũng phải giao đấu một mất một còn, dù nàng đã thấy trước mắt
không hy vọng sống sót.
Nàng đã từng giao đấu với Hắc Tử Hoành và Lưu Hán nên hiểu rõ kiếm pháp
của chúng. Đêm qua, không có Hà Minh tiếp tay thì nàng đã tử thương rồi…
Huống chi, bây giờ thêm cây “Thiên phương kích” của Phi Hồng Xà và hàng trăm
võ sĩ thì Lệ Hồng mong gì thoát khỏi vòng vây.
Tuy nhiên thiếu nữ vẫn tin tưởng vào đường kiếm họ Hoàng, dù không hạ nỗi
chúng, cả bọn cũng khó hãm hại được nàng một cách nhanh chóng. Giờ phút này
không còn suy tính được nữa. Trước hay sau gì cũng chết, nàng phải chọn cái chết
oai dũng, để xứng danh con nhà tướng.
Một bên chân trái của Lệ Hồng như bị tê liệt, nàng nhè nhẹ trở mình, song
chút tiếng động ấy cũng đủ lọt vào tai Hắc Tử Hoành.
Hắn sanh nghi, chăm chú nhìn lên mái ngói, rồi dún mình nhảy phóc lên đeo
vào sàn nhà Thoáng thấy Lệ Hồng nằm co quắp trên máng, hằn cười lên khanh
khách.
– Hà hà? Hay cho con tiện tỳ, giỏi trốn dữ ha?
Lệ Hồng chuẩn bị sẳn, nên vội buông mình rời khỏi mái ngói chém phụp vào
đầu Hắc Tử Hoành và nói:
– Bà đợi đã lâu? Bây giờ con mới tới ư?
Hắc Tử Hoành khiếp đảm trước sự tấn công chớp nhoáng của Lệ Hồng, vội
hụp đầu xuống, lộn đi một vòng đứng thẳng dưới đất.
Chém hụt kẻ địch, thiếu nữ nhoài mình chụp lấy dàn nhà, nhìn Hắc Tử Hoành
cất tiếng cười:
– Hà hà? Khốn kiếp đã thoát chết sao không trốn mau đi? Mi đánh tay không
với ta ư?
Bận tìm kiếm Lệ Hồng để khỏi bị quở trách Hắc Tử Hoành bây giờ mới nhớ là
mình không có khí giới. Thanh kiếm hắn đã bị lấy mất đêm qua ở trên đài cùng
một lượt với thanh đoản đao của Lưu Hán.
Hắn còn đang lúng túng chưa biết tính sao thì Lưu Hán vụt trờ tới, thấy Lệ
Hồng đã cất tiếng la vang dậy.
– Lệ Hồng đây rồi? Mau bắt lấy con tiện tỳ…
ĐÔ thống Phi Hồng Xà đang lục soát phòng bên cạnh nghe tiếng la, vội thét
bọn võ sĩ chạy sang.
Lệ Hồng thấy nguy cơ vội tung mình lên trên máng, chui lên nóc nhà…
Cả bọn kinh hãi nhìn theo bóng người thiếu nữ. Phi Hồng Xà lại hét lên:
– Võ sĩ đâu? Vây khắp dinh thự cho ta?
Hắc Tử Hoành không chậm trễ một phút chụp lấy cây đoản đao trên tay một
võ sĩ, vọt mình theo Lệ Hồng.
Hắn vừa chui đầu ra ngoài chưa kịp đưa mắt quan sát thì lười kiếm của Lệ
Hồng như một lằn chớp, bay vèo ngang cổ. Cả kinh, Hắc Tử Hoành thụt đầu vào
ngay rồi bắn mình vọt ra, lăn tròn trên mái ngói. Lười kiếm vừa chém hụt, Lệ
Hồng đã thu về và chém bồi vào mình Hắc Tử Hoành tới tấp. Hảo hán mặt đen là
tay võ nghệ tuyệt tuân, không thể bị hại dễ dàng như vậy nên co mình như con tôm
rồi búng tới tránh những thê kiếm ác hại.
Từ lúc nãy đến giờ, Hắc Tử Hoành vẫn còn lẩn tránh, không dám giáp chiến
với Lệ Hồng; không phải vì hắn sợ thiếu nữ mà tự hiểu thanh bảo kiếm của nàng
chém sắt như chém bùn, cây đoản đao của tên võ sĩ chỉ là trò chơi mà thôi.
Phía dưới kia, ĐÔ thống Phi Hồng Xà thấy Hắc Tử Hoành vẫn còn lẩn tránh
mãi nên bực tức hét to lên:
– Sao không giết nó đi còn chờ gì nữa?
Chính Lưu Hán cũng phải ngạc nhiên trước thái độ của bạn, nhưng hắn chợt
hiểu và bảo ĐÔ thống:
– Hắc Tử Hoành sợ kiếm báu của Lệ Hồng chém bút khí giới. Thanh kiếm của
hắn đã mất từ đêm hôm qua.
ĐÔ thống Phi Hồng Xà liền gọi lớn:
– Hắc Tử Hoành xuống đi, đừng giao đấu nữa? Coi chừng quân sĩ bắn tên.
Lệ Hồng, trước tình thế ấy, liền thay đổi lối đánh, vây bọc lấy Hắc Tử Hoành
không chừa một kẽ hở nên kẻ địch có muốn thoát chạy cũng không thể được.
Hắc Tử Hoành kinh hãi vô cùng.
Lúc nãy hắn đuổi theo Lệ Hồng vì sợ mất dấu thiếu nữ, chứ không có kiếm
báu trên tay, hắn làm sao dám giao chiến với nàng. Hắc Tử Hoành hy vọng Phi
Hồng Xà và Lưu Hán sẽ tiếp tay nhưng không ngờ cả hai đều bỏ mặc hắn với cây
đoản đao tồi tệ của tên võ sĩ. Bây giờ Lệ Hồng thay đổi kiếm pháp, dùng toàn thế
kiếm độc, thì làm sao thoát thân cho được…
Lệ Hồng hết sức khôn ngoan, nàng biết rằng bỏ rời Hắc Tử Hoành thì dưới
kia, hàng trăm cánh cung đang giương sẳn sẽ nhả tên vào mình nàng. Dù cho tài
giỏi đến đâu, Lệ Hồng cũng không giữ được thân thể toàn vẹn dưới hàng trăm loạt
mưa tên.
Hắc Tử Hoành liệu thế không xong, nên cất tiếng gọi:
– Lưu huynh đâu rồi? Tiếp tay với đệ mau lên?
Trong lúc ấy, Lưu Hán đang chạy vào dinh lục soát, tìm khí giới của hai
người, nên không trả lời hắn được, làm cho Hắc Tử Hoành càng khiếp sợ hơn.
Nhưng ĐÔ thống Phi Hồng Xà đã thấy rõ Hắc Tử Hoành sắp thua, vội truyền
lệnh:
– Võ sĩ đâu, trèo lên nóc dinh thự bắt con tiện tỳ cho ta.
Bọn võ sĩ dạ ran, bắt thang trèo lên nóc, chính ĐÔ thống vọt lên quyết hạ thủ
Lệ Hồng…
Trên mái nhà, Lệ Hồng càng cố sức đàn áp Hắc Tử Hoành.
Lưỡi kiếm trên tay nàng cứ vun vút quanh mình hắn. Ban đầu hắn còn né
tránh, nhưng rồi cũng phải dùng đến đoản đao để tháo nguy. Thanh đao của hắn
vừa chạm phải lười kiêm của Lệ Hồng kêu lên một tiếng “Rảng”, gãy vụn làm đôi.
Hắc Tử Hoành kinh hãi, phóng mình sang bên kia mái ngói.
Lệ Hồng không bỏ lỡ một dịp tốt, vụt đuổi theo quyết hạ bớt đi một địch thủ.
Nàng vung kiếm chém tới tấp vào sau ót kẻ địch. Bỗng Hắc Tử Hoành rú lên
một tiếng, nhào sang bên cạnh; một bóng người vạm vỡ vụt hiện lên, dùng “Thiên
phương kích” đánh bạt lười kiếm của Lệ Hồng, kịp cứu Hắc Tử Hoành.
Thiếu nữ kinh hãi nhìn thấy ĐÔ thống Phi Hồng Xà đứng đấy tự bao giờ.
Giữa lúc ấy, hai bên mái nhà, bọn võ sĩ đang bắt thang leo lên dày đặc, Lệ
Hồng thấy cơ nguy vội vàng múa tít thanh kiếm báu bọc toàn thân rồi lui dần, lui
dần . . .
Nhưng, Phi Hồng Xà nào để yên cho nàng. ĐÔ thống sử dụng “Thiên phương
kích” vô cùng nhanh nhẹn định phá vỡ đường kiếm “Bảo thân” của Lệ Hồng.
ông dùng hết sức bình sanh đâm thẳng vào mặt nàng một kích rồi bảo:
– Tiện tỳ kia, dám chống lại với quân triều ư? Cha ngươi còn chẳng ra gì mà? …
Hãy bó tay chịu trói, họa may còn sống sót?
Trước những lời nhục mạ ấy, Lệ Hồng không chịu được gạt phắt “Thiên
phương kích” rồi đảo ngược thanh kiếm hùng hổ, chém ngang yết hầu Phi Hồng
Xà
ĐÔ thống khiếp sợ, hụp đầu xuống, thu thiên phương kích trở về, rồi phóng tới
đâm nhầu
Thiếu nữ vọt mình lên tránh, thấy bọn võ sĩ tràn tới vây chặt bốn bề thì nàng
tuyệt vọng.
Lệ Hồng khẽ lẩm bẩm:
– Cha ôi ? Phen này, chắc con phải chết rồi ?
Tuy nhiên, nàng là con nhà tướng, dù sao cũng phải chiến đấu đến phút cuối
cùng. Nhừng tàn cây gieo xuống mái nhà làm cho Lệ Hồng nảy ra một ý nghĩ:
Thoát chạy xuống đất. Nàng thấy hăng hái bội phần và cố sức đánh dồn bọn võ sĩ
vạch lấy con đường.
Phi Hồng Xà thầm đoán được ý định của thiếu nữ nên phóng tới chận nàng lại.
Song Lệ Hồng biết con đường sống chết của mình nên dùng những thế hiểm độc
của đường kiếm nhà họ Hoàng để đánh bạt bọn võ sĩ và áp đảo quân ĐÔ thống.
Đến lúc này, Phi Hồng Xà mới thấy rõ tài nghệ tuyệt luân của con gái Hoàng
Đề đốc Thảo nào mà con trai của ông, công tử Phi Hồng Phong phải bị nhục
nhiều lần
Một mình, một thanh kiếm nàng đương cự bằng mười võ sĩ và cả quan ĐÔ
thống của triều đình. Bọn võ sĩ cứ lui dần, lui dần. . .
ĐÔ thống lo sợ Lệ Hồng chốn thoát vội thét các tay võ sĩ đứng vây quanh mái
nhà ập tới để bắt cho được nàng.
Nhưng Lệ Hồng đã đến sát mái nhà và nhanh nhẹn phóng mình đeo lên cành
cây và chuyển xuống thoăn thoắt.
Bọn võ sĩ toan đuổi bắt, nhưng ĐÔ thống đã thét lớn:
– Đừng theo nữa, dùng cung tên hạ nó cho ta!
ông vừa dút lời, hàng trăm mũi tên đã vun vút xuyên qua cành lá, nhưng Lệ
Hồng như một cái bóng phút chốc đã đến mặt đất.
Thiếu nữ cả mừng, lẩn vào các giàn hoa, toan thoát chạy ra cổng. Giữa lúc đó
ĐÔ thống Phi Hồng Xà và bọn võ sĩ đang kẹt trên mái nhà.
Bỗng từ đâu một giọng cười ghê rợn cất lên:
– Ha? Ha? Con tiện tỳ chạy đi đâu?
Lệ Hồng vừa kịp nhìn thấy Lưu Hán thì hắn đã dùng đoản đao nhanh như
chớp, chém bổ vào đầu nàng. Thiếu nữ ngồi hụp xuống để tránh, rồi phạt ngang
lưỡi kiếm vào bụng hắn.
Lưu Hán cả kinh nhảy vọt ra sau giữ thế thủ. Lệ Hồng ngạc nhiên thấy trên tay
hắn cầm hai món binh khí mà đêm hôm qua nàng đã cất kỹ trong phòng luyện võ.
Không dám chậm trễ một phút, thiếu nữ lại nhảy tới chém xả vào đầu hắn. Lưu
Hán không tránh nữa, vội đưa đoản đao lên đỡ bật thanh kiến của Lệ Hồng rồi
chém ngang hông nàng. Lệ Hồng nhảy ra sau thì chợt nghe tiếng gọi của Hắc Tử
Hoành:
– Lưu huynh? Đưa kiếm cho đệ?
Lưu Hán cả mừng liệng thanh kiếm cho bạn rồi cả hai vây chặt thiếu nữ.
Trong lúc ấy, ĐÔ thống Phi Hồng Xà và các tay võ sĩ của Cù Thái Hậu đã
xuống tới đất.
Thấy Lệ Hồng chưa thoát được, ĐÔ thống cả mừng, thét bảo thủ hạ:
– Vây chặt con bé ấy, đừng để nó chạy thoát.
Bọn võ sĩ như bầy lang sói, hùng hổ xông vao.
Bên ngoài vòng dinh, dân chúng tụ họp mỗi lúc một đông. Mọi người kinh
hãi, không hiểu lý do gì quân triều đình đánh phá dinh thự Hoàng Đề đốc và đều
hồi hộp, lo sợ cho tánh mạng của Lệ Hồng.
Dân chúng lao nhao khiến Phi Hồng Xà lo ngại. ĐÔ thống truyền lệnh cho thủ
hạ canh chừng nghiêm ngặt, đề phòng bất trắc.
Bên trong vòng vây, một mình phải đương đầu với hai tên Lưu Hán và Hắc Tử
Hoành, Lệ Hồng đã thấy sức của mình suy kém lần đi. Tâm thần của nàng bấn
loạn hơn khi thấy Phi Hồng Xà và bọn võ sĩ bao quanh.
Thiếu nữ không dám tấn công nữa, và định quay về thế thủ.
Nàng phóng mình chém ngang, phạt dọc, lười kiếm trên tay “Véo véo” trong
gió như tiếng gọi của tử thần khiến kẻ địch phải chồn chân thối bước.
Lệ Hồng đánh rộng đường kiếm để thừa dịp rút kiếm về bọc lấy thân mình.
Nàng hiểu rõ sức mình không đương cự lâu được nữa, nên phải dùng thế “Bảo
thân” của đường kiếm họ Hoàng.
Tâm thân bấn loạn, tay chân mỏi nhừ, nhưng nhờ đường kiếm thuần thục, Lệ
Hồng thoát khỏi những thế hiểm độc của Lưu Hán, Hắc Tử Hoành và bọn võ sĩ.
Quanh mình Lệ Hồng bây giờ chỉ còn thấy một vòng ánh sáng vây bọc, đao
kiếm chạm vào như đụng phải một bức tường bằng sắt.
Phi Hồng Xà tức giận vô cùng.
ông quát mắng ầm ĩ:
– Bây không hạ nổi con tiện tỳ ấy ư? Lui ra, để mặc ta.
Bọn võ sĩ sợ hãi, vẹt đường cho ĐÔ thống bước tới.
Phi Hồng Xà quay tít “Thiên phương kích”, dùng hết sức bình sinh đâm thẳng
vào mình Lệ Hồng.
Một tiếng “Cảng” phát ra ngoài sức tưởng tượng của quan ĐÔ thống: Cánh tay
ngài tê kiệt, cây “Thiên phương kích” suýt vụt ra, bay theo đà kiếm của Lệ Hồng?
Phi Hồng Xà kinh hãi, nhảy vọt ra sau và thầm ghê sợ thế kiếm bí truyền.
Tuy nhiên, sức lực của Lệ Hồng đã kiệt quệ, dù thế kiếm có xuất chúng đến
đâu, nàng cũng không thể bảo toàn được tính mạng, đường kiếm bắt đầu rời rạc,
bày ra nhiều kẽ hở.
Hắc Tử Hoành chỉ chờ có thế?
Từ nãy giờ, hắn không giao đấu vì hiểu rõ thế kiếm “Bảo thân” kỳ diệu của
dòng họ Hoàng, nên chỉ đợi lúc Lệ Hồng kiệt sức là tấn công ngay. Thiếu nữ vừa
quay lưỡi kiếm bọc xuống chân là Hắc Tử Hoành như chớp, bất thình lình phóng
tới chém xả xuống đầu Lệ Hồng, giữa một kẽ hở.
Lệ Hồng đã kiệt sức, thanh kiếm trở thành vô dụng. Nàng xuôi tay nhắm mắt
chờ chết ?
Bỗng Hắc Tử Hoành kêu rú lên một tiếng rồi bổ nhào sang bên cạnh, thanh
kiếm văng ra xa: Một mũi tên từ đâu bay lên cắm phập vào bả vai của hắn.
Lưu Hán cả kinh hươi đoản đao xông vào thay bạn hạ thủ Lệ Hồng, nhưng
thiếu nữ được người giúp sức, thêm tin tưởng, lăn tròn dưới đất tránh những
đường kiếm hiểm độc.
ĐÔ thống Phi Hồng Xà và bọn võ sĩ xôn xao quay nhìn khắp mọi nơi tìm thủ
phạm. Cả bọn đều lạ lùng khi thấy dân chúng bên ngoài vẹt đường, nhường lối cho
ba chàng ky sĩ, bao mặt bằng vải đen, hươi kiếm vùn vụt, phi ngựa xông vào.
Chàng ky sĩ đi đầu vừa thúc ngựa vừa trương cung nhắm ngay yết hầu của
Lưu Hán, toan xạ tiễn để cứu Lệ Hồng.
Mũi tên vừa bay ra, ĐÔ thống Phi Hồng Xà kinh hoảng kêu lên:
– Lưu Hán, coi chừng ám khí !
Tên hảo hán râu rìa vội hụp đầu xuống quay tít ngọn đoản đao, chém bút
ngang mũi tên bay tới.
Bọn võ sĩ của Cù Thái Hậu chạy tán loạn dưới chân ba con tuấn mã, mặc cho
kẻ địch tuôn vào như chỗ không người.
ĐÔ thống Phi Hồng Xà, tức uất người lên, hươi “Thiên phương kích” lướt tới
chận ngang đầu ngựa của chàng ky sĩ toan hạ Lưu Hán.
Nhưng đã trễ rồi, chàng thanh niên khom xuống chém một nhát, giữa lúc con
tuấn mã chồm lên đầu Phi Hồng Xà vừa hí vang trời, khiến quan ĐÔ thống kinh
hoảng đưa “Thiên phương kích” lên đỡ rồi nhảy vẹt sang bên.
Liền lúc ấy, thanh niên đi đầu, liệng cánh cung, cúi xuống nhấc bổng Lệ Hồng
lên mình ngựa, hai người bạn của chàng hươi kiếm chém nhầu xua Phi Hồng Xà,
Lưu Hán và bọn võ sĩ về một hướng.
Quan ĐÔ thống không ngờ bị đàn áp như vậy, nép sát vào tường la hét ầm ĩ:
– Bây đâu? Bắn chết chúng đi?
Đoàn xạ tốt chưa kịp trương cung thì những ky sĩ bí mật đã phóng ngựa theo
con đường dân chúng vẹt ra lúc nãy để thoát khỏi vòng vây. Quân xạ tốt tràn tới
bắn tên theo tới tấp, nhưng chỉ hoài công.
ĐÔ thống nào chịu buông tha, vội truyền lệnh cho quân sĩ đuổi theo…
Nhưng tự dưng không ai bảo ai, dân chúng bên ngoài đã lấp mất lối đi…
Phi Hồng Xà cả giận hét vang ầm:
– Xê ra mau? Ai cản đường ta chém chết?
Tiếng hét của ông chìm đi trong tiếng lao xao của hàng nghìn người. Họ chen
lấn, chằng chịt không chừa một chỗ trống khiến bọn võ sĩ không làm sao đuổi kịp
những kẻ cứu Lệ Hồng.
Quan ĐÔ thống giận quá sinh cuồng, không còn biết suy xét nữa, nên hạ lệnh
cho bọn võ sĩ cứ việc tàn sát…
Lệnh vừa ban truyền, bọn võ sĩ túa ra gặp ai chém nấy. Dân chúng hãi hùng
chạy tán loạn chà đạp lên nhau, kêu khóc thảm thương. Họ cố tránh những thanh
đao tàn bạo cứ bổ vào đầu vào lưng họ, máu đổ tràn trên đường đất…
Dân trong thành Phiên Ngung không ngờ ĐÔ thống Phi Hồng Xà có thể tàn ác
như vậy Họ cản đường cứu đoàn ky sĩ là do lòng sùng kính gia đình Hoàng Đề
đốc, nào ngờ trước sự điên dại bất chấp nhân đạo của Phi Hồng Xà hắn chà đạp
lên xác dân lành cũng được, miễn sao được việc cho Cù Thái Hậu mà thôi?
Tuy nhiên, khi lũ chúng qua khỏi vòng dinh thì ba chàng ky sĩ đã biệt dạng
Rồi
ĐÔ thống càng oán hận đám người tụ họp kia và buộc tội cho họ là phe đảng
của Hoàng Quốc Kính.
Hắn liền xua bọn võ sĩ tìm bắt kẻ cầm đầu đem về triều tra hỏi. Song, khi
chúng trở lại thì dân lành đã tản mác cả rồi. Họ thu lượm những xác chết vô tội và
khiêng những kẻ bị thương ra ngoài thành kiếm thuốc băng bó.
Một cảnh hoang tàn bày ra trong dinh thự Hoàng Đề đốc, bàn ghế ngổn ngang,
đồ đạc bể nát hoặc cháy dở, cây cối trong vườn bị chà đạp không chút tiếc
thương…
Lưu Hán không buồn nhìn cảnh tượng ấy, vội vàng xuống ngựa đến bên Hắc
Tử Hoành đang nằm thiêm thiếp giữa hai giàn hoa lý vì mũi tên độc khởi sự hoành
hành .
Thấy mặt bạn tái mét, Lưu Hán cả kinh moi trong áo một viên thuốc, nhai thật
nhỏ rồi nhổ vào miệng hắn.
Hắc Tử Hoành trợn trừng đôi mắt, oằn oại một lúc ói ra một đống nước vàng
rồi thiếp luôn. . .
Lưu Hán lộ vẻ vui mừng, vực bạn lên ngựa và xin phép Phi Hồng Xà đem hắn
về dinh.
ĐÔ thống gật đầu rồi tự mình dẫn đám võ sĩ đi khám xét khắp cùng nơi trong
thành phố, mong tìm ra dấu vết ba tên ky sĩ bí mật, bọn thủ hạ và gia đình Hoàng
Đề đốc, mà ông chắc chắn là chúng không trốn đi xa…
Dân chúng thành Phiên Ngung đều xôn xao, chấn động trước sự lục soát bất
ngờ ấy, và trong phút chốc mọi người đều biết tin quan Đề đốc hộ thành bị hạ
ngục ?
Chưa rõ lý do gì mà cả gia đình ông nữa cũng đang bị truy nã gắt gao?
Dân chúng hoang mang, náo động: Kẻ đồn vầy, người đồn khác. Họ kể cho
nhau những chuyện khủng khiếp không rõ ngọn ngành.
Chỉ hai mươi người bị tử thương trước dinh Hoàng Đề đốc vì sự tàn ác của Phi
Hồng Xà mà đến chiều hôm ấy, giữa kinh thành, có người quả quyết là mình trong
thấy đến hàng trăm thây gục ngã thảm thương.
Lòng căm hờn chất chứa bấy lâu thúc đẩy họ gieo thêm nhiều tội ác cho quân
lính Cù Thái Hậu, cố gây lòng uất hận của số đông người.
Cho nên khi bọn võ sĩ dưới quyền điều khiển của Phi Hồng Xà bủa vây các
khu phố để khám xét, lòng người Phiên Ngung đã ngả theo gia đình Hoàng Đề
đốc: đã không chỉ chỗ ẩn nấu mà dân chúng còn giúp đỡ tiền bạc, phương tiện cho
họ trốn th ật xa . . .
ĐÔ thống Phi Hồng Xà chỉ hoài công, lục xét suốt buổi chiều cho đến khi trời
sụp tối, vẫn không bắt được một người hay một tang vật nào.
ông ủ rũ kéo bọn võ sĩ về dinh phục lệnh, nhưng không quên để lại một toán
quân canh phòng dinh thự Đề đốc, để chặn bắt đám người kia, biết đâu họ thừa
đêm tối trở về ?
Bước vào cung riêng của Cù Thái Hậu, Phi Hồng Xà đã thấy An Quốc Thiếu
Quý ngồi đấy tự bao giờ; trên khuôn mặt sứ giả lộ nhiều nét băn khoăn. Cù thị vẫn
điềm nhiên, lạnh lùng, hiểm ác.
ĐÔ thống quỳ xuống:
Tâu Thái Hậu? Cả nhà Đề đốc đã trốn chạy, trước khi hạ thần đem quân tới.
Quân sĩ đã lục xét khắp hoàng thành nhưng không thấy tăm dạng của chúng.
Cù Thái Hậu liếc nhìn sứ giả An Quốc, không nói một lời. Không khí trong
phòng trở nên nặng nề khó thở.
Phi Hồng Xà sợ bị bắt tội, lấm lét nhìn lên rồi cất tiếng:
– Tâu Thái Hậu? Thần nghi ngờ trong bọn nội giám có người bội phản, đã
thông tin trước cho Lệ Hồng.
Thái Hậu quắt mắt nhìn lên chưa kịp nói thì một tên hộ vệ bước vào:
– Tâu Thái Hậu? Có Trần Quýnh xin vào ra mắt.
Thái Hậu lộ vẻ mừng, hạ lệnh cho vào ngay, rồi bảo An Quốc Thiếu Quý:
– Hắn là người tâm phúc của ta bên dinh Lữ Gia? Chắc có điều cơ mật…
Trong khi ấy, từ bên ngoài, một người trạc ngoài bốn mươi khúm núm bước
vào quỳ lạy:
– Kính mừng Thái Hậu và nhị vị thượng quan.
Cù Thái Hậu hất hàm:
– Thế nào ? Có điều gì, người nói mau.
– Trần Quýnh nhanh nhẹn:
– Tâu Thái Hậu? Con y lời Thái Hậu luôn luôn dò xét hành động của Lữ Quốc
Công. Hiện nay người đang chứa chấp Hoàng Đề đốc phu nhân nên con phải về
thông báo.
Phi Hồng Xà và An Quốc Thiếu Quý vụt đứng lên hỏi một lượt:
– Sao? Nhà ngươi có dám chắc không?
Trần Quýnh kinh hãi nhìn Thái Hậu, miệng lắp bắp:
– Dạ… Chắc… Chính…mắt con trong thấy… Công tử Lữ Kỳ đưa phu nhân vào
tận trong dinh,
Phi Hồng Xà vội hỏi:
– Còn ba chàng ky sĩ và Lệ Hồng?
Trần Quýnh ngơ ngác:
– Ky sĩ nào? Con cũng không thấy Lệ Hồng tiểu thư?
Phi Hồng Xà càng phân vân, không hiểu những kẻ lạ mặt kia thuộc vào đảng
nào mà ra tay cứu Lêì Hồng?
Nhưng, hiện tại biết rõ Đề đốc phu nhân ở trong dinh Lữ Quốc Công thì đến
đó hẳng hay.
ĐÔ thống bước tới cúi chào Thái Hậu để kéo quân đi, thì Cù thị vụt thét lớn
khiến cho ông kinh hãi:
– Hãy khoan? ĐÔ thống không được làm càn.
Rồi bà dịu giọng bảo Trần Quýnh, sau khi liệng cho hắn một túi bạc.
Thôi ngươi về đi? Bao giờ có tin mới đến đây ta sẽ thưởng thêm.
Trần Quýnh vui mừng lạy tạ lui ra.
Cù Thái Hậu nhìn Phi Hồng Xà hỏi:
– ĐÔ thống nghĩ sao mà dám đem quân đi vây dinh thự Lữ Gia để bắt Hoàng
Đề đốc phu nhân?
Phi Hồng Xà lúng túng chưa kịp đáp thì Cù Thái Hậu đã tiếp lời:
– Đây là lời mật báo của thám tử, ta lấy gì làm bằng cớ để buộc tội Lữ Gia? Lỡ
ra lão già quỷ quyệt đem giấu Đề đốc phu nhân đi nơi khác thì làm sao? Đã không
bắt được hắn, ĐÔ thống bay đầu mà ta còn bị nhục là khác.
Sứ giả An Quốc gật đầu biểu đồng tình:
– Thái Hậu nói rất phải? Đối với Lữ Gia, ta không nên khinh thường mà mang
hại. Lão cầm đầu hàng văn võ, dù ta mua chuộc, uy hiếp được hầu hết song họ vẫn
tôn kính lão. Trong giờ phút này, ta đụng tới Lữ Gia chỉ thêm bất lợi mà thôi.
ĐÔ thống Phi Hồng Xà lặng lẽ cúi đầu trong lúc sứ giả An Quốc ngước mắt
nhìn Thái Hậu khẽ hỏi:
– Bây giờ, hậu sẽ định lẽ nào? Cù thị có vẻ trầm ngâm hơn. Thái Hậu đáp:
– Phải chờ tin của Trần Quýnh mới hành động được. Hiện nay chắc chắn Lữ
Gia đề phòng cẩn thận lắm, ta khó bề bắt tội được y. Chi bằng thừa dịp này, ta đưa
đoàn quân Cù Lạc vào Phiên Ngung rồi thì mười Lữ Gia cũng không đáng sợ.
An Quốc Thiếu Quý vội đứng lên nói:
– Hậu an lòng. Việc đó để mặc ta lo liệu.
Rồi quay sang Phi Hồng Xà, sứ giả cất tiếng:
– ĐÔ thống hãy điểm quân theo ta sang doanh trại của tướng quân Cù Lạc.
Phi Hồng Xà cúi đầu chào Thái Hậu, cùng sứ giả An Quốc lên ngựa ra khỏi
hoàng thành.
Cù thị bước ra hiên nhìn theo lẩm bẩm một mình:
– Lữ Gia? Hừ? Rồi đây mi sẽ coi ta.
Đêm tối vội vàng như trời sắp chuyển cơn mưa.
Gió đêm lồng lộng qua những vòng dinh Lữ Quốc Công, gây nên những âm
thanh ghê rợn.
Nhừng ngọn đèn lồng đã được thắp, theo gió lắc lư qua lại, đưa ánh sáng chập
chờn lên xuống trên những ngọn cây, đám cỏ.
Dinh canh được lệnh của Quốc Công tăng cường ở các cổng như chuẩn bị sẳn
sàng một cuộc giao tranh. Phần đông họ là những người, trước đây từng được sung
vào đội hộ thành của Hoàng Đề đốc, nên trước hung tin bất ngờ, họ đều bàn tán
xôn xao và tỏ ra hăng hái để chiến đấu, bảo vệ Đề đốc phu nhân.
Lữ Quốc Công vẫn đi tới đi lui trong phòng từ chập tối, lòng không yên.
Tiếng khóc tỉ tê của Hoàng Đề đốc phu nhân càng làm cho ông thêm bối rối.
Dù đã có Thu Vân ngồi cạnh hết lời khuyên nhủ, nhưng phu nhân vẫn không ngăn
được giọt lệ tuôn tràn.
Tai họa hãi hùng, đột ngột xảy đến một lúc làm sao chịu nỗi: Chồng bị hạ
ngục, con gái duy nhất bị kẹt trong vòng dinh chưa biết sống chết lẽ nào? Nhà cửa
tan hoang, đem thân ăn nhờ ở đậu không biết thoát được quân triều không?
Trước những nỗi đau thương ấy, kẻ bàng quan còn phải xót xa, huống chi
người trong cảnh.
Nhưng, người lo lắng hơn hết trong giờ phút này là Quốc Công Lữ Gia.
Sau khi nghe Lữ Kỳ kể lại những việc xảy ra trong triều và trong dinh Hoàng
Đề đốc, Quốc Công vội vàng sai Tiểu Lý Bá, Hà Minh và Lữ Kỳ đến cứu Lệ Hồng
tức khắc vì sợ nàng khó thoát vòng vây của đám võ sĩ thiện chiến.
Cả ba bao mặt, lên yên từ lúc mặt trời xế bóng mà bây giờ đêm đã về, tối như
mực, vẫn không thấy tăm hơi.
Lữ Quốc Công bồn chồn hơn bao giờ hết?
Không lý cả ba đều rơi vào tay quân triều? Quốc Công không tin như vậy
được !
Tài thao lược, sự thông suốt binh thơ đồ trâìn của Tiểu Lý Bá và Hà Minh mà
ông được biết sau một ngày thảo luận dưới hầm sâu, đủ chừng tỏ rằng hai chàng là
những tay kiếm khách tài nghệ thuộc vào hàng siêu đẳng thì có sá gì một toán vệ
sĩ của Cù Thái Hậu?
Tuy nhiên, Lữ Quốc Công vẫn không hết lo âu.
Ba người đã đi về đâu?
Nhất định là giờ phút này họ đã rời khỏi dinh thự Hoàng Đề đốc, chứ Tiểu Lý
Bá không điên dại gì kéo dài trận đánh với quân triều, trong lúc cả ba cần phải
giấu tên, giấu mặt ?
Lữ Quốc Công bước ra mái hiên nhìn về phía cổng dinh.
Bên ngoài gió thổi loạn cuồng. ánh đèn lồng không đủ soi sáng các con
đường chằng chịt trong vòng dinh.
Quốc Công khẽ thở dài.
ông chợt nghĩ đến Hoàng Đề đốc, trong lòng không khỏi thầm trách bạn quá
nóng nảy, không tự chủ được trong lúc bị Thái Hậu khiêu khích, nên cớ sự mới
đến nông nỗi này.
Song suy cùng nghĩ cạn, Quốc Công lần lần hiểu được thâm ý của Đề đốc và
càng thương mến ông ta hơn.
Hoàng Quốc Kính mong rằng sự hy sinh của mình sẽ thức tỉnh được các quan,
gieo vào lòng tướng sĩ và dân chúng sự uất ức căm thù để Lữ Quốc Công tiện việc
thi hành kế hoạch của Tiểu Lý Bá, vì rằng khi mọi người đều thấy rõ sự chuyên
quyền của Cù thị sẽ đưa nước Nam đến chỗ diệt vong thì không còn ai trù trừ
trước việc “Phế Ai vương, Phù Kiến Đức”.
Sự hy sinh của Đề đốc quả tình không uổng vì các quan đều sáng mắt, dân
chúng sục sôi lòng uất hận và Lữ Quốc Công cả quyết “Phù Kiến Đức xưng
vương”.
Nhưng trước hơn ai hết. Hoàng Đề đốc đã phải trả một giá rất đắt: Sinh mạng
khó bảo toàn, vợ con phải bơ vơ, dinh cơ bị tàn phá…
Lữ Quốc Công khẽ lẩm bẩm một mình:
– Phải cứu cho được Hoàng Đề đốc? Phải diệt cho được Cù Thái Hậu?
Bỗng người im bặt, nghe tiếng thét vang của quân canh:
– Ai đó? Dừng lại?
Một giọng nói sang sảng quen thuộc, cất lên:
– Chúng ta đây? Hãy mở cổng?
Lữ Quốc Công vui mừng bảo nhỏ:
– O ? Lữ Kỳ đã về ?
Thu Vân ngẩn đầu lên, đôi mắt sáng hẳn, trong lúc Đề đốc phu nhân im tiếng
khóc, bước lần ra mái hiên.
Trước cổng dinh, ba con tuấn mã chạy vào mang theo bốn người. Vừa thoáng
thấy Lệ Hồng ngồi chung ngựa với chàng thanh niên bao mặt, Đề đốc phu nhân đã
cất tiếng gọi vang:
– Lệ Hồng ? Lệ Hồng ? Mẹ đây con ?
Thiếu nữ dáo dác nhìn lên và khi thấy mẹ, nàng ghìm cương ngựa của thanh
niên, nhảy xuống đất đáp lại:
– Mẹ ? Mẹ ?
Ba chàng ky sĩ từ từ gỡ miếng vải đen, lộ ra những khuôn mặt tuấn tú khôi
ngô đấy là Lữ Kỳ, Tiểu Lý Bá và Hà Minh. Họ đã liều chết lúc ban chiều để cứu
Lệ Hồng thoát khỏi tay bọn võ sĩ của Phi Hồng Xà.
Cả ba nhìn theo Lệ Hồng lòng vui sướng.
Thiếu nữ vừa lên khỏi thang lầu, đã gặp ngay Lữ Quốc Công.
Nàng vội thụp xuống:
– Cháu kính lạy Quốc Công, cám ơn cứu mạng.
Lữ Gia mỉm cười vuốt chồm râu bạc:
– Cháu đừng làm thế ? Mau vào gặp phu nhân đi ? Từ chiều đến giờ mẹ cháu đã
khóc hết nước mắt rồi đó ?
Lệ Hồng chắp tay xá dài rồi vội vã ra mái hiên. Lữ Quốc Công cũng bước
thẳng xuống lầu.
ông đến bên Tiểu Lý Bá hỏi:
– Có điều chi trở ngại mà các con chậm trễ như vậy?
Tiểu Lý Bá chưa kịp đáp thì Lữ Kỳ đã thưa:
– Bẩm bá phụ? Phi Hồng Xà cho bọn võ sĩ lục soát quá gắt gao nên chúng con
phải tạm lánh xa ngoài thành, đợi trời tối mới dám về đây? Vì ngại…
Quốc Công sợ Lữ Kỳ lỡ lời, vội nói:
– Thế à? Ta khá khen cho đó. Thôi các con hãy thay đồ rồi sẽ bàn việc sau.
Trong lúc ấy, bên cạnh ao sen trong vườn, một người đang nép mình nghe
trộm. Thấy Lệ Hồng được Lữ Kỳ và hai ky sĩ lạ mặt đem về dinh, hắn hết sức
ngạc nhiên. Nhất là sự có mặt bất ngờ của Tiểu Lý Bá và Hà Minh làm cho hắn
ngẩn ngơ không hiểu họ là hạng người nào, xem có vẻ thân thuộc với Quốc Công
Lữ Gia mà từ trước đến nay, sao hắn không gặp mặt bao giờ? ?
Bóng đen lẩm bẩm:
– Quan ĐÔ thống Phi Hồng Xà giỏi đoán thật? Ta phải kịp báo tin cho Cù Thái
Hậu mới được.
Hắn lại lặn người nhìn ra phía cổng dinh suy tính:
– Làm sao ra khỏi vòng dinh đây?
Có tiếng sột soạt phía sau lưng, khiến bóng đen giật mình, kinh hãi. Hắn vụt
quay đầu nhìn lại đã thấy một thằng bé đứng đấy tự bao giờ?
Đấy là Trần Nhi, tên tiểu đồng tin yêu của Quốc Công.
Trước sự gặp mặt bất ngờ với chính cháu ruột của mình, bóng đen tức Trần
Quýnh, tên dọ thám của Cù Thái Hậu hết sức lúng túng.
Hắn đứng đờ người một lúc rồi lắp bắp gọi:
– Cháu. . . Cháu. . .
Trần Nhi im lặng. Hành động mờ ám của Trần Quýnh khiến nó ngạc nhiên và
nghi ngờ. Giữa đêm tối, chú nó âm mưu gì đây mà núp bên cạnh bờ hồ để nghe
ngóng… Hay là…
Trần Nhi không dám nghĩ thêm.
Nó bỗng hỏi to:
– Chú đứng đây định làm gì?
Trần Quýnh sợ hãi, bước tới nắm chặt lấy vai cháu:
– Suyt? Cháu đừng nói lớn? Hãy về phòng ta bảo.
Trần Nhi vùng xô chú nó ra, hét lớn:
– Không? Chú phải nói thật? Có phải chú định hại Lữ Quốc Công chăng?
Mắt long lên sòng sọc dưới ánh đèn lồng, tóc bay trong gió lộng. Trần Nhi có
vẻ uy nghi lạ lùng.
Trần Quýnh liệu bề không xong, vội phóng mình tới, ôm chặt lấy cháu, tay
bụm miệng nó.
Trần Nhi dãy dụa ghê hồn, nhưng không làm sao chống lại nổi với đôi tay hộ
pháp cứng rắn . . .
Trần Quýnh nhìn trước, nhìn sau rồi ôm lấy Trần Nhi chạy dọc theo hành lang
về phòng riêng.
Hắn khép chặt cửa lại, liệng Trần Nhi lên giường quát:
– Mày im đi không? Tao tìm cách gầy sự nghiệp cho mày mà mày chống lại ư?
Trần Nhi lồm cồm bò dậy toan đáp nhưng lại bị chú nó nhận đầu xuống, lấy
dây cột chặt lại…
Trần Quýnh khẽ bảo nó, giọng nhỏ nhẹ nhưng hết sức cứng rắn:
– Cháu ngu dại, không biết theo thời. ở đây giữ của cho Lữ Gia rồi được
hưởng gì? Không khéo Thái Hậu tru di diệt tộc cả nhà này, rồi liên lụy đến mình là
khác? Ta đã sắp đặt tất cả, chỉ trong vòng vài hôm nữa là giàu sang phú quý? Cháu
hãy nghe lời ta, nằm đây để mặc ta hành động.
Trần Quýnh nói xong, xách cây đoản đao bước ra cửa.
Bây giờ, Trần Nhi đã hiểu rõ tự sự. Nó không ngờ chú nó vô lương đến như
vậy
Mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, Trần Nhi đã nhờ chú dưỡng dục trông nom. Từ
khi Trần Quýnh được nhận vào coi kho lúa cho Lữ Quốc Công thì Trần Nhi được
ra vào trong dinh thự.
Quốc Công thấy đứa bé dễ thương mới đem vào làm tiểu đồng, phục dịch
trong phòng riêng.
Nhưng không ngờ, Trần Quýnh một mặt hai lòng, đã làm cho Lữ Quốc Công
lại tham vàng của Thái Hậu, bày trò phản phúc.
Mấy lúc gần đây, Lữ Quốc Công nghi ngờ trong dinh có kẻ thông đồng với Cù
thị, nhưng không làm sao bắt được. Đôi khi Trần Nhi thấy Lữ Quốc Công lộ sắc
buồn về việc đó, và chính nó cũng từng nguyền rủa kẻ khốn kiếp.
Nào ngờ quân phản phúc ấy lại là chú ruột của nó.
Trần Nhi lăn lộn trên giường, ê ẩm khắp toàn thân vì sợi dây thừng quá chặt.
Nó bỗng nhìn lên bàn thờ cha mẹ nó, lòng buồn vô hạn, nước mắt tự dưng trào
ra khóe. Phải chi hai người còn sống đến ngày nay thì nó biết cách xử trí thế nào
cho hơp lý? Trung thành với chủ thì hại chú, mà im lặng trước việc này, làm sao
dám nhìn mặt Lữ Quốc Công.
Trần Nhi khổ sở quá, gục đầu khấn vái.
– Cha mẹ có linh thiên xin phò hộ cho con tìm ra một cách xử trí toàn vẹn cả
hai bề.
Gió bên ngoài vẫn lồng lộng qua các cành cây cổ thụ trong vòng dinh và trong
lòng Trần Nhi cũng đang nổi lên một cơn bão tố.
Nó ngầm hiểu Trần Quýnh nhốt nó vào phòng để tìm cách thông báo với quân
triều là hiện tại Đề đốc phu nhân và Lệ Hồng đang ẩn náu trong dinh Lữ Quốc
Công.
Nếu chậm trễ, không cấp báo, quân triều kéo đến lục soát dinh thự, Lữ Quốc
Công khó thoát tội đồng mưu tạo phản.
Nghĩ đến lúc Quốc Công bị hạ ngục như Hoàng Đề đốc, dinh thự bị tàn phá,
Lữ Kỳ, Thu Vân thất lạc, hoặc chịu tử hình, Trần Nhi vô cùng đau xót.
Nó cả quyết:
– Không thể được? Phải thú thật với Lữ Quốc Công? Biết đâu sẽ làm giảm
được phần nào tội lỗi của chú.
Trần Nhi cố gắng lăn tròn xuống đất, đưa mắt nhìn quanh tìm một phương
cách thoát nguy. Nhưng trong phòng không có lấy một con dao rơi rớt hay một
góc cạnh bén nhọn có thể giúp nó cắt dây trói.
Trần Nhi tuyệt vọng nằm khóc nức nỡ.
Nó bỗng lặng im, một ý nghĩ thoáng qua: Tại sao nó không kêu cứu?
Trần Quýnh vì quá hấp tấp đã quên nhét giẻ vào miệng cháu, không ngờ do đó
phải bị hại.
Tuy nhiên bên ngoài gió vẫn lồng lộng, âm vang khắp vòng dinh. Trần Nhi cất
tiếng kêu la, nhưng tiếng nó lạc lõng bay đi, không ai nghe thấy. Thằng bé la khan
cả họng mà không hiệu quả gì?
Thời khắc qua mau, nó càng bồn chồn lo lắng, giờ phút này có lẽ Trần Quýnh
đã thoát thân và vào được trong hoàng cung?
Nó cố sức trườn ra phía cửa, dùng đầu đập ầm ầm, miệng la vang.
Trần Nhi đã kiên nhẫn chịu đựng đau đớn dể cứu cho được gia đình Lữ Quôùc
công khỏi tan nát vì sự phản bội của Trần Quýnh. Lòng thành ấy đã có hiệu quả.
Một toán lính canh, đổi phiên gác, chợt đi ngang qua đây. Nghe tiếng kêu la,
họ tông cửa vào thì Trần Nhi sắp ngất đi…
Viên trưởng toán vội báo tin cho Lữ Quốc Công và hết lòng cứu chữa đứa bé.
Mọi người đều lạ lùng ngơ ngác không hiểu vì lẽ gì, thằng bé bị trói gò trong
phòng?
Lữ Quốc Công và tráng sĩ hay tin chẳng lành, vội chạy đến vừa lúc Trần Nhi
tỉnh lại
Nước mắt tuôn tràn, nó nhìn Lữ Quốc Công nức nở:
– Quốc Công… Mau lo liệu… Chú con bội phản… Đã báo tin cho Cù Thái
Hậu…
Lữ gia ngạc nhiên hỏi:
– Con bảo sao? Trần Quýnh là tay sai của Cù thị ư?
Trần Nhi nghẹn ngào một lúc rồi đáp:
– Chú đã trói con và trốn ra ngoài hồi canh một.
Lữ Kỳ vội thưa:
– Bẩm bá phụ? Vòng dinh canh phòng nghiêm mật, chắc Trần Quýnh chưa
tho át được đâu ?
Công tử nói xong liền hạ lệnh cho quân canh, đốt đuốt lục soát khắp nơi,
nhưng không thấy tăm dạng Trần Quýnh.
Bỗng viên đội trưởng canh cổng chính chạy vào quì trước Lữ Quốc Công run
Con đáng tội chết. Xin Quốc Công tha thứ lần đầu. Trần Quýnh đã thoát khỏi
rol
Quốc Công quắt mắt nhìn lên:
– Ngươi bảo sao? Ai cho phép hắn? Ta đã cấm ngặt không cho ai ra vào kia
mà?
Đội trưởng dập đầu lạy:
– Quốc Công tha tội…Vì Trần Quýnh bảo rằng Trần Nhi bệnh nặng. Quốc
Công sai hắn vào hoàng thành rước lương y. Chúng con tưởng thật… Nào ngờ…
Quốc Công khẽ thở dài, nét mặt dịu xuống lần. Một lúc sau Lữ Gia bảo:
– Thôi? Cho ngươi lui? Lỗi ấy là lỗi chung của chúng ta không cẩn thận, nhưng
không sao, ta còn đủ thì giờ hành động?
Quốc Công lại cho đòi tất cả các đội trưởng đến họp và người truyền lệnh:
– Sớm muộn, quân triều sẽ đến đây? Các ngươi hãy sẳn sàng giao chiến, nhưng
tuyệt đối phải nghe theo lệnh ta? Bây giờ thì ai về chỗ nấy.
Lệnh ban truyền, tất cả đều hăng hái trở về đội ngũ, chờ dịp để đền đáp ơn huệ
của Lữ Quốc Công, từ bao lâu nay.
Quốc Công cúi đầu nhìn Trần Nhi nói:
– Cảm ơn con đã nghĩ đến ta? Mọi người đều cảm mếm lòng trung thực của
con.
Rồi ông quay sang ba chàng tráng sĩ:
– Chúng ta phải hành động gấp, không nên chần chờ nữa, nếu muốn bảo vệ
sinh mạng của Đề đốc phu nhân và Lệ Hồng.
Lệ Hồng sau khi hay tin chẳng lành vội vã đến nơi.
Nàng ngạc nhiên ngước nhìn Quốc Công rồi hỏi:
– Bẩm Quốc Công? Bây giờ mẹ con cháu phải đi về đâu.
Lữ Gia trầm ngâm một phút rồi đáp:
– Cháu yên lòng ở lại đây? Bọn võ sĩ của Cù Thái Hậu không thể vượt khỏi
vòng dinh của ta đâu? Quân triều nể sợ ta, ác phụ không điên gì dùng họ?
Trong lúc ấy, mọi người đều không ngờ có một người đã lẻn vào dinh, đang
nép mình trên một tàng cây cổ thụ, lắng nghe.
Bóng đen lẩm bẩm một mình:
– Qua một đêm, Lữ Quốc Công không ngờ được tình thế đổi thay, nên vẫn tin
tưởng vào quân triều.
Nếu vậy, từ nay chúng ta ra mặt đương đầu với Cù Thái Hậu?
Lữ Quốc Công gật đầu rồi đáp:
– Phải ta không thể chần chờ được nữa. Tiểu Lý Bá đã có mật kế, ta phải thi
hành trong nay mai.
Bỗng từ trên ngọn cây, một giọng nói phát ra lanh lảnh:
– Xin Quốc Công chầm chậm, đợi tiện nữ báo tin.
Mọi người kinh hoảng rút kiếm ra phòng hờ bất trắc.
Một làn sáng lóe dài dưới những ánh đèn lồng, đến mặt đất thì tắt phụt, hiện ra
một thiếu nữ gọn gàng trong bộ võ phục, tay cầm thanh bảo kiếm.
Lệ Hồng vui mừng reo lên:
– Phi Hồng Yến cô nương ?
Thiếu nữ cung kính vái chào Lữ Quốc Công:
– Lạy Quốc Công ? Xin tha tội đường đột cho tiện nữ.
Lữ Gia và các tráng sĩ đều kinh ngạc vì sự có mặt bất ngờ của thiếu nữ.
Lệ Hồng bước tới nắm tay nàng giới thiệu:
– Bẩm Quốc Công? Đây là Phi Hồng Yến tiểu thư, sĩ nữ của quan ĐÔ thống
Phi Hồng Xà.
Mọi người liếc nhìn nhau, trong lòng không khỏi lo sợ.
Lữ Quốc Công thốt lên:
– Phi Hồng Xà?
Biết Lữ Quốc Công nghi ngờ, Lệ Hồng tiếp lời:
– Tiểu thư Phi HồngYến là bạn thân của cháu? Chính là người đã cải nam
trang thượng đài, báo tin cho cháu rõ hai tên Hắc Tử Hoành và Lưu Hán định dùng
ám khí giết cháu.
Phi Hồng Yến cảm thấy đã đến lúc mình nói một vài lời:
– Bẩm Quốc Công? Tiện nữ rất khổ sở vì những hành động của cha, anh,
nhưng biết làm sao? Chỉ còn cách giúp đỡ những bậc trung thần nghĩa sĩ, những
khi cần đến mà thôi. Xin Quốc Công chớ nghi ngại.
Lữ Gia vội xua tay:
– Không? Tiểu thư đừng nghĩ vậy? Ta ngạc nhiên vì không ngờ “Cây đắng
sanh trái ngọt”? Thế thôi?
Quốc Công mỉm cười tiếp lời:
– Nhưng chẳng hay Tiểu thư có điều chi hệ trọng mà tìm đến đây vậy?
Phi Hồng Yến đáp ngay:
– Lúc nãy, tiện nữ nghe trộm Quốc Công định ra mặt đương đầu với Cù Thái
Hậu? Cháu sợ hành động như vậy không nên.
Mọi người ngạc nhiên chăm chú nhìn Phi Hồng Yến.
Thiếu nữ chậm rãi giải bày:
– Vì rằng năm vạn quân Tàu do tướng Cù Lạc mang sang đã đóng quân vây
bọc kinh thành Phiên Ngung? Hiện Cù Lạc đang ở trong cung Cù Thái Hậu.
Lữ Gia buột miệng kêu lên:
– Trời? Sao quân hộ thành không cấp báo?
Phi Hồng Yến lắc đầu:
– Hoàng Đề đốc bị hạ ngục, quân hộ thành như rắn không đầu, loạn lên như
ong vỡ ổ ? Phần đông uất ức trốn đi, kẻ còn lại đều theo Cù Thái Hậu. Do đó, cháu
sợ ra mặt chống Cù Thái Hậu sẽ không có lợi gì?
Lữ Quốc Công thở dài:
– Đáng sợ thay mưu mô của con ác phụ? Làm thế nào bây giờ? Đội hộ thành
tan rã, lấy gì chống quân Tàu? Lấy gì bảo vệ cho Đề đốc phu nhân?
Tiểu Lý Bá nãy giờ vẫn trầm ngâm suy nghĩ. Bỗng mắt sáng rực lên, nét mặt
lộ vẻ vui tươi
Chàng khẽ nói:
– Tình trạng này bắt buộc ta phải nhượng bộ Cù Thái Hậu. Quốc Công nên ra
vẻ phục tùng mới hành động được. Ta mở rộng của dinh rước bọn võ sĩ vào và
cấm mọi người không được lộ vẻ gì khác lạ.
Lữ Quốc Công quắc mắt nhìn Tiểu Lý Bá tưởngchừng như chàng đang loạn
óc ?
Tiểu Lý Bá vẫn điềm nhiên nói tiếp:
– Chúng ta phải hành động như thế nào cho Cù thị không có cớ buộc tội Quốc
Công âm mưu tạo phản.
Công tử Lữ Kỳ không đồng ý, lên tiếng.
– Tráng sĩ chưa thấu đáo việc triều nội nên mới nghĩ thế ? Không dễ gì Cù thị
để yên cho Bá phụ đâu? Từ bấy lâu nay, họ Cù chỉ mong có dịp để nhổ cây gai
trước mắt.
Mọi người đều im lặng biểu đồng tình. Song Tiểu Lý Bá mỉm cười khẽ đáp:
– Thái Hậu chưa dám làm liều như vậy đâu? Sứ giả An Quốc mưu mô xảo
quyệt không để cho Cù thị hành động thất sách đến thế: Xem việc chúng chưa dám
xử tử Hoàng Đề đốc ta cũng đủ biết, dù tham lam tàn ác chúng vẫn sợ lòng dân
không phục: Giết Đề đốc không duyên cớ sẽ loạn lên ngay và muôn đời quân Hán
cũng không thể cai trị nước Nam này. Cù thị hiện nay chỉ mong mỏi Quốc Công
chống Hán triều để có cớ mượn tay quân Hán đàn áp. Mặt khác Cù thị sẽ phao
truyền trong dân chúng Quốc Công âm mưu phản, lòng dân sẽ hoang mang, không
tường hư thực thì làm sao thu phục toàn dân chống giữ đất nước?
Tiểu Lý Bá ngưng lại một phút nhìn Lữ Quốc Công.
– Bẩm Quốc Công tiểu điệt nghĩ rằng ta cứ “Giả dại qua ải” ? Phải làm sao cho
chúng không đề phòng mới thi hành được mật kế ?
Quốc Công nín lặng ra chiều suy nghĩ. Hà Minh rụt rè thưa:
– Thế thì Đề đốc phu nhân và Lệ Hồng tiểu thư làm sao an toàn cho được !
Tiểu Lý Bá nhìn Lệ Hồng nói:
– Tôi đã nghĩ kỹ. Bây giờ phu nhân và tiểu thư nên thừa đêm tối rời khỏi hoàn
thành về Hạnh Hoa thôn sẽ có Anh Kiệt đại huynh bảo vệ chắc chắn hơn? Bọn võ
sĩ của Cù Thái Hậu sẽ không tìm ra được?
Lệ Hồng lẩm bẩm:
– Hạnh Hoa thôn?
Lữ Quốc Công khẽ gật đầu bảo:
– Lời Tiểu Lý Bá phân rất phải. Các con kịp thi hành. Lệ Hồng nên sửa soạn
đưa phu nhân lên đường kẻo không còn kịp nữa.Sớm muộn gì chúng cũng kéo đến
đây!
Công tử Lữ Kỳ bỗng nói:
– Đường về Hạnh Hoa thôn xa diệu vợi, sợ có điều bất tiện. Con xin bá phụ
cho con theo tiễn chân Đề đốc phu nhân, con sẽ trở về ngay.
Quốc Công phân vân chưa biết định liệu lẽ nào thì Tiểu Lý Bá đã nói:
– Mật kế phải thi hành gấp rút mới ứng kịp tình hình. Công tử chính là người
quan trọng nhất để giúp Quốc Công ? Còn Hà Minh vừa chân ướt chân ráo đến
Phiên Ngung làm sao qua mắt được các quan văn võ trong triều? Xin công tử để
việc Hoàng Đề đốc phu nhân cho Hà Minh đảm nhiệm thì hay hơn hết.
Lữ Kỳ quay nhìn Lệ Hồng, trong lòng không được yên, nhưng trước lời phân
trần hữu lý của Tiểu Lý Bá, chàng không biết nói sao.
Phi Hồng Yến hiểu rõ mối tình thầm kín của Lữ Kỳ đối với Lệ Hồng nên vội
trấn an lòng chàng:
– Công tử chớ lo ? Hồng Yến này xin tình nguyện tiếp sức Hà Minh tráng sĩ
đưa phu nhân và tiểu thư ra khỏi Phiên Ngung.
Lệ Hồng nhìn Lữ Kỳ bằng đôi mắt biết ơn rồi bảo Phi Hồng Yến:
– Nếu được cô nương cùng đi ra khỏi hoàng thành thì còn chi may mắn hơn!
Lữ Quốc Công gật đầu tỏ vẻ bằng lòng lắm. ông truyền quân sĩ thắng ngựa tốt
cho đoàn người lên đường về Hạnh Hoa thôn.
Trong lúc ấy, Tiểu Lý Bá bước vào thư phòng, thảo một lá thư dài giao cho Hà
Minh để trao cho Anh Kiệt. Trong thư chàng kể rõ tình hình ở Phiên Ngung và
chàng thúc giục bạn huy động các tay anh hùng hào kiệt khắp nơi để trợ giúp đúng
theo lời giao kết giữa hai người trước đây, dưới mái chùa hoang ở thôn Cao Đồng.
Đoàn người rời khỏi dinh Lữ Quốc Công thì trống trên thành đã điểm sang
canh ba…
Phi Hồng Yến hiểu rõ tình thế nên đi trước dẫn đường và đưa đoàn người
ngựa luồn qua những đường đầy những cỏ mọc um tùm để ra cửa thành Nam, cố
tránh những toán lính tuần trong hoàng cung.
Đến cửa thành Phi Hồng Yến phải mượn lệnh cha là ĐÔ thống Phi Hồng Xà,
nói dối đưa bà con về thăm quê nhà, để cho Đề đốc phu nhân, Lệ Hồng và Hà
Minh ra cửa. . .
Sau khi dặn dò Hà Minh đưa đoàn người đi tắt qua những cánh đồng mông
quạnh, cách xa những trại binh của quân Hán đang vay bọc Phiên Ngung, Phi
Hồng Yến liền quay trở về thành.
Trước sự giúp đỡ tận tình của nàng, Lệ Hồng không biết làm sao đền đáp ơn
sâu, liền sụp xuống lạy tạ.
Phi Hồng Yến cả kinh đỡ nàng dậy nói:
– Tiểu thư đừng làm thế ? Việc mọn này chưa chuộc được một phần tội ác của
anh thiếp kia mà…
Nàng nghẹn ngào, đôi dòng lệ tuôn trào xuống má, khiến Hà Minh cảm thấy
xót xa trong lòng. Cho đến lúc Phi Hồng Yến lên ngựa đi rồi mà chàng cứ dõi mắt
nhìn theo . . .
Nhưng khi chàng thấy Đề đốc phu nhân và Lệ Hồng châm chú nhìn mình thì
Hà Minh bẻn lẻn cúi đầu nói lãng:
– Thật là tội nghiệp…cho nàng…
Đoàn người ngựa lên đường giữa đêm khuya, nhắm hướng Hạnh Hoa thôn
trực chỉ.
Lệ Hồng cũng bắt đầu nghĩ đến chàng trai một chiều nào đã rời bỏ Phiên
Ngung…