Đến mười giờ mười lăm phút, cuối cùng thì Đường Uyển Nhi đã đến, đứng ở cửa khẽ gọi một tiếng “Liễu Nguyệt!” miệng cười nhăn nhở để lộ hàm răng nhỏ trắng muốt, Liễu Nguyệt đang giặt quần áo, hai tay bám đầy bọt xà phòng, ngẩng lên nhìn, lại là kiểu tóc búi, mặc bộ váy áo màu tím rộng thùng thình, liền nghĩ bụng: “Bọn họ dấm dúi với nhau thật rồi”, lòng đầy ghen tuông nhưng lại cười hỏi:
– Chị Uyển Nhi có việc gì đi mải móng thế, cổ đầy mồ hôi thế kia! Chị cả đi vắng. Thầy giáo Điệp ở phòng sách, chị mau mau vào đi.
Đường Uyển Nhi nói:
– Cô Thanh đi vắng à? Chị cứ tưởng cô Thanh ở nhà mới đến chơi nói chuyện.
Liễu Nguyệt nói:
Bạn đang đọc truyện tại
– Chị cả viêm tai giữa, đã nặng tai, nói chuyện với chị ấy phải nói to, chuyện thủ thỉ tâm tình tri kỷ không nói được, nói chuyện vất vả lắm!
Nói rồi đưa mắt nhìn vào áo ngực Đường Uyển Nhi cao phồng hẳn lên liền bước tới nắm vào chỗ ấy hỏi:
– Chà, màu váy áo này đẹp quá, chị mua ở đâu vậy?
Nói rồi kéo xem váy áo, tay đã nắm chặt nụ hoa trong áo, Đường Uyển Nhi đau quá thụi luôn một quả, hai người đang ồn ào thì Trang Chi Điệp từ phòng sách đi ra hỏi thăm Đường Uyển Nhi, rồi ngồi xuống nói dông dài toàn chuyện nhạt thếch. Trang Chi Điệp nói:
– Hôm nay ở đây ăn cơm nhé? Cô Thanh của em vẫn ca cẩm ở bên ấy em chẳng có việc gì làm, gọi em sang bên này ăn cơm.
Đường Uyển Nhi đáp:
– Em không ăn đâu, ở nhà em có đủ mọi thứ.
Trang Chi Điệp bảo:
– Không bắt em trả tiền đâu, Liễu Nguyệt này, em ra chợ mua một ít thịt và hành hẹ, trưa nay gói bánh sủi cảo ăn nhé.
Liễu Nguyệt đáp:
– Em cũng đang định đi chợ đây.
Nói rồi xách làn đi ra cổng. Liễu Nguyệt vừa kéo cửa thì Đường Uyển Nhi liền xà vào lòng Trang Chi Điệp, mắt lại rơm rớm. Trang Chi Điệp hỏi:
– Em lại khóc đấy à? Em không được khóc.
Đường Uyển Nhi nói:
– Em nhớ anh quá, không đợi được ba ngày đâu.
Hai người ôm nhau, hôn nhau cuồng nhiệt. Trang Chi Điệp hất hàm về phía buồng ngủ ở đàng kia, Đường Uyển Nhi hiểu ý, hai người bỏ nhau ra.
Trang Chi Điệp ngó qua khe cửa nhìn vào buồng mẹ vợ, thấy bà già lại đang ngủ liền khe khẽ khép kín cửa, rồi bước vào phòng sách trước. Đường Uyển Nhi cũng rón rén bước theo luôn, cửa phòng sách từ từ đóng lại, không phát ra tiếng động, chị ta liền dừng tại chỗ và tụt thật nhanh.
Mồm lại đấu luôn vào mồm, Đường Uyển Nhi đạp chân rướn thẳng người, nào ngờ “ái chà” kêu lên một tiếng, ngã dúi lên người Đường Uyển Nhi.
Đường Uyển Nhi hỏi:
– Sao thế?
Trang Chi Điệp đáp:
– Cái chân bị trẹo đau một chút.
Đường Uyển Nhi bảo:
– Anh không được đạp mạnh đấy!
Trang Chi Điệp nói:
– Không sao!
Lại định đứng tiếp, Đường Uyển Nhi bảo:
– Vậy để em tiếp sức cho.
Nói rồi đứng dậy bảo Trang Chi Điệp ngồi vào ghế (tác giả cắt đi hai mươi lăm chữ)
Trang Chi Điệp giục rối rít:
– Nhanh nhanh mặc vào, có lẽ Liễu Nguyệt sắp về đấy!
Đường Uyển Nhi liền mặc áo váy, chải đầu, lau mồ hôi, hỏi môi son còn đỏ không. Đương nhiên làm gì còn môi son. Trang Chi Điệp đã ăn hết sạch rồi. Trang Chi Điệp liền đưa son môi cho Đường Uyển Nhi bôi lại. Cuối cùng Đường Uyển Nhi cứ mặc kệ, để cho Trang Chi Điệp viết tuỳ thích, chỉ soi gương bôi phấn ở phía trên. Khi Trang Chi Điệp viết xong, Đường Uyển Nhi cúi xuống nhìn. Quả nhiên ở đó có ba chữ, đọc thành tiếng: Vô ưu đường (ngôi nhà không lo buồn), liền bảo:
– Đây là phòng sách cơ chứ?
Trang Chi Điệp nói:
– Vậy thì lúc nào anh lấy bút lông viết, dán vào buồng của em.
Đường Uyển Nhi bảo:
– Con người lạ thật đấy, sinh ra cái đầu, cái đầu buồn phiền, lại sinh ra cái khác để gạt bỏ buồn phiền!
Trang Chi Điệp nói:
– Nếu không có em, quả thật anh không biết nên sống như thế nào nữa.
Đường Uyển Nhi hỏi:
– Vậy sao anh không lấy em nhanh nhanh lên?
Trang Chi Điệp nghe vậy liền gục đầu xuống, trông khổ sở lắm. Đường Uyển Nhi bảo:
– Thôi không nói đến chuyện ấy nữa, nhắc đến lại rầu lòng, cho dù sau này không lấy nhau, em cũng thoả mãn rồi. Đời em đây, cuối cùng đã được anh thương yêu, yêu người và được người yêu là hạnh phúc rồi, phải không nào?
Trang Chi Điệp nói:
– Đúng như vậy, nhưng anh còn định nói với em: em cứ chờ đợi anh, nhất định chờ đợi anh.
Hai người trở lại phòng khách, ngồi nói chuyện một lúc nữa, thì Liễu Nguyệt về, vội đi băm nhân gói bánh. Đường Uyển Nhi xem đồng hồ kêu lên:
– Ái chà, muộn rồi, em phải về thôi, còn phải nấu cơm cho Chu Mẫn, ba hôm nay ngày nào anh ấy cũng đi tìm thư ký trưởng, vẫn chưa tìm được. Hôm nay anh ấy bảo không tìm thấy ở cơ quan, thì đến nhà riêng, cứ ngồi ở cửa chờ cho bằng được.
Nói rồi định về thật. Trang Chi Điệp nói:
– Em về thật thì anh cũng không giữ. Em chẳng phải muốn xem sách hay sao, em quên lấy sách à?
Nói rồi cùng Đường Uyển Nhi đi vào phòng sách. Liễu Nguyệt đang ở bếp chợt nghĩ “đừng lấy quyển sách cô đang đọc”, liền bỏ dao băm nhân bánh đến xem, nhưng thấy cửa phòng sách mở có một nửa, rèm cửa thì buông, dưới rèm ấy là hai đôi chân song song, đôi chân đi gìay cao gót đang giẫm lên trên đôi chân đi giày thường, liền vội vàng né người quay về nhà bếp. Sau đó nghe thấy Đường Uyển Nhi nói:
– Liễu Nguyệt ơi, chị về nhé!
Liễu Nguyệt nhìn Đường Uyển Nhi đi về cũng không ra tiễn. Trang Chi Điệp tiễn Đường Uyển Nhi về rồi liền trở vào xuống ngay bếp giúp dọn lá rau nhặt ra, hỏi Liễu Nguyệt giá thịt bao nhiêu. Liễu Nguyệt không trả lời, cứ băm thịt nhân bánh phăm phăm trên thớt. Trang Chi Điệp nhắc một câu:
– Em cẩn thận không băm vào tay.
Đoán cô ta đã biết chuyện gì, nghĩ bụng cho dù cô ta đã biết thì cũng không làm ầm lên đâu, liền thôi so đo, chợt cảm thấy người mỏi mệt, liền trở về buồng ngủ.
Liễu Nguyệt băm xong nhân bánh, nghĩ bụng mình đã có lòng với chủ nhà, chủ nhà cũng đã từng nói với mình biết bao nhiêu lời thân thiết, song trái tim lại để lên trên người Đường Uyển Nhi, liền cảm thấy buồn, nhưng lại nghĩ chủ nhà yêu được Đường Uyển Nhi thì cũng sẽ yêu được mình, cũng cảm thấy hay là mình coi trọng mình quá chăng, nghĩ ngợi nhiều quá, đã từng từ chối anh ta, mới làm cho con mụ Đường Uyển Nhi đi trước một bước cuỗm mất tay trên chăng? Thế là chỉ trút tức giận về phía Đường Uyển Nhi, mắng thầm:
– Không biết xấu hổ, làm cái trò con mèo còn biết nhớ đến chuyện nấu cơm cho Chu Mẫn ư?
Liễu Nguyệt định đi tới nói với Trang Chi Điệp chuyện gì đó, song thấy Trang Chi Điệp dã đi ngủ, liền phỏng đoán, khi mình đi chợ, bọn họ đã làm chuyện gì trong phòng sách nhỉ? Nếu có chứng cớ gì sè phải mách chị cả mới được! Liễu Nguyệt liền đi vào phòng sách xem xem ngó ngó, nhưng không có dấu hiệu gì, song lại phát hiện có ba tờ giấy nháp trên bàn, đó là một bức thư tình, đầu đề là “A Hiền thân yêu”, ký tên là “Mai của anh yêu”. Liễu Nguyệt liền hư hư cười nhạt, lại còn hẹn nhau thư từ đi lại nữa cơ chứ! Bức thư này chưa gởi đi thì người đã tới rồi, chắc là lại đưa cho anh ta xem chăng? Nghiên cứu một lúc hàm của tên chữ họ sử dụng ngấm ngầm, nhưng vẫn không tìm ra được cái gì, liền thả từng tờ thư xuống nền nhà, làm như bị gió thổi bay, quay ra đóng kín cửa phòng sách.
Ngưu Nguyệt Thanh đi làm về, bảo Liễu Nguyệt gọi Trang Chi Điệp dậy ăn cơm. Liễu Nguyệt nói:
– Chị cả ơi, có lẽ thầy giáo viết say sưa quá trong phòng sách quên cả thời gian, chị đi gọi thì hơn!
Ngưu Nguyệt Thanh vào phòng sách, thấy không có người, liền bảo, sao không đóng cửa sổ, giấy viết bản thảo bay khắp ra nền nhà thế này?
Nhặt lên xem, thì không đi được nữa, liền ngồi xuống đọc bằng xong. Liễu Nguyệt chạy vào gọi:
– Chị cả ơi, ra ăn cơm đi, sao chị ngồi mãi ở đấy vậy? Sắc mặt chị làm sao thế kia?
Ngưu Nguyệt Thanh hỏ:
– Liễu Nguyệt ơi, hôm nay em nhận thư của ai vậy?
Liễu Nguyệt đáp:
– Không có thư nào, chỉ có chị Đường Uyển Nhi đến thôi. Có chuyện gì hả chị?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
– Không có chuyện gì, chị chỉ hỏi vậy thôi.
Nói rồi, đút bức thư vào túi, đi ra ăn cơm. Liễu Nguyệt vào buồng gọi Trang Chi Điệp, rồi lại gọi bà già xuống ăn cơm. Trang Chi Điệp đi ra thấy Ngưu Nguyệt Thanh đã ăn cơm, liền hỏi:
– Mẹ chưa ăn, em đã ăn trước à?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
– Mẹ còn ăn cái gì, chưa chừng sắp tới đây mẹ phải đi ăn mày!
Trang Chi Điệp bảo:
– Em đi ra ngoài có chuyện bực mình, đừng về nhà trút lên đầu chúng tôi.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
– Em trút giận lên ai? Em còn có người để trút giận lên à?
Trang Chi Điệp thấy vợ càng nói càng chẳng ra làm sao, liền sa sầm nét mặt bảo:
– Tâm thần!
Ngưu Nguyệt Thanh nghe vậy, đặt cái bát đánh cạch một cái xuống bàn, quay người đi vào buồng ngủ, khóc hu hu. Bà già đi ra, hỏi Liễu Nguyệt:
– Cô làm gì chị ấy thế?
Liễu Nguyệt đáp:
– Cháu có làm gì chị ấy đâu ạ?
Bà già liền mắng:
– Không ai làm gì chị, chị khóc cái gì? Chị có chuyện gì ấm ức trong lòng cơ chứ? Cái nhà này ai không nói hay, nói đi nói lại, chẳng phải không có một đứa con đó sao? Không có con, thì chị kết nghĩa của chị đã đồng ý đẻ cho mình một đứa mà nuôi rồi, biết đâu đã có thai rồi cũng nên, có mầm mống rồi còn sợ không lớn được sao? Trẻ con cứ đem ra là nó khắc lớn. bây giờ ra ngoài, chị phải tạo dư luận dần dần đi, cứ bảo là mình đã thụ thai, đến lúc đấy đánh tráo đi ai biết cơ chứ!
Trang Chi Điệp nói:
– Mẹ ơi, đừng nói chuyện ấy nữa!
Bà mẹ hỏi:
– Không phải chuyện đứa con thì chị ấy khóc cái gì? nhà này ăn có cái ăn, mặc có cái mặc, có thiếu đồ đạc gì đâu, danh phận gì cũng có cả. Đi ra ngoài, ngay đến bà già này người ta ai ai cũng nhìn bằng con mắt khác! Hay Chi Điệp đối xử với chị không tốt hả? Chị còn trẻ hơ hớ ra thế, anh ấy đã thuê người giúp việc trong nhà, chợ búa rau cỏ chị không phải đi mua, quần áo chị không phải giặt giũ, cơm nước cũng không phải nấu, chị còn đòi khóc cái gì nữa được, hả?
Ở trong buồng ngủ, Ngưu Nguyệt Thanh đã nghe rõ cả, chị nói:
– Đối xử với tôi tốt ư? Tốt lắm, tốt vô cùng! Tôi vất vả lận đận vì cái gia đình này, có việc nào không chăm nom người ta cơ chứ, ai ngờ một bầu nhiệt huyết sưởi ấm được thân người ta, chứ đâu sưởi ấm được lòng người ta
Trang Chi Điệp nói:
– Em làm sao thế, rặt nói những chuyện bố láo.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi lại:
– Tôi nói chuyện bố láo ư, thế nào thì trong lòng anh tự biết!
Bà già nói:
– Ta hiểu rồi, chị là kẻ sống trong sung sướng mà không biết sung sướng , chị đối xử tốt với Chi Điệp, Chi Điệp không biết hay sao, anh ấy chỉ vụng về ít nói, không biết ngọt ngào với chị!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Anh ấy nói hết với người khác rồi, về nhà còn đâu mà nói nữa.
Bà mẹ bảo:
– Chị đừng nói thế mà tội nghiệp cho anh ấy. Tôi chứng kiến cả mà. Chi Điệp cũng vất vả lắm, suốt ngày khách đến phải tiếp, khách đi một cái là lại cặm cụi viết, viết chẳng phải để kiếm tiền, kiếm danh cho chị ư? Chân đau như thế, nếu là người khác, thì đã nằm khểnh ra từ lâu rồi, đàng này anh ấy cứ ngồi lì trong phòng sách hàng buổi.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Viết mà, đương nhiên là viết. Anh ấy đâu có mệt? Càng viết càng hăng hái!
Nói rồi khóc bù lu bù loa. Trang Chi Điệp điên tiết bỏ cả cơm nằm vật xuống ghế xa lông. Liễu Nguyệt bưng bát cơm vào buồng ngủ kéo Ngưu Nguyệt Thanh, Ngưu Nguyệt Thanh không ăn, lại đến kéo Trang Chi Điệp, Trang Chi Điệp nghĩ, chắc chắn Liễu Nguyệt tiết lộ điều gì, liền quát tướng lên:
– Không ăn! Tức no bụng lên rồi, cô đi mà ăn một mình đi!
Liễu Nguyệt nghẹn ứ cổ cũng vào buồng bà ngồi sụt sịt.
Như vậy là cả buổi chiều và buổi tối, người già người trẻ trong gia đình không ai nói chuyện với ai. Hôm sau thức dậy, Trang Chi Điệp nhớ tới đi đến chỗ Lan, liền vào phòng sách lấy bức thư kia, song tìm mãi không thấy bèn ra hỏi Liễu Nguyệt, Liễu Nguyệt bảo không biết. Ngưu Nguyệt Thanh đầu tóc rối tung từ buồng ngủ bước ra, cười nhạt bảo:
– Cả đêm nghĩ xong rồi chứ?
Trang Chi Điệp nói:
– Nghĩ rồi, nghĩ tức cả đêm thì có!
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Đương nhiên hận tôi, anh A Hiền ạ!
Liễu Nguyệt hỏi:
– A Hiền, A Hiền là ai cơ?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Thầy giáo của em có nhiều bút danh, em không biết à? Ngoài bút danh còn có người đặt tên cho thầy giáo em nữa đấy. A Hiền nghe mới ngọt ngào làm sao!
Liễu Nguyệt liền bảo:
– Thầy giáo Điệp, thầy giáo còn có tên này nữa sao?
Trang Chi Điệp nghe nói vậy, biết rõ bức thư kia đang ở trong tay Ngưu Nguyệt Thanh, đã biết tại sao sinh sự, liền bình tĩnh lại, song đã mượn gió bẻ măng, hỏi:
– Em xem thư đó rồi ư?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Anh định bí mật liên hệ, thì anh phải lo giữ gìn cẩn thận, anh biết em đã cầm bức thư, vậy em hỏi anh người bạn học kia của anh là ai? Bắt mối với người ta từ bao giờ? Trong bốn năm, những bức thư anh viết cho người ta đã viết những gì nào? Có một cô Cảnh Tuyết Ấm đã làm ầm ĩ cả thành phố rồi nào ngờ còn một em “Mai” nữa. “Mai” là ai vậy?
Trang Chi Điệp nói:
– Em khe khẽ cái mồm có được không nào? Để cho hàng xóm láng giềng người ta đều biết đấy hả?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
– Cứ để cho họ biết, danh nhân ra ngoài được người coi như thần, ai ngờ lại là đàn ông trộm cắp đàn bà đánh đĩ.
Liễu Nguyệt nói:
– Chị cả ơi, trên báo chí đều viết, anh chị hôn nhân mĩ mãn, tình yêu sâu nặng, chị đừng hiểu lầm thầy giáo.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Hừ, tình yêu sâu nặng. Tình yêu đã khiến chị thành con mù!
Trang Chi Điệp chờ vợ nói cho hả giận, mới nói một câu:
– Bây giờ em nghe đây, A Hiền không phải là bút danh của anh, cũng chẳng phải người khác gọi yêu anh. A Hiền là tên cúng cơm, tên mụ của Chung Duy Hiền, toà soạn tạp chí. Mai là ai ư? Mai là bạn học gái của Chung Duy Hiền, họ yêu nhau từ thời còn sinh viên.
Và cứ thế Trang Chi Điệp kể lại quá trình đã từng trải và tình hình hiện nay của ông tổng biên tập Chung Duy Hiền, lại kể gặp A Lan ở chỗ chủ nhiệm Vương như thể nào, cuối cùng nói:
– Bởi cơn sóng gió của bài văn kia, tổng biên tập Chung Duy Hiền quả thật đã đối xử với mình rất sâu nặng, anh cũng đồng tình với ông ấy, thông cảm với ông ấy, mới đột nhiên nảy ra một ý định tại sao không an ủi ông ấy một chút tinh thần trong những năm cuối đời, liền lấy giọng mai thay đổi thể chữ viết thư cho ông Hiền. Nhưng thư không thể gửi từ bưu điện Tây Kinh, nên định nhờ A Lan gửi cho chị gái cô ấy, rồi từ chỗ chị gái cô ấy gửi đến Tây Kinh. Sự việc là như vậy, nếu em không tin cứ hỏi Chu Mẫn sẽ biết.
Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt nghe vậy cứ ngồi đực mặt ra, nhưng lại có phần nào nghe như chuyện thần thoại. Liễu Nguyệt nói:
– Chị cả ơi, như vậy là thầy giáo đã kéo dây cao su thay cho người khác.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Đương nhiên em phải hỏi Chu Mẫn chuyện này, cho dù vì tổng biên tập Chung Duy Hiền, nhưng anh viết được ngọt ngào lai láng như vậy, chứng tỏ nhất định anh đã từng có tâm tình như vậy mới vấn đề được như thế chứ?
Trang Chi Điệp đáp:
– Anh là nhà văn, một tí chút tâm lý cỏn con ấy cũng không có, thì làm nhà văn cái gì?
Ngưu Nguyệt Thanh liền trả bức thư cho Trang Chi Điệp và bảo:
– Không có chuyện thì tốt, vậy anh chột dạ cái gì? khi em tức giận, sao sắc mặt anh tái mét đi như vậy, cũng không đếm xỉa gì đến người ta. Bây giờ nói ra rồi, xét đến thật giả như thế nào, em cũng không dám chắc, cho dù có giả thì anh cũng khéo cho tròn trịa để dỗ dành em chứ gì, đàn bà con gái nhẹ dạ cả tin, không chịu nổi vài câu dỗ dành của anh đâu mà?
Trang Chi Điệp nói:
– Sao em nhìn thấy bức thư này?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
– Liễu Nguyệt bảo em vào phòng sách, thư rơi tứ tung ra nền nhà.
Trang Chi Điệp bảo:
– Anh đè cái thước chắn giấy lên cơ mà, có gió thốc vào đó cũng không thể bay xuống đất được.
Liễu Nguyệt được thể nói luôn:
– Em đã nhìn thấy, sợ anh phạm sai lầm, đã cố ý thả xuống đất để chị cả nhìn thấy.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Liễu Nguyệt làm thế là đúng, từ nay về sau có chuyện gì em cứ nói với chị.
Trang Chi Điệp liền điên tiết lên, bảo:
– Em định làm gián điệp hả?
Đến lúc này Liễu Nguyệt mới tỏ ra hối hận mình đã nhanh nhảu đoảng, đã nói ra những điều không nên nói, liền yêu cầu để mình đưa đến chỗ Lan. Nhưng Ngưu Nguyệt Thanh bảo, chị đi làm tiện đường sẽ đem theo.
Suốt buổi sáng, Trang Chi Điệp tức giận Liễu Nguyệt, cứ lầm lì với cô ta. Liễu Nguyệt nhận điện thoại thì chê giọng Liễu Nguyệt sống sượng. Liễu Nguyệt nói:
– Anh chả bảo điện thoại buổi sáng nhất lọat không nhận là gì!
Trang Chi Điệp đáp:
– Thì cô cũng phải hỏi xem ai đã chứ, có việc gì? Cứ cầm ống nghe lên là đánh một câu “đi vắng”. Cô bực tức với người ta đấy à?
Có người gõ cửa, Liễu Nguyệt dẫn người vào, đó là ba nhà văn nghiệp dư đến nhờ Trang Chi Điệp hướng dẫn nghiệp vụ. Bọn họ toàn hỏi:
– Thưa thầy giáo, xinh thầy giáo hướng dẫn cho bọn em viết tiểu thuyết như thế nào?
Trang Chi Điệp đáp:
– Nói thế nào chuyện này nhỉ? Các cậu cứ viết nhiều rồi khắc biết.
Một cậu nói:
– Thầy giáo cứ nói vậy, chứ nhất định thầy giáo có bí quyết.
Trang Chi Điệp nói:
– Không có thật mà!
Ba người khách chẳng chịu tin cho. Cứ nhùng nhằng như thế một tiếng đồng hồ, ba anh chàng kia mới ngượng ngập ra về. Ba người với đi khỏi, Trang Chi Điệp liền cự nự Liễu Nguyệt tại sao không nói tôi đi vắng để bọn họ làm mất thì giờ!
Liễu Nguyệt đáp:
– Em đâu có biết họ là những kẻ vô công rồi nghề!
Oan uổng tới mức Liễu Nguyệt vào bếp lau nước mắt. Khoảng một lúc khá lâu, lại có tiếng gõ cửa, mở cửa ra là Chu Mẫn. Liễu Nguyệt bảo:
– Thầy giáo không có nhà!
Ở phòng sách Trang Chi Điệp đã nghe thấy, liền bảo:
– Có ở nhà đấy, vào trong này.
Chu Mẫn liền trách Liễu Nguyệt nói dối. Liễu Nguyệt lại được một mẻ nước mắt nước mũi nữa. Chu Mẫn vừa bước vào phòng sách đã tố khổ với Trang Chi Điệp, đưa trả lại bức thư kia. Anh kể lể, anh đã đi liền ba ngày, cả ba ngày không tìm được thư ký trưởng. Sáng hôm nay đến nhà ông ta mới biết ông ta đang họp hành gì đó ở khách sạn Chim Xanh. Anh lại tìm đến khác sạn Chim Xanh, quả nhiên đang có cuộc họp ở đó, thư ký trưởng đang ngồi ở ghế chủ toạ hội nghị. Chu Mẫn không dám nhờ người gọi, cứ chờ ở cửa, thế nào thư ký trưởng cũng phải có lúc đi tiểu tiện đại tiện chứ. Chờ suốt hai tiếng đồng hồ, quả nhiên thư ký trưởng đi ra nhà vệ sinh. Chu Mẫn cũng bám theo đi vào. Thư ký trưởng đi đại tiện, Chu Mẫn cũng giả vờ ngồi đại tiện ngay chỗ bô bên cạnh thư ký trưởng. Anh không biết nên nói thế nào, ấp úng một lúc, hỏi:
– Ông là thư ký trưởng phải không ạ?
Thư ký trưởng đáp:
– Ừ!
Chu Mẫn bảo:
– Em đã từng gặp ông, thưa ông thư ký trưởng.
Thư ký trưởng đáp:
– Ừ!
Chu Mẫn lại hỏi:
– Thư ký trưởng gặp hổ bao giờ chưa?
Thư ký trưởng đáp:
– Chưa.
Chu Mẫn bảo:
– Em cũng chưa.
Thư ký trưởng liền chùi đít, đứng dậy thắt xanh tuya định đi. Chu Mẫn gọi:
– Thưa thư ký trưởng, em có việc muốn nói với ông.
Thư ký trưởng hỏi:
– Cậu là ai? Mình không biết.
Chu Mẫn đáp:
– Ông không biết em đâu mà, em có một bức thư này, xem xong ông sẽ biết.
Một tay thư ký còn đang kéo đũng quần, một tay cầm thư xem, xem xong liền đưa lại trả và hỏi:
– Gần đây nhà văn làm gì?
Chu Mẫn đáp:
– Sáng tác ạ.
Thư ký trưởng bảo:
– Sáng tác là tốt, nhà văn là phải sáng tác chứ.
Chu Mẫn nói:
– Thầy giáo Điệp ngoài sáng tác ra, chỉ có sáng tác.
Thư ký trưởng nói:
– Ai cũng bảo thế. Mình cũng cho thế thật, nào ngờ anh ta cũng quan tâm đến chính trị cơ chứ!
Chu Mẫn đáp:
– Thầy Điệp là nhà văn, không hiểu chuyện chính trị đâu ạ!
Thư ký trưởng hỏi:
– Thật không? Chẳng phải anh ta suốt cả đêm đi đến toà báo để đăng bài đó ư? Cậu là bạn của anh ta, cậu vền nói với anh ta, đừng có làm cây súng để người ta bắn nhé, có ba mươi năm Hà Đông, thì cũng có ba mươi năm Hà Tây, người khác thì có thể, không được thì ra đi, chứ anh ta thì ăn ở lâu dài ở Tây Kinh đấy!
Thế là hai người đi ra, thư ký trưởng chẳng hề nhắc tới chuyện thầy giáo giúp một chữ nào. Chu Mẫn hỏi:
– Thế còn việc nói với ông phó chủ tịch phụ trách văn hoá?
Thư ký trưởng đáp:
– Việc này chẳng phải bắt mình phạm sai lầm đi cửa sau đó sao?
Trang Chi Điệp nghe xong, như bị giáng một đòn, choáng váng, liền xé nát bức thư, cất tiếng chửi:
– Mẹ kiếp! Lãnh đạo cái gì! Mình đâu có thể không đi toà soạn báo cơ chứ? Đi thì lại mất lòng chủ nhiệm Hội đồng nhân dân! Đâu có ngờ mạng lưới lại giăng rộng đến thế, đả động đến cả chỗ ông ta? Mình tại sao lại làm chính trị ư? Nếu định làm chính trị, thì thằng này cũng không thèm ăn cái trò của ông ta. Ba mươi năm Hà Đông, ba mươi năm Hà Tây, ông ta làm chủ nhiệm Hội đồng nhân dân sao không ở vị trí của ông ta đi? Tay thư ký thuộc dây của ông ta mà. Chủ đổ rồi, có giỏi thì đi chọi với thị trưởng, hắt nước bẩn vào ta, thì làm cái quái gì? Mình không muốn làm quan, mình làm nhà văn của mình, dựa vào viết văn để sinh sống, cứ giỏi bẻ gãy bút của mình đi!
Cơn giận bốc lên ngùn ngụt, Trang Chi Điệp đẩy mạnh cái gạt tàn thuốc lá trên bàn, cái gạt tàn thuốc lá trượt nhanh trên mặt kính, rơi xuống, đập luôn vào lọ hoa để dưới giá sách, lọ hoa vỡ tan, rớt loảng xoảng trên nền nhà. Bà mẹ vợ ở bên kia nghe thấy chạy sang, cứ tưởng con rể đánh nhau với Chu Mẫn, liền cất gọng quở trách. Chu Mẫn không tiện giải thích, im lặng đi ra. Liễu Nguyệt liền vội đi thu dọn những mảnh lọ vỡ và bảo:
– Anh đừng nổi giận đùng đùng lên thế, bà cứ ngỡ là Chu Mẫn sai cơ đấy. Anh ấy đang khóc ở phòng khách kia kìa.
Trang Chi Điệp nói:
– Việc gì đến cô, cô cứ lắm mồm?
Liễu Nguyệt vừa bước ra khỏi, cửa phòng liền đóng sầm một cái.
Chu Mẫn ngồi trong phòng khách khóc một trận, nghĩ thế nào rồi lại đi vào an ủi Trang Chi Điệp. Nhưng cửa đóng kín, anh liền gọi:
– Thầy giáo Điệp, mở cửa ra, mình lại thử bàn xem làm thế nào?
Trang Chi Điệp nói:
– Mình tức không chịu nổi nữa, thư ký trưởng, hắn là cái quái gì cơ chứ! Mình sẽ viết cho thị trưởng một bản tài liệu!
Chu Mẫn giục:
– Thế thi thầy viết thư cho ông phó chủ tịch tỉnh đi, em lại đi tìm.
Trang Chi Điệp nói:
– Không tìm, chẳng phải tìm ai cả, để họ chỉ thị xuống dưới! Cậu sợ cái gì, tôi tổn thất hơn cậu nhiều.
Chu Mẫn không dám nói nhiều, ngồi một lát, rồi cúi đầu buồn bã ra về.
Tối hôm đó Ngưu Nguyệt Thanh đi làm về, thấy mẹ đốt hương trong buồng ngủ của chị, Liễu Nguyệt thì xậm xịt trong phòng khách. Trang Chi Điệp thì mở băng nhạc đám ma trong phòng sách, lại đóng cửa gọi không ra, liền hỏi Liễu Nguyệt có chuyện gì xảy ra. Liễu Nguyệt kể lại ngọn ngành. Ngưu Nguyệt Thanh lại gõ cửa, cửa đã mở ra, Ngưu Nguyệt Thanh liền trách móc việc lớn như thế mà tại sao chị không biết gì hết. Nhà văn thì nhà văn, thị trưởng bảo đi toà soạn báo thì mình đi! Nhà chính trị làm âm mưu quỷ kế của nhà chính trị, mình được cái gì nào? Lại oán hận tại sao đối phương biết chuyện này? Hay là thị trưởng bán rẻ mình, hay là Hoàng Đức Phúc bán rẻ mình? Cuối cùng chửi thư ký trưởng là đồ lợn, đồ chó, ăn súng ăn đạn, than thở sử đời kinh khủng, hễ sơ suất một tí là mất lòng người ta, mình là kẻ gánh sọt trứng, đi qua chợ, người không sợ mình chen, thì sợ người chen mình. Cứ chửi, lại chửi Cảnh Tuyết Ấm con đàn bà xấu xa, trách Trang Chi Điệp ra ngoài cứ bày đặt chuyện yêu mới chả yêu Cảnh Tuyết Ấm là để lấy tiếng thơm, bây giờ thì xong rồi, ăn chẳng nổi thì chuồn. Trang Chi Điệp đập bàn xa lông quát luôn:
– Em đừng nói nữa được không nào, em làm anh buồn chết mất thôi. Em định khuyên anh hay đưa cho anh sợi dây thừng để treo cổ hả?
Ngưu Nguyệt Thanh sợ quá nín thinh, xuống bếp nấu mì sợi tẩm ớt với Liễu Nguyệt. Chị biết chồng thích ăn mì sợi hơn cả. Ở ngõ Tế Liễu trong cửa Bắc thành phố, mấy năm gần đây cũng đã xuất hiện một nhà văn, người này còn trẻ nhưng dáng người thì già, làm công nhân trong buồng phân phối điện của một nhà máy. Lẽ ra buồng phân phối cứ cách một ngày thì có một ca trực đêm, cứ ba ngày thì có một ngày được nghỉ ở nhà, có đủ thời gian để buôn bán quanh quéo. Nhưng anh này thì say mê sáng tác. Tuy có những hơn mười bút danh, mà bút danh nào cũng mời người dùng đá ngọc hoa điền khắc dấu, bởi vì tác phẩm được đăng chả có mấy, nên người trong thành Tây Kinh biết đến anh không nhiều, chỉ có dân trong ngõ Tế Liễu biết đến. Người trong ngõ Tế Liễu mỗi lần đi qua dưới cửa sổ nhà anh, nhìn thấy anh ở trong nhà hí hoáy viết, vừa ho, vừa hút thuốc cuộn kén khét mù, liền trêu chọc anh, nói nhà văn thì ra là nhà ngồi. Mấy nước trước anh đã từng đến thăm học hỏi Trang Chi Điệp, Trang Chi Điệp cũng giới thiệu anh làm quen với biên tập của báo thành phố, đã đăng hai truyện ngắn cực ngắn. Từ đó cứ dăm bữa nửa tháng lại đến chỗ Trang Chi Điệp xin ý kiến chỉ bảo, hoặc hỏi thăm, hoặc chuyện trò. Nhưng từ đó, lâu lắm không có tác phẩm nào được đăng, nên cũng ngại đến làm mất thời giờ của Trang Chi Điệp. Trong một hai năm gần đây, có một con buôn sách tìm anh viết câu chuyện có chút gái gú bạo lực hấp dẫn, anh cũng đã viết hai truyện, hoàn toàn là để kiếm mấy trăm đồng, cảm thấy dã hạ thấp nhân cách của mình, trong lòng xấu hổ, liền không còn mặt mũi nào đến gặp Trang Chi Điệp nữa.
Anh có một người bà con từ thôn quê ra thành phố tìm việc làm, đầu tiên ngủ nhờ ở nhà anh, cứ trời tang tảng sáng là đạp xe xích lô đến chợ bán buôn rau xanh ở thôn Cát Tường phía Nam thành phố mua một xe rau tươi, chở vào thành phố bán lẻ cho các gia đình trong các ngõ phố, mõi ngày cũng kiếm được ba mươi đồng. Người họ hàng này thấy anh nghèo nàn, trong sạch, cũng khuyên anh cùng đi buôn rau, nhưng anh cứ tỉnh bơ. Người họ hàng đã kiếm được nhiều tiền, cũng làm quen được một số bạn, sau đó đã dọn đến đường Bắc Hoàn thuê một gian nhà cấp bốn để ở, ban ngày đi buôn rau, ban đêm chơi bài uống rượu với bạn bè, cũng vì có tiền đã đưa vợ con từ nhà quê ra thành phố chơi bời. Vợ nhà văn nọ nóng mắt lên, suốt ngày nọ sang ngày kia cứ mắng chồng xơi xới không làm nên trò trống gì. Một hôm người họ hàng kia ăn mặc gọn gàng sạch sẽ đến chơi, lại gặp đúng lúc chị vợ đang rày la cự nự chồng, liền nói đến chuyện ở đường Bắc Hoàn có một đơn vị mở hiệu chưng bánh bao, xưa nay luôn do người ở ngoài đến nhận thầu, mấy hôm trước, người nhận thầu nghỉ, hiện nay còn chỗ trống, anh có đồng ý làm thì làm. Người họ hàng bảo:
– Nếu bằng lòng thì tôi bảo vợ tôi giúp anh, coi như hai gia đình cùng làm tới một ngàn rưỡi cái một ngày. Mình không chưng nhiều, chỉ tám trăm đến một ngàn cái, thì mỗi tháng cũng kiếm được mỗi người một ngàn đồng lãi ròng.
Anh đáp:
– Ừ thì chưng, ở nhà bà xã ca cẩm có viết cũng chẳng được. Nhưng tôi chưa từng chưng bánh bao khi nào!
Người họ hàng đáp:
– Giấy phép kinh doanh có đủ, công việc này lại chẳng phải liên hệ nhiều với các ngành khác, mình chỉ có chưng bánh bao, ai ăn thì đến mua, bán hết là xong. Anh cứ cách một ngày lại đi làm ca đêm, anh cứ trực ca của anh, anh không biết chưng bánh, thì đã có vợ tôi và tôi, anh chỉ ngồi có mặt cũng được.
Thế là anh ôm chăn nệm đến ở cửa hàng tại đường Bắc Hoàn. Đi làm ở nhà máy cũng từ đấy trực tiếp đi luôn, trực ban xong lại về thẳng đường Bắc Hoàn, đã đi là mười ngày liền không về nhà.
Vợ anh thấy chồng quay đầu về chí thú làm ăn, ở nhà mừng lắm, chỉ mong từ đó bỏ văn chương đi buôn bán sẽ được sống cuộc sống của con người bình thường. Nhưng ngày thứ mười một, anh đạp xe xích lô về nhà, bó chăn nệm để trên xe xích lô, còn có cả bốn bao tải bánh bao. Anh bảo:
– Lỗ rồi.
Vợ anh hỏi:
– Sao lại lỗ, người ta đi buôn bán, buôn đâu được đấy, mình sao lại lỗ?
Anh đáp:
– Trong số mệnh người ta, đã làm cái gì, thì cứ làm cái ấy, anh định viết văn, em không cho viết chưa kể mười ngày qua vất vả khổ sở, năm trăm đồng bạc đổi lấy đống bánh này đây!
Thì ra, sau khi anh đến đường Bắc Hoàn, mới biết căn nhà mà người họ hàng thuê ở là một khu nhà của cửa hàng xe ngựa. Một dãy nhà cấp bốn dột nát cạnh chuồng ngựa chật ních những khách buôn than buôn rau. Hiệu chưng bánh ở chênh chếch đối diện với cửa hàng xe ngựa. Ngày đầu tiên khai trương, họ chưng bốn tạ bột mì. Bởi cho xút quá nhiều, bánh có màu vàng, lại không nở, con buôn đến không mua, dân phố ở chung quanh cũng không mua. Ngay hôm ấy lại chưng nồi hai, hoà hai tạ rưỡi bột mì, bánh bao không trắng mà còn rắn câng, ném chó chó không chết. Cũng loại bột mì ấy, lại cân đong tử tế, tại sao các cửa hàng khác người ta chưng ra bánh bao vừa trắng vừa mềm thế. Hỏi một sư phụ, mới biết trong việc chưng nấu bánh bao phải có kiến thức sâu rộng, phải trộn một lượng bột nở, bột giặt, phân hóa học nhất định, hơn nữa phải hun cả lưu huỳnh. Nhưng sư phụ bí mật không nói trộn bột nở bột giặt và phân hóa học như thế nào, hun lưu huỳnh ra làm sao, hun bao nhiêu thời gian. Tuy anh đã ngấm ngầm đi quan sát cách làm của cửa hàng bánh bao khác, trở về lại chưng nồi thứ ba, nhưng vợ của người họ hàng lại nhăn nhó, sáu tạ rưỡi bột mì làm thành bánh cần phải giải quyết, nếu không bán hết trong bốn ngày, thì tháng này không lấy được vốn về, huống hồ ai dám đảm bảo nồi thứ ba bánh sẽ tốt? Mấy người rao bán khắp nơi, chẳng ai thèm mua, ngày nào cũng chỉ có khách bán than, bán rau ở cửa hàng xe ngựa đến ăn, đâu có ăn được nhiều? Anh đề nghị xử lý hai hào nửa ký bánh cho một trại chăn nuôi lợn, vợ của người họ hàng kia tiếc rẻ, nước mắt chảy dài, nói:
– Nếu thế thì em không làm nữa. Mình chia đôi số bánh, em đem về quê phơi khô ăn dần.
Kết quả là anh quẳng đi năm trăm đồng lấy về bốn bao tải bánh bao. Bà xã lại chửi cho một trận. Thôi thì việc chửi cứ chửi, song cũng phải tìm cách giải quyết số bánh. Chị bảo: bánh này mùi còn tốt, chỉ có điều cái dáng không đẹp, bán cho trại lợn thì tiếc thật, để lại ăn thì ba người trong gia đình ăn đến bao giờ mới hết?
Chẳng thà cho họ hàng bạn bè mỗi nhà một ít cũng được cái tình cảm. Anh là nhà văn thường ngày giao du ơn thầy công anh nhiều. Ví dụ ông Sủng ở toà báo thành phố, cả cái ông Trang Chi Điệp nữa. Anh nhà văn nghiệp dư bảo:
– Có cái gì đáng giá đâu mà bảo đem biếu thầy giáo Trang Chi Điệp?
Nói rồi liền nhớ đến Nguyễn Tri Phi, biết Nguyễn Tri Phi vừa mới xây nhà tập thể cho đoàn ca múa, sao không đem bán rẻ cho bếp dân công ở đó? Liền đi liên hệ với Nguyễn Tri Phi. Nào ngờ nhà ở tập thể vừa khánh thành, dân công làm thuê đã phân tán hết. Nguyễn Tri Phi đã đồng tình với anh, liền gọi điện cho nhiều người quen, hỏi bếp đại táo của cơ quan họ có thể mua được không?
Vậy là gọi điện đến chỗ Ngưu Nguyệt Thanh làm việc. Ở nhà Ngưu Nguyệt Thanh thấy Trang Chi Điệp rầu rĩ tâm tư, đi làm việc rồi vẫn đang nghĩ cách làm vui lòng chồng thế nào đây. Nhận được điện thoại của Nguyễn Tri Phi, cũng thật là buồn cho người học trò này của Trang Chi Điệp, chị bảo:
– Bao nhiêu người đang mơ mộng văn học, cuộc sống đang tốt đẹp hẳn hoi, chẳng ra cuộc sống nữa. Anh cứ bảo cậu ta chiều nay đến đơn vị gặp tôi, bếp cơ quan tôi chắc chắn không dùng đâu nhưng tôi có thể mua hết số bánh bao ấy, anh khỏi cần nói cậu ta xử lý như thế nào, cứ báo bếp cơ quan chúng tôi cần mua.
Nguyễn Tri Phi nói:
– Chị thảo hiền lương thiện như vậy, thì tôi xấu hổ không có chỗ nào mà dung thân được nữa!
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Anh không cần phải thế. Xét cho cùng cậu ta chỉ biết anh, nhưng lại là học trò của Trang Chi Điệp kia mà!
Nguyễn Tri Phi hỏi:
– Chi Điệp lại viết gì vậy? Chỉ ngồi ở nhà viết chẳng khác gì tu hành, viết bao nhiêu mới đủ hả? Chị cũng không tha anh ấy đến chỗ tôi xem ca múa cho vui, tôi còn có việc nhờ anh ấy đấy.
Ngưu Nguyệt Thanh lập tức bảo:
– Thật chứ, anh đến nhà gọi anh ấy đi xem ca múa nhé. Mấy hôm nay anh ấy đang chán nản, ngồi ở nhà thấy cái gì cũng trái mắt, anh em rủ nhau đi xem ca múa, có lẽ gỡ bỏ được buồn chán đấy.
Nguyễn Tri Phi được Ngưu Nguyệt Thanh gửi gắm và cũng có việc cần Trang Chi Điệp giúp, trước bữa cơm trưa hôm ấy, đã đánh xe đến đón Trang Chi Điệp ra khách sạn Đường Hoa ăn cơm, sau đó về phòng làm việc ở gác một của ngôi nhà của Nguyễn Tri Phi. Đây là ngôi nhà cỡ vừa, ba tầng. Đoàn ca múa của Nguyễn Tri Phi đã thuê nhiều năm. Tầng hai tầng ba bố trí nơi ở cho nhân viên đoàn ca múa. Gác một xây ba gian thông liền nhua làm nơi dàn dựng chương trình, mấy gian còn lại làm phòng làm việc và phòng khách tạm thời. Trong phòng làm việc, Nguyễn Tri Phi và Trang Chi Điệp đã uống mấy ly trà Tiên hào mây mù ba Sơn, Nguyễn Tri Phi liền hỏi chiều nya có muốn đi xem ca múa ở hội trường một nhà máy lớn ở ngọai ô phía đông không. Phi bảo, nhà máy lớn này có một sản phẩm được giải thưởng huy chương bạc ở thủ đô, trên tỉnh mở hội mừng công cho nhà máy. Đoàn ca múa của họ đến đây biểu diễn góp vui. Trang Chi Điệp hỏi biểu diễn chương trình gì, có phải lại những tiết mục đã xem hôm trước? Nguyễn Tri Phi bảo chương trình gần như thế, chỉ thay một vài diễn viên mới. Trang Chi Điệp liền gạt phắt ý định đi xem biểu diễn. Nguyễn Tri Phi liền vỗ tay bảo:
– Mình mong Điệp không đi! Chiều nay mình phải theo đoàn xuống nhà máy, Điệp cứ ở đây rượu ngon có người đưa đến, thuốc lá thơm hút thoải mái, Điệp phải giúp mình viết một luận văn.
Nguyễn Tri Phi liền nói rõ. Đoàn kịch cũ của anh hiện nay bình xét chức nắng , anh tuy xin nghỉ không ăn lương, đứng ra thành lập đoàn ca múa, nhưng đoàn ca múa lại không thể bình xét chức danh một cách nghiêm chỉnh, anh vẫn phải bình xét ở đơn vị cũ. Trang Chi Điệp hỏi:
– Như anh hiện nay, còn bình xét chức năng làm cóc gì?
Nguyễn Tri Phi đáp:
– Tiền cũng cần chức danh cũng cần. Chức danh cũng là danh phận mà! Xã hội bây giờ, quyền có thể chuyển đổi thành tiền, danh phận cũng có thể chuyển đổi thành tiền. Cũng giống như Trang Chi Điệp ấy, có đại danh rồi thì bài sẽ được đăng trên báo chí, được đăng rồi, chẳng phải sẽ có nhuận bút đó sao?
Trang Chi Điệp nói:
– Danh phận của tôi là do tôi viết văn mà có đấy chứ. Trong đoàn kịch, anh đã giữ chức danh gì?
Nguyễn Tri Phi đáp:
– Mình đã từng quản lý quần áo diễn viên. Chỉ riêng trang phục khử tẩy vết ố mồ hôi như thế nào, viết thành luận văn về điểm này, là có thể bình xét một chức cao. Điệp biết không, diễn viên trên sân khấu ra mồ hôi, diễn xong quần áo không thể giặt, thông thường bằng cách phun rượu lên để phơi khô đi, song phơi khô rồi thường có vết ố, quần áo lại bị nhăn, nhưng mình có một bí quyết: phun rượu xong gấp luôn cho vào hòm bỏ đấy , để rượu từ từ bốc hơi làm sạch vết ố mồ hôi.
Trang Chi Điệp cười bảo:
– Phải viết bí quyết này thành luận văn ấy ư? Tôi không viết nổi!
Nguyễn Tri Phi ngẩn người ra một lúc lâu mới bảo:
– Bí quyết, bí quyết, thật ra là nói rõ một chút xíu này a mà. Nhưng mù tịt không biết gì, thì mất đi hàng trăm đồng. Theo mình được biết, thì hiện nay trong cả nước, những người bảo quản quần áo không ai biết đến ngón này đâu.
Trang Chi Điệp nói:
– Vậy là việc anh xin đăng ký độc quyền.
Nguyễn Tri Phi bảo:
– Nếu bình xét về mặt quản lý quần áo không thành, thì mình bình xét về biểu diễn.
Trang Chi Điệp hỏi:
– Anh đã từng diễn những gì?
Nguyễn Tri Phi đáp:
– Chưa diễn gì, nhưng mình có những ngón kỹ thuật người khác không ai có, là ngón kỹ năng gia truyền, khi bố mình còn sống đã dạy mình, chỉ có điều sau đó đoàn kịch không chia vai diễn cho mình mà thôi. Ví dụ tròn diễn quạt, cái quạt kia không phải để quạt mát, mà có tác dụng đặc biệt, nó từ đạo cụ mà trở thành trình thức biểu diễn, diễn biến thqành một môn kỹ xảo nghệ thuật.
Trang Chi Điệp nóiL
– Có phải anh nói võ thì quạt bụng, văn thì quạt ngực, hoà thượng thì quạt ống tay, đạo thì quạt cổ áo, người già thì quạt râu, người mù thì quạt mắt, thầy giáo thì quạt ghế ngồi, vai hề thì giơ cánh tay bằng vai?
Nguyễn Tri Phi hỏi:
– Điệp cũng hiểu biết chuyện đó à?
Trang Chi Điệp đáp:
– Đây là kỹ thuật nhà nghề của anh ư?
Nguyễn Tri Phi hỏi:
– Điệp biết trò chơi quạt, biết luôn cả trò “thuỷ phái” chứ? Thế nào là “vươn”, thế nào là “tung”, thế nào là “mang”, thế nào là “tránh”, thế nào là “lượn”, thế nào là “xoay”, thế nào là “xông”?
Trang Chi Điệp đáp:
– Tôi không biết.
Nguyễn Tri Phi nói:
– Chắc chắn Điệp không biết. Càng không biết trò nhe nanh múa vuốt. Đừng nói Điệp không biết hiện nay trong giới Tần Xoang ở Tây Kinh hỏi có ai biết không nào? Tại sao không diễn “Chung Quỳ gả em gái”, “Sông ứ bùn”, “Phán âm tào”, không ai nắm được công của trò nhe nanh múa vuốt đâu mà!
Khỏi nói đến trò nhe nanh múa vuốt, ngay đến nghe, cũng là lần đầu tiên Trang Chi Điệp mới nghe nói đến cái tên đó. Anh hỏi:
– Thế anh biết chứ?
Nguyễn Tri Phi đáp:
– Đương nhiên biết chứ. Điệp viết luôn cho mình bài luận văn chơi trò nhe nanh múa vuốt như thế nào nhé? Được chứ?
Trang Chi Điệp đáp:
– Tôi chưa nhìn thấy bao giờ viết thế nào được? Cho dù anh chưa biểu diễn trên sân khấu, thì anh cứ chơi cho tôi xem một lượt, tôi chỉ việc ghi lại, có lẽ tài liệu này sẽ có ích cho việc bình xét chức năng của anh đấy!
Nguyễn Tri Phi bảo chơi trò này phải có cái răng lợn, biết tìm đâu ra bây giờ? Nhưng rồi ồ ồ vỗ tay lên trán, chạy về buồng ngủ của mình ở gác ba, cầm đến một tập giấy đã ngả vàng, bảo:
– Được rồi, được rồi , trong này viết các loại hình trò nhe nanh múa vuốt.
Trang Chi Điệp cầm lên xem thì ở trên có chữ, có hình của tranh vẽ, Nguyễn Tri Phi bảo:
– Đây là chữ bố mình viết ngày xưa, khi còn sống ông giữ kín không cho ai biết, chỉ giữ cho mình. Sao Điệp không viết lại hộ mình, coi như một luận văn hả? dứt khóat Điệp phải giúp mình việc này. Bây giờ Điệp nằm xuống đây ngủ một giấc, chiều nay phiền Điệp giúp cho, tối nay mình mời đi uống rượu mật rắn.
Trang Chi Điệp cười bảo:
– Tôi có thể giúp anh, nhưng Nguyễn Tri Phi nhà anh cũng là nhân vật có tiếng tăm trong thành Tây Kinh, thì ra là loại ma ngày giã chày gỗ như thế ư?
Nguyễn Tri Phi cũng cười bảo:
– Điệp viết văn cứ luôn luôn định lưu danh muôn thưở, còn mình không có dã tâm như Điệp, mình là con ma sống làm náo loạn sự trời, thành thì thành, không thành thì thôi, nếu mặc thì mặc áo da, không mặc thì cởi trần.
Buổi chiều, Nguyễn Tri Phi quả nhiên dẫn một đoàn diễn viên trai gái ăn mặc sặc sỡ đi biểu diễn. Trang Chi Điệp ngủ một giấc trở dậy viết lại tài liệu kỹ thuật trò chơi giơ nanh múa vuốt. Vốn lòng dạ để tận đẩu tận đâu, định gạt bỏ buồn phiền, nhưng đọc kỹ mấy tờ giấy ấy, lại cảm thấy thú vị vô cùng, đã biết được những bộ phận vận dụng chủ yếu của trò chơi giơ nanh múa vuốt, một là lưỡi hai là răng, ba là má, cần phải nắm vững một nhổ, hai điều chỉnh, ba khống chế. Phóng răng lại chia thành ghép góc trong hai răng và ghép góc giữa hai răng, loại hình của nó có răng cuốn lưỡi, răng chỉ mắt, răng so le đơn, răng cắm phẳng, răng gắn kép, răng sừng dê, răng ngà voi, răng hai móc câu, răng cánh yến đảo, răng yến song phi.
Khi chép xong tất cả, Nguyễn Tri Phi vẫn chưa về, liền một mình ra khỏi nhà, xuyên qua một con ngõ hẹp đi lang thang đến chợ rau gần đó. Chợ rau là nơi người đông nghìn nghịt, rất ồn ào bụi bặm. Trang Chi Điệp thơ thẩn bổ túc mắt một chầu, thì nhìn thấy một người bán than ở một góc đường đang nghĩ cách xếp chồng than cốc sao cho có nhiều khe hở, rồi từ từ kéo chiếc xe cải tiến đến cửa một hiệu phở cao giọng mặc cả với chủ hiệu đang hoà bột. Chủ hiệu đòi cân, người bán than cứ đòi bán cả một xe, chủ hiệu liền bước đến lắc mạnh càng xe, xe than bỗng xẹp xuống chỉ còn một nửa. Chủ hiệu đã làm hỏng chuyện cố ý xếp giả của người bán than, hai bên to tiếng cãi nhau, cãi chán thì ẩu đả. Kết quả bột mì trắng đã bắn lên khuôn mặt đen của người bán than, than đen đã bôi lên khuôn mặt trắng của chủ hiệu, mặt đen mặt trắng, cả hai khuôn mặt đều chảy máu. Trang Chi Điệp thấy chán ngán, bỗng nhiên cảm thấy người hơi lành lạnh, ngẩng đầu nhìn trời, thì ra mặt trời đã bị mây che lấp, hơn nữa mây kia đang cuồn cuộn kéo đến mỗi lúc đen kịt, có vẻ sắp mưa đến nơi. Trang Chi Điệp quay trở về, gió đã nổi lê, nhiều người trong chợ cũng tản đi khắp nơi. Trên ngã tư đầu ngõ càng hỗn loạn. Trang Chi Điệp liền nhìn thấy ở cạnh cửa hàng bán thịt ở đầu đường có một người phụ nữ đang cúi xuống chọn một bộ tim phổi lợn. Dáng người phụ nữ cao cao, thân hình mảnh dẻ, mặc một chiếc váy màu tím than, cái mông cúi xuống rất tròn trĩnh, mà sợ gió thổi tốc lên, đã kẹp gấu váy giữa hai chân, đôi chân đi giày cao gót, thon gầy như con hạc. Trang Chi Điệp thầm nghĩ: “Thông thường những người đàn bà xấu, khi cúi xuống mông đít chỉ là dạng củ ấu, còn những cái mông xinh xắn như thế này, chắc phải là loại đàn bà xinh đẹp. Nhưng thường những ai nhìn dáng đàng sau hấp dẫn, thì khuôn mặt lại đáng tiếc, không được vừa ý cho lắm, không biết người phụ nữ này thế nào?”. Trang Chi Điệp bước tới, quay đầu nhìn một cái, thì lại là vợ Uông Hy Miên, liền cười hì hì. Vợ Uông Hy Miên nghe thấy tiếng cười, cũng ngẩng đầu lên, lập tức lên tiếng:
– Điệp đấy à? Sao anh cũng ở đây? Anh nhìn thấy em trước rồi phải không?
Trang Chi Điệp đáp:
– Tôi đang bụng bảo dạ, đây là đàn bà con gái nhà nào, xinh đẹp như thế, mà phải đi mua phổi lợn về ăn, vậy thì ông chồng quả là đồ khốn bị cắm sừng, nào ngờ người tôi mắng lại là Uông Hy Miên.
Vợ Uông Hy Miên nói:
– Em mua cho mèo đấy, đâu có phải để cho người ăn! Lâu lắm không gặp anh, vừa rồi gặp mẹ của Mạnh Tẫn, chị ấy bảo anh bị đau chân, em định ngày mai đi thăm anh, nào ngờ anh đã đi khắp nơi, thì ra lời đồn không đúng.
Trang Chi Điệp nói:
– Có bị chân đau, nay đã khỏi rồi. Mạnh Tẫn là ai? Mẹ Mạnh Tẫn sao biết được tôi bị đau chân?
Vợ Uông Hy Miên đáp:
– Mạnh Tẫn là con trai của Mạnh Vân Phòng. Có thể cậu ta nghe bố nói rồi về nói lại với mẹ.
Trang Chi Điệp hỏi:
– Em có chuyện gì đến chỗ chị ấy? Chị ấy vẫn khoẻ chư ?
Vợ Uông Hy Miên trả lời:
– Chỉ một hai câu không hết chuyện ấy.
Nói rồi nhận chỗ phổi tim lợn được người bán hàng gói tử tế, trả xong tiền quay lại bảo:
– Đến nhà em nhé? Hy Miên lại đi Quảng Châu, ở nhà chỉ có mẹ chồng và người giúp việc. Em sẽ gói vằn thắn cho anh ăn, em còn cho anh xem con mèo của em nữa.
Trang Chi Điệp nói:
– Tôi ở chỗ Nguyễn Tri Phi đang viết giùm anh ấy mấy thứ, anh ấy đi vắng chưa về, có đi cũng phải nói với anh ấy một tiếng.
Trong khi nói thì trên trời có một tiếng sấm chát chúa, hai người sợ giật nảy mình. Vợ Uông Hy Miên nói:
– Trời này sắp mưa đến nơi rồi, hạn hán cả một mùa hè, cũng nên mưa một trận chứ!
Trên chợ rau, người cuống cuồng như đàn ong, tìm đường ẩn náu. Vợ Uông Hy Miên phải lim dim mắt lại, bắt đầu nhổ bụi bay vào miệng. Trang Chi Điệp bảo:
– Trời sắp mưa rồi, chúng ta vào chỗ Tri Phi ngồi một lúc đã.
Vừa dứt lời thì những hạt mưa to bằng đồng xèng lộp bộp lào rào tuôn xuống. Hai người vội vã chạy vào con ngõ hẹp, như con mèo vươn mình tháo chạy trong làn mưa dày đặc như dệt cửi. Vợ Uông Hy Miên chạy chậm, Trang Chi Điệp sốt ruột đưa tay ra kéo. Người phụ nữ nhẹ quá dường như bị nhấc bổng. Vào đến phòng làm việc của ngôi nhà gác thì hai người ướt sũng như gà ngã xuống ao
Hai người ngồi trong nhà, tiếng sấm ở ngoài trời càng dồn dập, trời bỗng dưng tối sầm lại, cùng với ánh chớp sáng trắng ở ngoài cửa sổ, bóng tối trắng bệch ra, rồi lập tức đen như mực. Lại một tràng sấm dữ dội giáng xuống, dường như sấm đánh ngay trong sân nhà, cửa sổ và cửa chính rung lên bần bật, chợt nghe thấy có cái gi1 rơi xuống ở tường sân ngoài cửa sổ. Trang Chi Điệp định giật công tắc điện, lại sợ đường dây ở ngoài nhà dẫn sấm sét vào nên châm nửa cây nến trên bàn cháy lên rồi hỏi vợ Uông Hy Miên:
– Có sợ không?
Vợ Uông Hy Miên đáp:
– Có anh ở đây thì còn sợ gì. Rồng định đến bắt, thì bắt cả hai đi.
Vợ Uông Hy Miên nói rồi lấy khăn tay lau nước mưa trên đầu. Cái váy ướt hết, váy áo ướt dính vào người, mỏng và sáng như giấy đủ để nói cho Trang Chi Điệp biết tấm thân kia đang phập phồng, phập phồng. Trong khi Trang Chi Điệp nhìn mình, vợ Uông Hy Miên kéo kéo váy áo ướt dính trên người, nét mặt thèn thẹn ửng đỏ, sau đó ngồi dịch sát vào chỗ có ánh nến. Trang Chi Điệp chuyển sang chuyện khác, anh hỏi:
– Em vừa nói em đến chỗ mẹ của Mạnh Tẫn. Cuộc sống của chị ấy thế nào? Mấy năm nay tôi không gặp chị ấy?
Vợ Uông Hy Miên đáp:
– Đàn bà không có đàn ông là con cua không có càng. Mạnh Tẫn lại đã lớn, nghịch ngợm lắm, giống y hệt Mạnh Vân Phòng. Mấy hôm trước em gặp chị ấy trên phố, trông tiều tuỵ đáng thương lắm, hễ nói chuyện là khóc lóc. Em hỏi sao mấy năm rồi chị không tìm một người? Chị ấy lại khóc, bảo đàn bà góa bốn mươi tuổi, còn đi đâu tìm được đàn ông nữa, tuổi trẻ còn khó nữa là đã luống tuổi lại có con, một cháu Mạnh Tẫn còn quản chẳng nổi, thêm một đứa nữa, không hợp nhau, thân chẳng được, chửi chẳng được, càng thêm chuyện rắc rối với Mạnh Tẫn. Em đồng ý tìm giúp chị ấy một người, vừa may về nhà dò hỏi, ở cạnh nhà em có một người họ hàng, là kỹ sư, vợ mới chết năm kia, con cái đều công tác ở xa, há chẳng thich hợp hay sao? Hôm nay sẽ đi nói với chị ấy.
Trang Chi Điệp nói:
– Em tốt bụng thế. Chị ấy mũi hơi tẹt, gặp lần đầu cảm thấy hình thức kém một chút, không biết anh kỹ sư kia coi trọng dáng người hay coi trọng cuộc sống?
Vợ Uông Hy Miên nói:
– Không dám chắc được điều ấy. Khi anh kỹ sư gặp em, em cũng nói thế, anh ấy bảo hơi kém em một chút thì anh ấy niệm Phật luôn.
Trang Chi Điệp liền cười:
– Chị ấy bằng được nửa em thì Mạnh Vân Phòng đã không cắt đứt!
Vợ Uông Hy Miên nói:
– Anh chỉ được cái bán bêu em. Khi còn trẻ có lẽ em còn được, bây giờ khọm lắm rồi, lại hay ốm yếu gầy như que củi.
Trang Chi Điệp đáp:
– Đâu có, ở nhà anh thường lấy em ra so sánh với Ngưu Nguyệt Thanh. Ngưu Nguyệt Thanh bảo, Uông Hy Miên người ta có tiền, không biết mua cho vợ ăn quả trẻ mãi không già gì thế nhỉ?
Vợ Uông Hy Miên cười không thành tiếng, nước mắt chảy ròng ròng. Trang Chi Điệp chợt trở nên lúng túng nói:
– Tôi nói thật mà. Em gầy thì có gầy tí chút, tôi nghĩ em đừng nên lúc nào cũng nghĩ bản thân là một nồi nước đun không sôi, phải nghe lời bác sĩ, nhưng cũng không thể tin cả. Thầy thuốc thì bao giờ chẳng bảo trong không khí có bao nhiêu bao nhiêu vi khuẩn, vậy thì người ta luôn phải ngậm cái mồm à?
Vợ Uông Hy Miên nói:
– Uông Hy Miên đã mua cho em thuốc bổ này thuốc bổ kia, nhưng em biết nguyên nhân căn bệnh của em đâu chứ!
Chị Miên khịt khịt mũi, hai mắt lại đỏ hoe, rưng rưng nước mắt. Trang Chi Điệp không dám hỏi tiếp, đưa khăn mặt cho chị lau nước mắt, cố ý dùng giọng nói vui đùa bảo:
– Hy Miên lại đi Quảng Châu tổ chức triển lãm tranh của anh ấy hả? Anh ấy điên rồi hay sao thế, tay đã đấm phương bắc chân còn đá phương nam ư?
Chị Miên đáp:
– Đâu có phải tổ chức triển lãm tranh, đi bàn một vụ buôn bán tranh ấy mà. Anh không biết đấy thôi, mấy năm nay nhà em cũng mắc một chứng bệnh.
Trang Chi Điệp hỏi:
– Bệnh gì thế? Anh ấy người đen gầy, song tinh thần thì có khi còn hăng hái hơn tôi đây!
Chị Miên đáp:
– Có bệnh thật đấy, viêm gan B, nhưng siêu vi trùng chưa phá đến gan, thuộc dạng có nhiễm vi rút viêm gan B. l
Trang Chi Điệp nói:
– Ái chà, việc này bên ngoài không ai biết đâu.
Chị Miên bảo:
– Anh ấy bảo không được nói với bất cứ ai, chỉ ngấm ngầm uống thuốc. Nhưng đã nhiễm bệnh này không chữa được trong ngày một ngày hai đâu. Nói một câu để anh vui đùa, mấy năm nay anh ấy không hôn em bao giờ. Một hai tháng mới có một lần tiếp xúc, thì vẫn phải đi capốt.
Trang Chi Điệp liền thầm nghĩ, Uông Hy Miên bị nhiễm viêm gan B thật, hay là cố tình giả vở có bệnh? Nếu thật, thì ở ngoài người ta đồn anh ấy thế này thế kia với người đàn bà khác, vậy thì chẳng phải đã hai người đàn bà khác, và cũng làm nặng thêm căn bệnh của mình hay sao? Mà bà vợ ở nhà thì đang ở độ tuổi như sói như hổ, mấy năm không được hôn, ăn nằm với nhau, thì lại đeo bao cao su, người vợ này ai cũng bảo hưởng sung sướng không bao giờ tận, song cũng khổ sở như thế này sao?
Chị Miên bảo:
– Em nói với anh Miên, anh đã có bệnh thì cứ ở nhà yên tâm dưỡng bệnh, nhưng anh ấy cứ mỗi năm có đến sáu tháng sống xa nhà, hàng tháng gởi tiền về. Bây giờ sẵn tiền đây, song tiền có thể mua được nhà ở, liệu có mua được gia đình không? Có thể mua được thuốc, liệu có mua được sức khoẻ không? Có thể mau được món ăn sang, liệu có thể mua được sự ham muốn ăn không? Có thể mau được giường, liệu có thể mua được giấc ngủ không?
Chị Miên nói xong nhìn ra ngoài cửa sổ. Ngoài trời đã tối hẳn, sấm vẫn còn đang xâu chuỗi ầm ầm, mưa gió đan xen. Đột nhiên chị ưỡn thẳng người nói:
– Chi Điệp này, em không nên nói với anh những điều này. Nói những điều ấy ở đây không đúng chỗ. Em vốn định thường đến nhà anh nói chuyện, mấy lần đi đến giữa đường lại quay về, sao lại đi quấy rối cuộc sống yên tĩnh của người khác kia chứ? Hôm nay gặp anh, muốn mời anh về nhà chơi, xem xem con mèo của em. Hiện nay em chi là con mèo sống. Nào ngờ trận mưa này lại dẫn chúng ta đến đây nói chuyện nhiều đến thế. Đã nói đến mức này, thì em cũng phải hoàn thành một ước nguyện ôm ấp xa xưa.
Trang Chi Điệp sốt sắng hỏi:
– Ước nguyện gì vậy? Mấy năm nay tôi cũng ít đến bên ấy. Nghĩ lại cũng có lỗi với em, từ nay về sau có chuyện gì cần tôi làm, tôi sẽ hết sức cố gắng.
Vợ Miên hỏi:
– Anh nói thật lòng chứ?
Trang Chi Điệp đáp:
– Tôi nói dối thì tối nay sẽ bị sấm sét đánh chết.
Vợ Miên nói:
– Anh đừng nói vậy. Sấm sét đánh chết anh, thì em cũng chẳng thiết sống nữa. Chuyện này nói ra cũng khiến anh buồn cười. Thời còn trẻ, có tổ chức một buổi toạ đàm văn học ở Tây Kinh, anh phát biểu ý kiến trên bục giảng, em làm người nghe ở bên dưới. Đây là lần đầu tiên em gặp anh, không hiểu sao chợt nảy ra một ý nghĩ. Nếu em lấy chồng, không phải anh em không lấy. Sau đó thì quen biết anh, tìm cách tiếp xúc với anh, song trước mặt anh em không nói ra được. Em nhờ một người bạn nói rõ tâm tư của mình với Cảnh Tuyết Ấm để chị ấy chuyển đến anh. Nhưng Cảnh Tuyết Ấm lại cười nhạt nói: “Cô ta nghĩ đẹp nhỉ, nói đến tôi đây cơ à?”. Bạn em nói lại với em lời của Cảnh Tuyết Ấm, em nghi quá, không bao lâu thì nghe tin, thì ra anh và Cảnh Tuyết Ấm yêu nhau, em buồn không chịu nổi. Nhưng về sau, được biết anh và Cảnh Tuyết Ấm không thành, mà lại thành với Ngưu Nguyệt Thanh, em đã khóc một trận. Khóc xong còn đến thăm nhà anh một lần, thấy Ngưu Nguyệt Thanh vừa xinh đẹp vừa nết na, thì trái tim em hoàn toàn tuyệt vọng, em mới cưới Uông Hy Miên. Bây giờ chúngta đều đã lớn tuổi, tối nay lại nói nhiều chuyện thế này, nên em bày tỏ nỗi lòng này với anh. Em không cần anh phải nói gì nữa, em chỉ muốn cuối cùng coi như em đã hoàn thành một việc, trong lòng không còn canh cánh nữa mà thôi.
Trang Chi Điệp ngồi đực ra như gỗ đá, ngạc nhiên đến mức không nói nổi một câu. Anh nhớ lại tỉ mỉ những năm tháng từ khi quen biết người đàn bà này cho đến hiện giờ, có niềm cảm khái đáng tiếc và hối hận vô hạn. Anh nhìn người đàn bà trước mặt, đôi môi run rẩy, nhưng lại nói:
– Em không muốn anh nói, em không muốn!
Trăm ngàn lời nói trong anh đã hoá thành một tiếng thở dài thườn thượt.
Hai người cứ ngồi như thế không nói gì, bỗng hành lang có tiếng ồn ào, tiếp theo là tiếng Nguyễn Tri Phi:
– Chi Điệp ơi, vẫn còn ở đây chứ? Thế mới là bạn!
Cửa mở ra một cái, vợ Uông Hy Miên liền đứng lên nói:
– Chi Điệp xứng đáng là bạn, anh cũng xứng là bạn! Bắt người ta làm việc cho mình, người thì bỏ đi, cơm cũng để đói, cứ mất hút! Nhờ một người coi nhà có lẽ cũng phải trả tiền chứ?
Nguyễn Tri Phi nói:
– Vừa giờ còn bảo xứng đáng là bạn, bây giờ thì thôi nhé! Nếu không có em ở đây, liệu Chi Điệp có thật thà ở lại không?
Trang Chi Điệp lấy khăn mặt lau nước mưa trên đầu cho Nguyễn Tri Phi và bảo lúc chiều gặp vợ Uông Hy Miên ở chợ rau, lại gặp trận mưa nên chạy về đây ngồi nói chuyện. đến bao giờ vẫn chưa ai ăn uống gì. Nguyễn Tri Phi vội vàng xin lỗi, anh bảo biểu diễn xong, nhà máy lại mời cơm. Ban đầu định về ngay, nhưng người ta cứ giữ lại cùng ăn, chẳng lẽ lại bỏ đi, thì còn mặt mũi nào, đành phải ở lại. nói xong gọi một diễn viên trên gác xách ăng gô ra quán cơm mua cơm và thức ăn đem về.
Ăn xong, Nguyễn Tri Phi xem bài luận văn đã chép xong, đương nhiên sung sướng hết chỗ nói, lấy rượu nhà ra, ba người cùng uống. Vợ Uông Hy Miên bảo chị phải về, Trang Chi Điệp cũng định đi. Nguyễn Tri Phi bảo chờ tạnh cơn mưa, anh gọi thuê hai xe con đích thân đưa về. Uống hơn nửa chai rượu, cả ba người đều đỏ mặt và lấm tấm mồ hôi, song mưa vẫn chưa ngớt, ngược lại sấm sét vẫn ầm ầm dai dẳng và dầy hơn. Nguyễn Tri Phi nói:
– Mưa to thế này tại sao cứ đòi về cơ chứ?
Phòng làm việc này có thể ngủ một người, phòng bên cạnh không có người, giường nệm cũng sạch sẽ có thể ngủ thêm được một người nữa. Trang Chi Điệp bảo:
– Tôi thì được, còn xem chị Miên.
Vợ Uông Hy Miên nói:
– Hy Miên không ở nhà, em đi một mình quen rồi, chỉ không yên tâm con mèo.
Nguyễn Tri Phi bảo:
– Thế thì dễ thôi, tôi gọi điện thoại cho hai gia đình. Ngưu Nguyệt Thanh bảo tôi kéo Trang Chi Điệp ra khỏi nhà, tôi không sợ chị ấy mắng tôi rủ rê Chi Điệp ra khỏi nhà chơi bời lằng nhằng. Còn chỗ nhà Miên tôi bảo bà chăm coi con mèo cẩn thận thôi mà!
Chị Miên nói:
– Anh nói giúp nhất định phải cho mèo ăn đêm một bữa, trong tủ lạnh có con cá, xẻ làm đôi cho hai bữa.
Nguyễn Tri Phi thốt lên:
– Chà chà, Miên nuôi mèo như nuôi chồng không bằng.
Nói xong lên gác gọi điện thoại.
Ba người vừa nói chuyện vừa uống nốt nửa chai rượu kia thì đêm đã về khuya. Nguyễn Tri Phi thấy đầu nặng trình trịch, nói:
– Đi ngủ sớm một chút nhé!
Nói xong rồi mở khoá phòng bên cạnh hỏi ai ngủ bên này nhỉ? Trang Chi Điệp vào xem chăn nệm, thấy ở đây sạch sẽ hơn bên kia, bảo chị Miên ngủ ở đây. Nguyễn Tri Phi liền chỉ phòng vệ sinh ở đâu, nước ở đâu, kể lể ra từng thứ, rồi loạng choạng bước lên gác. Bỗng chốc hành lang trở nên vắng vẻ.
Trang Chi Điệp đi xách nước cho mình và cũng xách một xô cho vợ Uông Hy Miên, bảo:
– Em rửa rồi đi ngủ, đêm nay trời mát sẽ ngủ ngon đấy. Sáng mai tôi gõ cửa, mình ra khách sạn nhà Lão Tôn ăn bánh bao thịt dê.
Nói rồi về phòng mình đóng cửa, lau rửa trong chậu nước rồi ngủ. Trang Chi Điệp uống được rượu. Tuy chai rượu anh uống đến một nửa, song vẫn không chao đảo, ngược lại còn vô cùng hưng phấn. Nằm trên giường nghe một lúc tiếng mưa, liền nghĩ đến vợ Uông Hy Miên. Đối với người đàn bà ấy, trong mười năm qua anh luôn có cảm tình tốt, song không dám có quá nhiều ý nghĩ đối với người ta, chỉ có một niềm tương tư, một chiều thầm kín ở sâu trong trái tim. Sau khi nghe vợ Miên tâm sự thì ra cô ấy cũng đem lòng yêu quý mình. Mồm nhắc lại lời cô ấy vừa nói, bảo anh không cần nói gì nữa, trở mình một cái cố gắng quên không nghĩ đến cô ấy. Nhưng bảo không nghĩ mà vẫn cứ nghĩ, tại sao lại không nghĩ nhỉ? Thế là anh so sánh người đàn bà ấy với Ngưu Nguyệt Thanh, với Đường Uyển Nhi. So sánh đi, so sánh lại, toàn thân bì bích khó chịu.
Anh không bật đèn châm nến chỉ mặc áo xuống giường đi đi lại lại trong căn phòng một lát, mở cửa đứng ngoài hành lang. Trong hành lang tối như bưng, trong lòng hoang mang, lại vào nhà vệ sinh tiểu tiện, nào có gì đâu mà thải ra, trở lại liền gõ cánh cửa đang đóng im ỉm kia. Vợ Uông Hy Miên ở bên trong hỏi vọng ra:
– Ai thế?
Trang Chi Điệp đáp:
– Anh đây.
Trong bóng tối, nhắm mắt lại, đứng nép vào cửa. Vợ Miên hỏi:
– Có việc gì vậy? Xin chờ một chút.
Chiếc cửa sổ nhỏ dán giấy báo phía trên cửa sáng lên, nghe rõ vợ Uông Hy Miên đi ra mở then cửa, song không mở cửa ra. Sau đó bảo:
– Anh vào đi.
Trang Chi Điệp đẩy cửa vào, thì người đàn bà ấy đã khóac áo ngồi trên giường, nửa người phía dưới đắp tấm chăn đơn. Vợ Uông Hy Miên hỏi:
– Anh có nghe con mèo nhà ai đang kêu trên gác không? Có lẽ em nghĩ đến con mèo của mình chăng?
Trang Chi Điệp ấp úng:
– Anh, anh…
Rồi đóng cửa lại, đi đến đứng bên cạnh người phụ nữ chân tay đã trở nên lúng túng. Người đàn bà biết rõ chuyện, khe khẽ nói:
– Anh Chi Điệp ơi…
Trang Chi Điệp cuối cùng đã cúi người ôm chặt đầu vợ Uông Hy Miên, nghẹn ứ giọng:
– Anh không ngủ được. anh…
Liền áp sát cái miệng ướt rượt vào cặp môi mỏng của người đàn bà. Trong khoảnh khắc người đàn bà cũng giơ tay ôm chặt Trang Chi Điệp. Toàn thân vặn vẹo trong không gian, chiếc chăn đơn rơi sang một bên, để lộ rõ thân hình trần truồng chỉ mặc mỗi cái xi líp màu cánh sen bé tí tẹo, trông như một con cá mỹ nhân. Trang Chi Điệp để cả giày bước phứa lên giường. Nhưng trong phút chốc người đàn bà bình tĩnh lại, đưa tay ra ngăn và nói:
– Chi Điệp ơi, không được đâu, làm thế là không hay. Anh có lỗi với Ngưu Nguyệt Thanh, em cũng có lỗi với Uông Hy Miên…
Trang Chi Điệp vẫn đòi bằng được, nhưng người đàn bà đã cuốn chăn lên người, ánh mắt van nài. Trang Chi Điệp liền sững người không động đậy. Người đàn bà liền chỉnh quần áo lại cho anh rồi bảo anh ngồi xuống, nói:
– Trước kia em đã từng yêu anh, từ nay về sau cũng khó không yêu anh, nhưng chúng mình đừng nên làm như thế, làm thế đều không có ích lợi gì đối với anh đối với em. Nếu anh cũng yêu em, chờ khi cả hai đều đã già, cũng chẳng phải em thành tâm nguyền rủa đâu, nếu Uông Hy Miên chết trước em, Ngưu Nguyệt Thanh cũng chết trước anh, thì chúng ta lại làm vợ chồng. Nếu anh và em đều chết trước hai người, thì cũng là số mệnh. Số mệnh quả có thế thật, thì anh và em không làm trái được, thì cũng không cần cố chấp. Nếu không thì anh và Uông Hy Miên đều là danh nhân. Hơn nữa anh và em cũng từ đây một đêm chồng vợ, ân nghĩa trăm ngày, rồi lại mỗi người một ngả, tiếp tục sống với người của mình, vậy thì càng không có cuộc sống yên ổn nữa đâu!
Vợ Uông Hy Miên nói, cười gượng, lau những giọt nước mắt chực rơi xuống cho Trang Chi Điệp, lấy từ ngực áo ra một đồng tiền bằng đồng có cột một sợi dây, nói:
– Vừa giờ anh cũng nhìn thấy đồng tiền này chứ? Em đeo nào là nhẫn vàng, vòng tay vàng, vòng tai vàng, song em không đeo dây chuyền vàng, mà là em không bỏ được đồng tiền này. Đây là đồng tiền em thuận tay nhặt được ở sàn cửa sổ nhà anh hôm em sang nhà anh thăm Ngưu Nguyệt Thanh. Em nghĩ em đã không có được anh thì em phải đeo một thứ của anh trên người. việc này cho đến bây giờ Uông Hy Miên chưa biết, hôm nay em nói hết với anh và trao nó lại cho anh. Đây không phải là vật cũ trả lại nguyên vẹn, mà là em đã đeo nó trên người mười mấy năm nay, nó đã thấm đậm mồ hôi của em, mỡ của em, hơi người của em, hoàn toàn trở thành hồn vía của em, trao cho anh cũng để cho anh biết em là người đàn bà như thế nào.
Vợ Uông Hy Miên lấy đồng tiền ra trao cho Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp đeo luôn dây vào cổ song lại ngậm đồng tiền nơi miệng, nước mắt chảy ròng ròng, định đi ra, nhưng ra tới cửa, lại dừng chân quay đầu nhìn vợ Uông Hy Miên. Vợ Uông Hy Miên tay ấn vào bụng, mặt nhăn nhó. Trang Chi Điệp hỏi:
– Em thấy khó chịu chỗ nào?
Chị Miên đáp:
– Em thấy khó chịu, căn bệnh cũ ấy mà. Cứ xúc động một cái là dạ dầy lại co giật. Anh về ngủ đi.
Trang Chi Điệp định nói, để anh xoa bóp cho, nhưng không nói ra miệng, tay đưa vào bụng cởi cái gì đó lấy ra túi thuốc bảo vệ sức khoẻ thần công của Mạnh Vân Phòng cho anh, anh nói:
– Em đeo cái này vào.
Vợ Uông Hy Miên mỉm cười, gật gật đầu, nhận túi thuốc, nhìn Trang Chi Điệp bước ra cửa.