Phế Đô

Chương 36 - Chương 36

trước
tiếp

Mưa rào tầm tã suốt ba ngày ba đêm ở Tây Kinh. Trận mưa này như sợi thừng đay màu trắng, cứ từng sợi từng sợi, chi chít, dày đặc từ trên trời quăng xuống. Trong ba ngày, vào giữa trưa bầu trời đều u ám, từng khu cư trú bốn mặt đều là nhà và từng căn nhà gác của dân phố, chỗ nào nước cũng ngập đến cổ chân. nước từ đường và lỗ thoát nước chảy không xủê, liền tràn qua ngưỡng cửa chảy ra ngoài. Nhưng vòi nước máy thì lại không có nước. Có tin truyền đi, thì ra một đoạn đường ngoài cửa thành phía Tây bị sụt lở, đường ống bị gẫy. Liễu Nguyệt liền xách chậu ra ban công hứng nước mưa, chiếc chậu vừa thò ra đã đầy nước, nhưng lấy vào chỉ còn có một nửa, chẳng khác gì hứng nước ở thác nước. Trang Chi Điệp sốt ruột có nhiều việc cần làm, mà không sao ra khỏi cửa, ở lưng lại mọc liền bảy mụn nhọt không đau không ngứa. Ngưu Nguyệt Thanh cứ sợ mọc nhọt độc gì đó, nhưng Trang Chi Điệp bảo không sao, có thể do trời mưa khí ẩm gây ra, liền xoa vào một ít dầu cù là. Ngưu Nguyệt Thanh liền lo ngại mẹ đẻ và ngôi nhà mẹ đang ở bên Song Nhân Phủ, gọi điện thoại thì dây điện thoại bị đứt, chị bảo Liễu Nguyệt cùng đi với mình. Liễu Nguyệt đâu chịu để chị chủ đi dầm nước mưa rào rào như thế này, liền bảo để một mình cô đi. Ngày hôm ấy chiếc loa phóng thanh của bà Vi gác cổng câm mấy hôm nay đột nhiên rú lên, theo lệ thông thường, bà thổi phù phù ba cái, Ngưu Nguyệt Thanh liền bảo:

– Mưa to thế này, lẽ nào còn có người đến thăm?

Chưa dứt lời, giọng bà Vi xuyên qua trời mưa vang vọng trong sân:

– Trang Chi Điệp xuống tiếp khách! Trang Chi Điệp xuống tiếp khách!

Mặt Ngưu Nguyệt Thanh tái đi, Trang Chi Điệp hỏi em làm sao thế? Ngưu Nguyệt Thanh đáp:

Bạn đang đọc truyện tại

– Bây giờ hễ cứ có việc gấp, em lại hốt hoảng!

Liễu Nguyệt nói:

– Cứ để em xuống xem ai, nếu không phải việc quan trọng em sẽ tiễn luôn, nếu là việc gấp em sẽ dẫn khách lên.

Nói rồi mặc áo mưa, đi ủng vào chạy xuống. Trong cổng lớn, có một người đang đứng ướt như chuột lột, đó là ông già mua đồng nát. Liễu Nguyệt tỉnh bơ, nói với bà Vi:

– Người đâu, ai tìm Trang Chi Điệp hả bà?

Bà Vi chúm mồm chỉ vào ông già. Liễu Nguyệt ngạc nhiên, bước đến hỏi:

– Ông tìm thầy Điệp ư?

Ông già trả lời:

– Tôi tìm Trang Chi Điệp, tôi không tìm thầy Điệp.

Liễu Nguyệt liền cười:

– Có việc gì ông cứ nói với cháu.

Ông già nhìn Liễu Nguyệt bảo:

– Cô đã có lần cho tôi hai cái bánh bao.

Liễu Nguyệt đáp:

– Ông nhớ kỹ thế, cháu không cần ông cám ơn.

Ông già nói:

– Tôi không cảm ơn cô, còn chửi cô đấy, trong đêm hôm ấy, tôi ăn vào bụng chướng suốt đêm không ngủ được.

Liễu Nguyệt nói:

– Nói như vậy là ông đội mưa đến đây chửi cháu ư?

Nói rồi bỏ mặc ông, tự đi ra phố. Ông già nói:

– Cô đi thì cứ đi, trên lưng thầy giáo cô vẫn còn mọc mụn.

Liễu Nguyệt liền đứng lại, cảm thấy ngạc nhiên. Tại sao ông ấy biết trên lưng thầy Điệp mọc mụn nhỉ? Cô liền nói:

– Ôi, ông nói gì vậy?

Ông già đáp:

– Bà già Ngưu ở Song Nhân Phủ nhờ tôi tiện đường nhắn giúp, bà bảo ông lão nhà bà về nhà mấy lần, không nấu được bữa cơm nào nên hồn, con gái con rể chẳng đứa nào đến, ông lão đã lấy roi đánh con rể.

Liễu Nguyệt nói:

– Bà a có ông lão đâu, chết từ đời tám hoánh rồi cơ mà! Bà ấy lại mắc bệnh tâm thần rồi , bây giờ cháu đang định sang bên ấy đây. Ông ơi, ông còn định đi đâu nữa không?

Ông già đáp:

– Tôi đi đâu ấy ư? Trời mưa to, đường phố không có người, tôi đến toà tỉnh trưởng thị trưởng, thì tôi là tỉnh trưởng, thị trưởng. Tôi ngồi trên bục chỉ huy giao thông thì tôi là cảnh sát. Tôi vào trong khách sạn thì tôi là người phát tài! Cô định đi Song Nhân Phủ, cô ngồi lên xe, thì trên đường đi tôi là lái xe, đến Song Nhân Phủ thì tôi là ông cô.

Liễu Nguyệt nói:

– Ông nói nhiều thế thì cháu lên xe đấy, cháu xấu hổ lắm cơ, ai lại để ông già ngần này tuổi đầu kéo cháu.

Ông già nói:

– Vậy thì cháu kéo ông, ông sẽ là quan ngồi xe con.

Liễu Nguyệt bảo:

– Cháu đâu có kéo được xe?

Thế là ông già kéo xe chạy gằn trên đường phố, ông bảo:

– Cháu có say xe không?

Liễu Nguyệt đáp:

– Không, cháu không có say.

Ông già nói:

– Vậy số cô là số ngồi xe đấy, không làm quan, thì cũng làm vợ quan.

Liễu Nguyệt sung sướng cười ngặt nghẽo. Nhưng vừa cười một cái thì nước mưa dội vào mồm, vội kéo áo mưa sát hẳn người, nhìn ông già có mái tóc như cỏ tranh cứ từng vệt từng vệt dính hết vào mặt, quần áo thì ướt sũng, trông rất rõ cái lưng còng gầy guộc. Liễu Nguyệt không đành lòng, định đưa áo mưa cho ông già. Ông già nói:

– Cô cháu này, mệnh cô rồi sẽ bạc đấy!

Liễu Nguyệt hỏi:

– Sao lại bạc hả ông?

Ông già trả lời:

– Vậy thì tại sao cháu định nhường áo mưa cho ông? Ông chạy mấy năm nay ở thành Tây Kinh, ai ai cũng coi ông là thằng điên, chỉ có những người ngủ ở trong cổng thành mới không gọi ông là thằng điên cháu ạ!

Liễu Nguyệt im lặng, bỗng chốc trong lòng rối bời. Nước đọng trên các ngõ phố mỗi lúc một sâu, quả thật là một dòng sông. Các vỉ thoát nước của đường ống thải ngầm ở dọc đường đã mở hết để cố gắng thoát thật nhanh, song lại có miệng ống phun nước lên, nước đọng gần ngập đầu gối. Ông già vừa kéo xe đi theo một bên đường, vừa chỉ cho Liễu Nguyệt bức tường vây nào đã bị sập, cây cột điện nào hố chôn bị nước ngâm nhão ra, cột nghiêng đi kéo đứt dây điện. Liễu Nguyệt cũng nhìn thấy mấy chiếc xe ô tô bị lún trong hố ngầm, còn trên đường bằng có một xe tải và một xe mười hai chỗ ngồi đâm vào nhau nằm chết dí một chỗ. Chiếc xe tải áng chừng định vượt nhưng không qua được, đầu xe đâm vào nửa thân trước của chiếc xe mười hai chỗ ngồi. Hai xe đâm nhau tạo thành hình chữ thập. Ông già cười khà khà. Liễu Nguyệt hỏi:

– Ông cười gì vậy?

Ông già đáp:

– Cháu xem cái xe tải kia định làm trò gì vậy? Trên đời vạn vật đều có linh tính, chiếc xe tải này nhìn thấy chiếc xe mười hai chỗ đã ngứa nghề, không kìm được cứ đòi hôn vào mồm cơ, không thì đâu có đâm vào nhau gây tai nạn. Ồ, cháu nhìn thấy cái kia đẹp thì cháu có thể nhìn. Tay cầm hòn than cháy đỏ, liệu hòn than có bỏng tay cháu không?

Liễu Nguyệt nhìn lại lần nữa, càng nhìn càng thấy giống như vậy, cũng cười, cười xong thì thấy khó chịu trong lòng. Ông già kéo xe đi nghịch ngợm như con khỉ, lúc thì thò nhặt cái chậu nhựa rách trên mặt nước, lúc thì vớt một chiếc giày da lăn vào thùng xe, ông bảo giày da này còn mới, chắc là nước dồn vào nhà nào rồi trôi qua cửa đấy. Tiếc rằng chỉ có một chiếc, tại sao không trôi ra một cái tivi màu và một bó tiền nhân dân tệ nhỉ? Liễu Nguyệt lại cười, nghĩ bụng, ông già này mình bảo ông ấy không điên, thì cũng cách điên không xa. Đột nhiên ông già rao một tiếng rõ to:

– Đồng nát nào, ai bán đồng nát nào!

Liễu Nguyệt ngồi trên xe nói:

– Cháu ở trên xe của ông thì cháu là đồng nát phải không?

Ông già đáp:

– Không rao không hát thì cổ họng ông đau.

Liễu Nguyệt bảo:

– Nếu cổ họng ông đau, sao ông không hát cho cháu nghe một đoạn ca dao hả ông?

Lần đầu tiên ông già quay mặt lại, trong mưa rào rào, mặt ông cười nhăn nhó, nụ cười rất cảm động ngây thơ. Ông hỏi:

– Cháu cũng thích nghe à?

Liễu Nguyệt đáp:

– Vâng thích nghe.

Ông già liền kéo xe đi phăng phăng, chiếc bánh sắt không có đệm cao su lăn nhẹ nhàng trong nước hơn lăn trên đường cạn, làm cho nước bắn tung lên trắng xoá. Thế là Liễu Nguyệt đã được nghe một đoạn ca dao thú vị:

Trung ương bay bổng lên trời

Tỉnh thị không kém cũng ngồi máy bay

Cấp huyện mui bạt đó đây

Xã trấn xe máy đêm ngày thong dong (mác ba mươi)

Nông dân mác “Đông Phương Hồng”

Thị dân xe đạp lòng vòng kính coong

Ông già quay đầu lại hỏi:

– Cô cháu tên là gì vậy?

Liễu Nguyệt đáp:

– Cháu là Liễu Nguyệt ạ

Ông già đọc luôn:

– Trời mưa Liễu Nguyệt cưỡi rồng.

Liễu Nguyệt nói:

– Cháu không đồng ý ông dùng tên cháu trong ca dao đâu.

Ông già vẫn tiếp tục nghêu ngao hát đi hát lại, người tránh mưa hai bên đường phố nghe thấy cũng học thuộc ngay. Liễu Nguyệt liền nghe thấy những người ấy cao giọng hát như sói gầm, câu cuối cùng vẫn là “trời mưa Liễu Nguyệt cưỡi rồng”. Liễu Nguyệt tức quá, nhẩy ào khỏi xe, ngồi bệt trong nước.

Nhưng ông già không nghe thấy, cũng không cảm giác thấy, cứ kéo xe chạy băng băng trong mưa. Liễu Nguyệt vừa đến bên Song Nhân Phủ thì khắp đường phố đang rối tinh rối mù cả lên, người già người trẻ nhốn nháo, gần như ai cũng lấy vải nhựa, áo mưa, giấy ny lông gói bọc đồ dùng và đồ điện, bê gói lớn gói bé chạy dưới mái nhà. Nhiều cảnh sát đang quát tháo tại đó. Một số người được xe chở đi, một số người lại cố sống cố chết không chịu lên xe, lại có một đám người hối hả chạy vào sân nhà bà già, bảo là gọi điện ngay, gọi điện gấp! Ý nghĩ đầu tiên của Liễu Nguyệt là bà già đã xảy ra chuyện gì. Bất chấp tất cả, cô căm đầu căm cổ chạy. Trong nhà quả nhiên đứng đầy người, còn bà già lại ngồi xếp bằng khoanh tay trên ghế mây ở cửa. Liễu Nguyệt ào tới ôm bà hỏi:

– Bà ơi, không sao chứ?

Bà già đáp:

– Bà không sao. Cả ngày hôm qua ông cháu luôn luôn ở bên bà. Hôm nay ông lại đến, các người chẳng ai về, ông ấy điên tiết lên, bảo lấy roi đánh con rể. Ông đánh mạnh tay đấy, bà cứ lo ông ấy đánh đau thầy cháu.

Liễu Nguyệt nói:

– Làm gì có chuyện ấy. Trên lưng thầy Điệp chỉ mọc mấy cái mụn thôi mà!

Bà già bảo:

– Đấy không phải roi đánh là gì? Lúc bà còn trẻ, trong cục quản lý nước có một anh đánh xe ngựa tên là Lưu Đại Du kiếm được tiền, trên không kính bố mẹ, dưới không lấy vợ, suốt ngày đánh xe về là lao vào nhà thổ, vào cục cảnh sát. Mùa hè năm ấy sét đánh, lưng anh ta sém đi một mảng, đấy là do bị sét đóng dấu ký duyệt. Thầy Điệp của cháu bị roi đánh, mà vẫn không đến, chắc còn chờ sét ký duyệt hay sao?

Liễu Nguyệt đáp:

– Bà ơi, thầy Điệp nhiều việc lắm không dứt ra được mới sai cháu đội mưa sang đây.

Bà già nói:

– Ông cháu bảo, thằng còn rể không đến đâu, quả nhiên nó không đến thật. Ông cháu chỉ bắt nạt được bà, đòi bà làm cho ông bánh rán lá hoa tiêu. Trời mưa như trút, ông ấy cứ bắt bà ra sân hái lá cây hoa tiêu, bức tường ấy đổ mất rồi , cháu bảo có lạ không cơ chứ, bức tường ấy không đổ về bên này, mà lại đổ sang bên kia, đã đè chết mẹ già lưng còng của nhà Thuận. Ông ấy nói thế nào nhỉ, ông ấy bảo, tại sao tường không đổ sang bên này, đó là vì một con ma đàn bà đang đẩy tường, đã nhìn thấy ông, ông tươi cười với người ta, con ma ấy đã đẩy tường sang phía bên kia. Cái lão già tai ác quá!

Bà già vừa nói vừa thở hổn hển. Mấy người bên cạnh nghe câu được câu chăng, liền hỏi:

– Tường đổ là do người đẩy, chứ không phải bị ngâm nước mà đổ ư?

Liễu Nguyệt đáp:

– Ma đẩy đấy, bà tôi lẫn cẫn không phân biệt được âm dương, tin thế nào được, nếu tin thì hỏi bà. Ông cụ chết đã mấy chục năm, thử hỏi bà ấy bây giờ ông ở đâu?

Bà già bĩu môi mắng Liễu Nguyệt thường hay chống đối, như quân hằn quân thù với bà. Bà nói:

– Này ông ơi, ở bên ấy ông vẫn trăng hoa ư? Ông ấy cãi nhau với bà, cãi hăng lắm. Bọn người kia ùa vào định gọi điện thoại, ông ta bảo không quen ngửi hơi người, kêu nhức đầu mới bỏ đi


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.