Châu Bá Thông vỗ tay cười khà khà nói:
– Phải rồi! Phải rồi! Mi nói đúng. Chính là phép “hai tay đánh nhau” do ta sáng tạo ra, nhưng chỉ trong mấy ngày học hết của ta. Sau đó đem dạy cho Hoàng Dung, mà con bé Hoàng Dung học đi học lại mãi, nhưng không lĩnh hội được nửa miếng. Ta thấy con Hoàng Dung thông minh lanh lợi, cứ ngờ là Quách Tỉnh không biết cách dạy, nên ta phải đích thân dạy cho Hoàng Dung, rốt cục nó cũng không lĩnh giáo được. Chỉ có bài thứ nhất: “tay trái vẽ hình vuông, tay mặt vẽ hình tròn” cùng trong một lúc, thế mà Hoàng Dung vẽ đi vẽ lại mãi mà vẽ không được. Hà! Hà! Vì vậy môn võ công này người thông minh chừng nào thì học khó chừng ấy.
Tiểu Long Nữ cười nói:
– Tôi không tin trên đời nầy có việc người thông minh lại học dở hơn người ngu.
Châu Bá Thông cười hề hề đáp:
– Ta xem ngươi tài trí, dung mạo và võ nghệ đều sít soát với Hoàng Dung. Nếu ngươi không tin thì dùng ngón tay trái vẽ hình vuông dưới đất, đồng thời dùng ngón tay trỏ bàn tay mặt vẽ hình tròn, hai hình đều phải đúng cách thức, và xong một lượt.
Tiểu long Nữ nghe theo lời đưa hai tay ra vẽ, nhưng buồn thay cái hình vuông các góc đều tròn, còn hình tròn lại méo có khía góc.
Bá Thông vỗ tay cười ha hả, nói:
– Đó thấy chưa? Chỉ mới có bài thứ nhất mà học không xong rồi đấy!
Tiểu long Nữ mỉm cười, giữ vẻ bình tĩnh. Đoạn thong thả, tay mặt vẽ hình tròn, tay trái vẽ hình vuông, chỉ trong nháy mắt đã thấy một hình tròn, một hình vuông rất giống và xong một lượt.
Châu Bá Thông xem thấy rất kinh ngạc, vội kêu lên:
– Mi… Mi đã từng học rồi à?
Tiểu Long Nữ thản nhiên đáp:
– Chưa. Nhưng có khó gì đâu?
Lão liền hỏi:
– Sao vẽ được vậy?
Long Nữ đáp:
– Chỉ cần trong lòng yên tĩnh, không bối rối thì vẽ được ngay.
Nói xong, nàng đưa hai tay ra, tay trái vẽ ba chữ “Lão Ngoan Đồng”, tay mặt viết Tiểu Long Nữ. Sáu chứ nầy sắc sảo phi thường, nét bút như nhau.
Châu Bá Thông hớn hở vô cùng, bèn đem hết thuật pháp về môn “Hai tay đánh nhau” truyền lại cho Tiểu long Nữ.
Kỳ thật môn “Hai tay đánh nhau” nầy là then chốt ở chỗ biết phân tay ra đề dùng một lượt vào hai công việc. Nhưng những người thông minh như Tào Phi đi bảy bước đã làm xong một bài thơ, hay Gia Cát Võ Hầu lúc dụng binh chỉ cúi đầu suy nghĩ trong nháy mắt là ra trăm kế, đều không thể học được môn “Hai tay đánh nhau”. Vì tâm tư của những người ấy quá phức tạp. Còn Tiểu Long Nữ nhờ tính tình chất phác nên học rất nhanh. Tiểu Long Nữ dùng hết tâm tư để học hỏi võ công kỳ quái này, để tay mặt sử dụng “Ngọc nữ kiếm pháp”, tay trái sử dụng Toàn chân kiếm pháp để hợp thành “Song kiếm hợp bích”. Chỉ trong vòng ba tiếng đồng hồ nàng đã hoàn toàn thuần thục. Nàng đi thử lại cho Châu Bá Thông xem, làm cho lão vô cùng kinh ngạc và mừng rỡ.
Kim Luân Pháp Vương và Triệu Chí Kính nấp bên ngoài, lắng tai nghe hai người trò chuyện bên trong rất vui vẻ chẳng tỏ ý gì kinh sợ. Hai người đứng ngoài thấy thế rất kinh ngạc. Tiểu Long Nữ thoáng thấy bọn Kim Luân Pháp Vương lấp ló ngoài cửa động, bèn nắm tay Châu Bá Thông nói:
– Tôi và ngài bước ra ngoài đi.
Châu Bá Thông ngơ ngác hỏi:
– Ra làm gì?
Nàng thẳng thắn đáp:
– Ra bắt thằng học trò lão, khảo lấy thuốc độc cho ngài uống.
Châu Bá Thông vuốt râu, cười:
– Bây giờ, mi chắc chắn sẽ hạ nó như trở bàn tay.
Lão nói chưa dứt lời, bỗng nghe tiếng vo vo bay tới trước cửa động, thì thấy một con ong mắc vào lưới nhện đang ra sức vùng vẫy, nhưng lạ thay con nhện ấy rất hùng hổ mà không dám xáp tới gần. Tiểu Long Nữ khi sống trong Cổ Mộ, rất sành nghề nuôi ong, nay thấy vậy, liền sanh ra một kế. Nàng thò tay vào túi, lấy một chai mật mở nút ra, đặt bàn tay lên miệng chai, ra sức dùng chưởng lực, bỗng nghe một mùi hương tỏa ra bát ngát cả ngoài động.
Lúc ấy vào giữa mùa hè, nên rất nhiều ong đang đi lấy mật, nghe thấy mùi thơm, tấp nập bay đến. Chúng đến cửa động, thấy một đồng bọn của chúng đang kẹt lưới, vội tủa vào tiếp cứu, đấu nhau kịch liệt với mấy con nhện độc. Trong chốc lát, bầy nhện độc dần dần bị yếu thế, nên bị nọc ong chích nhằm, đều té rơi xuống đất.
Triệu Chí Kinh thấy tình thế sắp nguy vội trốn vào bụi rậm, còn Kim Luân Pháp Vương thấy bầy nhện quí của lão sắp tiêu tan, trong lòng vô cùng đau xót.
Tiểu Long Nữ dùng ngón tay út thò vào bình ngọc vốc lên một ít mật rồi hướng về phía Pháp vương, tiếp theo ngón tay trỏ cũng búng vèo tới, miệng hô hai tiếng, tức thì muôn ngàn con ong bay vù vù ra động, xông thẳng vào người Pháp Vương.
Kim Luân Pháp Vương thấy đàn ong ồ ạt bay đến bao vây mình, vội hớt hải tung mình chạy đi. Vì thuật khinh công của lão đã đến mức cao siêu Tuy bầy ong bay rất nhanh, nhưng không thể đuổi kịp lão được. Trong chốc lát lão chạy hơn hai chục dặm, bầy ong bị cách ra đêu tản mát cả. Tiểu Long Nữ dậm chân kêu tiếc:
– Uổng quá! Uổng quá!
Châu Bá Thông vội hôi:
– Uổng cái gì?
Tiểu Long Nữ tỏ vẻ hơi buồn, nói:
– Hắn đã chạy thoát rồi, không lấy được thuốc giải độc.
Mưu kế của Tiểu long Nữ là điều khiển bầy ong, để bao vây Kim Luân Pháp Vương ép vào giữa vòng vây. Nhưng nàng không ngờ bầy ong “ô hợp”, tuyệt nhiên chưa được thuần túy như bầy ong nuôi ở Cổ mộ, tuy có thể sai khiến chúng truy kích được, nhưng không biết bủa lưới bao vây.
Châu Bá Thông đứng nhìn thuật pháp của Tiểu Long Nữ, đi sai khiến bầy “dã phong” thành một lợi khí truy kích địch quá lợi hại, lòng lão hết sức thán phục, thầm nghĩ: “Trò chơi kỳ quái này còn lạ gấp mấy lần những trò chơi xưa nay lão thường thấy”. Vì thế nên Châu Bá Thông say sưa nhìn bày “dã phong” truy kích địch, mà lão không buồn nghĩ đến các chất độc đang ngấm vào người lão có thể giải được hay không?
Tiểu Long Nữ thấy màn nhện trên cửa động đã bị trận kịch chiến vừa rồi phá tan hết, bèn lẹ làng chui ra, và ngoắt tay bảo Châu Bá Thông:
– Mau ra đây!
Châu Bá Thông nghe lời, liền nhún mình phóng ra, nhưng nhảy ra được nửa chừng, thân lão trên không rơi “bịch” xuống như một bao cát. Lão buột miệng than:
– Không được! Không được! Sức lực của ta không biết biến mất đi đâu hết rồi!
Bỗng nhiên người lão run lập cập, hàm răng va vào nhau “côm cốp”. Đúng lúc nầy chất độc nhện đã hành hung làm tê liệt các huyệt, nên lâo nhãy ra mới nửa chừng đã bị rớt xuống đất. Châu Bá Thông lúc rơi xuống
cảm thấy như thân mình rơi vào hố tuyết, làm mặt mày lão trở nên tái mét.
Tiểu Long Nữ kinh hãi nói:
– Châu bá Thông, ông có sao không vậy?
Lão lập cập, nói:
– Cô?… Cô hãy mau dùng kim chích vào da tôi ít mũi!
Tiểu Long Nữ sửng sốt nói:
– Kim của tôi có độc mà!
Châu Bá Thông hổn hển, nói:
– Có độc… có độc càng tốt!
Tiểu long Nữ nhớ trận ác chiến giữa bầy ong và nhện độc vừa rồi. Nàng thầm nghĩ:
– Chẳng lẽ nọc ong lại là khắc tinh của nọc nhện hay sao?
Vừa nghĩ, nàng vừa ra tay nhặt lên một mũi “Ngọc phong châm” chích thử vào cánh tay của Châu bá Thông. Bá Thông mừng rỡ nói:
– Đỡ lắm! Hãy mau chích tiếp đi!
Nàng vội chích thêm mấy mũi, thì thấy chất độc trên kim mất dần, đoạn đổi mũi khác, liên tiếp đổi hết mười mấy mũi. Lúc nầy Châu Bá Thông không còn rên nữa, lão hít một hơi dài khoan khoái nói:
– Dùng độc khử độc, thật là một phương pháp huyền diệu!
Lão liền thử điều công vận khí, thì cảm thấy chất độc trên mình chưa tan, lão vỗ đùi kêu lên:
– Long cô nương, nọc ong trên kim cô cũng chưa mạnh lắm!
Tiểu Long Nữ hiểu ý cười hỏi:
– Thế thì để tôi đi gọi ong đến chích cho ngài vậy?
Lão vui vẻ nói:
– Cám ơn cô nương nhiều lắm, vậy cô thi hành liền đi.
Tiểu Long Nữ thấy chất độc trị nọc độc của nhện có hiệu quả nên vội mở nắp bình ngọc nhử đến một bầy “dã phong” cho chích vào mình lão Ngoan Đồng. Châu Bá Thông thích chí cười, rồi cởi ngay chiếc áo trên lưng ra, để cho bầy ong châm chích tha hồ. Mặt khác lão lại ám vận thần công, lúc đầu cho chất độc tụ vào đơn điền, rồi mới theo đường chân khí mà chạy khắp trong mười hai mạch của toàn thân, và kỳ kinh tán huyệt đại. Sau một hồi lâu, toàn thân lão đã đầy mụt chích của “dã phong”. Khi nọc nhện gần hết, nọc ong chích vào nghe đau, lão la lớn lên:
– Đủ rồi! Đủ rồi! Nếu để chúng tiếp tục chích nữa thì ắt có án mạng xẩy ra.
Tiểu Long Nữ mỉm cười, vội đuổi bầy ong đi. Chợt thấy cây roi của nàng rơi ở một bên, tiện tay nhặt lên hỏi:
– Tôi đi về Chung nam Sơn, ông có muốn đi không?
Châu Bá Thông lắc đầu nói:
– Lão còn có một việc riêng cần kíp, không thể cùng cô đi được.
Tiểu Long Nữ nói:
– à! Đúng rồi. Chắc muốn đến Tương Dương giúp Quách đại hiệp chứ gì?
Nàng vừa nhắc đến ba chữ “Quách đại hiệp” thì trong lòng nàng đã thầm nghĩ:
– Thôi! Lúc này Quách Phù đang chung sống đầm ấm với Dương Qua rồi!
Nét mặt nàng bỗng tái mét, thở dài thảm thiết nói:
– Châu Bá Thông, nếu lão có gặp Dương Qua, xin đừng nói đã gặp tôi nhé.
Chỉ thấy miệng Châu bá Thông lầm bầm không biết nói chuyện gì, mà cũng không nghe rõ tiếng nào, nhưng trên mặt ông đầy vẻ tinh quái. Chưa biết lão sắp giở trò gì đây. Một hồi sau, bỗng nhiên lão ngẩng đầu lên hỏi:
– Cô nói gì đây?
Tiểu Long Nữ nói:
– Không nói gì, thôi xin chào ông nhé!
Châu Bá Thông chỉ làm lơ “ừ, ừ” mấy tiếng rồi đứng lặng yên.
Tiểu Long Nữ xoay mình đi một lúc. Bỗng nghe Châu Bá Thông quát tháo ầm ĩ, tựa như đang chỉ huy một bầy ong. Nàng quá ngạc nhiên, vội lên trở lại, đứng rình sau một thân cây lớn thì thấy Châu Bá Thông tay cầm chiếc bình ngọc, đang múa tay, múa chân ầm lên.
Tiểu Long Nữ đưa tay sờ lên lưng, thì thấy chiếc bình ngọc đã mất mới biết lão Ngoan Đồng đã đánh cắp lúc nào rồi. Nàng định thần nhìn kỹ, quả thật bình ngọc của nàng ở trên tay lão Ngoan Đồng, liền thấy bầy ong tấp nập bay tới, nhưng hoàn toàn chúng không chịu sự chỉ huy của lão, chỉ bay vo vo chung quanh bình ngọc. Tiểu Long Nữ không thể nhịn cười được, bèn lên tiếng:
– Lão ơi? Để tôi dạy cho!
Châu Bá Thông thấy trò chơi đã bị lộ tẩy, lại rõ cái tội móc túi bị Tiểu Long Nữ bắt quả tang, nên lão mắc cỡ đến đỏ mặt, lẹ làng chạy bay xuống núi. Trong nháy mắt lão đã mất dạng.
Tiểu long Nữ ha hả cười vang, cảm thấy lão Ngoan Đồng lại lỡ làng quá.
Đồi núi xa xa vọng lại những tiếng cười cô độc của nàng. Đột nhiên nàng thấy tâm thần quá cô đơn hiu quạnh, lòng không tự chủ được, hai hàng lệ bất giác rơi dài xuống má.
Mấy ngày nay, nàng đang theo đuổi Doãn chí Bình và Triệu chí Kính, thấy hai người thật đáng giết, dù băm nát thây họ cũng không hết được mối hận trong lòng. Lúc bấy giờ, nàng thấy cần ra tay hạ thủ là kết liễu mạng của hai người ấy thật dễ dàng. Nhưng lòng nàng tự hỏi:
– Dù có giết chết họ, thì ta được gì?
Nàng ngập ngừng đứng dưới gốc cây một hồi lâu, rồi lầm bầm:
– Ta cần phải đi kiếm họ mới được!
Quyết định xong, nàng thơ thẩn đi xuống núi, cưỡi lên lưng con lừa bông, vút chạy về hướng đông, phút chốc chạy hơn hai dặm đường. Nàng định đến thẳng về đại doanh của Mông Cổ, chợt thấy đàng trước bụi bay mịt trời, chiêng trống náo động, đại đoàn quân mã rầm rộ Nam tiến. Nàng nhận đúng là quân Mông Cổ đang kéo binh đi công phá thành Tương Dương. Tiễu Long Nư thầm nghĩ: “Thiên quân vạn mã như vậy, ta làm cách nào tìm được hai tên đạo sĩ được?”.
Bỗng nhiên thấy dưới chân núi có ba con tuấn mã chạy qua, trên lưng ngựa là ba tên đạo sĩ áo vàng.
Tiểu Long Nữ lấy làm lạ:
– Sao lại có thêm một đạo sĩ nữa?
Xa xa nhìn tới, nàng thấy người sau chót chính là Doãn chí Bình, và Triệu chí Kính cùng gò ngựa song song với một đạo sĩ trẻ tuổi lạ mặt đi trước.
Tiểu long Nữ liền giục con lừa cấp tốc đuổi theo. Doãn chí Bình nghe có tiếng vó lừa đuổi theo, liền quay đầu nhìn lại, thấy Tiểu Long Nữ đã lẽo đẽo theo sau. Mặt mày hắn liền biến sắc.
Người đạo sĩ trẻ tuổi lại hỏi:
– Triệu sư bá, người con gái đó là ai vậy?
Triệu chí Kính sợ nói:
– Đó là cường địch với giáo phái ta đó, đừng có hỏi nữa!
Đạo sĩ trẻ giật mình vội hỏi:
– Có phải là Lý Mạc Thu không?
Triệu chí Kính lẩm bẩm:
– Không phải! Nó là sư muội Lý mạc Thu.
Người đạo sĩ trẻ tuổi tên là Kỳ chí Thành, tuy ngôi bậc sắp vào hàng chữ “chí”, nhưng thật ra lại là đệ tử thuộc vào hàng thứ tư của Toàn Chân phái, vai thứ thấp hơn Doãn chí Bình và Triệu chí Kính một bực. Hắn biết Lý mạc Thu đã nhiều lần giao đấu với sư tổ của hắn mà Toàn Chân chư tử cũng nhiều phen chịu thua dưới tay Lý mạc Thu.
Triệu chí Kính vội ra roi quất ngựa chạy trước, Doãn chí Bình và Lý chí Thường cũng thất kinh giục ngựa chạy nhanh. Trong chốc lát bọn Triệu chí Kính đã bỏ rơi Tiểu long Nữ rất xa.
Nhưng sức con lừa bông của Tiểu Long Nữ lại rất dẻo dai, nên nước sải tuy không lẹ lắm, nhưng cứ đều đều tiến tới. Còn ba con ngựa của bọn Triệu chí Kính chỉ chạy được bốn, năm dặm là thấm mệt rồi, nên dần dần chậm lại, vì thế con lừa bông lại đuổi gần tới.
Triệu chí Kính đi được sáu, bảy dặm quay đầu lại liền ra roi quất dồn dập vào mình ngựa, nhưng dù đánh cách mấy, ngựa cũng chỉ chạy lẹ được hơn nửa dặm rồi đuối sức!
Kỳ chí Thành nói:
– Triệu sư bá! Nếu cứ mãi như thế này ắt ta thoát thân không thể được. Vậy sư bá cùng tôi đứng lại cản đường cô ấy, để cho Doãn sư bá được thoát thân.
Triệu chí Kính tái mặt nói:
– Làm như dễ dàng lắm vậy, mày muốn toi mạng rồi hả?
Kỳ chí Thành nói:
– Doãn sư bá thân mang trọng trách trưởng giáo, chúng ta thế nào cũng phải bảo vệ tánh mạng của Doãn sư bá cho được bình yên.
Triệu chí Kính “hử” một tiếng, không nói gì, nhưng lòng thầm nghĩ:
– Thật là đồ nghé con không biết cọp! Có ba miếng võ tầm thường mà đòi cản hậu!
Kỳ chí Thành thấy Chí Kính có vẻ giận không dám nói nữa nhưng chàng có tánh trung nghĩa, nên gò ngựa đợi Doãn chí Bình đi tới mới nói:
– Doãn sư bá là thân ngàn vàng, vậy xin sư bá hãy đi trước tiện hơn!
Doãn chí Bình điềm nhiên nói:
– Mặc cô ta.
Kỳ chí Thành thấy Chí Bình vẫn có vẻ bình tĩnh như thường, trong lòng kính phục vô cùng. Chàng thầm nghĩ: “Cho nên Khưu sư tổ truyền ngôi cho người, chỉ cái khí độ hiên ngang này thì trong số đệ tử đời thứ ba không có ai bì kịp rồi.
Triệu chí Kính thấy hai người vẫn đi thong thả, nên tự hỏi:
– Không lẽ mình lại hèn nhát bỏ chạy trước?
May lúc ấy Tiểu Long Nữ cũng không có ý ra tay. Nhưng ba người đi trước trong lòng vẫn phập phồng chẳng yên, cứ vừa cho ngựa chạy vừa quay đầu lại ngó chừng. Lúc này trên đường chỉ có bốn người, dẫn đầu là ba nam cưỡi ngựa, đi sau một nữ cưỡi lừa, lặng lẽ đi thẳng về phía Bắc.
Bấy giờ tiếng reo hò của quân Mông Cổ cũng dần dần biến mất, thỉnh thoảng chỉ nghe vọng lại vài tiếng hí vang rền của chiến mã. Dọc đường chỉ thấy bá tánh vì tránh nạn binh đao, không những nhà bỏ trống, mà cả
những con chó hoang cũng không dám hẻo lánh ở lại. Đêm đến bọn Doãn chí Bình lựa một căn nhà bỏ trống, không cửa, không màn mà vào nghỉ lưng. Triệu chí Kính rón rén nhìn ra ngoài, lại thấy Tiểu Long Nữ nằm ngửa trên một sợi dây buộc giữa hai thân cây lớn. Kỳ chí Thành ngóc đầu nhìn qua cửa sổ, thấy công phu của Tiểu long Nữ đã đến mức uyên thâm, thì trong lòng vô cùng khiếp sợ. Chỉ có một mình Doãn chí Bình vẫn thản nhiên nằm ngủ, không hề lưu ý đến Tiểu Long Nữ.
Suốt cả đêm, Triệu chí Kính không hề nhắm mắt một phút nào, chỉ chờ nghe ở bên ngoài có tiếng động gì, sẽ lẹ làng, quất ngựa truy phong. Sáng hôm sau, bốn người lại tiếp tục lên đường. Riêng có Triệu chí Kính ngồi trên lưng ngựa có vẻ bơ phờ, vì suốt đêm không hề chợp mắt được. Còn Kỳ chí Thành đi song song với Doãn chí Bình, nên bỏ rơi Chí Kính. hơn mười trượng. Bấy giờ Kỳ chí Thành nói với Doãn chí Bình:
– Doãn sư bá và Triệu sư bá mỗi năm đều có so tài nhau, nên vũ học của hai sư bá con đã thấy qua, có thể nói là ngang nhau, ai cũng có nghệ riêng, nhưng nói đến khí lượng trong lòng thì Triệu sư bá không thể bì kịp.
Doãn chí Bình gượng cười hỏi:
– Lần này các vị sư thúc và sư phụ ta được lệnh bế quan bao lâu thời gian, chú có biết chăng?
Kỳ chí Thành nói:
– Khưu sư tổ bảo: Nếu mau cũng là ba tháng, còn lâu thì phải một năm. Do đó sư tổ mới cấp tốc mời Doãn sư bá về kế vị.
Doãn chí Bình trầm ngâm một hồi, lẩm bẩm:
– Công lực của các vị sư trưởng đã đến mức khó lường rồi, sao còn phải bế quan làm chi nữa?
Kỳ chí Thành nói nho nhỏ:
– Con nghe nói năm vị sư tổ muốn tịnh tâm nghiên cứu với võ học đặc biệt, để phá võ công của phái Cổ Mộ.
Doãn chí Bình ừ một tiếng, bất giác quay đầu nhìn Tiểu Long Nữ ở phía sau. Cái ngày đại hội anh hùng tại Kinh tỉ bang, Tiểu Long Nữ hợp sức với Dương Qua đuổi cả thầy trò Kim Luân pháp Vương nên võ công của Tiểu Long Nữ đã làm chấn động cả võ lâm. Nhưng Dương Qua và Tiểu Long Nữ hai người đang yêu nhau khăng khít, không hề lưu ý đến việc thắng bại cho lắm. Lúc nầy trên giang hồ đồn vang, võ công cao nhất trong thiên hạ là người của phái Cổ Mộ, rồi sau lại nghe nói Tiểu Long Nữ cùng Dương Qua dùng “Song kiếm hợp bích” đánh đến Kim Luân Pháp Vương phải bỏ chạy tơi bời, cũng vì thế mà làm chấn động cả Toàn Chân Giáo. Sự thật Toàn chân giáo cùng với phái Cổ Mộ đời trước có thâm giao với nhau, nhưng từ khi Hách đại Thông lỡ tay giết chết Tôn Bà, nên Toàn Chân chư tử rất lo sự, vì nghĩ thế nào đi nữa, một ngày kia Lý mạc Thu, Tiểu long Nữ và Dương Qua sẽ tới Chung Nam Sơn để báo thù. Nhưng riêng một mình Lý mạc Thu đã đánh Toàn Chân giáo phái thảm bại mấy phen rồi, mà lại còn thêm Tiểu Long Nữ và Dương Qua nữa thì họ lo sợ đến mức nào? Nhưng còn việc hiềm khích giữa Lý mạc Thu và Tiểu long Nữ, thì họ không biết. Trong phái Toàn Chân chư tử, nay chỉ còn lại có năm người, nhưng tuổi đã cao, tinh lực đã suy nhược, còn đám đệ tử đời thứ ba và đời thứ tư đều không có một nhân tài nào xuất sắc. Nếu đến lúc phái Cổ Mộ tới trả thù, mà Toàn Chân chư tử còn sống thì còn có thể chống đỡ được. Nhưng Tiểu long Nữ đợi tới mười năm sau nữa mới đến, thì khi ấy một phái học chính tông như Toàn Chân ắt phải thảm bại. Bởi thế nên năm người lớn tuổi của phái Toàn Chân mới quyết định “bế quan” tu tỉnh, để nghiên cứu tìm hiểu một môn võ học tuyệt diệu nhất thiên hạ, phòng khi đối kháng với phải Cổ Mộ và cũng vì thế mới cấp tốc triệu Doãn chí Bình về núi để lên ngôi trường giáo.
Bọn Doãn chí Bình ngày đi đêm nghỉ, thẳng về phía Tây Bắc, Tiểu long Nữ cũng lẽo đẽo theo sau. Hôm nay vừa đi vào ranh giới tỉnh Thiểm Tây.
Kỳ chí Thành bèn hỏi:
– Doãn sư bá, khi chúng ta về Trùng dương Cung, có lẽ Long cô nương một mình không dám mạo hiểm theo nữa?
Doãn chí Bình chỉ “ừ” một tiếng cho qua chuyện, nhưng lòng vẫn đoán mãi không ra dụng ý của nàng. Doãn chí Bình phập phồng tự hỏi:
– Có phải nàng định tìm đến năm vị sư tổ để vạch trần tội ác của mình chăng? Hay là nàng mang kiếm đến phái Toàn Chân giáo, để hả lòng căm tức? Hoặc giả, nàng chỉ muốn trở về Cổ Mộ mà ngẫu nhiên cùng đi một đường với mình?
Nhưng không lẽ nàng thương hại mình, nên cứ lẽo đẽo theo mãi chăng. Suy nghĩ đến câu cuối cùng, bất giác hắn thở dài thườn thượt, nên tự biết đó là mộng ảo mà thôi! Không đời nào có việc nàng thương hại hắn được.
Đi thêm mấy hôm nữa đã tới chân núi Chung Nam. Lý chí Thành thò tay vào túi, lấy ra một mũi tên dùng sức vứt mạnh một cái, mũi tên bay thẳng lên không.
Một hồi sau, thì thấy có bốn tên đạo sĩ áo vàng từ trên núi chạy nhanh xuống, nghiêng mình chào Doãn chí Bình, và nói:
– Xin chào Thanh Hòa chân nhân đã về. ậ đây ai nấy đều có lòng mong đợi.
Doãn chí Bình đạo hiệu là “Thanh Hòa” nhưng chỉ có những đệ tử của chàng mới xưng hô như thế để tò vẻ tôn kính, còn những người khác đều gọi bằng tên. Bốn đạo sĩ này là đệ tử thứ ba của Toàn Chân giáo, xưa nay họ vẫn xưng hô với nhau bằng huynh đệ, nhưng đột nhiên bây giờ bốn người đổi cách xưng hô với Doãn chí Bình.
Doãn chí Bình cảm thấy hơi lạ, nhưng lập tức xuống ngựa trả lễ và hỏi:
– Xin đa tạ bốn sư huynh quá nhọc lòng, các sư huynh xưng hô như thế, tiểu đệ đâu có dám nhận?
Người đạo sĩ tuổi cao nhất, nói:
– Đó là pháp chỉ của Ngũ vị sư thúc bảo: Đợi lúc Thanh Hòa chân nhân về lập tức tôn lên ngôi chủ giáo, còn đại lễ bàn giao, phải đợi đến ngày sư thúc khai quan sẽ cử hành.
Doãn chí Bình hỏi:
– Năm vị sư trưởng đã bế quan rồi sao?
Đạo sĩ ấy tiếp:
– Đã hơn hai mươi hôm rồi.
Trong lúc hai người đang nói chuyện, thì nghe trên núi tiếng nhạc thổi vang lên. Mười sáu tên đạo sĩ thổi kèn đánh trống, đã sắp hàng ở bên lề đường nghinh đón. Lại có thêm mười sáu tên đạo sĩ khác tay cầm kiếm gỗ cũng đứng nghiêm chỉnh sắp hàng theo lề đường. Khi Doãn chí Bình đi tới, hai hàng đao sĩ đều nghiêng mình làm lễ, tiền hô hậu ủng đi thẳng lên núi.
Còn Triệu chí Kính thì bị lãnh đạm bỏ rơi một bên, nên hắn vừa giận dữ, vừa thẹn thùng thầm nhủ:
– Để khi ngôi trưởng giáo rơi vào tay ta, xem bộ mặt lũ bay ra thế nào?
Trời vừa xế bóng, đoàn ngnời đã về tới cửa Trùng dương Cung. Trong cung hơn năm trăm người, từ trên đại điện sắp hàng dài xuống tới sơn môn. Một hồi chuông đồng vang lên tiếng “Boong… Boong” hòa trong tiếng trống kêu “thì thùng”, mấy trăm tên đạo sĩ chỉnh tề thi lễ một lượt. Trước quang cảnh trang nghiêm, long trọng nầy, lúc đầu Doãn Chí Bình qúa đỗi lúng túng, nhưng trong chốc lát tinh thần hắn tỉnh táo trước sự ủng hộ của mười sáu tên đại đệ tử. Doãn Chí Bình bước tới nhị điện khấu đầu cung bái di ảnh của Vương Trùng Dương sư tổ. Cung bái xong, Chí Bình sang tam điện quỳ lạy bảy chiếc ghế không, mà Toàn Chân thất tử thường ngôi, sau đó mới trở về chính điện.
Nhị đệ tử của Khưu xứ Cớ là Lý chí Thường đọc pháp chỉ của Trương giáo sư tổ, phú cho Doãn Chí Bình tiếp nhiệm trưởng giáo. Doãn Chí Bình quỳ xuống cung kính nghe huấn tử lòng mừng rỡ lẫn hổ thẹn. Thoáng mắt, nhìn thấy Triệu Chí Kính dâng một bên, với vẻ mặt khinh khỉnh, Chí Bình bất chợt giật nẩy người. Doãn Chí Bình nghe lời di chúc xong, toan đứng dậy đáp từ vài lời khiêm nhượng với anh em. Bỗng thấy đạo sĩ ngoài hối hả bước vào, lớn tiếng bảo:
– Bẩm trưởng giáo chân nhân, có khách tới.
Doãn Chí Bình giật mình đánh thót một cái, đinh ninh là Tiểu Long Nữ đã dám đương nhiên vào viếng, nhưng không biết làm cách nào từ khước được, đành phải bình tĩnh nói:
– Cứ mời vào.
Đạo sĩ đứng dậy cúi đầu trở ra. Trong chốc lát hắn đã dẫn hai người khách lạ trở vào. Các đạo hữu vừa thấy mặt đều lộ vẻ kinh ngạc. Doãn Chí Bình lại càng lo ngại hơn.
Té ra hai người mới vào ấy là một viên quan chức Mông Cổ và Tiêu tương Tử. Viên quí quan Mông Cổ lớn tiếng nói:
– Thánh chỉ của Hoàng đế tới, sắc phong cho chưởng giáo phái Toàn Chân.
Nói rồi, đường đột bước vào đứng giữa đại điện, thò tay vào túi lấy ra một cuộn lụa màu vàng tháo ra, dõng dạc nói:
– Từ phong trưởng giáo Toàn phần làm “Đặc thụ thần tiên dẫn đạo đại tôn sư. Huyền môn chưởng giáo, chương quản như lộ đạo giáo”.
Đến đây tên quan Mông Cổ thấy không ai quỳ xuống nghe thánh chỉ, bèn lớn tiếng nói:
– Xin mời trưởng giáo chân nhân tiếp chỉ.
Doãn Chí Bình bước tới cúi đầu thi lễ nói:
– Trưởng giáo Khưu chân nhân đang tọa quan, nay do tiểu đạo tiếp nhiệm trưởng giáo, nên sắc phong của vua Mông Cổ, tiểu đạo không dám
nhận.
Viên quan Mông Cổ cười bảo:
– Hoàng đế đã phán rằng: Khưu chân nhân là người được thái tổ hằng sở mộ. Nhưng vẫn biết Khưu chân nhân tuổi đời đã cao, chẳng biết tồn tại thế không. Sắc phong này tuy ban cho Khưu chân nhân, nhưng nếu Khưu Chân nhân không tại thế, thì người tiếp nhiệm trưởng giáo Toàn Chân hiện tại nhận sắc phong nầy.
Doãn Chí Bình nói:
– Tiểu đạo vô đức vô tài, thật không dám nhận.
Quý quan ấy cười ha hả nói:
– Ngươi đừng có khách sáo nữa, mau lãnh chỉ đi.
Doãn Chí Bình lễ phép nói:
– Xin đại nhân sang hậu điện dùng trà, để tiểu đệ trình sư đệ sư huynh thương nghị một hồi đã.
Quý quan ấy có vẻ không vui, cuốn thánh chỉ lại đáp:
– Thôi cũng được? Ta không biết còn phải thương lượng cái gì nữa?
Bốn tên đạo sĩ nhận chức tiếp tân lẹ làng đưa viên quý quan và Tiêu tương Tử sang hậu điện dùng trà.
Doãn Chí Bình mời cả mười sáu vị đại đệ tử sang một viên khác. Khi mọi người an tọa hết rồi, mới ân cần nói:
– Ta nhận thấy việc này quá trọng đại, nên không đám tự quyền phải hội riêng để nhờ cao kiến của các sư huynh.
Triệu Chí Kính vội nói trước:
– Chúng ta đã được vua Mông Cổ mỹ ý như vậy lẽ là nên lãnh chĩ, như thế càng tỏ phái ta ngày một thịnh vượng, cho đến cả vua Mông Cổ còn không dám khinh khi.
Nói xong Chí Kính với vẻ hiu hiu tự đắc, cười giòn. Kỳ Chí Thành lắc đầu, nói:
– Không được! Không được! Quân Mông Cổ đã xâm nhập đất đai ta, tàn sát biết bao nhiêu dân lành của nước ta, thì nay ta đâu có nhận sắc phong đó?
Triệu chí Kính liền cãi:
– Năm xưa Khưu sư bá đã nhận được chiếu thư của Thái tổ Thành Cát Tư Hãn là lo lặn lội muôn dặm xa xôi tìm đến Tây Vực, chính Doãn chưởng giáo và Lý sư huynh đều có đi nên đã có lệnh ấy thì hay sao lại không nhận sắc phong của vua Mông Cổ?
Lý chí Thành nói:
– Lúc ấy quân Mông Cổ chỉ có đánh giặc Kim, chớ chưa xâm chiếm đến lãnh thổ nước ta. Còn hôm nay thì tình thế đã khác hản rồi, đâu có thể nói là “lệ” được?
Triệu chí Kính nói:
– Chung nam Sơn này là dưới sự cai quản của quân Mông Cổ, nếu ta cự tuyệt không nhận sắc phong, thì sợ cho Toàn Chân giáo ta khó tránh khỏi đại họa nhãn tiền?
Lý chí Thường nói:
– Triệu sư huynh nói như thế tôi thấy chưa đúng!
Triệu Chí Kính lớn tiếng hỏi lại:
– Sai ở chỗ nào? Xin mời Lý sư huynh chỉ dạy cho!
Lý chí Thường ôn tồn nói:
– Tôi không dám nghĩ đến hai tiếng “chỉ dạy” nhưng dám xin hỏi Triệu sư huynh thế này: sư tổ của chúng ta Trùng Dương chân nhân là người thế nào? Và các vị sư trưởng của chúng ta là người thế nào?
Triệu chí Kính hoảng sợ nói:
– Sư tổ và các vị sư trưởng chúng ta đều là bậc hồng đạo hộ pháp, là những cao thủ trong tam thanh giáo của thời trước đây.
Lý Chí Thường nói tiếp:
– Tiền bối chúng ta là những bậc đại trượng phu lấp bể vá trời, có lòng ái quốc thương dân. Mỗi người trong giáo phái chúng ta đều từng vào sinh ra tử, từng quyết chiến với bọn giặc Kim.
Triệu Chí Kính tái mặt, gật đầu nói:
– Đúng vậy? Trùng Dương chân nhân và Toàn Chân thất tử đã danh chấn giang hồ, tất cả giới võ lâm ai chả khâm phục và ngưỡng mộ hết lòng.
Lý Chí Thường nói:
– Nghĩ lại những bậc tiền bối của chúng ta, ai ai cũng không biết sợ cường quyền, chỉ lo lập chí cứu dân trong khi khổ nạn. Nghĩ như thế, dù ngày nay Toàn Chân giáo có phải lâm vào đại họa nhãn tiền, thì chúng ta cũng không có gì kinh sợ! Thà đầu có thể rơi còn hơn, chứ không chịu để nhục!
Những câu nói này đã được đưa ra bằng một giọng uy nghi lẫm liệt, làm cho Doãn Chí Bình cùng mười mấy vị đại đệ tử đều xúc động.
Triệu chí Kính cười nhạt nói:
– Chỉ có Lý sư huynh là người không sợ chết thôi, còn những người khác đều có ý ham sống thì sao? Còn như sư tổ chúng ta đã sáng nghiệp Giang Nam Toàn Chân giáo mới được quy mô to lớn như ngày nay, thì sư tổ và bảy vị sư trưởng đều phải tốn biết bao nhiêu tâm huyết? Nếu chúng ta xử trí không khéo thì Toàn Chân giáo nầy bị tiêu diệt, như thế chúng ta còn mặt mũi nào để thấy mặt sư tổ và sư trưởng ở thế giới bên kia? Rồi đến lúc năm vị sư trưởng khai quang hỏi đến, chúng ta còn đâu mà trả lời?
Những câu hỏi vừa nói rồi, lập tức có mấy tên đạo sĩ hùa nhau tán thành, Triệu Chí Kính được dịp nói tiếp:
– Hơn nữa, giặc Kim là tư thù của sư tổ chúng ta, mà Mông Cổ diệt Kim quốc, tức là đã trả thù hộ cho tổ quốc chúng ta. Và vì giặc Kim, nên sư tổ chúng ta phải tức tối mà chết trong cổ mộ thì hôm nay sư tổ ở dưới suối vàng, thấy giặc Kim này đã tiêu tan, không biết sẽ vui mừng đến mức nào!
Một tên đệ tử của Khưu xứ Cơ là Vương chí Thản, nghiêm chỉnh nói:
– Bởi vì, sau diệt Kim, Mông Cổ có lập bang giao với Đại Tống chúng ta, lẽ tất nhiên đôi bên phải tôn trọng theo lời bang giao. Nhưng ngày nay Mông Cổ đã cho đại quân sang chà đạp giang san Đại Tống mà chúng ta đều là thần dân của Đại Tống, thì ta đâu có được nhận sắc phong của nước địch?
Vương chí Thản quay lại nói với Doãn Chí Bình:
– Xin chưởng giáo sư huynh không nên nhận sắc phong của vua Mông Cổ nếu sư huynh nhận sắc phong của chúng thì sư huynh là kẻ Hán gian, đồng thời là một người tội phạm của bổn phái, có tội với lịch sử. Vương chí Thản này dù có nát thây trăm mảnh, cũng không để sư huynh yên đâu.
Triệu Chí Kính thản nhiên đứng dậy, đập bàn, quát to:
– Vương sư đệ toan dùng võ lực sao? Như thế là cả gan vô lễ với chưởng giáo như vậy?
Vương Chí Thản lớn tiếng cãi lại:
– Chúng ta chỉ cần bàn cãi để nhận ra lẽ phải, nhưng nếu muốn dùng võ thì tôi đâu sợ ai?
Đôi bên lời qua tiếng lại, đều không nhìn nhau, khí thế hung hãn gần như muốn ra tay. Liền đó có một vị đạo nhân râu tóc bạc phơ đứng lên can:
– Các vị sư đệ! Lúc có việc quan hệ cần phải bình tĩnh mà giãi bày, chứ sao lại gây gỗ nhau như vậy?
Đạo sĩ già ấy lại nói tiếp:
– Theo ý tôi, nhận thấy như ngươi xuất gia lấy lòng từ bi ở đời, nếu cứu được một mạng người, tức là trợ được đức hiếu sinh của trời. Nếu như thế chúng ta chịu nhận sắc phong của vua Mông Cổ, thì có thế tận lực khuyên can quân thần Mông Cổ đừng có giết hại dân lành nữa.
Như ngày xưa, Khưu sư thúc cũng đã nhờ vậy mà cứu được nhiều tánh mạng của muôn dân đó sao?
Lập tức có mấy tên đạo sĩ ủng hộ ý kiến đó:
– Đúng vậy! Đúng vậy!
Một vị đạo sĩ nhỏ người đứng lên lắc đầu, mạnh dạn nói:
– Tình thế ngày nay chúng ta không thể so với năm xưa được. Chính tiểu dệ đã theo thầy Tây du, đã tận mắt thấy cảnh giết chóc tàn bạo của quân Mông Cổ. Nếu nay chúng ta nhận sắc phong tức là đã giúp địch thêm phần tàn bạo, may ra có thể cứu được vài mươi mạng sống, nhưng trái lại gây sức mạnh cho quân Mông Cổ thì biết bao nhiêu dân lành cúa nước ta suốt đời phải chịu nát thây dưới gót của chúng!
Đạo sĩ nhỏ người nầy tên Thống đức Phương là một trong mười chín đệ từng theo Khưu xứ Cơ đi Tây du hồi năm xưa.
Triệu Chí Kính cười nhạt hỏi:
– Anh đã gặp Thành cát Tư Hãn thì thấy thế nào? Nhưng bây giờ tôi đã gặp Hoàng đế của vua Mông Cổ là Hốt tất Liệt rồi. Vì Hoàng gia này đã chiêu hiền đạo sĩ, khoáng độc đại lượng, đâu có chút gì là tàn bạo?
Vương Chí Thản la lớn:
– Hay quá! Té ra anh đã phụng mạng của Hốt tất Liệt, nên trở lại làm Hán gian hử?
Triệu chí Kính quá giận, hét lên:
– Anh nói cái gì?
Vương chí Thản nói tiếp:
– Ai nói tốt cho quân Mông Cổ tức là Hán gian!
Triệu chí Kính dứng phắt dậy “vụt” một chưởng tay phải giáng mạnh xuống đầu Vương Chí Thản. Nhưng đúng lúc ấy, bên hông trái Chí Thản có hai cánh tay đưa lên, gạt mạnh tay hắn ra. Triệu Chí Kính nổi trận lôi đình quát lớn:
– Hay lắm! Đệ tử của Khưu sư bá đã ỷ đông cậy thế hiếp cô phải không?
Trong cuộc họp liền trở nên một trận đấu ác liệt giữa Triệu chí Kính và Vương Chí Thản.
Doãn Chí Bình thấy thế, liền vỗ tay, kêu lên:
– Các vị sư huynh hãy yên tọa, để nghe tiểu đệ nói một lời.
Doãn Chí Bình nghiêm nghị nói:
– Chưởng giáo của Toàn Chân xưa nay có quyền oai lực, nên tôi yêu cầu các huynh phải ngồi yên.
Triệu Chí Kính liền nói tiếp:
– Phải rồi, chúng ta hãy nghe lời phán của chưởng giáo. Chưởng giáo nói thụ phong là thụ phong. Còn vua Mông Cổ có thụ phong là phong cho chưởng giáo, chớ đâu phải phong cho tôi với anh mà gây nhau làm gì?
Thâm tâm của Triệu Chí Kính cho là Doãn Chí Bình vì yếu thế nên phải sợ Vương Chí Thản, nên cố ý tìm cách mua lòng. Còn Lý chí Thường và Vương chí Thản, xưa nay đã biết Doãn Chí Bình tánh tình trung nghĩa, nên ngồi chờ lời giải quyết không dám tranh cãi nữa.
Mọi người đều chăm chú chờ lời phán quyết của chưởng giáo mới.
Doãn Chí Bình thong thả nói:
– Tiểu đệ vô đức vô tài lại nhận trọng trách chưởng môn, không ngờ mới ngày thứ nhất lại gặp phải việc lớn nan giải thế này.
Nói xong, hắn ngẩng đầu lên. ánh mắt sáng quắc của mười sáu vị đại đệ tử đều chiếu thẳng vào Doãn Chí Bình, trong bầu không khí im lặng bao trùm cả gian phòng họp. Một hồi lâu, Doãn Chí Bình mới nghiêm nghị nói:
– Toàn Chân giáo từ ngày được Vương sư sáng lập truyền đến đời Mã chân nhân, Khưu chân nhân đã bành trướng hùng cường, ngày nay tiểu đệ thừa kế ngôi giáo chủ, không thể phụ bạc lòng tin cậy của các vị tiền bối! Như vậy mà đại quân Mông Cổ Nam tiến công thành Tương Dương xâm chiếm đất đai, giết chóc dân lành chúng ta, ví dụ như các vị giáo chủ tiền bối còn sống ở đây, họ có chịu nhận sắc phong của Mông Cổ chúng?