Dương Qua thấy Quách Tường có vẻ mặt thơ ngây thành thật nên nghĩ thầm rằng :
– Quách bá bá, Quách phu nhân, Hoàng đảo chúa và Lỗ bang chủ, bốn người này danh dương thiên hạ, hào kiệt nhất trên đời, làm sao côgái nhỏ này lại biết hết những danh nhân cao trọng ấy nhỉ ?
Do đó chàng nói :
– Bây giờ Tiểu cô nương hãy chọn một vị anh hùng nữa, nếu chọn được ta sẽ đưa cô nương cùng đi đến Hắc Long đầm để bắt con Cửu Vĩ Linh Hồ !
Quách Tường ngẫm nghĩ muốn nói Gia Luật Tề phu phụ. Vợ chồng họ Gia võ công tuy cao nhưng chưa xứng đáng là đại anh hùng, nàng lại muốn nói Võ Tu Văn và Võ Đôn Nho, hai vị sư huynh của nàng, song nghĩ lại vẫn chưa xứng đáng ba chữ Đại anh hùngÕ. Bỗng nhiên linh tính dao động, khiến nàng buột miệng nói :
– Tốt lắm ! Còn một vị nữa, cứu khốn phò nguy, trợ cường giúp nhược, mọi người đều ca tụng là Thần Điêu Đại hiệp. Vị này có thể kể là đại anh hùng mà không sợ nhầm lẫn!
Dương Qua cất tiếng cười ha hả nói :
– Tiểu cô nương nói chuyện thú quá chứ !
Quách Tường nói :
– Bây giờ người chịu đưa tôi đến Hắc Long đầm chăng ?
Dương Qua vui vẻ bảo :
– Ngươi đã nói ta là đại anh hùng ! Đại anh hùng thì đâu thể thất tín với tiểu cô nương ? Thôi, chúng ta hãy đi
Quách Tường càng phấn khởi, đưa tay mặt ra nắm chặt vào tay trái Dương Qua. Bởi nàng từ lúc nhỏ đến giờ ở trong thành Tương Dương, bầu bạn với lắm kẻ anh hùng hào kiệt, những bậc hào kiệt này là bạn chí thân với cha nàng, hoặc sư môn tử đệ, cho nên ai cũng coi nàng như đứa cháu gái nhỏ trong gia đình, đâu có phân biệt nam nữ hay tị hiềm. Bởi vậy trong lúc cao hứng vui vẻ nàng mới dám nắm tay Dương Qua là một người xa lạ. Dương Qua bị nàng nắm chặt bàn tay, bàn tay của cô gái mát rượi và mềm mại, trong lòng có cảm giác lâng lâng, muốn rút tay về. Chàng liếc nhìn Quách Tường, thấy nàng là một cô gái nhỏ trong sạch, ngây thơ, nên vội chỉ tay về hướng Bắc nói :
– Đầm Hắc Long ở bên đó, đi chẳng bao xa nữa !
Nhờ ngón tay chỉ hướng mà chàng thoát được sự đụng chạm của cô gái. Quách Tường chì còn nắm vào tay áo cụt.
Lúc thiếu thời Dương Qua là một thanh niên anh tuấn, khí phách ngang tàng, tất cả moiï hành động ít khi suy nghĩ chu đáo. Đến khi Công tôn Lục Ngạc vì chàng mà chết, còn Tiểu Long nữ bỏ đi, làm chàng vô cùng hối hận, cho nên mỗi hành động sau này đều dè dặt. Trong 1 0 năm hành hiệp khắp chốn giang hồ, không bao giờ chú ý đến một cô gái nào nữa. Nếu lỡ ra gặp một cô gái hay thiếu phụ nào, chàng vẫn giữ theo nghi lễ và đạo học. Tuy thấy Quách Tường trong sạch ngây thơ, đã 1 0 năm rồi giữ gìn cẩn thận như kẻ tu hành, vậy mà hôm nay vì vo âý mà cô gái nhỏ cầm tay, bảo sao chàng không xúc động cho được. Riêng về Quách Tường, nàng còn là con nít, chẳng suy nghĩ như Dương Qua, nên vẫn sánh vai đều bước. Chạy được vài bước, nàng thấy Thần Điêu hình dung xấu xí, nhưng thân thể cực kỳ hùng vĩ. Quách Tường vươn tay ra quạt vào lưng Thần Điêu vài cái, nàng nghĩ đó là cách đùa giỡn, cũng như đùa với đôi bạch điêu của cha mẹ nàng nuôi ở nhà. Không ngờ Thần Điêu là vật có trên trăm năm, tánh tính đạo mạo không ưa sự đùa bỡn vo âlễ này, liền xòe ra một cánh quạt mạnh vào người nàng. Quách Tường cả sợ, hồn vía lên mây, kêu Ûá một tiếng và nhảy mạnh ra ngoài. Dương Qua cười ngất và la to :
– Điêu huynh ! Điêu huynh đừng phiền ! Tiểu cô nương là người nhà, còn nhỏ dại biết gì đâu ?
Quách Tường nhảy mạnh đến bên Dương Qua, le lưỡi lắc đầu, mà chẳ ng dám đến gần Thần Điêu nữa.
Nàng có biết đâu cặp song điêu nhà nàng nuôi là gia súc, còn Thần Điêu với Dương Qua là thầy là bạn, tuổi cao tác lớn, sống không biết mấy trăm năm, thân thế của Thần Điêu sánh vào hàng tiền bối, đâu có thể so với súc vật đuợc.
Hai người và một điêu nhắm hướng Hắc Long đầm mà đi miết. Hắc Long đầm là một cái đầm lớn, to vuông độ chừng bảy dặm, cây cỏ chẳng mọc được. Đầm này thủa xưa là một cái hồ lớn, về sau nước rút cạn, không còn một giọt nước, biến thành một vùng bùn sình rộng thênh thang.
Độ chừng nấu xong một nồi cơm, là hai người đã đến bên bờ đầm. Trong đầm phảng phất một mùi tử khí nặng nề ! Giữa đầm có một lùm cây khô, cỏ héo, tranh tàn, chính là chỗ ẩn thân của Cửu Vĩ Linh Hồ.
Dương Qua định chắc là hồ ly ẩn thân trong lùm cây này, chàng liền bẻ một nhánh cây, vươn tay ném mạnh vào giữa hồ. Lúc đầu, nhánh cây nằm tênh hênh trên mặt tuyết, trong phút chốc từ từ chìm xuống sâu và không thấy bóng dáng đâu nữa. Chàng đưa mắt nhì n thì thấy mặt tuyết nứt làm hai, trong phút chốc liền lại như cũ. Quách Tường suy nghiệm rằng :
– Cành cây nhẹ như vậy mà còn chìm dưới sâu, chứng tỏ nơi bùn lầy này không sao đứng được.
Nàng nhìn Dương Qua như hỏi ý kiến. Dương Qua bẻ hai cành cây thật dài, mỗi cây dài độ chừng 6 thước, buộc dưới chân và nói :
– Ta thí nghiệm thử, không biết thành hay bại !
Nói xong chàng phóng mình, lướt nhanh trên mặt bùn, như mũi tên bay nhanh một vòng lớn và trở về chỗ nàng đứng. Quách Tường vỗ tay nói :
– Công phu giỏi tuyệt, hay tuyệt !
Dương Qua bắt hồ ly, và tự lượng trước, nàng có bản lĩnh khinh công cũng khá, có thể lướt trên mặt bùn bằng cặp cây buộc dưới chân, nên Dương Qua nói :
– Tôi muốn đưa tiểu cô nương vào giữa đầm để bắt hồ ly, tiểu cô nương có đủ cam đảm chăng ?
Quách Tường thở ra thật dài và nói :
– Can đảm thì tôi có thừa, nhưng tôi đâu có bản lãnh để đi trên mặt bùn ?
Dương Qua mỉm cười chẳng đáp, lặng lẽ đi bẻ hai cành cây dài độ chừng năm thước đưa cho Quách Tường bảo :
– Ngươi hãy buộc vào dưới bàn chân !
Quách Tường nửa mừng nửa lo, nghe lời buộc vào đôi bàn chân. Dương Qua bảo :
– Ngươi hãy nghiêng mình về phía trước, đôi chân để yên, đừng dùng sức lực !
Đoạn tay tả chàng cắp chặt bàn tay hữu của Quách Tường, và bảo nhỏ rằng :
– Hãy cẩn thận !
Dương Qua vận chân khí vào và chuyển mình đi thật nhanh trên mặt bùn. Quách Tường không cử động gì, chỉ nghiêng mình về phía trước, nương theo thân hình của Dương Qua mà đi vào trong đầm. Lúc đầu nàng còn sợ hãi, đến khi đi đuợc vài trượng thì thấy thân thể nhẹ nhàng và phất phới như thể cưỡi mây mà bay, đôi chân không cử động, nang khoan khoái nói :
– Thú quá ! Đứng trên hai cánh này, tựa hồ như ngồi trên lưng điêu đi du ngoạn,. nhưng hai thứ có hai thú vị khác nhau. Bỗng nhiên Dương Qua nói :
– ý !
Quách Tường hỏi :
– Cái gì ?
Trong khi hỏi, nàng quên lời dặn của Dương Qua, đôi chân cử động mạnh, chân hữu chìm xuống bùn, làm bùn sình văng lên tung tóe. Nàng hoảng hốt kêu ái da.
Dương Qua vận sức kéo nhanh nàng chúi về phía trước, đoạn nói :
– Hãy nhớ kỹ chớ ! Trong giờ phút này không được di động, cho đến chỗ dừng lại cũg không được nói gì, nghe chưa ?
Quách Tường nói :
– Vậy sao đại hiệp nhìn thấy cái gì đó ? Cửu Vĩ Linh Hồ phải chăng ?
Dương Qua đáp :
– không phải ! Giữa đầm có người ở !
Quách Tường ngạc nhiên hỏi :
– Chỗ này làm sao màở được ?
Dương Qua nói :
– Tôi đoán không sai, vì cỏ cây củi khô đều do bàn tay người xếp đặt rất kỳ quái. Chẳng phải do vật của thiên nhiên.
Hai người rời chỗ củi khô, tranh cỏ xếp lộn này lần vào trong. Quách Tường nhíu mày suy nghĩ, nhì n 4 phía nói :
– Đúng rồi ! Này… ất thuộc Mộc ở về phương Đông, Bính thuộc Hỏa ở về hướng Nam, Mậu thuộc Thổ ở trung ương, Quí thuộc Thủy ở phương Bắc. Đây là Canh kim là Tượng này.
Nguyên Quách Tường từ thủa ấu thơ đã được mẫu thân dạy bảo. Mỗi lần nghe Hoàng Dung bàn về Âm dương ngũ hành biến hóa, sanh khắc, nàng đã học được hai phần ba. Nàng và cô chị Quách Phù tính nết khác nhau.
Nàng thì tánh tình hào sảng, còn Quách Phù thì lỗ mãng cộc cằn. Về thông minh thì nàng hơn Quách Phù rất nhiều. Hoàng Dung thường nói :
– Ngươi nếu gặp được ông ngoại, chắc ông ngoại hoan hỷ lắm, chẳng chịu cho về với ta nữa đâu.
Bởi Hoàng dược Sư rất chuyên tâm cần học về khoa y, lý, số, cầm, kỳ, thi, họa nên mọi ngành đều làu thông.
Quách Tường tuy tuổi còn nhỏ mà thông minh như vậy là vì nàng hơi giống tính ông ngoại, lòng hay nghĩ đến chuyện bao la. Võ công thì học môn nào thuộc rành môn ấy, đồng thời cũng nhờ tư chất của trời ban nên mới đủ thông minh như vậy.
Nàng nghĩ ra chuyện gì là là, chuyện gì làm cũng không cần hỏi ý kiến ai cả.
Quách Tỉnh và Hoàng Dung đã ít trách mắng, lại thương nàng nhiều hơ n Quách Phù.
Quách Tường ở trong nhà có cái ngoại hiệu là Tiểu Đông TàÕ, cho nên nàng mới dám đổi trâm báu cài tóc mà đãi khách, lại cả gan bám theo một người xa la ïlà Đại Đầu Quỷ để coi cho tận mặt Thần Điêu Đại hiệp.
Gan ruột hơn nữa là nàng dám đi theo Thần Điêu Đại hiệp, một người xa lạ, để bắt Cửu Vĩ Linh Hồ.
Thực là can đảm hết chỗ nói. Đối với Hoàng Dung hay Quách Phù sợ không bằng.
Dương Qua nghe nàng nói về cách bố trí của cỏ khô, củi cây tranh lá, theo phương vị của ngũ hành, thì lấy làm lạhỏi :
– Này tiểu cô nương, tại sao cô lại biết ? Ai dạy côvậy ?
Quách Tường nói :
– Tôi coi theo sách nói bừa vậy, không biết trúng hay không. Tôi lại nghĩ theo cách bố trí này thì cũng bình thường thôi, không lấy gì làm lạ, sao chẳng thấy cao nhân ẩn dật nơi đây kìa ?
Dương Qua gật đầu nói :
– ừ ! Kỳ quái thật ! Con người làm sao ở được nơi bùn sình lầy lội như vậy ?
Và chàng cất tiếng thở dài, đoạn nói vọng vào trong :
– Hắc Long đầm bằng hữu, có khách đến thăm !
Qua một lúc lâu, trong đầm không thấy động tịnh gì cả. Dương Qua liền kêu thêm một lần nữa, vẫn không đáp. Dương Qua lại nói :
– Coi kỹ lại thì có người lấy củi bố trận, có lẽ không có trú ẩn nơi đây. Chúng ta hãy đi quan sát xem.
Chàng hướng vào phía trước, đi theo phương vị ngũ hành phỏng độ chừng 20 trượng chu vi. Quách Tường bỗng nghe dưới chân có vật lạ, đúng là đạp trên mặt đất. Dương Qua cũng bắt chước Quách Tường dậm chân thí nghiệm rồi cả cười, nói :
– Tiểu cô nương nói vậy mà đúng đấy ! Cách bố trí bình thường không la ïlắm. Nơi đây chính là cái đảo nhỏ.
Lời nói vừa dứt, bỗng thấy trước mặt xẹt một làn trắng, trong đống tranh vụt tung ra hai con thú nhỏ, trông kỹ thì là hai con Cửu Vĩ Linh Hồ. Một con chạy về hướng Đông Bắc, một con chạy về hướng Tây bắc. Dương Qua hô to :
– tiểu cônương, hãy đứng lại đây đừng động đậy nghe ! Trong lúc nói Dương Qua đã phóng nhanh về hướng Đông Bắc đón đầu con Cửu Vĩ Linh Hồ. Bấy giờ chàng không phải chiếu cố đến Quách Tường nữa, trên mặt bùn chàng liền dốc hết tốc độ khinh công, đảo qua nghiêng lại vòng quanh trên đảo. Cửu Vĩ Linh Hồ là con vật khôn đáo để. Như một làn khói, nó vụt qua mặt Quách Tường. Đột nhiên có làn gió mạnh thổi đến, Dương Qua nhanh như điện xét đến ngang con Linh hồ, cái tay áo của chàng phe phẩy, chưởng lực bao bọc con Cửu Vĩ Linh Hồ, tay áo của chàng chỉ cách con hồ ly khỏang vài thước, sắp chụp xuống thì thân hình bé nhỏ của hồ ly vọt nhanh ra, chạy về lối trước. Quách Tường kêu lên :
– Tuột rồi !
Dương Qua quyết không tha, lập tức đảo bộ, gia tăng tốc lực lao trên tuyết, lẹ như sao xẹt, tên bay đuổi theo đến cùng. Quách Tường nhìn theo nửa mừng nửa lo và hò reo trợ uy cho chàng :
– Thần Điêu Đại hiệp ! Cố gắng lên chút nữa ! Tiểu hồ ly mà bắt không được sao, chẳng nên để sẩy mất !
Con linh hồ né bên đông, tránh bên tây, vượt qua tả, xuyên qua hữu, chung quy chỉ quanh quẩn bên mình Dương Qua. Chàng cũng rõ loại súc sanh này đáo để lắm, muốn làm cho hỗn loạn tinh thần của mình. Nào ngờ con hồ ly thân tuy nhỏ mà sức lực hết sức dẻo dai, nó cũng biết sắp lâm đại nạn, nên liều mạng chạy nhanh về phía trước, mà không có vẻ mệt mỏi tí nào.
Dương Qua càng chạy đuổi càng cao hứng, đôi chân chàng chạy càng nhanh, lại thấy con hồ ly khác chạy ra trước mặt chàng cố ý để giải vây cho đồng loại, và tỏ vẻ không sợ gì cả. Dương Qua tức cười nói :
– Tiểu súc sinh ! Đừng bảo ta không làm gì ngươi được.
Chàng cúi mình xuống nhặt lên một mảnh tuyết. Tuyết cứng như đá chàng hô to một tiếng nhắm ngay đầu con hồ ly ném nhanh. Thân con vật bị trúng thương ngã loạng choạng. Dương Qua không cố ý đả thương con vật, nên chỉ ném thật nhẹ. Con hồ ly chỉ loạng choạng đôi chút bỗng dưng đứng ngay lại, và chạy vào đống cây lá tranh khô ở trước mặt, tức là hòn đảo nhỏ, mà không dám chường mặt ra ngoài nữa.
Dương Qua nghĩ hết cách để chế phục, và bắt cho được con Cửu Vĩ Linh Hồ cho nên thấy con Linh hồ chạy thục mạng, mà chẳng dùng chưởng lực đả kích nó. Lòng chàng chỉ muốn bắt sống nó mà thôi, do đó chàng chạy theo vào chỗ ẩn của Linh hồ, vừa chạy vừa nói :
– Tiểu hồ ly ! Ta dùng tuyết ném vào ngươi, nếu trúng ngươi chết thì ngươi chẳng tâm phục ta. Ta là kẻ đại trượng phu, quang minh chính đại, nếu ta không chạy hơn ngươi, thì ta sẽ tha mạng sống cho ngươi tức thì.
Con hồ ly đầu tiên vẫn còn nhởn nhơ trước mặt. Dương Qua vận khinh công tuyệt kỹ rưọt theo. Thân mình chàng như tên bay điện xẹt, vẫn không lướt khỏi đầu con Cửu Vĩ Linh Hồ.
Chàng nổi giận chạy nhanh đến ngang mình con Cửu Vĩ Linh Hồ, và đưa tay ra sắp chụp vào mình.
Con hồ ly đáo để lắm, thấy vậy cả sợ nhảy sang bên hữu thì tay áo của chàng đã chộp mạnh vào thân hình của nó. Dương Qua chộp mạnh vào cổ linh hồ, lấy làm đắc ý, cười vang dậy. Chàng cười một hồi, rồi nhìn thử con Cửu Vĩ Linh Hồ diện mạo và thân hình ra sao, thì thấy nó đã nằm êm ru trong tay chàng không nhúc nhích, tựa hồ như nó đã chết lâu rồi. Dương Qua nói thầm :
– Phí công ! Tại tay áo ta dùng chưởng phong quá mạnh, mà con vật nhỏ bé này thì quá yếu ướt. Không rõ loài hồ chết có trị được bệnh cho Sử lão tam không ?
Chàng đinh ninh là con hồ ly này đã chết rồi, liền cất bước đi lại Quách Tường nói :
– Con hồ ly chết rồi ! Uổng công quá ! Chỉ sợ dùng không được ! Để ta rượt bắt con khác.
Nói xong liền để con hồ ly xuống đất. Xong lại sợ con hồ ly giả bộ chết để gạt mình, nên lúc để xuống đất tay áo chàng vẫn chực phòng.
Nhưng con hồ ly vẫn nằm bất động, chứng tỏ nó đã chết hẳn rồi ! Quách Tường nói :
– Tiểu hồ ly thấy dễ thương thật, chắc là nó chạy mệt nên ngất xỉu. Nàng bèn đi nhặt một ít cành củi khô và nói :
– Tôi đi tì m con hồ ly sống đang ẩn dưới hang, đại hiệp hãy ở đây giữ nó !
Nói xong nàng liền bỏ đi đến trước, dùng nhánh cây khô đập mạnh vào các lùm bụi. Nàng bắt đầu đập xung quanh trên dưới một hồi, các bụi rơm cỏ bay lên tung tóe. Qua lần thứ hai chuyện xảy ra hết sức kỳ dị. Cành cây nàng vừa bỏ xuống lại giơ lên không được, dường như trong bụi cỏ có con dã thú nào cắn chặt vậy. Quách Tường kêu “á” lên vì kinh ngạc, dùng hết lực gỡ cành cây lên, thì hình như bị ai giật mạnh văng vào trong bụi cỏ khô.
Bụi cỏ khô này rung rinh lên, và đột nhiên có một người đứng dậy, bước ra ngoài. Người này đầu tóc bạc phơ, da nhăn, mặt chíu, quần áo rách tả tơi, nhìn kỹ thì ra một bà già, đôi mắt nhìn chòng chọc vào Quách Tường, tay cầm nhánh cây lúc nãy như muốn bổ vào đầu nàng.
Quách Tường cả kinh quay mặt ra sau, chạy một mạch về bên Dương Qua, thở hổn hển tỏ vẻ sợ sệt vô cùng.
Cũng trong lúc này, con tiểu hồ ly đang nằm bất tỉnh dưới đất bỗng nhiên đứng dậy chạy thẳng vào lòng bà lão.
Lão bà đưa đôi tay cằn cỗi bế lấy nó vào lòng, đôi mắt của nó nhìn vào Dương- Qua nh ngầm bảo chàng đã ra tâm hại nó.
Nguyên con Cửu Vĩ Linh Hồ này giả bộ chết, mà cả Dương- Qua và Quách Tường đều không biết được.
Dương- Qua thấy tình cảnh như thế, buồn cuời nói thầm :
– Hôm nay bỗng nhiên gặp con tiểu súc sanh này, rõ ra con tiều hồ ly này chính là do lão bà này nuôi dưỡng. Lão bà này không biết là ai ! Trên chốn giang hồ lại không nghe ai nói đến nhân vật này.
Sợ lão bà nổi giận không cho con tiểu hồ ly, chàng đưa tay vòng ra phía trước thi lễ và nói :
– Tiểu bối lỡ mạo muội vào đây, xin tiền bối thứ tội.
Lão bà nhìn trân trối vào cành cây dưới chân Dương- Qua, gương mặt lộ vẻ kinh dị nhưng cũng vòng tay đáp lễ và nói :
– Lão phụ nhân lánh mình ẩn dật, không có tiếp khách, ngươi hãy về đi.
Nói đến đây bà cau đôi mày lại, đôi mắt long lanh ngấn lệ.
Dương- Qua có dịp quan sát lão bà, thấy bà này tuy quá già nhưng dung nhan còn xinh đẹp, mày thanh mắt sáng, chứng tỏ tuổi thanh xuân bà cũng là người sắc nước hương trời, mà hiện tại ít người nhận được, nên vội vàng thi lễ nói :
– Tiểu bối có người bạn bị nội thương nặng, cần chút huyết của Cửu Vĩ Linh Hồ để làm thuốc chữa, cúi xin lão tiền bối vui lòng mở đức ban bố cho. Tiểu bối và nguời bạn vô cùng cảm tạ ơn sâu.
Lão bà ngước mắt lên trời cười hắc hắc. Tiếng cuời dài bất tuyệt. Trong tiếng cười hàm chứa một sự buồn rầu thê thảm. Cuời xong lão bà lại nói :
– Mắc bệnh nội thương, cứu tánh mạng cho nó ! Tốt chăng ! Con của ta ai làm trọng thương ! Con của ta đau nặng, mà người ta từ chối không cứu, làm thiệt hại đến tánh mạng ?
Lão bà cất tiếng cười ha hả, cười mãi không thôi, cười dứt tiếng rồi nói :
– Cứu còn kịp mà ! Cứu nó còn kịp mà ! Ngươi nói cứu nó còn kịp hay chăng ? Cứu kịp chăng ?
Dương- Qua nghe bà lão nói, biết rằng bà đã gợi lại ký ức dĩ vãng, chắc hẳn là tâm tư của bà đau khổ dị thường nên chàng chẳng dám nói gì, mà chỉ dùng lời khiêm tốn nói :
– Tôi đã nghĩ lầm linh hồ là giống dã thú, nên mới đến tìm để trị bịnh. Nay gặp lão tiền bối, đã lỡ mạo muội cầu xin linh hồ. Người ta thường nói : “Vô công bất thụ lộc bất trượng phu”. Xin lão tiền bối vui lòng chỉ giáo cho tại hạ, phải làm sao đây ?
Bà lão lắc lư cái đầu bạc tợ thúng bông, đôi mắt long lanh như hòn ngọc lưu ly, nói :
– Lão phụ nhân ở một mình nơi bùn lầy nước đọng, không bạn bè thân thuộc, chỉ có đôi linh hồ làm bạn sớm hôm ! Ngươi bắt đi cũng được, nhưng phải để cô gái nhỏ này lại để bầu bạn với lão, chừng mười năm thôi.
Dương- Qua nhăn mặt nhíu mày nói chẳng nên lời, lại nghe Quách Tường cười và nói :
– Đất này toàn bùn lầy cỏ khô, làm sao sống được ?Tôi thật không vui lòng ở lại đây chút nào cả. Nếu lão bà không tị hiềm câu nệ, nhân tiện hãy đến nhà tôi ở tạm, mười năm cũng tốt. Cha mẹ tôi sẽ dùng lễ thượng tân mà tiếp đãi lão tiền bối, như vậy được không ?
Lão bà cất giọng trầm trầm nói :
– Cha mẹ ngươi là cái thá gì mà ngươi dám tự tiện mời được ta ?
Bởi tâm tính Quách Tường rất dễ dãi, rộng lượng, đối với mọi người đều không bao giờ lỗ mãng hay thất lễ. Nhưng nghe bà này cười rất quái gở, nên nàng ngừng lại, không trả lời tiếp nữa.
Nếu để bà biết được lai lịch, Quách Tường không những đắc tội với Quách Tỉnh, Hoàng Dung. Cho nên nàng mỉm cười, thè lưỡi ngó vào Dương Qua như ngầm nhờ chàng che chở cho.
Dương- Qua đã hiểu tiểu cô nương này muốn gì, chàng hướng vào Quách Tường gật đầu nhẹ, như ngầm hứa hẹn giúp đỡ cho nàng, rồi quay sang lão bà nói :
– Tiền bốí hãy coi tiểu muội như cháu chắt, vì nó còn nhỏ có biết gì. Bà già hét lên :
– Cha mẹ nó là ai ? Ngươi là gì của nó ?
Hai câu hỏi này làm cho Dương- Qua nghẹn lời không đáp được, vì chẳng biết trả lời thế nào.
Quách Tường lại tiếp lời nói đỡ cho Dương- Qua :
– Cha mẹ của tôi là người nhà quê, nói ra làm sao lão tiền bối biết ? Con anh… anh này là anh ruột của tôi, đại ca của tôi…
Nói xong đôi mắt nàng liếc sang nhìn Dương- Qua. Dương- Qua cũng đưa mắt nhìn nàng, bốn mắt giao nhau như lời nói lại qua rất rõ.
Dương- Qua đã hóa trang nên da dẻ vàng vọt, mặt mày như người chết, vẻ mặt trầm trầm buồn, vui hay giận đều không lộ rõ, chỉ nhìn đôi mắt mà đoán sự vui buồn hờn giận mà thôi.
Quách Tường lòng xúc động và cảm nghĩ rằng :
– Nếu Thần Điêu Đại hiệp mà làm đại ca của ta cũng xứng đáng lắm, mọi việc đều chiếu ta, bênh vực ta, sẽ không như tỉ tỉ của ta, hàng ngày la hét quát tháo mọi người, hỗn hào và lỗ mãng, không bằng một góc của Thần Điêu Đại hiệp, nếu có thật như vậy thì cũng quý lắm.
Nghĩ đến đây mặt nàng lộ vẻ hân hoan và kính phục. Dương- Qua nói :
– Đúng thế. Tiểu muội còn nhỏ tuổi, việc làm không cẩn thận, cho nên có dịp tôi dắt nó đi chơi, du lịch…
Dương- Qua nói ngượng nghịu. Quách Tường thấy chàng nhìn nhận mì nh là em gái, nên mừng rỡ vô cùng. Chàng lại nói những lời này làm cho thần sắc của Quách Tường vui vẻ thêm.
Dương- Qua lại nói tiếp :
– Vì tiểu muội mới lần đầu ngó thấy con Cửu Vĩ Linh Hồ là một vật rất lạ nên không biết nó là con vật do tiền bối nuôi dưỡng, do đó tiểu muội và vãn bối mới lại đây bái kiến, được gặp tiền bối, thực là tam sanh hữu hạnh.
Bà lão cất tiếng cười lanh lảnh nói :
– Ngươi đã rượt đuổi đánh đập con linh hồ của ta, mà ngươi dám nói là tôn trọng bậc tiền bối hay sao ? Hai anh em nguơi phải lập tức rời khỏi chỗ này và vĩnh viễn không được gặp ta lần thứ hai.
Nói xong đôi tay bà đưra song chưởng, một chưởng đánh vào DươngQua, một chưởng đánh Quách Tường.
Ba người hiện đứng cách nhau độ một trương. Tuy chưởng lực chưáp vào mình Dương- Qua và Quách Tường, như hai người đều rõ chưởng lực này rất trầm hùng và đầy âm khí.
Quách Tường ngó thấy bà lão phát ra một âm chưởng lạnh như băng tuyết, một luồng hàn phong sắp bủa vào người.
Dương- Qua đưa tay áo ra đỡ, quay mình lại Quách Tường, và tung chưởng phong đẩy bạt luồng hàn phong biến mất. Đối với chàng, ngọn âm phong chưởng này chẳng làm gì nổi.
Nguyên bà lão này chẳng muốn làm hại mạng hai người, mà chỉ muốn dùng áp lực đuổi Dương- Qua và Quách Tường rời khỏi Hắc Long đầm. Bởi vậy bà chỉ dùng có năm thành công lực. Lại thấy hai người vẫn đứng yên trước mặt, vô sự an nhàn, làm cho bà nửa hờn, nửa sợ, bèn vận khí âm vào đơ n điền, đưa ra một chưởng nặng nề gấp bội.
Hai tay đẩy mạnh vào hai người, với ngọn âm phong mười thành công lực này, hai người sẽ phải chết thê thảm dưới sức mạnh của nó.
Quách Tường vừa thấy chưởng đưa ra, thì ruột gan nghe lạnh mà kinh hãi vô cùng. Dương- Qua cử tay áo phất mạnh, luồng âm khí đã biến mất. Như thế đủ biết cả hai nội công thâm hậu khác thường; lại thấy lão bà cực giận, thần sắc tái nhợt, mà Dương- Qua thì tinh thần thư thái, chứng tỏ Dương- Qua có võ công và nội lực cao hơn bà lão mấy bực.
Bà lão thân mình như điện xẹt, nhảy từ phía dưới lên trên, thân pháp vô cùng nhanh lẹ. Trong lúc xuất kỳ bất ý, chỉ nghe “bùng” một tiếng, đôi tay đẩy song chưởng vào bụng Dương- Qua. Lão lại nhảy sang trái để
Dương Qua không kịp đánh trả, bà lùi ra ngoài cách Dương- Qua hơn hai trượng. Quách Tường cả kinh nắm tay áo Dương- Qua hỏi :
– Đại ca… đại ca có bị thương nặng không ?
Lão bà nói như đắc ý rít lên :
– Nó đã trúng phải chưởng lực “Hàn phong tiên” của ta, sống không đến ngày mai ! Cũng tại mình làm mình chịu, chớ trách ngừoi khác.
Nếu mười năm về trước, thì võ công của Dương- Qua không thể bì kịp lão bà. Nhưng bây giờ chàng đã luyện đến mức xuất thần nhập hóa, nôi ngoại thần công “Hàn phong tiên” này tuy là một chưởng kịch độc và lợi hại, nhưng đâu có làm Dương- Qua bị thưong được. Chỉ vì chàng và lão bà không cừu không oán, chàng chỉ muốn cầu xin bà tấm lòng thương người, ban cho tiểu hồ ly, nên chàng mới chịu để cho lão bà đánh ba chưởng mà không hòan thủ lại tí nào.
Lão bà đã khổ luyện chưởng lực “Hàn phong tiên” trên hai mươi năm dư , mỗi lần cử chưởng đánh ra, có thể phá nát một lượt mười bảy phiến đá xanh. Mỗi phiến đá xanh bị đánh bể lại như dao cắt, vì âm chưởng này cực mạnh ít có người bì kịp.
Bà thấy Dương- Qua bị trúng song chưởng, định chắc nội tạng của gã đã bị phá nát, nhưng thấy Dương- Qua vẫn thản nhiên cười cợt, nên nói thầm :
– Gã này chết đến nơi mà không biết … Bà liền bảo :
– Thừa lúc chưa giãy chết này, ngươi hãy mau đưa cô gái nhỏ này đi, ta không muốn xác chết của ngươi bị chôn vùi nơ i Hắc Long đầm.
Dương- Qua quay đầu lại nhìn lão bà và cất tiếng sang sảng nói :
– Lão tiền bối ẩn cư nơi hoang vu hẻo lánh lại biết sự kỳ bí của nền võ học của thế gian, thật không thể tưởng tượng được.
Nói xong Dương- Qua cất tiếng cười dài, tiếng cười rất hùng tráng, như xé núi lấp sông, âm ba vang dội khắp nẻo rừng, hiện rõ chân khí rất tự nhiên, nội lực vô cùng thâm hậu. Bà lão nghe tiếng cười biết rằng g này chẳng mảy may thọ thương, nhưng không rõ tại sao mặt gã nhuộm đầy màu tử khí, thân mình lại võ vàng, và cũng biết gã đã nhường cho mình ba chuởng, nếu luận về võ công, tự bản thân bà khó chống lại gã . Bà lão đợi Dương- Qua cười dứt mới gọi linh hồ ra, há miệng thổi một tiếng gió. Một con linh hồ từ trong bụi cỏ chạy ngay ra và nhảy vào lòng bà lão.
Bà lão cất giọng trầm trầm chua xót :
– Tôn giá võ học kinh người, lão phụ nhân lấy làm bội phục. Nếu ỷ thế bạo ngược, muốn lấy con linh hồ này, ngươi hãy bước tới một bước thôi, ta sẽ quật chết con hồ ly tức khắc. Ngươi đến đây với đôi bàn tay trắng, thì cũng phải trở về với bàn tay trắng.
Dương- Qua nghe bà nói đanh thép, biết lão bà tính tình cương trực, thà chết chứ không khuất phục, chàng không muốn khuynh đảo lòng bà, nếu chàng ra tay trước điểm vào huyệt đạo của bà, rồi đoạt hồ ly thì không khó, nhưng cứu Sử Thúc Cương sống mà làm hại đến tánh mạng của bà lão thì ích gì ?
Bấy giờ ở ngoài đầm bỗng nhiên có tiếng niệm Phật vang dội vào trong “A di đà Phật”, tiếp theo là lời nói trầm hùng:
– Lão tăng Nhất Đăng ngàn dặm đến đây, cầu Anh Cô ân từ cho được hội kiến.
Quách Tường thấy bốn bên không người, mà tiếng nói này từ đâu phát ra nghe rất rõ ràng, chắc nịch, y như đang đối diện trò chuyện. Bốn bề trống trải không có chỗ ẩn núp, thì người nói chuyện này đứng ở đâu ? Có lần nàng nghe mẫu thên kể lại, thì biết rằng đại sư Nhất Đăng là bậc tiền bối đức cao vọng trọng, đã có lần cứu mạng mẹ nàng, lại còn là thầy của Võ Tam Thông bá bá.
Nàng chưa được gặp vị cao tăng lần nào, bây giờ lại nghe có nguời xưng là Nhất Đăng thì trong lòng nàng nửa mừng nửa sợ.
Dương- Qua nhận được tiếng của đại sư thì lòng vô cùng hoan hỉ. Nhất-đăng đại sư đang sử dụng một môn nội công có tên là Thiên lý truyền âm chỉ pháp. Với công phu này tuy gọi là Thiên lý truyền âm, sự thật là tiếng nói vang dội đến ngàn dặm mà không có núi cao rừng rậm nào có thể ngăn cản đuợc. Phương pháp truyền âm này người nào có công phu tối cao có thể truyền xa đến mấy dặm đường, mà đối đáp với nhau.
Theo như tiếng truyền âm của đại sư , thì tiếng này rất thâm hậu, mặc dù lời nói rất êm ái nhu hòa.
Dương- Qua chỉ nghe lời nói của đại sư , lòng lấy làm cảm phục, than thầm :
– Vị cao tăng già nua tuổi tác mà nội lực cao thâm dường ấy, xét ra mình không thể bằng đuợc phần nào. Còn bà lão này gọi là Anh Cô, không rõ Nhất-đăng đại sư đòi gặp bà có chuyện gì ? Nếu bà đi ra ngoài gặp mặt đại sư , thì bà phải mang Cửu Vĩ Linh Hồ, nếu không thì thực là dịp may cho Dương- Qua này rồi.
Lúc Nhất-đăng đại sư còn làm Hoàng đế nước Đại lý thì bà Anh Cô là một vị cung phi. Bà đã tư thông với Lão Ngoan đồng Châu- bá- Thông sinh được một đứa con trai, về sau bị Thiết chưởng Cừu Thiên Nhận đánh nhằm mang thương tích rất nặng. Đoàn hoàng gia vì lòng đố kỵ mà không chịu cứu đứa bé kia, khiến nó bị thương mà chết.
Đoàn hoàng gia hối hận đi tu, lấy pháp hiệu là Nhất Đăng (xem Anh hùng Xạ điêu). Bà Anh Cô giết Cừu Thiên Nhận tại đỉnh Hoa Sơn không được, tìm Châu- bá- Thông để giúp đỡ, thì õông này chạy trối chết lánh mặt bà. Bà Anh Cô mới trở về Hắc Long đầm mà ở ẩn.
Lúc ấy Nhất-đăng đại sư đ đến Hắc Long đầm trên hai mươi ngày, mỗi ngày mười mấy lần gọi vào trong, mời bà Anh Cô ra đẻ gặp mặt. Bà này cừu hận trong lòng về câu chuyện mười mấy năm trước, Đoàn Hòang gia không cứu con bà, nên lòng chưa nguôi oán thù, nhất định không ra ngoài gặp Nhất-đăng đại sư .
Dương- Qua thấy bà Anh Cô thối lui và ngồi trên đống củi khô, đôi mắt long lanh lộ ra những tia oán độc. Một lúc lại nghe tiếng đại sư Nhất Đăng nói vọng vào :
– Lão tăng Nhất Đăng ngàn dặm đến đây, cầu Anh Cô cho gặp mặt.
Bà Anh Co ấy tay vuốt ve con hồ ly mà không đếm xỉa gì đến lời gọi này.
Dương- Qua nói thầm :
– Nhất-đăng đại sư võ công cao diệu gấp mười lần bà này, tại sao không đến đây gặp mặt, mà phải hết sức cầu khẩn như vậy ?
Chỉ nghe Nhất-đăng đại sư gọi vào một lần nữa rồi nín bặt. Quách Tường nói :
– Đại ca, Nhất-đăng đại sư danh cao vọng trọng, chúng ta hãy đến ra mắt người đuợc không ?
Dương- Qua đáp :
– Tốt lắm ! Tôi cũng có ý muốn gặp đại sư .
Chàng lại nhìn thấy bà Anh Cô từ từ đứng dậy, mắt lộ hào quang ! Tuy chàng không sợ bà ta, nhưng thấy thần sắc của bà không có vẻ thiện cảm, nên đưa tay đỡ Quách Tường kéo đi và nói :
– Đi mau !
Hai người liền đứng dậy, chạy nhanh trên mặt tuyết ra khỏi Hắc Long đầm.
Quách Tường bị Dương- Qua nắm tay và lôi đi rất nhanh trên mười trượng nên hỏi :
– Đại ca ! Nhất-đăng đại sư đangưở đâu mà tôi nghe ông nói chuyện như ở kế bên mình, lạ quá !
Dương- Qua nghe Quách Tường gọi mình là đại ca, lại nghe lời nói của nàng rất ôn nhu và đượm tình thân thích lắm, nên xúc động thầm và nghĩ :
– Ta đối với Long nhi kiên trinh có một, quyết chẳng đưa người vào nghiệp chướng tình trường. Cô gái này tuổi trẻ ngây thơ nào có biết gì, lại thêm có tính lãng mạn. Ta phải sớm rời tay nàng, nếu còn gặp gỡ lâu ắt lắm chuyện thị phi xảy ra.
Nhưng ở trên mặt bùn lầy, không thể nào dừng bước cho nên không bỏ tay nàng ra được.
Quách Tường thấy Dương- Qua im lặng nên nói :
– Đại ca ! Đại ca không nghe thấy lời nói của tôi sao ?
Dương- Qua nói :
– Nhất-đăng đại sư đang đứng tại góc Đông bắc, tuy cách mấy dặm, lời nói của đại sư xa lắm. Đạị sư đã dùng thiên lý truyền âm chỉ pháp để nói đó.
Quách Tường nói :
– Vậy đại ca đã biết phưon g pháp này sao ? Hãy dạy lại tôi được chăng ? Nếu mai này không có dịp gặp lại, dù ở xa ngàn dặm, muội muội cũng có thể nói chuyện với đại ca được. Như thế có thú hơn không ?
Dương- Qua cả cưòi nói :
– Tuy nói là Thiên lý truyền âm, chứ sự thật là chỉ nghe được một hai dặm đường thôi. Vả lại pháp môn này rất khó luyện và công phu nhiều. Muội muội muốn luyện đuợc công phu như Nhất-đ ăng đại sư , dầu muội muội có óc thông minh, cũng phải khổ luyện đến bạc đầu mới thành công được.
Quách Tường nghe Dương- Qua xưng tán mình có óc thông minh, càng cao hứng, nhưng nàng nói :
– Tôi mà thông minh ? Tôi không bì kịp một phần muời của mẹ tôi. Tôi đâu dám tự mãn để nhận lời khen này.
Dương- Qua nghe rúng động, vì nhìn thấy nàng nhíu mày tương tự như Hoàng Dung, chàng suy nghĩ :
– Thủa bình sanh ta đã gặp nhiều nhân vật cả nam lẫn nữ, nói về thông minh cơ biến thì chưa có ai hơ n Quách bá mẫu, có lẽ nàng này là con gái của Quách bá mẫu !
Rồi chàng lại nghĩ :
– Trên đời này thiếu chi việc phù hợp với nhau, nếu con gái của Quách bá mẫu thì có bao giờ bà lại thả đi loạn như thế này ?
Nghĩ như thế nhưng Dương- Qua cũng cất tiếng hỏi :
– Lệnh đường là ai ?
Quách Tường cười to đáp :
– Mẫu thân của tôi là mẹ tôi, cha của tôi là phụ thân của tôi, dầu có nói ra đại ca cũng chẳng nhận đuợc. Đại ca, đại ca so với Nhất-đăng đại sư thì ai hơn ai kém?
Dương- Qua bấy giờ tuổi đã gần trung niên, lại chịu điều thảm khổ là phải chia tay với Tiểu Long nữ, tuy vậy lòng trai hào khí chưa mất hẳn. Lúc thiếu thời thì bay nhảy ruổi dong, tính tình nhạy cảm, nhưng bây giờ thì đã đạo mạo thâm trầm được nửa phần, nên chàng hỏi :
– Nhất-đăng đại sư là người danh cao vọng trọng trong giới võ lâm, năm sáu chục năm về trước, danh vọng của người tương đương với Đào hoa đảo chúa. Lúc bấy giờ trong giới võ lâm có năm người danh vọng trong thiên hạ, mà Nam đế là một trong năm người đó, ta làm sao bì kịp lão nhân gia ?
Quách Tường cười nói :
– Nếu đại ca sinh trước mười năm thì bây giờ thêm một người nữa là sáu người danh vang thiên hạ. Theo ngừoi ta nói là Đông tà, Tây độc, Nam đế, Bắc cái và Trung Thần thông, còn đại ca sẽ xưng hiệu gì nhỉ ? ồ ! đạI ca sẽ là Thần Điêu Đại hiệp ! A! Không đuợc ! Vì đã có một người là Quách đại hiệp và Quách phu nhân !
Dương- Qua hồ nghi, nhịn chẳng được nên hỏi :
– Muội muội ! Muội muội đã thấy Quách đại hiệp và Quách phu nhân rồi à ?
Quách Tường đáp :
– Tự nhiên là tiểu muội đã gặp. Ông bà Quách đại hiệp rất tử tế với tôi. Đại ca đã gặp chưa ? Đợi công việc ở Vạn Thú Sơ n trang xong xuôi, tôi và đại ca sẽ đến gặp ông bà Quách đại hiệp coi họ có tử tế không ?
Dương- Qua từ khi bị Quách Phù chặt đứt cánh tay, lòng oán hận cùng cực, nhưng đ qua nhiều năm rồi, oán hận cũng nguôi dần. Nhưng cứ nhớ lại việc Tiểu Long nữ bị trúng độc mà chia cách 1 6 năm trời, mọi việc cũng do Quách Phù gây ra, cho nên chàng nói với giọng buồn buồn :
– Trong năm nay, nếu có dịp thuận tiện ta sẽ đến bái kiến Quách đại hiệp phu phụ. Nhưng phải đợi ta gặp lại nội the âcủa ta đã ! Chừng nào gặp được, ta và nội thê của ta sẽ đến ra mắt…
Chàng nói đến Tiểu Long nữ mà bùi ngùi cảm xúc cho người bạn tâm đầu.
Quách Tường bỗng nghe bàn tay của Dương- Qua nóng ran nên hỏi :
– Đại ca ! Phu nhân của đại ca chắc là một cô gái tuyệt đẹp, võ công lại cực giỏi ?
Dương- Qua thở dài nói :
– Trên đời này không có một người thứ hai đẹp bằng nàng. Ôi ! Nói về võ công thì nhất định là nàng giỏi hơn ta rất nhiều !
Quách Tường nghe nói như vậy lòng vô cùng kính mộ, nên nói :
– Đại ca ! Hãy đưa tôi đến ra mắt phu nhân của đại ca ! Đại ca bằng lòng không ? Được hay không ?
Dương- Qua nói :
– Có gì mà chẳng được ? Nội thê nhất định sẽ vui mừng khi gặp muội muội. Bây giờ muội muội nhất định gọi ta là đại ca thật sao ?
Quách Tường mừng quá nói :
– Không thiệt sao được !
Quách Tường nói đến đây quá xúc động, đôi chân dừng lại, nên lọt sâu xuống bùn.
Dương- Qua lập tức kéo nàng lên chạy về phía trước hơn 1 0 trượng thì thấy xa xa trên đất truyền có một người đứng đấy, râu dài quá ngực, thân còn quắc thước, mặc áo tăng bào, chính là Nhất-đăng đại sư .
Dương- Qua cất tiếng nói to rằng :
– Đệ tử Dương- Qua xin ra mắt đại sư .
Và kéo Quách Tường đến trước mặt đại sư . Chỗ Nhất-đăng đại sư đứng là bên ngoài Hắc Long đầm. đạI sư nghe bốn chữ “Đệ tử Dương- Qua” thì đã thấy chàng và cô gái nhỏ quỳ dưới đất. Đại sư rất lấy làm hoan hỷ, lật đật đỡ chàng và cô gái dậy, cười và bảo :
– Dương thế huynh ! Cách biệt đã lâu, hôm nay võ công lại vượt bậc, lão kính lợi hi hạ!
Dương- Qua đứng dậy, nhìn thấy sau lưng đại sư có một người nằm dài trên mặt đất, sắc mặt vàng nhợt, đôi mắt mở trừng, tựa hồ như xác chết. Dương- Qua ngơ ngẩn đưa mắt nhìn kỹ thì rõ ràng là Từ Ân hòa thượng. Dương- Qua cả kinh hỏi :
– Từ Ân đại sư , vì đâu ra nông nỗi ?
Nhất-đăng đại sư thở dài nói :
– Lão đệ bị người dùng chưởng lực đả thương, bần tăng đã hết sức cứu chửa, nhưng hết phương chống lại số trời.
Dương- Qua bước lại, và quỳ bên Từ Ân rờ rẫm các huyệt môn, chỉ thấy có mạch nhẩy rất yếu ớt, cách một lúc lâu mới động nhẹ. Nếu Từ Ân công lực không thâm hậu, thì đã chết từ bao giờ. Dương- Qua nói :
– Từ Ân đại sư võ công siêu việt, nội lực phi phàm, không rõ ai đã ra tay ác độc ?
Nhất Đăng nói :
– Ta và lão đệ đang ẩn cư tại Hồ nam, nghe nguời ta đồn đại quân Mông Cổ đã công phá thành Tương Dương rất lâu không hạnổi, chúng muốn rút quân về phương Nam để công phá nước Đại Lý, cho nên chúng rút quân đi mà không phá thành Tương Dương nữa. Từ Ân lão đệ thấy ta lòng tưởng nhớ đến quốc gia, lão đệ mới tự tiện đi dọ thám tình hình, giữa đường gặp phải một người, đánh nhau trong ba ngày ba đêm, rồi Từ Ân bị gã đánh trọng thương.
Dương- Qua nghe rõ mọi việc và nói :
– Ôi ! Chính là Kim Luân Pháp Vương, lão cẩu tặc này vào xâm lăng Trung Nguyên !
Quách Tường ngạc nhiên hỏi :
– Đại ca, tại sao đại ca biết là Kim Luân Pháp Vương ? Nhất-đăng đại sư đâu có nói điều đó ?
Dương- Qua đáp :
– Đại sư nói gã đã giao đấu với Từ Ân ba ngày ba đêm, thì tôi tính là Từ Ân đại sư sức đã suy giảm, nên người này mới dùng gian kế ám toán. Trên đời này không ai có thể sử dụng chưởng lực đả thương nổi Từ Ân đại sư , mà chỉ chịu đựng được vài chiêu của đại sư là táng mạng rồi. Chỉ có kẻ gian ác là Kim Luân Pháp Vương mới chống cự cầm đồng với Từ Ân đại sư thôi !
Quách Tường nói :
– Đại ca ! Có lẽ bọn gian ám toán chẳng chạy đâu xa. Vậy xin đại ca hãy tạm thay vị đại sư mà báo cừu !
Từ Ân đang nằm yên trên đất, đôi mắt hé mở, hơi thở rất yếu, bấy giờ nghe Quách Tường nói thế, Từ Ân đại sư mở to đôi mắt, nhìn Quách Tường lắc đầu.
Quách Tường nói :
– Thế nào, đại sư không muốn báo thù ư ? Có phải đại sư cho rằng Kim Luân Pháp Vương lợi hại, sợ đại ca không phải tay đối thủ hay sao ?
Nhất-đăng đại sư bảo :
– Tiểu cô nương ! Không nên nghĩ thế ! Từ Ân lão đệ lúc bình sinh tạo nhiều oan nghiệt, trên 1 0 năm nay đã hối lỗi, tu hành, nghiệp dĩ đã tiêu hết phân nửa, chỉ còn một chuyện oan nghiệt đau khổ nhất đời, cho nên sắp chết nhưng chưa nhắm mắt đuợc. Từ Ân đã nhất định đòi người đến trả thù, cam chịu cho cừu nhân đánh chết, như vậy Từ Ân an lòng phủi sạch nợ trần mới chịu nhắm mắt lìa đời !
Quách Tường nói :
– Nói vậy đại sư định đến cầu lão bà ở ao bùn phải chăng ? Chu choa ! Lão bà này tính tình sâu độc, nếu đại hòa thượng đắc tội với bà ta, chắc gì bà ta chịu giúp đỡ ?
Nhất- đăng đại sư thở dài ảo não và nói :
– Đúng vậy ! Chính là bà lão ở tại ao bùn, ta đã cầu khẩn bảy ngày bảy đêm, chỉ mời bà ta gặp mặt mà bà cũng không bằng lòng.
Dương- Qua sực nhớ lại và lẩm bẩm :
– Có phải việc con bà bị thương mà có người không bằng lòng chữa trị không ?
Nhất-đăng đại sư hơi rúng động, gật đầu và hỏi :
– Ngươi đã rõ nguyên do này sao ?
Dương- Qua nói :
– Đệ tử không biết, chỉ nghe bà lão ở ao bùn nói lẩm bẩm câu này.
Nhất-đăng đại sư thở nhẹ vào nói :
– Bà này tên là bà Anh Cô, lúc trước bà là nội thê của bần đạo. Bà có một tính tình rất cương cường. Ta phải cầu khẩn lại, kẻo Từ Ân chờ đợi mỏi lòng !
Quách Tường rất nghi ngờ câu chuyện này có nhiều uẩn khúc, nhưng chẳng dám hỏi.
Dương- Qua nghiêm trang nói :
– Hay cố chấp trước lỗi lầm, có ngày cũng ăn năn. Nhưng trước còn trói buộc, bà Anh Cô sở dĩ như vậy là vì tấm lòng cô quả, khó mà khai hóa đuọc.
Chàng thấy Từ Ân cái chết sắp kề, trong lòng nổi dậy tính nghĩa hiệp, nên nói :
– Đại sư ! Xin đại sư cho phép đệ tử ! Đệ tử có phương pháp mời bà Anh Cô ra đây, khi gặp mặt đại sư nói cho bà ấy nghe.
Nhất-đăng đại sư trầm ngâm nghĩ ngợi :
– Từ Ân và ta, hai người đến cầu Anh Co âtha thứ chuyện tiền khiên, thì muôn ngàn lần không thể dùng áp lực mạnh. Ta đã khẩn cầu trong mấy ngày, mà bà trước sau vẫn không ra mặt, dù có cầu khẩn nữa cũng không được. Nếu Dương- Qua có phương pháp đặc biệt, ta hãy để nó làm thử xem sao! Nếu công việc này không có kết quả, thì ta sẽ đến gặp mặt bà ấy.
Nghĩ xong, đại sư liền nói :
– Dương thế huynh ! Hãy khuyên thử xem sao ! May ra đuợc việc, và thế huynh không nên làm tổn thương hay mất hòa khí với bà ta, nếu trái lại thì chúng ta đành chịu lấy oan nghiệt.
Dương- Qua mỉm cười gật đầu, chàng lấy ra một chiếc khăn tay xé ra làm bốn mảnh, hai mảnh nhét vào lỗ tai Từ Ân, còn hai mảnh đem đưa cho Quách Tường, cốt để thủ thế. Quách Tường mỉm cười hội ý, nhét chặt vào hai lỗ tai. Dương- Qua hớp vào một luồng chân khí, dồn xuống đơn điền, trầm ngâm trong giây lát đoạn hướng về Nhất Đăng nói :
– Đệ tử vô phép “múa búa trước cửa Lỗ bang”, xin đại sư đừng cười.
Nhất-đ ăng đại sư rất vui vì biết rõ chàng muốn làm gì, liền mỉm cười nói :
– Thế điệt đã học được thần công, trên đời ít có. Lão tăng xin lãnh giáo !
Dương- Qua nói vài câu khiêm nhượng, tay ta ûchống vào lưng, ngước mắt hướng vào bên trong Hắc Long đầm cất tiếng “hú” dài. Lúc đầu tiếng hú trong trẻo dễ nghe, và bắt đầu truyền vào xa xa, lần lần tiếng hú càng ngân dài, càng to như tiếng sấm nổ ở sau lưng.
Đột nhiên tiếng hú đổi giọng, nghe “lách tách” và nổ to “rầm rầm”, càng lúc càng mau, như tiếng sấm động mãnh liệt giữa không gian.
Hai lỗ tai của Quách Tường tuy bị nhét chặt vải, nhưng âm hưởng của tiếng hú vẫn làm nàng đảo lộn cả tâm can, mặt hoa nhợt nhạt.