Thiếu Lâm tự là một nơi giang san võ lâm nghiêm trang tiêu mục.
Bấy giờ, cửa chùa đóng chặt, xung quanh êm lặng không có tiếng động nhẹ nào, chỉ có từng tràng tiếng phan, mương theo gió từ trong đưa ra ngoài, hòa lẫn tiếng chuông chùa du dương, tạo nên một âm điệu buồn trầm khiến người người có cảm giác lâng lâng như vừa thoát tục.
Cừu Thiên Hiệp xốc lại bộ y phục màu tro, hai tay vòng lại, bước tới trước hai bước, nói:
– Cừu mỗ gọi cửa !
Vừa nói dứt, chàng bước lên ha bước lên hai bực thêm, đua tay giật nhẹ sợi dây chuông kêu cửa !
– Kẹt kẹt !
… Hai tiếng động nhẹ, cửa chùa mở rộng, từ bên trong bước ra một vị hòa thượng hai tay chấp trước ngực miệng niệm Phật hiệu:
– A di đà Phật !
Nhưng vị tăng già vừa thấy một trai, một gái so vai đứng trước cửa bất giác hai viền mi chớp động, vội nhắm mắt lại trầm giọng bảo:
– Thí chủ ! Theo giới luật nhà chùa thì …
Hồng Hoa lệnh chủ Nhan Như Ngọc chẳng đợi vị tăng nói dứt, vội bước lên một bước ngắt lời thưa:
– Đại sư phụ, chúng tôi vốn đến đây dự hội vào tiết Đoan Ngọ này, có việc xin diện kiến quý chưởng môn Ngộ Phi đại sư !
Vị tăng tỏ vẻ ngạc nhiên, liếc mắt nhìn hai người.
Cừu Thiên Hiệp vòng tay thi lễ nói:
– Tại hạ Cừu Thiên Hiệp, cùng đồng hành với vị công nương này là Nhan Như Ngọc !
Trung niên tăng tỏ vẻ nghĩ ngợi rất lâu, sau cùng mới lên tiếng bảo:
– Thế ra nhị vị là Cừu thí chủ và Nhan nữ hiệp viếng bổn tự, vậy mà tiểu tăng “Phàm Không” này chẳng rõ.
Cừu Thiên Hiệp vội nói:
– Xin đừng khách sáo, chẳng rõ quý chưởng môn có tại chùa hay không ?
Phàm Không hòa thượng vòng tay cúi đầu nói:
– Tệ chưởng môn đang chủ tọa khóa giảng đang cùng tăng chúng thuyết pháp trên đại diện.. Kính thỉnh nhị vị đến “Vân Hiên” để dùng trà !
Nói xong, vị trung niên tăng nép mình qua một bên nhường lối đi và cung kính nói:
– Tiểu tăng xin đưa nhị vị đến đấy !
Bấy giờ nhìn ra phía hậu diện thấy đèn đuốc sáng choang, tiếng mõ nhịp đều đều, hàng trăm tăng chúng quỳ trên thảm bồ, cúi đầu nín lặng không vẳng ra một tiếng động nhẹ nào.
Vị trung niên tăng đưa hai người vượt qua điện Di lạc rồi mới đến Vân hiên đình.
Chú tiểu sa di bưng ra hai ly trà tòng tử, đoạn lui ra.
Phàm Không hòa thượng vòng tay cúi đầu nói:
– Hôm nay, tiểu tăng phải luân trực tại cổng ngoài, nhiệm vụ chưa tròn, thành thử không thể hầu hai vị được ! Xin nhị vị hãy tự tiện trò chuyện, dùng trà sau khi thuyết pháp xong, tệ chưởng môn sẽ đến bái yết nhị vị !
Cừu Thiên Hiệp vòng tay đáp lễ nói:
– Xin đại sư cứ tự tiện !
Phàm Không hòa thượng liền lui khỏi Vân Hiên. Giờ này giữa ba gian hiên rộng rãi chỉ còn có hai người là Nhan Như Ngọc và Cừu Thiên Hiệp.
Cả hai ngồi đối diện lặng thinh dường như không có lời để nói.
Cừu Thiên Hiệp cúi đầu suy ngẫm:
“Đang đêm tăm tối như vầy, mà chính mình cùng với cô gái đẹp đi vào viếng chùa, thật là một chuyện vô cùng không thích hợp.” Bất giác đôi mày chàng cau lại tựa vành cung.
Nhưng chàng lại luận tiếp:
“Cũng bởi cô nàng có sự mời mọc đến dự hội, chứ có phải ta mời cô ả đâu, vả lại trong nền võ lâm, không nghĩ đến tập quán và phong tục, và Ngộ Phi đại sư là một vị cao tăng, lảnh tụ một môn phái lớn, ắt hẳn đại sư không chú trọng đến việc nam nữ gần nhau … ” Nghĩ đến đây, chàng cảm thấy lòng mình đã vơi đi ít nhiều sự hổ thẹn, mà hân hoan hẳn lên.
Nhan Như Ngọc nhìn thấy gương mặt đẹp của Cừu Thiên Hiệp lúc trắng, lúc hường, màu sắc đổi liền liền, bèn phá lên cười ngất:
– Ha … ha !
Cừu Thiên Hiệp thẹn nóng mặt hỏi:
– Cô nương cười gì thế ?
Nhan Như Ngọc nhướng đôi mày tầm và chớp mắt mấy lượt, bằng giọng nói dịu bảo:
– Ta cười vì cả hai chúng ta là kẻ ngốc nhứt thời ?
Cừu Thiên Hiệp lấy làm lạ hỏi:
– Ngốc ! Tại sao thế ?
Nhan Như Ngọc thản nhiên đáp:
– Vì ta quên hôm nay là mồng một tháng năm !
Cừu Thiên Hiệp ngạc nhiên hơn, đưa đôi mắt tròn xoe nhìn Nhan Như Ngọc hỏi lại:
– Phải đấy ! Hôm nay là mồng một tháng năm, có gì khác lạ đâu ? Hay ta tính nhầm ngày !
Nhan Như Ngọc mỉm cười bí mật, với tay bưng ly trà tòng tử uống một ngụm, vừa thong thả đáp:
– Không, đúng ngày đấy chứ ! Ta nói ta quên là quên giới luật của nhà chùa, “Phàm ngày mồng một là ngày sóc, ngày mười lăm hay rằm là ngày vọng, trong hai ngày sóc, vọng, mỗi chùa đều khai đàn, cầu kinh và thuyết pháp, bắt đầu từ giờ mẹo sáng sớm, đến giờ tý canh ba mới mãn buổi lễ Phật !” Cừu Thiên Hiệp không tỏ vẻ sốt ruột nên hỏi:
– Chúng ta há chẳng ngồi được nơi đây, đến nửa đêm giờ tý hay sao ?
Nhan Như Ngọc mỉm cười đáp:
– Ai nói không được ! Nhưng thời gian trôi rất chậm.
Cừu Thiên Hiệp gật gật đầu cười khổ sở, bảo:
– Nếu biết vậy ta đến vào buổi sáng sớm ! Để đến giờ lại đây, muốn về cũng không được nào ! Thật là … !
Nhan Như Ngọc bỉu môi nói nhỏ:
– Nếu chúng ta ngồi đây nhìn mặt nhau, chờ đến giờ tií canh ba thật là một việc khổ … ! Chán thật !
Cừu Thiên Hiệp mãi nghĩ đến việc trai gái gần nhau rất khó coi nên chàng ngập ngừng:
– Đúng vậy ! Vì thời giờ đêm chậm như rùa, mà ngồi chờ đến nửa đêm, thật là một cực hình, vả lại …
Chàng muốn nói vả lại một trai một gái giữa canh trường, càng thêm bất tiện, song chàng sợ chạm đến tự ái của Nhan Như Ngọc nên chỉ nói có nửa câu rồi nín bặt.
Nhan Như Ngọc mỉm cười tình tứ, tay chống cằm ra dáng nghĩ ngợi, sau cùng nhỏ nhẹ hỏi:
– Này … tôi có một việc để tiêu khiển thì giờ, song không rõ người có đồng ý chăng ?
Cừu Thiên Hiệp ái ngại hỏi:
– Ngươi hãy nói rõ xem !
Nhan Như Ngọc nghiêm sắc mặt nói:
– Ta có nghe đã lâu “Chùa Thiếu Lâm chứa tăng đồ trên ngàn người, kiến trúc rất hùng vĩ, trồng đủ loại kỳ hoa dị thảo, nuôi rất nhiều chim quý, thú lạ, ta mượn cơ hội hiếm có này, một là đi xem những kỳ tích, danh lam, và xem cách kiến trúc, hai là tiêu khiển thì giờ, có phải một công nên hai việc chăng ?
Cừu Thiên Hiệp lắc đầu bảo nhỏ:
– Không thể được ! Không thể được ! Vì chùa Thiếu Lâm khác hẳn những chùa chiền, dưng hương, ngắm cảnh đâu, mà là nơi cấm địa, các giới võ lâm không một ai dám xâm phạm, thì có dễ gì để cho người tùy hỉ muốn đi đâu là đi !
Nhan Như Ngọc bỉu môi “xì” một tiếng và lên giọng đàn chị bảo:
– Ngươi thật là người hiền giả, không rõ lý sự gì, chúng ta đi dạo cảnh nhưng không bước chân vào những nơi họ cấm thì thôi, những chỗ cấm đoán như La hán đường, Võ công điện, Tàng Kinh lâu, Dược vương các … những chỗ này ta lấy mắt nhìn bên ngoài thì có sao đâu ?
Cừu Thiên Hiệp nổi tính háo kỳ, nhưng do dự hỏi:
– Có thể được chứ ?
Nhan Như Ngọc đứng lên trước bảo:
– Không sao cả, chẳng có gì mà ngươi ngại thất lễ với nhà Chùa !
Trước ý kiến của Nhan Như Ngọc, khiến Cừu Thiên Hiệp không biết tính sao hơn, đành nối gót theo sau.
Trời đêm cô tịch, mặt trăng mồng một như lưỡi hái tròn, chiếu xuống trần ánh sáng mờ nhạt. Nền trời đầy tinh tú nhấp nhoáng, thỉnh thoảng một ngọn gió mát rượi thổi tan làn khí bức của đêm hè.
Xung quanh viện tuy có đủ muôn hồng ngàn tía, nhưng còn vải cột tòng giả xanh ngắt, vẫn reo vi vút xì xào, biểu hiện cho lứa tuổi trường xuân, cũng có một cái gì thích thú.
Nhan Như Ngọc vừa đi vừa bảo nhỏ:
– Này ngươi xem ! Nào có gì cấm kỵ đâu ?
Cừu Thiên Hiệp ngạc nhiên đi lẻo đẻo sau lưng, không ngớt tiếng vâng dạ, vừa lớn tiếng đáp:
– Đấy là lẽ dĩ nhiên, chúng ta là bọn hương khách thập phương, đến đây muốn thưởng thức nghỉ ngơi tùy hỉ.
Người hỏi người đáp, chẳng mấy khắc đến ngôi nhà thủy tạ “Hạc đình”, xung quanh là ao sen, vào mùa hạ nở đơm hương bay nức mùi, năm ba con bạch lạc đang ngẩn ngơ, chúng thấy người đến không lộ vẻ gì khinh sợ, ánh trăng tuy ẻo lả mờ mờ nhưng nước hồ trong vắt, thấy rõ đủ loại cá bơi lội tung tăng.
Nhan Như Ngọc đưa tay chỉ ao sen bảo:
– Thật là cảnh tiên giữa bụi đời, nếu người được như cá thì thảnh thơi biết mấy !
Cừu Thiên Hiệp có cảm giác như vừa giũ sạch bụi đời, bao nhiêu điều tranh dành đoạt lợi đã quét khỏi tâm trẻ, nhìn thấy đàn cá nhởn nhơ bơi lội một cách an nhàn, tâm hồn chàng có một cảm giác lâng lâng như vừa thoát tục.
Một khắc sau …
Cừu Thiên Hiệp vừa lấy lại sự bình tỉnh của tâm hồn, nhìn xuống mặt nước hồ lại không thấy hình bóng của Nhan Như Ngọc đâu cả, chàng quay người tìm kiếm nhưng không thấy bóng dáng cô nàng.
Đêm vắng canh khuya, lại không tìm thấy nàng, chàng mắng thầm:
“Quái thật ! Cô ả này bay đi đâu mất không biết ?
Nhìn về phía trước ao sen, xa xa là một hòn giả sơn lung linh như bích ngọc, bên góc trái hòn giả sơn là một mảnh vải trắng bị ngọn gió lay lộng phất phơ.
Cừu Thiên Hiệp bất giác đỏ mặt, quả tim nhịp loạn lên, sau phút lấy lại bình tâm bèn nhũ thầm:
“Suýt tí nữa ta kêu lên thất thanh rồi, thật là kẻ đi đêm trông gà hóa quốc !” Chàng lại bước đến bờ hồ sen, tìm một phiên đá to ngồi xuống, lại ngước mặt nhìn lên Tàn kinh lâu cao ngất, chỉ nom thấy nó là một cái bóng đen khổng lồ, dưới ánh nguyệt mờ trông rất tráng lệ … Lại không thấy hình bóng Nhan Như Ngọc trở ra, thời gian độ hâm nóng một canh trà mà mảnh vải trắng vẫn đứng yên chỗ cũ, mãi bay theo chiều gió phất phới.
Cừu Thiên Hiệp sốt ruột, vì ước đoán giờ này là đến canh hai.
Bấy giờ, trên chánh diện chuông, trống mõ nổi lên liên hồi, tiếng niệm Phật rất to, báo hiệu giờ khai đàn sắp mãn.
Nhưng Nhan Nhuư Ngọc như Hoàng hạc ra đi không hẹn ngày về …
Đột nhiên … Trên lầu chứ kinh bay vọt ra một bóng đen ốm nhỏ, mau như cánh dơi bay thoăn thoắt ra ngoài tường.
Cừu Thiên Hiệp cả kinh, chép miệng tự hỏi:
– Ai lạ thế ? … Đáng ngờ lắm đấy ! Nếu là tăng chúng hay người khách sa di ở chùa thì không thể nào dám đột nhập “Tàng kinh lâu” ví như có người giữ lầu ít ra cũng đuổi theo, nhờ ánh trăng ta sẽ thấy rõ ngay, đàng này chỉ có một bóng người … Nếu là người ngoài thì ít có kẻ nào đủ can đảm dám đến Thiếu Lâm tụ vuốt râu hùm.
Cừu Thiên Hiệp lại suy nghĩ:
– Giờ này tất cả tăng chúng đều tề tựu nơi chánh điện nghe kinh, con ta … lẽ nào khoanh tay làm kẻ bàng quan hay sao ?
Nghĩ đến đây, chàng không cần nghĩ đến Nhan Như Ngọc ở sau hòn giả sơn nữa, liền phi thân đến trước hòn giả sơn kêu nhỏ:
– Nhan cô nương ! Mau chứ ! Có việc cần lắm !
Không ngờ chẳng một tiếng động nhẹ nào.
Cừu Thiên Hiệp quá ngạc nhiên bước mau ra sau hòn giả sơn, bất giác chàng há mồm vì bở ngở.
Sau hòn giả sơn không có một bóng người, chỉ có một cái khăn trắng nhỏ bị vướng vào kẻ đá tung bay theo ngọn gió đùa phất phới.
Cừu Thiên Hiệp tỉnh ngộ nói thầm:
– Nàng đột nhiên xuất hiện và theo ta vào chùa, đến đây lại mất dạng như thế thì hành động của nàng bất luận chuyện gì ta cũng phải bị liên can, vả lại chính mình là người trong sạch vô cớ bị phái Thiếu Lâm hiểu lầm. Thật là oan tức lắm ! Còn chiếc bóng đen ? …
Nghĩ đến chiếc bóng đen Cừu Thiên Hiệp bớt đi sự nghi ngờ, vì Nhan Như Ngọc mặc y phục toàn trắng … không phải là nàng, bất luận là ai, ta cũng đuổi theo y cho kỳ được hầu làm sáng tỏ việc này.
Cừu Thiên Hiệp cố moi óc tìm tòi, nhưng không nghĩ ra kết quả nào ? Sau cùng, chàng nhấc bổng thân mình bay vọt đứng trên ngọn giả sơn, rồi tung thân qua nóc Hạc đình, đưa mắt nhìn bốn phương quan sát. Chỉ thấy nền trời xanh biết, bóng dáng kẻ trong tàng kinh lầu thoát ra, không rõ đã biến mất ở phương nào.
Cừu Thiên Hiệp đoán thầm chiếc bóng đen chưa đi xa lắm, nên rún mình nhảy lên tường viện thoát ra ngoài chùa. Thật thế … trên một trăm trượng giữa sườn non, có một chấm đen bay thoăn thoắt.
Cừu Thiên Hiệp chép miệng bảo:
– Dù ta coó thi triển tột bực khinh công, cũng không thể đuổi theo kịp, theo thân pháp của hắn đã vượt lên hàng nhập hóa xuất thần.
Nghĩ đến đây chàng lại leo lên một cột tòng già cao ngất trời đưa mắt nhìn xuống quan sát chỉ thấy núi non vắng lặng, gió thổi rạt rào, mây bay lơ lửng, ngoài sự tỉnh mịch của màng đdêm không có một tiếng động mạnh nào.
Chàng đưa tay tỳ vào cành cây nhìn về hướng Thiếu Lâm tự, chuông lặng, trống êm mõ dừng, tiếng niệm kinh đã dứt, các phòng đèn đuốc sáng choang, chắc là buổi khai đàn đã mãn nên tăng chúng trở lại phòng nghỉ ngơi.
Vì muốn chứng tỏ sự thanh bạch của chính mình, Cừu Thiên Hiệp giở thuật khinh công quay trở lại chùa.
Chẳng muốn làm phiền mọi người, chàng bèn vượt tưoờng theo lối cũ, xuyên qua “Hạc đình” đi lần vào mái Vân Hiên, khi vừa bước vào cửa Vân Hiên thêm một việc làm chàng đứng ngẩn ngơ như con gà trống lạc bầy.
Nguyên chàng đã thấy Ngộ Phi đại sư tay lần tràng hạt, đầu đội mũ tì lư, mình khoác bộ cà sa gấm chân đi hài cỏ, tựa hồ như chưa kịp thay pháp y, mà lo tiếp khách, gương mặt vẫn trang nghiêm đáng kính, và sắc diện vẫn từ tường khả ái như độ nào.
Ngồi đối diện với Ngộ Phi đại sư, chẳng phải Nhan Như Ngọc thì ai vô đó ?
Nàng vừa thấy Cừu Thiên Hiệp bước vào nhà, vội nhìn Ngộ Phi đại sư nói:
– Cừu Thiên Hiệp đã trở lại !
Ngộ Phi đại sư vội đứng dậy, chấp hai tay trước ngực thi lễ, nói:
– Thiếu hiệp ! Chẳng mấy thuở đến đây ! Lão nạp bận khai đàn thuyết pháp, nên chậm tiếp đón ! Để Thiếu hiệp phải chờ lâu !
Nhan Như Ngọc không để Cừu Thiên Hiệp lên tiếng đáp, nàng ngắt lời thưa:
– Chúng tôi quá mạo muội, lúc đại sư đang công quả. Tôi và Cừu Thiên Hiệp mạn phép dạo khắp hoa viên mới về đây …
Cừu Thiên Hiệp hoảng lên không biết nói sao cho ổn, chỉ mỉm cười khổ sở tiếp:
– Xin đại sư miễn trách cho !
Ngộ Phi đại sư mỉm cười nói:
– Thiếu hiệp chớ …
Lời nói chưa dứt, đột nhiên ngoài Vân Hiên chạy vào một vị lão tăng tuổi trạc ngoài năm mươi, thân hình ốm nhỏ, thần sắc nhợt nhạt tỏ vẻ kinh hoảng vô cùng, khi vừa bước vào lão đã run rẩy lên chưa thốt được tiếng nào.
Ngộ Phi đại sư nghiêm sắc mặt điềm đạm hỏi:
– Sư đệ ! Ngươi là bậc trưởng lão của bổn môn, có quý khách ngồi đây, sao tự tiện vào như thế ?
Vị lão tăng đột nhiên quỳ sụp xuống, vòng tay lạy đại sư run rẩy nói:
– Ngộ Thanh tôi đáng muôn thác, xin chưởng môn đúng quy giới … !
Cừu Thiên Hiệp tái mặt nói thầm:
“Vào mái Vân hiên trong lúc có khách là vô lễ thật, song đâu phải là việc nghiêm trọng phải bái quy, thật là quy giới chùa Thiếu Lâm quá nghiêm khắc !” Không ngờ, Ngộ Phi đại sư chớp nhanh viên mi bạc, sự nghi ngờ bốc lên đầy mặt, bằng giọng nói hiền lành trìu mến bảo:
– Sư đệ ! Hãy đứng dậy ngay ! Có gì lạ xảy ra ư ?
Ngộ Thanh tăng trương không đáp, mà đưa mắt nhìn Cừu Thiên Hiệp và Nhan Như Ngọc.
Nhan Như Ngọc nét mặt tự nhiên, không có vẻ gì kinh nghi cả.
Bấy giờ, Ngộ Phi đại sư chợt hiểu vì sự có mặt của khách lạ, nên Ngộ Thanh không dám mở lời, bèn đứng dậy bước ra ngoài, vừa quay sang Cừu Thiên Hiệp bảo:
– Đây là việc nhà của bổn môn !
Ngộ Thanh tái mặt nói nhỏ vào tai Ngộ Phi đại sư vài câu.
Ngộ Phi đại sư nghe qua biến sắc, viền mi trắng run loạn lên lão vội chắp tay hướng vào Cừu Thiên Hiệp và Nhan Như Ngọc nói:
– Xin nhị vị thí chủ ngồi nghỉ, lão nạp đi đây có chút việc trở lại ngay !
Nói xong, không chờ hai người trả lời, mà Ngộ Phi bước nhanh ra Vân Hiên, Ngộ Thanh đưa mắt nhìn Cừu Thiệp vàn Nhan Như Ngọc lần nữa, mới nối gót theo sau Ngộ Phi đại sư.
Bấy giờ, dưới mái Vân Hiên chỉ còn có Nhan Như Ngọc và Cừu Thiên Hiệp.
Nhan Như Ngọc vội lên tiếng hỏi:
– Thiếu hiệp, ngươi đi đâu trong nháy mắt đã bặt tăm, không thấy bóng hình gì cả ?
Cừu Thiên Hiệp nghe qua mắng thầm:
“ Thấy quỷ ! Rõ là chớp mắt ả đã biến mất mà còn hỏi ngược lại ta ?”, bèn mỉm cười bảo:
– Hừ ! Thì ta đi tìm ngươi chứ đâu ?
Nhan Như Ngọc tựa hồ như không thắng lý, chỉ cúi đầu nín lặng, bằng một giọng nói ngập nhừng bảo:
– Ta … ư … ta đi ra sau hòn giả sơn.. Cừu Thiên Hiệp rủa thầm:
“Rõ khỉ ! Hóa ra nàng đi … ” Chàng lại nghĩ:
“Lúc đầu ta tưởng nàng đã có những hành vi mạo muội, chứ tại sao chính ta đã tìm khắp sau hòn giả sơn lại không gặp. Nhưng mà, chính ta đã nghĩ lầm cho nàng, vì kẻ ở trong Tàng kinh lầu bay vụt ra là một bóng đen mà nàng lại mặc đồ trắng, hai đàng khác biệt rất xa … ” Nghĩ đến đây, chàng lôi trong bọc ra chiếc khăn tay trắng trao cho Nhan Như Ngọc bảo:
– Cô nương đã đánh rơi chiếc khăn tay !
Nhan Như Ngọc ngạc nhiên tiếp lấy bỏ vào tay áo, tỏ vẻ thẹn nói:
– A ! Xin tạ ân thiếu hiệp !
Tiếng chân bước nặng nề, Ngộ Phi đại sư trở lại.
Cừu Thiên Hiệp và Nhan Như Ngọc vội đứng lên nghênh tiếp.
Ngộ Phi đại sư cau mày dường như có điều gì quan trọng, hai tay chắp trước ngực, trầm giọng bảo:
– Nhị vị đàn việt ! Theo quy điều của tiểu tử, thì không được lưu nữ khách ở lại chùa, còn đêm khuya mà đuổi khách thật là một điều bất đắc dĩ … vậy xin nhị vị lượng thứ … hải hà !
Nhan Như Ngọc đỏ mặt, nhưng trả lời êm dịu:
– Ấy là ngoài ý muốn của đại sư ! Quy giới của quý môn dĩ nhiên là phải áp dụng rồi !
Cừu Thiên Hiệp nhìn thấy gương mặt Ngộ Phi đại sư đầy nét trầm buồn tư lự, đôi mắt từ hòa không ngớt nhìn chàng như muốn bảo điều gì, Cừu Thiên Hiệp bèn lên tiếng trước:
– Xin hỏi đại sư, nếu vãn bối đoán không lầm, đêm nay quý tự có xảy ra một biến cố khác thường thì phải !
Ngộ Phi đại sư cau mày không đáp.
Nhan Như Ngọc lại chen vào:
– Thiếu hiệp ! Chắc có gì khó nghĩ, nên đại sư không tiện nói, vậy chúng ta xin cáo từ cho sớm !
Nói xong, nàng quay mình toan cất bước. Không ngờ, Ngộ Phi đại sư cười khổ sở nói:
– Nói ra chỉ chuốt nhục, nhưng thôi lão nạp sẽ kể cho nhị vị nghe …
Lão nói xong, lại đưa mắt nhìn Cừu Thiên Hiệp không chớp … một khắc sau mới điềm đạm nói tiếp:
– Đêm nay có người xâm nhập vào Tàng kinh lầu vị thích trí chủ kinh là sư đệ Ngộ Thanh, bận điều công quả, trong nhứt thời sơ sót, để cho kẻ lạ lọt vào lấy trộm !
Cừu Thiên Hiệp vốn là người có nhiệt tâm thành thực, cho nên nghe Ngộ Phi nói dứt, chàng mau miệng tiếp lời:
– Thật không ngoài sự liệu định của tôi !
Thật là câu nói chết người.
Ngộ Phi đại sư khổ sở hỏi nhanh:
– À ! Thí chủ đã liệu định sự gì ?
Cừu Thiên Hiệp đáp ngay không do dự:
– Tôi và vị cô nương cùng đi sau lâm viên, thì Nhan cô nương …
Nói đến đây chàng nóng mặt, lúng túng nên không thốt hết câu.
Ngộ Phi đại sư trầm tỉnh nói:
– Á ! Nhan cô nương thế nào ?
Cừu Thiên Hiệp buộc lòng nói thẳng ra những gì đã nghe thấy.
– Nhan cô nương nhân có việc gì đó … mà đi vào phía sau hòn giả sơn, tôi ngồi chờ cạnh bờ hồ chợt có một bóng người từ trong Tàng kinh lầu bay vọt ra ngoài !
Ngộ Phi đại sư vồn vã hỏi:
– Một bóng người … Ở đâu, bao giờ ?
Cừu Thiên Hiệp ra dáng nghĩ ngợi, một lúc lâu mới nghiêm giọng nói:
– Lúc tiếng chuông, trống đổ liên hồi trên Chánh diện có lẽ gần bế giảng buổi hầu đàn, bây giờ tôi nhìn thấy một bóng đen, từ trong Tàng kinh lầu bay vút ra, mau như cánh én nên không thấy rõ mặt mũi của người ra sao ? Bấy giờ tôi lại nghĩ “Có lẽ tăng chúng bận công quả, nên có kẻ vào lầu kinh trộm đồ, vì thế tôi đuổi theo tức tốc !
Nhưng có câu chuyện Nhan Như Ngọc chàng đi tìm mãi sau hòn giả sơn không gặp, lại dấu nhẹm không nói.
Ngộ Phi đại sư gật đầu liên tiếp, lại điềm đạm hỏi:
– Lấy theo đà khinh công của thí chủ, mà đuổi theo không kịp bóng đen ư ?
Cừu Thiên Hiệp thở dài, cười khổ sở tiếp:
– Thật là … hoài công ! Tại hạ chỉ đuổi theo hắn ngoài trăm trượng xa chùa và leo lên ngọn cây cổ thụ quan sát vẫn không thấy bóng dáng hắn đâu nữa ! Thật là kỳ dị …
Nhan Như Ngọc không chen vào nói nửa lời, bấy giờ mới mỉm cười lên tiếng:
– Chẳng có gì lạ. Người đó đủ can đảm xâm nhập vào địa giới Thiếu Lâm, tất phải là tay phi thường độc đáo, thì trách gì ngươi đuổi theo chẳng kịp !
Ngộ Phi đại sư thở dài ảo não, đôi mi bạc phếu run khẽ lên từng nhịp, cặp mắt sáng tinh nhìn thẳng vào mặt Nhan Như Ngọc quay sang nhìn Cừu Thiên Hiệp, bằng giọng nói u trầm đầy thương tâm thống khổ bảo:
– Thật là nghiệt chướng, lão nạp chết vẫn chưa thể chuộc lại lỗi lầm và còn mặt mũi nào đối với mấy đời sư tổ !
Cừu Thiên Hiệp lấy làm lạ vội hỏi:
– Đại sư ! Chẳng nhẽ bọn chúng đã trộm mất trân châu bảo vật cất ở Tàng kinh lầu ?
Ngộ Phi đại sư lắc đầu buồn bã không đáp:
Nhan Như Ngọc nói thêm:
– Nếu không tại sao đại sư ưu sầu như thế ?
Ngộ Phi đại sư chưa kịp trả lời.
Trước Vân Hiên, đột nhiên xuất hiện trên trăm người, họ la hét tưng bừng, tiếng bước chân chạy sàn sạt, hàng mươi ngọn đuốc giơ cao sáng rực cả Vân Hiên, mỗi người tay kiếm, tay đao giơ lên như rừng gươm biển giáo, khí thế hùng mạnh, tựa hồ như vây phủ mái Vân Hiên, bầu không khí bỗng trở nên căng thẳng.