Đào Phùng bị giam đã được hơn một tháng. Trần Xá vì tuổi tác không chịu nổi
hình phạt quá dã man nên đã bỏ mạng trong ngục thất. Nguyễn Tiết thì được tha
ngay hôm bị bắt. Chàng hứa với phân phủ sẽ đi dọ thám bọn cựu thần nhà Lê. Đó
là câu nói thầm đã khiến phân phủ vui mừng truyền cởi trói cho chàng.
Còn Đào Phùng, trong thời kỳ ấy, đã năm phen bị hành phạt roi song và kìm
cặp mà vẫn không chịu cung khai, một mực nói mình chỉ phạm có một tội: tội làm
con bậc trung thần nhà Lê.
Một buổi sáng, tiết xuân ấm áp, Đào Phùng hồi tưởng tới hồi tự do đi chơi
ngoạn cảnh, cùng anh em uống rượu làm thơ, mà trong lòng sinh ra mối hoài xuân,
man mác. Mấy ngày tết nguyên đán, tiếng pháo nổ ran, chàng nghe như lời trêu
ghẹo, nhưng chàng chỉ căm tức mà không buồn rầu. Hôm nay, trong phòng ngục
chật hẹp, sự yên lặng đã khiến chàng buồn rầu mà quên hẳn lòng căm tức.
Qua hàng chấn song sắt cửa sổ, màn mưa bay lờ mờ làm tăng vẻ dịu của cảnh
trời muộn, Đào Phùng cúi xuống nhìn hai chân sỏ trong cùm rồi lắc đầu, thốt ra
một tiếng thở dài đau đớn.
Bỗng chàng nghe có tiếng lao xao ở phòng binh lính giáp vách với ngục
phòng. Chàng lắng tai nghe được câu chuyện của lý trưởng sở tại với người cai lệ.
Lý trưởng đem biếu quan cái thủ lợn và chú cai vòi lễ mới chịu trình quan.
Đào Phùng liền lên tiếng nói đổng:
– Lâu nay bị giam them rượu quá. Giá được chén một bữa thỏa thích thì cung
khai hết mọi điều.
Người cai nghe rõ, hấp tấp chạy lên cung đường trình bày cùng phân phủ. Tức
thì có lệnh tháo cùm cho phạm nhân Đào Phùng và cho phép y được lên nhà trè
xơi rượu
Phân phủ thân đến mời Đào Phùng một chén đầy mà nói rằng:
– Nếu Đào quân cung khai bốn điều ấy thì không những được uống rượu mãi
mãi, mà còn được cất nhắc lên làm quan nữa kia. Bốn điều ấy bản chức ôn lại để
Đào quân nhớ cho. Là: Ai giết Nguyễn Kha? Lê hoàng phi hiện trốn ở đâu? Phạm
Thái hiện ẩn ở đâu? Nơi sào huyệt của bọn Phạm Thái ở đâu?
– Dạ, đại nhân để tôi uống rượu đã.
– Được, xin mời Đào quân uống cho thỏa thích. Hết, xin lại gọi thêm.
Hơn một giờ sau nghe tiếng ngâm thơ sang sảng ở nhà trên, phân phủ liền đi
xuống, vui vẻ hỏi:
– Đào quân sơi rượu rồi?
– Bẩm đã. Đa tạ đại nhân thết đãi một tên tù quá hậu… ước gì bữa nào đại nhân
cũng cho ăn uống no say như thế.
Phân phủ cười hả hả:
– Cái đó tùy ngài cả. Cung khai sự thực xong thì muốn gì mà bản chức chẳng
tâu lên thiên tử ban cho.
– Cung khai thì cố nhiên là tôi cung khai, nhưng thưa đại nhân, tôi có một tính
rất xấu: cơm rượu xong cứ phải tiêu khiển một ván cờ, hoặc một hội tổ tôm. Giá
đại nhân chuẩn cho sự nguyện vọng ấy thì tôi xin thú nhận hết các tội.
Phân phủ ngẫm nghĩ. “Hay thằng này lại giở quẻ đây? … Được ngươi cứ gan…
Ta đến phải cho ngươi nếm mùi võng thịt mới xong ? ”
Đào Phùng cũng nghĩ thầm: “Thú nhận? Rồi mày biết tay tao thử cung khai
chính mày là thủ phạm, vợ mày là đồng đãng xem mày còn giở ra thứ hình phạt gì
có thễ dã man hơn được nữa?”
– Đào quân nói gì tôi quên bẵng mất… Đào quân miễn chấp. Tôi đãng trí lắm.
– Dạ tôi đâu dám. Vừa rồi tôi xin đại nhân cho phép tôi hầu đại nhân một ván
cờ hay một hội tổ tôm.
Phân phủ mỉm một nụ cười ghê gớm:
– Bản chức cờ còn thấp lắm, địch sao lại Đào quân lắm mưu nhiều trí. Còn như
tổ tôm thì không đủ quân. Vả, thiết tưởng hai cách tiêu khiển ấy nhu nhược lắm,
buồn tẻ lắm. Tôi xin hiến Đào quân một cách tiêu khiển khác hùng tráng mà cảm
động hơn nhi ều. . .
Liền gọi viên đội trưởng mà bảo thầm mấy câu. Lát sau, mấy tên lính dẫn đến
trước mật hai người một tội nhân cỗ mang gông nặng, tay bị trói quặt về sau lưng.
Phân phủ trỏ tên tù, nói với Đào Phùng:
– Đây là một thằng tướng cướp rất lợi hại ở vùng này quan phân suất vừa bắt
được tối hôm qua. Tôi sai nó làm trò để Đào quân coi cho đỡ buồn nhé?
Rồi quay hỏi tên kia:
– Mày đã thú nhận chưa?
Tên cướp vờ khóc:
– Bẩm ông lớn, ông lớn thương con phận nào, con được nhờ phận ấy. Quả thực
con là người lương thiện.
Phân phủ quát tháo:
– Lương thiện à? Đốt nhà giết người, lấy của mà là lương thiện thì thế nào mới
là tàn ác hở tên…
Một dịp cười làm cho phân phủ ngừng bặt:
– Cái gì mà Đào quân cười dữ dội thế?
– Thưa đại nhân, tôi nghĩ đến bọn giết người lấy của mà vẫn tưởng mình là
lương thiện, thì tôi tức cười đến chết.
Chàng lại cười. Phân phủ cố nén giận, nghọt ngào bảo chàng:
– Đấy ngài coi, thằng tướng cướp này giết biết bao nhiêu lương dân mà dám tự
cho mình là lương thiện thì còn trời đất nào nữa? … Nhưng tôi đã có cách trừng
trị nhân tiện hiến ngài một cuộc vui hiếm có.
Rồi bảo tên cướp:
– Mày không xưng, quả thực mày không xưng?
– Bẩm ông lớn, con biết điều gì mà xưng?
– Lính đâu?
Tiếng dạ ran. Mấy người lính chạy lại.
– Sắp sửa khí cụ hình phạt để làm võng thịt hầu Đào quân coi.
Tức thì kẻ đi lấy thừng, lấy giây đàn, kẻ bê đá, bê gạch đến, rồi dùng giây đàn
buộc hai ngón tay cái hai ngón chân cái tên tướng cướp lại với nhau. Trong khi ấy,
một người lính khác đã leo lên cây bàng mắc vào một cành hai đoạn giây thừng
lớn Xong, họ buộc hai đầu thừng vào đầu ngón chân và ngón tay người bị trừng
phạt mà kéo lên cao, trông như cái cõng vậy: “Võng thịt”. Tên tướng cướp đã gan,
cố cắn răng không kêu khóc. Nhưng khi người ta lạnh lùng đặt một phiến đá lên
bụng hắn mà đưa người hắn như đưa võng thì hét lớn lên một tiếng: “ối?”
Đào Phùng lại cất tiếng cười the thé.
– Ngài cười gì vậy?
– Tôi cười để khen ngợi đại nhân đó mà thôi, xin đại nhân đừng vội giận. Cách
xử án của đại nhân khiến tôi nhớ tới một người hiền đời xưa.
Phân phủ, trong lòng căm tức nhưng vờ vui tươi hỏi:
– Người hiền ấy là ai thế?
– Người ấy là Triệu Công. Ngày xưa Triệu Công xử án ở gốc cây bàng. Lòng
công bằng của ngài đã khiến người ta phổ vào bản đàn câu hát: “Tế thế cam
đường, vật tiễn vật phạt…” Ngày nay đại nhân cũng xử án ở một cành bàng. Cành
bàng tuy có cao hơn gốc bàng nhưng cũng thế thôi.
“Được, lát nữa xin sẵn lòng treo anh lên một cành cao hơn.” Phân phủ nghĩ
vậy rồi hầm hầm truyền lính lật sắp tên tướng cướp xuống và đặt trên lưng hắn ta
một phiến đá nặng hơn.
Giữa lúc ấy có tiếng hát ngoài cổng.
Phân phủ lắng tai nghe và bảo một tên lính:
– Đứa nào hát nghêu ngao thế? Mày ra xem…
Một lát, tên lính trở về nói:
– Bẩm ông lớn, đó là một bọn mãi võ, đi múa hát kiếm ăn. Chúng xin vào hầu
ông lớn.
– Đuổi cổ nó ra?
Đào Phùng vội can thiệp:
– Sao đại nhân không cho phép chúng nó vào múa gươm để tôi được coi nhờ
với Thưa đại nhân trong bọn biết đâu không có kẻ đại tài mà đại nhân có thể dùng
làm thủ túc được !
Phân phủ gật gù:
– Cũng có lẽ.
Liền truyền lệnh gọi bọn kia vào. Tức thì bốn người nai nịt gọn gàng, mạnh
mẽ dõng dạc bước tới. Người đi đầu là một tráng sĩ vào trạc ba mươi tuổi, hai
người đi kèm hai bên ý chừng là em trai và em gái tráng sĩ, vì cùng một nét mặt
rắn rỏi, xương xương với cặp mắt xếch ngược và trong sáng. Theo sau, một người
gánh đôi hòm lớn, trông càng lực lưỡng hơn.
Cả bốn người kính cẩn dập đầu xuống sân làm lễ. Phân phủ hách dịch hỏi:
– Chúng mày biết làm những trò gì?
Một tiếng “ái” rất lớn trả lời lại, đó là tiếng kêu của tội nhân bị treo trên cành
bàng. Phân phủ quát:
– Hãy cho phép nó nằm yên đấy: Đừng đặt đá lên lưng nó vội, để ta coi mấy
đứa này làm trò cùng múa võ đã.
Rồi quay về bọn mãi võ:
– Tao hỏi: chúng mày biết làm những trò gì?
Người trùm lễ phép thưa:
– Kính bẩm đại nhân chúng tôi biết đủ các món võ, biết làm, biết hát những bài
ca múa gươm. . .
– Vừa múa gươm vừa hát có được không?
– Bẩm được lắm chứ.
– Vậy múa hát ta coi thử nào?
Chàng liền vừa múa vừa ca rằng:
Ta, tráng sĩ hề, gặp thời loạn lạc,
Như cá gặp nước hề? ta vẫy vùng,
Bõ bút nghiên hề? Toàn đồ vô dụng.
Một ngựa một gươm hề ? một cây cung,
Với lòng dõng cảm hề? Với chí lớn,
Ta xông xáo hề? trong đám mông lung,
Chiếc chiến bào của ta hề? Đẫm máu,
Bên tai ta hề? Súng nỗ đì đùng,
Ta, tráng sĩ hề? Vào trong trận địa.
Như cá trong nước hề ? Ta vẫy vùng ?
Đào Phùng vỗ đùi khen ngợi:
– Hay? Hay lắm?
Lần lượt bốn ngưòi kế tiếp nhau múa gươm, múa dáo, múa đại đao. Sau hết,
người trùm xin chia ra làm hai cánh, giả đánh nhau để hiến phân phủ một cuộc vui
hiếm có. Đào Phùng lấy làm thích chí, cười nói:
– ồ, thế thì đẹp lắm nhỉ. Giá đại nhân cũng cho phép tôi múa may với họ thì
vui biết chừng nào.
Phân phủ chưa kịp trả lời thì bốn người mại võ đã kẻ đao, kiếm, kể dáo, kích
đanth nhau loạn sạ. Bỗng huych một tiến, giây thừng treo tội nhân đã đút và
nhanh như cắt, một người đã cổi trói cho va, trong khi ba người sấn vào đâm chém
phân phủ. Lính tráng hoảng hồn vớ lấy ghế giơ lên đỡ. Nhưng bọn kia cũng chỉ
đánh dọa để mở đường mà thôi. Vụt một cái cả năm người đã ra khỏi cổng chạy
miết.
Nhân lúc phân phủ và binh lính chạy hỗn loạn và kêu la ầm ĩ, Đào Phùng lẻn
được ra cổng, trốn thoát.