Nhị nương nóng ruột, thực không phải vô cớ nếu ta tin có sự viễn truyền tư
tưởng.
Mà sao lại không có?
Thực vậy, Ở Tiêu Sơn, anh em đồng chí rất mong mỏi Nhị nương, vì gặp nhiều
sự nguy biến, và cần phải có tài do thám của Nhị nương để phá sự do thám khốc
liệt của triều đình.
Trong mấy tháng trời, nhà ngục thất phủ Từ Sơn không đủ chỗ giam tội nhân,
đến nỗi đã phải dựng thêm một nhà nữa. Mà sự bắt bớ và tra tấn vẫn tiến hành, sự
canh phòng thì rất cẩn mật. Viên phủ tri đã xin thêm lính trấn về và lại mộ thêm
lính dõng nữa. Hình như sau khi quân giặc luôn hai lần náo động phủ đường, viên
phủ tri lấy làm căm tức lắm, thề răng thế nào cũng báo thù lại một cách đích đáng.
“Muốn báo thù phỏng có khó gì? Viên phủ tri vẫn ngẫm nghĩ thầm, rồi lập tức
kén những tay tài giỏi, tài về ngôn ngữ giảo quyệt, và giỏi đủ cả các môn võ hiểm
để phòng thân. Một mặt cho bọn ấy đi khắp các làng, các xóm trong dân quê do
thám, một mặt dùng tiền để dụ những học trò nghèo hay chữ mà họ đóan chừng
thuộc đảng Lê thần.
CỐ nhiên có nhiều kẻ túng đói giả danh là thuộc đảng nọ đảng kia ra tâng công
khai man hết điều này điều khác, mục đích chỉ cốt được l~nh tiền thưởng. Rồi vì
thù riêng cũng có, vì người ta xui dục cũng có chúng nó cung khai ra toàn những
người hoặc có chút danh vị, hoặc có chút tư bản. Nào người này đã nhiều lần oa
trữ Phạm Thái, nào Ở nhà kia họ thấy cái áo lụa của bà Hoàng phi. Trí tưởng tượng
của họ đem đến cho họ chẳng thiếu gì tang chứng. Nếu xét ra tang chứng ấy không
có, thì hắn là kẻ tàng nặc đã tiêu hủy đi rồi, tội càng nặng. Nhưng tội nặng ấy cũng
sẽ được tiêu hủy, nếu tội nhân có đủ trí thông minh trong khi nói chuyện riêng với
viên phủ tri hay viên phân suất Ở nơi nhà tư.
Thôi thì tiếng kêu khóc của bọn bị tra tấn chẳng ngày nào là không làm rung
động lòng dân đối với hai viên quan đã lên đến cực điểm. Đi đâu cũng nghe thấy
lời ta thán, thì thầm với nhau, trong khi cặp mắt nhớn nhác nhìn trước nhìn xem có
ai nấp đâu đó nghe trộm. Phòng bị như thế mà co lkhi cũng không thoát đấy. Một
lần một người bị bắt lên phủ, vì một câu khí khái hão nói riêng với vợ Ở trong
phòng kín. Người ấy kinh ngạc thú nhận, nhưng nhờ về một thứ mà ai cũng có thể
đoán ra, người ấy được tha ngay. Sự thám thính có hiệu quả ghê gớm như thế làm
cho nhân dân hạt Từ Sơn sinh ra nao núng, ngờ vực. Cha con, anh em, vợ chồng
cũng không dám tin nhau nữa.
Kể ra, tuy sự do thám có kết quả mà viên phủ tri cũng chỉ biết bắt giam những
người ra mặt hay ngấm ngầm phản đối triều đình Tây Sơn. Còn những người ấy
thuộc đảng nào vẫn chẳng sao dò ra được. Cách lập đảng bí mật, tính kín đáo và
chí gan liều của các đảng viên làm cho sự tra khảo mất hẳn hiệu nghiệm. Chẳng
thế mà chưa một lần nghe đọc đến tên đảng Tiêu Sơn, tuy trong đám tội nhân bị
giam có rất nhiều đảng viên: Ba nhà sư bị bắt đương đi phát hịch và đến hơn chục
người Ở ngoài tăng già.
Giữa thời bắt bớ nhộn nhịp ấy, một buổi chiều bốn người lực lưỡng, y phục
nai nịt gọn gàng khiêng đến phủ Từ sơn một cái củi lớn nhốt một thiếu niên dõng
sĩ vẻ mặt tuấn tú, thân thể vạm vỡ. Người ấy mặc có một cái quần vải thô; cái khăn
nhiễu tam giang đội vụng che không kín hết cái đầu chơm chởm tóc mọc cứng như
cỏ ruộng mới cắt. Mình mẩy cởi trần và mang đầy những vết thương còn rớm
mau.
Thấy bốn người khiên cái cũi xồng xộc đi vào cầu treo, lính canh cổng giữ lại
hỏi:
– Đi đâu?
Bốn người đặt cái cũi xuống đất, nói vào hầu quan có việc rất khẩn cấp.
– Nhưng việc khẩn cấp là việc gì mới được chứ? Mà các chú nhốt con gì Ở
trong cũi thế?
Thật ra mắt chú lính cũng hơi kèm nhèm, nên đứng đằng xa nhìn thấy vật đen
lục đục trong cũi, chú ta đoán già ngay rằng bọn kia đi săn bắn được con hươn nai
khiêng đến biếu quan. Không nghe thấy trả lời, người lính lại hỏi:
– Ư, các chú biếu quan con gì thế?
– Người ?
Chú lính kinh hãi:
– Người ? Biếu người ?
Bấy giờ chú mới lại gần ngắm nghía kẻ bị nhốt trong cũi:
– ấy này? ăn cắp, ăn trộm gì mà các chú đánh người ta máu me thế kia?
– Nhờ cậu vào trình quan cho, rằng chúng tôi khiêng đến nộp quan một tội
nhân rất quan trọng.
Chú lính gắt:
– Nhưng người ấy là ai mới được chứ?
– Phạm Thái ?
Tức thì mặt người lính tái hẳn đi. Rồi người ấy ấp úng:
– Phạm… Thái. Người bị nhốt trong cũi là Phạm Thái?
Người nọ bảo người kia, nhắc đi nhắc lại hai chữ Phạm Thái. Chỉ trong chốc
lát, cái tên ghê gớm ấy truyền Ở cửa miệng khắp mọi người trong phủ. Đến nỗi
người lính canh cổng chưa kịp vào trình báo, hai viên phân phủ và phân suất
đương nguồi nói chuyện Ở công đường đã tất tả chạy ra cổng:
– Đâu? Phạm Thái đâu?
Ai nấy đứng giãn ra. Người lính lại gần giơ tay trỏ bọn khiêng cũi mà nói
răng:
– Bẩm ông lớn bốn tên này vừa đem nộp.
Cặp mắt ngờ vực của viên phân phủ đăm đăm nhín thẳng vào mặt bốn người:
– Chúng mày bắt được Phạm Thái? BỘ chúng mày bắt nổi Phạm Thái?
Một người trong bọn lễ phép lại gần, vái dài, trả lời:
– Bẩm hai ông lớn, Nguyễn công tử chúng tôi sắp đến hầu hai ông lớn. Công
tử chúng tôi cho chúng tôi khiêng tội nhân đến nộp trước, rồi xin lại sau.
Đoạn, người ấy thuật rất rành mạch cuộc chiến đấu của Nguyễn công tử với
Phạm Thái; Nguyễn công tử Ở Sơn Nam, lên ngoạn du trấn Bắc vì nghe tiếng miền
Bắc có nhiều thắng cảnh, mà số anh hùng hào kiệt lại rất đôgn. Công tử là người
võ nghệ cao cường, văn chương lỗi lạc, nhưng không hề khinh xuất sự thủ thân
bao giờ. Vì thế đi đâu cũng có một bọn bốn kẻ dõng sĩ theo liền bên hộ vệ đề
phòng sự công kích bất thần.
Buổi trưa hôm nay vừa sang qua bến đò Kim lũ thì gặp một người tự xưng là
Phạm Thái đêm theo dăm tên bộ hạ ra cản đường đòi tiền mãi lộ. Nghe hai chữ
Phạm Thái, Nguyễn công tử chẳng nói chẳng rằng, xuống ngựa rút kiếm xông vào
đánh liền. Phạm Thái cũng rút dao ra nghênh địch.
Nghe người khiêng mình kể chuyện, Phạm Thái Ở trong cũi luôn mồm lớn
tiếng chửi rủa. Đến nỗi viện phân suất cáu tiết phải đạp mạnh vào cũi mà mắng
răng:
– Im ngay? Tên giặc cỏ ?
Rồi quay lại bảo người kia kể nốt câu truyện.
– Bẩm hai ông lớn, võ nghễ Phạm Thái, người ta ca tụng quả không ngoa.
Công tử chúng tôi phải dùng mưu mới đánh ngã được hắn. Mưu ấy là giả thua để
Phạm Thái đuổi theo, rồi bất thình lình quay lại đánh miếng đà đao.
Một tiếng chửi lớn Ở trong cũi bay ra:
– ĐỒ khốn nán? ĐỒ cắn trộm? Còn khoe mẽ gì?
Viên phân phủ lại bên cũi ghé mắt nhìn qua khe chấn song. Phân suất vội vàng
kêu:
– Ngài đứng xa ra một tý.
Người kể chuyện lễ phép thưa:
– ông lớn không ngại. Chúng tôi đã trói cẩn thận chân tay hắn rồi.
Quả thật chân tay người bị nhốt đều nặng trĩu những giây thừng. Phân suất
ngắm nghía, mỉm cười hỏi:
– Khốn nạn? Mình mảy bị đầy những vết thương như thế kia có đau không?
Phân phủ trù trừ:
– CÓ lẽ hãy để đến mai. Bây giờ gần tối rồi trông không rõ, ta hãy cứ tống cái
cũi vào ngục thất đã, như thế chắc chắn hơn.
Quả thực, câu truyện chiến đấu kể dềnh dàng mất đến quá nửa giờ, nên lúc đó
trời đã sặp tối Phân phủ liền cho khiêng cũi Phạm Thái vào ngực. Bốn người nhà
Nguyễn công tử cùng xin theo xuống trại ngồi chờ chủ sắp đến.