Hậu cung tưng bừng lên trong tiếng đàn sáo réo rắt âm vang. Thái giám, cung
phi, mỹ nữ tấp nập ra vào, nhiều người chạy chân không bén đất.
Cù Thái Hậu bày yến tiệc giữa đêm, biến hậu cung nhà Triệu thành một tiên
lầu trên đất Hán.
Hậu cung đã từng chứng kiến bao chuyện nhơ nhớp do Cù thị gây ra nhưng
nào ai dám hé môi.
Vài ba ngày Thái Hậu lại truyền bày yến tiệc, nhất nhất mỗi thứ từ ca nhạc, y
phục đến món ăn đều theo đúng với lối Tàu. Cù thị muốn cho tình nhân và em trai
mình tận hưởng những thú vui còn đượm nhiều hương vị của đất nước Tàu.
Cung phi, mỹ nữ đều một loạt ăn mặc theo cung tần của hoàng đế, nhởn nhơ
trong vườn Ngự Uyển, đèn lồng sáng trên tay uyển chuyển uốn mình theo điệu
nhạc
Hàng trăm mỹ nữ được tuyển chọn học theo vũ khúc trong hậu cung Hán đế
để chúc rượn dâng hoa.
An Quốc Thiếu Quý và Cù Lạc mặt tình nghiêng ngửa, nhắc nhở đến những
thú vui bốn mùa ở đến kinh đất Hán.
Giờ phút ấy An Quốc không còn là sứ giả nữa mà đã trở thành một vị Vương
đế Hắn ngã ngớn bên mình Thái Hậu trước mặt bọn cung tần, thái giám, giữa lúc
Cù Lạc say sưa với hương sắc diễu kiều của đoàn mỹ nữ vừa bị tiến cung.
Hậu cung nhà Triệu đã biến thành một tửu điếm. Các phi tần uất nghẹn, bầm
gan trước sự chuyên quyền của Cù Thái Hậu nhưng ai dám hé môi để phải mất
đầu
Biết bao nhiêu cung nữ vì để lộ nét buồn trên gương mặt hay chống lại sự sàm
sỡ của tướng Cù Lạc mà phải bị hành hạ thảm thương.
Uất khí đã bao trùm lên cung cấm, nhưng Cù Thái Hậu vẫn ngang nhiên đùa
cợt với tình nhân trước mắt mọi người.
Sau khi hạ lệnh cho ĐÔ thống Phi Hồng Xà, đem binh mai phục bắt đồng đảng
của Hoàng Quốc Kính và bí mật cho ban do thám sát hại Thái Tử, Cù thị khoan
khoái vô cùng và tin tưởng vào sự thành công chắc chắn của mình. Từ nay, bà sẽ
là bá chủ nước Nam này.
An Quốc Thiếu Quý đã ngà ngà say. Sự kính cẩn giả vờ hàng ngày để qua mặt
quần thần giờ phút này cũng tiêu tan mất? An Quốc ngồi sát vào mình Cù thị cất
giọng lè nhè:
– Hậu ơi, Hậu? Rót rượu vào để cạn chén cùng ta.
Cù thị nhìn người yêu say sưa, ngây ngất trong tiếng nhạc vang lừng:
– Chàng hãy uống đi để mừng thành công của chúng ta? Giết Kiến Đức, diệt bè
đảng Hoàng Quốc Kính, nước Nam từ nay trong tay thiếp.
– A ha? Nước Nam này trong tay hậu và trong tay ta nữa chứ? Ta là vua mà?
Cù Lạc đang nằm bên cạnh đoàn mỹ nữ nghe lọt những lời ấy vào tai, vụt ngồi
dậy cười to lên:
– ồ? Cả hai chưa chi đã bội bạc ta? Nếu không có đại quân của Cù Lạc trấn giữ
Phiên Ngung này thì làm vua với ai chứ?
Cù Thái Hậu nhìn em cười ngặt nghẽo:
– Thôi đi ông tướng? Chưa chi đã sợ mất phần? Ai sẽ làm Tổng trấn Hán triều
trên đất Nam khi sáp nhập vào đất Hán?
Cả ba cùng cười vang động hậu cung khiến bọn nhạc công kinh sợ ngưng
tiếng đàn, tiếng sáo, bọn cung phi run rẩy nép mình vào màn trướng.
ở đây họ rất sợ những giờ phút nguy hiểm này. Thái Hậu và hai thượng tướng
kia, khi giận lên hay vui thái quá, bọn cung tần, thái giám rất dễ mất đầu?
Cái chết như chập chờn trước mắt và ảm ảnh họ mãi không thôi.
Cho nên mỗi lần Cù thị, An Quốc Thiếu Quý hay Cù Lạc làm ầm lên là cung
phi, thái giám, nhạc công đều run sợ cho tính mạnh mình và đồng bạn.
Thái Hậu đang vui cười bỗng nghe ngưng tiếng nhạc và mất bóng các cung
phi thì quắc mắt nhìn lên:
– Bây đâu? Ai cho phép ngưng tiếng nhạc? Có muốn mất đầu chăng?
âm nhạc lại nổi lên réo rắc. Các cung phi, mỹ nữ lại rời ch ỗ núp uyển chuyển
bước ra và ai nấy đều nhìn Thái Hậu lấm lét, kinh hoàng.
Thái Hậu đã nằm xuống bên sứ giả, nhìn tình nhân với đôi mắt đắm đuối, đê
m ê…
Từ bên ngoài, một hộ vệ quân tiến vào quỳ xuống. An Quốc Thiếu Quý, Thái
Hậu và cù Lạc đều ngồi phắt dậy nhìn.
Thái Hậu cất tiếng hỏi:
– Hộ vệ quân? Chuyện gì thế?
– Dạ có đ ội trưởng do thám khẩn khoản xin vào yết kiến.
An Quốc thét lên:
– Bảo hắn sáng mai sang dinh ta? Ta đang vui, sao lại đường đột vào đây?
Cù thị đưa mắt nhìn An Quốc Thiếu Quý rồi bảo tên hộ vệ:
– Cho hắn vào.
Bà nói nhỏ bên tai người yêu:
– Thiếp nghi có chuyện chẳng lành? Bình thường có bao giờ chúng dám đường
đột như thế đâu
Đội trưởng do thám từ bên ngoài khúm núm đi vào quỳ thụp xuống.
Cù thị hỏi:
– Chuyện gì thế, nói mau?
Đội trưởng nhìn quanh rồi đáp:
– Xin thái hậu cho mọi người ra ngoài, vì là chuyện cơ mật.
Thái Hậu nhìn vẻ hớt hải của đội trưởng không dám chậm trễ, vội cất tiếng:
– Tất cả hãy ra ngoài đóng chặt cửa lại.
Đợi cho bọn chúng đi rồi. Đội trượng khẽ tâu:
– Tâu thái hậu và nhị vị tướng quân, Lệ Hồng và bè đảng đã vào ngục cứu
thoát Hoàng Đề đốc.
Cù thị, An Quốc, Cù Lạc đều sửng sốt kêu lên:
– Sao? Mi bảo sao? Hoàng Quốc Kính trốn thoát? :
Thấy Cù thị đỏ ngầu đôi mắt, tức giận nhìn hắn, đội trưởng run rẩy đáp:
– Vâng? … Lệ Hồng đã ngang nhiên vào ngục… Cứu cha từ đêm qua…
Thái Hậu thét lên:
– Quân canh, Ngục trưởng đâu? Ban do thám đâu? Chúng bây chết hết rồi sao?
Để cho con tiện tỳ hành động như vậy
Viên đội trưởng hồn phi phách tán lập cập nói:
– Dạ… Dạ… Chúng con đều có mặt ở đấy? Có cả công tử Phi Hồng Phong kéo
quân tiếp cứu Nhưng chúng con không làm gì được vì chúng thả bọn tử tù ra.
An Quốc quát to lên:
– Đồ ăn hại ? Võ sĩ đâu? Mau bắt tên Ngục trưởng đến đây.
Cù thị đã bình tĩnh trở lại, khuôn mặt trở nên lạnh lùng sâu hiểm. Bà khẽ nói:
– Hãy khoan? Chàng để mặc thiếp?
An Quốc Thiếu Quý, Cù Lạc đều kinh ngạc nhìn Thái Hậu.
Cù thị khẽ bảo:
– Chuyện này rất quan hệ, không nên làm ồn lên, sẽ bất lợi nhiều hơn.
Rồi thái hậu quay sang hỏi đội trưởng do thám:
– Chúng bây lục soát khắp hoàng thành chưa?
– Tâu Thái Hậu? Đội tuần cảnh của đô thống dưới quyền điều khiển của công
tử Phi Hồng Phong đã hợp với đội do thám lục soát suốt ngày hôm nay vẫn vô
hiện quả.
Thái Hậu ngồi xuống lẩm bẩm:
– Như vậy, chúng đem Đề đốc về đâu? Có thể chúng đưa Hoàng Quốc Kính
vào trú ẩn trong dinh Lữ Gia chăng?
Đội trưởng do thám lắc đầu:
– Tâu thái hậu? Chắc chắn là chúng không đến đó vì quanh vòng dinh Quốc
Công lúc nào cũng có quân ta mai phục ? Đội do thám ta còn lẫn lộn cả bên trong,
nhưng không hề thấy Lệ Hồng héo lánh tới.
An Quốc Thiếu Quý cũng nói vào:
– Hậu chớ quan tâm đến lão già ấy.
Bây giờ thì lão chỉ nghĩ đến sự an thân mà thôi.
Cù Thái Hậu nhìn An Quốc lắc đầu:
– Đối với kẻ thù, chính những lúc ta khinh thường chúng là đáng sợ nhất. Lữ
Gia qua mắt chàng và bọn do thám ăn hại kia, chớ làm sao qua được mắt thiếp.
An Quốc Thiếu Quý có vẻ sửng sốt trước lời nói của Cù thị:
– Kìa? Hậu đã tìm ra được điều gì ư?
Cù thị gật đầu:
– Lữ Gia giả vờ hàng phục ta mà vẫn âm thầm vận động các lão quan chống lại
ta. Việc cứu Hoàng Đề đốc, chắc chắn là do sự sắp đặt của lão già ấy. Chớ ở Phiên
Nhung này ai dung dưỡng cho Lệ Hồng hành động như thế? Hơn một tháng nay,
Lữ Gia cáo bệnh không đi chầu nhưng quân do thám cho biết những lời tấu rối của
các lão quan đều là ý kiến của lão già ấy.
Cù Lạc bỗng hỏi:
– Hiền tỷ lấy gì làm bằng cớ mà quyết đoán như vậy?
– Hiền đệ cứ tin lời ta. Ban do thám riêng của ta cho biết chắc chắn là mỗi buổi
chầu xong, bọn lão quan đều đến dinh thự Lữ Gia để hội họp. Chúng vào dinh
bằng con đường bí mật nên lũ ăn hại của sứ giả làm gì biết được.
An Quốc Thiếu Quý cúi đầu khó chịu vì những lời hống hách của Cù Thái
Hậu, sự khó chịu đó làm cho hắn càng tức giận ban do thám.
An Quốc bỗng quay lại thét viên đội trưởng:
– Nhà ngươi còn đứng đó làm gì nữa? Bước ngay đi và tìm bắt cho được
Hoàng Quốc Kính, bằng không hãy đem chiếc đầu ngươi về đây.
Đội trưởng run rẩy trước lệnh truyền nghiêm khắc đó. Hắn ngước nhìn Cù
Thái Hậu như van xin cầu khẩn vì biết rằng chỉ có Thái Hậu là có uy quyền tuyệt
đối có thể cứu sống được hắn…
Nhưng Thái Hậu vị nể người yêu và ân hận vì những lời nói vừa rồi làm chạm
lòng tự ái của An Quốc nên im lặng để mặc An Quốc la hét.
Cù Lạc là một viên tướng từng xông pha trăng trận nên rất khinh thường việc
Hoàng Quốc Kính thoát thân.
Hắn khẽ nói:
– Hoàng Quốc Kính có thoát ngục cũng chẳng nghĩa lý gì đối với quân binh
của ta. Tại sao hiền tỷ và sứ giả có vẻ bận tâm đến thế?
Cù thị đáp:
– Hiền đệ quên rằng Hoàng Quốc Kính là đề đốc hộ thành ư? Hắn thoát được
tất nhiên toàn thể Hộ về quân đều theo về với hắn. Đây là lực lượng đáng sợ vì
chúng ngày đêm ở kề cận bên ta và rất thông thuộc đường lối trong hoàng cung.
– Nếu hiền tỷ lo ngại thì nội ngày mai, em sẽ cho quân ta thay thế Hộ vệ quân
và đuổi chúng ra khỏi hoàng thành.
– Hiền tỷ rất muốn như vậy, nhưng đã làm thế thì ta phải chiếm hẳn nước nam
này. Chứ thay đổi Hộ vệ quân là loạn lên ngay.
Cù Lạc đứng lên:
– Hiền tỷ cứ lo ngại hão huyền. Đối với quân Nam, năm vạn quân của em cũng
đủ tiêu diệt chúng ? Tại hiền tỷ cứ chần chờ mãi mới trễ nải đến thế này.
An Quốc Thiếu Quý nhìn Cù thị nói:
– Tình thế này, chúng ta không nên kéo dài thêm nữa hậu ạ. Dù sao cũng phải
thay thế đoàn quân hộ thành, chứ để chúng theo về với Hoàng Quốc Kính thì
chúng ta làm sao trở tay kịp.
Cù thị lặng yên suy nghĩ rồi gật đầu nói:
– Vâng? Hiện tại, việc thay đổi hộ vệ quân rất cần thiết, vậy hiền đệ cứ thi
hành. Ta được tin ĐÔ thống Phi Hồng Xà và bọn do thám ở bở Nam Hải rồi thì
quyết định việc chiếm Phiên Nhung.
Cù Lạc đứng lên nói:
– Xin kiếu từ hiền tỷ và sứ giả. Em cần sắp đặt quân binh sẵn sàng để thay thế
hộ vệ quân.
Cù thị nói:
– Hãy khoan? Em đừng làm náo động cả hoàng thành. Để ta tìm cách đưa đội
hộ thành đi nơi khác trước đã… Ta không nên đàn áp chúng.
Cù Lạc phì cười:
– Tùy hiền tỷ định liệu thế nào cũng được. Thực ra đối với ba nghìn quân hộ
thành này quân binh của em không đánh cũng tan.
Cù Lạc nói xong cười ha hả rời hậu cung về dinh. Thái Hậu nhìn theo vô cùng
lo ngại.
Biết lấy cớ gì để đưa đoàn quân hộ thành đi nơi khác bây giờ?
Thực tâm Cù thị chưa định ra mặt chiếm nước Nam vì bà còn muốn lợi dụng
lòng trung liệt của một số quân binh và dân chúng còn tùng phục Ai vương. Bây
giờ thay đổi Hộ vệ quân một cách đột ngột bằng cách đàn áp chúng thì dân tình và
quân sĩ đều thấy rõ mưu của bà…
Cù thị phân vân lắm.
Bỗng bà nghĩ đến đoàn quân của ĐÔ thống Phi Hồng Xà. Sao mãi không thấy
chúng trở về? Công việc ra thế nào vẫn không thấy một ai về báo tin?
Có giết được Thái Tử Kiến Đức và bắt được bè đảng của Hoàng Quốc Kính
chưa? Kế hoạch của bà thành bại thế nào?
Thấy Cù thị ngồi trầm lặng suy nghĩ. An Quốc Thiếu Quý xích lại gần người
hỏi:
– Hậu định thế nào? Ta đàn áp hộ vệ quân ư?
Cù thị ngã vào lòng An Quốc Thiếu Quý nói:
– Trước tình thế này, ta không làm sao khác được. Thiếp chỉ phân vân không
hiểu vì sao Phi Hồng Xà đi mãi không về? Nếu giết được Kiến Đức và bắt trọn bè
đảng Hoàng Quốc Kính ta sẽ chiếm Phiên Ngung ngay.
An Quốc Thiếu Quý lộ vẻ lo âu lẩm bẩm:
– Đàn áp hộ vệ quân? Đàn áp hộ vệ quân?
Cù thị nói:
– Chàng chớ lo ? Thiếp sẽ phân tán chúng ra các vùng lân cận. Đợi khi quân
của Cù Lạc xâm nhập hoàng thành chiếm hết những vị trí quan trọng, thiếp sẽ
tuyên bố là hộ vệ quân toan làm phản nên phải đưa đi trấn các nơi xa. Đội nào
chống lại ta cho diệt ngay.
Cù Thái Hậu ngưng lại một phút rồi nói:
– Tuy nhiên, để đề phòng bất trắc, chàng nên huy động ban do thám canh
phòng khắp nơi trong hoàng thành và bao vây dinh thự Lữ Quốc Công. Biết đâu
chúng sẽ tìm phương thế chống lại…
An Quốc Thiếu Quý đứng lên nói:
– Được rồi? Hậu an lòng. Việc đó để mặc tôi lo liệu.
Cù thị cũng đứng lên tiễn An Quốc ra cửa, rồi quay vào truyền thái giám cho
đòi Phó Đề đốc hộ thành đến hậu cung tức khắc.
Nhưng thái hậu nào ngờ là tất cả việc bàn tính của mình và An Quốc Thiếu
Quý đều không lọt qua mắt thái giám Hồ Lý, bộ tướng của Lữ quốc công.
Hồ Lý quyết đến báo tin cho Lữ quốc công hiểu rõ tình hình, để kịp chuẩn bị
đối phó.
Được lệnh của Cù Thái Hậu, phó đề đốc hộ thành vội vã về dinh triệu lập Hộ
vệ quân, để phân tán đi các ngả. Trong lòng Phó đề đốc không một chút nghi ngờ.
Tiếng chuông thì thùng trong dinh làm cho toàn thể hộ vệ quân thức giấc kinh
hãi chạy ùa ra sâu.
Đợi cho chúng sắp xong đội ngũ, phó đề đốc cất tiếng dõng dạc:
– Quân sĩ, thái hậu vừa được tin, quân nổi loạn từ ba mặt kéo đến hoàng thành,
nên truyền hộ vệ quân ra đón đầu chúng.
Các ngươi hãy chuẩn bị lên đường trước khi trời sáng.
Đội hộ thành gồm toàn những quân thiện chiến được tuyển chọn từ các nơi gởi
ve.
Chúng rất được lòng vua và sẵn sàng hiến thân vì chúa.
Trước kia chúng được đặt dưới quyền chỉ huy của Hoàng Đề đốc nên được
luyện tập rất kỹ càng: Vũ nghệ từng người, thế trận từng đội đều hơn hẳn cách
cánh quân khác
Phó đề đốc là người trung thực chỉ biết tuân lênh vua, nên dù tình riêng lúc nào
ông cũng mến phục hoàng đề đốc, song đối với Ai vương vẫn một lòng trung…
Riêng đoàn quân hộ thành, từ lúc Hoàng Đề đốc bị hạ ngục, chúng bắt đầu rời
rạc và mất hăng hái hơn trước nhiều.
Được lệnh phó đề đốc, chúng liền phân ra làm ba đội gươm giáo chỉnh tề,
nhưng không biết phải đi về đâu?
Phó đề đốc nhìn qua một lượt rồi hạ lệnh cho các Đội trưởng kéo đi ngay và tự
mình đốc xuất đoàn quân đi về hướng Bắc.
Hai độ hộ vệ quân kia, tiến về hướng đông và tây, người người đều yên lặng
nhưng rất phân vân không hiểu phải giáp chiến với quân nổi loạn từ đâu đến? Và
chúng thuộc vào nhóm nào?
Đội quân cuối cùng vừa ra khỏi cổng dinh thì phó đề đốc cũng lên ngựa.
Nhưng một bóng đen từ trên ngọn cây vụt nhảy xuống chân trước đầu ngựa.
Phó đề đốc toan thét gọi quân canh thì bóng đen đã nói:
– Phó đề đốc đừng làm náo động ? Có lệnh của Lữ quốc công đây.
Bóng đen bước đến gần đầu ngựa thì Phó đề đốc đã nhận được kẻ lạ, vội kêu
– O ? Công tử Lữ Kỳ?
Lữ Kỳ nhìn trước… Nhìn sau rồi bảo nhỏ với phó đề đốc:
– Xin ngài vào thơ phòng, chúng ta nói chuyện dễ hơn.
Phó đề đốc nhìn theo đoàn quân vừa khuất dạng rồi đưa Lữ Kỳ vào thơ phòng.
Lữ Kỳ liền lấy một phong thơ đưa cho Phó đề đốc, nói:
– Phó đế đốc tin tưởng vào lòng trung của lữ quốc công chăng?
– Trời? Sao công tử hỏi vậy? Có bao giờ tôi dám nghi ngờ hay trái lệnh quốc
công đâu?
Lữ Kỳ tiếp:
– Tình thế rất nguy ngập ? Quốc Công hiện nay chỉ mong toàn thể tướng sĩ hãy
tin cẩn vào người để cứu nước. Đây bức thơ của người gởi cho phó đề đốc.
Phó đề đốc vội vàng mở thư ra xem:
Phó Đề đốc nhã giám,
Tình thế hiện nay rất nguy ngập cho đội hộ thành vì Cù thị đang lập mưu đàn
áp
Phó đề đốc phải hoàn toàn tin tưởng ở ta để đối phó với chúng.
Mưu mô của Cù Thái Hậu là phân tán Hộ vệ quân để cho quân Hán thay thế
giữ hoàng cung và sẽ loan truyền là Hộ vệ quân làm phản. . .
Phó đề đốc đừng mất mình tĩnh, hãy lẳng lặng cho quân hộ vệ ra khỏi hoàng
thành rồi tụ họp lại và đưa đến vùng rừng núi thôn Cao Đồng, sẽ có người đến
đón.
Phó đề đốc nên thi hành theo lời dặn dò của ta, đừng để hỏng cả mọi việc.
Suốt đời vì dân, vì nước, ta chưa hề phản bội ai. Phó đề đốc hãy tuân lệnh để
cứu dân thoát vòng nguy khốn.
Tề tướng Lữ Gia
Phó đề đốc xem xong thơ, thất sắc nói:
– Phiền công tử về nói với Lữ Quốc Công là tôi sẽ theo đúng lệnh truyền của
ngài.
ông nói xong, nhảy phó lên mình ngựa tiếp:
– Tôi cần phải đi ngay và đúng giờ ngọ trưa mai sẽ đến thôn Cao Đồng chờ tin
của quốc công.
Lữ Kỳ đáp :
– Phó đề đốc đi được bình an, tôi sẽ thưa lại bá phụ tôi.
Phó đề đốc giục ngựa lướt qua cổng rào, chạy theo đoàn quân hộ thành, trong
lúc ấy công tử Lữ Kỳ cũng lần vào bóng tối, leo lên ngọn cây ra khỏi vòng dinh.
Chàng cấp tốc về dinh cho Lữ Quốc Công biết rõ tình hình.
Thái Hậu sự tỉnh giấc, mở mắt nhìn. Trời chưa sáng hẳn? Tiếng khánh đồng
vẫn văng vẳng bên tai.
Cù thị cau mày, ngồi dậy cất tiếng hỏi:
– Chuyện gì thế? Sao lại đánh thức ta?
Thế nữ ngừng tay, không gõ vào chiếc khánh đồng nữa, quỳ thụp xuống tâu:
– Tâu Thái Hậu? Có quan ĐÔ thống Phi Hồng Xà từ Nam Hải trở về. Người
muốn yết kiến Thái Hậu có việc cần.
Cù thị hỏi dồn tới:
– Người ở đâu? Sao không đưa vào đây
– Tâu thái hậu? Người đang đợi lệnh ở phòng khách.
Cù thị đứng phắt dậy, mặc áo choàng, bước sang phòng bên và khép chặt cửa
lại
Vừa thấy Thái Hậu, ĐÔ thống Phi Hồng Xà đứng lên thi lễ:
– Kính chúc Thái Hậu trăm tuổi ? Thần vừa mới về đến đây.
Cù thị hỏi ngay:
– Thế nào? Công việc ra sao?
Phi Hồng Xà ấp úng:
– Tâu thái hậu… Công việc bất thành?
Cù thị sửng sốt hỏi:
– Ngươi bảo sao? Bất thành? Tại sao bất thành?
– Tâu thái hậu? Khi thần đến vùng mò châu thì Thái Tử đã trốn mất.
Cù thị nóng nảy thét:
– Trốn thoát? Còn lãnh binh Kỳ Vệ? Còn quân sĩ? Chúng làm gì mà không giữ
được Kiến Đức?
Như đã sắp đạt s ẵn câu trả lời, Phi Hồng Xà tâu:
– Tâu Thái Hậu? Trong việc này, hạ thần ngờ là Lãnh binh Kỳ Vệ âm mưu cứu
Thái Tử.
– Kỳ Vệ cứu Kiến Đức? Hắn có thể bội phản ư?
– Tâu thái hậu đúng thế? Khi thần kéo quân đến nơi thì hắn bảo Thái Tử đã
trốn thoát. Và chỉ bắt được một thiếu nữ. Thần hạ lệnh lục soát khắp doanh trại và
tra khảo thiếu nữ để tìm ra manh mối thì chính bọn của Kỳ Vệ lại cứu thoát tội
nhân rồi đường hoàng ra cửa chính bằng một chiếc xe song mã.
– Quan đô thống đã bắt được bọn chúng rồi chứ?
Phi Hồng Xà vội tâu:
– Tâu thái hậu? Thần cho quân sĩ đuổi theo nhưng bị chúng phục binh tiêu diệt
tất cả Từ lúc đó, Lãnh Binh Kỳ Vệ bắt đầu chống báng lại hạ thần.
– A ? Tên phản tặc ? Hắn dám trở mặt như thế ư? Quan đô thống đã bắt hắn về
đây chưa?
ĐÔ thống Phi Hồng Xà nín lặng nhìn xuống đất đáp nhỏ:
– Tâu thái hậu? Thần mang theo một số quân rất ít, làm sao đủ sức bắt Kỳ Vệ.
Cù thị cả giận thét:
– Hèn nhát? Đường đường là quan ĐÔ thống đương trào lại sợ tên phản bội thế
ư? Thế quan ĐÔ thống không xấu hổ khi nhìn mặt ta sao? Như vậy không bỏ đi
còn trở về làm gì nữa?
Phi Hồng Xà cúi gầm xuống, mặc tình cho Thái Hậu mắng nhiếc.
Một lúc, thấy Thái Hậu dịu bớt xuống, hắn khẽ tâu:
– Thái Hậu bớt cơn thịnh nộ, cho thần được giải bày. Tất cả quân sĩ đều theo
về với Kỳ Vệ. Thần có liều thân cũng không bắt được hắn mà còn bị hại là khác.
Cù thị cũng nhận thấy hành động của Phi Hồng Xà là đúng, nhưng nhất định
không để yên cho tên Lãnh binh bội phản. Phải bắt cho được Kỳ Vệ đem về đây,
băm vằm cho nát mới đã cơn giận của bà.
Bà quay lại bảo Phi Hồng Xà:
– ĐÔ thống nghe lệnh đây. Hãy điểm một nghìn quân thiện chiến kéo đến Nam
Hải bắt tên Kỳ Vệ về đây. Nếu hắn chống lại cứ giết đi…
ĐÔ thống kinh hãi tâu:
– Tâu Thái Hậu!
Cù thị gạt ngang:
– Thôi? Quan ĐÔ thống đừng bàn cãi vô ích. Hãy thi hành đúng theo lệnh
truyền của ta. Không bắt được Kỳ Vệ thì đừng gặp mặt ta nữa…
ĐÔ thống Phi Hồng Xà chết điếng trong lòng vội vã cúi chào rồi lui ra.
Từ Nam Hải về đây, ông chưa kịp ghé ngang dinh thự để thăm hai con, liền
vội vã đến đây ngay. Thái Hậu không thấy sự tận tâm của ông còn nằng lời trách
măng.
Nhưng đã biết rõ tình hình Thái Hậu nên quan ĐÔ thống vội kéo quân đi ngay
không dáng chần chờ để thăm các con.
Quan ĐÔ thống đi rồi. Cù thị vẫn chưa hết bực tức. Bà xô cửa bước vào ra
ngoài hành lang. Bầu trời còn mờ tối… Bình minh chưa ló dạng ở chân trời.
Hơi gió lạnh thoang thoảng bay làm cho Thái Hậu rùng mình. Thái Hậu vừa
quay trở về phòng đã chú ý đến tờ giấy hoa tiên đặt trên án thơ.
Biết có kẻ gian lẩn vào phòng Thái Hậu toan tri hô lên nhưng nhìn quanh, bà
thấy gian phòng trống lạnh.
Bà bước đến án thơ, cầm lấy mảnh hoa tiên đọc nhỏ:
Thái Hậu nhã giám,
Xin Thái Hậu hãy bình tĩnh đừng làm náo động. Kẻ hèn này đến đây với lòng
hòa hiếu, muốn bàn với Thái Hậu một việc rốt có lơi cho Thái Hậu.
Hiện kẻ hèn này đang ở trong vườn Ngự Uyển, nếu u Thái Hậu rộng lòng cho
yết kiến hãy mỡ cửa phòng cho ánh sáng lọt ra ngoài! Bằng Thái Hậu tri hô lên,
xin cáo từ chờ dịp khác.
Đảo Kỳ Sa
Dưới tờ giấy hoa tiên không có chữ ký mà chỉ có ba chữ Đảo Kỳ Sa.
Cù Thị lẩm bẩm:
– Đảo Kỳ Sa? Đảo Kỳ Sa?
Thái Hậu vụt nhớ ra. Phải rồi, đấy là vùng đảo ngoài khơi Nam Hải thuộc
hướng Nam. Chốn đó là nơi tụ họp của bè đảng quân hải khấu Tạ Liên Hồng. Đã
nhiều phen đem quân đánh dẹp nhưng không diệt được chúng.
Cù thị nhủ thầm:
– Nhưng tại sao, hôm nay chúng lại dẫn xác đến đây để xin yết kiến mình?
Nếu chúng không gây hấn thì chắc có điều gì muốn bàn bạc đây?
Cù thị phân vân không biết có nên tri hô lên cho vũ sĩ đón bắt hắn hay nên cho
gặp mặt.
Thái Hậu đã cầm chiếc dùi đồng trên tay. Bà chỉ cần đánh vào chiếc khánh ba
tiếng, thì bọn vũ sĩ ùa ra bắt kẻ gian tức khắc.
Nhưng Cù Thái Hậu ngẫm nghĩ, nếu kẻ gian định ám hại mình thì hắn đã thi
hành lúc nãy, cần phải chi lẻn vào phòng để lại phong thơ. Hắn hành động như thế
là cốt ý muốn giao hòa. Trong tình thế hiện tại, Hoàng Quốc Kính thoát ngục, Thái
Tử Kiến Đức trốn mất, dân chúng đang rục rịch toan làm phản, nếu được bọn Tạ
Liên Hồng theo giúp, đỡ cho bà biết mấy.
Cù thị nghĩ thế nên quyết định giáp mặt kẻ gian, Bà bước lại phía cửa mở
toang cho ánh sáng lọt ra ngoài…
Cù Thái Hậu trở vào trong ngồi xuống cẩm đôn chờ đợi. Bà không quên đặt
chiếc khánh đồng bên cạnh, đề phòng khi bất trắc, đánh to lên kêu cứu.
Gió từ bên ngoài bay vào lành lạnh, vườn đêm êm đềm vắng vẻ…
Cù thị lắng đợi một hồi vẫn không nghe một tiếng động nhỏ. Hay là kẻ gian
chờ đợi quá lâu đã rời đi nơi khác?
Cù thị toan đứng lên, bỗng nghe đánh vụt một tiếng. Một bóng đen từ bên
ngoài nhảy vụt vào.
Cù thị cố giữ vẻ bình tĩnh, mở ta mắt nhìn bóng đen. Đấy là một thanh niên
khôi ngôi tuấn tú, mình mặc áo chẽn màu nâu, đầu chịt khăn đen, cạnh sườn mang
một th anh đao . . .
Thanh niên vừa nhìn thấy Cù thị vội cúi đầu thi lễ:
– Kẻ hèn xin ra mắt Thái Hậu?
Cù thị nghiêm sắc mặc hỏi:
– Người là ai?
Thanh niên cúi đầu xuống lần nữa rồi cung kính đáp:
– Tâu Thái Hậu, kẻ hèn này, vượt hàng trăn dặng đường từ đảo Kỳ Sa đến đây
chỉ mong gặp Thái Hậu để tâu lên một việc.
– Ngươi muốn tâu việc gì?
– Tâu Thái Hậu? Kẻ hèn này là Tạ Liên Phương, con ruột của Tạ Liên Hồng
đến xin Thái Hậu để tâu lên một việc.
Cù thị cười gằn:
– Hừ? Thì ra Tạ Liên Hồng đã biết tội, muốn xin về hàng phục ư?
Tạ Liên Phương ngẩng đầu lên nói:
– Tâu Thái Hậu? Cha thần lúc nào cũng muốn về với triều đình, nhưng ngặt vì
không người giúp đỡ. Khi được lệnh Thái Hậu cho bắt vợ con Đề đốc Hoàng Quốc
Kính người liền kéo quân đi ngay.
Thái Hậu kinh ngạc hỏi:
– Ngươi nói sao? Ta có ra lệnh cho Tạ Liên Hồng bao giờ?
Tạ Liên Phương vội đáp:
– Chính tráng sĩ Kỳ Phúc đã mang tin đến cho cha thần và bảo là Thái Hậu sẽ
thưởng công nếu bắt được mẹ con Lệ Hồng.
Thái Hậu chợt hiểu là bọn do thám của An Quốc Thiếu Quý đã mượn danh
nghĩa của mình dụ bọn hải tặc.
Cù thị gật đầu nói:
– A? Ta nhớ ra rồi? Vậy cha ngươi hành động chưa?
Tạ Liên Phương ngậm ngùi nhìn xuống đất thuật lại tỉ mỉ trận tấn công vào
Hạnh Hoa thôn, khiến lâu la chết như rạ, Kỳ Phúc bị giết rất thảm thương.
Sau cùng Tạ Liên Phương nói:
– Tâu Thái Hậu? Hiện nay cha thần vẫn nằm trong tay Tiêu Hà lão hiệp ở
Hạnh Hoa thôn. Thần đã kéo tàn quân về đảo Kỳ Sa, tập luyện thuần thục nhưng
liệu sức khó tấn công vào Hạnh Hoa thôn, vì chúng phòng thủ rất kỹ lưỡng và dân
chúng các làng lân cận đều theo về với chúng.
Cù Thái Hậu lo ngại nói:
– Bọn Hạnh Hoa thôn định khởi loạn phải không?
Tạ Liên Phương kinh ngạc hỏi:
– Thái Hậu chưa hay biết gì cả ư? Chúng có bao giờ tùng phục triều đình đâu?
Các phủ huyện lân cận hiện đang sống trong tình trạng phập phồng lo sợ không
biết chưng sẽ đánh úp ngày nào.
Cù thị bỗng nói:
– Ngươi đến đây với ý định xin ta giúp quân tiêu diệt phái võ Hạnh Hoa thôn
chứ gì?
Tạ Liên Phương khôn ngoan đáp:
– Tâu Thái Hậu? Thần đến đây cốt chỉ báo tin cho Thái Hậu được biết. Còn
việc đánh chúng hay không, tùy Thái Hậu liệu vì đấy là đại sự. Cách thực tập
luyện quân sĩ và chiêu một dân chúng của Tiêu Hà lão hiệp đủ chưng tỏ là chúng
có ý định xa vời, chứ không phải là để phòng thủ Hạnh Hoa thôn đâu.
Cù thị im lặng suy nghĩ. Bà thực không ngờ trong một đêm mà nhiều việc dồn
dập xảy tới, làm gián đoạn kế hoạch sắp đặt của bà. Nếu đem quân đi đánh Hạnh
Hoa thôn thì sự phòng thủ Phiên Nhung rất suy yếu.
Mà chắc gì quân sĩ lại sẵn sàng hy sinh để chiến đấu với phải võ hiệp từ bao
nhiêu năm cầm đầu nền võ hiệp trên đất nước này.
Hơn nữa, nếu để quân triều giúp bọn hải tặc Tạ Liên Hồng không khỏi gây bất
mãn trong quân sĩ và dân chúng.
Thái Hậu chợt nghĩ đến đội quân Hán của tướng Cù Lạc.
Hay là cho quân Hán theo giúp bọn Tạ Liên Hồng tấn công và Hạnh Hoa
thôn?
Bọn Tạ Liên Hồng là quân cướp bể, chúng có thể liên kết với bọn giặc bể Tàu
mà mượn quân ? Ai đâu ngờ vực được bà ?
Suy nghĩ kỹ càng, Cù thị khẽ hỏi:
– Ngươi còn bao nhiêu quân mà không dám đương đầu với bọn Hạnh Hoa
thôn?
– Tâu Thái Hậu? Độ hai nghìn lâu la nhưng chúng không được thiện chiến.
Thái Hậu hỏi:
– Ta giúp ngươi cứu thoát Tạ Liên Hồng và tiêu diệt Hạnh Hoa thôn thì cha
ngươi có đồng ý theo ta không?
Tạ Liên Phương liền quỳ thụp xuống tâu:
– Nếu được Thái Hậu rủ lòng thương, chúng thần nguyện kết cỏ ngậm vành.
Giữa lúc đó, bên ngoài có tiếng vó ngựa rộn rịp, tiếng hò hét vang rền. Thái
Hậu đoán chắc quân Hán đã xâm nhập hoàng thành.
Tạ Liên Phương vụt nhìn ra ngoài thấy trời sáng hẳn thì vụt kêu lên:
– Chết? Trời đã sáng.
Thái Hậu đứng lên nói:
– Ngươi an tâm? Đã có ta đây?
Bà toan cất tiếng gọi thế nữ thì một tên vũ sĩ từ ngoài nhảy vụt vào hớt hải:
– Tâu Thái Hậu? Nguy lắm rồi? Quân Hán đã tràn vào hoàng cung và chiếm
giữ những nơi trọng yếu.
Cù thị thản nhiên đáp:
– Thế à? Chúng không giết bây đâu mà sợ?
Tên vũ sĩ và Tạ Liên Phương đều kinh ngạc nhìn Thái Hậu, không hiểu vì sao
bà lại nói thế.
Cù thị từ từ bước ra khỏi phòng nhìn xuống vườn Ngự Uyển. Cung tần, mỹ nữ
đều nhốn nháo chấn động cả lên. Họ ùn ùn túm lấy đồ đạc chạy sang cung Cù thị.
Thái Hậu vội thét lên:
– Đứng lại ? Chuyện chi mà bây làm ồn lên thế?
Cung phi, mỹ nữ dừng chân nhìn cả lên. Có tiếng đáp:
– Tâu lệnh bà? Quân Hán đã tràn vào hoàng cung.
Cù thị đáp:
– Ta đã biết? Bây cứ an tâm trở về phòng, chúng không làm hại ai đâu?
Cung tần, mỹ nữ trước lệnh truyền của Thái Hậu riu ríu vâng lời, nhưng trong
lòng chưa hết lo âu. Dù chưa phải là nạn nhân của quân Hán nhưng họ đã từng
nghe dân chúng ngoài thành nói đến sự tàn bạo của quân Hán mà ghê sợ.
Thấy bọn cung tần bớt nhốn nháo, Thái Hậu trở vào phòng bảo tên vũ sĩ:
– Ngươi hãy huy động toàn thể vũ sĩ đến đây và tìm gặp tướng Cù Lạc mời
vào đây cho ta dạy việc.
Tên vũ sĩ vâng dạ nhưng nét mặt vẫn chưa hết băn khoăn.
Cù thị thấy thế, vội trấn an lòng hắn:
– Ngươi cứ tự nhiên hành sự? Quân Hán vào hoàng thành để giúp đỡ ta, chớ
không giết hại bây đâu.
Tên vũ sĩ vừa ra ngoài thì Tạ Liên Phương đã nói:
– Tâu Thái Hậu? Xin cho phép thần được trở về đảo Kỳ Sa, sớm chừng nào
hay chưng nấy.
Cù thị nhìn viên tướng trẻ khẽ nói:
– Ngươi đừng lo sợ? Ta truyền cho Cù Lạc đến đây là cốt mượn quân Hán để
đánh phá Hạnh Hoa thôn. Ta sẽ bắt chúng cải trang làm giặc bể để tiện sát nhập
với bọn lâu la của ngươi. Như vậy ta sẽ tránh được tiếng không hay.
Tạ Liên Phương nhìn Cù thị, thần ghê sợ mưu mô của bà. Thật ra Thái Hậu
định thế nào cũng được vì ý muốn của Tạ Liên Phương khi đến Phiên Nhung là
cốt liên kết với Thái Hậu để đánh phá Hạnh Hoa thôn, chứ không hề mong được
Thái Hậu giúp quân.
Bây giờ, nếu được quân Tàu theo giúp thì còn gì hơn nữa.
Bên ngoài, Cù Lạc bỗng bước vào nhìn Cù thị tươi cười:
– Hiền tỷ vừa lòng chứ. Hoàng thành đã nằm trong tay chúng ta rồi.
Bỗng nhìn thấy Tạ Liên Phương. Cù Lạc nghiêm sắc mặt hỏi:
– Gã kia là ai?
Thái Hậu đáp:
– Đấy là sứ giả ở đảo Kỳ Sa, đến đây để cấp báo việc cơ mật…
Cù Lạc không chú ý đến Tạ Liên Phương nữa, quay lại nói tiếp:
– Bây giờ, chị yên tâm rồi chứ. Dù bọn chúng có nổi loại lên, ta cũng đủ thì
giờ tiêu diệt.
Cù thị đáp:
– Hiền đệ hãy thận trọng lời nói. Chị chưa muốn quân ta bạo động. Hãy dùng
mưu lược chiếm nước Nam. Nếu thôn tính nước này mà hao binh tổn tướng thì ta
hành động lâu rồi, đâu để mãi đến bây giờ. Hiện tại chị cần em giúp một việc…
Cù Lạc nói:
– Việc gì, chị cứ nói.
Cù thị chỉ Tạ Liên Phương rồi nói:
– Phái võ Hạnh Hoa thôn nóng lòng vì Đề đốc Hoàng Quốc Kính bị hạ ngục
đang huy động dân chúng, tập luyện quân sĩ cốt ý khởi loạn. Bọn hải khấu đảo Kỳ
Sa cho người đến đây để nhờ ta giúp sức diệt bọn chúng để cứu chúa đảng là Tạ
Liên Hồng. Chị muốn nhờ em giúp vài nghìn quân để thi hành việc đó.
Cù Lạc ngẫm nghĩ rồi nói:
– Chị sợ dân chúng nổi loạn khi quân Hán xâm nhập hoàng cung mà nay lại
mượn quân Hán đánh Hạnh Hoa thôn thực em không hiểu chị nghĩ thế nào?
Cù thị đáp:
– Hiền đệ an lòng? Chị đã toan tính kỹ càng rồi. Quân Hán sẽ thay đổi y phục
thành quân hải khấu, lẫn lộn với lâu lo thì dân chúng làm sao biết được.
Cù Lạc ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi:
– Bọn Hạnh Hoa thôn ghê gớm thế nào mà chị lại chú ý đến thế? Quân sĩ địa
phương không đàn áp nổi chúng ư?
Cù thị đáp:
– Em chưa hiểu rõ thế lực của chúng. Hạnh Hoa thôn là nơi quy tụ anh hùng
hào kiệt trong nước. Uy thế của phái võ đó rất to. Chúng nổi lên kêu gọi toàn thể
các phái võ trong nước chống lại bọn ta thì sẽ nguy hiểm vô cùng. Thà rằng chúng
ta diệt chúng trước là hơn.
Cù Lạc cúi đầu chào chị rồi nói:
– Hiền tỷ an tâm? Hãy để mặc em lo liệu. Hắn quay sang Tạ Liên Phương bảo:
– Trang sĩ hãy theo ta về dinh. Ta sẽ cấp quân cho rồi lên đường ngay.
Tạ Liên Phương vâng dạ rồi cúi chào Cù Thái Hậu ra cửa, trong lòng hết sức
vui mừng…
Cù Lạc bỗng quay lại dặn dò:
– Quân hộ thành đã ra khỏi Phiên Nhung hồi cuối canh tư, em đã cho bọn do
thám theo dõi. Chị nên loan tin bội phản của chúng thì em cất quân đuổi theo
ngay.
Cù thị gật đầu toan quay vào phòng thì tên vũ sĩ lúc nãy bước đến:
– Tâu Thái Hậu? Con đã huy động toàn thể vũ sĩ đến trước hồ sen trong vườn
và chờ lệnh Thái Hậu.
Cù thị sực nhớ đến bọn vũ sĩ tin cẩn của mình liền bước theo hắn ra vườn. Bọn
vũ sĩ nhìn thấy Thái Hậu đều thụp xuống cúi đầu.
Thái Hậu nhìn qua một lượt rồi nói:
– Hời toàn thể vũ sĩ. Từ bao nhiêu năm nay các ngươi đã theo ta, ta đã hết lòng
trọng đãi, song chưa có dịp thấy rõ lòng tận trung của các ngươi. Tình thế hiện giờ
đã đến lúc quyết liệt. Hôm nay các ngươi thấy quân Hán vào chiếm hoàng cung
không phải là do lệnh tướng Cù Lạc đâu, mà do lệnh của ta. Họ phòng giữ hoàng
cung là để bảo vệ cho ta vì quân hộ thành toàn khởi loạn.
Tất cả vũ sĩ đều kinh ngạc kêu lên:
– Trời? Có thể như vậy sao?
Cù Thị làm như không chú ý đến sự sửng sốt đó, tiếp lời:
– Bởi thế, ta không tin ai được nữa ngoài các ngươi. Ta mượn quân sĩ của Cù
Lạc là để phòng giữ hoàng cung vì biết rằng các ngươi không thể nào chống nổi
đội hộ thành. Bao giờ tiêu diệt được chúng, ta sẽ tuyển chọn đội quân khác thay
thế vì quân Hán sẽ rút đi ngay.
Có tiếng hỏi:
– Tâu Thái Hậu? Thái Hậu định đàn áp đội hộ thành ư?
Cù thị đáp:
– Ta sẽ kêu gọi chúng trở về, nhưng nếu chúng trái lệnh ta sẽ dùng đến vũ lực.
Bọn vũ sĩ lặng lẽ cúi đấu, trong lòng họ không khỏi ngờ vực nhiều điều.
Đã từng sống gần gũi với đội hộ thành, họ biết rõ chúng không hề có ý âm
mưu làm gì đâu ?
Trong lúc Hoàng Đề đốc bị hạ ngục bất thình lình mà chúng còn không bạo
động thay, huống chi nay, khi đương sự, chúng khởi loạn có ích gì?
Tuy nhiên, thấy Thái Hậu cứ đề quyết là chúng bội phản, bọn vũ sĩ chỉ biết cúi
đầu nghe theo chớ làm sao dám cãi lại.
Cù thị thấy thế, tưởng lầm là các vũ sĩ tin tưởng lời nói của mình, nên truyền
lệnh:
– Từ nay trở đi, các ngươi cần phải canh phòng nghiêm mật hơn. Hễ thấy dạng
một tên hộ thành nào lảng vảng tới đây là bắt giết ngay, đừng để chúng lọt vào phá
phách hoàng cung. Các ngươi hãy thận trọng.
Các vũ sĩ đều vâng dạ, nhưng không một ai ngẩng đầu lên. Cù thị nhìn qua
một lượt rồi trở về phòng riêng.
Đã quá giờ Mão, nắng lên rực rỡ, chiếu long lanh trên những đám lá xanh non
mượn mướt trong vườn.
Thâm cung vẫn im lìm không tiếng động, các cung phi mỹ nữ vẫn còn kinh sợ
trước sự xâm nhập quá đột ngột của quân Hán vào giữ hoàng cung.