Minh Quang ghé vào làng Phúc Lộc Một làng nghèo nằm phía Nam sông Linh Giang… Cách Lũy Thầy khoảng năm dặm…
Minh Quang tìm được một quán tranh khá yên tĩnh và kín đáo. Chàng nhờ lão bà nấu giúp bữa cơm mắm…
Nhìn ra cánh đồng khô cỏ lẫn cát trắng chạy dài thỉnh thoảng nổi lên vài cụm thùy dương, phi lau đen sậm. Chàng mỉm cười lẩm bẩm:
– Rồi sẽ hiểu các ngươi là ai?
Bữa cơm nghèo đạm bạc bày ra trên tấm ván nút nẻ. Minh Quang so đũa mời ba lão gần bảy mươi…
– Mời lão bà dùng với cháu luôn thể cho vui miệng! Bà lão lom khom đến ngồi bên mép ván gỗ. Bà nhìn Minh Quang dò hỏi:
– Chú em là người ở đâu mà lưu lạc vào giờ ni?
Minh Quang bới chén cơm đưa đến tầm tay bà lão. Chàng đáp:
– Mời bà lão dùng bữa với cháu.
– Không! Cảm ơn chú em. Lão đã ăn từ khi mặt trời vừa nghiêng qua đầu núi rồi Chú em cứ ăn cho no…
Minh Quang không khách sáo. Chàng gắp những lát khoai sắn tấp cơm ăn ngon lành. Chàng nghĩ:
– Dân mình nghèo quá? Một chén cơm thì hết hai phần khoai sắn. Còn lại một phần khoai sắn. Còn lại một phần cơm gạo hẩm. ôi? Giặc giã?
Bà lão nhìn Minh Quang ăn ngon miệng, bà thở dài bảo:
– Đời của choa (tôi) chưa khi nào có được bữa ăn ngon. Ngày nay đến đời các chú cũng lại như rứa? Tội lắm hỉ?
Minh Quang hỏi bà lão:
– Lão bà sống nơi đây lâu chưa?
Bà lão cười móm mém đôi gò má. Bà đáp:
– Từ năm lên tám là choa đã có mặt nơi nầy rồi? Năm ni nữa là sáu hai năm rồi đó hỉ?
Minh Quang bỗng hỏi:
– Lão bà chỉ sống trong làng hay có đi ra các làng quanh đây hay xa hơn là gần Đèo Ngang núi Hoành Sơn?
Bà lão hỏi lại Minh Quang:
– Chú em là người xứ “Mô”?
Minh Quang đáp :
– Cháu sinh ra ở đất Thăng Long. Nhưng lớn lên ở Hoành Sơn?
Bà lão nhìn đăm đăm chàng trai hiền hậu. Bà nói:
– Rứa là gian nan đó hỉ? Song thân còn hay đã mất?
– Cháu mồ côi từ nhỏ. Mới đây lão sư, người nuôi cháu vừa mất. Cháu phải đi tìm nơi s ống…
Bà lão trở lại câu hỏi của Minh Quang:
– Choa cũng ra đời tìm cái ăn sớm lắm, nên từ bờ Bắc sông Linh Giang cho đến Quảng Trị… choa đều đặt chân đến… Hái sim, bẻ củi, đem về đổi chén gạo, củ khoai ?
Minh Quang ăn vội vàng cho hết nồi cơm nhỏ. Chàng nhặt khoai để vào chén.
Còn cơm thì gom lại trong góc nồi rồi đậy nắp lại. Chàng bỏ đũa rồi thỉnh thoảng cầm từng lát khoai bỏ vào miệng nhai và nghe bà lão kể…
– Giặc giã đâu đâu có cũng lôi về hai mạn bờ sông ni để đánh loạn tung lên làm dân nghèo như choa càng khổ thêm.
Minh Quang chợt hỏi:
– Cách đây chừng mười tám năm lão bà có nghe hoặc thấy một đoàn áp tải đi từ nước Lâm ấp về qua Đồng Hới… và bị cướp giết hại hết… chứ?
Bà lão nheo mắt nhìn ra cánh đồng cát đã tối sầm lại. Bà thở dài nói:
– Năm đó, cũng chạng vạng vào giờ ni… choa định đóng cửa liếp để tránh gió bấc từ phía núi thổi xuống. Còn mưa phùn thì lất phất thấu xương. Bỗng trước đường rầm rộ đâu chừng năm mươi quân lẩn quẩn đi quanh chiếc xe trâu chở một hòm gỗ to chiếm muốn hết cả xe… ; choa se sẽ lén nhìn ra cứ lo đánh nhau chi nữa đây Nhưng thấy cái đoàn quân ni sao mà âm thầm như lén lút chở hàng cấm…
Đoàn quân qua đến gần bờ sông Linh Giang đang chờ cách qua sông… thì choa lại thấy hai người cưỡi hai con ngựa cao khỏe đội mưa đi đến. Họ qua ngang đây thì một người đen râu ria xồm xoàm bảo người ốm mà trắng:
– Mạc huynh ? Vào đây tìm chén rượn cho ấm rồi đi tiếp… Chúng nó qua sông cũng hết đêm nay. Không lo gì mà vội.
Người ốm trắng gật đầu… Hai người đến cửa liếp gọi cửa. Choa giả vờ thức dậy trễ và đến mở cửa…
Hai người lách vào như ông Thiện ông ác… Người thì đeo cây cung màu đen sau vai, người thì cắm cây gươm cả thước… Choa mới hỏi:
– Các quan cần chi không?
Người có râu bảo:
– Cho chúng ta hai bầu rượn to nhanh lên?
Còn người kia thì lấy từ tay nải sau lưng ra một gói khô nai… Cả hai ngồi uống rượn vừa nói chuyện oang oang xem như không có choa. Có lẽ họ thấy choa già quá rồi chăng?
Minh Quang hỏi:
– Họ nói những gì bà lão còn nhớ không?
Bà lão gật đầu đáp:
– Người da trắng uống một lúc ba chén rượn rồi nói:
Họ Lê muốn đến bờ Bắc để đón xe nầy cũng phải sáng mai… Còn bọn ta đêm nay đã giải quyết chuyện được giao cũng vừa xong ! Người da đen râu xoàm khen bạn:
– Mạc huynh đa mưu túc trí như Gia Cát Khổng Minh. Đệ bái phục. Nhưng rồi ta phải đưa cái món ấy đi đâu?
Người da trắng cười nhẹ bảo:
– Trương huynh chớ lo nhiều… Việc ấy đã có cách… ?
Người da đen có râu lại hỏi:
– Còn lão Lê Trương ta tính thế nào?
Họ Mạc vừa nhìn vào trong vách nơi lão đang rình nghe. Lão gắt khẽ:
– Trương huynh không nên sơ hở… Thôi uống đi để còn qua sông ?
Hai người uống xong hai bầu rượn và gói thịt khô rồi ném lại cho choa năm quan tiền. Lão da trắng nhìn người già chăm chăm rồi hỏi:
– Năm quan tiền Bà lão từ đầu đến giờ có nghe lọt điều chi không? Lấy tiền rồi kín mồm đấy nhé?
Lão giả vờ ngơ ngác đáp:
– Choa già cả rồi, có nghe được điều chi đâu? Các quan hỏi chi rứa?
Hai họ Trương và Mạc không hỏi gì thêm. Họ lên ngựa giật cương đuổi theo đoàn người phía trước…
Minh Quang nôn nóng hỏi tới:
– Thế họ có trở lại đường cũ không?
– Không? Nhưng đêm ấy choa không yên tâm, nên nằm được một khắc thì lòng hiếu kỳ giục choa ngồi dậy mặc thêm hai lớp áo bông nữa rồi khoác tơi lần về phía bờ Linh Giang…
Gần canh năm choa mới đến bờ Nam. Thấy mọi vật đều vắng vẻ. Choa nghĩ đã đến đây mà trở về thì cũng hoài công. Thế là choa đi tiếp. Nhờ trời năm ấy choa còn khỏe mạnh hơn cả bọn con gái bây chừ? Choa lội mưa gió đến một thuyền nan đang bập bềnh trôi tấp vô bờ. Choa mừng quá vội nhảy xuống thuyền thì thấy có dấu máu bê bết… Mới biết chủ thuyền ni đã bị hai người kia giết rồi… Lòng căm tức khôn cùng. Choa chèo thuyền qua sông…
Đi bộ lên gần chân núi Hoành Sơn thì thấy có nhiều xác chết… Của những người theo đoàn xe trâu… Xác nào cũng có dấu tên cắm phía sau lưng… Choa sợ quá định quay trở về thuyền thì nghe có tiếng rên trong lùm cây rậm… Choa chui vào lùm cây thì gặp một người còn sống… Anh ta độ ba mươi hơn… Một vết tên cắm vào tay Cánh tay bị chặt đứt nằm gần anh ta? Choa nâng đầu anh ta dậy…
Lay mãi một lúc anh ta mới tỉnh lại và thều thào bảo:
– Đưa ta đi trốn mau?… Coi chừng chúng nó trở lại ?…
Choa cúi xuống cõng người trung niên. Thật khó khăn lắm mới về được thuyền nan. Để đề phòng hai kẻ ác kia trở lại tìm kiếm. Choa đưa người bị thương về một căn chòi của người cháu để nhờ hắn chăm sóc…
Hai hôm sau choa trở lại… Người trung niên đã khỏe… Vết thương được bó thuốc lá rừng. Choa hỏi anh ta:
– Tại làm răng mà anh bị chặt tay rứa?
Người trung niên đáp:
– Bọn ấy bắn tên độc vào cánh tay, nên phải chặt đi để tự cứu, nếu chậm trễ là chết… ?
– Anh làm chi ở mô mà bị chúng nó hại?
Người trung niên lặng yên một lúc mới đáp:
– Cụ không nên lộ ra ngoài cho ai biết cháu được cụ cứu và đang ở đây nhé?
Nếu lộ ra là chết cả… đấy?
– ử? Nhưng anh là ai?
– Cháu là Lê Trương… ? Người theo áp tải xe châu báu cho vua Lâm ấp…
Không ngờ bị lộ nên chúng phục kích ám hại?
– Hai người ấy là ai rứa?
Người trung niên tròn mắt hỏi lại choa:
– Sao cụ biết hai người?
– Họ vô quán của choa uống rượn mà sao không biết? Một người tên Trương một người tên Mạc phải không?
Người trung niên cười như mếu:
– Không phải đâu. Trương và Mạc là hai họ, còn tên thì cụ không nên biết.
Đến khi nào cháu lành vết thương rồi sẽ nói cho cụ hay…
Cứ rứa mà hàng ngày choa với người cháu thay nhau chăm sóc kẻ bị thương cho đến khi anh ta lành mạnh. Đến quá mùa xuân thì người trung niên bỏ đi mất tăm Choa với thằng cháu ngỡ anh ta bị hại nữa rồi chứ…
Không ngờ đến đầu mùa thu năm sau. Lúc choa vừa đi bẻ củi rừng về thì thấy một người lam lũ đen đúa như bọn hành khất. Y đội chiếc nón lá lụp xụp, tóc tai rối bù đang đứng nơi cửa quán ni để chờ choa.
Khi không có ai. Người xin ăn ấy mới nói khẽ với choa:
– Lão bà? Tại hạ là người được lão bà cứu năm trước đây nầy?
Bà lão giật mình nhìn sững. Rồi hỏi bằng giọng thương xót:
– Răng mà anh đến nông nỗi ri?
Người xin ăn mới đáp :
– Phải như vầy mới qua được tai mắt bọn chúng nó ?
Bà lão hỏi tiếp:
– Có nghe được tin gì không?
– Lão tướng Lê Duy Khâm người được cử đi hộ tống xe châu đã bị chết…
Người anh em kết nghĩa của lão tướng đã đem đứa bé con của Lê lão tướng đi biệt tích… với xe châu báu… Bây giờ chỉ còn cách cuối cùng là đợi lão Lê Chiêu Phước đem đứa trẻ ra thì… cháu mới dám lộ ra điều bí mật nầy ?…
Bà lão hỏi:
– Chứ ngày ấy anh không thấy đưa xe châu báu đi đâu à?
– Cháu còn phải lo chống đỡ với họ Trương thì bị một phát tên… Cháu phải giả ngã xuống rồi chặt tay liền để tránh phát tác của độc… Còn chúng thì biến mất Bà lão than:
– Tiếc hỉ? Bây giờ biết chúng nó đi đâu mà tìm?
Người trung niên sẽ lắc đầu đáp:
– Đời trước thì trốn tránh, nhưng đời sau đang ở gần đây… Cháu đã phăng lần ra chúng nó rồi ? Thôi chào bà lão… Ngày sau có người nào xưng là Lê Chiêu Phước hay có thân quen với ông ta thì cụ dặn họ rằng:
“Lê Trương còn sống… Hãy cố tìm cho ra anh ta? ” Lê Trương lại đi về phía Đàng trong…
Cho đến năm nay đúng mười năm không trở lại.
Minh Quang vò đầu bút tai. Chàng lẩm bẩm:
– Lê Trương là người như thế nào thưa cụ bà?
Bà lão hỏi lại:
– Chú em là ai mà muốn biết anh ta?
Minh Quang thành thật kể:
– Cháu là đứa trẻ được tiền bối Lê Chiêu Phước đưa lên núi nuôi nấng dạy dỗ Phụ thân cháu là Lê Duy Khâm đã chết vì tay chúng nó ?…
Bà lão thở dài bảo:
– Lê Trương ốm nhỏ người… Chỉ còn một tay phải… Nếu chú em muốn tìm anh ta thì nên lẩn quẩn từ đây vô đến Quảng Nam may ra sẽ gặp…
Minh Quang giúp bà lão đưa nồi cơm và lấy chén ra phía sau quán tranh ngồi rửa. Chàng vừa rửa chén vừa nghĩ:
– Mạc Long Kham kể Trương Đàm đã vây đánh cha ta… Và bắn tên độc. Vậy Trương Đàm có phải họ Trương cùng đi với họ Mạc đánh đoàn áp tải xe châu báu không? Nếu hai tên nầy đã liên kết với nhau thế tại sao Mạc Long Kham lại có vẻ căm ghét họ Trương? Hay là chúng nó đã trở mặt với nhau sau khi cất giấu kho tàng?… mà ai là kẻ cuối cùng biết rõ xe châu báu giấu tại đâu… ?
Minh Quang ngồi ngẫm nghĩ mãi đến khi nghe có tiếng động khẽ bên ngoài hàng phi lao trước cửa quán Chàng tưởng cụ bà đi đóng cửa liếp, nhưng bà cụ đã đi nằm. Cửa liếp đã đóng tự lúc nào. Minh Quang lách người đi vòng qua hông quán tranh. Chàng ngồi xuống bên bụi hoa dâm bụt để nghe ngóng. Chưa lâu Minh Quang đã thấy một bóng đen đứng thập thò bên ngoài vách quán để nhìn vào trong…
Rất may là quán không đèn… nên y không nhìn thấy gì. Bóng đen đứng một lúc không nghe động tịnh gì thì rời chỗ ẩn đi ra ngoài đường lộ. Minh Quang nhẹ nhàng bước theo hàng phi lao để xem bóng đen ấy làm gì bên ngoài… thì thấy có thêm một bóng nữa xuất hiện. Chàng nghĩ thầm:
– “Song tửứ nguyệt đao theo dõi ta để làm gì? Bọn nầy có dính líu đến hai họ Trương, Mạc à? Có lẽ Mạc Long Kham đã nhờ chúng theo ta… ?
Đứng một lúc cố xem coi hai con “Ma rượn” nầy bàn bạc điều gì… Thì thấy hai tên bỏ đi trở về phia Lũy Thầy… mất dạng… Minh Quang nghĩ:
– Có lẽ chúng muốn biết xem ta còn ở lại vùng nầy hay đã đi rồi… Dù sao cũng phải đề phòng bọn nầy… ?
Ngày hôm sau Minh Quang thức dậy sớm. Chàng đưa tiền cho bà cụ và bảo:
– Cụ bà mua được gì cho hai bà cháu ta ăn vài hôm… Nếu có ai nhờ nhắn được người cháu trai của cụ đến quán nầy cho cháu hỏi thăm. Nhưng cụ nhớ cho là phải kín, đừng để bất cứ một ai ngoài bà cháu ta biết được chuyện nầy mà nguy hiểm đấy? Đêm qua có kẻ đến rình rập ngoài quán… Nói vậy để cụ bà đề phòng! Bà cụ cười nhạt bảo:
– Choa còn tin lắm đó hỉ ? Chú mi đừng lo… ? Choa cũng không sợ sệt nữa đâu ? Thôi ở nhà mà nghĩ… Để choa đi… ?
Bà cụ đi ra sân thì Minh Quang bỗng chạy ra hỏi nhỏ:
– ở làng nầy người ta gọi cụ như thế nào… thưa cụ?
Bà lão vỗ vào vai chàng trai trẻ tuổi. Cất giọng mắng yêu:
– Chú mi lạ rứa hỉ? Cả một chiều tối đến sáng mi mới đi hỏi tên của choa… à?
Làng Phúc Lộc ni ai cũng gọi choa là cụ Lữ đó hỉ ?
– Cảm ơn cụ? Thôi cụ đi cho chóng kẻo trưa nắng.
Cụ Lữ cắp cái mẹt đi chầm chậm ra phía chợ nhỏ của dân bản làng họp bất thường. Họ có khoai, sắn, cá mắm, thịt lợn đều đem ra đổi chác gạo muối. Nơi chợ nhỏ nầy hiếm thấy người đi chợ dùng tiền quan mua sắm… Cụ Lữ đi dọc ra xóm làng Cá phía Nam bờ Linh Giang. Dù tuổi cao nhưng dáng đi của cụ vẫn vững chắc như người sáu mươi… Cụ vừa đi như vừa lắng tai để nghe ngóng chung quanh. Một sự cảnh giác của những người già ở vùng vẫn hay giao tranh. Cụ Lữ bước đến nơi một phụ nữ bán mấy con cá bống cát. Ngồi xuống lựa cá, nhưng mắt vẫn không quên quan sát phía trước cụ bảo nhỏ người phụ nữ:
– O mi nhìn ra phía sau lưng choa xem thử có đứa mô dòm ngó theo dõi chi không ? Nhớ giữ ý nghe không?
Người phụ nữ bán cá bống se sẽ nhìn về phía sau lưng cụ Lữ. Tất cả đều không có vẻ gì đáng nghi ngờ cả. Chị ta nói:
– Không có gì cả cụ Lữ à?
– Rứa thì khi mô o mi bán hết cá. Lúc về nhớ nhắn thằng cả Lú rằng:
Hắn đến nhà choa có việc hỉ?
– Vâng ?
Cụ Lữ mua xong mấy con cá bống cát rồi quay đi mua thêm vài hào khoai sắn đoạn rảo bước đi về…
Vừa qua hết đoạn đường vắng để vào ngõ phi lao thì cụ Lữ đụng phải một tên say rượn. Hắn lăn xả vào cụ và kêu la:
– Cụ già ni đụng người ta mà không xin lỗi hỉ?
Cụ Lữ tránh qua lối khác để gã say không níu kéo được thì từ trong các hàng phi lao có hai tên nhảy ra chụp cụ già trói lại và bịt cả mồm rồi cho vào bao tải col Từ một lùm cây lục cục đi ra một xe trâu chất đầy rơm và củi nhánh. Bao tải cói trùm cụ Lữ được hai tên lạ mặt ấy ném lên xe trâu rồi đánh đi về phía cửa Nhật Lệ…
Chiếc xe trâu lộc cộc đi đến gần xế trưa thì đến một ngôi miếu hoang nằm dưới cây đa to bên cửa Nhật Lệ. Xe trâu dừng lại. Hai tên lạ mặt vác bao đựng cụ Lữ xuống… Chúng nó đưa cụ Lữ vào miếu… Mà chưa cho bà cụ chui ra.
Cụ Lữ nằm trong bao dù nói không được, nhưng vẫn cố lắng tai nghe ngóng bên ngoài.
Bốn bề im phăng phắc bỗng có tiếng nói của một kẻ nào đó hỏi một người mà cụ Lữ tin rằng đó là thằng cháu của cụ. Cả Lú! Tên cất giọng ồm ồm hỏi:
– Chú mi phải khai thật về chỗ ở của Lê Trương. Lâu nay y lẫn trốn nơi đâu?
Tiếng Cả Lú đáp:
– Thật tình tui có biết Lê Trương là ai đâu mà chỉ?
– Mi dối là ta cắt lười mi… Lê Trương là tên bị tên độc phải tự cắt tay cách đây mười hai năm… Mi là kẻ giúp đỡ nuôi giấu y…
Cả Lú lắc đầu đáp:
– Tui không biết gì cả… Dạo ấy tui săn sóc y là do biết y bị thương nặng…
Ngoài ra tui không hiểu gì cả.
Có tiếng kêu của Cả Lú khi anh ta vừa dứt câu nói. Rồi giọng của người nói lúc đầu lại hỏi:
– Mi gan dạ lắm hỉ? Ta sẽ cho mi biết tay?
Có giọng nói khác ngăn lại:
– Khoan đã? Để hỏi thêm cụ già rồi tính luôn cả hai… ?
Cụ Lữ nghe có tiếng mở bao cói. Một tên kéo cụ ra khỏi bao… ánh sáng làm cụ già chói mắt. Khi cụ nhìn được rõ ràng thì tên ấy tháo tấm vải bịt miệng nơi cụ.
Hắn hỏi:
– Mụ già nói nơi ẩn nấp của Lê Trương cho bọn ta nghe ?… ?
Cụ Lữ nhìn chăm chăm tên lạ mặt. Cụ nói:
– Choa không biết hắn ở đâu cả… cứu hắn sống rồi hắn bỏ đi… ai mà biết được ! Tên kia cười gằn. Hắn rút một mũi tên ra và dí vào mắt Cụ Lữ. Hắn bảo:
– Mụ không nói ra thì ta đâm vô mắt là đui ngay.
Cụ Lữ vẫn tỉnh táo đáp:
– Choa không biết là không biết. Mặc mấy đứa mi muốn làm gì thì làm?
Tên cầm mũi tên nghiến răng cầm mũi tên đẩy vào mí mắt của Cụ Lữ, nhưng tay hắn chưa kịp đẩy thì hắn đã ngã ngửa ra mặt nền miếu hoang. Còn tên đứng bên Cả Lú thì giật mình rút cây đao ra. Hắn quát khẽ:
– Đứa nào giỏi cứ ra mặt, đừng ném đá giấu tay hỉ?
Trên cây đa nhảy xuống một thư sinh Minh Quang? Chàng trai trẻ trầm giọng bảo tên cầm đao:
– A Thều? Ta không ngờ nhà ngươi hẹn hạ đến như thế. Ngươi là tay sai của ai?
A Thều thụt lùi ra cửa định tìm hướng tháo lui, nhưng hắn bỗng thét lên một tiếng rồi gục xuống nơi cửa miếu. Trên lưng A Thều một mũi tên cắm sâu còn lay động…
Minh Quang chạy ra nhìn về các rặng phi lao. Tất cả yên vắng. Chàng cười nhạt:
– Lũ hèn nhát? Ta sẽ chờ bọn mi…
Minh Quang lại nhổ mũi tên. Hoàn toàn không có dấu hiệu, và mũi tên cũng khó nhìn ra nguồn gốc… Minh Quang mở trói cho Cụ Lữ và Cả Lú. Chàng an ủi hai bà cháu:
– Đừng sợ? Cháu sẽ đưa cụ và huynh đệ vào phía Đàng trong lánh nạn… chờ yên rồi sẽ trở về làng cũ…
Cụ Lữ cười đáp:
– Choa khen chú mi giỏi đó hỉ? Phải cho tụi hắn sợ mới được?
Minh Quang quay lại Cả Lú. Chàng hỏi:
– Nhân huynh có quen ai có thuyền… Ta vượt cửa Nhật Lệ vào Đàng trong rồi tính Cả Lú gật đầu… Cả ba người theo nhau đi về cửa sông Nhật Lệ. Minh Quang đi sau cùng. Chàng quan sát chung quanh để đề phòng cho hai bà cháu Cả Lú…
Họ ra đến cửa sông. Cả Lú lôi từ trong bãi lôi ra một thuyền nan. Anh ta bảo Minh Quang:
– Ngoài ni không lo thiếu thuyền… Huynh đệ cần thì chui vô lùm bụi thế nào cũng có một hai chiếc. Dân làng chài thiếu chi miễn là ta dùng xong trả là được.
Minh Quang gật đầu. Chàng đáp:
– Dân dã thì tốt còn hơn bọn quan lính lắm đứa thì bất lương. Mình không hiểu hết chúng nó đâu. Thôi ta xuống thuyền… nhưng tại hạ không biết bơi chèo đâu nhé Cụ Lữ cười khà khà vui tính… Vậy phải tập, nếu không có ngày bị bọn tụi hắn lùa xuống nước thì chết đó hỉ?
Con thuyền ra khỏi bãi cát. Cả Lú chèo qua các vùng nước xoáy một cách tài tình Trong lúc ấy Minh Quang được dịp tiếp tay để tập cách chèo chống con thuyền như C ả Lú…
Thuyền đi một lúc thì trên bờ hai anh em “Song tửứ xuất hiện. Họ đứng nhìn theo bóng thuyền rồi bảo nhau:
– Về báo lại cho ngài Chưởng cơ rõ… để ngài định liệu. ?
Cả hai quay trở về phía miếu hoang…
Mạc Long Kham đi tới đi lui trong dinh Chưởng cơ. Nét mặt y hầm hầm nhìn anh em Song tửu.
Nhất nguyệt đao lấm lét không dám nhìn thẳng vào mặt viên tướng trung đẳng Lúc nầy không ai ngờ được hai anh em Song tửu lại hèn nhát đến thế, cũng như không ai ngờ được viên Chưởng cơ mới cach đây hai hôm đã vui vẻ, cảm xúc khi nhìn thanh đoản kiếm của Minh Quang, bây giờ đang lồng lộn như hổ trước hai con cừu non:
Anh em Song tửu?
Họ Mạc bảo:
– Tại sao các ngươi lại để cho thằng bé ấy cứu thoát được hai bà cháu mụ ta.
Vậy thì còn gì mấu chốt để tìm?
Nhị nguyệt đao không còn ngông ngênh như hôm nào. Hắn lấm lét đáp:
– Bẩm quan Chưởng cơ… Anh em tại hạ cứ ngỡ thằng ấy lù khù… Ai ngờ nó ranh ma như thế?
Mạc Long Kham vỗ tay độp xuống bàn:
– Phải đi mà bắt lại hai đứa ấy cho bản chức. Nếu không thì đừng trách ta.
Nhất nguyệt đao hạ thấp đầu gần như dập mình xuống chân Mạc Long Kham.
Y bảo:
– Tướng quân quên mất thằng bé ấy đang đi chung với họ sao? Chưa kể lười đoản kiếm chém sắt như xẻ bùn. Hay là tướng quân sai lão Kiều đi thay anh em tại hạ vậy! Mạc Long Kham đưa chân co lên. Một cước nhanh như gió. Nhất nguyệt đao văng bắn ra phía cửa. Họ Mạc gầm lên:
– Bọn mi định chạy tội để dồn qua cho họ Kiều à? Ta chưa muốn hắn lộ diện… Bằng mọi cách anh em mi phải đi ngay cho bản chức ?
Nhất nguyệt đao lồm cồm ngồi dậy. Hai tên ma rượn cúi rạp người trước Mạc Long Kham. Cùng nói:
– Vâng? Chúng thuộc hạ đi ngay?
Mạc Long Kham bước lại chiếc trường kỷ. Y ngồi xuống nhìn hai anh em Song tửu kè nhau đi xuống chái trại lính cơ.
Họ Mạc nói theo giọng hăm dọa:
– Khi nào về đây là phải có đôi ấy? Nếu không, thì anh em mi tự liệu lấy?…
Mạc Long Kham nói xong thì đã thấy hai thớt ngựa từ chái trại lính cơ phi ra như gió lốc. Họ Mạc lẩm bẩm:
– Phải giữ hai bà cháu hắn mới xong ?…