Nhất nguyệt đao ra roi cho ngựa chạy như điên. Phía sau y là Nhị nguyệt đao cố bám theo ngựa của đại ca hắn. Hai anh em không buồn để ý đến cảnh vật chung quanh… Việc trước mắt của bọn hắn là:
Cố chạy chận đầu ba người đang dùng thuyền đi vào “Đàng trong”.
Đôi ky mã chạy đến trưa thì có một xóm làng nhỏ gần xã CÔ Liêu… Nhị nguyệt đao vừa thúc ngựa cho kịp vị đại ca của y vừa gọi:
– Sư huynh? Nơi đây quá xa rồi? Anh định giết ngựa để rồi bọn ta đi bộ à?
Nhất nguyệt đao như bừng tỉnh. Lão Nhất gò cương cho ngựa chạy chậm lại rồi hỏi lão Nhị:
– Đệ nói gì ta không nghe?
Nhị nguyệt đao chùi mồ hôi và bụi trên trán. Lão bảo:
– Chúng ta đi đã trên trăm dặm rồi… Sư huynh nên tìm nơi uống vài chén rồi tính chuyện đi tiếp… Tội gì mà khổ thân với lão Mạc ?
Nhất nguyệt đao không nói gì. Lão nhìn quanh quất rồi nói:
– Xóm bàu của làng CÔ Liêu hay xã CÔ Liêu gì mà hoang vắng thế nầy. Liệu có quán hàng gì hay không?
Nhị nguyệt đao kềm cương ngựa. Lão chỉ vào mấy căn nhà tranh lụp xụp phía sau một hàng phi lau:
– Có lần đệ vào đây Rượn được lắm? Thuở giặc giã mà đại huynh đòi nhà cửa, hàng quán sung túc sao được?
Anh em Song tửu dong ngựa bước chậm rãi đến một nhà tranh. Nhị nguyệt đao nhảy xuống ngựa. Y hỏi to:
– Có ai trong ấy không?
Y gọi hai ba tiếng mới thấy một bà già thò đầu nhìn qua cửa liếp. Nhị Nguyệt đao cằn nhằn:
– Giặc giã làm gì mà đi đâu, đến đâu cũng thấy đàn bà già cả không… Tệ hại thật Nầy trong ấy còn hũ rượn nào không?
Người đàn bà đứng tuổi cũng cằn nhằn như trả đũa khách:
– Đói kém giặc giã không có ăn mà cứ hỏi rượn… Quán ni còn được một bầu thôi?
Lão Nhất nhảy xuống ngựa. Lão hỏi:
– Có con gà, con vịt gì không, làm thịt cho bọn ta hai con… nhớ làm nhanh nhanh đấy nhé ?
Người đàn bà lùi vào trong nhà… Anh em Song tửu cột ngựa ngoài sân rồi lom khom chui vào quán. Có tiếng gà vịt kêu quang quác phía sau. Lão nhìn sư huynh cười :
– Đại huynh thấy đệ giỏi không?
Lão Nhất lặng lẽ nhìn khắp nhà trên vách trát đất. Y nói:
– Tìm không ra hai bà cháu ấy thì chỉ có cách trốn thôi. Nhà ngươi không lo mà cứ oang oang cái mồm?
– Đến đâu hay đến đấy… Đại huynh lo mà ốm người.
Lão Nhất lẩm bẩm trong mồm rồi nói:
– Từ đây đến làng Hồ Xá ta không nên đi đêm… Bọn cướp ở Truông nhà Hồ không non tay đâu nhé. ăn uống xong ta đến xã Chấp Lễ tìm chỗ nghỉ ngơi. Ngày mai hãy qua Truông ?
Nhị nguyệt đao gật đầu nói:
– Sao nơi đây có rượn thịt mà đại huynh không ở đêm. Sáng mai ta lên đường Trưa mai qua Truông yên tâm hơn.
Lão Nhất lắc đầu đáp:
– Chú mi không hiểu gì cả… Cứ thấy rượn là mê tít mắt. Phải nghe lời ta…
– Vâng? Đệ luôn nghe lời đại huynh đó chứ! Hai anh em bàn bạc cãi nhau một lúc thì rượn thịt đã dọn ra… Lão Nhất rót đầy một chén rượn uống cạn. Lão khà một tiếng:
– Rượn ni cất bằng sắn nên gắt đấy nhỉ?
Người đàn bà chủ quán trả lời:
– Có rượn lúc ni là tốt… Choa sợ không có mà uống đó chớ?
Nhất nguyệt đao khó chịu. Y nhìn người đàn bà. Mồm lẩm bẩm:
– Dân vùng nầy khó chịu nhỉ? Gặp ai cũng hay cãi lại? Lão xé đùi gà nhai ngấu nghiến rồi hỏi người đàn bà:
– Nhà chị ở đây có nghe tên hay biết một tên bà cụ tên Lữ không?
Người đàn bà sửa cách ngồi. Bà ta đáp:
– Từ đây trở vô đến Đồng Hới ai mà không biết tiếng cụ ấy? Một cụ già sinh sống nơi đây trên sáu mươi năm rồi đó chứ ít chi?
Lão Nhất nhìn lão Nhị như ngầm bảo cho người đàn em biết y cũng hay lắm nào kém ai. Lão lai hỏi:
– Từ bấy lâu nay bà cụ ấy có hay đi qua đây không?
Người đàn bà nhìn hai anh em “Song tửứ như quan sát xem họ thuộc thành phần nào rồi đáp :
– Cách đây một tháng… cụ ấy có đi qua đây, nhưng mà các ngươi hỏi để làm gì?
Lão Nhất ngầm rủa thầm trong bụng:
“Phải ở nơi khác là ta cho mụ biết mùi cây đao nầy ra sao”. Nhưng y cũng cố tỉnh bơ mà đáp:
– Ta làm việc nơi Lũy Thầy nên quen cụ ấy vậy mà?
Không ngờ người đàn bà vốn ghét căm cái bọn quan quân ở Lũy Thầy. Bà ta lại hỏi để đoán mức quan trọng của việc hỏi thăm:
– Có cần biết lắm không?
Nhị nguyệt đao chen vào. Giọng y bực bội:
– Không cần thì hỏi làm gì? Mụ nầy lôi thôi nhỉ?
Người đàn bà đáp:
– Hôm qua cụ ấy có qua đây… Đi về phía V~nh Linh ?
Nhất nguyệt đao mừng rỡ hỏi tới. Y không ngờ người đàn bà gạt anh em y:
– Cụ ấy đi với những ai? Bằng xe trâu hay đi bộ?
– Hình như đi chung một đoàn năm sáu người gì đó… Đi bộ ?
– Sao đi đông thế nhỉ?
– Sao lại hỏi choa?
Lão Nhất nguyệt đao quay lại giục lão Nhị:
– ăn mau rồi đuổi theo cho kịp ! Lão Nhị vừa ăn vừa cằn nhằn. Nhưng lão Nhất lặng im không để ý… Cả hai ăn uống xong. Lão Nhất hỏi:
– Bao nhiêu tiền?
– Ba quan rưỡi! – Gì mà đắt thế?
Lão Nhất vừa hỏi vừa moi tiền kẽm trong lưng ra trả cho mụ chủ quán khó tính Lão mắng khéo:
– Buôn bán đắt vậy mà không cất được cái quán cho to nhỉ?
Người đàn bà trả đũa ngay:
– Phải tính như rứa cho hết tiền mấy người. Chứ để trong lưng cũng nộp cho mấy ngài ngoài Truông nhà Hồ mà thôi ?
Lão Nhất nhảy một bước ra ngoài và phóng lên lưng ngựa.
Lão chửi đổng:
– Giặc cướp không cắt cái mõm của mụ cho rồi?
Lão Nhị chạy theo gọi oang oang:
– Chậm chậm đại huynh? Bộ anh định vượt Truông luôn đấy hả?
Lão Nhất phóng ngựa như điên… Bỏ lại đằng sau đám bụi đất tung tóe… Và lão Nhị chạy lẽo đẽo… như chú bê con theo mẹ.
Hai anh em Song tửu chạy đến hoàng hôn thì vào địa phận huyện Chấp Lễ.
Nhất nguyệt đao dừng ngựa lại. Lão quan sát con đường vào huyện. Hai bên mọc đầy cỏ tranh cao ngang đầu người. Con đường từ giáp ranh CÔ Liêu và Chấp Lễ ước chừng hai mươi dặm, toàn một màu cỏ tranh vàng úa. Lão Nhất nguyệt đao chờ lão Nhị đến gần mới bảo:
– Ta thấy chú mi nên phóng ngựa đi trước để ta đi đoạn hậu. Có gì thì dễ tiếp ứng chứ vùng nầy ta ngờ lắm đấy?
Nhị Nguyệt đao rút thanh đao cầm tay. Y vênh mặt lên nói:
– Đại huynh chớ nên lo. Dù sao anh em ta cũng đã thành danh trên chốn giang hồ vài mươi năm có dư… Không lý lại nhụt nhuệ khí đến thế à?
Nhất nguyệt đao lừ mắt mắng sư đệ:
– Chú mi không nên khoác lác… Dù gì thì cũng phải nhớ câu cọp nào rừng nầy nhé.
Lão Nhị hừ một tiếng rồi nói:
– Rồi, sư huynh cứ đi đoạn hậu. Ngu đệ đi trước cho?
Lão Nhị nói xong thì giật dây cương cho ngựa chồm lên và phóng dồn dập vượt trên con đường độc đạo xuyên qua trảng tranh bao la…
Lão Nhất cũng vội giật cương cho ngựa đuổi theo chú em…
Hai anh em lão Nhất nguyệt đao vừa phi ngựa, vừa chú tâm đề phòng mọi bất trắc có thể xảy ra trên con đường vắng vẻ để vào huyện Chấp Lễ.
Quả sự đề phòng không làm hài lòng lão Nhị vì cho đến khi chạng vạng tối thì hai anh em Song tửu đã vào huyện đượng Chấp Lễ mà không có một việc gì xảy ra, lão Nhất nguyệt đao thở phào một tiếng nhẹ nhỏm rồi bảo người sư đệ:
– Chú mi cất đao đi. Anh em ta tìm huyện đường để nhờ quan tri huyện cho ngủ đỡ qua đêm. Ngày mai hãy tính?
Lão Nhị giắt nguyệt đao vào vỏ sau lưng rồi chỉ một nó nhà cao có cây đại kỳ màu xanh sậm đang phất phơ lờ mờ trong ánh tà dương. Lão nói:
– Đại huynh? Huyện đường đằng ấy. Ta đến xem?
Lão Nhất khẽ gật đầu rồi lấy trong người ra một thẻ tre màu trắng. Cả hai anh em Song Tửu Nguyệt đao nhắm hướng ngọn cờ xanh giục ngựa tiến đến. Họ vừa đến cổng huyện đường thì từ nơi thềm dinh chạy ra một lính cơ. Tên lính cơ đưa ra một tờ điệp màu đỏ. Y bảo:
– Ngài Chưởng cơ truyền lệnh. Ngay đêm nay nhị vị phải đi thẳng đến V~nh Linh gấp. Không được chậm trễ. Đây là lệnh! Nhất nguyệt đao sầm mặt lại. Lão bảo Nhị nguyệt đao:
– Lão nầy ép anh em ta quá nhỉ? Để xem lệnh rồi tính?
Lão Nhị nhăn mặt bảo lão Nhất:
– Nếu có lệnh bắt buộc thì sư huynh cứ đi? Đệ đã ngán lắm rồi. Thật là một lũ cường quyền ?
Lão Nhất mắng át người em nóng tính:
– Chú mi không nên nói vậy? Muốn gì thì cứ phải chờ không nên hấp tấp mà hư việc. Chưa kể là bị họa đó hỉ?
Lão Nhị nhảy xuống ngựa. Dẫn con ngựa đang thở phì phò đến cột vào cột đại kỳ. Nhị nguyệt đao đứng nhìn về phía V~nh Linh thở dài:
– Muốn đến đó cũng phải đổ ít nhiều máu đấy nhé ?
Nhất nguyệt đao mở lệnh ra đọc rồi đưa cho người em. Lão bảo:
– Ngài Chưởng cơ truyền anh em ta phải vào kịp đêm nay. Để đón hai bà cháu mụ Lữ đưa về Lũy Thầy? Cấm chậm trễ. Ngu huynh nghi ngờ lệnh nầy quá?…
Lão Nhị hỏi:
– Sao mà nghi?
– Bởi từ khi anh em ta lên đường đến lúc nầy… Có thấy một tên lính cơ hay ky mã nào chạy qua mà không biết. Sao bây giờ lịnh lại đến trước ta?
Lão Nhị nhổ toẹt bãi nước bọt xuống chân. Lão quay lại tên lính huyện:
– Mi có thấy người đưa thư nầy đến đây chứ?
Tên lính cơ ở huyện lắc đầu đáp:
– Có thấy ai đâu. Chỉ nghe quan dặn đưa thư thì đưa thôi ?
Lão Nhất chợt cười nhỏ một cách lạ lùng rồi hỏi:
– Quan huyện còn trong ấy chứ?
Tên lính lắc đầu bảo:
– Ngài đi trước các huynh đệ độ một canh.
– Quan đi đâu?
Tên lính chỉ về hướng V~nh Linh:
– Về phía ấy đấy?
– Bao nhiêu người?
– Cả lính tùy tùng là mười người ?
Lão Nhất vỗ tay bảo lão Nhị:
– Anh em ta tìm cái ăn rồi đến sau. Chú mi yên tâm? Thư ni là thư quan huyện mượn lính quan Chưởng cơ để nhờ anh em ta theo hỗ trợ?
– Để làm chi vậy?
– Bí mật? Thiên cơ bất khả lậu?
Lão Nhất nói xong quay lại tên lính cơ:
– Mi vô lấy thức ăn và rượn ra đây cho an em ta. Nhanh lên để ta còn theo giúp quan huyện?
Tên lính cơ mỉm cười lẩm bẩm trước khi quay vào phía sau huyện đường:
– Hay? Hai lão ni giỏi… Vậy mà cũng đoán ra được ?
Lão Nhất và người anh em kéo nhau vào giữa huyện. Họ kéo cả chiếc bàn của đề lại dùng bày giấy tờ ra nơi cửa chính rồi nhìn ra sân cờ. Nơi hai chú ngựa đang lầm lũi tìm cỏ…
– Phải cho hai con vật thân của ta ăn uống chứ sư huynh?
– Được để ta dặn hắn. Dù sao bữa nay ta như đang làm thuê cho quan huyện?
Vừa lúc tên lính cơ bưng ra một mâm đầy rượn thịt. Hắn đặt xuống bàn. Lão Nhị cầm rượn rót ra chén và bảo hắn:
– Chú mi cho ngựa ta ăn luôn thể. Từ đây vào trong ấy còn xa…
– Vâng ? Nhưng nhị vị khá nhanh nhanh kẻo ngài đợi hỉ?
Lão Nhất cười khà:
– Ta đã bảo mà… Thà chú mi nói ngay cho ta đỡ bực ?
Lão Nhị làm thinh rót rượn uống liên tiếp hai chén, gắp miếng thịt lợn to tướng bỏ vào mồm nhai ngồm ngoàm rồi mới hỏi:
– ở nơi nầy sung sướng. ăn uống đầy đủ vậy sao quan huyện của chú mi lại chịu khổ đi xa mà lại đi hôm như thế?
– Ai mà hiểu được ? Cac huynh đệ vô trong ấy mà hỏi ngài ?
Lão Nhất gạt ngang:
– Mi đi lấy cỏ cho ngựa ta ăn nhanh lên… Ta sắp đi đây?
Tên lính cơ đi ra phía kho cỏ. Lão Nhất nguyệt đao mới bảo lão em:
– Nhừng kẻ sống vùng nầy trên mười năm. ít nhiều gì cũng có dính líu đến vụ núi Hoành Sơn.
Hai anh em Song Tửu Nguyệt đao ăn uống no say thì ngựa cũng đã ăn xong.
Hai người đứng dậy dẫn ngựa đi ra ngõ huyện đường. Lão Nhất bỗng liếc nhanh về phía sau huyện rồi bảo lão Nhị:
– Lên đường nhanh lên?
Hai thớt ngựa phi nhanh vào rừng tranh. Chạy khoảng một dặm. Lão Nhất nguyệt đao bỗng đưa tay ra hiệu cho lão Nhị:
– Dừng lại ?
Lão Nhị ngạc nhiên kềm cương ngựa rồi nhìn lên bầu trời đang nổi đầy sao đêm. Lão cằn nhằn:
– Sư huynh sao mà lẩn thẩn thế? Lúc ra lệnh chạy nhanh lúc thì bảo dừng… là thế nào?
Lão Nhất nghiêm mặt lại. Lão bảo:
– Ta trở lại huyện đường. Chú mi phải im lặng làm theo lời ta dặn.
– Nhưng để làm gì?
Lão Nhất trừng mắt với lão Nhị:
– Đã bảo làm theo lời ta kia mà?…
– ử? Thì ngu đệ làm theo lời sư huynh?
Lão Nhất quay đầu ngựa lại rồi đi chậm rãi. Vừa đi vừa nhìn lên bầu trời đêm.
Lão gò cương cho ngựa song song với ngựa lão Nhị rồi nói:
– Cho chạy nước kiệu. Đến cách huyện đường độ nửa dặm thì xuống đi bộ…
nghe chưa?
Lão Nhị ngạc nhiên nhưng không dám hỏi lại. Lão chỉ lặng lẽ làm theo sư huynh. Đến nửa dặm đường, lão Nhất nhảy xuống ngựa rồi dẫn đến một cây phi lao trong xa cách đường cái quan một tầm tên. Lão Nhị cũng làm theo anh… Khi hai anh em hoàn toàn không vướng bận gì đến ngựa và bóng đêm thì lão Nhất bảo – Trở lại huyện đường? Bọn chúng tụ họp đêm nay ở nơi ấy?
– Sao quan huyện đi rồi mà?
– Chẳng có đi đâu cả. Ta quan sát dưới nền đất. Mười thớt ngựa mà chẳng có dấu nào hướng ra… Hoàn toàn quay vào phía hậu huyện đường ?
– vậy sao tên lính cơ bảo… ?
– Ta đã bảo chúng nó muốn ta không ở lại tại huyện đêm nay nên cứ giục ta đi nhanh… Rượn thịt đầy đủ… ?
Lão Nhị lẩm bẩm một mình rồi nói:
– Sư huynh nghĩ ta có nên đến nơi ấy tìm hiểu… chúng nó chứ?
– Nên lắm ?
Hai anh em Song tửu dùng thuật phi hành chạy về huyện đường. Chỉ tàn nửa cây nhang cả hai đã đứng bên ngoài vòng thành huyện đường.
Lão Nhất chỉ lên mái nhà phía Tây bảo với lão em:
– Chú mi ở phía ấy rình nghe chúng nó bàn bạc điều gì. Nếu không có thì qua bên Đông với ta… Trái lại ta cũng thế… Hãy cẩn thận?
Lão Nhất nói xong phóng lên đầu tường và biến mất trong màn đêm.
Hậu phòng trong huyện đường có một cửa sổ nhìn ra vườn trúc. Làn gió mát thổi qua cành trúc la đà vung vẩy bên ngoài cửa sổ. Ba người ngồi trong hậu phòng gồm quan tri huyện Nguyễn Hiệu, Chưởng cơ Mạc Long Kham và Kiều A Túc. Bàn rượn được dọn ra thật giản dị, với vài bầu rượn trung, thức ăn chỉ có thịt heo nướng và luộc. Dường như buổi họp mặt của ba người không phải để ăn nhậu, mà còn có mục đích khác.
Nguyễn Hiệu trong bộ áo dài the gấm.nét mặt nhọn hoắt va màu da tai tái tạo thêm phần hiểm độc của một tên tham quan. Lão nở nụ cười nhưng người đối diện không nghĩ rằng lão đang cố tạo cho không khí ngột ngạt nầy một vẻ thoải mái, gần gũi.
Nguyễn Hiệu nói:
– Bây giờ thì hai anh em của hắn chắc chắn là đang bị bọn giặc cỏ ở V~nh Linh bao vây hoặc đánh cho tơi tả.
Kiều A Túc trầm ngâm bảo:
– Việc đó không quan trọng ý của tại hạ là muốn cho hai người ấy vào đến “Đàng trong” may ra sẽ gặp được bọn kia?
Mạc Long Kham khẽ hừ một tiếng rồi bảo:
– Bản chức không tin hai anh em nầy sẽ vào được… Có khi bọn hắn sẽ chạy theo lũ giặc ở Truông nhà Hồ… không chừng ?
Nguyễn Hiệu lắc đầu bảo:
– Biết vậy ta lưu chúng lại để hạ thủ… tốt hơn?
Kiều A Túc khẽ hừ rồi bảo:
– Các ngươi tưởng anh em nhà ấy dễ chịu thua lắm đấy à?
Mạc Long Kham chen vào bằng giọng gay gắt:
– Thế tại sao nhân huynh không hạ thủ bọn hắn ngay khi tìm ra gốc gác… ?
Kiều A Túc trầm giọng trả đũa:
– Tưởng ai như nhà anh cả ấy à? Ta muốn để cho thật chín muồi xem bọn nầy có tìm ra được người giữ “địa thế” món ấy không. Không ngờ chúng nó lại biết được âm mưu của bọn ta tại ngôi miếu hoang… Thôi cứ chờ xem chúng nó sẽ làm gì những ngày sắp tới… Ta cứ vờ như không biết chúng là ai?
Nguyễn Hiệu khẽ lắc đầu đáp:
– Ta nghĩ khi con chim đã ra khỏi lồng thì không bao giờ chui trở lại… ?
Kiều A Túc quả quyết đáp:
– Anh em của hắn vẫn còn tin tại hạ… Mong rằng chúng tôi sẽ gặp nhau ở Đàng trong tốt đẹp hơn.
Mạc Long Kham bây giờ mới rót rượn ra chén. Tên võ tướng họ Mạc hỏi Kiều A Túc:
– Huynh đệ có định vào trong ấy chứ?
– Vâng, tại hạ sẽ vào tìm cậu bé họ Lê.
Nguyễn Hiệu cũng hỏi:
– Nhà anh định bao giờ trở lại đây?
Kiều A Túc cũng rót rượn uống. Xong một chén, y mới đáp:
– Chưa báo trước được… Còn tùy thuộc tình hình?
Mạc Long Kham chợt hỏi họ Kiều:
– Anh thấy ta có nên lẩn quẩn vùng núi Hoành Sơn may ra tìm thấy.
Kiều A Túc lắc đầu trả lời:
– Tại hạ đi săn vùng ấy gần năm năm mà không tìm ra một vết tích nào. Nhà anh không nên làm cấp tốc sẽ tạo nghi ngờ cho kẻ khác. Để bọn ta đi tìm tên họ Lê sẽ hay sau! Nguyễn Hiệu cũng lắc đầu:
– Ta cũng muốn rút về Đàng ngoài cho yên thân. Đóng ở đây lâu rồi… dễ chết lắm ?
Mạc Long Kham trề môi bảo họ Nguyễn:
– Nhà ngươi chỉ được cái gan thỏ. Ngày mai nhớ cho bọn lính cơ truy lùng trong khắp các dân dã để tìm cho ra tung tích của bọn hắn nhé. Chúng nó không đi xa đâu… Cũng như bọn ta… cứ quanh quẩn cối xay thế nào cũng tìm ra.
Kiều A Túc chợt hỏi:
– Thôi tại hạ phải đi ngay đêm nay. Các huynh đệ cố gắng nhé?
Mạc Long Kham đưa chén rượn đến mời:
– Hãy cạn chén nầy… Mong gặp lại nhân huynh sớm… ?
Nguyễn Hiệu hỏi:
– Nhà anh có cần ngựa không?
– Thôi khỏi ? Tại hạ quen đi bằng đôi chân nầy rồi ?
– Chúc nhân huynh bình an?
Hai tên võ quan cùng đứng dậy đưa Kiều A Túc đến tận cửa… Họ Kiều bước ra ngoài trời đêm. Màu y phục đen xám của y tiệp với màu trời nền thấp thoáng đã thấy lẫn mất bóng dáng người thợ săn.
Anh em Song Tửu Nguyệt đao nhảy qua tường. Cả hai ngồi xuống lắng nghe động tịnh. Mãi thật lâu lão Nhất kéo nhẹ tay áo của lão Nhị rồi bảo khẽ:
– Ta về nơi giấu ngựa?
Lão Nhị hỏi:
– Sư huynh định đi ngay trong đêm nay?
– Không ? Bọn ta đi tìm nơi ngủ qua đêm… Ngày mai ta đi sẽ không gặp họ Kiều…
Hai anh em đến nơi giấu ngựa. Lão Nhị nhìn quanh rồi nói:
– Đệ thấy nơi đây nghĩ qua đêm được. Mai ta đi sớm sư huynh à?
– ử?
Hai anh em Song tửu ngồi tựa lưng vào thân cây phi lao. Bốn bề vắng vẻ…
Nhừng con chim đêm vỗ cánh bay qua buồn buồn đánh thức lũ thỏ, chuột ăn đêm không dám rời hang. Lão Nhị khẽ hỏi sư huynh:
– Sao lão Kiều nầy thấy được anh em ta nép gần miếu hoang nơi cửa sông Nhật Lệ?
Lão Nhất bảo:
– Tại chú mi không để ý. Khi bọn ta núp sau lưng Trương Minh thì cũng vừa lúc Kiều A Túc từ bờ sông bò lên hạ thủ A Thều. Rồi Trương Minh cứu cụ Lữ và Cả Lú đưa đi thì chú mi động đậy định bước theo cùng lúc Kiều A Túc chạy ngược chiều với Trương Minh thì hắn nhìn thấy chú mi. Còn ta vẫn nằm im nên y không thấy… Có điều bọn kia chưa chắc đã hiểu ra thân thế của ta đâu… Yên tâm đi ? Chúng chỉ ngờ vực thế thôi ?
Lão Nhị lắc đầu trong bóng tối:
– Sư huynh không nghe tên Nguyễn Hiệu bảo cần phải hạ thủ anh em ta à?
Lão Nhất đáp:
– Đứng vào vị trí của chúng thì phải nói thế. Chứ họ Kiều vẫn muốn nương vào bọn ta để tìm người hiểu về nơi giấu giữ kho tàng ?
Lão Nhị thở dài giọng chán nản:
– Đệ muốn xuất đầu lộ diện để đánh một trận với chúng nó. Cứ ẩn náu kiểu nầy thật khó chịu quá.
Lão Nhất cười an ủi người em:
– Phải kiên nhẫn? Dục tốc bất đạt Chú mi hay cãi lời ta? Ngày nào đó chớ trách đấy? Vội vàng không được việc đâu.
Lão Nhị trề môi vỗ vào cán nguyệt đao bảo:
– Đệ không trách sư huynh đâu. Chỉ có điều rất nôn nóng làm được việc mà thôi – Vậy thì ngày mai ta sẽ cho chú mi có việc làm! – Thật nhé?
– Không sai lời đâu?
– Được ? Sư huynh sẽ thấy đệ… ?