Cuối cánh đồng cỏ tranh mênh mông thì đến bát ngát đường tre dày đặc hai bên. Con đường cái ăn thông từ đồng cỏ tranh chạy xuyên qua vùng rừng tre dày đặc ấy Đi vào đường kín mịt không thấy ánh thái dương sáng tỏ, mà có chăng là những lác đác đốm sáng như ánh sao đêm giữa trùng dương đen ngút trùng trùng.
Con đường ấy gọi là đường Truông. Đường Truông từ đầu bên nầy đến được bên kia để bắt gặp cánh đồng cỏ hạ du yên lành phải đến một ngày đường dành cho kẻ cưỡi ngựa. Mà phải là kẻ có bản l~nh để đưa ngựa đến nơi đến chốn. Còn đám con buôn cũng có võ nghệ đấy chứ? Thì sớm lắm cũng mất hai ngày đường để đưa được hàng hóa, loài vật trong chuyến buôn của mình…
Sáng hôm sau. Khi mặt trời vừa nhô lên khỏi cánh đồng cỏ tranh vàng chết.
Hai anh em Song Tửu Nguyệt đao đã lên ngựa ra roi nhắm đường Truông mà tiến đến… Nhị nguyệt đao phi ngựa chạy trước kế đến là lão Nhất. Cả hai chạy đến khi mặt trời đã nghiêng chênh chếch ngọn tre đầu Truông thì cũng đã đến miệng Truông.
Lão Nhị kéo cương ngựa dừng lại chờ lão Nhất. Mắt lão nhìn đăm đăm vào đầu ngõ vào đường Truông. Tay sửa lại thanh nguyệt đao phía sau lưng. Lão Nhất đã dừng ngựa đứng bên. Lão bảo chú em:
– Chú mi đi trước một đoạn đường nửa tầm tên. Còn ta đi sau. Đó là phép “Tiếp vận giao tranh” ở những nơi đường hẹp hoặc khó xoay trở… được không?
– Thì cứ đi? Đệ mà sợ gì lối nầy?
Lão Nhị nói xong tức thì giục ngựa chạy vào đường Truông. Lão phi ngựa không mau lắm mà cũng chạy như kẻ săn thú… Con ngựa tinh khôn phi nước tốc kiệu Nó chạy từng bước dài mà không sải để tránh tầm bẫy của kẻ địch. Cách phóng của con vật có thể tránh được tần bắn lén và dây căng nhưng gặp hố chôn bẫy thì sẽ sa hố dễ dàng. Bởi sức nặng của ngựa lúc nào cũng tập trung vào hai chân trước. Nhưng với kinh nghiệm của hai anh em Song Tửu Nguyệt đao thì con đường Truông nầy không bao giờ có hố bẫy. Bởi khi mà có ai đi qua Truông. Chắc chắn không dưới hàng chục người kể cả xe trâu, ngựa và người đi bộ… thì hố bẫy sẽ trở thành vô dụng… nên giặc cỏ, thảo cướp chỉ còn dùng đến thuật tung dây, giăng lưới và hạ sách nữa là bắn lén. Nhưng bọn giang hồ dù sao cũng còn có cái máu tự trọng với nhau nên chỉ khi cùng lắm chúng mới sử dụng đến hạ sách nầy…
Lão Nhị dong ngựa chạy một lúc thì bỗng kềm cương lại cho ngựa bước chậm. Lão lắng tai nghe một lúc rồi mới quay lại chờ lão Nhất. Tay lão đã lôi thanh nguyệt đao ra cầm dựng ngược mũi lên trời. Lão Nhất đến nơi. Lão Nhị nói:
– Phía trước đang có giao tranh? Ta nên đến chứ sư huynh?
Lão Nhất lắng tay nghe một lúc rồi giật cương phóng lên. Lão chỉ bảo người – Lên xem?
Lão Nhị giật cương. Con ngựa chồm lên và đuổi theo người ngựa phía trước.
Lão nhất cho ngựa chạy đến một khoảng rộng. Hai bên đường truông mở rộng tre bao kín cả vòm trời nơi đây có mấy lối rẽ qua hai bên. Lão Nhất bảo lão em:
– Đây là lối hậu của thảo khấu. Chúng dùng ngõ nầy để tẩu thoát nếu có quân triều đình đông gấp nhiều lần hơn chúng. Còn với bộ hành khách giang hồ thì chúng nó dùng ngõ hậu nầy để tập kích rồi giải đưa vào trong núi xa kia… để chia của cướp được hoặc cần thì “Mổ lợn” luôn.
Phía bên kia ngõ “Tả hậu đạo” đang có người giao tranh ta đến xem sự thể ra sao rồi liệu…
Lão Nhị hỏi:
– Mổ lợn luôn là thế nào?
– Là giết kẻ bị bắt nếu chúng cảm thấy không cần đến? – Vậy ta phải qua xem. Không nên để chúng nó giết người bừa bãi như thế?
Lão Nhất nhìn chú em thô lỗ. Lão bật cười hỏi:
– Chú mi hôm nay sao mà từ tâm thế?
Lão Nhị không trả lời. Lão giật cương cho ngựa phóng đi… Đến một lùm tre kín có thể nhìn ra bên ngoài ngõ “Tả hậu đạo” Nơi đây là bãi đất cằn cỗi lác đác mấy bụi sim khó khăn lắm mới sống được…
Lão gò cương đứng vào nơi lùm tre nhìn ra. Ngoài bãi đất ấy hai người bận võ phục màu chàm bạc phếch sử dụng kiếm và một trường côn đánh với một người đi bộ mặc bộ võ phục đen. Người nầy chỉ sử dụng một đoản đao tay phải và tay trái cầm cây cung màu bạc sáng.
Lão Nhị kêu anh lại mà nói:
– Kiều A Túc? Hắn bị giữ chân ở đây?
– Có lẽ anh em ta nhân lúc nầy chạy qua Truông trước để ngày sau hắn không nghi ngờ đêm qua anh em ta còn lẩn quẩn gần huyện đường.
– Liệu họ Kiều có thoát được đường Truông nầy không?
– Nhìn cách đánh của y thì hai tên kia không phải là đối thủ của Kiều A Túc đâu Thôi ta đi…
Hai con ngựa lại quay đầu hướng lại đường Truông mà đi. Anh em Song tửu cho ngựa chạy qua mấy đường “Hậu đạo” mà cũng không gặp một ai chận đường.
Lão Nhi vác đao trên vai vừa cười vừa nói:
– Hay bọn giặc cỏ nơi vùng nầy đã nhìn lầm anh em ta. Bọn chúng ngỡ Song Tửu Nguyệt đao là Song thảo khấu đất Bắc Hà nhỉ?
Lão Nhất trầm ngâm một lúc mới nói:
– ít khi đường Truông lại yên lắng như lúc nầy. Có thể hôm nay sắp xảy ra một chuyện gì đó khá trầm trọng đấy nhé?
Lão Nhị vung một đường nguyệt đao chém phăng một cành tre trước mặt. Lão cười vang:
– Làm gì có chuyện ấy? Có thể chúng nó đón tiếp anh em ta đấy?
– Chú mi lúc nào cũng huênh hoang như sống ở chốn rừng vắng?
Lão Nhị bật cười chỉ chung quanh:
– Chứ nơi đây là đâu? Không vắng vẻ thì ở kẻ chợ đấy à?
– Hà? Hà? Nhị vị qua Truông mà lại xem thường chủ tướng của Truông đến thế à?
Một tiếng nói từ trên lùm tre cao đưa xuống khi lão Nhị vừa dút lời đồng thời hai bên túa ra mười người mặc áo vải đai thô như những kẻ hành khất. Tuy nhiên ở đây họ được trang bị trên tay những vũ khí sắc bén chứ không là những ‘lGậy đánh chó” như bọn ăn xin khốn khổ.
Lão Nhất nguyệt đao rút nguyệt đao ra. Lão nhìn mười người đang đứng hàng ngang chận ngang đường Truông. Lão khẽ nghiêng người tới và thi lễ:
– Tại hạ không là thương buôn mà cũng không là quan quân triều đình. Nay có việc phải mượn đường qua Truông… Chẳng hay c ac vị anh hùng muốn dạy dỗ điều chi?
Một người búi một túm tóc trên đỉnh đầu chống cây trường côn bước ra. Anh ta cười nhạt nói :
– Các vị dù là người của ai, giàu hay nghèo cũng mặc. Hễ đã qua Truông thì đều phải bỏ lại đây. Nếu không là vũ khí thì cũng phải chỗ đội nón, bịt khăn. Bằng không thì chỉ có trở lui mà thôi ?
Lão Nhị giục ngựa vượt lên. Lão huơ cây nguyệt đao rồi nói:
– Bọn ta dùng lễ để nói không xong. Chỉ còn có dùng lực mà thôi. Các nhà ngươi là ai?… Phải xưng danh cho ta biết kẻo xuống xuống dưới âm tì thì không ai biết mà thắp cho cây nhang?
Người cầm trường côn khoát tay ra sau cho người trong nhóm:
– Các huynh đệ lùi lại giữ đường Truông. Còn lão kia thì để đó cho tại hạ…
dạy cho y biết thế nào là lễ độ với “Anh hùng Truông”.
Người ấy nói dút lời tức thì tung luôn một đòn côn quét như dông từ dưới lên trên làm con ngựa phải kinh hoàng nhảy lùi lại hí lên một tiếng. Ngọn trường côn quét vào không khí.
Lão Nhị nương theo đà côn quét qua. Lão đâm thốc một đao vào ngực đối phương, rồi tung người nhảy xuống đất. Chân vừa chấm đất, lão Nhị nguyệt đao đã lướt đến gần như muốn ôm lấy địch thủ, nhưng cái lướt đến của lão Nhị kèm theo một nhát nguyệt đao cắt ngang hông đối phương và bàn tay tả xòe ra như vuốt chim ưng bấu lấy mặt hắn.
Người ấy xoay lại. Mũi côn từ dưới đất đánh thốc trở lên đồng thời chân của anh ta cũng tung luôn một cước vào hạ bộ lão Nhị… khiến lão phải nhảy lùi ra sau mà tránh.
Hai người kẻ đánh xa, người đỡ lấy rồi phản đòn nhịp nhàng từ chậm đến nhanh, từ hòa dịu đến nổi dậy cơn sóng bão… Lão Nhị tấn công cầm chừng để khám phá ra môn phái của anh ta… Còn người kia thì vừa thủ thế đòn, vừa quyết liệt để hạ cho được kẻ xâm nhập đường Truông…
Lão Nhất đứng ngoài nhìn đối phương tung ra những thế trường côn đẹp mắt và khá hiểm độc. Lão cũng thấy chú em của lão cứ vừa đỡ vừa tặc lười như kẻ nhấp nháp ly trà ngon. Lão nạt:
– Sao không ra đòn? Chú mi tưởng đường đi gần lắm hả?
Lão Nhị nghe sư huynh giục thì đổi thế đao mà đánh ra những đường đao lạ lùng khiến người kia phải la lên:
– Có ai ra thay ta không?
Từ trong nhảy ra một kẻ mặt đen. Người nầy múa xích chùy đánh ra một đường vòng rồi giật mạnh cho quả chùy gai quay oặt lại đập vào lười nguyệt đao của lão Nhị.
Lão Nhị cười gằn nạt:
– Các ngươi xưng “Anh hùng đường Truông” mà lại luân phiên thay nhau để hạ ta đấy à? Sư huynh mau vào đây ta dùng thế dẹp tan “Lũ anh hùng” này cho khách qua lại đỡ bận tâm.
Lão Nhất nhảy xuống ngựa. Cây nguyệt đao của lão đã rút ra khỏi vỏ và múa lên như một vùng mây bạc che trên đỡ dưới đánh vào hàng ngang của mười kẻ đang đứng ngăn đường…
Lão Nhị cũng đánh ngang một đường đao cho người cầm xích chùy gai lùi lại rồi phóng đến phía lão Nhất. Cả hai tựa lưng nhau đánh ra một trận thế “Lưỡng long ngự thủy”. Đường đao hòa nhập che kín cả hai người và cứ liên tiếp đánh ra những mũi đao sắc bén.khi^n mười kẻ đang đứng ngăn đường liên tiếp nhảy tránh.
Thế tiến công của họ bắt đầu lung lay và bức tường chận ngang đường Truông không còn tác dụng nữa.
Mười kẻ bao vây vòng ngoài. Vũ khí của họ dù có tầm mở rộng, nhưng hai lười nguyệt đao như bức tường vững chắc che kín để cho lão Nhị và lão Nhất tiến dần về phía đường Truông. Lão Nhị hiểu ý sư huynh nên lão bảo:
– Đệ không muốn bỏ hai con ngựa lại… Dù gì anh em ta cũng một thời ngang dọc. Nay qua Truông không được thì ngày mai ta sẽ qua. Sao lại bỏ ngựa để đi mình không?
Lão Nhất đáp:
– Cứ gởi lại cho các vị “Thảo khấứ này. Ngày sau ta đến đòi lại… Hôm nay việc gấp nên phải đi… Sao chú mi cứ lộn xộn hoài vậy?
Lão Nhị chém một đường đao rồi nhảy lùi lại đứng. Lão bảo:
– Sư huynh cứ đi một mình đi… Xem có qua được không? Đệ quyết lên đường bằng ngựa thì qua Truông cũng bằng ngựa… Việc quan trọng của họ mặc họ…
Tội gì ta phải nai lưng ra mà gánh?
Lão Nhất trầm mặt lại quát khẽ:
– Chú mi quên lời hẹn ước với ngài khi ra đi đấy à? Phải giữ lời hứa?
Lão Nhị nghe thế tức thì múa nguyệt đao nhảy vào đánh tiếp. Vừa đánh lão vừa la to :
– Các huynh đệ mà không nhường đường cho bọn ta thì ngày nay anh em ta cam thất lễ ?
Mười người vẫn múa vũ khí vừa đánh vừa ngăn đường. Người mặt đen múa xích chùy gai đánh một đường chùy thật hiểm hóc rồi nói:
– Đại ca của chúng ta đến kìa?
Anh em Song Tửu Nguyệt đao vừa che đao vừa nhìn về phía bụi tre bên đường Truông. Nơi ấy một người ở trần, lưng quấn tấm da hổ xuống đến gối. Tay anh ta cầm một cây đại phủ. Lão Nhất nói nhỏ với lão Nhị:
– Trông người này quen quá?
Người cầm đại phủ chậm rãi bước đến. Anh ta khoác tay cho mười người kia lui lại rồi bảo:
– Nhị vị là “Song nguyệt nhị Lê” có phải?
Lão Nhất giật mình hỏi lại:
– Nhân huynh là ai mà biết anh em ta?
Người mình trần bước đến một bước. Anh ta chắp tay thi lễ:
– Tại hạ là Lê Xuân Ước tự Đại phủ Sầm Sơn xin tạ lỗi cùng nhị vị huynh đệ?
Lão Nhất nguyệt đao vội vàng hạ đao xuống chắp tay trả lễ:
– Anh em tại hạ vô tình quá, mong Lê huynh bỏ qua cho.
Lê Xuân Ước quay qua bọn kia. Chàng bảo:
– Các lão đệ? Đây là Song nguyệt nhị Lê mà ngu huynh vẫn thường bảo với các chú đấy… Nào chúng ta về trại tâm sự cho thỏa lòng huynh đệ nhé ?
Các đệ tử cùng đồng loạt vâng dạ rồi vòng tay thi lễ với Song nguyệt hướng nhị Lê. Kế đó cả bọn kéo nhau về phía cánh đồng cỏ tranh mà đi. Lê Xuân Ước quay qua anh em Song nguyệt nhị Lê nói:
– Tại hạ những trên mười năm rồi không gặp mặt nhị vị huynh đệ… Nay không ngờ lại được diện kiến trên đất Truông nhà Hồ… Quả là duyên đấy chớ… ?
Lão Nhất cũng cười đáp:
– Tại hạ vẳng đi khá lâu cứ ngỡ Lê huynh đi ần dật xứ nào… Có ngờ đâu lại tụ nghĩa xứ nầy… hay lắm?
Lão Nhị nhìn qua người họ Lê, lão hỏi:
– Xứ nầy đói kém lắm hay sao mà Lê huynh không mặc áo vậy?
Lê Xuân Ước bật cười nhìn lão Nhị. Chàng nói:
– Nhị lão huynh đệ cứ sống nơi đây thời gian thì biết. Nếu giàu có thì làm gì phải đi “ăn cướp”… ?
Lão Nhị cũng cười thích thú đáp:
– Tại hạ thích sống nơi đây lắm. Nếu Lê huynh mà thiếu người thì nên nhận lão nầy vào cho có bạn… được không?
Lão Nhất bỗng hỏi:
– Các huynh đệ bỏ đường Truông vào trại rồi ai ở ngoài ấy trông chừng?
Lê Xuân Ước cười đáp:
– Đường Truông nầy chia ra làm nhiều trạm. Khách qua đường qua được trạm nầy thì còn trạm khác mỗi trạm đều có một trại chủ Ai qua được đường Truông nếu không là tay có bản l~nh thì cũng là người được anh em thảo khấu vị nể cho qua… Nhị vị lão huynh không lo…
Lão Nhất gật gù bảo:
– Đầu đường Truông là chủ trại nào cai quản?
Lê Xuân Ước đáp:
– Nhị Hồng Cẩu họ Lý? Họ từ xứ Nghệ ra đấy?
Lão Nhị cười nói:
– Nếu anh em tại hạ không lọt ngoài ấy thì cũng khó đến đây.
Lê Xuân Ước nhìn hai người khách cũ. Chàng họ Lê cười:
– vậy không phải nhị vị đã hạ hai “Con chó đỏ” ấy à?
– Không? Hai chủ trại đang giao tranh với một người Nhân chỗ trống ấy anh em tại hạ mới gặp Lê huynh đấy chứ! Lão Nhị lại hỏi:
– Nếu anh em ta mà qua được trạm của Lê huynh thì còn gặp trạm nào?
Lê Xuân Ước đáp:
– Còn trạm chót của”Bát ma Cù Lao Chàm” Đó là tám anh em ẩn cư trên cù lao chàm ngoài đất Quảng Nam. Bị đám giặc Hồng Mao đánh phá quá nên phải bỏ đảo vào đất liền kiếm sống.
Lão Nhất thắc mắc hỏi:
– Tài nghệ của họ đến đâu mà phải bỏ đất nhà vào đất khách tìm sống?
Lê Xuân Ước nghiêm mặt đáp:
– Nếu không bị bọn Hồng Mao khuấy phá bằng súng đại bác thì với “Tám cây đinh ba thép” ấy họ có thể hạ thủ cả một đoàn quân cấp phủ…
Lão Nhất lẩm bẩm:
– Tám tay võ lâm ấy nếu gặp thời thì hẳn là có ích lắm.
Tiếc rằng bọn họ cũng như anh em ta đều gặp thời loạn và bọn gian thần nên phải lưu lạc… ?
Cả bọn vừa đi vừa nói chuyện một lúc đã đến chân Vú Cồn. Đây là một cồn đất đá đỏ nổi lên như một lulu hoa của phụ nữ nên dân địa phương mới đặt cho cái tên Vú Cồn. Vú Cồn cao khoảng trên hai mươi trượng. Cây rừng mọc rậm rịt.
Chung quanh như một vòng tường thành chắc chắn. Chưa kể đến loại mây gai bao quanh chân cồn như lưới sắt ngăn chận kẻ muốn xâm nhập vào trại…
Trại của nhóm anh hùngThập nhất Sầm Sơn cất thành một dãy nằm ngang chia làm mười hai căn đều xoay mặt xuống chân cổng vào trang trại. Mỗi bên năm căn chái. Chính giữa là hai căn rộng. Một căn cho chủ trại Lê Xuân Ước nghỉ ngơi. Căn kế để tụ họp làm đại bản doanh…
Đoàn người lên đến trại Hán tử sử dụng dây xích chạy đến mở cổng cho đoàn vào cổng… Lão Nhất ngạc nhiên hỏi họ Lê :
– Các huynh đệ có lâu la à?
Lê Xuân Ước cười khà khà:
– Bọn tại hạ không cần lính. Ta cứ vừa tướng vừa quân là an tâm hơn Không sợ phản?
Lão Nhị chen vào hỏi:
– Nếu tại hạ muốn vào trại Lê huynh có nhận không?
Lão Nhất cười gằn bảo chú em:
– Chú vui lúc nào cũng lộn xộn Cứ đứng núi nầy trông núi nọ Hễ thấy nơi nào ngon ăn là nhào đến… Lê huynh? Anh cho chú ấy ở trần quanh năm là hắn bỏ trại ngay thôi ?
Lão Nhị cười cười chọt lão Nhất:
– Vậy là sư huynh chê Lê huynh không biết tiếp người có tài à?
Lê Xuân Ước vừa cười vừa chỉ căn trại giữa:
– Xin mời nhị vị lão huynh vào nghỉ ngơi Lão Nhất và lão Nhị theo Lê Xuân Ước bước đến ngồi vào dãy ghế ghép bằng cây rừng. Chính giữa là một dãy bàn cũng ghép bằng các thân cây nhỏ. Phía bên kia bàn là dãy ghế đã có các huynh đệ của Lê Xuân Ước ngồi.
Lê Xuân Ước đưa mắt ra hiệu cho một người có nước da đen như cột than cháy. Khi người này vừa đi thì họ Lê nói:
– Đó là ngũ đệ của anh em tại hạ? Người này ngoài tài đánh côn còn có nghề nấu rượn… rất ngon.
Lão Nhất cười nói:
– Lão Nhị đã chạm trán với anh ta rồi ?
Lê Xuân Ước đợi người da đen bày rượn ra bàn xong xuôi. Họ Lê mới nói:
– Hôm nay may mắn được tiếp kiến nhị vị Song nguyệt họ Lê. Người cùng họ với tại hạ trên đất Truông nầy. Chúng ta nên vui chơi một ngày cho thỏa chí giang hồ… Trước khi tại hạ giới thiệu chủ khách. Xin mời các uống cùng tại hạ mỗi người một b át rượn cho ấm ?
Họ Lê nói xong rồi tự rót cho mình một bát rồi đưa lên cao. Chàng hảo hán trên dưới ba mươi tuổi chờ Nhị Lê Song nguyệt đưa chén lên. Tất cả mười ba người cùng uống một lúc…
Lê Xuân Ước đặt chén xuống. Chàng nói:
– Tại hạ giới thiệu cho các đệ biết về “Song nguyệt Nhị Lê” để cùng hiểu nhau mà đi lại cho tiện?
Người sử dụng trường côn đứng lên, y nói:
– Tại hạ rất mến mộ nhị vị nhân huynh… Để khi hiểu nhau rồi, ta phải so tài lại một trận mới được. Chứ lúc chưa đánh đấm chưa đến đâu thì đại ca đã ra…
uổng quá ?
Tất cả cùng cười vui tiếp sau câu nói của người ấy. Lê Xuân Ước nghiêm mặt nol:
– Các đệ yên lặng ? Để ta giới thiệu rồi tính sau… Nầy nhé… người có dáng cao ốm là lão Nhất trong Song nguyệt nhị Lê. Tên của lão là Lê Ban, một cận tướng của vua Lê Hy Tông, cùng em là lão Nhị Lê Nhân cũng là một cận tướng như anh.
Hai vị cận tướng họ Lê bị gian thần và người của chúa Trịnh ám hại Vua Hy Tông thương cảm cho hai cận tướng của mình nên đã cho họ ra ngoài giang hồ hành hiệp cứu đời và… và còn một điều cơ mật nữa ta không thể nói ra đây cho các hiền đệ rõ… Ngày sau sẽ hiểu?
Lê Ban đứng dậy. Lão nhíu mày nói:
– Đã nói ra thì còn gì phải giấu giếm. Anh em tại hạ ngày ngày lặn lội giang hồ cũng như ý nguyện của các huynh đệ… tại hạ nhớ cách đây trên mười năm lúc ấy Lê huynh vừa tròn mười bảy tuần trăng. Bọn ta trên đường phò vua Hy Tông đi săn Nếu không nhờ Lê huynh đệ báo trước về việc làm ám muội của chúa Trịnh Tạc thì giờ nầy chắc đâu còn được ngồi uống rượn với anh em… Một hành động cao quý của một người nhỏ tuổi… Chính nhờ vậy mà nhà vua mới đặt cho anh ta cái tên Lê Trực đấy chứ?
Lê Xuân Ước xúc động đỡ lời Lê Ban chàng nói:
– Tại hạ được nhà vua ban cho tên Lê Trực đã có ý dặn rằng phải sống bằng sự ngay thẳng, chân thành. Thế mà ra đời cứ bị bọn ác bá đè nén hiếp đáp và truy tìm nên phải đổi ra tên Lê Xuân Ước và ần náu nơi đường Truông nầy để tìm sống.
Nay được may mắn gặp nhị vị lão huynh… Đệ muốn bày tỏ một điều… không hiểu nhị vị có ưng không?
Lê Nhân (lão Nhị) chen vào nói:
– Lê huynh đệ cứ nói nghe… Nếu hay thì chúng ta cùng tán thưởng. Phải không các huynh đệ?
Lê Xuân Ước mỉm cười nói tiếp:
– Phía các hiền đệ của trại thì sắp đặt theo tên họ thứ bậc như sau:
Lê Nhất người có hàm râu cước. Lê Nhị người có đôi tay dài như vượn. Lê Tam người có đôi mắt lồi ra như hai núm đồng đại đảnh. Lê Tứ người sử dụng đôi phán quan bút. Lê Ngũ người có màu da đen. Lê Lục người thấp nhất trong đoàn. Lê Thất có mái tóc đỏ. Lê Bát sử dụng trường tiên. Lê Cửu có đôi tai to. Lê Thập sử dụng song kiếm…
Họ Lê dừng lại một lúc. Chàng nhìn các hiền đệ rồi nói:
– Các hiền đệ chúng tôi trên dưới chưa đến ba mươi tuổi. Nay xin thay mặt anh em. Tại hạ muốn lưu nhị vị tướng quân ở lại cùng lo việc lớn phù Lê diệt Trịnh.
Không hiểu các hiền đệ nghĩ thế nào?
Mười người đồng đứng dậy hô to :
– Xin mời nhị vị tướng quân nhận cho… ?
Lê Ban cảm động nói:
– Điều ấy tại hạ vẫn mong ước. Tuy nhiên sứ mạng của nhà vua còn mang trong người làm sao ở lại cùng huynh đệ được ?
Lê Nhân đứng dậy nói theo:
– Tại hạ thấy sư huynh nên ở lại đây cùng lo việc lớn với các huynh đệ Lệ thập nhất Còn việc kia khi nào thuận lợi thì ta cứ đi.
Lê Xuân Ước cười khanh khách nói:
– Lê lão Nhị vậy mà hay? Mong lão Nhất ưng thuận cho. Dù sao thì chúng ta vẫn là người của vua Lê.
Mọi người vui vẻ nhấc bầu rót rượn mời nhau. Lê Ban trầm ngâm một lúc mới nol:
– Tại hạ vẫn muốn được như ý của các huynh đệ. Tuy nhiên nếu có dịp để lên đường thì mong Lê huynh đệ không nên ngăn cản nhé?
Lê Xuân Ước gật đầu đồng ý. Bỗng họ Lê gọi chàng có đôi mắt lồi như hai con mắt trên đảnh đồng:
– Nầy Lê tam đệ? Chú mi chạy qua báo cho hai con “Con chó đỏ” qua đây chung vui cùng anh em ta chứ?
Lão Nhất nhìn lão Nhị với đôi mắt đầy ý nghĩa. Vừa lúc họ Lê chủ trại quay lại bảo:
– Lê lão tướng đã bằng lòng ở lại trang trại trên “Vú Cồn”. Vậy các hiền đệ nên cùng ngu huynh thề với nhị vị lão tướng chứ?
Chín anh em họ Lê nghe đại ca nói tức thì nâng chén lên cùng thề:
– Mười một anh em chúng tôi được nhị vị lão tướng bằng lòng ở lại chung lưng góp sức để làm việc lớn. Hôm nay huynh đệ chúng tôi cùng thề suốt đời không phản bội lại lời thề hôm nay?
Lê Ban xúc động cầm tay Lê Xuân Ước rồi dần đến từng người khác, lão nói:
– Tại hạ mong được như thế để tiên đế ngậm cười dưới suối vàng.
Lê Nhân nâng chén ngang mày:
– Tại hạ quyết trổ hết tài nghệ để cùng huynh đệ đón đường bọn quan quân phản tặc qua lại dưới Truông ? Nào uống đi các đệ ?
Lê Xuân Ước uống một chén rồi nói:
– Còn một việc nữa mong nhị vị lão tướng nhận cho?
Lê Nhân cười hà hà nói:
– Lê huynh đệ cứ hé từ từ làm cho ta khó hiểu quá… Cứ nói toẹt nó ra một lúc có được không? Điều nào tại hạ nghĩ cũng được hết… Nói đi ?
Lê Ban nhìn Lê Xuân Ước như dò hỏi. Họ Lê nghiêm mặt nói:
– Hễ có trại, có anh hùng hảo hớn thì phải có chủ tướng… Nay trại “Vú Cồn” đã được nhị vị lão tướng nhận lại. Vậy ai là người đủ tài sức đứng lên làm chủ tướng của chúng ta. Tại hạ thấy chỉ có hai vị lão tướng mà thôi ? Các hiền đệ thấy thế nào?
Bọn người họ Lê đồng thanh hô vang hưởng ứng:
– Lê tướng quân làm chủ trại ? Lê B an tướng quân làm chủ trại ?
Lê Ban băn khoăn đứng dậy. Lão chậm rãi nói:
– Các huynh đệ còn trẻ. Tài sức còn lên. Tại hạ nghĩ Lê Xuân Ước xứng đáng làm trại chủ… Còn anh em ta đã già rồi… Không còn sức để lo việc lớn đâu…
Mong c ác huynh đệ hiểu cho ?
Lê Nhân cũng nói:
– Anh em ta yếu rồi… Được ở lại để cùng lo việc lớn là điều đáng mừng…
Còn việc chủ trại hãy để Lê Xuân Ước…
Không nên sống và nghĩ theo nếp cũ mà dở đi ?
Lê Xuân Ước vẫn khư khư giữ ý định, nhưng từ dưới chân Cồn đã có giọng oang oang của hai anh em Hồng Cẩu vang lên:
– Anh em ta hôm nay gặp ngày xấu nên mới bị lôi đi mãi thế nầy? Ta đã bảo không nên uống rượn nữa… Nó có hại ?
Tiếng nói chưa dút thì hai người trung niên ốm tong teo vác hai cây trường côn đi vào chính trại. Lê Xuân Ước đứng dậy vui vẻ nói:
– Mời nhị vị bên đầu Truông trại vào đây?
Anh em Hồng Cẩu vác trường côn xá dài trước cửa đại bản doanh. Nơi tụ hội sảnh Người cao có mái tóc rối bù, hàm râu dài đến ngực nói:
– Lý Mộc trưởng xin chào quý vị anh hùng ?
Lê Xuân Ước bước xuống trả lễ:
– Mời Lý trưởng huynh ngồi gần Lê huynh của chúng tôi. Còn Lý thứ huynh ngồi gần tại hạ… Nào, tất cả cùng nâng chén chúc sức khỏe nhị vị đầu l~nh bên đầu Truông trại… ?
Lê Ban và Lê Nhân nhìn hai người họ Lý đang sảng khoái nâng chén rượn uống ngon lành. Lê Ban mỉm cười hỏi họ Lý:
– Lý huynh lúc ban sáng đến với người sử dụng cung bạc ra sao rồi?
Lý huynh đệ đặt chén xuống. Người hảo hán nhìn chăm chăm Lê Ban rồi hỏi:
– Huynh là thế nào mà biết được việc ấy?
Lê Xuân Ước mỉm cười nói:
– Để tại hạ giới thiệu cho nhị vị làm quen với nhau nhé Họ Lê chỉ Lê Ban và Lê Nhân rồi nói tiếp Hai vị nhân huynh nầy là Lê tướng quân theo phò vua Lê Hy Tông, nhưng phần số còn đen đủi như mõm chó nên bị lũ gian thần ám hại phải bôn ba… Lúc sáng nhị vị có đi qua cầu Truông nên đã thấy nhị vị nhân huynh đấu với một người… Nay mới hỏi thế mà ?
Lý trưởng cười khà đáp:
– Cái tay ấy xem thế mà giỏi lắm. Hắn đấu với anh em tại hạ được một trăm hiệp thì bảo:
Hãy ngừng tay cho y đi ngoài rồi vào đấu tiếp… Bọn tại hạ vốn là tay hiểu đời giang hồ Không nỡ để cho một kẻ đang đau bụng đi ngoài phải chịu khổ để đấu với mình. Dù thắng họ cũng không tài giỏi gì. Thế là tại hạ bằng lòng để cho y đi ngo ài… Anh em tại hạ đứng trong nầy chờ mãi… Chờ mãi đến trưa mà không thấy đối thủ trở lại, bèn đi tìm thì chỉ thấy một mũi tên cắm xuống đất và có mấy chữ viết vội vàng:
Hẹn gặp lại….
Lý trưởng kể đến đó rồi cười nói tiếp:
– Tên cáo ấy lừa bọn tại hạ để chạy trốn, nhưng xem ra y đâu có kém cỏi gì mà phải làm thế. Thật khó hiểu.
Lê Ban cũng cười rồi nói:
– Người ấy làm nghề thợ săn. Tên y là Kiều A Túc. Anh em tại hạ đã từng giao du nhiều với y nhưng không hiểu người nầy thuộc thành phần nào?
Lê Xuân Ước ngẫm nghĩ rồi nói:
– Kẻ võ lâm sử dụng cung tên thì ngày nay rất hiếm. Tuy nhiên nếu họ Kiều là thợ săn bình thường và võ nghệ giỏi thì tội gì phải dùng mưu kế để chạy khỏi Truông. Tại hạ nghĩ người nầy hẳn là có quen biết với bọn ta nên mới phải dùng kế đào tẩu để tránh mặt bọn ta mà thôi.
Lý Thứ chợt nói vào:
– Hắn ta đâu chỉ dùng cung bạc để phản đòn của anh em tại hạ? Y còn dùng một thanh đoản đao cán nạm bạc để tiến công với những chiêu thứ hiểm độc…
Một người có đôi tay dài như vượn bỗng chen vào nói:
– Người nầy tại hạ đã gặp cách đây năm năm có hơn… Hắn ta rất giỏi về cung tiễn. Y thường lẩn quất vùng núi Hoành Sơn… Có phải thế không?
Lê Ban ngồi nhỏm dậy hỏi tới:
– Lê nhị đệ lúc ấy ở đâu mà biết y?
Lê Nhị cười đáp:
– Tại hạ từ Hà T nh về Đồng Hới để đón Lê Thất cùng về Vú Cồn thì gặp một người cỡi ngựa Con ngựa bị thương nơi chân. Tại hạ thấy y thì gấp đi mà ngựa thì bị thương tật nên mới chận lại hỏi nguyên do. Y bảo:
– Tại hạ là thợ săn chẳng may ngựa bị hổ vồ… Mà đường thì xa e khó đi kịp về Đồng Hới đêm nay?
– Tại hạ cũng về Đồng Hới… Nếu tráng sĩ không chê thì ngồi chung ngựa cùng tại hạ mà về cho kịp.
Người thợ săn nhìn từ đầu đến chân kẻ tốt bụng. Mãi một lúc y mới hỏi:
– Các hạ từ đâu qua Đồng Hới mà… mà có lòng chiếu cố đến tại hạ?
Lê Nhị bật cười thật vô tư. Chàng nói:
– Tại hạ từ quê nhà đi đón người huynh đệ vào Đàng trong có việc thế thôi?
Người thợ săn e ngại nói:
– Huynh đệ vào Đàng trong?
Lê Nhị thành thật đáp:
– Tại hạ thích đi giang hồ thì đi cho biết… chứ không theo chúa nào cả. Nhân huynh đừng lo ?
Người thợ săn cũng cười đáp:
– Tại hạ thì chẳng ngại gì chuyện ấy. Duy có điều rất sợ người của các chúa hiểu lầm thì khổ cho nghề săn thịt của mình?
Lê Nhị vỗ vào cây trường kiếm sau lưng. Giọng đanh lại:
– Tại hạ tuy còn nhỏ tuổi, nhưng quyết không làm xấu đến danh gia của mình.
Tại sao lại đi làm tay sai cho các chúa nhỉ? Mời nhân huynh lên ngồi sau lưng tại hạ… Ta lên đường ?
Người thợ săn nhảy lên ngồi sau lưng. Tay vẫn giữ dây cương con ngựa phía sau. Y bảo:
– May mắn được quen biết với các hạ mà chưa được nghe danh. Xin các hạ cho biết hòng ngày sau có ngày báo đáp.
Lê Nhị cũng nói:
– Vậy thì ta kết tình huynh đệ chứ? Tại hạ tên gọi là Lê Nhị… còn nhân huynh ?
Người thợ săn đáp:
– Tại hạ đi săn gần Hương Khê… Lúc quay về thì bất ngờ gặp ông ba mươi phục thù… May mà bắn kịp cho ông ta bị thương nơi mắt vừa lúc ông ta vồ hụt yết hầu con ngựa, nhưng bàn chân của ông cũng đã tát vào chân ngựa… làm nó bị thương ?
– Còn những con thú săn được của các hạ đâu… hay lại bị ông ba mươi vồ luôn?
– Đúng vậy? Tại hạ đâu còn thời gian để nhặt lại những con thú ấy. Thà chạy lấy mạng còn hơn mê các con thú ấy mà bỏ mạng ?
Chiều ấy, lúc chạng vạng thì chúng tôi vô huyện Đồng Hới… Trước khi chia tay tại hạ bảo người thợ săn:
– Khi nào có dịp đi qua đường Truông. Các hạ cứ nói tên tại hạ thì đi suôn sẻ ngay?
Người thợ săn cảm ơn rồi từ giã… Đêm ấy Lê Nhị tìm đến nhà Lê Thất rồi sáng hôm sau hai người lên đường…
Vừa qua Đồng Hới một dặm… Hai anh em Lê Nhị bỗng phát hiện ra phía sau có toán lính cơ đang theo dõi để vây bắt…
Lê nhị bất ngờ quay lại thì thấy người thợ săn họ Kiều đang đứng nói chuyện với một trong hai người lính cơ trước huyện đường CÔ Liêu… Nhưng y cũng vừa lẫn đi mất trong số đám dân dã đang đến huyện. Lê Nhị không nghĩ rằng việc truy đuổi hai anh em họ Lê là do Kiều A Túc nên hai người vẫn thản nhiên ra roi cho ngựa hướng về V~nh Linh… Còn mấy tên lính cơ đuổi theo đến địa phận huyện Chấp Lễ thì biến mất…
Lê nhị kể lại từng ấy sự kiện về người thợ săn. Không ngờ lão Lê Ban bật cười nol:
– Thế ra ngày ấy hai người chạy về Chấp Lễ là Lê Nhị đấy à?
Lê Nhị gật đầu. Lê Ban trầm ngâm một lúc mới nói:
– Hai người lính cơ kia là anh em tại hạ trà trộn vào huyện đường Chấp Lễ, CÔ Liêu để dò la một tin tức cho vua Lê. Không ngờ họ Kiều là một kẻ nguy hiểm đến thế nhỉ? Anh ta bảo bọn tại hạ bằng mọi giá phải theo dõi các huynh đệ để xem mưu đồ ở cồn Vú Cồn nhằm cho ai? Nhưng hai anh em tại hạ từ chối và viện cớ còn lo việc riêng cho chúa Trịnh nên không thể đi xa được…
Anh em Hồng Cẩu và Lê Xuân Ước cùng nói:
– Vậy là hôm nay họ Kiều hẳn đã vào đến Đông Hà… Ta có nên vào trong ấy xem thử anh ta làm gì và làm cho ai?
Lê Ban đứng dậy nói:
– Việc ấy hãy để cho tại hạ lo… Chỉ có anh em tại hạ mới biết được mưu mô của họ Kiều.
Lê Xuân Ước nói:
– Nhị vị lão tướng hãy để vài hôm nữa rồi đi… Dù sao họ Kiều cũng không đi xa được như ý…
Hồng Cẩu huynh đệ cũng nói:
– Vài hôm nữa anh em tại hạ sẽ cùng đi với nhị vị… Chúng tôi phải trị tội cái tên giảo hoạt đã lừa dói anh em tại hạ?