Nô Tình Kiếm Thủ

Chương 25 - Vì Nghĩa Bất Dung Thân

trước
tiếp

Quỳ trước hai nấm mộ trên ngọn đồi trọc, vầng nhật quang đang chìm dần xuống biến thành nấm mồ thứ ba đỏ ối, Bạch Huệ sụp lạy ba lần rồi ngẩng lên. Nước mắt giàn giụa hai bên khóe mắt nàng.

Bạch Huệ nói:

– Phụ thân… mẫu thân. Lúc sinh thời song đường bị võ lâm cho là tà giáo. Tinh Túc giáo chẳng thể ngẩng đầu với các bang các phái trong thiên hạ. Ði đến đâu cũng bị người ta kinh tởm, xa lánh và cuối cùng song đường phải chịu ngậm hờn nơi chín suối.

Bạch Huệ khấn đến đây rải giấy vàng mã rồi khấn tiếp:

– Khi Bạch Huệ trưởng thành mới hiểu hết nỗi khổ tâm của phụ thân và mẫu thân.

Bạch Huệ thề sẽ làm cho Tinh Túc giáo quang đại. Không chỉ có tên trong giang hồ mà còn đứng trên tất cả các đại môn phái của võ lâm. Song đường, nếu Bạch Huệ có thủ đoạn hay tàn nhẫn cũng bởi vì thiên hạ đã tàn nhẫn và thủ đoạn với cha mẹ trước. Một lạy này, Bạch Huệ kính song đường, mong song đường sớm siêu thoát, hoặc toại nguyện mỉm cười khi thấy Tinh Túc giáo trở thành đại giáo trong võ lâm.

Bạch Huệ khấn xong, bỏ tất cả giấy vàng mã ra đốt. Trong khi những tấm giấy vàng mã cháy thành tro cuốn bay theo những ngọn gió chiều thì lệ lại Trảo ra khóe mắt nàng.

Nàng đốt đến tờ vàng mã cuối cùng mới nhẩm khấn:

– Tờ vàng mã sau cùng, Bạch Huệ xin được đốt cho Ðoan Cơ tỷ tỷ. Muội biết tỷ rất giận muội. Nhưng muội phải hành sự theo ý của muội. Cha mẹ sinh ra tỷ và muội là hai chị em sinh đôi, nhưng mỗi người một con đường. Muội không thể theo con đường của tỷ Tỷ tỷ… mong tỷ hiểu cho muội.

Nàng vừa dứt lời thì miếng vàng mã cuối cùng cũng biến thành nhúm tro bay theo chiều gió.

Bạch Huệ ngồi bên hai nấm mồ đó một lúc như thể hồi tưởng lại thời ấu thơ, chờ cho đến khi vầng ráng chiều mất hẳn, quanh nàng chỉ còn lại bóng tối âm u mới đứng lên.

Nàng rời hai nấm mộ xuống đồi. Vừa đi đến chân đồi thì bất ngờ chạm mặt năm gã đại hán, trong đó có một gã công tử, dáng vẻ thấp tỏng thấp tè. Khuôn mặt của gã đầy góc cạnh, với chiếc cằm nhọn hoắc, ánh mắt lia ra cái nhìn dâm dật của một tên điệp đạo hái hoa.

Bốn gã kia vây quanh Lâm Bạch Huệ, khi gã công tử nhỏ thó tủm tỉm cười. Y ôm quyền giả lả nói:

– Tại hạ Kim Tài công tử Ngô Thái Bật. Người trấn Thiểm Tây. Tại hạ rất ái mộ tiểu thư nên đã theo bước tiểu thư.

Bạch Huệ nhìn Ngô Thái Bật:

– Công tử ái mộ Bạch Huệ, thế mà Bạch Huệ không biết.

Thái Bật xoa tay:

– Tại tiểu thư không để mắt đến tại hạ đấy thôi. Chứ tại hạ thì đã để mắt đến tiểu thư ngay từ lúc nàng bước chân đến Thiểm Tây trấn.

– Không ngờ Bạch Huệ mới đến Thiểm Tây mà đã có trang hào kiệt để ý đến rồi.

Công tử làm cho Bạch Huệ lúng túng quá. Bạch Huệ mạn phép hỏi công tử… Bạch Huệ có gì mà khiến công tử để ý vậy?

Ngô Thái Bật cười khẩy rồi nói:

– Cả trấn Thiểm Tây, tại hạ không thể tìm đâu ra một trang giai nhân tuyệt sắc như quý tiểu thư.

– Vậy ư Thế mà từ trước đến nay, Bạch Huệ chưa từng nghe một nam nhân nào khen mình lấy một tiếng.

HỌ Ngô nói với theo sau Bạch Huệ:

– Tất cả những gã nam nhân thấy Bạch Huệ mà làm ngơ thì bọn chúng là người có mắt nhưng chẳng có tròng. Nàng chẳng cần để tâm đến chúng làm gì.

– Không để tâm đến nam nhân thì Bạch Huệ để tâm cho ai? Chẳng lẽ…

Nụ cười hé mở trên hai cánh môi của Bạch Huệ. Nụ cười kia như đoá hoa hàm tiếu khiến cho Ngô Thái Bật phải ngây ngất, ngơ ngẩn, buột miệng nói:

– Nàng đẹp quá.

– Công tử thấy Bạch Huệ đẹp lắm ư?

Ngô Thái Bật gật đầu như tế sao:

– Ðẹp lắm… đẹp lắm. Chưa bao giờ ta thấy có người đẹp hơn nàng.

Bạch Huệ bật cười thành tiếng. Nàng ôn nhu nói:

– Thần nhãn của công tử tinh tường thật. Ðêm tối như thế này mà vẫn thấy được nhan sắc của Bạch Huệ. Nếu như có chút ánh sáng hẳn Bạch Huệ đã trở thành tiên nữ trong mắt của người rồi.

Bạch Huệ thốt dứt câu thì Thái Bật lệnh ngay cho bốn gã gia nô theo hầu:

– Các người mau gom củi đốt lửa lên.

Bạch Huệ lên tiếng cản lại:

– Ngô công tử phải tự đốt lửa thôi. Tự công tử đi tìm cái đẹp mới thấy cái đẹp đang quý như thế nào.

– Nàng nói rất đúng… rất đúng. Bổn công tử sẽ đốt lửa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên kiều bá mỹ của nàng.

Ngô Thái Bật nói rồi, tự gã thu gom những cây củi ven đó chất thành đống. Gã vừa chất củ i vừa nghĩ thầm:

– Chắc hôm nay ông trời đãi cho ta rồi.

Gã chất củi xong, đánh đá châm mồi lửa. Khi ngọn lửa bùng cháy, ánh sáng lung linh càng tô điểm thêm nhan sắc của Bạch Huệ thêm phần kiều diễm. Gã họ Ngô gần như chết ngây ra bởi vẻ đẹp của nàng. Y xoa tay xuýt xoa mà quên hẳn bốn gã gia nô theo hầu đang đứng bất động như những pho tượng. Nếu gã tinh mắt một chút sẽ nhận ra sự bất động không bình thường của bốn gã gia nô của mình. Nhưng khốn nỗi, lúc này trong đầu họ Ngô chỉ còn mỗi ý niệm về nhan sắc của Bạch Huệ mà chẳng còn biết đến bất cứ thứ gì chung quanh.

Y chắc lưỡi nói:

– Ðúng là không lầm… Quý tiểu thư quá đẹp. Ðẹp đến độ bổn công tử phải ngây ngất.

– Ðẹp đến độ công tử quên cả bốn gã gia nô theo hầu mình.

Thái Bật khoát tay:

– ấy Nàng đừng quan tâm đến bốn gã đó làm gì. Bọn chúng chỉ là hạng tiểu nhân người nhà của bổn công tử thôi. Chúng có mắt nhưng cũng như mù, có lưỡi nhưng cũng như câm, ta và nàng cứ tự nhiên vui vẻ, bọn chúng chẳng dám làm phiền ta và nàng đâu.

Bạch Huệ mỉm cười gật đầu:

– Công tử nói đúng quá… Những gã này sẽ không làm phiền đến Bạch Huệ và công tử nữa. Bởi một xác chết thì đâu còn làm phiền ai được nữa.

Nghe Bạch Huệ nói câu này, mặt Ngô Thái Bật nhăn hẳn lại. Y nhìn nàng tò mò hỏi:

– Nàng nói như vậy có ý gì?

– Bạch Huệ nói không đúng sao công tử còn hỏi Bạch Huệ. Một xác chết thì đâu còn làm phiền đến người khác.

Thái Bật nhìn lại bốn gã gia nô. Y ngờ ngợ bốn gã gia nô của mình có điều gì đó bất thường nên buột miệng hỏi:

– Hê… các ngươi làm gì mà đứng trơ ra như những pho tượng vậy?

Bốn gã gia nô không đáp lời Thái Bật. Y cáu gắt nạt lớn:

– BỘ các ngươi chết hết cả rồi ư?

Y vừa nói vừa bước đến vỗ vào vai một gã đứng gần mình nhất. Gã gia nô ngã ngửa ra sau như một pho tượng. Thái Bật buột miệng thốt lên:

– Ơ Sao thế này?

Thái Bật có biết đâu bốn gã kia bị tán mạng bởi Mạn Vũ châm của Lâm Bạch Huệ.

Thái Bật bần thần như kẻ mất hồn, mất vía, quay lại hỏi Lâm Bạch Huệ:

– Sao lại thế nhỉ?

Bạch Huệ mỉm cười đáp lời gã:

– Cũng tại công tử cả thôi.

– Tại Thái Bật nghĩa là sao?

– Thổ địa Ở đây rất linh, một khi người đã cảm thấy ai có duyên với nhau thì sẽ tiễn những kẻ thừa xuống âm phủ. Công tử có duyên với Bạch Huệ tất bốn gã này là những người thừa. Với lại thần uy của công tử quá lớn nên khi người nói bốn gã kia có mắt như mù có lưỡi như câm chẳng khác nào tuyên án tử cho bốn gã đó rồi.

– Thần uy của Thái Bật hiển linh như vậy sao?

Nàng gật đầu:

– Tướng mạo của công tử là tướng mạo của thần nhân, không linh sao được. Một lời nói ra của công tử chẳng khác nào thiên ngôn của ngũ thần.

– Thế mà ta lại không biết. Với thần uy như thế, ta nói gì nàng có làm theo ý ta không?

– Bạch Huệ đâu muốn chết như những gã kia, nên phải thực hiện theo huấn ngôn của công tử thôi.

– Hay quá… Bổn công tử quả là không ngờ được. Ta không phải mất thời gian để…

Y toét miệng cười giả lả.

Bạch Huệ nhìn thẳng vào mắt hắn.

Thái Bật ngắm nàng rồi nói thật chậm:

– Quý tiểu thư mau đến đây với bổn công tử.

Bạch Huệ bước thẳng đến trước mặt Thái Bật với thái độ rất phục tùng ngoan ngoãn.

Thấy nàng ngoan ngoãn như vậy, Thái Bật càng phấn khích hơn. Y cao giọng nói:

– Nàng hãy ôm ta.

Chẳng cần gã nói lời thứ hai, vòng tay của Bạch Huệ đã vòng qua bá lấy cổ họ Ngô.

Thái Bật được nàng bá cổ, lòng y phơi phới như thể bắt được kho báu. Y đã phấn khích lại càng phấn khích.

Bạch Huệ ghé miệng vào tai Thái Bật nói nhỏ:

– Thiếp sẽ lột y trang của công tử.

Nghe nàng nói câu này, tim Thái Bật đập rộn rã. Y vội vã nói:

– Hãy lột bỏ y trang của ta ra.

Ngay lập tức, Bạch Huệ dùng Trảo công xé toạc y trang của Ngô Thái Bật. Gã trần truồng ngay trước mặt nàng. Mặc dù bị Bạch Huệ xé nát trang phục nhưng Ngô Thái Bật vẫn không chút phiền trách lại còn rất hứng khởi. Y toan mở miệng nói thì Bạch Huệ nói trước:

– Bạch Huệ sẽ hành hạ công tử nhé?

Y gật đầu:

– Nàng cứ tự nhiên… Ta thuộc về nàng mà.

Lời còn đọng trên miệng Thái Bật thì chỉ pháp của Bạch Huệ đã điểm vào tịnh huyệt của Thái Bật. Gã thốt lên một tiếng:

– ôi Nụ cười lại chớm nở trên hai cánh môi mọng đỏ ướt át của Lâm Bạch Huệ. Nàng ôn nhu nói:

– Tại sao chàng lại thốt lên như vậy? Chàng sợ ư… Ðừng sợ… Thiếp không làm chàng thất vọng đâu.

Thái Bật gật đầu:

– Ðừng làm ta thất vọng.

Bạch Huệ mỉm cười khi nghe Thái Bật thốt ra câu này.

– Thiếp biết mình phải làm gì mà.

Nàng từ từ điểm chỉ pháp có móng tay nhọn hoắt tới tam tinh Ngô Thái Bật. Thấy chiếc móng tay nhọn và bén của Bạch Huệ điểm tới tam tinh mình, Thái Bật hốt hoảng nói:

– Nàng định làm gì thế?

– Thiếp hành hạ chàng. Hành hạ cho chàng chết từ từ.

– Hành hạ cho ta chết từ từ nghĩa là sao?

– Bởi vì chàng không đáng được hưởng vẻ đẹp của thiếp.

Lời vừa dứt thì chỉ pháp của Bạch Huệ ấn nhẹ vào tam tinh Thái Bật kéo dọc xuống nhân trung.

Mặc dù chỉ là chiếc móng tay, nhưng nó lại sắc bén như ngọn truy thủ cắt dọc sống mũi họ Ngô làm hai phần. Cái đau rát bỏng khiến cho Thái Bật phải tru tréo rống lên:

– Trời ơi… Sao nàng làm vậy với ta?

Gã vừa nói dứt câu thì Bạch Huệ thọc song chỉ vào miệng gã kéo chiếc lưỡi ra ngoài.

Thái Bật mở to đôi con ngươi hết cỡ tưởng chừng như muốn lọt cả ra ngoài. Y cố vùng vẫy nhưng khốn nỗi không sao cử động được.

Bạch Huệ kẹp song chỉ vào chiếc lưỡi của Thái Bật rồi giật mạnh ra. Lực kéo của nàng đủ rút cả chiếc lưỡi lẫn tất cả thanh quản của Thái Bật ra ngoài.

Thái Bật đứng trơ ra như thể bị trời trồng. Toàn thân gã run bần bật mà chẳng thể nào thốt được nửa lời bởi chẳng còn lưỡi để nói, chẳng còn thanh quản để thét.

Cuối cùng thì Ngô Thái Bật cũng ngã ngửa ra sau, chổng tứ chi lên trời, hồn chui tọt ra khỏi xác để chạy trốn cái đau khủng khiếp nhất.

Quẳng chiếc lưỡi cúng khối thanh quản của họ Ngô lên xác gã, Bạch Huệ phủi tay nhìn xác Thái Bật nói:

– Ngươi mà cũng đòi động đến Tinh Túc giáo chủ ư?

Nàng hừ nhạt một tiếng, toan quay bước bỏ đi thì bất thình lình tiếng đàn tỳ bà ai oán cất lên. Tiếng đàn kia nghe thật chạnh lòng, chẳng khác nào một tiếng than, một lời oán trách khiến cho người nghe phải não lòng.

Bạch Huệ nghe tiếng đàn tỳ bà, đôi chân mày nhíu lại.

– Ðộc Cầm Nhân.

Tiếng đàn ai oán nỉ non kia phát ra từ trên hai nấm mộ song đường của nàng. Bạch Huệ nghe tiếng đàn đó không cầm lòng được, quay bước trở lại đỉnh đồi.

Ngồi trước hai nấm mộ là dáng một nữ nhân vận bạch y đang ngồi đàn.

Bạch Huệ bước đến sau lưng người đó. Nàng chờ cho Ðộc Cầm Nhân khảy dứt tấu khúc ai oán bi thương mới lên tiếng:

– Ngươi trách ai mà tấu ra khúc nhạc bi ai đó?

ÐỘC cầm Nhân không nhìn ra Bạch Huệ. Nàng cất tiếng thật ôn nhu từ tốn nói:

– Tôi trách nàng.

– Trách ta?

– Ðúng… Tiếng đàn của tôi là tiếng đàn dành riêng cho Lâm Bạch Huệ. Tấu khúc đó soạn ra chỉ dành riêng cho Lâm Bạch Huệ. Tấu khúc đó để thay cho Ðoan Cơ trách nàng đó.

Bạch Huệ gằn giọng hỏi:

– Ngươi là ai?

– Tôi thay cho những người đã chết đến thỉnh cầu Lâm cô nương hãy từ bỏ những khát vọng phục hưng Tinh Túc giáo mà quay về với chính đạo.

Bạch Huệ cau mày.

– Những người đã chết là ai?

– Song đường của Lâm cô nương, Ðoan Cơ tỷ tỷ và bá mẫu Ðộc Cầm Nhân.

Bạch Huệ hừ nhạt rồi nói:

– CÔ nương lấy quyền gì thay cho những người đó?

– Tôi nhận ân trả ân. Nhận lời uỷ thác phải làm trọn lời uỷ thác.

Buông một tiếng thở dài, Ðộc Cầm Nhân nói:

– Tất cả những người đã chết đều mong muốn Lâm cô nương từ bỏ ý tưởng phục hưng Tinh Túc giáo.

– ÐÓ là tâm nguyện của phụ thân và mẫu thân Bạch Huệ, sao ta lại từ bỏ?

– Không có thứ gì tồn tại vĩnh cửu trên đời này. Chính vì thế mà Ðoan Cơ tỷ tỷ của cô nương mới không phục hưng Tinh Túc giáo. Ðoan Cơ chết oan uổng cũng chỉ vì Lâm cô nương. Lòng nhiệt thành phục hưng Tinh Túc giáo của cô nương bị người khác lợi dụng. CÔ nương có biết điều đó không?

Bạch Huệ cất tràng cười khanh khách rồi nói:

– Ða tạ chỉ giáo của ngươi… Nhưng Bạch Huệ đã quyết rồi. Tinh Túc giáo sẽ trở thành thiên hạ đệ nhất giáo. Bạch Huệ sẽ phục hưng Tinh Túc giáo bất kể thủ đoạn.

Một ngày nào đó, chính Lâm Bạch Huệ sẽ là giáo chủ Tinh Túc giáo.

Buông một tiếng thở dài nghe thật não nề, Ðộc Cầm Nhân nói:

– Việc cô nương làm chỉ đem đến sự tiêu diệt, không thể nào phục hưng được Tinh Túc giáo đâu. Mong cô nương thấu hiểu lẽ phải và sớm dừng tay.

Bạch Huệ gắt gỏng nạt lại:

– Nói càn, hồ đồ… Trong tay Lâm Bạch Huệ đã có tất cả mọi thứ cần có để khôi phục Tinh Túc giáo. Ngươi chẳng có gì để lên mặt trưởng thượng dạy ta cả.

– Lâm cô nương không nghe lời tôi thì sẽ phải gặp hậu họa khó lường đó. CÔ nương sẽ nhận lãnh những kiếp họa do chính tay cô nương tạo ra. Cây kim lâu ngày trong bọc vẫn lộ ra chứ đừng nói là ẩn tướng con người.

– Hừ… Ðừng nhiều lời trưởng ngôn nữa… Bạch Huệ muốn biết ngươi là ai?

– Tôi đã nói rồi. Tôi thay cho những người đã chết.

Bạch Huệ dấn đến một bộ. Nàng chau mày ngắm nhìn mái tóc đen óng mượt mà của nữ nhân. Gằn giọng, Bạch Huệ nói chậm từng tiếng:

– Nói như thế là đủ sao? Ta muốn biết ngươi tên gì mà có quyền thay những người kia huấn thị ta. Nếu không nói thì đừng trách Lâm Bạch Huệ này.

– Nếu tôi nói ra hẳn cô nương không ngờ được. Nếu cô nương biết thật tôi là ai, e rằng sẽ xảy ra một cuộc giao đấu. Mà tôi thì không hề muốn giao thủ với cô nương.

Cất tiếng cười khanh khách, Bạch Huệ nói:

– Chẳng cần ngươi phải nói ra điều đó. Giao thủ thì giao thủ, nhưng nhất định Bạch Huệ phải biết kẻ huấn thị mình là người như thế nào.

Cùng với lời nói đó, Bạch Huệ bất ngờ phóng Mãn Vũ châm công thẳng tử huyệt Thiên linh cái phía sau ót nữ nhân. Chẳng cần quay đầu lại, nữ nhân độc cầm vẫn lòn tay ra sau dùng song chỉ kẹp lấy cây kim bé xíu.

Thủ pháp của nữ nhân khiến cho Bạch Huệ phải thẫn thờ. Nàng buột miệng hỏi:

– Ngươi cũng biết cách đoạt Mãn Vũ thiên châm ư?

– Tôi được sự uỷ thác của người Tinh Túc giáo tất phải biết dùng những tuyệt thức Mãn vũ thiên châm chứ. Thậm chí Mãn Vũ thiên châm của tôi còn cao hơn phụ thân và mẫu thân của cô nương đấy. Nếu cô nương không tin hãy soát lại búi tóc xem.

Bạch Huệ tò mò lần tay lên búi tóc. Nàng càng ngơ ngẩn hơn khi rút cái châm mỏng dính như cây kim trên búi tóc mình. Bạch Huệ nhìn Ðộc Cầm Nhân buột miệng hỏi:

– Kim của Bạch Huệ, ngươi trả lại cho Bạch Huệ vào lúc nào vậy?

– Bất cứ lúc nào. Nếu như tôi muốn giết cô nương thật ra còn dễ hơn cô nương phóng Mãn vũ thiên châm.

– Ngươi có thể cho ta thấy mặt chứ?

Nữ nhân buông một tiếng thở dài rồi từ từ quay mặt lại. Bạch Huệ ló hai mắt nhìn nữ nhân mãi một lúc mới ngập ngừng nói:

– Ngươi có phải là Tống Bội Linh?

– Không sai.

– Tống Bội Linh… Sao ngươi lại là người của Tinh Túc giáo?

– Bội Linh có nói mình là người của Tinh Túc giáo đâu. Bội Linh chỉ nhận sự uỷ thác của bá mẫu Ðộc Cầm Nhân tìm Lâm Bạch Huệ thỉnh cầu Lâm Bạch Huệ từ bỏ mọi khát vọng phục hưng Tinh Túc giáo, trở lại với đời sống bình thường. Tất cả những cao nhân Tinh Túc giáo đều mong mỏi điều đó.

Bạch Huệ hừ nhạt một tiếng rồi nói:

– Nếu như Bạch Huệ không nghe thì sao?

Buông một tiếng thở dài, Bội Linh nói:

– Lâm Bạch Huệ tỷ tỷ… Người đã phạm những đại tội trời không dung, đất không tha. Nếu bây giờ không sớm từ bỏ khát vọng tàn bạo vô nhân thì e khó sửa được sau này.

– Chẳng nhẽ Lâm Bạch Huệ thay song đường khôi phục Tinh Túc giáo mà phạm trọng tội ư?

– Ý của Bạch Huệ tỷ tỷ thì tốt nhưng cách làm của tỷ tỷ thì hoàn toàn sai. Giả dạng Ðoan Cơ để dồn Ðoan Cơ tỷ tỷ vào cái nhơ là Dâm Nữ Ða Sát, khiến cho tỷ tỷ phải chết oan, để gieo thù vào tâm Thẩm Mộc Phong. Việc làm đó của tỷ tỷ làm sao thúc thúc và bá mẫu có thể yên tâm siêu thoát chứ?

Bạch Huệ mỉm cười:

– Tống Bội Linh… Ngươi đừng nói nhăng nói cuội nữa. Lâm Bạch Huệ sẽ từ bỏ mục đích phục hưng Tinh Túc giáo với một điều kiện.

– Ðiều kiện gì?

– Hẳn ngươi rất muốn hoàn thành sự uỷ thác mà ngươi đã hứa với Ðộc Cầm Nhân?

Bội Linh gật đầu:

– Ðúng.

– Vậy ngươi hãy nghe đây… Chỉ khi nào ngươi khuyên dụ Ðàm Vĩnh Hưng lấy bí mật của Tử Cấm Thành đang Ở trong tay Thiên Trù hoà thượng trao cho Bạch Huệ, ta sẽ theo lời của ngươi.

– Vĩnh Hưng còn sống ư?

– Ðâu ai giết được Lãnh Diện Tu La Ðàm Vĩnh Hưng. Trên võ lâm giang hồ có mấy ai xứng là đối thủ của gã.

Bạch Huệ cười khảy:

– Nhưng Bạch Huệ cho nàng biết. Vĩnh Hưng bây giờ chẳng còn thuộc về ngươi nữa roi.

– Bạch Huệ nói vậy có ý gì?

– CÓ gã nam nhân nào chung thủy với người gã thốt lên tiếng yêu thương đâu.

– Vĩnh Hưng không phải là kẻ vong tình.

– Rất tiếc đó chỉ là ý của nàng thôi. Còn vong tình hay không là tự hắn hiểu. Ngay cả miếng ngọc phù nàng trân trọng trao cho hắn, hắn cũng lột ra trao tặng cho ta. Nàng biết vì sao không?

Bội Linh lắc đầu.

Bạch Huệ cất tràng tiếu ngạo lanh lảnh. Cắt ngang tràng tiếu ngạo đó, Bạch Huệ trang trọng thốt:

– Bởi vì nàng chỉ là một cô gái tật nguyền đui mù, còn Lâm Bạch Huệ là trang giai nhân tuyệt sắc Nàng hiểu ý của ta chứ? CÓ gã nam nhân nào đủ dũng lực làm ngơ trước vẻ đẹp thiên kiều bá mỹ của nữ nhân.

– Vĩnh Hưng không phải là kẻ háo sắc.

– ÐÓ là ý của nàng thôi. Nếu hắn luôn nghĩ tốt về nàng thì Tôn Ứng Hiệp đệ đệ của nàng đâu phải động thủ với hắn. Tất cả những gì ta nói, nàng tin hay không tùy nàng.

Nhưng ta mong nàng sẽ thực hiện đúng lời uỷ thác của Ðộc Cầm Nhân. Khi nào có bí mật của Thiên Trù hòa thượng, nàng hãy mở miệng thỉnh cầu Lâm Bạch Huệ từ bỏ mục đích của mình. Ta đi đây… Nàng cố bảo trọng.

Bạch Huệ quay bước bỏ đi.

Tiếng đàn tỳ bà lại toát lên tấu khúc bi thương, ai oán. Không biết tấu khúc đó Bội Linh tấu lên để trách Lâm Bạch Huệ hay trách Ðàm Vĩnh Hưng?


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.