Trương Phúc Hùng ngồi trước thềm đại sảnh. Lão cho đặt một bàn rượn để ngồi độc ẩm chờ tên Trưởng đội thám sát binh đến. ánh nắng chiều nhàn nhạt cuối thu. Làn gió se se lạnh thổi về từ núi Ngự Bình. Vài chiếc lá rơi đánh vèo xuống chân viên lão tướng tuổi vừa tròn năm mươi.
Trương Phúc Hùng thở dài. Thỉnh thoảng lão nhìn vào phía khuê phòng của con gái. Lão muốn hủy bỏ việc chấp nhận cho bọn kiêu binh đến lục soát dinh cơ của mình. Nhưng khi nghĩ đến cơn giận của Trương Phúc Loan thì lão khẽ rùng mình lo sợ. Lão châm cho mình chén tiểu rồi uống khà một cái như uống niềm ẩn ức vào lòng.
Đã hai lần lão gọi con gái ra. Nhưng cô tiểu thư bướng bỉnh đã không chịu nghe. Lão thầm nhủ:
Đứa con ngang tàng, tốt bụng từ nhỏ. Nay vì lệnh quái ác kia mà dám chống lại cha ? Con bé thật bướng như mẹ nó… Ta đành vậy thôi ?
Trương Phúc Hùng cúi xuống nhặt chiếc lá vừa bay tạt vào. Lão nhìn lên bầu trời xam xám lành lạnh rồi lẩm bẩm nửa như mừng nửa như lo lắng:
– Không khéo trời lại chìu ý con ta?
Quả đúng như lời dự đoán của Trương Phúc Hùng. Một cơn gió nhẹ thoáng qua khiến lão rùng mình rót thêm một chén nữa. Cơn gió thứ hai bỗng tốc kéo đến ào ào cuốn theo vô số lá vàng cuối thu… Mây đen bỗng chốc che kín cả bầu trời rồi những hạt mưa li ti bay vào thềm đại sảnh.
Họ Trương vẫn ngồi lì một chỗ mà nhìn đăm đăm ra cổng dinh… Mấy tên thám sát binh vẫn đi qua lại trước cổng như canh chừng luôn cả viên lão tướng nhu nhược đang ngồi phía trong dinh cơ. Trương Phúc Hùng ngẫm nghĩ:
– Nếu có kẻ gian thì hắn làm sao ra khỏi vòng vây của bọn ác binh nầy. Phía sau cũng bị vây, trước cũng thế… Chỉ có lên trời… mà quả thật… chỉ có lên trời mới thoát…
Khi cơn mưa dông nặng hạt đang phủ kín cả Phú Xuân… Đội thám sát binh vội vàng tìm nơi ẩn nấp trận mưa đầu Đông mang theo cái lạnh đột ngột… thì bà lulu mãu đã lủi từ cửa ngách sau khuê phòng Trương tiểu thư… Bà cầm xâu khóa khoác áo tơi chạy ra kho chứa củi và bảo vào trong ấy:
– Chìa khóa đây? Đợi mưa to… công tử lấy áo tơi trong ấy mà tìm đường lên các mái ngói mà đi… các ngã dưới nầy bọn chúng đã vây kín… Hẹn trên chùa Thiên Mụ nhé ?
– Đa tạ nhũ mẫu… Xin hẹn! Bà nhũ mẫu vạch lối mưa chạy vào ngõ ngách… Trời sụp tối rất mau theo cơn mưa…
Lão phó tướng Trương Phúc Hùng đứng dậy mở đai kiếm treo vào thư phòng… Rồi kéo chiếc ghế lùi vào cánh cửa để tránh làn mưa tạt khá lạnh.
Ngoài cửa dinh có tiếng gọi:
– Trương tướng quân cho mở cổng ! Trương Phúc Hùng cười nhạt đứng dậy bước ra đứng trên thềm. Lão nhìn ra thấy một người khoác áo tơi đang chờ nơi cổng còn mấy tên thám sát binh thì mình trần đứng phía sau. Lão nói ra:
– Đẩy mạnh cổng rồi vào ?
Người khoác áo tơi huých mạnh cánh gỗ lim. Cánh cửa mở ra, một nhóm bốn tên lom khom chạy sau lưng kẻ khoác áo tơi.
Cả bọn đứng ngoài thềm. Y mở áo ra và nói:
– Trương phó tướng vẫn bình an chứ?
Trương Phúc Hùng lạnh lùng nhìn lên. Bỗng lão đổi nét mặt vui mừng đáp lễ:
– O ? Quý hóa quá? Hèn lâu mới gặp lại… tướng quân?
Người mới đến tự kéo ghế ngồi đối diện với Trương Phúc Hùng. Y hỏi:
– Nhân huynh đã tự truy xét chưa. Hay là đợi bên thám sát binh qua?
Trương Phúc Hùng lắc đầu đáp:
– Tại hạ chờ… quý đại nhân qua cho có chừng cớ, chừng nhân. Còn một mình e không an tâm lắm?
Người mới đến mỉm cười bảo:
– Vậy thì chúng ta bắt đầu được rồi chứ?
Trương Phúc Hùng uể oải đứng dậy. Lão gượng gạo đáp:
– Vâng ? Nhưng còn mưa gió e… tướng quân ngại chăng?
– Không sao. Miễn ta tóm cổ được kẻ gian là tốt! – Vậy thì xin mời ?
Người mới đến đứng dậy khoát tay bảo bốn tên hán tử đứng nơi thềm:
– Các ngươi tìm vòng ngoài cho thật kỹ. Bên trong nầy để ta và tướng quân.
Bốn tên thám sát rút kiếm và đoản đao đi ra vòng ngoài. Chúng sục sạo trong các lùm bụi hoa không chừa một nơi nào… khi không còn nơi để lục soát nữa thì đến gần kho chứa củi khô. Một tên bảo:
– Nơi đây có khóa. Bọn ta phải vào hỏi lệnh của Trương phó tướng mới xong ?
– Được? Chú mi vào hỏi đi. Ba đứa ta chờ đây, nhưng nhớ là phải mau lên chứ ở đây lạnh lắm đấy nhỉ?
Tên thám sát binh vác đao đi ra phía đầu tiền sảnh để hỏi lịnh. Ba tên còn lại nhìn ống khóa. Một tên bảo:
– Khóa gì mà mở saùn thế nầy. Không khéo kẻ gian đang nép trong ấy đó nhé?
– Vậy thì chú mi mở ra xem?
Hai tên nắm ống khóa giật mạnh. ống khóa bung rơi ra. Ba tên mở rộng cánh cửa và nhìn vào. Bỗng cả ba thét lên một tiếng ngã ngửa ra nền đất đầy nước. Từ trong ấy Minh Quang tay cõng bé Nhật Lệ, vai khoác áo tơi. Tay cầm huyền kiếm lộc giác phóng ra trời mưa. Chàng nhảy một cái đã đứng trên đầu tường rồi phóng ra ngoài lướt đi như bóng ma trong mưa gió ầm ĩ, ào ào.
Phía sau vẫn lặng như tờ…
Khi tên thám sát đi hỏi lịnh chạy ra. Hắn nhìn thấy ba đồng bọn nằm trên vũng nước pha hòa máu, thì hắn la lên thất thanh:
– Nó chạy thoát rồi? Nó chạy thoát rồi?
Trương phó tướng va kẻ lạ mặt chạy ra. Ba người đứng nhìn ba tên lính nằm bất động, trên ngực mỗi tên đều bị một đường chém xéo lên đến cổ họng. Kẻ lạ mặt gật gù nói:
– Hắn sử dụng đường kiếm quá tuyệt?
Trương Phúc Hùng ngạc nhiên hỏi:
– Hắn là ai thế?
– Một kẻ mà tại hạ đã gặp nhiều lần. Không ngờ hắn có tuyệt kỹ công phu đến thế ?
Phía trong Trương tiểu thư và nhũ mẫu thò đầu ra nơi cửa vòng nguyệt. Nhũ mẫu hỏi:
– Kẻ gian thoát rồi à?
Người lạ mặt đẩy áo tơi nhìn lên. Y lẩm bẩm một điều gì đó rồi bước lại nơi cửa kho củi. Nhặt ống khóa lên quan sát. Y gọi Trương phó tướng lại hỏi:
– Cửa kho nầy vẫn thường khóa chứ tướng quân?
Trương Phúc Hùng lắc đầu:
– Tại hạ không hề lưu ý đến việc nhà… Chuyện ấy do bà nhũ mẫu của con gái tại hạ quản lý…
Người lạ mặt gọi tên thám sát đến ra lịnh:
– Mang xác chúng nó về phủ. Truyền các nơi truy tìm hai đứa có mang đoản kiếm màu đen. Bắt được hay tìm ra nơi ẩn nấp sẽ được thưởng.
Tên thám sát binh chạy đến bờ tường phía sau. Hắn bám lấy rồi nhảy lên mà ra ngoài để làm theo lịnh vừa nhận.
Trương Phúc Hùng đi theo người lạ mặt. Viên phó tướng trấn biên nơi Lũy Thầy trầm ngâm suy nghĩ về một kẻ mang trên lưng một đứa bé mà chỉ thoáng cái đã đánh ngã ba tên thám sát binh có võ công. Lão ngồi xuống chiếc ghế đã ngồi rồi nhìn kẻ đối diện. Lão khẽ thở dài bảo:
– Một tên nguy hiểm lẩn tránh trong vòng dinh của ta mà không ai biết… thật đáng tội ?
Kẻ lạ mặt gật gù bảo:
– Chắc chắn là có sự giúp đỡ của người trong dinh nên hắn mới chui vào kho được Tướng quân cho gọi nhũ mẫu ra đây.
Bà nhũ mẫu thản nhiên đứng nhìn kẻ vẫn mặc áo tơi. Phía sau lưng bà ta là Trương tiểu thư. Bà hỏi kẻ lạ:
– Đây là Kiều tướng quân… Người thay mặt Trương quyền thần chủ soái đến đây tìm kẻ gian. Nhũ mẫu hãy trả lời thật đúng như câu hỏi của tướng quân?
Nhũ mẫu vẫn đứng chờ. Sắc mặt của bà thản nhiên, bình tĩnh:
– Tiện nhân nghe đây? Tướng quân cứ hỏi?
Kẻ lạ mặt cười thâm hiểm hỏi:
– Cửa kho hàng ngày vẫn khóa chứ?
Bà nhũ mẫu đáp:
– Vâng? Nhưng sáng nay tiện nhân vừa bỏ thêm củi vào thì chủ nhân gọi vào nên quên khóa lại.
– Nhũ mẫu bỏ gì vào kho?
– Tiện nhân cất một ít thóc dư cho ngựa và gia súc.
– Thế sao khi tướng quân hỏi chuyện xong. Bà lại không ra khóa lại?
Nhũ mẫu bật cười khan châm chọc:
– Nơi đây đâu có gì đáng kể cho lũ gian lục soát và trộm cắp nên việc khóa lại hay không cũng chưa cần thiết… với lại tiểu thư của lão đang bực với tướng công nên lão phải dỗ dành… thế được chưa ạ.
Người lạ cười khan. Y đứng dậy nói:
– Ngày sau… khi biết được sự việc gian dối bản chức sẽ không tha thứ đâu?
Y nói xong thì đứng dậy khẽ chào Trương Phúc Hùng rồi bước ra ngoài mưa mà đi…
Trương Phúc Hùng nhìn theo dáng đi của kẻ thay Trương quyền thần đến khám xét nhà ông rồi nhìn theo dáng bà nhũ mẫu đang đóng mạnh cửa gỗ lim ngoài cổng. Lão nói một mình:
– Hai kẻ quái dị cả… Ta biết tin ai đây?
Minh Quang cõng Nhật Lệ chạy ngược trở ra ngõ cây Bàng. Cậu bé trên lưng nhô đầu ra mưa cười thích thú:
– Đại ca đánh hay tuyệt? Bây giờ chạy cũng mau hỉ?
Minh Quang nạt khẽ vừa chạy xuống bến Hương Giang:
– Chú mi mà la nói um sùm là ngu huynh bỏ xuống đường cho mà xem.
Nhật Lệ vẫn nói khe khẽ trong gió thổi mưa bay:
– Đại ca mà bỏ xuống là tiểu đệ chạy theo ngay… Chạy bộ thích hơn ngồi trên lưng… Đại ca nhỉ?
Minh Quang buồn cười về chú em ngây thơ không biết sợ điều nguy hiểm.
Chú bé luôn cười nói những điều mình nghĩ, chứ không e dè sợ hãi điều chi…
Minh Quang đứng tựa bờ sông. Chàng nhìn thấy một chiếc đò còn hé mui mà không có khói bếp hay lửa thắp sáng, mà chỉ leo lét ánh đèn dầu mù u. Chàng bước nhanh lại nơi tấm ván gỗ bắc xuống thuyền. Đứng nơi bờ vách lá chàng gọi:
– Chủ đò còn thức hay ngủ?
Trong ấy có tiếng trở mình rối một cụ ông nhô đầu ra hỏi:
– Ai rứa? Ai đi mô giờ ni?
Minh Quang nói:
– Tiểu điệt muốn ngược dòng lên núi Ngự Bình được không cụ?
– Trả giá kha khá thì đi hỉ?
– Vâng ?
Người.già đẩy tấm mui che qua bên. Minh Quang nghiêng lưng cho bé Nhật Lệ trèo xuống. Chàng bước vào theo rồi để nguyên tấm mui trống cho thoáng.
Người chủ đò hỏi:
– Cho tiền trước hỉ?
Minh Quang đặt vào tay cụ già ba quan tiền kẽm:
– Cụ cho tiểu điệt ghé qua Ngự Bình… ?
– Đêm hôm như “Ri” mà đi đâu khổ “Rứa”?
Minh Quang nhìn ông cụ gần sáu mươi nhưng dáng vẻ còn quắc thước. Chàng đáp với ý dò dẫm:
– Đi tìm nơi sinh sống… ở đây khó tìm cái ăn quá?
– Chú mi có nghề chi mà khó sống?
– Cháu làm nghề đốn củi… mà ở đây thì… không ai mua củi.
ông lão bật cười nói:
– ở đây chỉ có quan quân… thì đốn quan quân mà bán… lo chi?
Minh Quang cũng cười. Chàng nói:
– Cháu sợ họ bắt giam thì chết… Bởi còn chú em ni nữa… bận lắm.
Đò ra đến gần giữa dòng. Lão chủ đò mới nói giọng tâm tình:
– Nói rứa chứ như lão đây gần đất xa trời mà còn khổ với tụi hắn chứ nói chi chú mi… Thôi liệu mà sống… Hay là chú mi đi vô đất Qui Nhơn mà… tìm cái ăn?
Minh Quang khẽ lắc đầu đáp:
– Cháu còn em thơ dại… phải đưa hắn gởi người bà con rồi tính sau.
Lão chủ đò vặn tim đèn lên cho sáng một chút rồi hỏi:
– Chú mi năm nay được bao nhiêu tuổi rồi?
– Cháu tròn mười chín?
– Cha mẹ còn không?
Minh Quang thở dài đáp :
– Anh em cháu mồ côi từ nhỏ.
Lão già chợt nói:
– Trả lại cho hai anh em một quan đây ni. Lão nhận hai quan đủ mua gạo mắm ăn vài ngày thôi… à ? Hay là để lão gởi hai anh em chú mi lên người quen trên chùa Linh Mụ hỉ?
Minh Quang không nhận lại tiền. Chàng chỉ hỏi ông lão cho có tình cảm mà không nghĩ đến chuyện nhờ vả ông lão nghèo.
– Cụ có quen ai trên Linh Mụ hỉ?
– Một người nghèo, tật nguyền nhưng lại tốt bụng?
Minh Quang nghe đến một người nghèo mà tật nguyền thì yên lòng. Chàng hỏi:
– Đã nghèo và có tật… thì giúp được ai mà cụ giới thiệu?
ông lão cười khanh khách đáp:
– Người nầy sống bằng nghề bẫy thú… Chú mi có thể theo hắn ta được đấy…
Đốn củi và bẫy thú nương nhau là hay lắm đó hỉ?
Minh Quang hỏi tới:
– Bẫy thú rồi làm sao bán hoặc đổi thức ăn…
ông lão lắc đầu giải thích:
– Anh ta bẫy thú còn sống rồi nhờ lão đi bán. Ai muốn nuôi thì nuôi, ai muốn làm thịt thì làm Nhưng phần nhiều là người ta nuôi hơn ăn thịt.
Minh Quang lại hỏi:
– Người bẫy thú ấy bị tật thế nào mà lại giỏi như thế? ông lão lái đò đẩy mái chèo bằng một cánh tay rồi lấy chân đạp cho bánh lái nghiêng qua một bên. Lão hít một hơi rồi đáp :
– Chân thì thẳng như cột nhà, tay thì còn một, lưỡi thì co mất không nói được Thế mà giỏi vô cùng.
Minh Quang thất giọng chàng nghĩ thầm:
– Lê Trương chỉ bị đứt một tay trái. Thế mà người bẫy thú nầy lại bị nhiều tật Vậy chắc gì đúng là người mà ta tìm kiếm bấy lâu.
Lão chủ đò nhìn chàng trai đang trầm ngâm nhìn ra mặt sông Hương còn lù mù trong cơn mưa phùn. Ngọn đèn dầu soi không đủ sáng hai người. Chú bé thì nằm co trong bụng chàng trai mà ngủ say.
Lão chặc lưỡi nói:
– Dù thế nào thì lão vẫn tin anh ta giúp chú mi được mà… Cứ nghe lời lão đi – Vâng ? Nhưng…
Minh Quang nói dở câu rồi nhìn lão chủ đò. Chàng thấy ông lão thật sự là một người tốt không phải là kẻ đáng đề phòng. ông lão hỏi:
– Nhưng thế nào. Chú mi nói tiếp ta nghe thử?
Minh Quang kéo tấm áo tơi che thân cho bé Nhật Lệ rồi nói:
– Cháu chỉ nhờ cụ đừng kể lại cho bất cứ người nào ở quanh phủ Phú Xuân, nhất là bọn lính kiêu binh có tra hỏi… thì cụ đừng kể rằng có chở anh em cháu lên núi Ngự Bình nhé ?
Lão chủ đò đập nhẹ tay xuống đầu gối. Lão bảo:
– Không bao giờ? Lão mà đi kể cho lũ trâu chó đó hay sao? Nhưng mà chú mi phải lên Linh Mụ mới được.
Minh Quang nhìn lão lái đò loay hoay trong tấm vải bố dầy. Hai tay lão gói gọn trong hai cuộn vải gai cứng ngắc. Chàng nhìn người già quắc thước rồi hỏi:
– Cụ cũng bị tật hai tay phải không?… Xin lỗi cụ đừng giận cháu nhé ! Lão chèo đò nhìn chăm chăm Minh Quang. Lão nhìn quanh về phía thanh kiếm đeo trên ngực trước của chàng… Lão mỉm cười hiền hậu nói lảng qua chuyện khác:
– Lão thì bị tật bẩm sinh, nhưng mê võ học từ ngày biết đi đứng. Chú mi dường như cũng biết võ công hỉ?
Minh Quang khẽ gật đầu:
– Cháu chỉ vỏn vẹn vài ngón để tự vệ mà thôi.
– Thế mà dám mang kiếm ra đời hỉ?
Chắc sáng nay chú mi là người đánh ngã mấy thằng thám sát binh thì phải?
Minh Quang nhìn lão già vẫn điều khiển bánh lái bằng chân. Còn tay thì cứ đẩy chèo như cái máy xay bột… Chàng cười hỏi:
– Thế cụ có thích đánh bọn chúng không?
– Lão mà còn trai trẻ thì khỏi phải nói. Tiế rằng nay đã già rồi. Mà chú mi đã ra đi giang hồ kiếm ăn còn dẫn trẻ con theo làm gì?
Minh Quang buồn buồn đáp :
– Em cháu không có ai chăm sóc. Với lại chú ấy mê võ học lắm. Cứ đòi đi theo… xem thế mà hắn can đảm lắm đấy cụ ạ?
Lão chủ đò cười buồn nhìn về phía xa. Con đò đang từ từ trôi dần đến tiếng chuông rõ dần… Chuông chùa Linh Mụ âm vang trong mưa đầu Đông. Lão bỗng cất giọng hò nho nhỏ mà tha thiết nhớ nhung xa vắng:
Đêm đêm chuông vẳng Hương Giang Khói hương Linh Mụ… bẽ bàng phận duyên ~4 i người xu Ô i ngươc… ~4 i người xu Ô i ngươc có nhớ lời nguyền khi xưa! Kiếm th ề, rươu ấm… trong mưa Hãy giữ lấy… Hãy giữ trọn kẻo gió đưa… cái bẽ bàng ! Đêm đêm chuông gọ i Hương Giang !…
Chú bé Nhật Lệ đang ngủ chợt lồm cồm ngồi dậy. Chú nhìn ông lão rồi nói nho nhỏ :
– Cụ ni hò… làm đệ nhớ cụ Lữ quá đại ca ơi ?
Minh Quang vỗ vào vai chú bé. Chàng bảo khẽ:
– Hiền đệ ngủ đi… Chưa đến nơi đâu.
– Đệ đâu có mong đến nơi… Đệ nhớ cụ Lữ mà thôi.
Lão lái đò hơi dừng tay chèo. Lão hỏi Minh Quang:
– Chú bé ni nói cụ Lữ nào thế?
Minh Quang nói:
– Chú ấy là cháu ngoại cụ Lữ ở gần Lũy Thầy… đó mà?
Lão lái đò lại hỏi:
– Thế sao chú mi lại bảo hắn là em ruột?
– Vâng? Mẹ chú ấy bị chết gần Nhật Lệ. Cậu hắn là Cả Lú thì phải trốn vô Đàng trong… cụ Lữ giao chú ấy cho cháu dạy dỗ… thì như em ruột chứ có gì khác đâu Lão lái đò thở dài nói:
– Vậy thì chú mi là ai thế hử?
Minh Quang chậm rãi nói:
– Thật ra cháu là con một võ tướng nhà Lê… phụ thân cháu bị hại… Sư phụ đưa về núi nuôi từ ngày còn nhỏ dại. Mới đây lão sư bị hại trên núi Hoành Sơn…
Cháu phải xuống núi đi tìm người quen… ?
Lão lái đò lẩm bẩm hỏi:
– Hoành Sơn? Hoành Sơn? Trên ấy có ai ẩn dật thế?
Minh Quang đáp :
– Sư phụ cháu Người có tục danh là Lê Chiêu Phước.
– Lê Chiêu Phước ? Vậy cháu là con của Lê Duy Khâm Tả tướng quân phải không?
Minh Quang giật mình nhìn lão lái đò. Chàng hỏi:
– Cụ là ai mà biết phụ thân cháu?
Lão chủ đò khẽ lắc đầu đáp:
– Chú mi cứ hiểu như rứa thôi ? Ngày sau sẽ biết thêm…
Vậy là ta đã gặp được chú mi… Hôm nay chú mi phải lên Linh Mụ và gởi chú bé nầy cho người bẫy thú dạy dỗ… ! Minh Quang cứ nhìn lão đăm đăm. Lão lái đò thì quay qua chú bé Nhật Lệ.
Lão bảo chú bằng giọng ấm áp:
– Chú bé lên trên ấy mà học tập văn võ. Lão là bạn của bà ngoại cháu đấy…
Nghe lời lão là nghe lời ngoại nghe chưa?
Minh Quang và Nhật Lệ cứ nhìn lão lái đò. Còn lão thì lại cắm cúi đẩy mái chèo đi nhanh hơn…
Gần nửa đêm con đò mới ghé vào bến đá… Hai anh em Minh Quang nhìn lên tháp chùa Linh Mụ… Ngọn tháp mờ mờ trong cơn mù sương. Nhật Lệ nhảy lên bến khi đó vừa cặp sát bờ đá. Minh Quang bước lên sau. Chàng cột dây kéo đò vào một bụi trúc rồi chờ lão lái đò bước lên bến…
Ba người cầm đèn dầu đội mưa phùn đi vào cổng đá phủ rêu xám đen. Lão lái đò bước đến một chái lá cất sát lưng chùa và nằm dựa mé sông… Lão gọi khẽ:
– Chú Tam ơi ! Bên trong có tiếng đánh đá lửa rồi ánh sáng lù mù hiện ra. Cánh cửa liếp hé mở. Người bên trong hỏi:
– Lão Nhị đó hỉ?
– ử? Choa đây? Còn thức chứ?
Người được gọi chú Tam khẽ ừ một tiếng rồi nói:
– VÔ đi ? Ai mà chộn rộn rứa?
Lão lái đò cười đáp:
– Người nhà cả. Một lát nữa chú mi sẽ biết thôi ? Bây giờ để đây ta lo cho…
Chú mi còn khoai thì đi luộc một mớ cho khách… Họ đói cả ngày nay rồi đó…
Chú Tam lừ đừ nhìn qua vai lão lái đò. Chú thấy một chàng trai và một đứa bé thì gãi đầu lẩm bẩm:
– Từ đâu mà đến đây… Không khéo lộ hết?
Lão Nhị cười bảo:
– Chú mi chi mà nhát như cáy rứa? Người mà bọn ta đang tìm đã đến rồi đấy! Mau đi luộc khoai đi.
Chú Tam quay lại nhìn một cái rồi đi xuống phía sau chái…
Lão Nhị quay lại Minh Quang và chú bé Nhật Lệ. Lão bảo:
– Hai chú mi ngồi xuống ổ rơm kia cho ấm. Chờ hắn luộc khoai ăn no rồi tính sau.
Minh Quang kéo Nhật Lệ ngồi xuống ổ rơm. Chàng vuốt mái tóc vàng cháy rối bù của thằng bé. Chàng hỏi:
– Đệ nghe đói lắm rồi hỉ?
– Dạ? Đệ đói cào ruột rồi nhưng không buồn ngủ… Đại ca nên ngủ để có sức mà chạy nữa… Chạy vui ghê hỉ?
Minh Quang khẽ cú lên mái tóc rối của chú bé. Chàng bảo:
– Chạy trốn mà vui hỉ? Chú mi láo nhỉ. Hôm nào ngu huynh để cho chú mi chạy một mình cho biết vui hay là mệt… ?
Nhật Lệ vẫn cười liến thoắng bảo:
– Hễ đại ca chạy hướng nào là đệ chạy theo hướng đó làm gì mà sợ… hỉ?
Lão Nhị ngồi xuống vỗ lưng chú bé. Lão nói:
– Cậu ni rồi sẽ khá đây? Nhờ hắn mà lão mới nhìn ra chú mi… Không thì khó đấy hỉ? Thật là khi tìm mỏi mắt không ra. Lúc thì ngồi gần bên mà không hay?
Cả hai cười. Còn chú bé thì cứ nhìn mà chẳng hiểu gì cả. Lão Nhị bảo Minh Quang:
– Chú mi nằm một chút cho khỏe. Cả ngày đã đói mà lại còn chạy nữa thì mệt lắm đấy?
Nhật Lệ lại cười thích thú. Chú bé nói:
– Lúc đại ca đánh mấy người lính kia rồi chạy không vui bằng lúc đại ca múa lười kiếm đen “Rẹt… rẹt”.
Lão Nhị cười khà khà rung cả chòm râu bạc. Lão chợt hỏi:
– Từ bấy lâu không có ai hỏi đến Huyền kiếm lộc giác của chú mi à?
Minh Quang suy nghĩ rồi đáp:
– ở Lũy Thầy có Mạc Long Kham chưởng cơ và một người thợ săn tên Kiều A Túc… Hai người nầy rất chú ý đến thanh đoản kiếm của phụ thân tại hạ.
Lão Nhị trầm ngâm rồi bảo:
– Mạc Long Kham thì lão có nghe Hắn là con của Mạc Kiến Hùng, kẻ vây đánh đoàn hộ tống kho châu báu với một tên lạ mặt… Còn Kiều A Túc thì lão không nghe đến… Chỉ còn phải tìm cho được kẻ thừa kế của Trương Đàm Trương Đàm là người bắn tên độc vào Lê Trương khiến họ Lê phải chặt tay để khỏi chết, nhưng không ngờ sau nầy thuốc độc ấy phác tác nên hắn phải bị câm luôn. Thật tội cho Lê Trương… Một kẻ gan dạ trung thành luôn lẩn trốn kẻ thù mà vô đến trong Minh Quang hỏi:
– Lê Trương thúc thúc hôm nay đi đâu rồi lão bá?
Lão Nhị lắc đầu nói:
– Để chờ chú Tam luộc khoai xong ta sẽ hỏi xem. Có khi hắn lại đi bẫy cũng nen.
Minh Quang hỏi lão Nhị:
– Lão bá có biết về hai người “Anh em Song Tửu Nguyệt đao”?
Lão Nhị gật đầu. Lão bảo:
– Hai vị tướng quân nầy được lệnh vua Lê… đi tìm cho ra nguyên do vụ mất tăm kho tàng và điều tra cái chết của phụ thân của chú mi… Hai người trà trộn vào bọn lính rồi mất tăm cho đến nay ta không nghe.
Minh Quang đáp :
– Họ bị lộ suýt bị Mạc Long Kham hạ thủ… nên phải chạy vô Đàng trong…
Nhưng tiểu điệt đã dặn họ vào trại Vú Cồn với anh em phù Lê chờ ngày hành động ?
Lão Nhị lẩm bẩm:
– Kiều A Túc ? Cái tên nghe lạ nhỉ? Chú mi gặp hắn nơi đâu?
Minh Quang kể lại chuyện khi chàng từ núi Hoành Sơn ra đi… cho lão Nhị nghe rồi hỏi lão:
– Lão bá có nghi ngờ gì về cái chết của lão sư phụ và tờ di thư?
Lão Nhị chậm rãi nói:
– Chắc chắn lão sư phụ của chú mi bị thuốc độc, nhưng tại sao một kẻ sống lâu năm trên núi như lão ấy mà còn bị trúng thuốc độc nghĩ cũng lạ… Còn lá di thư thì lão chắc rằng có kẻ đã đánh tráo lá thư ấy để đánh lạc hướng chú mi. Kẻ đánh tráo ấy nếu không là Kiều A Túc thì ai vô đó? Hắn là người có dính líu vào cái chết của sư phụ chú mi… Phải tìm cho ra gốc gác tên nầy mới biết được các thứ khác.
Minh Quang hỏi lão Nhị:
– Chứ Lê thúc thúc không biết được nơi chôn giấu kho báu sao?
Lão Nhị lắc đầu đáp:
– Lão ta không nói được, nhưng qua cách lão diễn tả viết bằng chữ thì ta hiểu là lão chỉ theo được đến Hoành Sơn thì bị đánh lén và bị tên độc… Khi tỉnh dậy thì mọi việc đã đâu vào đó rồi. Lão chỉ viết được như thế thôi…
Minh Quang hỏi:
– Thế lúc ấy lão bá đang ở đâu?
Lão Nhị thở dài đáp:
– Lão lúc ấy đang chốn trong Chân Lạp. Hiểu được vua Nặc ông Thu sắp xếp kho tàng lo lót cho Trịnh để đánh Nguyễn nên mới báo cho Lê Trương Lê Trương vốn là người của Trịnh nhưng vẫn thờ vua Lê nên y có thông báo cho vua Hy Tông nhà vua mới sai phụ thân chú mi đi tiếp giải kho tàng, không ngờ bọn kia lại giở trò hai mặt để thanh trừng trung thần nhà Lê… Nếu lão mà còn ở trong kinh thành thì làm gì xảy ra việc nầy?
Minh Quang ngạc nhiên hỏi:
– Vậy lão bá là… ?
Lão Nhị cười buồn bã đáp:
– Lão là Võ Thước đã cùng với Lê Duy Mật mưu đốt kinh thành chúa Trịnh không thành nên phải chạy vào xứ Chân Lạp ẩn náu… Không ngờ trong cái không may mắn đấy lão đã khám phá ra âm mưu của Mạc Kiến Hùng và Trương Đàm.
Do hai gian thần nầy truyền lịnh ám hại trung thần… Ngày nay chúng đã chết nhưng nhọt ung của chúng còn lưu lại nơi bọn truyền nhân như Mạc Long Kham và những người mà ta chưa biết tới…
Minh Quang tặc lười than:
– Vậy là chúng ta sẽ khó khăn nhiều đấy lão bá à?
– Đúng vậy?
Hai người nói chuyện một lúc thì chú Tam đã bưng khoai ra. Lão Nhị bảo:
– Lay thằng bé dậy cho nó ăn kẻo đói từ sáng đến giờ… đúng là trẻ con, lúc nào cũng ngủ được…
Chú bé Nhật Lệ thức dậy. Chú chụp vội củ khoai nóng hổi, mồm vừa thổi vừa xuýt xoa:
– Đói quá? Nóng quá? Đại ca ăn đi, lão bá ăn đi kẻo đói. Sao mà lão bá và đại ca nói chuyện nhiều quá vậy… ?
Minh Quang nhìn chú Tam ngồi yên ở gốc ổ rơm. Chàng mời:
– ăn luôn cho vui chú Tam.
– No rồi ! Minh Quang nhìn người đàn ông có vẻ lạnh lùng ngồi nhìn về phía ngọn đèn dầu. Chàng khều tay lão Nhị hỏi:
– Chú Tam là thế nào với Lê thúc thúc?
Lão Nhị nói:
– Chú ấy là người theo lão từ Chân Lạp về đây. Đó là một tướng khá giỏi về trường thương, nhưng lại rất lo sợ bọn nhà Trịnh.
– Tại sao vậy lão bá?
– Một lần hắn ta bị Trịnh Tạc treo cổ vì lộ bí mật việc chúa. Ta là người van xin để cứu hắn. Đến khi bọn ta âm mưu đốt kinh thành không xong thì rủ hắn cùng trốn vào Đàng trong. Đến nay cứ trông thấy kẻ lạ là hắn lo sợ người của chúa Trịnh…
– Lão bá hỏi chú ấy xem Lê thúc thúc đi đâu?
Lão Nhị đập nhẹ vào lưng chú Tam làm anh ta giật bắn người lên. Lão hỏi:
– Chú mi có biết lão thợ bẫy thú đi đâu không?
Chú Tam chỉ về phía bên kia sông Hương. Chú nói khẽ:
– Đi về bên kia từ sáng sớm.
– Đi bằng gì. Có đem theo bẫy không?
Chú Tam lắc đầu đáp:
– Lội sông mà đi. Không đem gì theo cả.
Lão Nhị nhìn Minh Quang rồi nhìn chú Tam. Lão nói:
– Sao lại lội sông mà không đi đò?
Chú Tam vẫn ngồi lặng lẽ không trả lời. Lão Nhị lại hỏi:
– Thế mấy ngày gần đây chú mi có thấy lão đi bẫy thú không?
– Không đi đâu cả.
– Có người lạ nào đến chùa không?
Chú Tam ngồi ngẫm nghĩ một lúc rồi nói khẽ:
– Có một bà cụ đi với một cô gái lên chùa, nhưng họ lại vào đứng cửa chái nhìn lão Lê.
Minh Quang giật mình hỏi:
– Có phải bà lão tóc đen và một cô gái đẹp khoảng mười bảy tuổi?
– Chỉ thấy trẻ thôi… Làm sao đoán được tuổi ?
Lão Nhị hỏi Minh Quang:
– Chú mi muốn nói ai thế?
Minh Quang bảo:
– Tiểu điệt đã gặp một “Bà lão họ Mạc ở Tuyên Quang”. Bà nầy đi chung với cô gái và Kiều A Túc. Nay bà ta xuất hiện nơi Linh Mụ thì họ Kiều chắc chắn đã có mặt ở Phú Xuân…
Lão Nhị lo lắng hỏi:
– Vậy chú mi định ra sao?
Minh Quang nói:
– Lão bá đưa chú Tam về bến Hương Giang may ra an toàn hơn. Tiểu điệt phải vào Phú Xuân dò xem…
– Còn chú bé?
Minh Quang nhìn chú bé Nhật Lệ đã ăn xong và lại tiếp tục ngủ. Chàng bảo:
– Nhờ lão bà chăm sóc chú ấy… Vài hôm cháu trở lại ngay.
Chú Tam bất chơt hỏi:
– Còn ta thì đi đâu?
Lão Nhị bảo y:
– Chú mi theo ta và chú bé ni đi khỏi đây.
Minh Quang nói:
– Đêm nay lão bá đưa họ về bến Hương Thủy. Chú ở lại đây vài hôm nữa ta sẽ gặp lại sau…