Thiết Thư Trúc Kiếm

Chương 39 - Nộ Trừng Thập Bát La Hán

trước
tiếp

Hương Lô Phong là một ngọn đồi, nằm trên tuyệt đỉnh Cảo sơn về phía Đông Nam. Người địa phương còn đặt thêm một cái tên nửa là “Sa Mạo sơn” chỉ vì hòn núi này đứng xa xa trông vào tương tự chiếc lư hương nên gọi là Hương Lô, còn một mặt người ta nhìn thấy giống hệt cái mão Ô Sa của phẩm thừa tướng, Ô Sa mao, nên gọi là Sa Mao.

Bấy giờ sương mù chưa tan hẳn, vầng sương trắng còn lờ mờ, từ lòng đất xông lên như khói cuộn đầy ngọn cỏ đồi cây. Mặc dầu tiết trời vào tháng mạnh hạ, nhưng buổi ban mai của miền sơn dã có một bầu không khí mát rượi tựa tiết trong xuân.

Cừu Thiên Hiệp đứng trơ vơ một mình trên gành độc thạch, đôi mắt lim dim nhìn về hướng đông mờ ám, trong tương tự như một nhà giữa buổi tọa thiền đôi măt hướng về cõi Phật trầm tư.

Cừu Thiên Hiệp chép miệng nhủ thầm:

“Tại sao phong vận ta mãi thế này?” Và bắt đầu nghĩ ngợi:

“Từ thuở mở mắt chào đời ta đã mang trong mình một thân thế mơ hồ, đứa trẻ vô thừa nhận, may được người chăm nuôi đến mười tuổi, tên họ cũng không được chính đáng như người. Đến ngày này đã trải qua bao lần vào sanh ra tử, gian nan cũng lắm, nguy ách đã nhiều, nhưng vẫn chưa tìm ra sự thật, thân thế mãi mãi đeo vào cái chữ “mê”. Đến lúc gặp duyên may có mấy phen kỳ ngộ, được hai món Trúc Kiếm và Thiết Thư, những mong có ngày góp mặt với đời làm rạng rỡ cho môn phái, vì họ Cừu mà báo ân, nhưng mà …ngày nay….” Chàng càng suy nghĩ, lòng dạ càng thêm rối cuộn, rối cuộc vẫn không tìm ra một lối thoát khả dĩ nào. Bất giác chàng ngước mặt nhìn về hướng Đông, vầng thái dương vừa ló mọc, đỏ au như màu huyết vụ, phát ra những ngọn hồng quang làm hường cả chân trời xa thẳm…nhìn thấy cảnh trí bao la, đột nhiên chàng phá lên “hú” nhiều tiếng ngân dài, hành động thật chẳng khác nào tên điên thời đại.

Tiếng hú vừa thoát ra khỏi miệng chàng bị chiều gió cuốn đi, luồn qua khe động, trườn trên vách đá dư âm góp thành tiếng vọng, gây vang dội khắp cả núi rừng. Cừu Thiên Hiệp rú lên mấy tiếng ngân dài, dường như chàng muốn trút bỏ sự phẫn uất đầy bụng vào lòng núi hiểm rừng sâu, hầu vơi đi những điều buồn não.

Khoảng khắc sau, Cừu Thiên Hiệp cúi đầu đi lang thang từ gành này qua gành khác chăm chú và lặng lẽ như Bao Công đi chuẩn bần. Chàng tìm được tảng đá phẳng ngồi xuống nghỉ chân, một lúc lâu chàng mới vận dụng nội lực để điều hành môn “Tỵ sát thần công” hầu chống lại cơn đói khát ! Chẳng bao lâu tinh thần chàng được khỏe khoắn trở lại.

Bấy giờ, mặt trời đã đỏ rực như bánh xe lửa in trên nền trời xanh mướt màu lá mạ, khiến cho nhân quang con người mới thấy rõ trời cao thăm thẳm, và chót đỉnh Cảo sơn chỉ là hột cát dưới chân dài.

Giờ ước hẹ chưa đến, vì mới hết giờ mẹo bắt đầu qua giờ thìn, nhưng thư bề vắng ngắt, im lặng một cách lạnh lùng, cũng vì tiết hè, nên ít có gió sớm khiến cho cỏ cây hoa lá dường như chết lặng giữa trời mai, phong cảnh âm u cùng nặng trầm mùi tử khí.

Cừu Thiên Hiệp nhón gót nhìn khắp nơi, bốn mặt núi từ trên xuống dưới lặng trang, không có một bóng người qua lại…..Chàng quá đỗi thất vọng.

Bốn con đường cái dẫn vào núi, không có một bóng người đi, thậm chí đến tiếng chim kêu cũng vắng bặt, lòng chàng hồi hộp rộn rã, toan phi thân xuống núi đón chờ.

Ngày lúc ấy, từ đầu đường phương Đông hiện rõ bốn người hướng vào Cảo sơn đi như chớp nhoán, Cừu Thiên Hiệp lại bỏ ý định đón tiếp mấy người này vì e ngại sự hiểu lầm nào đó lại tái diễn lần thứ hai, thật là vô cùng phiền phức nên chàng khoanh tay đứng thẳng và tiếp tục quan sát bốn con đường quan lộ vào chùa.

– Soạt !

Một tiếng soạt nhỏ nổi lên từ hướng Tây truyền vọng lại.

Từ xa xa, bốn bóng đen tiến dần vào núi mỗi lúc mỗi gần họ đi nhanh như sao sa điện chớp.

Nam phương…Bắc phương …đều có bóng người đi như bay đến, nhưng lạ thay, mỗi hướng đều đi bốn người, họ đi như gió, chỉ trong nháy mắt đã khuất mình dưới những tàn cây sầm uất mất dạng.

Cừu Thiên Hiệp cúi đầu suy nghĩ:

“Cửu đại môn phái từ bốn phương vào núi, tại sao mỗi hướng đi có bốn người, chẳng nhẽ trừ phái Thiếu Lâm ra còn tám môn phái khác, mỗi phái chỉ đại diện có hai người hay sao? Hay là họ đã ước giao với nhau? Hoặc giả đây là quy luật chung của Cừu đại môn phái?” Chàng nghĩ lại:

“Chi bằng ta ngồi đợi thêm ít lâu, vì như Cửu đại môn phái đến ta phải tìm lời lẽ gì để thuyết từ cho ổn thỏa, chứ những lời đồn đãi trên giang hồ đã thấu tai họ rồi” Những người vào núi lúc nãy, đến giờ vẫn chưa tới Hương Lô Phong.

Mặt trời đứng bóng, giờ Ngọ đã đến, Cửu đại môn phái vẫn bặt âm vô tín. Hương Lô Phong chỉ có một mình Cừu Thiên Hiệp ngồi trơ như phỗng đá, ngoài ra không có tiếng động nhẹ nào.

Cừu Thiên Hiệp lòng như lửa đốt, chàng không thể nhẫn nại được nữa, chàng đứng phắt dậy, nhảy lên ngọn cây đại thọ lấy tay che mắt nhìn bốn phía, mười sáu người lúc nãy vẫn bặt vô âm tín, không tìm thấy bóng dáng một người nào cả.

Bỗng nhiên…

– Hi hí !

Hai tiếng cười khúc khích rất nhỏ, nổi lên giữa bầu không khí vắng lặng.

Cừu Thiên Hiệp giật mình, chàng nghe tiếng động đoán ngay vị trí phát ra tiếng cười. Chiêu thế “yến tử ngự liềm” được chàng đưa ra sử dụng tuyệt đẹp, trông chẳng khác nào “cánh én lượn vòng cầu” xuyên thẳng vào chỗ phát ra tiếng cười đồng thời chàng quát to như sấm:

– Ai đó ?

– Ồ !

Hai tiếng kêu “Ồ” âm điệu trong êm của phụ nữ nổi lên, tiếp theo đấy là một bóng trắng toát như cánh chim câu, từ cành cây bay xà xuống phiến đá phẳng, khi người này vừa đứng yên chàng nhận ra Hồng hoa lệnh chủ Nhan Như Ngọc.

Cừu Thiên Hiệp cười nhẹ bảo:

– Hóa ra nàng?

Hồng hoa lệnh chủ Nhan Như Ngọc giương cặp mắt hạnh đào nhìn Cừu Thiên Hiệp trìu mến đáp:

– Chính ta, có gì không thiếu hiệp ?

Cừu Thiên Hiệp đối với Nhan Như Ngọc nửa yêu nửa hận, nên từ tốn đáp:

– Nhan cô nương, ngươi đến giờ này thật đúng lúc !

Nhan Như Ngọc nở nụ cười duyên dáng, bằng giọng nói êm như ru bảo:

– Thiếu hiệp, ta thấy ngươi xuẩn đáng buồn cười, lại thêm ngốc một cách khá thương hại !

Cừu Thiên Hiệp cau mày khó chịu, ngập ngừng hỏi lại:

– Tôi ! Tôi đáng thương hại đáng buồn cười ?

Nhan Như Ngọc kiểu co đáp:

– Chẳng phải à ? Tất cả mọi người đều không đến, mà trời sáng đã lâu rồi, Hương Lô Phong chỉ có một người cô đơn đứng đợi, ta chẳng biết ngươi đợi đến thái dương lặn xuống Tây Đoài, hay chờ để hấp ngọn gió đêm ?

Cừu Thiên Hiệp lắc đầu chống chế:

– Thế nào cũng có hội, chẳng nhẽ Cửu đại môn phái không chịu tuân theo lệnh “Bích Ngọc cổ Phật” hay sao ? Ta tin thế nào họ cũng đến!

Nhan Như Ngọc bĩu môi nói:

– Đến ư ? Tại sao giờ này chẳng động tịnh gì cả ?

Cừu Thiên Hiệp nhìn thấy trời đã nóng gắt, nhưng cũng gượng gạo nói:

– Dù sao cũng chưa đến chánh ngọ !

Nhan Như Ngọc phá lên cười the thé vừa kiểu cọ đáp:

– Hừ ! Chỉ có ngươi mới chân thật thiệt thà nói giờ chánh ngọ khai hội, thì chẳng nhẽ họ đợi đến giờ ngọ mới vượt ngàn dặm đến đây sao? Dù có tám thành khinh công cũng khó bay đến kịp ?

Cừu Thiên Hiệp thấy nàng phân biện rất bực mình nên nói to:

– Cô nương không được Cửu đại môn phái mời dự, theo ý tôi cô nương nên đi chỗ khác là hơn ! Đừng miễn cưỡng….. Nhan Như Ngọc nghe qua biến sắc, vẽ mặt tái nhợt, cong cớn nói như khóc:

– Mọi người đều đặc biệt đến bồi đãi ngươi, thì tại sao ngươi hạ lệnh đuổi khách!

Cừu Thiên Hiệp cảm thấy vui vui, bèn hòa nhã đáp lời:

– Nhan cô nương, ta có lòng tốt đối với cô nương vì ta nghĩ đến cô nương đấy chứ ta đâu nỡ đuổi xua?

Nhan Như Ngọc cau đôi mày liễu nói:

– Bất tất phải nghĩ đến ta? Nhan Như Ngọc này trời không ngán, đất chẳng ghê, hà huống là người với nhau !

Cừu Thiên Hiệp mỉm cười, bằng giọng nói khổ sở đáp:

– Chắc gì cô nương chống nổi Cửu đại môn phái, vả lại hôm nay thật chẳng nên…!

Nhan Như Ngọc tựa hồ cố ý chống đối, nàng xẳng giọng đáp:

– Huyết quang giáo không chuộng mua cừu chất oán, chứ thật ra cũng đủ sức “mở miệng Cửu đại môn phái và khóa miệng Cửu đại môn phái” cho nên không đi cùng với chúng đó thôi !

Cừu Thiên Hiệp đỏ mặt gắt:

– Hay lắm ! Cô nương có lá gan bằng trời ! Riêng tôi con bận nhiều việc!

Nhan Như Ngọc vẫn bám sát và trầm giọng:

– Hóa ra thiếu hiệp bận nhiều việc ? Người của Cửu đại môn phái đâu ? Quỷ cũng không nhìn thấy một người !

Cừu Thiên Hiệp ngước mặt nhìn trời, thong thả đáp:

– Vẫn chưa đến giờ chánh ngọ !

Nhan Như Ngọc cười hì hì, nàng với tay bẻ một cành cây, cấm mạnh xuống đất trỏ chiếc bóng vừa lớn tiếng hỏi:

– Làm gì chưa đến giờ ngọ ! Ngươi hãy xem….. Cừu Thiên Hiệp nhìn thấy nhánh cây cắm trên đất, bóng cây đã đứng giữa trung tâm chứng tỏ đã đứng giờ chánh ngọ, nhân đó chàng lấy làm lạ nói:

– Lạ thật ! Tại sao họ thất ước kìa !

Nhan Như Ngọc cười nhạt:

– Ngươi tưởng ai cũng là danh môn chánh phái cả sao ?

Cừu Thiên Hiệp đổi giọng:

– Bây giờ ta nói chuyện tâm tình được chứ ?

Nhan Như Ngọc bĩu môi, cong cớn bảo:

– Ngươi muốn nói gì ?

Cừu Thiên Hiệp liếc mắt nhìn nàng, song chẳng nói được nửa lời, chàng lại quay mặt nhìn về Thiếu Lâm tự, tuy núi non đã che lấp cả tầm mắt người, nhưng chàng có cảm tưởng trông thấy cảnh chùa vắng lặng nên nói lẩm bẩm:

– Có lẽ giờ này Ngộ Phi đại sư vô cùng sốt ruột người dự hội không đến, và cuộc hội chẳng biết ra sao?

Nhan Như Ngọc nhìn chàng cười tủm tỉm, nụ cười độc đáo chẳng khác đóa hoa xuân.

Cừu Thiên Hiệp nổi cáu gắt:

– Cô nương cười gì thế ?

Nhan Như Ngọc nói:

– Ta cười một người, chỉ sợ giờ này người đó không đủ sức chống cự ! Thì người đó đâu nhớ đến ngươi được.

Cừu Thiên Hiệp quá ngạc nhiên hỏi:

– Ai ? Ngươi nói ai không đủ sức chống cự ?

Nhan Như Ngọc mỉm cười, bằng giọng nói nửa kín nửa hở, bảo:

– Lão đầu tròn áo vuông, lão hòa thượng!

Cừu Thiên Hiệp tái mắt hỏi nhanh:

– Ngươi bảo Ngộ Phi đại sư à?

Nhan Như Ngọc cười hì đáp:

– Trừ lão, thì ta nói ai chứ ?

Cừu Thiên Hiệp nóng mặt hỏi giật giọng:

– Thật vậy sao?

Nhan Như Ngọc cất giọng đáp:

– Ngươi hãy lắng nghe kìa !

Vừa nói dứt, nàng giơ ngón tay chỉ vào phía sau …Cừu Thiên Hiệp chẳng lưu tâm, chỉ hướng đôi mắt nhìn vào khoảng rừng dày xa tít, hầu tìm kiếm bóng người, bấy giờ nghe Nhan Như Ngọc nói thế, vội lắng tai nghe ngóng.

Quả nhiên…từ xa xa vọng lại tiếng chân người dẫm lên đất thình thịch, cùng nhiều tiếng reo hò tở mở, lại có tiếng binh khí chạm nhau “choang choang” làm chàng cả kinh kêu lên:

– Có loạn ở Thiếu Lâm tự rồi !

Vừa nói dứt, chàng giương to cặp mắt nhìn vào Hồng hoa lệnh chủ Nhan Như Ngọc như ngầm chờ sự trả lời.

Nhan Như Ngọc cau mày, mỉm cười trả lời:

– Có thể như vậy !

Cừu Thiên Hiệp giơ tay chỉ về phía trước nói:

– Ta đến đấy xem sao?

Nhan Như Ngọc nhướng mày hỏi:

– Ngươi muốn đến đâu chứ ?

– Chùa Thiếu Lâm !

– Thật à ? Để làm gì ?

Cừu Thiên Hiệp nói nhanh:

– Để xem thử ai gây chiến !

Nhan Như Ngọc bĩu môi nói:

– Ngươi dám vào chùa Thiếu Lâm vào giữa lúc thanh thiên bạch nhật này thì không phải là kẻ tầm thường!

Cừu Thiên Hiệp nặng giọng đáp:

– Cừu Thiên Hiệp này chẳng sợ uy vũ cường bạo đâu !

Nhan Như Ngọc tỏ vẻ băn khoăn hỏi:

– Ngươi muốn can dự vào nội bộ Thiếu Lâm tự hay sao chứ ?

Cừu Thiên Hiệp lắc đầu đáp nhỏ:

– Không ! Nhưng ta có giao tình với Ngộ Phi đại sư !

Nhan Như Ngọc bĩu môi nói tiếp:

– Giao tình ? Tại sao Ngộ Phi đại sư chẳng lên hội tại Hương Lô Phong này ? Và Ngộ Phi cũng là một phái trong Cửu đại môn phái đối phó với ngươi, ngươi quên rồi hay sao?

Cừu Thiên Hiệp nghe qua hơi chột dạ, nhưng rồi phủ nhận ngay vì chàng không thể tin được lý luận này, lắc đầu bảo:

– Không…không lý, không thể có như vậy !

Nhan Như Ngọc mỉm cười bảo:

– Hừ ! Không lý, không thể có ! Tại sao ngươi chẳng nói thế này có hay hơn không:

“Ta là kẻ ngốc nhất trần đời và ta là thiên hạ đệ nhất kiếm”?

Vừa nói xong nàng phá lên cười khúc khích, giọng cười của nàng như tiếng lạc ngựa đường xa, phá vỡ sự vắng lặng buổi trưa hè trên đỉnh Hương Lô Phong.

Cừu Thiên Hiệp bị nàng mê cảm thật sự, khiến chàng nhủ thầm:

“Cuộc hội hôm nay, không rõ cứu cánh như thế nào?” Vừa nghĩ đến đây, chàng đổi giọng nói to:

– Không có cuộc hội ! Ừ, nếu là Cửu đại môn phái đối phó với ta, thì tại sao giờ này chẳng có một người nào đến Hương Lô Phong chứ ?

Nhan Như Ngọc nhoẻn miệng cười:

– Biết đâu chẳng có bậc cao nhân cản trở họ !

Cừu Thiên Hiệp cau mặt hỏi:

– Cản trở để làm gì ?

Nhan Như Ngọc điềm tĩnh đáp:

– Để cứu mạng ngươi “Kẻ đệ nhất kiếm thiên hạ” chứ sao ?

Cừu Thiên Hiệp khó chịu nói nhanh:

– Cô nương không nên đùa nữa, tại hạ làm gì dám tự xưng “Thiên hạ đệ nhất kiếm”!

Nhan Như Ngọc bĩu môi cong cớn bảo:

– Người gì mà không có chút chí khí gì cả !

Cừu Thiên Hiệp đỏ mặt, tiếng hò hét tại Thiếu Lâm tự vang lên lồng lộng khiến chàng nóng ruột cắt lời:

– Cô nương hãy về đi, dù với giá nào, tôi cũng quyết đến đó xem sao !

Vừa nói, chàng bước sấn tới trước lướt nhanh qua mặt Nhan Như Ngọc, đoạn phóng mình chạy về hướng chùa Thiếu Lâm.

Chàng đứng trên cao nhìn về hướng chùa Thiếu Lâm, chỉ thấy tư bề vắng lặng, không có một bóng người chẳng có dấu hiệu gì nơi đây có một trường xung đột, nhưng tiếng reo hò và binh khí chạm nhau không dứt, chẳng nhẽ bên trong chùa lại xảy ra cuộc ẩu đả hay sao?

Cừu Thiên Hiệp lại lắng nghe ngóng, chàng phân biệt được tiếng động này phát ra ở về phía tả ngôi chùa, có lẽ tại khu rừng tràm sầm uất. Chàng vội phóng mình chạy đến khu này, nơi đây không phải khu rừng tràm mà là một cái trảng rộng cỏ đầy gò đất mọc lô nhô như nấm, tiếng động phát ra sau mấy gò đất cao, chàng nhún mình nhảy vọt lên cao hai trượng, khi bước chân vừa chấm đất thì chàng đã thấy rõ một trường ác đấu đang diễn ra trước mắt. Độ mười lăm mười sáu tên cao thủ, tay đao tay kiếm vây chặt Ngộ Phi đại sư vào giữa khí thế thật hãi hùng.

Ngộ Phi đại sư tay cầm “Tấn thiết thiền trượng” múa vùn vụt, cây thiền trượng như sanh long hoạt hổ đánh trái, đỡ phải phát ra ngọn gió tựa song nổi ba đào, bóng cây thiền trượng chập chờn như muôn đóa hàn mai, không có vẻ gì sợ hãi.

Dưới đất bốn cái xác chết nằm quằn quại, máu đỏ ướt tăng bào, chính là tăng chúng của chùa Thiếu Lâm.

Ngộ Phi đại sư công lực khá cao, nhưng không chống nổi bốn tay hảo hớn, thì đại sư làm sao chống nổi mười sáu tên hán tử này, vì mỗi tên đều chẳng phải tầm thường.

Mỗi chiêu thế chúng sử dụng rất rành rọt, chứng tỏ bọn chúng cũng thuộc vào hàng cao thủ võ lâm.

Cừu Thiên Hiệp trông thấy cảnh ỷ chúng hiếp cô, máu nóng chảy vọng lên đỉnh đầu, chàng hét lên một tiếng to khủng khiếp, chạy như bay vào trường đấu, người chưa đến mà chàng cố gọi to đến trước:

– Ngộ Phi đại sư, có Cừu Thiên Hiệp đến đây !

Một đạo hoàng quang chóa mắt, từ tay áo chàng bắn mạnh ra, cây “khô trúc thánh kiếm” lượn theo chiêu “Thương ưng thoát thủ” (ưng xanh bắt thỏ) nhảy múa tựa hồ điên làm sáng chói một vùng, Cừu Thiên Hiệp rống lên:

– Các ngươi chớ hiếp người quá lắm !

Chàng vừa nói dứt, thanh “khô trúc thánh kiếm” trên tay vũ lộng một cách thần tinh.

– Đình ! Đoang !

Nhiều tiếng thép chạm nhau tóe lửa.

– Ối ! Ối !

Nhiều tiếng kêu kinh sợ bồi hồi.

Mười sáu tên hán tử đồng kêu to, vì kinh khiếp tất cả lui ra ngoài, tháo lỏng vòng vây.

Ngộ Phi đại sư vô cùng mừng rỡ kêu lên:

– Kìa ! Thiếu hiệp !

Nguyên mười sáu tên này, hai tên bị ngọn “khô trúc thánh kiếm” hất hư binh khí, ba tên binh khí bị kình phong bốc văng ra ngoài xa.

Cừu Thiên Hiệp tay vần lay động “trúc kiếm” lớn tiếng đáp lời Ngộ Phi:

– Đại sư ! Hãy để tại hạ quét sạch chúng khỏi cổng chùa !

Vừa nói dứt, chàng giơ cao trúc kiếm toan đưa ra chiêu thế thứ hai.

Ngộ Phi đại sư vội lớn tiếng ngăn lại:

– Thiếu hiệp ! Xin thiếu hiệp để bần tăng hỏi chúng một vài lời.

Cừu Thiên Hiệp nghe qua vội dừng tay. Ngộ Phi đại sư tay cầm thiền trượng chống xuống đất, vừa cao giọng nói to:

– Bổn phái Thiếu Lâm đối với Cửu Cung sơn “thập bát la hán” gần đây không oán, trước đó không cừu, các vị lại đột ngột cản trở và gây sự với bần tăng giữa lộ, không kịp đến cửa, các vị làm như thế là nghĩa lý gì ?

Mười sáu tên La Hán xúm nhau xì xầm to nhỏ, tựa hồ như chúng không nghe lời nói của Ngộ Phi đại sư.

Ngộ Phi đại sư lấy tay chỉ vào một tên mặt đỏ đứng gần bên hỏi to:

– Các hạ là hội viên của La Hán hội, xin các hạ cho biết rõ vụ này !

Tên mặt đỏ trầm giọng đáp:

– Đại sư, thù có căn, nợ có chủ, việc lỗi lầm này xin đại sư chớ đổ vào đầu “La Hán hội” Ngộ Phi đại sư rất đỗi ngạc nhiên, ông quét cặp mắt từ hòa rọi thẳng vào mặt mười sáu tên bao vây, bảo:

– Các hạ chớ nên nặng lời ! Vậy các vị đây không có vị nào là hội viên “La Hán hội” hay sao? Bần tăng không thể nhầm lẫn đâu !

Người mặt đỏ mỉm cười bí hiểm đáp:

– Đại sư nói đúng đấy ! Nhưng tiếc thay, nếu ba tháng về trước thì có ! Còn hiện giờ thì …thì …

Nói đến đây bỗng hắn nín bặt, không rõ vì lý do gì ?

Ngộ Phi đại sư lấy làm lạ hỏi:

– Có lý nào “La Hán hội” hạ cờ và giải tán bang hội hay sao?

Tên mặt đỏ tỏ vẻ trầm ngâm giây phút, đoạn mỉm cười đáp:

– Cũng có thể nói như vậy !

Cừu Thiên Hiệp đứng một bên, nghe tên hán tử trả lời một cách ởm ờ, ngôn ngữ thiếu thành thật, chàng cảm thấy bực tức vội bước lên một bước nói:

– Đại sư ! Lấy võ công mà luận với chúng nó, thì lo gì chúng không trả lời !

Tên mặt đỏ cả giận quát to:

– Tiểu tử, ngươi tài bộ gì mà dám xin vào câu chuyện của ta ?

Cừu Thiên Hiệp bĩu môi cười đáp:

– Không tài bộ gì cả, nhưng ta đủ chế phục bọn ngươi như lũ trẻ lên ba !

Tên đỏ mặt cả giận, rút nhanh đại đao vừa vẫy vừa gọi mười lăm tên đồng bọn:

– Mau so vai mà hạ nó !

Mười mấy tên hán tử bên ngoài nghe nói, chúng giơ cao binh khí, hò hét và xông ra tựa bầy ong.

Ngộ Phi đại sư xốc cao cây thiền trượng. Cừu Thiên Hiệp thấy thế khoát tay nói nhanh:

– Đại sư, hãy đứng yên mà lượt trận giúp tôi !

Chàng vừa nói dứt, thân hình đảo nhanh như mãnh hổ. Trúc kiếm quay tròn tựa giao long “Thập nhị sanh tiêu kiếm” pháp, bắt đầu từ “ư thủ” thanh kiếm trúc uốn lượn như chiếc cầu vồng. Một chiêu pháp này biến ra năm chiêu thức, mỗi thức tỏa ra đạo hoàng quang khiếp đảm, mỗi chiêu cuộn nổi vầng kình khí hải hồn, chẳng khác nào chiếc lưới kim phong bủa ra bao trọn mười sáu tên hán tử. Bọn chúng binh khí thi nhau cả loạn tinh thần lụn bại một cách thảm thương, chúng hùa nhau kêu la ơi ới vang trời và bỏ chạy tán loạn.

Ngộ Phi đại sư thần phục ngọn kiếm thần, song lúc háo sinh khiến ông buột miệng nói to:

– A di đà Phật ! Thiếu hiệp hãy nương tay, chớ tạo nhiều sát kiếp?

Cừu Thiên Hiệp nghe qua không hài lòng, vì chàng nghĩ thầm:

“Bọn chúng đến Cảo sơn, giết chết bốn vị tăng sĩ vô tội, mà đại sư bảo nương tay cho chúng chớ tạo điều kiếp sát. Hừ …có vô lý không?” Chàng lại nghĩ:

“Quyết bắt cho được tên mặt đỏ, vì tên này là chúa của mười lăm tên kia, theo tâm lý gọi “tróc tặc phải cầm vương tặc!”.

Cũng vì Cừu Thiên Hiệp có tánh cố chấp muốn tìm cho ra cái nguyên ủy vụ gây hấn vừa rồi, nên trong lúc Cừu Thiên Hiệp suy nghĩ, thanh trúc kiếm trên tay không ngớt vũ lộng và rượt nã theo bọn chúng.

Tên đầu đảng mặt đỏ thấy thế nguy vội hô to:

– Hãy chạy cho nhanh !

Vừa nói dứt hắn trở thuật phi hành chạy như gió về phía trước.

Cừu Thiên Hiệp cả giận, dùng ngay thuật “Lôi hoành cửu chuyển” chạy đến đầu phía trước, tay tả quất mạnh ngọn “trúc kiếm” tỏa ra muôn đạo hoàng quang như vách sắt chắn cả lối đi “tên mặt đỏ” bằng giọng nói trầm khiếp quát to:

– Tên kia hãy để mạng sống lại đây !

Vừa nói dứt, tay trái chàng đã chộp nhanh vào vai tên mặt đỏ, tay phải chàng giơ “khô trúc kiếm” kề vào cổ hắn, vừa hét lớn:

– Ngươi chẳng muốn sống hay sao ?


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.