Từ lúc Cù Lạc đem quân Hán vượt biên giới vào đóng ở Phiên Ngung thì Cù Thái Hậu càng lộng quyền hơn. ác phụ nắm tất cả quyền sinh sát trong tay, xem thường vua Ai vương và tất cả các quan trong triều nội.
Ai vương ngày nay đã mất hết quyền hạn, ngày ngày vâng lệnh mẹ vào triều cho có vị và tất cả lệnh truyền ra đều do Cù thị quyết định?
Cù Lạc và An Quốc Thiếu Quý ngang nhiên ra vào trong cung cấm, trong
triều nội, bất kể giờ giấc. Đôi khi còn ngủ luôn trong cung vua như những vương tước lân bang.
Khi Ai vương và Cù Thái Hậu lâm triều thì Cù Lạc và An Quốc Thiếu Quý ngồi hai bên tả, hữu như những vị thừa tướng. Các lão quan đành làm ngơ trước những chuyện trái tai gai mắt ấy và để mặc Cù thị tự do hành động. Một số người không dám chống lại vì sợ cùng chung số phận với Đề đốc Hoàng Quốc Kính, còn số khác giả dại giả khờ để mưu việc lớn. Thật ra Cù thị lộng quyền, uy hiếp vua quan, nào phải để chứng tỏ cái quyền uy của mình cốt thỏa lòng tham vọng mà Thái Hậu còn ngh~ xa hơn: Bà muốn sáp nhập nước Nam vào lãnh thổ nước Tàu.
Đấy là ý riêng của Cù Thái Hậu và đã được vua Hán bằng lòng mới phái An Quốc Thiếu Quý và Cù Lạc sang Nam để tìm cách giúp đỡ.
Cù thị đã dùng hai chữ cách để dâng nước Nam cho Hán triều khỏi tốn một giọt máu: Thái Hậu mua chuộc các lão quan hèn yếu và uy hiếp những kẻ trung thần, diệt lần hồi vây cánh của họ để không còn ai có thể dòm ngó hành động của mình. Ngày đêm, Thái Hậu còn giảng giải cho vua Ai vương những điều lợi hại khi về với Hán triều. ác phụ không quên kể công đức của vua Hán đối với mình, đối với nước Nam bé nhỏ này. Cù thị cố làm cho Ai vương luôn luôn ngh~ rằng mình thọ ơn nhà Hán rất nặng và dù sao cũng phải báo đáp công ơn đó. Cù thị đã thành công một phần lớn? Vua Ai vương đã xiêu lòng và hầu hết các quan triều đều câm nín để mặc cho Thái Hậu thi hành thủ đoạn bán đứng nước Nam.
Trong hoàng cung là thế, còn bên ngoài dân chúng khổ sở trăm bề. Ngày trước chỉ một đội quân của sứ giả An Quốc mà dân chúng còn không chịu nổi, huống chi nay có đến hàng nghìn, hàng vạn người cứ ngày đêm khuấy
phá các đường phố, các tiệm buôn bán ở Phiên Ngung. Bọn lính Tàu cứ ngang nhiên hống hách như chỗ không người. Chúng cậy vào quyền uy của Cù Lạc mà mặc sức cướp phá, hãnl hiếp, dù là giữa ban ngày. Thành Phiên Ngung không ngày nào vắng chuyện hành hung của chúng? Quân cảnh vệ của nhà vua có đến cũng đành phải làm ngơ? Họ chỉ biết cản
ngăn cho có lệ chớ có bao giờ giám đụng đến quân lính Tàu. Dân làng than oán và họ thấy đó là một cái nhục lớn khi mà hàng ngày quân giặc cứ tự do cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ, bắt cóc gái tơ trong các phố ? Lòng dân sục sôi niềm uất hận và họ chỉ đợi người cầm đầu là nổi lên chống lại bọn hại dân hại nước. Họ biết rằng không hành động bây giờ thì mai kia cũng sẽ đến phiên mình, gia đình mình gặp phải tai nạn đó vì quân lính của Cù Lạc càng được triều đình nuông chiều, càng hành động táo tợn hơn.
Nhiều gia đình rời bỏ Phiên Ngung để về các phủ, huyện nhỏ, các làng mạc hẻo lánh để tránh tai họa? Nhưng họ tránh được nạn này lại gặp nạn khác vì trong một nước mà mầm loạn lạc bắt đầu thì người dân khó ở yên. Trong khi đó thì Quốc Công Lữ Gia và Tiểu Lý Bá đang âm thầm hoạt động để “Phù Kiến Đức, phế Ai Vương”. Cả hai vận động được các lão quan trung thần tiếp giúp nên việc lớn có cơ chóng thành. Trong dân chúng bắt đầu có tin ấy loan ra, khiến ai ai cũng đều hăng hái muốn nhúng tay vào ? Cù Thái Hậu, Cù Lạc và An Quốc Thiếu Quý cũng phải để tâm. . .
Thấy dân chúng càng ngày càng tha thiết đến việc “Phù Kiến Đức” nên An Quốc Thiếu Quý mới thiết lập Ban dọ thám để tận diệt mầm mống chống báng ấy để dễ bề tính việc sáp nhập nước Nam vào đất Hán?
Đêm nay, Cù Thái Hậu mật cho vời An Quốc Thiếu Quý và Cù Lạc vào cung để bàn việc cơ mật. Thấy phản ứng của dân chúng trong hoàng thành càng ngày càng mạnh, họ ngang nhiên ngồi bàn bạc ngoài đường phố về việc tôn Phù Kiến Đức, nên Cù thị rất lo ngại, ngày đêm lo tìm kế hoạch chận đứng dư luận kia. Ban dọ thám của An Quốc Thiếu Quý dù cố gắng hoạt động nhưng cũng không thể nào bắt được những kẻ chủ mưu loan tin ghê gớnl đó. Có bắt đầu chúng tra hỏi, họ cũng đáp buâng quơ và những kẻ loan tin kia như những bóng ma, chập chờn ẩn hiện trong hoàng thành. Bọn chúng càng ngày càng lộng mà ban dọ thám càng tỏ ra bất lực. Trước tình thế đó, Thái Hậu ngh~ đến phương cách cuối cùng để chận đứng mầm mống dấy loạn. Bà hạ lệnh xử tử những kẻ loan truyền tin đó dù là dân lành cũng vậy? ác hậu lại mật triệu người yêu và em trai mình vào hậu cung nghị kế ?
An Quốc Thiếu Quý và Cù Lạc không hiểu được chuyện chi cấp bạch. Nhưng nghe lệnh triệu cũng cấp tốc vào cung. Sau tuần trà nước, Cù Lạc khẽ hỏi Thái Hậu:
– Chị cho em vào đây có việc chi?
An Quốc Thiếu Quý cũng liếc nhìn người yêu, với đôi mắt say sưa tình tứ? Nhưng Thái Hậu đang lo nhiều việc khẩn cấp, nên không nhìn hắn mà chỉ hỏi:
– Tôi muốn biết ta đã có cách gì tiêu diệt mầm mống phản loạn chưa? Ban dọ
thám chắc đã tìm ra ai là kẻ cầm đầu của chúng?
An Quốc Thiếu Quý ngượng ngập nhìn xuống đáp nhỏ:
– Dù chưa bắt được quả tang nhưng ta có thể đoán chúng thuộc về phe của
Quốc Công Lữ Gia.
Cù Thái Hậu lắc đầu:
– Đối với Lữ quốc công không thể đoán mò mà trị tội được ? Phải có bằng cớ
hẳn hòi mới mong hạ được hắn? Từ lâu, thiếp vẫn thường nói Lữ Gia là bậc khai
quốc công thần, dân chúng xem hắn như cha mẹ thì ta không thể bức hiếp hắn
được
Ngừng lại một phút, Cù thị nói:
– Bởi thế thiếp ngh~ đã đén lúc ta phải dùng đến kế hoạch cuối cùng để phá tan
âm mưu đó .
An Quốc Thiếu Quý và Cù Lạc điều chăm chú nhìn Thái Hậu.
Cù thị tiếp giọng rắn rỏi:
– Phải giết ngay Kiến Đức ?
An Quốc Thiếu Quý và Cù Lạc đều sửng sốt kêu lên:
– Giết Kiến Đức?
– Phải? Chỉ còn cách đó là an toàn tất cả?
An Quốc Thiếu Quý vội nói:
– Hậu quên rằng Kiến Đức là Hoàng tử ư? Lấy cớ gì để buộc tội mà giết y bây
giờ?
Cù thị nhìn An Quốc Thiếu Quý mỉm cười nham hiểm:
– Thế thì ban dọ thám của chúng ta lập ra để làm gì mà chúng không được
triều đình lên án tử Kiến Đức?
An Quốc Thái Quý kinh hoảng, không ngờ Cù Thái Hậu lại táo bạo đến thế?
Giết chết Kiến Đức nào phải chuyện đùa mà trông cậy vào ban dọ thám? Hiện
tại toàn thể dân chúng đang hướng về Kiến Đức, hạ sát thầm lén đi nữa cũng chưa
ém nhẹm được nội vụ.
Đến giờ phút này, An Quốc Thiếu Quý mới hiểu được tại sao chưa thực hiện
được kế hoạch mà bọn người bí mật kia đã loan ầm lên tin “Kiến Đức” sẽ lên ngôi?
Chính vì chỗ sợ Kiến Đức bị giết thầm lén mà họ huy động lòng dân lànl hậu
thuẫn? Giết chết Kiến Đức chẳng hóa ra dại dột làm sôi nổi lòng dân hơn nữa ư?
An Quốc Thiếu Quý khẽ nói:
– Hậu ạ? Giết Kiến Đức ngay bây giờ rất khó khăn, có thể gây ra cuộc bạo
động vì dân chúng đều về phe y.
Cù Thái Hậu cướp lời:
– Chính vì thế mà phải giết y ngay? Hãy theo đúng kế hoạch của thiếp thì lòng
dân sẽ không chấn động. Hiện nay Kiến Đức đang coi dân chúng mò châu ở vùng
bể Nam Hải. Ta chỉ cần mướn một tay thợ lặn thiệt giỏi là đủ?
An Quốc Thiếu Quý và Cù Lạc đều khiếp phục sự tính toán của Cù Thái Hậu,
nhưng trong lòng vẫn chưa hết lo âu.
Giết Kiến Đức một cách bí mật như thế liệu có ổn không?
Cả ba ngồi bên nhau bàn bạc mà không ngờ trên nóc cung một bóng trắng
đang gỡ ngói nhìn xuống.
Bóng trắng nghe xong câu chuyện bàn bạc của ba người thì lẩm bẩm một
mình:
– Thực không ngờ. Cù thị lại ác độc thế ? Ta phải cho chúng một phen vỡ mật
mới xong.
Bóng trắng nhẹ nhàng đặt miếng ngói vào chỗ cũ rồi bò lần xuống sát mái
cung, nhún mình nhảy vụt qua một tàn cây to lớn trong vườn. Bóng trăng nhẹ
nhàng tuột xuống rồi chạy vụt vào bóng tối.
Đêm lặng lờ trôi…
Bỗng từ phía hậu cung, ánh lửa bốc lên sáng rực, khiến bọn quân canh hốt
hoảng báo động.
– Lửa cháy Bích Vân cung ? Lửa cháy Bích Vân cung ? . . .
Quân lính ùn ùn kéo vào Bích Vân cung chữa lửa. Tiếng chân chạy rầm rập
bên ngoài và tiếng la hét ầm ĩ khiến Cù thị hoảng kinh hỏi dồn dập:
– Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?
An Quốc Thiếu Quý và Cù Lạc vội chạy ra cửa cung thì thấy lửa đã bốc cao
ngọn. Cả hai vội vàng tuốt kiếm ra phòng bất rắc.
Một tên quân canh hối hả chạy vào tâu:
– Bẩm Thái Hậu? Bích Vân cung tự dưng bốc cháy.
Cù thị hốt hoảng chạy ra. Trong khi đó, bóng trắng bí mật lẩn mình qua lulullg
chỗ tối, trở lại gian phòng mà Cù thị, An Quốc Thiếu Quý và Cù Lạc bàn việc cơ
mật.
Bóng trắng đứng trước cửa phòng nghe ngóng một lúc rồi lẻn vào trong lấy
bút mực trên án thảo một bức thơ.
Bóng trắng rút trong mình ra một con dao nhỏ ghìm chặt bức thơ xuống bàn
rồi chạy ra ngoài leo thoăn thoắt lên ngọn cây, nằm sát xuống chờ đợi.
Lửa cháy Bích Vân cung đã hạ ngọn, Cù thì cùng người yêu và em trai mình
trở lại phòng riêng để tiếp tục bàn mật kế.
Nhưng khi mọi người đều an tọa thì Cù thị bỗng kêu rú lên ngã nhào sang
cạnh hét:
– Thích khách? Có thích khách? Bắt lấy nó ?
An Quốc Thiếu Quý, Cù Lạc đều kinh hoảng tuốt kiếm ra nhìn quanh.
Bóng trắng đang thu mình trên mái ngói cũng khiếp sợ tưởng đâu mình đã bị
lộ diện.
Nhưng nghe ngóng một lúc không thấy động tịnh gì, Cù Lạc đỡ Thái Hậu ngồi
lên, nhưng đôi mắt ác phụ vẫn chăm chú nhìn vào án thư, miệng ú ớ nói không ra
lời
An Quốc Thiếu Quý chợt mình thấy lá thơ trên bàn vội bước tới gỡ mũi dao
nhỏ
Thái Hậu đã hoàn hồn và ngh~ rằng thích khách đã đi xa lắm rồi.
Bà vừa ngồi thẳng lên thì An Quốc Thiếu Quý đã mở thơ ra đọc. Nhưng nhìn
qua hàng chữ đầu, Thiếu Quý ngập ngừng.
Thái Hậu chừng như hiểu được sự ngập ngừng đó, vội nói:
– Chàng cứ đọc.
An Quốc Thiếu Quý cất giọng từ từ:
Cù thị
Từ lâu rồi, nhà người làm bao nhiêu điều tàn bạo, bày ra bao nhiêu kế độc để
hãm hại quần thần, giết chết bao người tài giỏi mà vẫn chưa thỏa lòng hiếu sát ư?
Đến nay nhà ngươi lại bày mưu giết chết Thái Tử Kiến Đức!
Ta đã tha cho nhà ngươi bao nhiêu lần rồi.
Nhưng lần này nhà ngươi không bỏ ý định ngông cuồng đó, ta quyết sẽ trị
tộ
Đây là lời cảnh cáo cuối cùng ! .
Dưới bức thư không có chữ ký mà chỉ vẽ một con chim én.
An Quốc Thiếu Quý cho Cù Thái Hậu xem qua hình con chim én rồi nói:
– Kẻ bí mật đốt Bích Vân cung chỉ cốt lừa bọn ta?
Cù Lạc nói:
– Nếu thế, hắn đã biết rõ âm mưu định ám hại Kiến Đức ?
Ta không nên tiến hành việc đó ?
Cù thị nãy giờ vẫn ngồi im lặng không nói một lời tay mân mê tờ giấy hồng và
nhìn nét chữ trong thơ.
Sự trầm lặng đó làm cho Tướng Cù Lạc và sứ giả An Quốc Thiếu Quý lo ngại.
Hai người liếc nhìn nhau, thầm hỏi không hiểu Cù thị đang ngh~ gì?
Bỗng Thái Hậu ngẩng lên nhìn hai người rồi hỏi:
– Hai người có biết kẻ viết thư này không thuộc vào hạng người nào chăng?
Cù Lạc và An Quốc Thiếu Quý nhìn nhau ngơ ngác.
Thái Hậu tiếp:
– Đây chắc chắn là một thiếu nữ.
An Quốc Thiếu Quý sửng sốt kêu lên:
– Một thiếu nữ? Sao hiểu biết được?
Cù thị đưa tờ giấy Hoa Tiên lên rồi nói:
– Chàng hãy nhìn nét chữ thật kỹ đi ? Hoa tiên còn phảng phất hương thơm
ngào ngạt của giai nhân?
Bóng trắng đang nằm ẩn mình trên nóc ngói cũng khiếp đảm vô cùng:
– ác phụ giỏi thật? Không khéo ta bị bại lộ tông tích mất…
Tuy nhiên, bóng trắng vẫn nằm im cố dò xét phản ứng của Thái Hậu đối với
bức thơ kia như thế nào? ác phụ sẽ thay đổi ý định hay vẫn tiếp tục hãm hại Kiến
Đức !
An Quốc Thiếu Quý cầm tờ giấy hoa tiên lên và nhận sự xét đoán của Thái
Hậu là đúng.
Hắn trầnl ngâm một lúc rồi nói:
– Như vầy cũng khó bắt được thủ phạm? Ta đành bỏ ý định giết Kiến Đức
thôi?
Cù thị quắc mắt nhìn lên hỏi:
– Sao lại bỏ? Ta vì lời hăm dọa bâng quơ của một cô bé vô danh mà thay đổi
kế hoạch ư? Không? Phải hành động ngay, xem chúng ngăn cản thế nào.
Cù Lạc và An Quốc Thiếu Quý đều nhìn Cù thị với vẻ lo âu?
Bóng trắng nghe xong câu nói của Cù Thái Hậu, liền ngh~
– Phải báo tin cho Lữ Quốc Công mới được. Xem người có thể cứu được Thái
Tử chăng?
Hắn đặt viên ngói vào chỗ cũ rồi rời chỗ núp, lần xuống mái hiên, tìm cách
vượt khỏi hoàng cung.
Nào ngờ, sự ra đi hấp tất của bóng trắng rất bất lợi cho Lữ Quốc Công vì Cù
Thái Hậu chưa nói hết mưu định của mình. Bóng trắng báo tin cho Lữ Gia, thúc
giục người cứu thái tử Kiến Đức là đưa người vào cạm bẫy của ác phụ?
Cù thị xảo quyệt vô cùng, dù đã biết kế hoạch của mình bại lộ, song vẫn thi
hành để tìm cách bắt cho được những kẻ tôn Phù Kiến Đức.
– Hai người đừng lo sợ, ta đã dự liệu trước cả rồi. Phải giết Thái Tử ngay. Nếu
công việc bất thành thì ít nhất ta cũng bắt được vài tên thuộc phe của hắn.
An Quốc Thiếu Quý hiểu ngay mưu của Thái Hậu, nhưng cũng hỏi:
– Hậu định lập kế bắt gọn phản nghịch ư?
Cù Thái Hậu liếc nhìn sứ giả với đôi mắt chan chứa yêu đương rồi đáp:
– Chính thế? Ta lợi dụng ngay dịp này, tương kế tựu kế, tóm đầu bọn chúng.
Chàng cứ truyền cho bọn do thám theo đúng kế hoạch vừa bàn lúc nãy ám hại
Kiến Đức. Còn việc khác cứ để thiếp lo liệu.
An Quốc sứ giả chưa kịp thốt ra lời nào thì Cù Thái Hậu đã quay sang Cù Lạc:
– Em chuẩn bị binh lính của ta sẳn sàng chiếm lấy Phiêng Ngung, nếu lỡ ra cơ
mưu bại lộ ta sợ quân lính và dân Nam sẽ dấy loạn ngay. Phải tính trước đừng để
trở tay không kịp.
An Quốc Thái Quý và Cù Lạc tuân lệnh đi ngay, không dám chần chờ một
phút.
Cù thị bỗng quay vào trong thét gọi:
– Thái giám? Truyền ĐÔ thống Phi Hồng Xà vào hầu ngay có việc cần…
Trong khi đó, cái bóng trắng bí mật vừa đốt Bích Vân cung, đã thoát khỏi
hoàng thành và băng mình vùn vụt trong đêm về phía dinh thự của Lữ Quốc Công.
Đêm sắp tàn? Trống trên thành đã điểm sang canh tư lâu lắm rồi, mà Tiểu Lý
Bá vẫn còn thức.
Chàng ngồi trầm lặng trước án thư, mắt nhìn vào sách mà tâm trí ngh~ vẫn vơ.
Ngoài vườn, từng cơn gió nhẹ lay động lá cành càng gây thêm cảnh cô tịch
của đêm thâu.
Dinh thự Lữ Quốc Công vắng vẻ lạ lùng. Thỉnh thoảng chỉ nghe tiếng mõ cầm
canh của toán lính tuần dinh rời rạc, khô khan…
Tiểu Lý Bá bỗng xếp sách lại khẽ thở dài. Ban ngày, trước mặt mọi người,
chàng giữ vẻ trầm lặng, không lộ chút lo âu, nhưng đêm đến, một mình trong thư
phòng, chàng không giấu được lòng mình.
Từ lúc Anh Kiệt về Hạnh Hoa thôn, rồi Hà Minh cũng đưa Lệ Hồng và Hoàng
phu nhân về đó đến nay, chàng không hề nhận được tin tức của hai người. Lành dữ
thế nào, chàng không được biết?
Gần đây, vì bọn An Quốc Thiếu Quý thiết lập ban dọ thám vô cùng lợi hại,
chàng mới cho công tử Lữ Ký về Hạnh Hoa thôn báo tin. Nhưng đã hơn một tháng
qua rồi mà Lữ Kỳ cũng không trở lại.
Linh tính như báo cho chàng biết có chuyện chẳng lành đã xảy ra ở Hạnh Hoa
thôn.
Tiểu Lý Bá lo ngại vô cùng, Tình thế ở Phiên Ngung ngày nay đã đến lúc
quyết liệt
Lòng dân căm hờn lên tột độ mà bè lũ Cù Thái Hậu lại đàn áp mãnh liệt hơn.
Cuộc nổi dậy của dân chúng và binh lính triều đình chắc chắn sẽ phát khởi vì
họ không còn chịu đựng được sự hống hách của quân Tàu.
Kế hoạch “Phù Kiến Đức, phế Ai vương” đã làm xong quá nửa, nhưng càng
lúc công việc càng gay go hơn vì phải đương đầu từng phút với ban dọ thánl lợi
hại của An Quốc Thiếu Quý.
Tiểu Lý Bá chỉ lo ngại một điều là Anh Kiệt và các bạn không đến Phiên
Nhung kịp thời, lỡ ra cuộc diện biến chuyển quá mau lẹ, một mình chàng làm sao
đương đầu nổi với bè đảng Cù Thái Hậu?
Trống trên thành đã báo hiệu sang canh năm. Gió bên ngoài vẫn rạt rào qua
cành cây kẽ lá. Tiểu Lý Bá toan đứng lên đi nghỉ, bỗng chàng ngửi thấy một mùi
hương lạ từ bên ngoài theo gió bay vào.
Chàng thầm đoán có người lạ mặt lẻn vào dinh nên ngồi yên, mở sách ra đọc.
Chàng chợt nghe có tiếng động nhẹ trước thềm, êm như chiếc lá rụng.
Tiểu Lý Bá thầm đoán là kẻ lạ mặt từ trên mái nhà nhảy xuống đất.
Mùi hương thơnl càng lúc càng ngào ngạt hơn lên.
Tiểu Lý Bá bỗng ngồi thẳng lên, nói vọng ra:
– Xin mời công nương vào, cho ngu hạ được tiếp kiến.
Tiếng chân dừng lại, một giọng cười trong trẻo phát ra:
– Khá khen tài xét đoán của đại huynh.
Tiểu Lý Bá quay lại nhìn và sửng sốt kêu lên:
– Hồng Yến cô nương? Có điều chi cấp bách mà cô nương đến đây giờ này?
Bóng trắng đã đốt Bích Vân cung và trêu gan Cù Thái Hậu không ai khác hơn
Phi Hồng Yến, con gái của ĐÔ Thống Phi Hồng Xà, nàng nữ hiệp tuy mang dòng
máu của kẻ phản nước, phản dân mà lúc nào cũng tận tụy giúp đỡ các bậc trung
thần ngh~a sĩ chống lại Cù Thái Hậu.
Chính nàng đã giúp Hà Minh đưa gia đình Lê Hồng ra khỏi Phiên Ngung giữa
lúc bọc giáp sĩ của Cù Thị lùng xét gắt gao và cũng chính nàng đã tận lực giúp
Tiểu Lý Bá và Lữ Quốc Công trong việc “Phù Kiến Đức, phế Ai vương”.
Đêm khuya thế này, chợt thấy Phi Hồng Yến xuất hiện, Tiểu Lý Bá biết ngay
có chuyện chẳng lành.
Phi Hồng Yến bước vào phòng, cúi chào Tiểu Lý Bá rồi nói:
– Thái Tử Kiến Đức sắp lâm nguy? Đại huynh cấp báo ngay cho Quốc Công
đặng rõ
Tiểu Lý Bá khẻ kêu lên:
– Trời? Câu chuyện thế nào vầy cô nương?
Phi Hồng Yến thuật lại việc trong cung Cù Thái Hậu đêm nay, rồi nói:
– Đại huynh liền cứu ngay Thái Tử, chứ tình thế này, đến hỏng cả việc lớn.
Tiểu Lý Bá lặng người đi một chút, không thốt một lời nào. Từ lâu rồi chàng
chỉ lo sợ có thế, nên mới loan truyền trong dân chúng việc “Phù Kiến Đức, phế Ai
Vương”. Dụng ý của chàng là làm cho Cù thị không dánl động đến Kiến Đức vì dù
sao ác phụ vẫn sợ lòng dân chấn động…
Nhưng Cù thị quá tàn bạo và khinh thường dân Nam nên mới làm liều như
vậy ác phụ tin tưởng đội binh của tướng Cù Lạc có thể đàn áp được cả các cuộc
dấy loạn của dân Nam.
Tiểu Lý Bá lo lắng vô cùng?
Bây giờ làm thế nào? Anh Kiệt, Hà Minh, công tử Lữ Kỳ ở Hạnh Hoa thôn
chưa về kịp, lấy ai đi giải cứu cho Đông cung Thái Tử?
Riêng chàng không thể rời khỏi Phiên Ngung giữa lúc các quan lão chỉ trông
cậy và mình chàng.
Một lúc sau, Tiểu Lý Bá khẽ nói với Phi Hồng Yến:
– Thật là nguy ngập. CÔ nương thử ngh~ xem ta phải hàng động làm sao bây
giờ?
Phi Hồng Yến kinh ngạc nhìn Tiểu Lý Bá. Nàng không ngờ con người tài giỏi
như chàng lại thốt ra câu hỏi đó !
Từ bao lâu vì phận sự hại người thường gặp nhau, tuy không nói ra, nhưng Phi
Hồng Yến rất cảm phục Tiểu Lý Bá, chàng thanh niên điềm đạm, học rộng, tài cao
và mưu lược xuất quỷ nhập thần. . .
Chính nàng đã chứng kiến những hành động của Tiểu Lý Bá làm xôn xao triều
nội, khiếp vía vào bè lũ An Quốc Thiếu Quý. Tại sao hôm nay, Tiểu Lý Bá có vẻ
lúng túng trước một việc thất thường. Nhưng đoán được ý ngh~ của Phi Hồng Yến,
Tiểu Lý Bá từ từ nói:
– Chúng ta, tuy không cùng phái võ nhưng cùng một ý định phù vua mới, lật
đổ vua cũ để đánh đuổi bọn xâm lăng, nên tôi cũng không giấu giếm làm gì !
Ngừng lại một phút, ngước nhìn ngoài trời. Tiểu Lý Bá tiếp:
– Hiện nay, bọn ta đều về cả Hạnh Hoa thôn thật là bất lợi. Lòng căm hờn của
dân chúng đang sôi sục mà quân Tàu càng ngày càng ác độc hơn. Sớnl muộn gì họ
cũng tự động nổi dậy chống quân nhà Hán thì tìm đâu ra tướng giỏi để điều khiển
cho kịp thời. Quân Tàu rất thiện chiến, tôi chỉ sợ dân ta chết oan mạng mà thôi…
Bây giờ đây, Đông cung gặp nạn, biết nhờ ai đảm nhiệm việc giải cứu?
Phi Hồng Yến cũng thấy áy náy trong lòng và nhìn nhận sự lo lắng của Tiểu
Lý Bá là đúng. Ai sẽ giải cứu cho Thái Tử Kiến Đức ngoài nàng và Tiểu Lý Bá.
Tiểu Lý Bá thì khó thể xa Phiên Ngung được, còn riêng nàng làm sao rời bỏ
gia đình liên tiếp nhiều ngày~ … Cha và anh nàng sẽ nghi ngờ ngay.
Nàng nói nhỏ:
– Dù sao, ta cũng phải bảo vệ cho Đông cung thoát nguy trước đã? …
Phi Hồng Yến chợt nhìn ra ngoài trời và khi bóng đêm đã tan dần trên các
ngọn cây, nàng kinh hãi nói:
– Trời đã sáng, thiếp phải đi thôi? Đại huynh nên ngh~ kỹ và có cần đến thiếp
cứ cho Trần Nhi tiểu đồng đến gọi.
Tiểu Lý Bá chưa kịp đáp thì Phi Hồng yến đã nhảy vụt ra khỏi phòng, lẩn mất
trong vườn cây.
Còn lại một mình, Tiểu Lý Bá trầm ngâm suy ngh~ và cố tìm một giải pháp
thích ứng. Một lúc sau, bỗng có tiếng động trước cửa phòng, khiến chàng giật
mình quay lại.
Một bóng người vụt hiện ra cất tiếng:
– Kính chào tráng sĩ.
Tiểu Lý Bá nhận ra người mới đến liền hỏi:
– Thái giám Hồ Lý? Có tin tức gì chăng?
Hồ Lý chính là người tâm phúc của Lữ Quốc Công đặt trong cung Cù Thái
Hậu. Chính hắn và công tử Lữ Kỳ đã chứng kiến được lý Hoàng Đề đốc bị hạ
ngục .
Hồ Lý vừa nghe tin Cù Thái Hậu sau ĐÔ Thống Phi Hồng Xà thi hành mật kế,
nên đến báo tin chẳng lành cho Tiểu Lý Bá.
Thái giám nhìn hết gian phòng rồi nói:
– Cù Thái Hậu mặt sai ĐÔ Thống Phi Hồng Xà đi Nam Hải để giết Thái Tử
Kiến Đức ?
Tiểu Lý Bá lộ vẻ ngạc nhiên:
– Ta đã biết tin ấy rồi nhưng sao lại sai Phi Hồng Xà mà không giao trách
nhiệm cho ban dọ thám của An Quốc Thiếu Quý?
Hồ Lý ngơ ngác nói:
– Thật tôi không rõ được điều đó. Chính Thái Hậu đã truyền tôi gọi ĐÔ thống
Phi Hồng Xà kia mà.
Tiểu Lý Bá rất phân vân. Tại sao câu chuyện hệ trọng thế kia mà Cù thị lại
giao phó cho Phi Hồng Xà? Dù là tâm phúc của Thái Hậu nhưng ĐÔ thống họ Phi
làm sao được tin cẩn hơn An Quốc Thiếu Quý và Cù Lạc?
Tại sao hai người cùng đem tin tới đây mà lại khác nhau điểm đó?
Tiểu Lý Bá không hề nghi ngờ Phi Hồng Yến vì nàng thiếu nữ kia đã giúp .
chàng rất nhiều qua bao lần vào sinh ra tử, đương đầu với quân phản nghịch? Chắc
chắn cả hai có sơ xuất điều gì đây?
Tuy nhiên, Tiểu Lý Bá không hề bộc lộ sự lo ngh~ của mình trên gương mặt và
chỉ truyền cho Hồ Lý về cung, nghe ngóng thêm tin tức.
Hồ Lý đi rồi thì Tiều Lý Bá vội sửa soạn, lên hầu Lữ Quốc Công để thuật rõ
mọi việc, xem người có ý kiến gì chăng?
Chàng đi trong khu vườn buổi sáng, sương còn đọng lóng lánh trên cành cây
ngọn cỏ mà không buồn chú ý đến cảnh vật bên mình.
Trên lầu kia, Thu Vân, người cháu gái của Lữ Quốc Công đã thức và đứng
lặng nhìn theo Tiểu Lý Bá, nàng khẽ lẩm bẩm một mình:
– Có chuyện gì mà chàng thức sớnl thế kia?
Nàng có ngờ đâu suốt đêm qua, chàng tráng sĩ thôn Cao Đông không hề chơp
mắt.
ánh nắng đã lên, rực rỡ trong vườn.